[VATICANOLOGY] Chính Quyền Vatican Tưởng Thưởng Phong Hồng Y Cho Hình Mẫu Quan Chức Lật Đổ Và Đưa Lực Lượng Nắm Quyền

[VATICANOLOGY] - Chính Quyền Vatican Tưởng Thưởng Phong Hồng Y

Cho Hình Mẫu Quan Chức Lật Đổ Và Đưa Lực Lượng Nắm Quyền?

Minh Thạnh

http://sachhiem.net/TONGIAO/tgM/MinhThanh38.php

01-Sep-2022

Liên hệ đến Chính quyền Vatican thì mọi hoạt động tôn giáo chính đều là hoạt động chính trị? Do đó, xung đột người Ấn Độ giáo với giáo dân Chính quyền Vatican tại Ấn Độ trước hết là vấn đề chính trị hay là vấn đề tôn giáo thì còn phải cân nhắc.

Hồng Y Hình Mẫu Làm Chính Trị

Giáo luật của Chính quyền Vatican không cho phép quan chức tu sĩ tham gia hoạt động chính trị trực tiếp (nghĩa là không được giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước sở tại), nhưng học thuyết xã hội khuyến khích giáo dân, khuyến khích giáo dân thuộc Chính quyền Vatican làm chính trị, ra sức nắm chính quyền? Còn các quan chức Chính quyền Vatican có thể hoạt động chính trị ở cấp cao hơn: đứng ở phía sau lật đổ, phế truất cũng như đưa lực lượng mà họ hậu thuẫn nắm chính quyền?

Các quan chức Chính quyền Vatican làm những việc như trên công khai, thậm chí ra uy một cách thô bạo, không cần dấu giếm hay ẩn mình trong bóng tối?

Chính quyền Vatican tưởng thưởng, khuyến khích hoạt động chính trị lật đổ và nắm quyền đó của quan chức Chính quyền Vatican các cấp.

Làm chính trị kiểu Chính quyền Vatican là không trực tiếp nắm luôn hệ thống chính quyền quốc gia bằng lực lượng quan chức, nhưng tạo ra môi trường, thúc đẩy lực lượng giáo dân nắm lấy chính quyền? Và đương nhiên như vậy thì phải lật đổ những chính quyền mà Chính quyền Vatican không hài lòng, truất quyền những chính khách làm Chính quyền Vatican gai mắt?

Chính quyền Vatican Trung ương tưởng thưởng quan chức các cấp làm chính trị tốt, lật đổ mạnh, khéo đưa tay chân lên nắm chính quyền bằng nhiều cách, trong đó có việc thăng quan tiến chức. Linh mục lên giám mục, tổng giám mục? Giám mục, tổng giám mục thêm tước hồng y?

Trong đợt phong hồng y mới đây (27/8/2022), truyền thông Chính quyền Vatican ra sức tuyên dương một tân hồng y như một hình mẫu làm chính trị, theo kiểu lật đổ, phế truất, nắm chính quyền? Tất nhiên, nhiều hồng y khác cũng được tưởng thưởng như vậy, như chúng ta chưa có dịp biết đến thành tích lật đổ và can thiệp chính trị của họ?

Tân Hồng y được nói đến ở đây như là một điển hình can thiệp chính trị là ông Filipe Neri Fernão, người Ấn, Tổng giám mục Goa và Daman, Ấn Độ.

Đối Kháng Đảng Cầm Quyền Ấn Độ Giáo, Lật Đổ Bằng Buộc Tội Tham Nhũng, Tác Động Bầu Cử?

Học thuyết xã hội của Chính quyền Vatican cho phép việc dùng bạo lực lật đổ các nhà nước mà Chính quyền Vatican không chấp nhận? Chúng ta không xa lạ với sự thiện nghệ Chính quyền Vatican trong hoạt động lật đổ bằng bạo lực, gián tiếp, và có khi bán trực tiếp bằng lực lượng Catholic action?

Nhưng Ấn Độ được coi là nền dân chủ lớn nhất thế giới. Cho nên, Chính quyền Vatican không thể sử dụng bạo lực? Đối với các nhà nước dân chủ, Chính quyền Vatican vẫn cứ xử lý can thiệp khi họ muốn? Những trường hợp như vậy, Chính quyền Vatican có những tiêu chí đánh giá và phương cách xử lý riêng? Không vừa ý với nhà nước nào, đảng cầm quyền nào, thì Chính quyền Vatican cứ mạnh tay xử lý, không cần bàn luận chính nghĩa, phi nghĩa, hợp pháp hay không...?

