[VATICANOLOGY] Tại Sao Chính Quyền Vatican Thèm Khát Quan Hệ Ngoại Giao Và Đưa Giáo Hoàng Đến Việt Nam. - Bài 4 - Câu Hỏi Về Cụm Từ “Đại Diện Đức Thánh Cha Tại Việt Nam” Mà Hội Đồng Giám Mục Việt Nam Sử Dụng

[VATICANOLOGY] - Tại Sao Chính Quyền Vatican Thèm Khát Quan Hệ Ngoại Giao Và Đưa Giáo Hoàng Đến Việt Nam. - Bài 4

Câu Hỏi Về Cụm Từ “Đại Diện Đức Thánh Cha Tại Việt Nam” Mà Hội Đồng Giám Mục Việt Nam Sử Dụng.

Minh Thạnh

http://sachhiem.net/TONGIAO/tgM/MinhThanh33b.php

29-May-2022

Chính quyền Việt Nam và chính quyền Vatican chưa thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức. Tuy nhiên, giữa hai nước đã có liên lạc. Liên lạc chứ không phải quan hệ ngoại giao. Cho nên mới có chức danh “đại diện không thường trú” của Vatican tại Việt Nam.

Tự xưng hay nhận giới thiệu là “Đại diện Đức Thánh Cha” khi chưa được bổ nhiệm là Apostolic Nunciature – Sứ thần tòa thánh tại một nước, phải chăng là xưng “ẩu”, xưng “hỗn”, nhận “ẩu”, nhận “hỗn”

Minh Thạnh giới thiệu Biên bản Hội nghị thường niên kỳ 1/2022 Hội đồng Giám mục Việt Nam tại biên bản hội nghị thường niên kỳ i/2022, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam dùng cụm từ “Đại Diện Đức Thánh Cha Tại Việt Nam”.

Xin giới thiệu để bạn đọc vào xem “Biên bản Hội nghị thường niên kỳ 1/2022 Hội đồng Giám mục Việt Nam" đăng trên trang Hội đồng Giám mục Việt Nam, ngày 29/4/2022. Xem: https://www.hdgmvietnam.com/.../hoi-dong-giam-muc-viet....

Trong biên bản này, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã dùng cụm từ “đại diện Đức Thánh Cha tại Việt Nam” thay vì đại diện không thường trú của quốc gia thành Vatican tại Việt Nam.

Xin bạn đọc cùng suy nghĩ để giải đáp nghi vấn.

Có ý nghĩa như thế nào khi cụm từ “đại diện Đức Thánh Cha tại Việt Nam” được dùng thay cho “đại diện không thường trú” Vatican tại Việt Nam.

Hiện nay, dường như đã có chủ trương nâng cấp đại diện không thường trú Vatican tại Việt Nam thành đại diện thường trú Vatican tại Việt Nam.

Tuy nhiên, việc nâng cấp còn trong vòng thảo luận, bàn bạc. Vẫn chưa có đại diện thường trú và văn phòng đại diện thường trú Vatican tại Việt Nam.

Thế nhưng tại sao Hội đồng Giám mục Việt Nam đã sớm dùng cụm từ “đại diện Đức Thánh Cha tại Việt Nam”, cụm từ chỉ dành để gọi sứ thần chính quyền Vatican.

Đây có phải là sự lầm lẫn và nếu là lầm lẫn, thì đó là lầm lẫn có ý thức hay lầm lẫn vô thức.

Phân biệt “đại diện không thường trú” của Vatican tại Việt Nam với “đại diện Đức Thánh Cha” tại Việt Nam.

Hiện nay, trong quan hệ với chính quyền Vatican, chỉ có chức danh “đại diện không thường trú” tại Việt Nam.

Chính quyền Việt Nam và chính quyền Vatican chưa thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức. Tuy nhiên, giữa hai nước đã có liên lạc. Liên lạc chứ không phải quan hệ ngoại giao. Cho nên mới có chức danh “đại diện không thường trú” của Vatican tại Việt Nam.

Trong khoa học quan hệ quốc tế, hiện có khái niệm “đại sứ trên thực tế” (de facto embassy). Trường hợp đặt “tòa đại sứ thực tế”, dĩ nhiên sẽ không có tòa đại sứ không chính thức mà sẽ có văn phòng của một cơ quan dưới một tên gọi nào đó. Thí dụ, Đài Loan có “Văn phòng Đại diện Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc” tại thành phố lớn ở các quốc gia.... Dù không có quan hệ ngoại giao, chính quyền Việt Nam vẫn công nhận visa Đài Loan và ngược lại.

