icon
< http://sachhiem.net/printemail.php?id=1776 >

Có một cái gì rất không ổn trong toàn cảnh vụ bắn hạ MH17


Subject: **_vụ_bắn_hạ_MH17_chỉ_là_dàn_cảnh_rẻ_tiền_...?!
From: Mike Wilson
Date: Fri, September 30, 2016 8:45 am

*** Có một cái gì rất không ổn trong toàn cảnh vụ bắn hạ MH17 :

Nếu Nga có kế hoạch giúp phòng thủ bầu trời Donbass, thì không vì lẽ gì mà họ chỉ đưa qua đấy 1 xe phòng không với 4 quả tên lửa Buk - đã lỗi thời, không còn nằm trong kho của quân Nga, mà chỉ có trong kho của cp Kiev - cho lệnh bắn chỉ 1 phát, rồi rút về Nga ngay trong đêm !

Có một cái gì rất không ổn : vì đây không thể là một kế hoạch quân sự để phòng thủ bầu trời Donbass !!!

Không có lợi gì cho Donbass hay cho Nga để chỉ cho một tổ hợp 4 quả Buk qua Donbass bắn một phát rồi lại chạy về Nga !

Khi người Nga đã quyết lập vùng phòng không - như ở Syria - thì cả thế giới thấy rõ họ làm những gì !

Còn vụ bắn rơi MH17 có vẻ như một trò dàn cảnh rẻ tiền để tìm cớ cấm vận Nga !

Các chuyên viên không lưu của Ukraine (Kiev) không những không lập vùng cấm bay trên vùng chiến sự mà còn điều chiếc MH17, buộc nó phải đổi hướng bay, để bay qua vùng chiến sự !

nth-fl

http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/ten-lua-buk-nga-ban-mh17-nga-khong-phuc-vi-thien-lech-3319717/

Tên lửa Buk Nga bắn MH17: Nga không phục vì thiên lệch
(Quan hệ quốc tế) - Sau khi Ủy ban điều tra của Hà Lan công bố “tên lửa Buk từ Nga” là thủ phạm vụ MH17, Moscow tuyên bố rằng, đây là kết quả thiên lệch.

Lãnh đạo Cục Cảnh sát điều tra trung ương Hà Lan Wilbert Paulissen tuyên bố trong cuộc họp báo hôm 28/9 về kết quả làm việc của nhóm điều tra quốc tế rằng, máy bay Boeing 777/MH17 bị bắn rơi ngày 17 tháng 7 năm 2014 bằng tên lửa dòng 9M38, phóng từ hệ thống phòng không Buk,

Ông Wilbert Paulissen còn chỉ rõ, hệ thống tên lửa phòng không này đã được đưa từ lãnh thổ của Nga sang khu vực do lực lượng ly khai Donetsk quản lý và sau khi phóng xong đã được đưa trở lại lãnh thổ Liên bang Nga.
Người đứng đầu Cục Điều tra Trung ương của cảnh sát quốc gia Hà Lan Wilbert Paulissen khẳng định, nhóm điều tra quốc tế xác nhận là tên lửa đã được phóng đi từ khu vực phóng rộng khoảng 500 - 700m, nằm ở quận Pervomaiski, thuộc vùng Donbass.

Cuộc họp báo kết luận sơ bộ của Nhóm điều tra quốc tế về vụ MH17

Ông Wilbert Paulissen nhấn mạnh rằng, vào thời điểm chiếc Boeing 777 thuộc chuyến bay MH17 bị bắn rơi, khu vực quận này nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng dân quân Donetsk, được cho là thân Nga. Điều này cũng phù hợp với kết luận là tên lửa được đưa từ Nga sang.

Sau khi có kết luận điều tra sơ bộ, Bộ Ngoại giao Nga đã bày tỏ sự ngạc nhiên khi nó hoàn toàn trùng khớp với những cáo buộc mà ngay sau khi MH17 bị rơi, (tức là trước khi tiến hành điều tra) giới chức lãnh đạo Mỹ, châu Âu và Ukraine đã “khoác vào cổ Nga và dân quân Donbass”.

Theo đó, Nga chưa bao giờ chuyển tên lửa Buk, cũng như các trang thiết bị quân sự khác cho lực lượng dân quân Donbass ở Miền Đông Ukraine. Các đoạn băng mà Kiev công bố - cáo buộc Nga đưa thiết bị phóng tới Donetsk - đã được xác nhận là các chứng cớ giả mạo.

Sau khi Nga đưa ra phản ứng đầu tiên, Văn phòng Tổng Công tố Hà Lan tiếp tục có những tuyên bố làm rõ thêm về một số từ ngữ trong thông báo. Theo đó, Ủy ban điều tra của Hà Lan không chỉ đích danh Ngađã bắn hoặc đưa tên lửa sang miền Đông Ukraine.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn, Tổng chưởng lý Hà Lan Fred Vesterbeke nói với các phóng viên rằng, Văn phòng Tổng Công tố Hà Lan không liên hệ vụ máy bay MH17 rơi với các hành động của Liên bang Ngahoặc công dân Nga mà chỉ kết luận là “tên lửa được đưa từ Nga sang”.

