[VATICANOLOGY] Ky Tô Hữu Lại Giết Nhau: Vatican Lo Ngại Cho “Giáo Hội Nhà Nước” Ở Ukraina.

[VATICANOLOGY] Ky Tô Hữu Lại Giết Nhau -

Vatican Lo Ngại Cho “Giáo Hội Nhà Nước” Ở Ukraina.

Minh Thạnh

http://sachhiem.net/TONGIAO/tgM/MinhThanh23.php

02-Mar-2022

Đây là một cơ hội vàng để Vatican tấn công vào Cơ đốc Chính thống giáo Tòa thượng phụ Matxcơva và Toàn Nga. Cuộc chiến tôn giáo ở Ukraina đi vào một khúc quanh. Cái Cách Vatican Bẻ Đôi Cơ Đốc Chính Thống Giáo Ở Ukraina Bằng Một Giáo Hội Mới.(MT)

I. Lý Luận Chung Về Vấn Đề “Giáo Hội Nhà Nước”.

Hơn ai hết, Vatican hiểu rất sâu sắc về các tác động của tổ chức Giáo hội. Giáo hội Vatican ở các nước luôn là các giáo hội độc lập với nhà nước. Các giáo hội này trực thuộc Vatican, thi hành mệnh lệnh của Vatican.

Do Vatican là một thế lực chính trị toàn cầu, một đế chế có 1,3 tỷ dân, một cường quốc ngoại giao có quan hệ với hơn 180 nước, quan sát viên tại Liên Hợp Quốc và nhiều tổ chức quốc tế, nên giáo hội Vatican tại các quốc gia là những đảng chính trị giấu mặt. Theo Học thuyết Casaroli, tổ chức Giáo hội Vatican tại các quốc gia là những tổ chức siêu đảng. Siêu đảng tức cũng là một loại đảng chính trị, nhưng không trực tiếp nắm lấy chính quyền, mà hoạt động chính trị trong bóng tối, diễn xuất trong vai các nhà tu hành chỉ đạo các đảng phái tay chân.

Trong hoàn cảnh Giáo hội Vatican không vừa lòng với chính quyền đang điều hành một quốc gia, Giáo hội Vatican tại quốc gia đó sẽ hoạt động như một đảng chính trị đối lập trong bí mật. Giáo hội Vatican đối lập với sự hỗ trợ của đầu não tại Vatican sẽ sử dụng lực lượng Catholic Action Casarolism, một lực lượng bán vũ trang được ngụy trang, thành lập các đảng, các tổ chức đối lập, thành các hoạt động diễn biến hòa bình và bạo loạn lật đổ khi có cơ hội.

Vatican luôn nhìn các hoạt động tôn giáo dưới nhãn quan chính trị.

Những cái đầu ở Vatican hơn ai hết, luôn nhìn thấy trước ý nghĩa chính trị ở các hoạt động tôn giáo.

Đối với Vatican, quan hệ giữa tôn giáo và nhà nước là một vấn đề lớn. Trong vấn đề này, họ xử lý một cách khéo léo, nhuần nhụy, hiệu quả trong cương vị của những nhà chính trị thủ đoạn, mưu mô và chuyên nghiệp.

Chính Vatican cũng phải đối mặt với vấn đề giáo hội nhà nước.

Ở Trung Quốc, chính quyền lập nên một giáo hội nhà nước tách rời Catholíc Rôma giáo Trung Quốc với Vatican. Ở các nước xã hội chủ nghĩa, có những tổ chức đạo Vatican song hành. Trong trường hợp không thể đối kháng, thì Vatican xử lý thỏa hiệp đóng giả. Tức là ngoài mặt giữ gìn quan hệ với chính quyền, không tạo ra xung đột, không công nhận nhưng cũng không đối kháng.

Đến khi có cơ hội thì Vatican thanh toán ngay các tổ chức tôn giáo có liên hệ với nhà nước mà họ không hài lòng, đặc biệt là các tổ chức là người của đạo Vatican liên hệ với nhà nước cộng sản.