Quan chức tại các văn phòng “đại sứ trên thực tế” này không có đặc quyền ngoại giao, không có quyền miễn trừ ngoại giao (trừ trường hợp có thỏa thuận đặc biệt).

Đại sứ trên thực tế” không có đặc quyền ngoại giao, không có quyền miễn trừ ngoại giao thì không được coi là đại diện cho nguyên thủ quốc gia, cho nên không được sử dụng cờ, quốc huy của quốc gia mà họ là đại diện trên thực tế, không chính thức.

Mặc dù có thể thực hiện các hoạt động như một cơ quan đại diện ngoại giao, như cấp thị thực nhập cảnh, công tác kiều dân, nhưng văn phòng “đại sứ trên thực tế” được cố ý phải chịu sự đối xử như một văn phòng đại diện thông thường, dĩ nhiên là không được treo quốc kỳ, không được dùng quốc huy, không được xưng là đại diện của nước mà thực tế họ là đại diện (tức không là đại diện cho nguyên thủ quốc gia), không được có cảnh sát bảo vệ văn phòng đại diện, không được sử dụng xe mang biển số ngoại giao....

Hiện nay, chính quyền Vatican không có đại diện tại Việt Nam, không có văn phòng đại diện, tức là còn dưới mức văn phòng đại diện không chính thức (đại sứ không chính thức – de facto embassy). Cho nên, “đại diện không thường trú” của Vatican tại Việt Nam không phải là “đại diện của Đức Thánh Cha tại Việt Nam. Ngay khi chính quyền Vatian có đại diện thường trú tại Việt Nam thì đại diện thường trú cũng không phải là đại diện của Giáo hoàng (nguyên thủ quốc gia Vatican).

Phiên họp do Đức ông Miroslaw Wachowski, Thứ trưởng Ngoại giao Toà Thánh, và ông Hà Kim Ngọc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, kiêm Trưởng phái đoàn Việt Nam đồng chủ trì. Ảnh Vatican news

Chỉ khi nào chính quyền Vatican có sứ thần (nuncio) tại Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì sứ thần chính quyền Vatican mới là đại diện của Giáo hoàng, nói theo cách của chính quyền Vatican là “đại diện Đức Thánh Cha”.

Chính quyền Vatican xác định rõ điều này. “Đại diện của Đức Thánh Cha” là “Apostolic Nunciature”, sứ thần tòa thánh.

Không phải ở đâu cũng có Apostolic Nunciature đại diện của Giáo hoàng, không phải ai muốn làm hay muốn được giới thiệu là Apostolic Nunciature – Đại diện của Giáo hoàng thì cũng được. Chỉ ở những quốc gia có quan hệ ngoại giao với chính quyền Vatican ở cấp đại sứ - sứ thần thì người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao chính thức của chính quyền Vatican mới được xưng là Apostolic Nunciature – Đại diện Giáo hoàng (đại diện tòa thánh). Các trường hợp khác là đại sứ của chính quyền Vatican tại hai tổ chức quốc tế liên chính phủ là Liên Minh Châu Âu hoặc Asean dường như cũng được coi là đại diện Giáo hoàng.

Đối với một quốc gia chưa có quan hệ ngoại giao với Vatican, hoặc quan hệ ngoại giao đó đã có nhưng chưa đến cấp sứ thần (thí dụ chỉ là khâm sứ), thì người đại diện cơ quan ngoại giao nước sở tại cũng không được tự xưng hay nhận sự giới thiệu là Đại diện của Giáo hoàng hay “Đại diện Đức Thánh Cha”.

Tự xưng hay nhận giới thiệu là “Đại diện Đức Thánh Cha” khi chưa được bổ nhiệm là Apostolic Nunciature – Sứ thần tòa thánh tại một nước, phải chăng là xưng “ẩu”, xưng “hỗn”, nhận “ẩu”, nhận “hỗn”.

Đại Sứ Đặc Mệnh Toàn Quyền Mới Là Đại Diện Cho Nguyên Thủ Quốc Gia.

Trong quan hệ quốc tế, các quốc gia có quan hệ ngoại giao chính thức với nhau (trước đây thuật ngữ miền Nam Việt Nam là bang giao chính thức), đặt cơ quan đại diện ngoại giao tại thủ đô của nhau.