Cầm quyền ở Ấn Độ hiện nay là một đảng dân tộc chủ nghĩa Ấn Độ giáo? Tất yếu, Chính quyền Vatican ở một vị thế đối lập với đảng cầm quyền Ấn Độ, do vấn đề tôn giáo?

Đảng cầm quyền dân tộc chủ nghĩa Ấn Độ giáo về đối ngoại ra sức xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với Chính quyền Vatican trung ương?

Tuy nhiên, do xung đột tất yếu trong tình cảm tôn giáo (có lẽ chủ yếu không phải chủ trương chính trị), đảng cầm quyền không có thiện cảm với Chính quyền Vatican trong nước? Trong thực tế, các vụ va chạm giữa Chính quyền Vatican địa phương và chính quyền Ấn Độ tương ứng vẫn thường xảy ra?

Truyền thông Chính quyền Vatican vẫn thường đưa tin về những mâu thuẫn, xung đột giữa tín đồ Ấn Độ giáo (đa số, 80% dân số Ấn Độ) và giáo dân thuộc chính quyền Vatican (thiểu số, nhưng tổ chức chặt chẽ)?

Truyền thông Chính quyền Vatican cáo buộc chính quyền các địa phương Ấn Độ làm ngơ cho tín đồ Ấn Độ giáo hành động, hoặc ngầm ủng hộ người Ấn giáo? Truyền thông Chính quyền Vatican vẫn cho rằng các cơ quan nội chính Ấn Độ (công an, tòa án) ác cảm với giáo dân thuộc Chính quyền Vatican? Trong khi đó, chính quyền Ấn Độ vẫn cho rằng Ấn Độ là quốc gia đa dạng, hài hòa tôn giáo hàng đầu thế giới?

Đi vào trường hợp cụ thể của hồng y mới tựu chức của Ấn Độ, thì mâu thuẫn giữa đảng cầm quyền và Chính quyền Vatican các địa phương là điều đương nhiên xảy ra? Đó là do vấn đề xung đột tôn giáo, nhưng có lẽ trước hết là do bản chất làm chính trị của Chính quyền Vatican, đồng thời do các phức cảm thuộc tánh của Chính quyền Vatican (phức cảm cố kết, phức cảm tự cô lập, phức cảm máu, phức cảm tử đạo...)?

Chính quyền Vatican với bản chất làm chính trị cố hữu (lật đổ, khuynh loát, kiểm soát chính quyền) thì việc giáo dân Chính quyền Vatican xung đột thường xuyên với đảng cầm quyền là điều ắt phải?

Tân giám mục Goa tiến chức Hồng y là do những thành tích chính trị của ông?

Chính quyền Vatican tự nhận họ có quyền năng “công lý” (thường đi kèm với từ “hòa bình”), tức có thẩm quyền xét xử bất cứ ai họ muốn, kể cả trong lĩnh vực chính trị? Mỗi quan chức Chính quyền Vatican tự coi mình có thẩm quyền của một thẩm phán, và họ không chỉ là trong phạm vi tòa án, mà là quan tòa của toàn xã hội theo kiểu chuyên chế trung cổ?

Quyền lực cụ thể của mỗi thẩm phán là quan chức Chính quyền Vatican ở mỗi địa phương như thế nào, mạnh mẽ ra sao, thì tùy thuộc vào sức mạnh của mỗi cộng đoàn giáo dân Chính quyền Vatican cụ thể?

Vai trò “thẩm phán chính trị” của các quan chức Chính quyền Vatican ở các địa phương là một dạng quyền lực của nhà chính trị?

Sức mạnh của các đơn vị địa phương Chính quyền Vatican không phụ thuộc vào số lượng giáo dân, mà phụ thuộc vào ý thức cố kết, tinh thần tử đạo...? Một quan chức Chính quyền Vatican dưới tay chỉ có một số lượng giao dân thiểu số có thể vẫn là một chính trị gia mạnh mẽ, nếu quan chức đó theo đúng bài bản của Chính quyền Vatican?

Tổng giám mục Tổng giáo phận Goa, Ấn Độ lên được tước hồng y cũng nhờ khả năng chính trị tạo quyền lực từ một cộng đoàn giáo dân thuộc Chính quyền Vatican chỉ thuộc loại thiểu số?

