CUỘC TRANH ĐẤU CHỐNG VATICAN CỦA NHÂN DÂN PHÁP

CUỘC TRANH ĐẤU CHỐNG VATICAN CỦA NHÂN DÂN PHÁP

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/TAMTHU/NMQtt_16_CMP.php

14-Jul-2024

Cách Mạng Pháp có ý nghĩa lớn lao cho cả thế giới thoát khỏi ách thống trị của GHLM. Nhân ngày kỷ niệm 235 năm Cách Mạng Pháp thành công, chúng tôi trích lại một phần trong bài CUỘC TRANH ĐẤU CHỐNG VATICAN CỦA NHÂN DÂN PHÁP. Đây là Mục III của CHƯƠNG 16 - "Kế Sách Vatican Xâm Nhập Vào Giai Cấp Lãnh Đạo Nước Pháp và Cuộc Chiến Chống Vatican Của Dân Tộc Pháp" trong Tập "Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam" cùng tác giả.

Trước khi Phong Trào Đòi Cải Cách Tôn Giáo (1309-1648) bùng nổ vào cuối thập niên 1510, kế sách này thường trót lọt không gặp trở ngại nào cả. Nhưng từ khi Phong Trào Tin Lành của Linh-mục Martin Luther (1483-1546) bùng lên ở Đức vào tháng 10 năm 1517 và đại thắng vào năm 1521, kế đến là Phong Trào Tin Lành của nhà thần học John Calvin (1509-1564) khởi phát ở Thụy Sĩ vào năm 1537 rồi lan tràn sang Pháp, thì kế sách treo cao lặn sâu của Vatican vào thượng tầng giới lãnh đạo các quốc gia đối tượng không còn được dễ dàng và suông sẻ như trước nữa, đặc biệt là ở nước Pháp.

Tương tự như cuộc chiến ở Việt Nam đánh đuổi Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican và Mỹ - Vatican của dân tộc Việt Nam kéo dài hơn một thế kỷ (1858-1975), cuộc chiến chống Vatican của dân tộc Pháp cũng là một cuộc chiến trường kỳ, nhưng lâu dài hơn, dai dẳng hơn (kéo dài hơn cả 7 thế kỷ).

Sở dĩ cuộc tranh đấu chống Vatican của dân tộc Pháp lâu dài, dai dẳng, khó khăn và gian khổ như vậy là vì thói đời "càng yêu nhau lắm, càng cắn nhau đau”. Mối liên hệ giữa nước Pháp và Giáo Hội La Mã đã trở nên vô cùng khắng khít từ thời Vua Clovis I (466-511), rồi đến thời Vua Charlemage tức Charles Great (768-814) lại càng trở nên khắng khít hơn nữa. Trong thời Đại Ly Giáo (1378-1417), vùng Avignon của nước Pháp là mảnh đất dung thân cho phe giáo hoàng thân Pháp trong suốt thời kỳ này. Còn nữa, kể từ khi hạm Đội Armada của Tây Ban Nha trong thời Hoàng Đế Philip II (1527-1598) bị hải quân Anh đánh bại vào năm 1588, Tây Ban Nha lụn bại không thể nào ngóc đầu lên được và bị giáo hội bỏ rơi, ngôi trưởng nữ của giáo hội trước đó dành cho Tây Ban Nha, thì kể từ đó được dành cho nước Pháp. Cũng từ đó, tình thân giữa giáo hội và các triều đình Pháp vốn đã khắng khít lại càng thêm khắng khít nhiều hơn, khắng khít chặt chẽ như môi với răng. Và cũng từ đó, cái sứ mạng đem quân thập tự đi tấn công ăn cướp các vùng đất của các dân tộc thuộc các tôn giáo khác ở ngoài lục địa Âu Châu hoàn toàn trông cậy vào nước Pháp. 

Để biện minh cho hành động ăn cướp này, Vatican thường rao truyền rằng, Vatican được Chúa mặc khải “giao phó cho sứ mạng cứu rỗi nhân lọai”. Cũng theo lời mặc khải láo khoét và bịp bợm như vậy, trong thế kỷ 15, Vatican ban hành một loạt sắc chỉ hay thánh lệnh trong đó có Sắc Chỉ Romanus Pontifex được ban hành vào ngày 8/1/1454. Nội dung của sắc chỉ này đã được nói rõ trong Chương 1 ở trên. Xin ghi lại đây đoạn văn chính yếu của sắc chỉ này để độc giả có ý niệm liên tục của vấn đề mà không phải mất công tìm đọc để kiểm chứng:

Theo quyền lực Chúa ban và quyền của Tòa Thánh, Đức Giáo Hoàng ban cho triều đình Lisbon (Bồ Đào Nha) “toàn quyền tự do xâm lăng, chinh phục, chiến đấu, đánh giặc và khuất phục tất cả các quân Xarađanh (Sarrasins tức người Ả Rập), các dân ngọai đạo và các kẻ thù khác của Giáo Hội, gặp bất cứ nơi nào: được toàn quyền chiếm cứ tất cả các vương quốc, lãnh địa vương hầu, đất đô hộ và tài sản của chúng; toàn quyền chiếm đoạt tất cả của nổi và của chìm của chúng và bắt tất cả chúng làm nô lệ vĩnh viễn.” [3]

Trong sách Đạo Thiên Chúa và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam, Tiến-sĩ Cao Huy Thuần cũng ghi lại nội dung một sắc chỉ khác của Giáo Hội gần giống y như nội dung của Sắc Chỉ Romanus Pontifex với nguyên văn như sau:

Sắc lệnh được phát xuất từ nguyên lý rằng đất thuộc về Chúa Ki-tô và người đại diện của Chúa Ki-tô có quyền sử dụng tất cả những gì không do tín đồ của Chúa chiếm hữu, những kẻ ngoại đạo không thể là kẻ chiếm hữu hợp lý bất cứ mảnh đất nào. Phần đất được ban cấp nằm trong tay những kẻ ngoại đạo đã mặc nhiên khiến cho họ tuân phục trước hạnh phúc lớn hơn trước việc họ đổi đạo dù tự ý hay bị cưỡng bách theo luật Thiên Chúa.” [4]