Nhưng chỉ có người có cấp bậc (cũng gọi là hàm) được bổ nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền mới coi là đại diện nguyên thủ quốc gia của quốc gia mình đối với nguyên thủ quốc gia nước sở tại.

Tư cách đại diện cho nguyên thủ quốc gia này chỉ có được sau lễ trình quốc thư (nguyên thủ quốc gia nước sở tại đã tiếp nhận quốc thư của nguyên thủ quốc gia nước cử đại sứ đặc mệnh toàn quyền, do đại sứ đặc mệnh toàn quyền trình).

Quốc kỳ trên xe Đại sứ đặc mệnh toàn quyền chỉ được mở ra sau khi Đại sứ đặc mệnh toàn quyền trình quốc thư hoàn tất và khi đó tư cách đại diện nguyên thủ quốc gia của đại sứ đặc mệnh toàn quyền mới được thiết lập. Quốc gia có cơ quan đại diện ngoại giao có thể cử người đứng đầu các cấp bậc ngoại giao khác dưới cấp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền, nhưng chỉ có cấp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền là đại diện nguyên thủ quốc gia, trong quan hệ nguyên thủ quốc gia đến nguyên thủ quốc gia.

Xin nhấn mạnh, phải là đại diện nguyên thủ quốc gia trong quan hệ đến nguyên thủ quốc gia, không phải đại diện đến người đứng đầu chính phủ (thủ tướng), cho dù ở nhiều nước nguyên thủ quốc gia là chức vụ tượng trưng.

Thí dụ, Đại sứ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trình thư ủy nhiệm của Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đến Quốc vương Campuchia, chứ không phải trình lên thủ tướng, dù Quốc vương Campuchia chỉ là chức vụ tượng trưng, không điều hành quốc gia. Chỉ trong quan hệ nguyên thủ quốc gia đối với nguyên thủ quốc gia thì đại sứ đặc mệnh toàn quyền mới là đại diện nguyên thủ quốc gia.

Các chức vụ khác đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao như Đại biện Lâm thời đều không có tư cách đại diện nguyên thủ quốc gia.

Thí dụ, chính quyền Vatican có đặt Tòa sứ thần ở Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan) nhưng chính quyền Vatican chỉ bổ nhiệm Đại biện lâm thời (vẫn là người đứng đầu) Tòa sứ thần ở Trung Hoa Dân Quốc, thì đại biện lâm thời chính quyền Vatican tại Trung Hoa Dân Quốc không phải là đại diện nguyên thủ chính quyền Vatican tại Trung Hoa Dân Quốc, tức không phải “Đại diện Đức Thánh Cha”, mà chỉ là người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao chính thức cấp Tòa Đại sứ của chính quyền Vatican mà thôi.

Đại diện nguyên thủ của quốc gia Vatican (“Đại diện Đức Thánh Cha”) khác với người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao (chính thức) của Vatican, chúng ta phân biệt điểm rất tế nhị này.

Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao chính thức có các đặc quyền ngoại giao, quyền miễn trừ ngoại giao y như đại sứ đặc mệnh toàn quyền, trừ việc xưng là đại diện nguyên thủ quốc gia đối với quốc gia sở tại và trong quan hệ ngoại giao (nghĩa là không là Đại diện “Đức Thánh Cha”.)

Ở chính quyền Vatican, sứ thần thường là Tổng giám mục, còn quan chức tôn giáo đứng đầu cơ quan ngoại giao của chính quyền Vatican (như Đại biện Lâm thời) có thể là đức ông (tức linh mục có tước phong đức ông, do đảm nhiệm một chức vụ ở chính quyền Trung ương Vatican).

lầm lẫn của hội đồng giám mục Việt Nam là lầm lẫn có “ý thức”, hay lầm lẫn “vô thức”.

Qua nội dung phân tích ở trên, đại diện không thường trú của chính quyền vatican tại một số quốc gia không được tự xưng, không được nhận giới thiệu là “đại diện đức thánh cha”. Chỉ khi đã là một apostolic nunciature – sứ thần tòa thánh tại quốc gia sở tại thì mới được tự xưng hay nhận giới thiệu là đại diện nguyên thủ quốc gia vatican – đại diện giáo hoàng tại quốc gia đó.