Thành tích của tân hồng y là thành tích đánh đổ và nắm quyền?

Về đánh đổ, truyền thông Chính quyền Vatican cho biết tân hồng y có thành tích “chống tham nhũng”? Chính quyền Vatican chống tham nhũng thì đó chính là họ muốn biến quan chức chính quyền nào thành tội phạm thì họ cứ việc ra tay theo ý họ? Nhà thờ, giáo phận, giáo xứ Chính quyền Vatican khi đó trở thành pháo đài bảo vệ các quan chức Chính quyền Vatican? Chính quyền quốc gia sở tại trung ương và địa phương rất khó có các phản ứng đáp trả với các quan chức Chính quyền Vatican, cho dù họ có thể đưa ra những cáo buộc tham nhũng không chứng không cứ?

Không một nhà hoạt động chính trị nào có thể tập họp quần chúng chủ nhật hàng tuần, dưới tay là cả trăm ngàn quần chúng như một tổng giám mục?

Các nhà thờ thuộc Chính quyền Vatican (trường hợp được nói đến ở đây là ở Ấn Độ) đều là các tòa án hay các vũ đài chính trị? Tổng giám mục Tổng giáo phận Goa nói ai tham nhũng thì giáo dân thuộc Chính quyền Vatican “chống tham nhũng nhằm” ngay vào quan chức đó?

Việc tổng giám mục công bằng, sáng suốt, phân minh hay không là chuyện khác? Nếu Tổng giám mục “bới lông tìm vết” những quan chức chính quyền địa phương hay trung ương nào đó để tìm cách loại trừ, thanh lọc, sắp xếp chính quyền theo những tiêu chí của Chính quyền Vatican thì cũng không khó?

Cấp độ quyền lực của Chính quyền Vatican chính là ở chỗ này? Phương cách thực hiện quyền lực của Chính quyền Vatican cũng chính là ở chỗ này?

Nếu quan chức Chính quyền Vatican như Tổng giám mục Tổng giáp phận Goa muốn đánh đổ ai, thì họ đưa chính trị gia đó vào ống ngắm súng chống tham nhũng, rồi “bóp cò”?

Cũng theo truyền thông Chính quyền Vatican, thành tích thứ hai của Tổng giám mục Tổng giáo phận Goa do đó mà ông được phong hồng y là do tổng giám mục “hướng dẫn bầu cử”? Đánh đổ quan chức chính quyền bằng cáo buộc tham nhũng rồi đưa những chính khách ưng ý lên nắm quyền bằng hướng dẫn bầu cử (tức là định hướng nhân sự, làm công tác tổ chức trong bóng tối, theo những tiêu chí của Chính quyền Vatican?) đều phù hợp với học thuyết xã hội Chính quyền Vatican?

Ở Ấn Độ, giáo dân thuộc Chính quyền Vatican vẫn ở mức thiểu số so với tín đồ Ấn Độ giáo, nên việc bầu cử có định hướng, có kế hoạch, có tổ chức sắp xếp nhân sự trọng tâm là cơ sở để Chính quyền Vatican nắm lấy quyền lực ở mức độ, tối ưu trong hoàn cảnh thiểu số?

Như trên đã phân tích, chính hoạt động chính trị của Chính quyền Vatican tại Ấn Độ đã khiến cho hố sâu ngăn cách người Ấn giáo với giáo dân Chính quyền Vatican ngày càng sâu thêm, do đó, càng đẩy nhiệt độ xung đột lên cao?

Liên hệ đến Chính quyền Vatican thì mọi hoạt động tôn giáo chính đều là hoạt động chính trị? Do đó, xung đột người Ấn Độ giáo với giáo dân Chính quyền Vatican tại Ấn Độ trước hết là vấn đề chính trị hay là vấn đề tôn giáo thì còn phải cân nhắc?

Lực lượng Chính quyền Vatican càng mạnh ở đâu thì vị thế, quyền lực, ảnh hưởng của đảng cầm quyền tại Ấn Độ, một đảng dân tộc chủ nghĩa Ấn Độ giáo càng sa sút ở đó? Mâu thuẫn, xung đột phát sinh là diễn tiến tất yếu, khách quan?

Bài viết này giúp bạn đọc hiểu hơn cách làm chính trị của các quan chức Chính quyền Vatican qua một trường hợp cụ thể đánh đổ và nắm quyền?