Vì có chủ tâm dùng sức mạnh quân sự đánh cướp đất đai ở ngoài lục địa Âu Châu để làm thuộc địa và cưỡng bách các dân tộc nạn nhân phải theo đạo làm nô lệ, cho nên vào đầu thế kỷ 17, khi nghĩ tới việc chuẩn bị cho kế hoạch xuất quân đánh chiếm Đông Dương, giáo hội đã phải gửi cả một binh đoàn gián điệp chuyên nghiệp, trong đó có Linh-mục Alexandre de Rhodes, một điệp viên thượng thặng người Pháp, đến Đông Dương để móc nối những thành phần hạ lưu tại địa phương với nhiệm vụ thiết lập một mạng lưới gián điệp nằm vùng để thâu thập tin tức tình báo chiến lược, và một đạo quân thứ 5 nằm hờ chờ giờ hành động. Sự kiện này  sử gia Avro Manhattan ghi lại được trong cuốn “Vietnam: Why Do We Go?” với nguyên văn như sau:

"Linh-mục Dòng Tên Alexandre de Rhodes đến Đông Dương vào năm 1610 (Có lẽ là năm 1624 thì mới đúng - NMQ). Một thập niên sau, ông gửi về Vatican và Pháp một bản báo cáo miêu tả rất chính xác về tiềm lực thương mại, chính trị và chiến lược. Dòng tên Pháp lập tức tuyển mộ nhân sự gửi sang Đông Dương giúp ông ta thực hiện hai việc: cải đổi dân bản địa theo đạo Da-tô và bành trướng thương mại. La Mã và Paris xem những hoạt động này như là những bước đầu dẫn đến việc đánh chiếm và thống trị các quốc gia này cả về chính trị lẫn quân sự." ) [5]  

Kể từ đó (giữa thế kỷ 17), đối với Vatican, Pháp được Vatican coi là một thế lực nòng cốt để liên kết thành một liên minh chính trị và quân sự trong việc đánh chiếm và thống trị Đông Dương. Vatican đã theo đuổi ý đồ này, đã cùng Pháp đánh chiếm và thống trị Đông Dương cho đến năm 1945, rồi lại cũng cùng Pháp theo đuổi công cuộc tái chiếm Đông Dương kéo dài  từ tháng 9 năm 1945 cho đến tháng 7/1954 mới chấm dứt. Tình thân giữa  Vatican và Pháp khắng khít và lâu dài như vậy. Thương nhau đến độ Vatican đã gọi nước Pháp là trưởng nữ của giáo hội.

Nhưng cũng vì cái ân tình sâu nặng này mà chính quyền và nhân dân Pháp phải chiến đấu chống lại Giáo Hội La Mã lâu dài nhất, kéo dài từ thời Vua Philip IV le Bel (1285-1314) cho đến đầu thế kỷ 20. Cả một thời gian dài hơn 700 năm, gần tương đương với thời gian nhân dân ta nằm dưới ách thống trị của quân cường xâm từ phương Bắc. Một cuộc chiến lâu dài và dai dẳng như vậy, tất nhiên nhân dân Pháp lại càng biết rõ bộ mặt thật bất nhân, thâm độc, tham tàn, đại gian và đại ác của Giáo Hội La Mã hơn bất kỳ dân tộc nào khác. Vì ghê tởm và thù ghét giáo hội như vậy, cho nên văn hào Voltaire gọi đạo Ki-tô La Mã là "cái tôn giáo ác ôn"  và nhân dân Pháp mới dùng cụm từ “Les corbeaux noirs” để nói về giới giáo sĩ Ca-tô.

Đến đây, chúng ta có thể nhìn rõ cái nguyên nhân TẠI SAO nhân dân Pháp lại cương quyết giải thoát cho dân tộc họ ra khỏi cái tròng Ca-tô (Catholic loop), và chính quyền Cách Mạng Pháp 1789 mới sử dụng những biện pháp cực mạnh để trừng trị Vatican không một chút nương tay. Vấn đề này sẽ được trình bày đầy đủ trong một tiểu mục khác ở sau.

[SH - Chúng tôi xin phép bỏ qua THỜI KỲ THỨ NHẤT (1500 – 1700), và Thời kỳ thứ hai (1500-1789) do các tầng lớp trí thức chủ động để vào thẳng thời kỳ nổ ra Cách Mạng Pháp]

THỜI KỲ (1789-1815)

Thời kỳ này còn được gọi là thời Cách Mạng Dân Chủ (The Age of Democratic Revolutions (1602- 1815)) và là thành quả của cuộc tranh đấu kiên cường của các bậc trí giả của thời kỳ thứ hai như đã nói ở trên. Nhờ được đông đảo nhân dân tích cực tham gia cho nên phong trào này có thể bùng lên thành những phong trào cách mạng bạo lực vào thế kỷ 18. Vì lúc đó, trong bất kỳ chế độ đạo phiệt Ca-tô nào ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, Vatican cũng nắm giữ vai trò chủ chốt, cho nên mỗi khi có phong trào phản kháng Vatican thành công ở đâu, thì việc làm đầu tiên của tân chính quyền là tịch thu tài sản của Giáo Hội La Mã, tách rời tôn giáo ra khỏi chính quyền. Tăng lữ áo đen bi tống cổ ra khỏi sân khấu chính trị, phải trở về với nhà thờ và việc làm của họ cũng bị giới hạn ở trong nhà thờ, làm những gì có liên hệ đến thần quyền mà thôi. Việc làm này được gọi là công việc thanh toán vấn nạn Giáo Hội La Mã mà khởi đầu là cuộc Cách Mạng Pháp bùng nổ vào ngày 14/7/1789. Nói về cuộc cách mạng  này, người viết đã trình bày đầy đủ trong bộ sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã. Ở đây, chúng tôi xin thu gọn lại để cho độc giả có ý niệm tổng lược về cuộc Cách Mạng vĩ đại này.