Nhưng tại sao biên bản Hội đồng Giám mục Việt Nam có cụm từ “đại diện Đức Thánh Cha tại Việt Nam”, trong khi chính quyền Việt Nam và chính quyền Vatican không có quan hệ ngoại giao chính thức, nghĩa là tại Việt Nam không có Apostolic Nunciature – Sứ thần tòa thánh. Lẽ nào, Hội đồng Giám mục Việt Nam không nắm được điều đã được chính quyền Vatican xác định rất rõ và là một tập quán ngoại giao phổ biến.

Phải chăng, giới thiệu “càn” thì y như một sự “chế giễu”, “châm chọc”, “trêu ghẹo”.

Cũng có thể giới thiệu một Apostolic Nunciature một quốc gia này cũng kiêm nhiệm là Apostolic Nunciature một quốc gia khác.

Giới thiệu chính xác chức danh trong quan hệ ngoại giao, quan hệ công chúng, quan hệ truyền thông là một điều tối hệ trọng, nếu không muốn xảy ra việc mỉa mai, bôi bác như giới thiệu “trung tá” thành “trung tướng” chẳng hạn.

Có lẽ, thích hợp hơn, khi Hội đồng Giám mục Việt Nam giới thiệu một người không phải là Apostolic Nunciature là đại diện giáo hoàng, đó là giới thiệu đại diện giáo hoàng đối với giáo dân chính quyền Vatican tại Việt Nam, tức không phải “đại diện Đức Thánh Cha tại Việt Nam”.

Có thể giáo dân là dân do Hội đồng Giám mục quản lý, cai trị, thì giới thiệu ai là “đại diện của Đức Thánh cha” đối với họ là quyền của Hội đồng Giám mục từng quốc gia, bất kể chính quyền Vatican trung ương có quy định hay không. Chừng đó Hội đồng Giám mục nước sở tại nâng một “đại diện không thường trú” của chính quyền Vatican tại Việt Nam thành “đại diện của Đức Thánh Cha” đối với giáo dân nước sở tại, nghe cũng được, cũng hợp lý theo cách riêng của Hội đồng Giám mục.

Nhưng Hội đồng Giám mục Việt Nam không lựa chọn cách còn có thể coi được đó mà chọn dùng cụm từ “Đại diện Đức Thánh Cha tại Việt Nam” giới thiệu một người chưa có chức vụ Apostolic Nunciature tại Việt Nam, chỉ là một “Đại diện không thường trú”.

Phải chăng, mọi Hội đồng Giám mục, tập thể quy tụ những bộ óc lớn của chính quyền Vatican tại mỗi địa phương đều biết quyền hạn đại diện Giáo hoàng của một Apostolic Nunciature. Mọi Hội đồng Giám mục điều biết đại diện của Giáo hoàng là một vị trí thiêng liêng, không được giới thiệu bừa bãi. Do đó, nếu một Hội đồng Giám mục nào đó sai sót trong việc này thì phải chăng, do lầm lần, không phải không ý thức.

Một lần lẫn vô thức, hơn nữa là một vô thức tập thể, có thể xảy ra khi một tập thể nào đó quá ham muốn, thèm khát về một điều gì đó, mà trong thực tế họ chưa thể thỏa mãn.

Tại sao có sự thèm khát này thì chúng ta đang cùng nhau bàn luận quanh câu hỏi. Ở đây là câu hỏi sự thèm khát đó lên đến đâu tức không phải nguyên nhân của nỗi thèm khát, mà là cường độ đỉnh của cơn thèm khát.

Trong những trường hợp cơn thèm khát lên đến đỉnh điểm mà không thể thỏa mãn, thì một trong những biểu hiện (nói chung không nhằm trường hợp nào) là sự lầm lẫn vô thức, có thể so sánh với nói nhịu, nói lỡ lời do ẩn ức trong Phân tâm học của Freud (đối với mọi trường hợp, không nhằm vào trường hợp cụ thể nào.).

Các Hội đồng Giám mục (nói chung) đều nhận thức hết sức sâu sắc về tầm mức cần thiết có một đại diện giáo hoàng tại nước sở tại, sứ thần tòa thánh (Apostolic Nunciature) đối với quyền lực của chính quyền Vatican. Chừng đó, HỖ SẼ MỌC CÁNH.

Hiểu được vấn đề chung này chúng ta dễ dàng đi vào lý giải các trường hợp cụ thể. Khi đó nỗi thèm khát ý thức phát triển thành thèm khát cảm xúc. Không được thỏa mãn thì thèm khát phát sinh ẩn ức, dẫn đến lầm lẫn vô thức (nói chung theo Freud, cho mọi trường hợp.).

