Ngôi nhà ảo tưởng của Mẹ Teresa

Ngôi nhà ảo tưởng của Mẹ Teresa

Susan Shields

nguồn http://www.secularhumanism.org/index.php?section=library&page=shields_18_1

Trần Tiên Long dịch

tiếng Việt: http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=12019&rb=0303

22 tháng 1, 2008

 

Vài năm sau khi tôi trở thành tín đồ Công giáo, tôi đã gia nhập dòng Thừa sai Bác ái của Mẹ Teresa. Tôi là một trong các chị em của Mẹ trong suốt chín năm rưỡi, sống ở Bronx, Rome, và San Francisco, cho đến khi tôi vỡ mộng và rời bỏ vào tháng 5 năm 1989. Từ khi trở lại với thế giới, tôi từ từ tháo gỡ manh mối những dối trá mà tôi đã sống. Tôi tự hỏi tại sao tôi có thể tin tưởng những điều này trong suốt bấy lâu nay.

Tất cả ba điều dạy căn bản của Mẹ Teresa cho nhà dòng của Mẹ đều nguy hiểm bởi vì chúng được các chị em của Mẹ thành thật tin tưởng. Điều căn bản nhất là niềm tin tưởng rằng chừng nào nữ tu vâng lời là chị ấy đang làm theo ý Chúa. Một điều nữa là niềm tin tưởng rằng các chị em tiến gần tới Chúa bằng cách chọn đau khổ. Nỗi khổ đau của họ làm Chúa rất hài lòng. Và rồi Chúa sẽ ban thêm phước lành cho nhân loại. Điều thứ ba là niềm tin tưởng rằng bất cứ sự quyến luyến với con người, với cả những người nghèo khó họ đang phục vụ, được xem như làm cản trở tình yêu của Thiên Chúa, và phải được thận trọng ngăn ngừa hoặc dứt bỏ ngay. Những cố gắng ngăn ngừa bất cứ sự quyến luyến nào không ngừng làm hỗn loạn và lẫn lộn, làm biến chuyển và thay đổi trong nhà dòng. Mẹ Teresa không sáng chế những niềm tin này – chúng là điều thường thấy trong các nhà dòng trước Công đồng Vatican II – nhưng mẹ đã làm tất cả trong quyền hạn của mẹ (quyền hạn rất lớn) để áp buộc chúng.

Một khi một nữ tu đã chấp nhận những điều nguỵ biện này, chị sẽ làm hầu như bất cứ điều gì. Chị có thể để cho sức khoẻ của chị bị phá huỷ, lãng quên những người mà chị đã nguyện sẽ giúp đỡ, và dập tắt cảm xúc và tư duy độc lập của chị. Chị có thể nhắm mắt trước nỗi đau, cung cấp tin tức về các chị em của mình, nói láo dễ dàng, và bất chấp các luật pháp và qui tắc công cộng.

Những phụ nữ từ nhiều quốc gia đã nối kết với Mẹ Teresa trong niềm kỳ vọng rằng họ sẽ giúp đỡ được người nghèo khó và đến gần Thiên Chúa hơn. Khi tôi ra đi, đã có hơn 3.000 chị em cư ngụ trong chừng 400 ngôi nhà rải rác khắp thế giới. Nhiều chị em trong họ tin tưởng Mẹ Teresa sẽ hướng dẫn họ đã trở nên những người tuyệt vọng. Đối diện với các bằng chứng đầy dẫy, cuối cùng một số chị em đã thú nhận rằng niềm tin của họ đã bị phản bội, Thiên Chúa không thể ra lệnh mà họ nghe được. Thật là khó khăn khi họ quyết định ra đi - niềm tự tin của họ đã bị phá hủy, và họ không có sự giáo dục nào khác ngoài sự giáo dục mà họ mang theo khi họ gia nhập - Tôi là một trong những chị em may mắn có đủ can đảm để rời bỏ.

Chính với niềm hy vọng rằng những người khác có thể nhận thấy sự nguỵ biện của cách thức để đạt đến sự thánh thiện này khiến tôi [muốn] nói một chút về những gì tôi biết. Mặc dù tương đối có ít người gia nhập dòng các chị em của Mẹ Teresa, có nhiều người đã ủng hộ việc làm của Mẹ một cách rộng rãi bởi vì họ không biết những lời hứa méo mó của Mẹ làm thiệt hại đến những cố gắng làm giảm bớt sự khốn cùng. Họ không ý thức được rằng phần lớn những tiền tặng không được dùng đến, nằm yên trong những trương mục nhà băng của Mẹ. Họ bị lừa để nghĩ rằng họ đang giúp đỡ người nghèo khó.