1.-TÌNH CẢNH NHÂN DÂN PHÁP VÀO KHI CÁCH MẠNG 1789 BÙNG NỔ:

Nhân dân Pháp lúc bấy giờ ở vào tình trạng một cổ ba tròng: (1) cái tròng Ca-tô (the Catholic loop), (2) cái tròng của chế độ quân chủ đạo phiệt chuyên chính của Louis XVI, và (3) cái tròng của các nhà chức sắc áo đen, áo tím, áo đỏ của Vatican cấu kết với bọn lãnh chúa địa phương. Riêng về cái tròng Ca-tô, tài sản quốc gia đã bị Vatican cướp đọat và chiếm hữu đến 1/7 diện tích canh tác. Ngòai ra, nhân dân Pháp còn bị nhà thờ bóc lột bằng thuế thập phân (đóng 1/10 tổng số lợi tức) cho Vatican và hàng chục thứ đóng góp khác.

Cái tròng triều đình Vua Louis XVI và cái tròng các ông quạ đen cấu kết với bọn lãnh chúa địa phuơng cũng đua nhau bóc lột nhân dân bằng muôn vàn hình thức thuế khóa và đóng góp không khác gì Vatican. Tình trạng này đã khiến cho nhân Pháp rơi vào thảm cảnh đói khổ vô cùng cơ cực, và ngân khố quốc gia trống rỗng, tài chánh bị khủng hoảng, nhà vua phải vay nợ của các nhà ngân hàng và nợ nần càng ngày càng chồng chất.

2.- DIỄN TRÌNH CÁCH MẠNG

Vô kế khả thi, nhà vua phải triệu tập Quốc Dân Đại Biểu với ý đồ nhờ cơ quan này tiếp tay ra lệnh tăng thuế. Ngày 4/5/1789 Quốc Đân Đại Biểu của ba giai cấp tăng lữ (256), quý tộc (270) và thứ dân (730 đại biểu và đại đa số là giới trí thức), tổng số là 1,256 đại biểu đến dự họp tại hội trường (Salle des Etats) trong điện Versailles. Có một điều quái đản là quy chế bỏ phiếu của Quốc Dân Đại Biểu lại tính theo giai cấp, nghĩa là mỗi giai cấp chỉ có một phiếu, trong đó giai cấp tăng lữ và quý tộc luôn luôn cấu kết với nhau. Sự kiện này cho chúng ta thấy rõ tiếng nói của các  đại biểu của giai cấp thứ dân chẳng có giá trị gì cả. Chính vì tình trạng bất công và vô lý này mà việc thảo luận giải quyết vấn đề khủng hoảng tài chánh do nhà vua đề nghị cứ nhì nhằng không đi đến đâu cả. Trong khi đó nhà vua vẫn cho người canh chừng, theo dõi xem Quốc Dân Đại Biểu có nổi loạn chống lại triều đình như Quốc Hội Anh không, và luôn luôn thủ sẵn quân đội  phòng hờ để ứng phó với tình hình. Như vậy là Quốn Dân Đại Biểu Hội luôn luôn bị nhà vua khống chế.

Tức nước vỡ bờ và cũng là để giải quyết tình trạng bất công này, ngày 13/6/1789, có một đại biểu đề nghi xin đổi danh xưng Quốc Dân Đại Biểu (do nhà vua đặt tên) thành danh xưng Quốc Hội (Assemblée Nationale) và tuyên bố có thẩm quyền trọn vẹn. Đề nghị này được đại đa số tán thành không cần đếm xỉa đến tiếng nói có một đại biểu của giái cấp tu sĩ và quý tộc.. Chủ ý của việc đổi danh xưng  là để minh thị cho quốc dân biết rằng Quốc Hội này gồm những đại biểu của tất cả  mọi tầng lớp nhân dân và những việc làm của họ là cho phúc lợi của nhân dân, chứ không phải cho Giáo Hội La Mã hoặc cho nhà vua hay giai cấp thống trị. Việc này cho thấy rõ Quốc Hội đã thực sự chống lại nhà vua và cũng là chống lại Vatican. Đồng thời, nó cũng cho thấy sức mạnh của giai cấp thứ dân và lòng căm thù của đại khối nhân dân Pháp đối với nhà vua và Vatican.

Thấy tình hình bất lợi, ngày 20/6, Vua Louis XVI ra lệnh đóng cửa phòng họp, không cho họp. Đoàn đại biểu phải lang thang tìm đến căn nhà lớn vốn dùng làm phòng đánh vũ cầu cho giới quý tộc đề làm trụ sở nhóm họp. Ngày 22/6, nhà vua lại ra lệnh đóng cửa căn nhà này. Đoàn đại biểu mà phần lớn vốn thuộc giai cấp thứ dân lại lang thang lếch thếch kéo nhau đến nhà thờ Saint Louis để nhóm họp. Trưa hôm đó, người ta thấy có 148 đại diện tu sĩ (nhẩy rào)  đến họp và người dẫn đầu là một tổng giám mục. Nhưng rồi, có lẽ vì cảm thấy bất lợi,  ngày 23/6 nhà vua thây đổi chiến lược, mở cửa hội trường trong điện Versailles, yêu cầu các đại biểu đến họp, rồi nhà vua đem theo nhiều vệ binh  cùng với các đại biểu thuộc hai giới tu sĩ và quý tộc cũng đến họp đông đủ. Khai mạc buổi họp, nhà vua đứng lên đọc diễn văn bằng những lời phán: “Trẫm  ra lệnh cho các đại biểu phải phân tán lập tức để sáng ngay mai tới họp tùng tầng lớp một để bàn công việc.” Nói xong, nhà vua ra về, các đại biểu của hai giới tu sĩ và quý tộc cũng theo gót nhà vua ra về.

Trong phòng họp, chỉ còn lại có đại biểu của giai cấp thứ dân và một vài đại diện tu sĩ nhẩy rào. Nhà vua cho người đến truyền lệnh cho các đại biểu phải ra về. Có lẽ vì quá căm giận thái độ ngoan cố của nhà vua, đại biểu Mirabeau với nét mặt hầm hầm tuyên bố: "Ông hãy về nói cho những người gửi ông tới đây biết rằng chúng tôi đến đây họp là do ý chí của toàn dân, và chỉ có thể lấy lưỡi lê  mới đuổi được chúng tôi ra khỏi nơi này mà thôi!". Sau đó, đại biểu Sièyes (tu sĩ nhẩy rào) đứng lên nói lớn tiếng yêu cầu mọi người bắt đầu cuộc thảo luận. Cuộc họp liền cho ra quyết nghị rằng "các đại biểu có tính cách bất khả xâm phạm." Đây là một hành động thách đố đối với triều đình. Phiên họp ngày 24/6, có thêm một số đại biểu tu sĩ nhẩy rào đến họp. Ngày 25/6, có một số đại biểu quý tộc nhẩy rào đến họp. Quốc Hội đại thắng.