Một tư liệu có thể tham khảo về hoạt động chính trị của Tân hồng y Giáo phận Goa, Ấn Độ là Bản tin VietCatholic News có nhan đề “Kitô hữu Trung Quốc dồn dập tin buồn: Sau 465, tổng giáo phận Goa của Ấn Độ có vị Hồng y”? Xin phép chỉ dẫn tựa đề, không dẫn địa chỉ vì đây là báo đài hải ngoại.

 

FACEBOOK MINH THẠNH THÔNG BÁO. THÔNG BÁO NÀY LÀ MỘT PHẦN NỘI DUNG BÀI VIẾT:

Facebook Minh Thạnh hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với nội dung các bình luận phản hồi, nội dung thể hiện ngoài bài viết dưới mọi hình thức: văn bản, âm thanh, hình ảnh, video gồm cả do bạn đọc gởi đến, hay do Facebook hiển thị từ trích dẫn nguồn trong bài.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với mọi hình thức đăng tải lại, khai thác, sử dụng, trích dẫn bài viết, dù trong những trường hợp không hạn chế những việc trên.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với những suy đoán, rút ra kết luận, liên hệ chủ quan, riêng tư, tùy tiện, không căn cứ chính xác vào nội dung ngôn từ bài viết.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm liên hệ đến những danh từ riêng không được nói đến trong bài. Hoàn toàn không chịu trách nhiệm về các câu trả lời đối với những câu hỏi được nêu ra trong bài viết.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm về những nội dung thông tin, bình luận, số liệu, tư liệu, trích dẫn nêu trong bài có tựa đề đặt dấu hỏi, hoặc nêu trong câu hỏi, hoặc dưới dạng câu hỏi hoặc kèm những hình thức thể hiện nghi vấn khác.

Trong tinh thần chặt chẽ trong việc tự biên tập, tự kiểm duyệt theo hướng những quan điểm của các quy định mới về an ninh mạng, Facebook Minh Thạnh hạn chế tối đa việc nêu các danh từ riêng cơ quan, tổ chức, cá nhân; hạn chế tối đa việc đưa đường dẫn, hạn chế tối đa việc đăng hình, hạn chế tối đa việc đăng lại trực tiếp nội dung cần trích dẫn mà thay bằng tường thuật gián tiếp (không đòi hỏi tuyệt đối chính xác)...

Trường hợp Facebook Minh Thạnh đăng hình ảnh được công bố trên truyền thông đại chúng (internet), kết quả tìm kiếm của Google, Google thông báo hình ảnh có thể có bản quyền, không xác định rõ bản quyền có hay không, thì đối với hình ảnh đã đăng có bản quyền và có điều kiện đăng, xin vui lòng liên hệ riêng để chỉ đăng lại sau khi đã thỏa thuận. Tất cả hình ảnh được đăng trên Facebook Minh Thạnh đều chỉ có tính chất minh họa mà thôi. Nếu ảnh không có lời chú thích trong bài viết, ảnh không liên hệ nội dung bài viết. Hình ảnh luôn luôn được đăng bên ngoài bài viết.

Cảnh báo có Facebook Minh Thạnh giả, dùng chân dung của tác giả Minh Thạnh.

Cảnh báo về trường hợp tấn công tin học vào Facebook Minh Thạnh làm biến động nội dung và kỹ thuật trình bày như đã xảy ra. Mong bạn đọc hỗ trợ bằng cách thông tin khi phát hiện những vấn đề bất thường, nhất là ở những bài viết cũ. Trường hợp có tấn công tin học, tác giả Minh Thạnh không chịu trách nhiệm về những biến động nội dung (gồm bài viết, hình ảnh, video, âm thanh...). Cá nhân, đơn vị tổ chức tấn công tin học chịu hoàn toàn trước pháp luật.

Hoan nghênh ý kiến phê bình, đóng góp từ bạn đọc và tích cực điều chỉnh nếu xét thấy phù hợp. Thông báo này là một phần của nội dung bài viết, vì vậy tác giả bài viết không chịu trách nhiệm nếu phát sinh khiếu nại tố cáo đối với bài viết trong những trường hợp đã nêu ở trên.

Bài viết đến đây là hết.

Minh Thạnh

(vinasat1.132@gmail.com, 0915553610).

____________ COMMENTS ____________

Nguồn @cusiminhthanh ngày 01/9/2022; 9:03 PM

 

Trang Tôn Giáo