Với tư cách là một người của dòng Thừa sai Bác ái, tôi được giao phó nhiệm vụ ghi nhận các đồ tặng và viết thư cám ơn. Tiền nhận được theo một gia tốc điên cuồng. Người đưa thư phải giao thư trong các túi đựng. Chúng tôi thường hay viết phiếu biên nhận cho những ngân phiếu 50.000 đôla hoặc hơn. Đôi khi người tặng gọi đến để hỏi chúng tôi đã nhận được ngân phiếu của họ chưa, kỳ vọng chúng tôi nhớ ngay vì đó là một món tiền quá lớn. Làm sao chúng tôi có thể trả lời rằng chúng tôi không nhớ vì chúng tôi cũng đã nhận được quá nhiều món tiền còn lớn hơn?

Khi Mẹ nói chuyện với công chúng, Mẹ không bao giờ xin tiền, nhưng Mẹ khuyến khích mọi người phải hy sinh cho người nghèo, phải “cho đến khi thấy đau” (give until it hurts). Nhiều người đã làm vậy và họ cho Mẹ điều đó. Chúng tôi đã nhận được những bức thư rất xúc động từ những người, đôi khi có vẻ như chính họ rất nghèo, gửi cho chúng tôi một món tiền nhỏ để giúp những người đang chết đói ở châu Phi, những nạn nhân lụt ở Bangladesh, hoặc những trẻ em nghèo khổ ở Ấn Độ. Phần lớn số tiền này nằm yên trong các trương mục ngân hàng của chúng tôi.

Các tặng phẩm ồ ạt này được xem như dấu hiệu của Thiên Chúa chấp thuận nhà dòng của Mẹ Teresa. Chúng tôi được các bề trên bảo rằng chúng tôi đã nhận được nhiều tặng phẩm hơn các dòng khác bởi vì Thiên Chúa bằng lòng với Mẹ, và bởi vì các chị em dòng Thừa sai Bác ái trung thành với tinh thần chính thực của đời sống tôn giáo.

Phần đông, các chị em không biết số tiền nhà dòng đã tồn kho được bao nhiêu. Cuối cùng, chúng tôi được lệnh không được nhận bất cứ thứ gì nữa. Vào một mùa hè, các chị em ở vùng ngoại ô Rome nhận được những thùng đựng cà chua nhiều hơn họ có thể phân phối. Không ai ở trong vùng muốn những thùng cà chua này bởi vì mùa màng năm đó sai quả. Các chị em quyết định đóng hộp những trái cà chua đó, hơn là để thối, nhưng khi Mẹ biết được điều đó, Mẹ tỏ vẻ rất giận dữ. Việc dự trữ lương thực chứng tỏ thiếu tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa.

Tặng phẩm cứ tiếp tục được gửi tới và nằm yên ở nhà băng, nhưng không ảnh hưởng gì tới cuộc sống khổ hạnh của chúng tôi, và rất ít ảnh hưởng tới những cuộc sống của những người nghèo mà chúng tôi đang giúp đỡ. Chúng tôi sống một cuộc sống đơn giản, không màng đến tất cả những đồ thừa thãi. Chúng tôi có ba bộ quần áo, mà chúng tôi vá chúng đến nỗi không còn chỗ để vá nữa. Chúng tôi giặt quần áo bằng tay. Chúng tôi cũng phải giặt bằng tay những đống khăn và tấm trải giường được dùng ở chỗ trú đêm của những người vô gia cư. Khám răng và khám sức khoẻ được xem như những thứ xa xỉ không cần thiết.

Mẹ rất lo lắng muốn chúng tôi duy trì tinh thần khó nghèo. Việc chi tiền sẽ phá hủy sự nghèo khó đó. Mẹ có vẻ như bị ám ảnh việc chỉ dùng những phương tiện đơn giản nhất cho công việc. Không biết đó có phải là phù hợp với quyền lợi tốt nhất của những người chúng tôi đang giúp đỡ, hay là thực ra chúng tôi đang sử dụng chúng như dụng cụ để đạt sự thánh thiện? Ở Haiti, để duy trì tinh thần khó nghèo, các chị em đã phải dùng lại các kim chích cho đến khi chúng cùn mòn. Chứng kiến nỗi đau do kim chích cùn mòn gây ra, có một số người tự nguyện mua thêm kim chích, nhưng các chị em đã từ chối.