Thấy vậy, nhà vua cho gửi thêm 20 ngàn quân mà phần lớn là những lính đánh thuê người ngoại quốc về bao vây điện Versailles. Có tin đồn Hoàng Đế nước Áo (anh vợ Vua Louis XVI) sẽ cho quân tràn vào nước Pháp tiến đến Paris để giải tán Quốc Hội và có thể xử tử những đại biểu bị coi như là những thành phần nguy hiểm.

Trong khi đó, lại có tin đồn giới quý tộc mưu đồ lật đổ  Quốc Hội. Vì thế mà tình hình càng trở nên căng thẳng và sôi nổi. Đứng trước sự việc phải đối đầu với bạo lực, Quốc Hội lâm vào một tình cảnh vô cùng khó khăn, nhưng rồi nhân dân Ba-lê đã vùng dậy bảo vệ  Quốc Hội:

Dân chúng vốn đã xôn xao vì đói rét và các tin đồn. Quận Công D’ Orléans cùng các nhà đại tư bản lại vung tiền ra lôi kéo được đoàn vệ quân của thành Ba-lê. Đồng thời, họ cũng tổ chức được đoàn tự vệ của 48 khu phố. Ba-lê lúc đó thật là sôi nổi. Dân chúng biểu tình khiêng bức tượng Quận Công D’ Orléans. Các rạp hát đều đóng cửa, các biểu ngữ giăng đầy đường, và không nơi nào là không có người diễn thuyết. Trong một cụôc diễn thuyết, Camille Desmoulins đột nhiên tung ra khẩu hiệu “Dân chúng hãy tự động võ trang”. Khẩu hiệu này trong chốc lát đã lan truyền ra khắp nơi trong thành phố. Những đám đông đã tự động phá cửa các tiệm bán khí giới để cướp  súng, cùng đánh cướp những kho khí giới khác.”[21]

Thế là mọi ngưởi trong kinh thành Paris đều tự động tìm kiếm vũ khí để tự vũ trang. Ngày 13/7/1789, toàn thể 48 khu phố trong kinh thành Paris đều tự động thành lập các đoàn tự vệ gọi là “Vệ Binh Quốc Gia” (National Guard”  để bảo vệ Quốc Hội. Quốc Hội thành lập chính quyền  thành phố Paris gọi là Công Xã Ba Lê (the Paris Commune). Đồng thời các cuộc biểu tình tuần hành biểu dương ý chí ủng hộ những việc làm của Quốc Hội. Ngày 14/7/1789,  hàng hàng lớp lớp người dân Paris tiến đến ngục Bastille với mục đích  cướp kho vũ khí tại đây để vũ trang. Đến nơi, thấy rằng cửa thành vào trong khuôn viên nhà ngục bị đóng kín và canh gác cẩn mật, đoàn người biểu tình đòi gặp viên Thống Đốc và yêu cầu phải thỏa mãn yêu cầu của họ. Một vài đại biểu của đoàn biểu tình được mời vào nói chuyện.

Ngục Bastille ngày cách mạng 14 tháng 7, 1789

Ở ngoài, đoàn biểu tình chờ lâu quá không thấy đại biểu của họ trở lại. Họ hò nhau vượt hào, phá cổng xông vào. Lính canh phòng ở bên trong nổ súng khiến cho một số người chết và bị thương. Máu đổ làm đám đông đang trong cơn kích động, hăng tiết ào tới  đập phá  cổng thành, xông vào bên trong chém giết, tóm cổ viên thống đốc (quản ngục), chặt đầu, lấy thủ cấp cắm vào ngọn giáo bêu lên cửa ngục và ăn mừng chiến thắng. Sách Cách Mạng Và Hành Động kể lại chuyện này như sau:

“Nguyên nhân của cuộc đánh phá chỉ là cốt chiếm kho vũ khí của nhà ngục. Dân chúng Ba Lê có phái một phái đoàn tới yêu cầu viên thống đốc coi ngục phải giao khí giới. Cuộc điều đình kéo dài trong mấy tiếng đồng hồ, và viên thống đốc mời phải đoàn dùng cơm. Trong khi đó, dân chúng võ trang đứng đợi bên ngoài. Thấy bặt tin, dân chúng xao động. Có mấy người sốt tiết nhẩy xuống hào, lội qua lên bờ, lấy búa chặt giây xích để hạ cổng nhà ngục. Một vài phát súng nổ lẻ tẻ. Trên chòi cao, viên thống đốc quan sát tình thế. Không biết ông có ra hiệu bắn hay không, song những lính gác ngục đã nổ một loạt súng. Trong đám dân chúng, nhiều người bị thương hoặc chết. Máu xung lên, họ ào ào mở cuộc tấn công. Đoàn vệ quân thành Ba Lê cũng tới tiếp viện cho dân chúng, đem cả súng thần công tới. Đạn thần công phá vỡ nhà ngục. Dân chúng ào ào chém giết, chặt đầu viên thống đốc bêu lên ngọn giáo cắm cửa ngục. Suốt đêm hôm đó, dân chúng Ba Lê đốt lửa nhẩy nhót xung quanh những chiến lợi phẩm cùng đầu lâu người. Từ đó, dân chúng Ba Lê đã tổ chức thành một lực lượng thống nhất dưới quyền của Ba Lê Công Xã. La Fayette được cử làm chỉ huy trưởng Đoàn Vệ Quân cùng những tự vệ thành Ba Lê.

Sau khi ngục Bastiles thất thủ, nhiều người trong hoàng tộc bỏ vua Louis XVI để xuất ngoại. Bị cô lập trong điện Versailles, Louis XVI đành chịu đầu hàng. Ngày 15/7, vua ra mắt Quốc Hội chính thức báo tin rằng sẽ giải tán những quân đội tập trung gần điện Versailles. Tới ngày 17/7, vua ngự giá tới Ba Lê, đến nhà Đô Sảnh, bắt tay viên thị trưởng thành Ba Lê, và chấp nhận lá cờ cách mạng; cờ này gồm ba mầu, xanh và đỏ là màu của Ba Lê, còn màu trắng tượng trưng cho nhà vua" [22]

Như vậy là bước đầu tiên của Cách Mạng đã thành công. Kể từ đó, dân tộc Pháp chọn ngày 14 tháng 7 hàng năm làm ngày Quốc Khánh.