Thời Giáo hoàng Piô XII, Vatican xử lý mạnh tay, thô bạo, chống đối lộ liễu đối với những cố gắng từ các nhà nước can thiệp vào giáo hội, dứt khoát không cho phép các linh mục tham gia các hình thức liên hệ với nhà nước cộng sản.

Thời Giáo hoàng bóng tối Casaroli, thì việc xử lý mang tính chất thực dân mới, uyển chuyển, mềm dẻo.

Tuy nhiên, thời nào, thì sự thâm hiểm, thủ đoạn của Vatican cũng vậy. Họ không chỉ xử lý các vấn đề giáo hội nhà nước trong tôn giáo của họ, mà vươn vòi bạch tuột ra cả đối với các tôn giáo khác.

Hành động của Vatican luôn nhằm mục tiêu sao cho đem lại lợi ích cao nhất cho Vatican, Vatican hết sức linh hoạt và hành động với nhiều mặt, không phải trường hợp lúc nào họ cũng lập thế đối kháng với chính quyền. Với những chính quyền mà Vatican gật đầu, Vatican sẽ ra tay lập các tổ chức gắn bó với nhà nước đó, cũng như có thể phá hoại các giáo hội nhà nước khác ở các tôn giáo khác.

Lãnh đạo Vatican là những bộ não chính trị mưu sâu kế hiểm bậc nhất thế giới. Cho nên, các tôn giáo đều rất dễ rơi vào mưu kế của Vatican sắp sẵn. Giáo hội Vatican luôn được bảo toàn nguyên vẹn, nhưng tổ chức giáo hội các tôn giáo khác thì xáo trộn, phân hóa, chia rẽ, chịu những tác động tiêu cực từ nhà nước, hoặc bị rơi vào thế bất hợp pháp mắc vào cái bẫy của Vatican mà không biết mình đang thực hiện kịch bản của Vatican.

Tầm nhìn chính trị của quan chức các tôn giáo khác thường kém xa các quan chức Vatican, cho nên họ rất dễ bị Vatican xỏ mũi, dẫn dắt, rơi vào hoàn cảnh tự hủy hoại tôn giáo của mình.

Giáo triều Vatican hiện đại được vũ trang bằng Học thuyết Casaroli, cho nên họ luôn giữ Giáo hội Vatican ở tình trạng hợp pháp tuyệt đối, tiến hành các hoạt động bất hợp pháp tuy có thể công khai, nhưng Giáo hội Vatican luôn tạo một khoảng cách an toàn với các hoạt động bất hợp pháp do chính họ tổ chức.

Nếu không, họ tổ chức các hoạt động bất hợp pháp trong bí mật, và cũng giữ một khoảng cách an toàn với Giáo hội Vatican nếu bị phát hiện.

Ở hầu như tất cả các nước, Vatican đều luôn tổ chức lực lượng Catholic Action Casarolism. Chúng ta luôn luôn gọi Catholic Action gắn liền với Casarolism do tình trạng xử lý khéo léo, khôn ngoan như trên của Vatican.

Đến thời điểm thích hợp, cần thiết, Vatican tung lực lượng Catholic Action với những hình thức ngụy trang đa dạng.

Đối với trường hợp Việt Nam chẳng hạn, trên các phương tiện truyền thông hải ngoại, người theo đạo Vatican ra sức ủng hộ điều mà họ gọi là các tổ chức độc lập với chính quyền, thậm chí đối kháng với chính quyền, trong khi không bao giờ có Giáo hội Vatican trong danh sách đó.

Điều này phục vụ cho lợi ích của Vatican. Cũng với bàn tay của Vatican, Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Ukraina nhà nước hiện nay sẽ vào tình trạng bất hợp pháp dưới chính quyền sắp tới thân Nga, mà Vatican đã thấy là sẽ nắm quyền ở Ukraina sau khi chiến tranh kết thúc.

Giáo Hội Cơ Đốc Chính Thống Giáo Ukraina “Nhà Nước” Được Thành Lập Như Thế Nào?

