icon
< http://sachhiem.net/printemail.php?id=1829 >

Những vấn đề của chúng ta ngày 12/10/2016 - Nhận định

Date: Fri, October 14, 2016 5:41 pm

Những vấn đề của chúng ta ngày 12/10/2016 - P3



Quang Tran Xuan:

II. Đổi tên Ngụy QGVN thành Ngụy VNCH Ngày 20/7/1954 Hiệp định Geneve mới được ký kết nhưng trước đó, ngày 7/7/1954, Hoa Kỳ đã đưa Thủ tướng ngụy quyền QGVN Ngô Đình Diệm về Việt Nam. Ngày 7/5/1954, quân Pháp đầu hàng ở Điện Biên Phủ buộc phải ký Hiệp định Geneve với CP VNDCCH công nhận độc lập, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam và rút hết quân về nước. Biết Bảo Đại chỗ dựa Pháp, ngày 23/10/1955, Ngô Đình Diệm tổ chức trưng cầu dân ý súng đạn truất phế Bảo Đại, tự phong mình làm Quốc trưởng (ba ngày sau, 26/10/1955 đổi thành Tổng thống). Bộ máy chiến tranh tâm lý QGVN của Ngô Đình Diệm hoạt động rất mạnh cổ động cho việc trưng cầu dân ý: “Phiếu xanh bỏ giỏ/Phiếu đỏ bỏ bì” (Phiếu Ngô Đình Diệm màu đỏ) và loa đài không ngớt lời cổ vũ:“Hăm ba tháng mười, Bảo Đại dân truất ngôi/Ngô Đình Diệm tổng thống muôm năm !…”).
Hiệp định Geneve ký kết ngày 20/7/1954, ngày 22/7/1954, Ngô Đình Diệm ra lệnh đem cờ rủ ra treo toàn Miền Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào để chứng tỏ rằng ông ta chống đối sự chia cắt đất nước.[19].. Ngô Đình Diệm cố tình diễn kịch như thế để dân chúng hiểu sai là Hiệp định Geneve chia đôi đất nước (ông Diệm chẳng có tư cách gì cả trong Hiệp nghị Geneve. QGVN, Bảo Đại và Ngô Đình Diệm chỉ là bù nhìn của Pháp dựng lên. Hội nghị Geneve giữa VNDCCH và Pháp, không có thành phần QGVN). Ông Diệm ngụy tạo cái cớ để ly khai cát cứ miền Nam. Ngày ấy, ai nói đến thống nhất Việt Nam lập tức bị Ngô Đình Diệm quy tội là Việt cộng, bị cầm tù và giết ngay không xét xử.
Người có học, ai cũng biết Hiệp định Geneve qui định vĩ tuyến 17 là ranh giới tạm thời để hai bên thực dân Pháp và VNDCCH tập kết quân trong hai năm để tránh xung đột khi Pháp rút ra khỏi Việt Nam. VNDCCH tập kết về phía Bắc vĩ tuyến 17, quân Pháp tập kết về phí Nam. Hiệp định cũng quy định sau hai năm Pháp rút quân xong, vào tháng 7/1956 hai miền Việt Nam sẽ hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Do vậy, Ngô Đình Diệm nói hiệp định Geneve chia đôi đất nước là hoàn toàn “ngụy tạo”, lừa phỉnh nhân dân. Không chờ đến ngày hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam vào tháng 7/1956 theo quy định của Hiệp định Geneve, ngày 26/10/1955 Ngô Đình Diệm tự ban hành Hiến pháp, tự đề ra luật lệ cai trị miền Nam, xác định 5 việc lớn:
1/Cắt cứ miền Nam, cắt hẳn miền Nam ra khỏi nước Việt Nam thống nhất. Xác định ranh giới nước VNCH tự xưng từ vĩ tuyến 17 đến Mũi Cà Mau.
2/ Đổi tên tổ chức Ngụy quyền QGVN thành Ngụy quyền Việt Nam Cộng Hòa. 3/ Lấy ngày 26/10 hàng năm làm ngày Quốc khánh nền Đệ nhất Cộng hòa.
4/ Giữ nguyên cờ vàng ba sọc đỏ, Quốc ca và Quốc huy của Ngụy quyền QGVN thời Bảo Đại do Pháp dựng lên năm 1948. Quốc huy cũng giữ lại nhưng xóa hình con rồng ở giữa.
5/ Đặt tất cả những người kháng chiến yêu nước, những chiến sĩ Công sản Việt Nam đấu tranh cho sự thống nhất Việt Nam ra ngoài Pháp luật để tiêu diệt. Độc tôn Thiên chúa giáo và đảng Cần Lao nhân vị.

6/ Tấn phong Ngô Đình Diệm làm Tổng thống Đệ nhất VNCH tự xưng.