Chúng tôi xin đồ ăn và đồ tiếp tế từ các thương gia địa phương, làm như chúng tôi không có một nguồn nào khác. Có lần hiếm hoi khi chúng tôi hết bánh mì cứu trợ, chúng tôi đã đến xin các tiệm địa phương. Khi chúng tôi xin không được, Mẹ bề trên của chúng tôi ra lệnh dùng xúp thay cho bánh mì trong suốt ngày hôm đó.

Không phải chỉ có những thương gia địa phương mới được có cơ hội rộng rãi, mà các hãng hàng không cũng được kêu gọi không tính tiền việc chuyên chở các chị em và hàng hoá. Các nhà thương và bác sĩ cũng được kỳ vọng không tính tiền chi phí chữa bệnh cho các chị em, hoặc họ được quyên góp cho mục tiêu tôn giáo. Những người làm việc được khuyến khích làm không công hoặc nhận đồng lương giảm thiểu. Chúng tôi tin cậy vào những người thiện nguyện làm việc nhiều giờ ở trong bếp, nơi tạm trú đêm, và các trại ban ngày.

Một người nông dân hiến dâng những giờ giấc tỉnh táo của ông để thu góp và giao đồ ăn cho nhà bếp và các trạm tiếp tế. Ông ta đã hỏi “nếu tôi không đến thì các ông bà ăn cái gì?”

Hiến chương của chúng tôi cấm chúng tôi xin đồ nhiều hơn chúng tôi cần, nhưng, khi xin, nhiều triệu đôla chồng chất trong nhà băng được xem như không bao giờ có.

Suốt nhiều năm, tôi đã phải viết nhiều ngàn lá thư cho những người biếu tặng, báo tin họ rằng toàn tặng phẩm của họ được dùng để mang lòng thương xót của Thiên Chúa đến người nghèo khó nhất trong các người nghèo khó. Tôi có thể kiểm soát được lương tâm cắn rứt của tôi bởi vì tôi đã được dạy rằng Thánh thần đang hướng dẫn Mẹ. Nghi ngờ Mẹ là một dấu hiệu cho thấy chúng ta đang thiếu lòng tin tưởng và, tệ hại hơn, phạm đến tội kiêu ngạo. Tôi dẹp bỏ những bất mãn của tôi và hy vọng rằng, một ngày nào đó, tôi sẽ hiểu tại sao Mẹ Teresa muốn thu góp nhiều tiền như vậy, trong khi chính Mẹ đã dạy chúng tôi rằng ngay cả việc dự trữ nước cà chua cũng là tỏ sự thiếu tin tưởng vào Đấng Quan phòng.

Susan Shields là một nữ tu thuộc dòng Thừa sai Bác ái trong suốt một thập niên. Bà đã giữ chức vụ quan trọng trong tổ chức của Mẹ Teresa cho đến ngày bà từ chức.


Bản Anh Ngữ

Mother Teresa's House of Illusions

How She Harmed Her Helpers As Well As Those They 'Helped'

by Susan Shields


The following article is from Free Inquiry magazine, Volume 18, Number 1.


Some years after I became a Catholic, I joined Mother Teresa's congregation, the Missionaries of Charity. I was one of her sisters for nine and a half years, living in the Bronx, Rome, and San Francisco, until I became disillusioned and left in May 1989. As I reentered the world, I slowly began to unravel the tangle of lies in which I had lived. I wondered how I could have believed them for so long.

Three of Mother Teresa's teachings that are fundamental to her religious congregation are all the more dangerous because they are believed so sincerely by her sisters. Most basic is the belief that as long as a sister obeys she is doing God's will. Another is the belief that the sisters have leverage over God by choosing to suffer. Their suffering makes God very happy. He then dispenses more graces to humanity. The third is the belief that any attachment to human beings, even the poor being served, supposedly interferes with love of God and must be vigilantly avoided or immediately uprooted. The efforts to prevent any attachments cause continual chaos and confusion, movement and change in the congregation. Mother Teresa did not invent these beliefs - they were prevalent in religious congregations before Vatican II - but she did everything in her power (which was great) to enforce them.

Once a sister has accepted these fallacies she will do almost anything. She can allow her health to be destroyed, neglect those she vowed to serve, and switch off her feelings and independent thought. She can turn a blind eye to suffering, inform on her fellow sisters, tell lies with ease, and ignore public laws and regulations.