“Nhà nước” ở đây chỉ chính quyền Ukraina lên nắm quyền ở Ukraina sau cuộc đảo chính bạo lực vi hiến Euromaidan ở Ukraina năm 2014. Cụ thể, “nhà nước Ukraina” lập Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Ukraina Tòa thượng phụ Kiev và Toàn Nga là nhà nước từ thời của tổng thống Poroshenko (đọc theo tiếng Nga là Pa-ra-shen-kơ) từ năm 2019.

Dưới thời Stalin, tại Liên Xô chỉ có Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Nga Tòa thượng phụ Matxcơva và Toàn Nga. Tòa Thượng phụ Matxcơva bị Pie Đại đế giải thể, đến năm 1917 mới tái lập, sau Cách mạng Tháng Hai (cách mạng do giới chính khách dân chủ lãnh đạo lật đổ chế độ quân chủ, chính quyền này bị lật đổ sau Cách mạng Tháng Mười năm 1917). Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Nga khôi phục Tòa thượng phụ Matxcơva và Toàn Nga từ năm 1917, chính quyền Xô Viết vẫn tôn trọng quyết định này. Tòa thượng phụ Matxcơva quản lý Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo trên toàn lãnh thổ Liên Bang Xô Viết, kể cả đối với những quốc gia mới gia nhập Liên Bang Xô Viết sau khi Chiến tranh Thế giới Thứ II kết thúc.

Chính quyền Liên Xô ý thức rằng các Giáo hội Công giáo phương Đông (nghi lễ Cơ đốc Chính thống giáo nhưng tuân phục Giáo hoàng Roma) ở Liên Xô nguy hiểm cho chế độ Xô Viết, nên buộc Giáo hội Công giáo Đông Phương giải tán, gia nhập Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Nga.

Quan chức cao cấp Cơ đốc Chính thống giáo Nga duy trì quan hệ tốt với chính quyền Xô Viết. Cho nên, ở một chừng mực nào đó, Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Tòa thượng phụ Matxcơva và Toàn Nga là một “Giáo hội nhà nước”.

Đại Giáo chủ Cơ đốc Chính thống giáo Nga tham gia các hoạt động đối ngoại theo yêu cầu của chính quyền Liên Xô. Từ năm 1991, sau khi Liên Xô giải thể, Ukraina độc lập, Giáo hội Công giáo Phương Đông Ukraina được tái lập, hoạt động song song với Catholic Rôma giáo.

Các giáo sĩ Ukraina lưu vong thời Xô Viết, vốn đã lập Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Ukraina lưu vong, trở về lập một Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo riêng rẽ độc lập với Tòa thượng phụ Matxcơva và Toàn Nga.

Vatican bắt đầu khai thác tình huống tôn giáo này ở Ukraina. Vatican tạo ảnh hưởng lên Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Ukraina tự trị, ly khai Tòa thượng phụ Matxcơva, kích thích ly giáo ở Ukraina.

Giọng điệu của Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Ukraina tự trị ly khai Matxcơva cùng một ảnh hưởng với Giáo hội Công giáo Phương Đông Ukraina và Giáo hội Catholíc Rôma giáo tại Ukraina. Đó là kích động xu hướng chống Nga, bài Cơ đốc Chính thống giáo Nga, đưa Ukraina vào quỹ đạo phương Tây.

Tuy nhiên, chính quyền Ukraina từ 1991 chỉ mới dao động giữa Nga và phương Tây, chưa ngả hẳn về phía phương Tây nên Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Ukraina tự trị không được coi là Giáo hội Nhà nước Ukraina. Chính quyền Ukraina và bộ ba Giáo hội Vatican, Giáo hội Công giáo phương Đông Ukraina, Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Ukraina tự trị không cùng một tiếng nói.

Các Giáo hội Ky tô giáo Đông Phương thường thụ động hơn Vatican. Họ chỉ sống dựa vào truyền thống (có thể so sánh với Phật giáo ở ta).