"Chúng tôi chỉ xác định rằng, vũ khí được đưa đến từ Liên bang Nga (không biết là do ai . nth-fl) . Khi xác công bố điều này, chúng tôikhông khẳng định về sự tham gia của Liên bang Nga với tư cách quốc gia hoặc là những người đến từ Liên bang Nga" - Tổng chưởng lý Vesterbeke nói.

Nga: Kết luận MH17 sặc mùi đầu cơ chính trị

Trước đó, hồi công bố kết quả tiến độ điều tra vụ MH17 vào tháng 10/2015, Ủy ban điều tra của Hà Lan cũng xác nhận rằng, họ chỉ có quyền hạn điều tra xem loại vũ khí gì, do ai sản xuất, được đưa đến từ đâu…, đã bắn rơi chiếc máy bay của Malaysia, còn việc chỉ ra thủ phạm không phải là trách nhiệm của họ.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia phân tích, kể cả không chỉ rõ tên nước Nga là thủ phạm thì với việc kết luận rằng, tên lửa “được đưa từ Nga sang” cũng đã chỉ rõ là Nga đã cung cấp vũ khí cho phe ly khai Donetsk bắn rơi chiếc máy bay, sau đó sợ trách nhiệm nên đã rút ngay về nước.

Ngay sau khi có kết luận điều tra sơ bộ của Hà Lan, thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov nhận xét rằng, cuộc điều tra vụ máy bay Boeing của Hàng không Malaysia năm 2014 rơi trong khu vực Donetsk đã được tiến hành với nhiều suy đoán đầu cơ chính trị.

"Đáng tiếc là toàn bộ câu chuyện được xây dựng từ rất nhiều suy đoán đầu cơ, với những thông tin thiếu chuyên môn, thiếu chuyên nghiệp.Cuộc điều tra này cũng kèm theo việc một số quốc gia che dấu hàng loạt mảng thông tin không lưu và dữ liệu radar" - ông Peskov nói với các phóng viên.

Ông Peskov khẳng định là phía Nga đã bàn giao tất cả các thông tin của mình về vụ tai nạn. Nhưng rất tiếc là không phải tất cả các nước đều cung cấp các mảng thông tin chính xác như vậy. Cần lưu ý rằng có những dữ liệu điều tra đã được thu thập từ các trang mạng xã hội (thiếu chuyên nghiệp) .
Theo ông, kết luận đã có tính đến một số dữ liệu mới mà Nga đã cung cấp, trong đó ghi lại tất cả các máy bay và các đối tượng có thể xuất phát hoặc đã ở trên không - trên lãnh thổ nằm dưới sự kiểm soát của các lực lượng dân quân lúc đó.

Phát ngôn viên của người đứng đầu nhà nước Nga nói, các dữ liệu này đến từ nhiều nguồn khác nhau và trong số dữ liệu đó không ghi nhận có vụ phóng tên lửa từ Nga. Do đó, giả sử MH17 bị bắn bằng tên lửa, nó chỉ có thể được phóng lên từ lãnh thổ khác.

Trong một tuyên bố chính thức sau đó, Bộ ngoại giao Nga khẳng định, kết luận của Văn phòng công tố Hà Lan về vụ MH17 đã cho thấy đây là một cuộc điều tra thiên lệch.

"Đưa nghi phạm (Ukraine) tham gia nhóm điều tra, tự chỉ định người có tội và nghĩ ra kết quả mong muốn đã trở thành tiêu chuẩn cho các đồng nghiệp phương Tây của chúng tôi" - đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao Nga là bà Maria Zakharova bình luận trước báo giới vào ngày 28/9.

Theo bà, việc lựa chọn Ukraine - một trong số những nghi can của vụ án, làm thành viên của nhóm điều tra chung đã tạo cơ hội để làm xáo trộn hoặc tráo đổi bằng chứng để xoay chiều vụ việc theo hướng có lợi cho họ.
Ngay từ đầu Nga đã đề xuất được cùng làm việc và chỉ dựa trên các bằng chứng và sự kiện. Thay vì điều đó, các nhà điều tra quốc tế đã gạt Moscow không để tham gia trực tiếp và đầy đủ vào cuộc điều tra,Moscow mà chỉ có vai trò thứ yếu, trong khi Kiev lại là thành viên chính.

Bà Zakharova cho biết, khi phía Nga bàn giao bằng chứng mới nhất là dữ liệu radar tuyệt mật thì tình hình sẽ thay đổi. Bà cho rằng, kết luận cuối cùng của cuộc điều tra sẽ trái ngược với đánh giá sơ bộ, sẽ trở thành sự thật khách quan, chỉ ra thủ phạm thực sự của vụ thảm kịch.

Tổng chưởng lý Hà Lan Fred Vesterbeke cũng nói rằng, nhóm điều tra quốc tế nghiên sẽ tiếp tục nghiên cứu các dữ liệu radar có liên quan mà sẽ phía Nga sẽ bàn giao. Theo đó, Nga cũng sẽ chuyển các tài liệu chính thống về các tham số của đạn tên lửa Buk cho nhóm điều tra.