Hành vi trái đạo lí của Ngô Đình Diệm chính là nguyên nhân đưa đến cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam để thống nhất Việt Nam chống lại cuộc xâm lăng chia cắt đất nước, phân li dân tộc do Hoa Kỳ chủ mưu từ năm 1954-1975 (TT Obama cũng đã thừa nhận điều nầy tại Hà Nội trong chuyến công du Việt Nam).
Nhằm củng cố thế lực, ngay từ đầu Ngô Đình Diệm đưa vào bộ máy cai trị miền Nam toàn bộ những người trong bộ máy cai trị của thực dân Pháp và hầu hết những người có quan hệ chặt chẽ nhiều đời với Pháp ở miền Nam và từ miền Bắc chạy theo được các tàu hải quân Pháp và Hoa Kỳ chở vào miền Nam năm 1954.
Theo ông Hoàng Thanh Phúc đang ở Autralia có bài viết trên BBC tiếng Việt: “Những người chạy theo Pháp vào Nam gồm các công chức của chính quyền Pháp, một số các nhà trí thức, nhà giáo, thành viên các đảng phái quốc gia, các nhà tư bản, doanh thương và đại đa số giáo phẩm, đồng bào Công giáo (có một số ít đạo hữu Phật giáo, Tin lành). Trong số 860 ngàn người chạy vào Nam thì có trên 650 ngàn người Công giáo; hàng giáo phẩm có 1127 vị chức sắc”. Quân Pháp bố trí nhiều tàu hải quân, tổ chức đưa người vào nam. Ngô Đình Diệm chi một nguồn kinh phí lớn để ổn định đời sống cho họ tại các “khu trù mật” nhằm làm chỗ dựa cho tổ chức VNCH của ông ta”.
“Khi vào miền Nam, Ngô Đình Diệm tiến hành ngay việc truy bắt những người yêu nước có liên quan đến cuộc kháng chiến chống Pháp; dẹp bỏ các tổ chức đảng phái chính trị như: Bình Xuyên, Hòa Hảo, Cao Đài, Đại Việt Quốc dân đảng, Việt Nam Quốc dân đảng và các tổ chức đối lập khác; đàn áp đẩm máu tín đồ Phật giáo trên khắp miền Nam. Được Tổng thống Hoa Kỳ Eisenhower cam kết chống lưng, Ngô Đình Diệm cắt đứt mọi quan hệ với Pháp, chuyển sang nhận hoàn toàn viện trợ của Hoa Kỳ. Ngày 23/10/1954, tổng thống Hoa Kỳ - Eisenhower gửi công hàm chính thức cho Ngô Đình Diệm cho biết từ đây QGVN sẽ nhận viện trợ trực tiếp của Hoa Kỳ chứ không qua nhà đương cục Pháp như trước nữa[24].“…
Từ năm 1954 đến năm 1960, Mỹ đã viện trợ cho VNCH 7 tỷ đôla, trong đó viện trợ quân sự là 1,5 tỷ đôla.[3] Trong những năm 1954-1956, Mỹ đã bỏ ra 414 triệu đôla để trang bị cho các lực lượng VNCH gồm quân đội: 170 ngàn người; cảnh sát 75 ngàn người. Từ năm 1955 đến 1960, có tất cả 800 chuyến tàu chờ vũ khí và phương tiện quân sự của Mỹ vào miền Nam Việt Nam. Số viện trợ này giúp VNCH duy trì bộ máy hành chính và quân đội, thoát hẳn sự chi phối của Pháp. Đội quân VNCH dần thay thế chiến thuật và vũ khí của Pháp bằng của Mỹ…”.
Như vậy, tổ chức VNCH của Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu chính là tổ chức ngụy quyền QGVN của Bảo Đại được đổi tên thành ngụy quyền tự xưng VNCH. Nó hoàn toàn không có thực quyền, mọi việc đều do Hoa Kỳ quyết định. Do vậy, bản chất tổ chức Ngụy VNCH cũng là bản chất của tổ chức Ngụy QGVN. Người dân Việt Nam căn cứ vào bản chất tay sai và nguồn gốc sinh ra nó để gọi tên “Ngụy” là hoàn toàn chính xác. Người dân Việt Nam cũng phân biệt rất rõ rằng: Hầu hết người dân sống trong vùng miền Nam bị chiếm đóng, bị bắt phải đi làm công chức, đi lính trong các tổ chức ngụy quyền, ngụy quân VNCH, chứ họ không phải là chủ nhân của tổ chức (VNCH) . Họ là công dân Việt Nam trong đại gia đình dân tộc Việt Nam thống nhất. Tất nhiên cũng có một số người tự nguyện tham gia.
Kế hoạch của Tổng thống Hoa Kỳ Eisenhower là xây dựng miền Nam thành một NƯỚC riêng làm tiền đồn trong “kế hoạch Memphis”của Mỹ nhằm “Be bờ Cộng sản”. Ông Bùi Diễm, cựu đại sứ tổ chức VNCH tại Hoa Kỳ đã nói như vậy trong bài trả lời phóng vấn đài BBC về cảm nghĩ của ông ta khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời. Ông Bùi Diễm cho rằng việc quân Pháp xâm lược Việt Nam là do “sơ suất” của người Pháp. Ông còn cho rằng: Việt Nam không cần kháng chiến chống quân Pháp xâm lược từ năm 1945-1954 để phải hy sinh rất nhiều người, cứ chấp nhận cho Pháp cai trị. Đến một lúc nào đó, người Pháp thấy không cần thiết nữa họ sẽ trả độc lập cho Việt Nam! (Ông Bùi Diễm chạy theo Pháp vào miền Nam năm 1954, hiện đang sống ở Mỹ, ông tự nhận là học trò của Thầy giáo Võ Nguyên Giáp khi còn học phổ thông ở trường Thăng Long Hà Nội. Ông là người sáng lập Đại Việt Cách Mạng đảng, là chủ Hảng phim Tân Việt ở Sài Gòn, ông đã tổ chức sản xuất và đạo diễn bộ phim “Chúng tôi muốn sống” để tuyên truyền xuyên tạc chống phá cách mạng Việt Nam (Lê Quýnh chồng ca sỹ Thái Thanh cũng từ miền Bắc chạy theo Pháp vào Nam năm 1954 thủ vai “Vinh” - nhân vật chính trong bộ phim nầy).