Trong khi đó, Giáo hội Vatican tại Ukraina năng động hơn, lại có sự hậu thuẫn từ Ba Lan. Giáo hội Vatican tổ chức các lực lượng Catholíc Action Casarolism, từ Sinh viên Công giáo, thanh niên Công giáo ... trở thành các lực lượng vũ trang mang mác cựu hữu, phát xít mới.

Công Giáo Hành Động Theo Casaroli hoạt động mạnh ở vùng Tây Ukraina, nơi trước đây là đất Ba Lan. Công Giáo Hành Động Theo Casaroli chủ yếu là dân gốc Ba Lan.

Năm 2014, Công Giáo Hành Động Theo Casaroli Tây Ukraina đã làm cuộc đảo chính Euromaidan, bắt đầu là diễn biến hòa bình, sau đó là bạo loạn lật đổ, thay đổi chế độ hợp pháp ở Ukraina.

Từ đó, Công Giáo Hành Động Theo Casaroli Tây Ukraina chi phối chính quyền Ukraina.

Chính quyền Ukraina thay đổi theo hướng chống Nga, nhưng tại Ukraina, Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Tòa thượng phụ Matxcơva và Toàn Nga vẫn là giáo hội kiểm soát phần lớn các nhà thờ Cơ đốc Chính thống giáo tại Ukraina.

Vatican gai mắt về việc này. Đây là một cơ hội vàng để Vatican tấn công vào Cơ đốc Chính thống giáo Tòa thượng phụ Matxcơva và Toàn Nga. Cuộc chiến tôn giáo ở Ukraina đi vào một khúc quanh.

Cải Cách Vatican Bẻ Đôi Cơ Đốc Chính Thống Giáo Ở Ukraina Bằng Một Giáo Hội Mới.

(xem tiếp)

Tổng thống Putin và Đại Giáo chủ Kirill,

Tòa thượng phụ Kiev,

Chiến sự ở Ukraina.

[Hình ảnh minh họa là tư liệu từ internet]

II. Thuộc Hạ Phía Đông Của Vatican.

Vatican Đã Bẻ Đôi Giáo Hội Cơ Đốc Chính Thống Giáo Tòa Thượng Phụ Matxcơva Và Toàn Nga Ở Ukraina Như Thế Nào?

Để hiểu được sự việc, chúng ta cần tìm câu trả lời đối với câu hỏi: chính quyền Ukraina lập Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Ukraina nhà nước thì CƠ SỞ NÀO LẠI CHO RẰNG Ở ĐÓ CÓ BÀN TAY CỦA VATICAN.

Vừa là một thế lực chính trị, vừa là một thế lực tôn giáo toàn cầu, Vatican luôn tìm cách giải quyết các vấn đề tôn giáo bằng những phương thức chính trị rất cao cường, thủ đoạn, tinh vi.

Tác động đến các tôn giáo ngoài những tôn giáo Ky tô, Vatican có chính sách liên tôn.

Còn đối với các tôn giáo Ky tô (Cơ đốc Chính thống giáo, các giáo phái Tin Lành), Vatican có hoạt động đại kết.

Trong hoạt động đại kết nhằm vào Cơ đốc Chính thống giáo, Vatican đã nắm được Tòa thượng phụ Constantinople (tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ).

Cụ thể, Vatican đã nắm tạm được Thượng phụ Bartholomew.

Thượng phụ Cơ đốc Chính thống giáo Constantinople được mệnh danh là “Thượng phụ Đại Kết”, vì ông tiêu biểu cho thành quả “đại kết” của Vatican nhắm vào Cơ đốc Chính thống giáo.

Thực chất, mối quan hệ GIỮA CONSTANTINOPLE VÀ VATICAN LÀ MỐI QUAN HỆ LỢI DỤNG LẪN NHAU.

Tòa thượng phụ Constantinople trước đây là trung tâm của Cơ đốc Chính thống giáo Phương Đông nhưng hiện nay không còn tín đồ, không còn vai trò lãnh đạo đối với Cơ đốc Chính thống giáo (có nhiều Tòa thượng phụ, trong đó mạnh nhất là Tòa thượng phụ Matxcơva và Toàn Nga).

