[VATICANOLOGY] - Hồng Y Parolin Nói Dèm, Trung Quốc Đáp Trả Mạnh - Bài 2 Chính Quyền Vatican Mâu Thuẫn Khách Quan, Tất Yếu, Gay Gắt, Liên Tục Với Chính Quyền Xã Hội Chủ Nghĩa, Qua Trường Hợp Trung Quốc. Minh Thạnh http://sachhiem.net/TONGIAO/tgM/MinhThanh33z.php Chính quyền Vatican luôn giữ các quan điểm kỳ thị vô thần, chống vô thần, chống đấu tranh giai cấp. Các quan điểm trên được xác định trong giáo lý Công giáo, bất di bất dịch. Vai Trò Của Hồng Y Zen Trong Cuộc Chiến Đấu Trường Kỳ Của Chính Quyền Vatican Chống Chính Quyền Trung Quốc Có lẽ ít người nghĩ rằng vụ cảnh sát Hồng Kông bắt giữ Hồng y Joseph Zen giới hạn trong phạm vi Khu Hành chính Đặc biệt Hồng Kông. Nhưng, VietCatholic News vẫn đăng lại một bài có quan điểm như vậy từ Asia News: “Vụ bắt giữ Đức Hồng y Quân và những đám mây đen mới trên Hương Cảng”. Bài từ một tờ báo Catholic Rôma giáo, National Catholic Register, cũng được VietCatholic News đăng lại: “Edward Pentin: vụ bắt giữ Đức Hồng y Quân thách thức thỏa thuận của Vatican với cộng sản Trung Quốc” (do VietCatholic News là báo đài hải ngoại nên không đưa đường dẫn). Các tôn gáo là giáo sĩ, giáo dân chính quyền Vatican là người trong cuộc, cho nên tin bài của họ đi sâu vào bản chất của vấn đề. Mây đen không phải vần vũ trên bầu trời Hồng Kông, mà từ Hồng Kông nó lan đến toàn Trung Quốc. Vụ việc cũng không chỉ là chuyện một quỹ “dân chủ” nào đó. Vai trò của Hồng y Zen trong cuộc đấu với Trung Quốc lớn hơn. Do đặc thù “một quốc gia hai chế độ”, Hồng y Zen được chính quyền Vatican bố trí làm một thủ lãnh chống Trung Quốc, luôn luôn trên tuyến đầu. Chính quyền Vatican luôn có mối thù truyền kiếp với các nước xã hội chủ nghĩa, mà trong đó chính quyền Vatican thù nhất Trung Quốc, một trong hai nước xã hội chủ nghĩa cấm tiệt chính quyền Vatican hoạt động (nước thứ hai là Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên). Khi đương chức giám mục, Hồng y Zen chống chính quyền Trung Quốc theo kiểu đương chức. Đến khi về hưu, Hồng y Zen chống chính chính quyền Trung Quốc theo kiểu quan chức Vatican về hưu. Hồng y Zen là biểu tượng sống động cho mâu thuẫn căng thẳng 70 năm giữa chính quyền Vatican với chính quyền Trung Quốc. Đến khi chính quyền Vatican đám phán bí mật với Trung Quốc, chính quyền Vatican bố trí trận đồ “kẻ đập, người xoa”. Hồng y Zen là kẻ đập được dàn dựng khéo léo, diễn xuất chống Thỏa thuận Bí mật Vatican – Trung Quốc năm 2018. Các quan chức ngoại giao Vatican sẽ dùng Hồng y Zen làm phương tiện để đưa chính quyền Vatican vào tình trạng khó khăn “biểu kiến”. Hồng y Zen càng chống đối mạnh (diễn xuất chống cả chính quyền Vatican) thì quan chức ngoại giao chính quyền Vatican lại có lý do để đấu tranh đòi chính quyền Trung Quốc nhượng bộ trong đàm phán định kỳ về Thỏa thuận bí mật Vatican – Trung Quốc 2018 và tất nhiên cũng về quan hệ Vatican – Trung Quốc. Mâu thuẫn giữa chính quyền Vatican và chính quyền các nước xã hội chủ nghĩa (ở đây là trường hợp Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) là liên tục, khách quan, tất yếu và luôn luôn gay gắt. Chính quyền Vatican luôn giữ các quan điểm kỳ thị vô thần, chống vô thần, chống đấu tranh giai cấp. Các quan điểm trên được xác định trong giáo lý Công giáo, bất di bất dịch. Trong thực tế, kỳ thị dị giáo, chống dị giáo, chính quyền Vatican vấp