Việc nhân dân Paris tấn công và chiếm ngục Bastille làm cho Vua Louis XVI và phe Bảo Thủ không dám đem quân về đàn áp Quốc Hội nữa. Ngày 17/7, nhà Vua (cư ngụ ở điện Versailles cách Paris chừng 21 cây số) thân hành đến Paris để  tỏ thiện chí và công nhận Công Xã Ba Lê và Vệ Binh Quốc Gia. Hầu tước Lafayette được đưa lên nắm giữ chức tổng chỉ huy Vệ Binh Quốc Gia. Nhân đó, ông đưa ra lá cờ mới gồm có mầu trắng tượng trưng cho hoàng gia Bourbons,  mầu xanh và mầu đỏ tượng trưng cho thành phố Paris. Lá cờ này được người Pháp gọi là cờ “ba mầu.”Nguyên văn:  [23]

Thế là Quốc Hội được cứu thoát và Cách Mạng 1789 vượt qua được bước khởi đầu.

3.- CÁCH MẠNG HÀNH ĐỘNG

Kể từ ngày này, một Ủy Ban Nhân Dân gọi là Ba Lê Công Xã lo việc quản trị nhân dân trong kinh thành Ba-lê và bảo vệ an ninh cho các đại biểu trong Quốc Hội tiến hành những công việc của Cách Mạng. Đó là những công việc: 

Thứ nhất là công bố Bản Tuyên Ngôn Nhân..- Việc cấp thiết là Quốc Hội phải bàn thảo, biên soạn bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền (The Declaration of the Rights of Man and of the Citizen) và tìm phương cách giải quyết cấp thiết nạn khủng hoảng tài chánh đang làm cho nước Pháp lâm vào tình trạng phá sản, rồi tiến tới việc soạn thảo hiến pháp làm cơ cấu cho tổ chức tân chính quyền.

Sau hơn gần 3 tuần lễ cặm cụi làm việc, ngày 26/8/1789 Quốc Hội công bố bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền xác nhận rằng:

a.- Quyền lực của nhà nước vì nhân dân mà có (The authority of a government is derived from the people).

b.- Mọi người dân phải bình đẳng trước pháp luật (All citizens should be equal before the law).

c.- Tất cả mọi người dân đều có quyền ảnh hưởng vào việc làm luật (All citizens should  have the right to influence the making of the law).

d.- Mục đích của chính quyền là để bảo vệ những quyền tự nhiên của con người. Đó là quyền tự do, quyền có tài sản, quyền sống trong an ninh và quyền chống lại áp bức (The purpose of government should be the preservation of the natural rights of men to “liberty, property, security, and resistance to oppression” ).

e.- Quyền tự do tư tưởng và tự do hành xử tín ngưỡng của mọi người phải được bảo đảm (Freedom ò thought and religion should be guaranteed).[24]

 Thứ hai là: ban hành quyết định sử dụng những biện pháp mạnh đối phó với Giáo Hội La Mã và soạn thảo hiến pháp:-   Về vấn đề  khủng hoảng tài chánh, ngày 4/8/1789, một đại biểu tu sĩ đảo ngũ về với hàng ngũ thứ dân là Tổng Giám Mục Talleyrand đề nghị phải tịch thu toàn bộ tài sản của giáo hội (tại Pháp) thì mới có thể giải quyết được vấn đề. Được đại đa số tán thành, Quốc Hội tiến hành làm thủ tục ban hành quyết định:

a.- Tịch thu toàn bộ tài sản của Giáo Hội La Mã.

b.- Bãi bỏ hết tất cả những đặc quyền đặc lợi (trong đó có thuế thập phân) mà chế độ cũ đã dành cho Giáo Hội, tu sĩ và giới quý tộc.

c.- Tách rời tôn giáo ra khỏi chính quyền.

d.- Ban Bản Hiến Chương Dân Sự của Giới Tu Sĩ (The Civil Constitution Of The Clergy).

e.- Biên soạn một Hiến Pháp cho chế độ mới.

Theo Hiến Chế Dân Sự của Giới Tu Sĩ (the Civil Constitution of the Clergy), Giáo Hội Pháp  nằm trong Quốc Gia, chứ không còn nằm trong Giáo Hội La Mã nữa. Mục đích của hiến chế này là tách rời Giáo Hội Pháp ra khỏi Giáo Hội La Mã, biến giáo hội này thành một tổ chức tôn giáo nằm dưới quyền kiểm soát của chính quyền, và trong vòng ba năm Giáo Hội Da-tô Pháp sẽ bị tước bỏ hết tất cả những nguồn tài chánh. Nói về những việc làm này của Quốc Hội Pháp, Giáo-sĩ Malachi Martin ghi lại trong cuốn Rich Church, Poor Church với nguyên văn như sau:

"Ngày 2 tháng 11 năm 1789, tất cả các tài sản của Giáo Hội La Mã ở Pháp bị Quốc Hội Pháp tuyên bố là thuộc quyền sử dụng của quốc gia." Ngày 12 tháng 7 năm 1790, bản Hiến Chế Dân Sự Cho Giới Tu Sĩ (còn được gọi là Dân Hiến Giáo Sĩ) được ban hành thành luật. Nguyên tắc của bản hiến chế này là "Giáo hội nằm trong Quốc Gia, chứ không phải Quốc Gia nằm trong giáo hội". Mục đích thực sự của bản hiến chế này là tách rời Giáo Hội Da-tô ở nước Pháp ra khỏi Giáo Hội La Mã, và biến Giáo Hội Da-tô này thành một tổ chức nằm dưới quyền kiểm soát của chính quyền. Trong vòng ba năm, Giáo Hội Ca-tô ở Pháp bị tước bỏ hết tất cả những nguồn tài chánh.