Tòa thượng phụ Matxcơva vàn Toàn Nga rất khó chịu vì sự tồn tại của Tòa thượng phụ Constantinople. Matxcơva được coi là thành Rome thứ ba (Rome thứ nhất là Vatican, Rome thứ hai là Constantinople). Nói như vậy nghĩa là phủ nhận vai trò của Constantinople.

Vatican triệt để khai thác mâu thuẫn này. Hơn nữa, Tòa thượng phụ Constantinople hoạt động một cách chật vật giữa thành phố Istanbul Hồi giáo (Istanbul có nghĩa là thành phố của đạo Islam).

Cho nên Tòa thượng phụ Constantinople phải bám vào quan hệ đại kết với Vatican. Không có Vatican, Tòa thượng phụ Constantinople mất chỗ dựa vững chắc.

Phần Vatican, họ ra sức tô son trát phấn cho Tòa thượng phụ Constantinople, coi đây là trung tâm lãnh đạo 350 triệu tín đồ Cơ đốc Chính thống giáo, tức là phủ nhận vai trò Tòa thượng phụ Matxcơva và Toàn Nga, hiện đang lãnh đạo số lượng tín đồ Cơ đốc Chính thống giáo hàng đầu thế giới. Thực ra Constantinople chỉ còn danh tiếng quá khứ, nên đành sống ký sinh vào Vatican như thế.

Do Tòa thượng phụ Constantinople trở thành tay chân của Vatican, nên Vatican dàn dựng kịch bản đưa Tòa thượng phụ Constantinople vào để tạo vị thế có thể ảnh hưởng lên Tòa thượng phụ tại Kiev ly khai Tòa thượng phụ Matxcơva và Toàn Nga.

Chính quyền Ukraina đã trong tay một Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Ukraina tự trị do các giáo sĩ lưu vong thời Xô Viết trở về Ukraina thành lập. Nếu họ muốn phân hóa Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Nga tại Ukraina, thì họ chỉ cần nâng cấp giáo hội tự trị này.

Nhưng Vatican muốn một phương án khác. Vatican không muốn tại Ukraina có hai Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo, mà họ muốn ba giáo hội hay hơn thế. Vatican không dùng Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Ukraina tự trị có sẵn, mà lập một Giáo hội mới có Tòa thượng phụ Constantinople tham gia. CHÍNH VIỆC ĐƯA TÒA THƯỢNG PHỤ CONSTANTINOPLE “ĐẠI KẾT” THUỘC HẠ CỦA VATICAN VÀO CUỘC CHO THẤY BÀN TAY CỦA VATICAN.

Sau một thời gian chuẩn bị, năm 2019, Tổng thống Ukraina Poroshenko đã ký với thượng phụ Constantinople Bartholomew một thỏa thuận công nhận việc thành lập Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Ukraina nhà nước.

Thật ra, việc thành lập Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Ukraina nhà nước không cần đến việc ký kết này. Vì việc lập Giáo hội, thực ra là sự chia cắt Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Nga tại Ukraina là quyền của nhà nước Ukraina, chẳng cần gì phải đi thỏa thuận với Tòa thượng phụ Constantinople. Sau khi Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Ukraina nhà nước được thành lập, Tòa thượng phụ Constantinople có thể công nhận riêng rẽ.

Tuy nhiên, các bên ĐỀU MUỐN CÓ MỘT MÀN TRÌNH DIỄN. Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Kiev do Tòa thượng phụ Constantinople thành lập dĩ nhiên được hiểu CŨNG LÀ MỘT GIÁO HỘI “ĐẠI KẾT” NHƯ CONSTANTINOPLE, TỨC CŨNG LÀ TAY CHÂN CỦA VATICAN.

Các Bên Trong Việc Thành Lập Giáo Hội Cơ Đốc Chính Thống Giáo Ukraina Tòa Thượng Phụ Kiev Và Toàn Nga Nhà Nước

Hoạt động thành lập Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Ukraina Tòa thượng phụ Kiev và Toàn Nga là một hoạt động chính trị hơn là một hoạt động tôn giáo.