phải trở ngại là vấn đề tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Còn vô thần hay đấu tranh giai cấp không phải là một tôn giáo, không bị điều chỉnh bởi những nguyên tắc và luật pháp quốc tế về tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Cho nên, chính quyền Vatican không ngần ngại kích thích sự kỳ thị, chống đối vô thần, đấu tranh giai cấp trong đội ngũ quan chức, giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân của họ. Trong thực tế, những người gia nhập đội ngũ giáo dân thuộc chính quyền Vatican đều có tình cảm chống vô thần, từ đó, chống chính quyền các nước xã hội chủ nghĩa vốn lấy chủ nghĩa Mác Lê nin làm nền tảng tư tưởng (ở đây chỉ nói trường hợp Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa). Tương ứng, chính quyền xã hội chủ nghĩa vô thần như chính quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng kiểm soát chặt chẽ, cẩn trọng đối với các lực lượng thuộc chính quyền Vatican. Thực tế như vậy là điều hiển nhiên, ắt phải, không thể có khả năng nào khác. Hiến pháp của bất cứ chính quyền nước xã hội chủ nghĩa nào cũng đều khẳng định quyền tự do tôn giáo và chính quyền các nước xã hội chủ nghĩa, đều bảo đảm cho người dân thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong thực tế. Trong khi đó, thực tế các vấn đề liên hệ đến tôn giáo ở các nước xã hội chủ nghĩa trước hết tập trung vào đạo Ky tô, trong đó nổi bật vấn đề chính quyền Vatican. Cho chính quyền Vatican tự do muốn làm gì thì làm là điều chưa có ở các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là ở Trung Quốc. Chính quyền Trung Quốc nhận thức rõ chính quyền Vatican là nguy cơ thường trực và rất đáng lo ngại đối với an ninh quốc gia. Vai trò của chính quyền Vatican trong nước càng lớn, thì nguy hiểm cho an ninh quốc gia Trung Quốc càng tăng, tăng theo tỷ lệ thuận. Chính quyền Trung Quốc không loại trừ việc hòa hoãn với chính quyền Vatican, nhưng chính quyền Trung Quốc cũng nhận thức mối nguy cơ chính quyền Vatican gây ra với an ninh quốc gia trung quốc không thể giải quyết bằng hòa hoãn, tạm quên đi, cứ tạm đặt qua một bên Vì là mâu thuẫn khách quan, tất yếu, thường xuyên, liên tục và căng thẳng giữa chính quyền tôn giáo chuyên chế thần quyền trung cổ với chính quyền xã hội chủ nghĩa, nên ở trường hợp Trung Quốc, cuộc đấu tranh giữa chính quyền Vatican và chính quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vẫn tiếp diễn từ khi Trung Quốc cải cách, mở cửa năm 1978 cho đến nay và chắc chắn sẽ tiếp diễn không thời hạn. Chính quyền Trung Quốc chưa cho thấy bất kỳ nhượng bộ nào. Họ chỉ có những tranh thủ để giành thêm quyền lợi như chính quyền Vatican phải hợp thức hóa Giám mục của Hội Thiên Chúa giáo Yêu nước Trung Quốc do chính quyền Trung Quốc lựa chọn. Chính quyền Vatican áp dụng học thuyết Casaroli, tuy nhận thức rõ về mâu thuẫn không thể giải quyết của chính quyền quân chủ chuyên chế thần quyền Trung cổ với chính quyền xã hội chủ nghĩa vô thần, nhưng để bảo vệ lợi ích, chính quyền Vatican đã chuyển từ đối đầu một mất một còn thời những năm 1950-1980 sang hòa hoãn, mềm dẻo, nhân nhượng từng bước. Theo học thuyết Casaroli, chính quyền Vatican triển khai hoạt động hai mặt. Chính quyền Vatican Trung ương thì dịu giọng, nhưng họ để cho quan chức đứng đầu chính quyền Vatican tại Hồng Kông đứng ra