Như vậy là toàn bộ khối tài sản vĩ đại của Giáo Hội La Mã ở Pháp đã chuyển sang tay nước Cộng Hòa Pháp. Có thể là một phần tài sản này của giáo hội đã bị cường điệu. Tuy nhiên, có nhiều bản lượng định chính xác về khối tài sản vĩ đại của giáo hội và những bản lượng định trên đây đã được sử dụng trong tác phẩm này khi đối chiếu với những vấn đề tài chánh của Tòa Thánh Vatican.

Các nhà viết sử chân chính và có kinh nghiệm đã tính toán và cho rằng, tài sản (đất đai) của Giáo Hội La Mã ở nước Pháp bằng 1/10 (một phần mười) diện tích của nước Pháp. Nam Tước Montesquieu cho rằng giá trị thực về bất động sản của Giáo Hội La Mã (ở nước Pháp) vào năm 1746 khoảng chừng "3 tỉ đồng franc". Khối bất động sản này mỗi năm mang lại lợi nhuận cho Giáo Hội vào khoảng 85 triệu franc. Lợi tức của giáo hội - các tăng viện, các địa phận của các ông giám mục, thuế thập phân, các tu viện mang lại cho Giáo Hội 95 triệu franc. Lợi tức toàn niên hàng năm của giáo hội là 180 triệu Franc. Cũng nên nhớ rằng, Giáo Hội La Mã ở Pháp cũng phải chi ra một số tiền để lo việc dạy dỗ (nhồi sọ) thanh thiếu niên và các công tác từ thiện. Dù thế đi nữa, có nhiều ông giám mục và tu viện trưởng đã sử dụng những khoản tiền kếch xù cho cuộc sống huy hoàng phè phỡn trong những cảnh hoan lạc, đam mê buông thả với những gì phô trương nghịch mắt.

Số tiền của tín đồ nước Pháp đóng góp hàng năm cho Tòa Thánh Vatican không phải là không đáng kể. Trong lịch sử Tòa Thánh, có lúc tiền đóng góp của tín đồ nước Pháp chiếm một tỉ lệ lớn nhất so với toàn cầu. Không có con số chính xác, nhưng những ước tính đáng tin cậy cho biết, mỗi năm, số đóng góp này vào khoảng từ 10 triệu đến 20 triệu franc. Ủy Ban Phụ Trách Về Giáo Hội do Quốc Hội bổ nhậm để thi hành Hiến Chế cho Giới Tu Sĩ, đã ra lệnh cấm Giáo Hội Ca-tô ở Pháp không được đóng góp một khoản tiền nào cho Tòa Thánh Vatican.

Ngày 29/6/1790, Tòa Thánh Vatican lại bị một vố đánh vào tài chánh nữa. Đó là phe đảng Jacobin ỏ Avignon và lãnh địa Comta Venaissin, lãnh thổ của giáo hội ở miền Nam nước Pháp, tuyên bố là không còn có nghĩa vụ trung thành với Tòa Thánh Vatican nữa, và sáp nhập vào lãnh thổ của nước Pháp. Tháng 11 năm đó, quân đội Pháp được phái đến hai lãnh địa này. Món lợi tức khổng lồ do tài sản của giáo hội ở nước Pháp mang lại cho Giáo Hội La Mã trước đây bây giờ không còn nữa." [25]

Cách Mạng Pháp 1789 là hiện thân cho phong trào chống lại Giáo Hội La Mã hay Vatican và đã trở thành dấu ấn vĩ đại trong cả lịch sử nước Pháp và lịch sử nhân lọai. Tuy nhiên, dù là Cách Mạng Pháp 1789 đã thành công, đã trở thành ngọn đuốc soi đường cho nhân dân Pháp và nhân dân thế giới theo đó mà tiến lên khử diệt “cái tôn giáo ác ôn” và “băng đảng quạ đen”, nhưng phải đợi đến năm 1905, quyền lực của Vatican và chế độ giáo hoàng (papacy) mới chính thức bị khai tử và thực sự bị đào sâu chôn chặt ở hầu hết Âu Châu, ngọai trừ Tây Ban Nha. Lý do: trong những năm 1789 cho đến năm 1905, một mặt Vatican vẫn còn có thể vận động lôi kéo bọn vua chúa và thế lực phản động phong kiến tại các nước Áo, Phổ, Nga thành lập các liên minh thánh (holy alliances), đem quân tràn vào nước Pháp chống chính quyền Cách Mạng và nhân dân Pháp, và xúi giục dân Chúa cuồng tín nổi loạn tiếp tay cho quân cướp ngoại thù chống lại tổ quốc, chống lại nhân dân và chống lại chính quyền Cách Mạng. Sách Cách Mạng và Hành Động ghi nhận những hành động này của tu sĩ và tín đồ Da-tô cuồng tín người Pháp với nguyên văn như sau:

Sau cuộc lẩn trốn của nhà vua tới Varennes, các nước Âu Châu lại sôi nổi. Lần này, Louis XVI cam tâm chấp nhận những điều kiện can thiệp của các nước Âu Châu. Do đó, nước Áo  và Phổ bắt đầu động binh tới biên giới Pháp - Ở trong nước, nhiều địa phương trung thành với Giáo Hội và nhà vua, cũng bắt đầu nổi loạn. Nhất là miền Bretagne, Normandie và Vendée vốn là những miền sùng đạo, cũng võ trang bênh vực các tu sĩ không chịu tuyên thệ với cách mạng. – Tình trạng Pháp quốc lúc đó thực hết sức lung lay.” [26]

Bản văn sử trên đây cho chúng ta thấy bọn dân Chúa cuồng tín người Pháp ở các miền Bretagne, Normandie và Vendée trong thời Cách Mạng Pháp 1789-1814 có những hành động phản quốc chống lại nước Pháp và dân tộc Pháp không khác gì bọn dân Chúa người Việt ở Bùi Chu Phát Diệm, cũng như ở các làng đạo trong vùng đồng bằng sông Hồng trong thời Kháng Chiến 1945-1954 và đám thiểu số dân Chúa cuồng tín ở Hà Nội, Thái Hà, An Bằng, Tam Tòa, Đồng Chiêm, v.v.. trong mấy năm gần đây.