Tuy nhiên, đó vẫn là một hoạt động tôn giáo nếu nhìn từ chiều kích THÁNH CHIẾN, THIÊN CHÚA VATICAN PHÍA TÂY ĐẤU THIÊN CHÚA MATXCƠVA PHÍA ĐÔNG.

Trong lịch sử thánh chiến, quân Roma đã tấn công Cơ đốc Chính thống giáo, cướp phá thành Constantinople, giết chóc tín đồ Cơ đốc Chính thống giáo. Bây giờ cuộc thánh chiến Đông tiến đó vẫn tiếp tục. Chỉ có điều, thánh chiến hiện nay diễn ra dưới những hình thức ngụy trang xảo trá.

Học thuyết Casaroli mà Vatican theo đuổi từ thập niên 1960 là một thứ học thuyết thực dân mới tôn giáo.

Cho nên, thánh chiến là tất yếu, là một hành động bản chất, nhưng phải NGỤY TRANG, TRÌNH BÀY DƯỚI NHỮNG MÀN DIỄN.

Do Euromaidan là cuộc thanh toán tôn giáo, Thiên Chúa Vatican phía Tây xử Thiên Chúa Matxcơva phía Đông, cho nên việc chính quyền Ukraina sau Euromaidan xử Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Tòa thượng phụ Matxcơva và Toàn Nga là chuyện đương nhiên, tất yếu, ắt phải.

Giáo hội chính quyền Ukraina mới thành lập là một phương thức để Catholic Action Casarolism Tây Ukraina xử lý, chia cắt, giải thể Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Tòa thượng phụ Matxcơva và Toàn Nga tại Ukraina.

Quan điểm của Vatican, của lực lượng Catholic Action Casarolism Tây Ukraina và chính quyền Ukraina về Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Nga tại Ukraina thống nhất với nhau, một guộc với nhau.

CHÍNH QUYỀN Ukraina coi Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Nga tại Ukraina là sức mạnh mềm của CHÍNH QUYỀN NGA. VATICAN, LỰC LƯỢNG CATHOLIC ACTION TÂY UKRAINA (CHÍNH QUYỀN NGA GỌI LÀ PHÁT XÍT MỚI) COI CHÍNH QUYỀN NGA, QUÂN ĐỘI NGA LÀ SỨC MẠNH CỨNG CỦA CƠ ĐỐC CHÍNH THỐNG GIÁO TÒA THƯỢNG PHỤ MATXCƠVA VÀ TOÀN NGA.

Tư duy như thế không sai. Cho nên, bộ ba Vatican - lực lượng Catholic Action Tây Ukraina và chính quyền Ukraina ra sức giải thể Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Nga tại Ukraina.

Hiện nay, có nhiều thống kê khác nhau về số lượng tín đồ của Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Ukraina Tòa thượng phụ Kiev và Toàn Nga so với Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Tòa thượng phụ Matxcơva và Toàn Nga tại Ukraina, nhưng một số lớn thống kê cho thấy dường như ban đầu chính quyền Ukraina chỉ đạt được những kết quả hạn chế.

Tuy vậy, các thông kê càng về sau cho thấy số lượng và tỷ lệ tín đồ, giáo sĩ và nhà thờ theo Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Ukraina Tòa thượng phụ Kiev và Toàn Nga (giáo hội nhà nước) tăng lên.

Có trong tay lực lượng Catholic Action Casarolism Tây Ukraina thì Vatican không ngần ngại hành động bằng bạo lực. Trong một bài trước, chúng ta đã tìm hiểu bài viết của Tổng thống Putin đăng trên trang web Điện Kremlin đề cập đến bạo lực tôn giáo.

Qua nhiều lớp ngụy trang, Vatican vô can, không liên quan. Chủ nghĩa thực dân mới tôn giáo Casaroli được vận dụng triệt để. Vatican hành động qua lực lượng Catholic Action Casarolism Tây Ukraina, lực lượng Catholic Action Casarolism Tây Ukraina hành động qua chính quyền Ukraina và các lực lượng vô danh, tự phát, giang hồ.