đối kháng với chính quyền Trung Quốc, và đóng tuồng đối kháng cả với chính quyền Vatican trong chủ trương hòa dịu với chính quyền Trung Quốc. Tất cả đều do chính quyền Vatican sắp đặt. Quan chức Vatican trong vai diễn đó là Hồng y J. Zen, giám mục Hồng Kông. Hồng y này chống Trung Quốc quyết liệt từ khi đương nhiệm đến khi về hưu, đến năm nay đã 90 tuổi. Nếu nhìn trong giới hạn, thì cá nhân Hồng y J. Zen là cái gai trong mắt chính quyền Trung Quốc, cũng là trở ngại chính ngoài ý muốn của chính quyền Vatican trên con đường xây dựng quan hệ tốt đẹp với chính quyền Trung Quốc. Nhưng thực ra, Hồng y J. Zen chính là con cờ của chính quyền Vatican. Chính quyền Vatican, áp dụng học thuyết Casaroli, LUÔN LUÔN HAI MẶT, “củ cà rốt và cây gậy”. Chính quyền Vatican để Hồng y J. Zen nhảy ra chống Trung Quốc nhân danh quan chức địa phương, rồi trong tư cách cá nhân, làm như chính quyền Vatican không quản lý được ông, không “phản ánh quan điểm” của chính quyền Vatican. Nhưng chống thì cứ chống. Chính quyền Vatican cần có một cây gậy với chính quyền Trung Quốc. Tùy theo trường hợp mà chính quyền Vatican cho “trượng pháp” xuất chiêu hay che dấu “cây gậy”. Nhưng mâu thuẫn là khách quan, tất yếu, liên tục, gay gắt cho nên việc xảy ra đấu tranh là đương nhiên đối với Vatican. Chỉ có điều, theo Học thuyết Casaroli, việc đấu tranh phải đem lại lợi ích cho chính quyền Vatican cho nên sẽ chỉ triển khai tùy thời điểm, tùy cơ hội. Hồng y J. Zen đã vào vai, cho nên “ăn cơm chúa, múa tối ngày”, ông J. Zen liên tục chống Trung Quốc. Một ĐIỂM NÓNG XUNG ĐỘT giữa chính quyền Vatican và chính quyền Trung Quốc hình thành ở Hồng y J. Zen. Hồng y J. Zen đấu tranh vì Hồng Kông ly khai, loại trừ quyền lực của chính quyền Trung ương Trung Quốc bằng lý do dân chủ, “một đất nước hai chế độ” trước sau, trên hết là đấu tranh chống chính quyền Trung Quốc, dĩ nhiên là theo lệnh chính quyền Vatican. Bởi, với cơ chế chính trị quân chủ chuyên chế thần quyền Trung cổ, giáo lý vâng phục giáo hoàng, nếu chính quyền Vatican có lệnh cấm ở bất cứ chuyện gì, thì sẽ không có chuyện Hồng y J. Zen bất tuân thượng lệnh từ chính quyền Vatican. Chính quyền Trung Quốc đối với chính quyền Vatican như đối với một đứa trẻ, hay có thể tệ hơn nữa: chính quyền Trung Quốc một tay quẳng bánh cho ăn, một tay cầm roi. Để chính quyền Hồng Kông bắt, buộc tội Hồng y J. Zen, những chắc chắn sẽ đem ra xử, vì nói như câu từ tiếng Việt đã “khởi tố vụ án”, “khởi tố bị can”, chính quyền Trung Quốc đã ra roi với chính quyền Vatican. Còn miếng bánh mà chính quyền Trung Quốc quẳng cho chính quyền Vatican. Đó là Thỏa thuận bí mật Vatican – Trung Quốc năm 2018 về việc chính quyền Vatican được tấn phong giám mục theo đề xuất của chính quyền Trung Quốc. Tại sao Trung Quốc lại ra roi vào lúc này, bắt, kết tội quan chức cao cấp, lãnh đạo tinh thần địa phương của chính quyền Vatican. Đó là vì chính quyền Vatican không “ngoan” dưới mắt Trung Quốc. Chính quyền Vatican không vui lòng nhận lãnh mẫu bánh mà Trung Quốc quẳng cho, lại giở quẻ, đánh tiếng đòi hỏi thêm. Chúng ta mới đây đã ghi nhận phát biểu trả lời báo chí của Hồng y Quốc vụ khanh Vatican Parolin nêu đòi hỏi với chính quyền Trung Quốc. Đứa bé thày lay thì bị quất roi. Tình trạng phạm tội của Hồng y J. Zen đã có từ lâu, sau khi luật An ninh Quốc gia Hồng Kông