Những việc làm này của Nhà Thờ Vatican đã khiến cho chính quyền Cách Mạng phải thẳng tay trừng bọn quạ đen và nhóm thiểu số giáo dân ngoan cố không chịu giác ngộ, vẫn khư khư “ôm mộng mơ về nước Chúa”, vẫn còn nhắm mắt triệt để tuân hành lệnh truyền của các đấng bề trên của chúng mà không cần biết luật pháp quốc gia, không cần biết tổ quốc và dân tộc là gì nữa. Nói về sự cố chính quyền Cách Mạng Pháp thẳng tay trừng trị Vatican và bọn qua đen, sách The Decline And Fall Of The Roman Church ghi lại một trong những biện pháp mạnh của chính quyền Cách Mạng Pháp đối phó với Giáo Hội La Mã như sau:

"Trước hết, nước Pháp mà Giáo Hoàng Pius VI (1775-1799) thường gọi là "người trưởng nữ của Giáo Hội" đã xóa bỏ toàn  bộ tôn giáo, đưa nhà vua lên đoạn đầu đài, chính thức tôn vinh thần Lý Trí lên ngôi chí tôn, tàn sát 17 ngàn linh mục, 30 ngàn nữ tu và 47 giám mục, tất cả các tu viện, các dòng tu và các trường học của Giáo Hội đều bị giải thể, tất cả các thư viện của Giáo Hôi đều bị thiêu rụi, chính quyền Paris còn ban hành quyết định ra lệnh cho Tướng Bonaparte (Sau này là Hòang Đế Napoléon I) "đem quân đi "giải phóng nước Ý", "có toàn quyền hành động hủy diệt Rome và chế độ Giáo Hòang". Tháng 5 năm 1796, trước khi tiến vào kinh thành Rome, Tướng Bonaparte tuyên bố, "Chúng tôi là những người bạn của con cháu Brutus (một anh hùng của dân tộc La Mã) và dân Scipios. Ý muốn của chúng tôi là phục hồi điện Capitol và giải phóng nhân dân La Mã thóat khỏi thân phận nô lệ tôi đòi".

Quân Pháp tiến vào chiếm kinh thành Rome và nước Ý. Hòa Ước Tolentino được ký kết giữa Tướng Bonaparte và Giáo Triều Vatican. Đây là một sự sỉ nhục cho Tòa Thánh Vatican. Giáo Hội phải nộp cho nước Pháp một khoản tiền là 46 ngàn đồng scudi (tiền Vatican) trả làm ba hạn kỳ (Giáo Hòang Pius VI phải đem các đồ trang trí bằng vàng và bằng bạc ra đúc tiền để trả cho Pháp), 100 món đồ nghệ thuật và 500 tác phẩm hiếm bị tịch thu mang về Pháp; tất cả các hải cảng nằm trong lãnh thổ của Tòa Thánh Vatican phải mở cửa cho hạm đội Pháp làm căn cứ tru quân, phải từ bỏ tất cả tài sản của Giáo Hội ở trong lãnh thổ các nước Ý, Pháp, Naples, và Sicily ... tất cả mọi nơi. Giáo Hoàng Pius VI than thở, "Hòa Ước! Tệ quá đi!”. Quân đội Pháp chiếm đóng Vatican và Quirinal, truất phế Giáo Hoàng Pius VI và thiết lập nước Cộng Hòa La Mã...." [27]

Sách Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo ghi lại như sau:  

"Do sự thúc đẩy của các Ủy Ban Cách Mạng quận, xã, Quốc Hội Lập Pháp (1791-1792) ra lệnh tống giam hoặc trục xuất các giáo sĩ "phản động". Nhiều giám mục và linh mục bắt đầu di cư sang những nước lân cận. … Tháng 4 năm 1792, quân Áo Phổ vượt biên giới, Pháp quân thua nhiều trận. Ngày 20/6, Quốc Hội tuyên bố "Tổ quốc lâm nguy", các giáo sĩ "bất phục tùng" bị coi là kẻ thù của quốc gia.

Từ tháng 7/1792, tại nhiều nơi, các linh-mục trung thành với Giáo Hội bị giết. Ngày 26/8/1792, Quốc Hội ra lệnh phát lưu tất cả các linh-mục "phản động", và làm ngơ cho cuộc bách hại tại các nơi. Ở Ba Lê, các linh-mục bị giam trong Tu-viện Saint-Germain des Prés và Đan-viện Des Carmes. Do hành động khát máu của viên chánh án Maillard, 217 vị bị thảm sát dưới mũi gươm và lưỡi rìu của bọn quá khích trong mấy ngày từ 2 đến 6/1792. Để tránh những cuộc tàn sát, bách hại dã man, các giám mục và linh mục bỏ trốn ra nước ngoài càng nhiều. Trong khi đó, Quốc Hội tìm cách đặt các giám mục và linh mục của Cách Mạng vào các nơi. … giáo dân tìm cách bảo vệ các linh mục, tu sĩ trung thành (với Giáo Hội) còn hy sinh ở lại trong nước, con số này trên 10.000 vị với 26 giám mục. Cảnh Giáo Hội "hầm trú" tái diễn ở Pháp.

Ngày 21/1/1793, Vua Louis bị trảm quyết. Dân chúng sống trong tình trạng khủng bố. Cách Mạng kết án tử hình các "kẻ thù của tự do". Máy chém hoạt động suốt ngày. Những nạn nhân ở Ba Lê lên tới 3.000, trong đó có Hoàng Hậu Marie-Antoinette, …. Ở các tỉnh, sự tàn sát còn khủng khiếp hơn nữa. Hàng giáo sĩ vẫn bị lùng bắt và bị giết. Có nơi thay vì giết bằng gươm, họ đã chất từng 100 linh mục vào chiếc tàu đánh chìm dưới sông. Miền Vendée nổi dậy chống cách mạng, khiến chính quyền phải dè dặt.

Do sáng kiến của Hebert, Cách Mạng tuyên bố hủy bỏ tôn giáo cũ, triệt hạ các thánh đường, lấy chén thánh đúc thành kim khí hoặc đem dùng vào việc ăn uống. Một tôn giáo mới được thiết lập: thờ thần Lý Trí, thánh đường Notre Dame được đổi là "Đền Thờ Lý Trí". Nhiều nơi khác làm theo" [28]

Theo Encyclopedia Britannica [Micropaedia, Volume 9] thì con số nạn nhân lên tới:

"Ít nhất là 300 ngàn nghi can bị bắt trong đó có tới 17 ngàn người bị hành quyết và chết trong tù." [29]

Trong khi đó, Vatican vận động và mua chuộc các phần tử bảo hoàng, bảo thủ và những tín đồ Ca-tô cuồng tín thân giáo hội trong Quốc Hội để bỏ phiếu chống lại tất cả mọi dự luật bất lợi cho giáo hội. Vì thế mà tình trạng này giằng co cho đến năm 1905, điều khỏan tách rời giáo quyền ra khỏi thế quyền mới được Quốc Hội thông qua và ghi vào hiến pháp.