Các giáo sĩ nhà thờ Cơ đốc Chính thống giáo Ukraina muốn yên thân, “nắng bề nào che bề đó” thì ly khai Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Nga, gia nhập Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Ukraina Tòa thượng phụ Kiev.

Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Tòa thượng phụ Matxcơva và Toàn Nga coi những giáo sĩ, nhà thờ gia nhập Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Ukraina Tòa thượng phụ Kiev và Toàn Nga là ly giáo, xử lý tuyệt thông. Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Nga cũng tuyệt thông với Tòa thượng phụ Constantinople.

Nhưng dường như Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Nga tại Ukraina không phản ứng bạo lực.

Có lẽ các giáo sĩ Cơ đốc Chính thống giáo Nga tại Ukraina ý thức rõ về Thánh chiến, nhưng họ không cần việc giải quyết ở cấp độ chiến thuật, tức không giải quyết kiểu “hòn đá ném đi, cục chì ném lại”, hơn thua trước mắt, mà chờ ở cách giải quyết bằng sức mạnh cứng từ Matxcơva, và bây giờ việc đó đã xảy ra bằng “hoạt động quân sự đặc biệt tại Ukraina” của tổng thống Putin.

Khi tổng thống Putin chỉ trích chính quyền Ukraina bằng các từ “diệt chủng”, “áp bức”, “phát xít mới”, “bạo lực”, “ngược đãi”... thì chúng ta hiểu nội hàm các từ trên có yếu tố tôn giáo trong đó, tức là COI CƠ ĐỐC CHÍNH THỐNG GIÁO NGA TẠI UKRAINA LÀ NẠN NHÂN.

Bây giờ, xe tăng của nạn nhân, vì các nạn nhân đang tiến vào Kiev, thì Vatican lo ngại là chuyện đương nhiên. VietCatholic News nói đến “số phận Giáo hội Công giáo tại Ukraina”. Chẳng những Giáo hội Công giáo lo cho mạng mình mà các giáo hội do Vatican lập nên cũng đang đi vào tình trạng bế tắc, nếu không muốn nói là sợ bị trả thù.

Trước đây, một số tài liệu nghiên cứu tôn giáo của phương Tây tỏ vẻ “thương hại” các giáo sĩ Cơ đốc Chính thống giáo Nga tại Ukraina.

Họ thương hại cũng đúng giáo sĩ Cơ đốc Chính thống giáo Nga tại Ukraina trước đây đang rơi vào thế bị cải đạo.

Tuy nhiên, đối với Cơ đốc Chính thống giáo Nga hiện nay, họ có trong tay sức mạnh cứng vượt trội sức mạnh cứng của Vatican - Catholic Action Casarolism Tây Ukraina.

Cho nên, với các nhà tu hành ban phép lành lên hỏa tiễn, xe tăng, máy bay chiến đấu..., thì “thương hại” họ là thiếu hiểu biết về tôn giáo. Xe tăng, máy bay chiến đấu được các giáo sĩ Cơ đốc Chính thống giáo Nga Thiên Chúa phía Đông ban phép lành đang tiến vào Ukraina theo kiểu “quân ta đã về!”.

Tổng thống Poroshenko và quan chức tôn giáo Ukraina ký thỏa thuận xác lập Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Ukraina,

Thượng phụ Bartholomew và Giáo hoàng Phanxicô,

Chiến sự Ukraina.

[Hình ảnh minh họa là tư liệu từ internet]

(đọc tiếp)

III. Giáo Hội Sở Hữu Nhà Nước”. Giáo Hội Nhà Nước Quản Lý. giáo hội “quốc doanh”. Giáo hội của chính quyền.

Lại Nhắc Đến Lý Luận Chung Về “Giáo Hội Nhà Nước”.

Bạn đọc Trọng Tâm (đây có vẻ là nick của một linh mục) khi phản hồi Phần I (tựa bài [VATICANOLOGY] Kytô Hữu Lại Giết Nhau: Vatican Lo Ngại Cho “Giáo Hội Nhà Nước” Ở Ukraina), đã lầm lẫn khi đã nghĩ tôi nói rằng “Cộng sản Liên Xô coi Chính thống Nga là quốc giáo”.