có hiệu lực, nhưng chính quyền Trung Quốc vẫn treo lơ lửng đó. Nếu chính quyền Vatican “rắn mắt”, thì Trung Quốc cứ thế mà nghiêm trị. Có lẽ, Trung Quốc không chấp nhận lời phát biểu của Hồng y Parolin. Vậy là cảnh sát Hồng Kông bắt Hồng y J. Zen. Tội “thông đồng với nước ngoài”, phải chăng, có nhiều nghĩa. Hiện nay, các quan chức Hội Thiên Chúa giáo Yêu nước Trung Quốc được chính quyền Vatican phong giám mục đều có liên lạc với chính quyền Vatican. Đó có phải là “thông đồng với nước ngoài” hay không, kết luận sẽ do chính quyền Vatican, tùy từng lúc. Giám mục do chính quyền Vatican thì chẳng những phải liên hệ với chính quyền Vatican mà còn phải vâng lệnh chính quyền Vatican. Làm sao mà quan chức chính quyền của Vatican, một nhà nước có chủ quyền, một cường quốc hàng đầu thế giới, mà không thông đồng với nước ngoài (nhà nước Vatican) được. Vấn đề của Hồng Y J. Zen là vấn đề của quan hệ giữa chính quyền Vatican với chính quyền xã hội chủ nghĩa, không phải là chuyện ở Hồng Kông, không phải chỉ là chuyện hình thức Thỏa thuận bí mật Vatican – Trung Quốc 2018. Điểm nóng trong quan hệ giữa quốc gia thành Vatican, chính quyền tôn giáo toàn trị với nhà nước xã hội chủ nghĩa, ở đây là chính quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đã diễn tiến thành xung đột trực tiếp: bắt giam, buộc tội quan chức chính quyền Vatican lãnh đạo tinh thần địa phương, có quá trình dài chống chính quyền xã hội chủ nghĩa Trung ương. Quyền ra roi trừng trị đứa trẻ đang được thực thi. Nhưng chỉ mới bắt đứa trẻ nằm sấp, nhịp roi trên mông. Chưa có một cú roi thật sự. Phải chăng, Trung Quốc để cho chính quyền Vatican tự xử. Chính quyền Vatican lại áp dụng học thuyết Casaroli. Chính quyền Vatican Trung ương bày tỏ quan ngại và theo dõi sự việc. Còn họ để cho thuộc cấp, truyền thông phản ứng. Đó là cách làm quen thuộc, bài bản, kinh điển của chính quyền Vatican từ thời Casaroli nắm đại quyền triều đình Vatican những năm 1960 đến nay. Chính quyền Vatican không có một hình thức đại diện nào ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tuy vậy, chính quyền Vatican đã ra sức xây dựng tòa giám mục Vatican tại hồng kông thành một dạng đại diện không chính thức cho chính quyền Vatican tại Trung Quốc. Trên các cơ quan truyền thông thuộc chính quyền Vatican các trang mạng xã hội của giáo sĩ, giáo dân thuộc chính quyền Vatican đều chỉ trích Trưởng quan hành chính Hồng Kông đã hết nhiệm kỳ là bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, người ký lệnh bắt Hồng y J. Zen. Phải chăng đó là vì Trưởng quan hành chính mới được bầu chưa nhậm chức. Dư luận thuộc chính quyền Vatican nói bà Trưởng quan hành chính Lâm là người theo tôn giáo thuộc chính quyền Vatican mà lại ký lệnh bắt Đức Hồng y. Có ý kiến yêu cầu rút phép thông công bà Lâm, tức là khai trừ. Không lẽ, truyền thông, mạng xã hội thuộc chính quyền Vatican không biết các Trưởng quan hành chính Hồng Kông đều phải vâng lệnh chính quyền Trung Quốc. Có thể đây là mưu kế của chính quyền Vatican, vận dụng học thuyết Casaroli, là phản ứng, nhưng tính toán, tránh né đối tượng cần phải tránh. Phản ứng với cảnh sát Hồng Kông, với chính quyền Hồng Kông thì tha hồ tập trung quyết liệt. Còn lơ đi với chính quyền Trung Quốc. Đứa bé không dám chửi người ra lệnh đánh nó, mà chỉ chửi người cầm roi. Dự Đoán