Huy Bình
________________
http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/nguoi-duc-do-loi-cho-ukraine-vu-buk-ban-ha-mh17-3319752/

Người Đức đổ lỗi cho Ukraine vụ Buk bắn hạ MH17
(Tin tức 24h) - Một luật sư của nạn nhân người Đức và Úc thiệt mạng trên chuyến bay MH17 đổ tại Ukraine không đảm bảo an ninh không phận.

• Tên lửa Buk Nga bắn MH17: Nga không phục vì thiên lệch
• Tên lửa Buk-Nga bắn rơi MH17 rồi trở lại Nga?
RT của Nga hôm 29/9 dẫn lời khẳng định của Luật sư Elmar Giemulla người Đức đang rất sát sao theo dõi về công bố nguyên nhân bắn rơi máy bay MH17 của nhóm điều tra quốc tế JIT cho rằng, chính Ukraine là người phải chịu trách nhiệm về tấn bi kịch này.

Trong tháng Bảy, 4 gia đình của các nạn nhân người Đức Chris và Denise Kenke, Elena Ioppa và Tim Laushet sống tại Úc đã đệ đơn khởi kiện tại Tòa án Nhân quyền châu Âu (ECHR) đối với Ukraine vì không đóng cửa không phận khu vực giao tranh ở miền Đông Ukraine dành cho các chuyến bay dân sự.

Luật sư bào chữa cho những nạn nhân người Đức- Elmar Giemulla.

Theo dõi buổi công bố kết quả điều tra, LS. Elmar Giemulla vẫn bảo toàn quan điểm cho rằng, Chính phủ Ukraine phải chịu trách nhiệm về vụ tai nạn máy bay thảm khốc này.

"Lập luận của chúng tôi là Chính phủ Ukraine đã hoàn toàn nhận thức được những gì đã xảy ra trên mặt đất, hiện khi đó là có một phong trào ly khai ở miền Đông. Họ rõ ràng là đã biết về thiết bị quân sự mà họ có. Họ nên phải đóng cửa không phận của mình. Trong các giới hạn an toàn, lẽ ra đã phải đóng cửa không phận trước khi máy bay đạt tới độ cao 6600m. Nhưng đó là điều mà họ đã không làm Phóng viên Paula Slier của RT hỏi LS này rằng, Ukraine có phải là người bị đổ lỗi cho tấn bi kịch MH17, Giemulla nhấn mạnh rằng: "Nói ai đó đã thực hiện hoặc bị đẩy vào tình huống phải ấn nút kích hoạt tên lửa- điều này là không thích hợp cho trường hợp của tôi".

LS. Giemulla nói, vụ kiện này là nhằm tạo ra một tiền lệ mạnh mẽ cho ngành hàng không dân dụng quốc tế là chính phủ phải chịu trách nhiệm về sự an toàn trên bầu trời và trong lãnh thổ của mình.

"Mỗi quốc gia là trách nhiệm không chỉ cho khu vực nhà nước họ kiểm soát và cả trên mặt đất, vùng trời thuộc khu vực nhà nước mình. Đó là lý do tại sao các chính phủ hoàn toàn chịu trách nhiệm về an ninh không phận riêng của mình. Và đây là những gì chính phủ Ukraine đã bỏ quên và là lý do tại sao hàng trăm người đã phải chết" - LS. Giemulla nói.

Không đề cập tới những chi tiết kỹ thuật quân sự phức tạp, LS. Giemulla cho rằng, nếu chính phủ Ukraine hành động có trách nhiệm hơn, MH17 sẽ không bay qua đó và chẳng có ai phải mất đi những người thân yêu.
Vị Luật sư người Đức cũng cho rằng, tất nhiên, những gia đình thân nhân của các nạn nhân muốn tìm bên chịu trách nhiệm trong vụ việc là một điều tốt.
Cho đến nay, theo LS. Giemulla, Kiev đã không chính thức từ chối bất cứ lời buộc tội được trình bày trong các vụ kiện liên quan tới MH17.

LS Đức đổ lỗi Ukraine phải chịu trách nhiệm vì không đóng cửa không phận khu vực ly khai. Ảnh: Reuters

Theo kết quả công bố điều tra của nhóm điều tra quốc tế (JIT) do các công tố viên tới từ Ukraine, Hà Lan, Malaysia thực hiện cũng đưa ra các bằng chứng cho thấy MH 17 đã bị bắn rơi bởi một tên lửa Buk từ một bệ phóng tên lửa di động thuộc phe thân Nga và tên lửa này đã quay trở về Nga ngay sau khi thực hiện xong vụ bắn hạ.

The Guardian của Anh cho biết, các nhà điều tra không khẳng định đây là lỗi cố ý hay vô ý, cũng không đổ lỗi cho Nga là bên thực hiện cú bắn này cũng như yêu cầu Nga phải chịu trách nhiệm về vụ việc.

Công bố của nhóm điều tra quốc tế hôm 28/9 vừa qua công bố sau hàng loạt các vụ kiện từ thân nhân nạn nhân vụ MH17 đối với các nước có liên quan yêu cầu bồi thường.