Ở đây, tôi không có ý nói cá nhân hay tập thể nào có những biểu hiện mang tính chất bệnh lý tâm thần, mặc dù khi vận dụng Phân tâm học Freud (vô thức, ẩn ức...) thì đều ít nhiều liên hệ với tâm thần.

(còn tiếp)

 

FACEBOOK MINH THẠNH THÔNG BÁO. THÔNG BÁO NÀY LÀ MỘT PHẦN NỘI DUNG BÀI VIẾT:

Facebook Minh Thạnh hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với nội dung các bình luận phản hồi, nội dung thể hiện ngoài bài viết dưới mọi hình thức: văn bản, âm thanh, hình ảnh, video gồm cả do bạn đọc gởi đến, hay do Facebook hiển thị từ trích dẫn nguồn trong bài.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với mọi hình thức đăng tải lại, khai thác, sử dụng, trích dẫn bài viết, dù trong những trường hợp không hạn chế những việc trên.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với những suy đoán, rút ra kết luận, liên hệ chủ quan, riêng tư, tùy tiện, không căn cứ chính xác vào nội dung ngôn từ bài viết.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm liên hệ đến những danh từ riêng không được nói đến trong bài. Hoàn toàn không chịu trách nhiệm về các câu trả lời đối với những câu hỏi được nêu ra trong bài viết.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm về những nội dung thông tin, bình luận, số liệu, tư liệu, trích dẫn nêu trong bài có tựa đề đặt dấu hỏi, hoặc nêu trong câu hỏi, hoặc dưới dạng câu hỏi hoặc kèm những hình thức thể hiện nghi vấn khác.

Trong tinh thần chặt chẽ trong việc tự biên tập, tự kiểm duyệt theo hướng những quan điểm của các quy định mới về an ninh mạng, Facebook Minh Thạnh hạn chế tối đa việc nêu các danh từ riêng cơ quan, tổ chức, cá nhân; hạn chế tối đa việc đưa đường dẫn, hạn chế tối đa việc đăng hình, hạn chế tối đa việc đăng lại trực tiếp nội dung cần trích dẫn mà thay bằng tường thuật gián tiếp (không đòi hỏi tuyệt đối chính xác)...

Trường hợp Facebook Minh Thạnh đăng hình ảnh được công bố trên truyền thông đại chúng (internet), kết quả tìm kiếm của Google, Google thông báo hình ảnh có thể có bản quyền, không xác định rõ bản quyền có hay không, thì đối với hình ảnh đã đăng có bản quyền và có điều kiện đăng, xin vui lòng liên hệ riêng để chỉ đăng lại sau khi đã thỏa thuận. Tất cả hình ảnh được đăng trên Facebook Minh Thạnh đều chỉ có tính chất minh họa mà thôi. Nếu ảnh không có lời chú thích trong bài viết, ảnh không liên hệ nội dung bài viết. Hình ảnh luôn luôn được đăng bên ngoài bài viết.

Cảnh báo có Facebook Minh Thạnh giả, dùng chân dung của tác giả Minh Thạnh.

Cảnh báo về trường hợp tấn công tin học vào Facebook Minh Thạnh làm biến động nội dung và kỹ thuật trình bày như đã xảy ra. Mong bạn đọc hỗ trợ bằng cách thông tin khi phát hiện những vấn đề bất thường, nhất là ở những bài viết cũ. Trường hợp có tấn công tin học, tác giả Minh Thạnh không chịu trách nhiệm về những biến động nội dung (gồm bài viết, hình ảnh, video, âm thanh...). Cá nhân, đơn vị tổ chức tấn công tin học chịu hoàn toàn trước pháp luật.

Hoan nghênh ý kiến phê bình, đóng góp từ bạn đọc và tích cực điều chỉnh nếu xét thấy phù hợp. Thông báo này là một phần của nội dung bài viết, vì vậy tác giả bài viết không chịu trách nhiệm nếu phát sinh khiếu nại tố cáo đối với bài viết trong những trường hợp đã nêu ở trên.

Bài viết đến đây là hết.

______________

PHỤ ĐÍNH:

 “Biên bản Hội nghị thường niên kỳ 1/2022 Hội đồng Giám mục Việt Nam đăng trên trang Hội đồng Giám mục Việt Nam, ngày 29/4/2022.

Minh Thạnh

(vinasat1.132@gmail.com, 0915553610).

____________ COMMENTS ____________

Nguồn @cusiminhthanh ngày 10 tháng 5, 2022

 

Trang Thời Sự