Các Kịch Bản Quanh Vụ Hồng Y J. Zen Trung Quốc là một cường quốc ngoại giao thì át sẽ phải giải quyết bằng con đường ngoại giao. Hiện nay, chính quyền Vatican về nguyên tắc được coi là không có quan hệ gì với chính quyền Trung Quốc. Đó là “de jure”, danh nghĩa. Nhưng thực tế, Tòa Đại sứ Trung Quốc tại Ý đã tham gia các hoạt động ngoại giao cho chính quyền Vatican tổ chức. Có trường hợp chính quyền Vatican cố ý không mời đại sứ Đài Loan, tức Trung Hoa Dân Quốc, mà đi mời đại diện Tòa Đại sứ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Cho nên, chính quyền Vatican và chính quyền Trung Quốc tiếp xúc với nhau không cần thông qua bên thứ ba (tức trường hợp hai nước không có quan hệ ngoại giao với nhau tiếp xúc qua cơ quan đại diện của nước trung gian). Chính quyền Vatican cũng cử Sứ thần nhà nước Vatican tại Nhật Bản giữ nhiệm vụ liên lạc trực tiếp với chính quyền Trung Quốc (chứ không phải liên lạc với chính quyền Trung Quốc thông qua Tòa Đại sứ Nhật Bản tại Trung Quốc, một mô hình ngoại giao thường thấy). - Hoặc chính quyền Trung Quốc bảo gì thì chính quyền Vatican vâng dạ làm theo, làm một đứa trẻ ngoan, để chính quyền Trung Quốc tự quẳng thêm mẫu bánh nào thì ngoặm lấy, trông cậy vào lòng tốt, lòng thương hại của chính quyền Trung Quốc. Chính quyền Trung Quốc sẽ bảo chính quyền Hồng Kông tha cho Hồng y J. Zen hoặc tạm treo lại việc xét xử. - Hoặc hai bên án binh bất động, cứ theo Thỏa thuận Bí mật Vatican – Trung Quốc đã ký mà thực hiện, không nói gần nói xa, dèm dò, “cạnh khóe” gì, vụ việc Hồng y J. Zen để lại đó. - Hoặc chính quyền Trung Quốc tiếp tục dằn mặt chính quyền Vatican bằng cách chỉ đạo chính quyền Hồng Kông tiếp tục vụ án Hồng y J. Zen, kể cả đưa ra xét xử, nhưng hoãn thi hành án giam (truyền thông nói tội danh mà Hồng y J. Zen bị buộc khung hình phạt có mức cao nhất là tù chung thân). Không phải chỉ Hồng y J. Zen bị đưa lên thớt mà trong trường hợp này, chính quyền Vatican cũng như cá nằm trên thớt. Phải chăng, thi hành án giam tù Hồng y J. Zen thì chính quyền Trung Quốc phết roi vào chính quyền Vatican. Nếu thế, chính quyền Vatican sẽ rơi vào tình trạng bi kịch nhục nhã. Nếu cứ gia hạn Thỏa thuận Bí mật Vatican – Trung Quốc 2018 trong hoàn cảnh như vậy thì không ra gì. Còn nếu hủy thì thay vì miếng bánh, cái mà chính quyền Vatican sẽ nhận ra là một cục đá. - Hoặc, chính quyền Vatican ngoan ngoãn, cam chịu vâng lời chính quyền Trung Quốc truyền đạt đến chính quyền Vatican qua các lần liên lạc mật, đến đâu hay đến đó. Chính quyền Vatican tự mình nâng cấp tính chất con tin của mình trước chính quyền Trung Quốc. - Hoặc, chính quyền Vatican đối kháng mạnh mẽ Trung Quốc vì Hồng y J. Zen. Như thế, chính quyền Vatican tự tiêu hủy thành quả mấy chục năm thương lượng cầu xin chính quyền Trung Quốc. Chính Quyền Vatican Có Tòa Khâm Sứ Tại Hồng Kông Hay Không. Đây là câu hỏi của một bạn đọc. Tôi chỉ mới đọc nhiều hơn sách về quan hệ quốc tế thời gian gần đây, nên xin trả lời chỉ với hiểu biết hạn hẹp. Trước năm 1997, Hồng Kông là thuộc địa Anh. Các quốc gia có quan hệ ngoại giao đầy đủ với Anh đặt Tòa Tổng lãnh sự tại Hồng Kông. Chính quyền Vatican dù có quan hệ ngoại giao đầy đủ với các nước vẫn không đặt các tổng lãnh sự quán, lãnh sự quán tại các thành phố lớn của đối tác ngoại giao, nên trước năm 1997, chính quyền