Women from many nations joined Mother Teresa in the expectation that they would help the poor and come closer to God themselves. When I left, there were more than 3,000 sisters in approximately 400 houses scattered throughout the world. Many of these sisters who trusted Mother Teresa to guide them have become broken people. In the face of overwhelming evidence, some of them have finally admitted that their trust has been betrayed, that God could not possibly be giving the orders they hear. It is difficult for them to decide to leave - their self-confidence has been destroyed, and they have no education beyond what they brought with them when they joined. I was one of the lucky ones who mustered enough courage to walk away.

It is in the hope that others may see the fallacy of this purported way to holiness that I tell a little of what I know. Although there are relatively few tempted to join Mother Teresa's congregation of sisters, there are many who generously have supported her work because they do not realize how her twisted premises strangle efforts to alleviate misery. Unaware that most of the donations sit unused in her bank accounts, they too are deceived into thinking they are helping the poor.

As a Missionary of Charity, I was assigned to record donations and write the thank-you letters. The money arrived at a frantic rate. The mail carrier often delivered the letters in sacks. We wrote receipts for checks of $50,000 and more on a regular basis. Sometimes a donor would call up and ask if we had received his check, expecting us to remember it readily because it was so large. How could we say that we could not recall it because we had received so many that were even larger?

When Mother spoke publicly, she never asked for money, but she did encourage people to make sacrifices for the poor, to "give until it hurts." Many people did - and they gave it to her. We received touching letters from people, sometimes apparently poor themselves, who were making sacrifices to send us a little money for the starving people in Africa, the flood victims in Bangladesh, or the poor children in India. Most of the money sat in our bank accounts.

The flood of donations was considered to be a sign of God's approval of Mother Teresa's congregation. We were told by our superiors that we received more gifts than other religious congregations because God was pleased with Mother, and because the Missionaries of Charity were the sisters who were faithful to the true spirit of religious life.

Most of the sisters had no idea how much money the congregation was amassing. After all, we were taught not to collect anything. One summer the sisters living on the outskirts of Rome were given more crates of tomatoes than they could distribute. None of their neighbors wanted them because the crop had been so prolific that year. The sisters decided to can the tomatoes rather than let them spoil, but when Mother found out what they had done she was very displeased. Storing things showed lack of trust in Divine Providence.

The donations rolled in and were deposited in the bank, but they had no effect on our ascetic lives and very little effect on the lives of the poor we were trying to help. We lived a simple life, bare of all superfluities. We had three sets of clothes, which we mended until the material was too rotten to patch anymore. We washed our own clothes by hand. The never-ending piles of sheets and towels from our night shelter for the homeless we washed by hand, too. Our bathing was accomplished with only one bucket of water. Dental and medical checkups were seen as an unnecessary luxury.

Mother was very concerned that we preserve our spirit of poverty. Spending money would destroy that poverty. She seemed obsessed with using only the simplest of means for our work. Was this in the best interests of the people we were trying to help, or were we in fact using them as a tool to advance our own "sanctity?" In Haiti, to keep the spirit of poverty, the sisters reused needles until they became blunt. Seeing the pain caused by the blunt needles, some of the volunteers offered to procure more needles, but the sisters refused.

We begged for food and supplies from local merchants as though we had no resources. On one of the rare occasions when we ran out of donated bread, we went begging at the local store. When our request was turned down, our superior decreed that the soup kitchen could do without bread for the day.

It was not only merchants who were offered a chance to be generous. Airlines were requested to fly sisters and air cargo free of charge. Hospitals and doctors were expected to absorb the costs of medical treatment for the sisters or to draw on funds designated for the religious. Workmen were encouraged to labor without payment or at reduced rates. We relied heavily on volunteers who worked long hours in our soup kitchens, shelters, and day camps.

A hard-working farmer devoted many of his waking hours to collecting and delivering food for our soup kitchens and shelters. "If I didn't come, what would you eat?" he asked.

Our Constitution forbade us to beg for more than we needed, but, when it came to begging, the millions of dollars accumulating in the bank were treated as if they did not exist.

For years I had to write thousands of letters to donors, telling them that their entire gift would be used to bring God's loving compassion to the poorest of the poor. I was able to keep my complaining conscience in check because we had been taught that the Holy Spirit was guiding Mother. To doubt her was a sign that we were lacking in trust and, even worse, guilty of the sin of pride. I shelved my objections and hoped that one day I would understand why Mother wanted to gather so much money, when she herself had taught us that even storing tomato sauce showed lack of trust in Divine Providence.


For nearly a decade, Susan Shields was a Missionaries of Charity sister. She played a key role in Mother Teresa's organization until she resigned.

 


Critical