[SH - Chúng tôi xin chấm dứt phần trích đoạn nơi đây. Tiếp theo là Thời Kỳ Thứ Tư từ năm 1814-1830 là Thời kỳ chế độ đạo phiệt Ca-tô được tái lập.]

 

CHÚ THÍCH


[1] Brown, Hariette McCune, Ludlum, Robert  P. & Wilder Howard B, This Is American's Story (Atlanta, GA: Houghton Mifflin Company Boston, 1975, page 63.

[2] Nguyên Vũ, Ngàn Năm Soi Mặt (Houston, TX: Văn Hóa, 2002), tr. 392.

[3] Trần Tam Tình, Thập Giá Và Lưỡi Gươm (Paris: Nhà Xuất Bản Trẻ, 1978), tr. 15.

[4] Cao Huy Thuần, Đạo Thiên Chúa và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam  (Los Angeles, CA: Hương Quê, 1988), tr. 7  

[5] Avro Manhattan, Why Do We Go (Chino, CA: Chick Publications, 1984), p. 139.Nguyên Văn: Jesuite priest Alexandre de Rhodes arrived in Indo-china in 1610. A decade later he sent back to the Vatican and to France a very accurate description of the commercial, political and strategic potential. French Jesuits were promptly recruited and sent to help him in his double work of converting to Catholicism and commercial expansion. Rome and Paris considered these activities as inseparable stepping stones leading to eventual political and military occupation of these countries."

[21] Nghiêm Xuân Hồng, Cắch Mạng Và Hành Động (Sàigon: Quan Điểm, 1964) tr 32-33.

[22] Nghiêm Xuân Hồng, Sđd., tr. 33-34.

[23] Carton J. H. Hayes, Modern Times – The French Revolution to the Present (New York: Macmillan Publishing Company, 1983), p. 32."It was Lafayette who gave revolutionary France a new flag by combining the white of the Bourbons with the red and blue of Paris to make the “tricolor,” as the French call it.”

[24] Carton J. H. Hayes, Ibid., p. 35.

[25] Malachi Matrin, Rich Church Poor Church (New York: Putnam’s Son, 1988), tr. 157.

Nguyên văn: "On November 2, 1789, all Church property in France was declared by the National Assembly to be at the disposal of the nation." On July 12, 1790, the Civil Constitution of the Clergy was enacted into law. its basic pronciple was: "The Church is within the State, the State is not within the Church." The real purpose of the Constitution was to separate the Church in France from the greater unity of Catholicism, and make it a goverment-policed institution. Within three years, the French Church was stripped of all its financial resources.

There thus passed into the hands of the French Republic the vast and rich properties of the Church in France. There is no doubt that the wealth of this part of the Church has been exaggerated. But there are accurate estimates of it, and they have a place in this context with relation to papal finances.

Competent historians have calculate that Church property in France covered one-tenth of the country surface. The Baron de Montesquieu placed the net value of the Church's real estate in 1746 at approximately "3 billion francs" which yielded about 85 million francs per year in revenue. Strictlly ecclesiastical revenues - bishoprics, abbeys, tithes, monasteries - brought in 95 million. There was a total revenue of 180 million. The Church in France, it must be remembered, spent a goodly sum on the education of youth and charitable works. Even so, a certain number of bishops and abbes spent enormous sums on self-indulgence and  pageantly of a vainglorious kind.

The revenue paid to the Holy See per year by the churchmen of France were not negligible. At one moment in the papal State's history, the French quota was the single largest one in the universal Church. There are no exact figures, but reliable estimates place that quota somewhere between 10 and 20 million francs. By order of the Comté Ecclésiastique, which had been appointed by the National Assembly to implement the Civil Constitution of the Clergy, the Church in France was forbidden to contribute any revenue to the papcy.

Another blow was struck at the financial well-being of the papacy on June 29, 1790, when Jacobins in Avignon and the Comta Venaissin, papal territoies in southern France, declared themselves absolved of allegience to the papacy, and to be part of France. French troops were dispatched there in November. The rich revenue from these properties was now sorely lacking."

[26] Nghiêm Xuân Hồng, Sđd., tr. 46.

[27] Malachi Martin, The Decline And Fall Of The Roman Church (New York: Putnam ’s, 1981) ppp. 232-3.

Nguyên Văn: "First, France, "eldest daughter of the church "he used to call it, abolished all religion, beheaded its king, enthroned Reason officially as supreme deity, massacred over 17,000 priests and over 30,000 nuns as well as forty-seven bishops, abolished all seminaries, schools, religious orders, burned all churches and libraries, then sent the Corsian Bonaparte to liberate italy and Rome." "Just as you please," wrote the Paris government to the Corsian. "Destroy Rome and the papacy utterly " "We are the friends of the descandants of Brutus and the Scipios... Our intention is to restore the Capitol to free the Roman people from their long slavery," The Corsian declared in May 1796, just before taking Rome.

Then the capture, and the humiliation of the Peace of Tolentino between the papacy and the Corsian: a ransom of 46,000 scudi in three installement (Pius melted down all available silver and gold ornaments); 100 objects d'art and 500 rare manuscripts from Vatican; the opening of all papal harbors to the French fleet; renunciation of all property in italy and France and Naples and Sicily - everywhere. "They made us their prisoner Spina," mutters Pius. "Peace treaty! Bah!" The Vatican and Quirinal were occupied by French troops. They deposed Pius, and created the republic of Rome...."

[28] Bùi Đức Sinh, Sđd., tr. 171-172.

[29] Encylopedia Btitanica [Micropaedia, Volume9] Edition 1980, tr. 904. Nguyên văn: “During the Reign of Terror, at least 300,000 suspects were arrested; 17,000 were officially executed and many died in prison or without trial..”

 

Trang Nguyễn Mạnh Quang