Vatican không có cơ quan đại diện ngoại giao tại Hồng Kông. Do đó, sau năm 1997, chính quyền Vatican về nguyên tắc đã không có quan hệ ngoại giao với Hồng Kông, trong khi các nước khác như Mỹ, Pháp... vẫn duy trì Tổng lãnh sự ở Hồng Kông và các tòa Tổng lãnh sự này không do Tòa Đại sứ các nước trên tại Trung Quốc đóng ở Bắc Kinh chủ quản, mà Tổng lãnh sự tại Hồng Kông báo cáo trực tiếp cho Bộ ngoại giao chính quốc. Ở vào thế như vậy, Vatican chẳng thể nào đặt cơ quan ngoại giao ở Hồng Kông sau 1997. Tình trạng ngoại giao của Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông ở vào thế duy trì nguyên trạng (status quo). Chính quyền Vatican không có nguyên trạng đã có Tòa Tổng lãnh sự để duy trì như các nước khác. Chính quyền trung quốc không cho phép chính quyền vatican cử đại diện thường trú, đại diện không thường trú hoặc một hình thức đại diện nào hết. Vì vậy, vai trò của một quan chức cao cấp như Hồng y J. Zen là hết sức đặc biệt. J. Zen là một hồng y, chức thánh giám mục, thì dù hồi hưu, tiếng nói đại diện cho chính quyền Vatican cũng hơn người đứng đầu đại diện thường trú của chính quyền thường chỉ là linh mục, có tước phong Đức ông, kém xa Hồng y. Ảnh hưởng của việc bắt giữ, buộc tội Hồng Y J. Zen đối với quan chức chính quyền Vatican đương nhiệm tại Hồng Kông. Về mặt luật pháp, ai vi phạm pháp luật, người đó chịu trách nhiệm. Trong bài báo đăng trên VietCatholic News được đề cập ở trên, có thông tin rằng Hồng y J. Zen biết trước mình sẽ bị bắt. Do đó, chính ở việc Hồng y J. Zen cứ ở lại Hồng Kông chờ bị cảnh sát bắt là thách thức chính quyền Trung Quốc. Nếu chính quyền đấu dịu, Hồng y J. Zen phải qua Vatican cư trú. Ở lại Hồng Kông khác nào Hồng y J. Zen trêu chính quyền Bắc Kinh, rằng “ngon cứ bắt”. J. Zen là một giám mục, là một hồng y. Chính quyền Trung Quốc bắt là thách thức chính quyền Vatican, phải chăng thách thức cả phương Tây. Chính quyền Trung Quốc không ngán ngại gì chức thánh giám mục, tước phong Hồng y và cả cái tuổi 90. Bắt là bắt. Cho nên, việc bắt giữ Hồng y J. Zen có ý nghĩa khác quan, đương nhiên là cảnh cáo các quan chức chính quyền vatican tại trung quốc (gồm khu hành chính đặc biệt Hồng Kông) là không được vi phạm pháp luật, giám mục, hồng y, 90 tuổi cũng không ăn thua gì đâu. Trong quá trình liên hệ với chính quyền các nước xã hội chủ nghĩa (nói chung) từ năm 1917, quan chức chính quyền Vatican thường cho rằng họ có một thứ áo giáp cực kỳ hiệu quả, một cột chống lưng hết sức vững chắc, là chính quyền Vatican. Chức thánh càng cao thì họ càng mạnh. Sự can thiệp của chính quyền Vatican cũng tỏ ra hiệu quả trong nhiều trường hợp. Hồng y J. Zen trước đây có lẽ cũng nghĩ như vậy, cho nên Hồng y J. Zen tỏ ra không sợ sệt gì. Do vậy, việc bắt giữ, buộc tội Hồng y J. Zen là lời cảnh cáo nghiêm khắc và có hiệu lực mạnh mẽ đối với các quan chức chính quyền Vatican tại Trung Quốc (gồm lãnh thổ Hồng Kông) và cả với chính quyền Vatican. Trước đây, chính quyền Vatican thường đưa các linh mục già, nghỉ hưu lên tuyến một đối kháng chính quyền Trung Quốc. Trường hợp Hồng y J. Zen là một bài học mà họ có thể rút ra. Ở trên, chúng ta dùng hình ảnh quất roi để so sánh điều mà chính quyền Vatican phải chịu đựng khi Hồng y J. Zen bị bắt. Đúng ra, phải so sánh với tình trạng chịu bị tát vào mặt mới đúng. Không hiểu chính quyền Vatican có đưa “má còn lại ra để chịu tát” như lời dạy của Chúa Giêsu Ky tô. (còn tiếp) (Ảnh minh họa lấy tư liệu từ internet) Hồng Y J. Zen Hồng y Parolin Hồng y Casaroli FACEBOOK MINH THẠNH THÔNG BÁO. THÔNG BÁO NÀY LÀ MỘT PHẦN NỘI DUNG BÀI VIẾT: Facebook Minh Thạnh hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với nội dung các bình luận phản hồi, nội dung thể hiện ngoài bài viết dưới mọi hình thức: văn bản, âm thanh, hình ảnh, video gồm cả do bạn đọc gởi đến, hay do Facebook hiển thị từ trích dẫn nguồn trong bài. Hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với mọi hình thức đăng tải lại, khai thác, sử dụng, trích dẫn bài viết, dù trong những trường hợp không hạn chế những việc trên. Hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với những suy đoán, rút ra kết luận, liên hệ chủ quan, riêng tư, tùy tiện, không căn cứ chính xác vào nội dung ngôn từ bài viết. Hoàn toàn không chịu trách nhiệm liên hệ đến những danh từ riêng không được nói đến trong bài. Hoàn toàn không chịu trách nhiệm về các câu trả lời đối với những câu hỏi được nêu ra trong bài viết. Hoàn toàn không chịu trách nhiệm về những nội dung thông tin, bình luận, số liệu, tư liệu, trích dẫn nêu trong bài có tựa đề đặt dấu hỏi, hoặc nêu trong câu hỏi, hoặc dưới dạng câu hỏi hoặc kèm những hình thức thể hiện nghi vấn khác. Trong tinh thần chặt chẽ trong việc tự biên tập, tự kiểm duyệt theo hướng những quan điểm của các quy định mới về an ninh mạng, Facebook Minh Thạnh hạn chế tối đa việc nêu các danh từ riêng cơ quan, tổ chức, cá nhân; hạn chế tối đa việc đưa đường dẫn, hạn chế tối đa việc đăng hình, hạn chế tối đa việc đăng lại trực tiếp nội dung cần trích dẫn mà thay bằng tường thuật gián tiếp (không đòi hỏi tuyệt đối chính xác)... Trường hợp Facebook Minh Thạnh đăng hình ảnh được công bố trên truyền thông đại chúng (internet), kết quả tìm kiếm của Google, Google thông báo hình ảnh có thể có bản quyền, không xác định rõ bản quyền có hay không, thì đối với hình ảnh đã đăng có bản quyền và có điều kiện đăng, xin vui lòng liên hệ riêng để chỉ đăng lại sau khi đã thỏa thuận. Tất cả hình ảnh được đăng trên Facebook Minh Thạnh đều chỉ có tính chất minh họa mà thôi. Nếu ảnh không có lời chú thích trong bài viết, ảnh không liên hệ nội dung bài viết. Hình ảnh luôn luôn được đăng bên ngoài bài viết. Cảnh báo có Facebook Minh Thạnh giả, dùng chân dung của tác giả Minh Thạnh. Cảnh báo về trường hợp tấn công tin học vào Facebook Minh Thạnh làm biến động nội dung và kỹ thuật trình bày như đã xảy ra. Mong bạn đọc hỗ trợ bằng cách thông tin khi phát hiện những vấn đề bất thường, nhất là ở những bài viết cũ. Trường hợp có tấn công tin học, tác giả Minh Thạnh không chịu trách nhiệm về những biến động nội dung (gồm bài viết, hình ảnh, video, âm thanh...). Cá nhân, đơn vị tổ chức tấn công tin học chịu hoàn toàn trước pháp luật. Hoan nghênh ý kiến phê bình, đóng góp từ bạn đọc và tích cực điều chỉnh nếu xét thấy phù hợp. Thông báo này là một phần của nội dung bài viết, vì vậy tác giả bài viết không chịu trách nhiệm nếu phát sinh khiếu nại tố cáo đối với bài viết trong những trường hợp đã nêu ở trên. Bài viết đến đây là hết. Minh Thạnh (vinasat1.132@gmail.com, 0915553610). ____________ COMMENTS ____________ Nguồn @cusiminhthanh ngày 04 tháng 4, 2022
|