Do đó, chúng ta cần tìm hiểu sâu hơn về khái niệm “giáo hội nhà nước”, phân biệt nó với quốc giáo.

Bạn đọc đề nghị tôi tránh dùng tiếng nước ngoài trong bài viết gây rối rắm cho bạn đọc, nên tôi không thể ghi chú rõ. Ở đây xin phá lệ một chút, dùng cụm từ “giáo hội nhà nước” có thể gây lầm lẫn, vì bạn đọc hiểu là “state religion” (quốc giáo). Cụm từ “Giáo hội nhà nước” trong bài viết của tôi là giáo hội của chính phủ (church of goverment), “church” (giáo hội) chứ không phải “religion” (tôn giáo) và chính phủ khác với nhà nước, quốc gia.

Thí dụ: Hội Thiên Chúa giáo Yêu nước Trung Quốc là “giáo hội nhà nước” ở Trung Quốc, tức giáo hội của chính quyền, giáo hội thuộc sở hữu nhà nước, giáo hội do nhà nước quản lý, giáo hội “quốc doanh”. “Giáo hội nhà nước” không phải là “quốc giáo”.

Nó phân biệt với giáo hội luôn luôn độc lập và trong nhiều trường hợp sẵn sàng đối kháng với nhà nước, như giáo hội Vatican.

Một bạn đọc có dùng cụm từ “giáo hội quốc doanh” khi phản hồi.

Xét ra cụm từ này vẫn có ý nghĩa trung tính, không có gì là miệt thị, không biểu cảm tiêu cực, vì từ “quốc doanh” dùng để chỉ một thành phần kinh tế chỉ vậy thôi. Nhiều sản phẩm “quốc doanh” lại đáng tin cậy hơn. Tuy nhiên, ở Việt Nam, cụm từ này được dùng với thái độ biểu cảm thiếu khách quan. Cho nên tôi thấy không nên dùng.

Hiện nay thành phần kinh tế quốc doanh được gọi bằng cụm từ “sở hữu nhà nước”. Cho nên, giáo hội quốc doanh nên chuyển thành giáo hội sở hữu nhà nước thì thích hợp, rõ ràng và đầy đủ.

Một lần nữa lưu ý giáo hội (church) chứ không phải tôn giáo (religion).

Trong cách hiểu đó, Giáo hội Chính thống giáo Nga có thể hiểu là giáo hội sở hữu nhà nước.

Còn chính quyền Nga chưa bao giờ tuyên bố Cơ đốc Chính thống giáo Nga là quốc giáo. Nói giáo hội thuộc sở hữu nhà nước là cách nói trong thực tế (de facto) chứ không có giáo hội thuộc sở hữu nhà nước trên danh nghĩa (de jure).

Phân biệt rõ giáo hội (hoặc hiệp hội tôn giáo) với tôn giáo, thực tế và danh nghĩa, chúng ta sẽ không lầm lẫn kiểu “cộng sản Liên Xô coi Chính thống giáo Nga là quốc giáo”.

Trên thực tế, các nhà nước thế tục, ngay cả nhà nước xã hội chủ nghĩa, vẫn có thể có những quan hệ đặc biệt với một hoặc nhiều tổ chức tôn giáo. Thí dụ, chính quyền Trung Quốc với Hội Thiên Chúa giáo Yêu nước Trung Quốc.

Chúng ta lưu ý, nói đạo Vatican là quốc giáo Trung Quốc là câu nói khôi hài, nhưng nói Hội Thiên Chúa giáo Yêu nước Trung Quốc là một giáo hội thuộc sở hữu nhà nước (Trung Quốc) là một câu nói nghiêm túc. Hội Thiên Chúa giáo Yêu nước Trung Quốc là một hiệp hội, nhưng nó thực hiện chức năng của một giáo hội.

Quan hệ đặc biệt giữa nhà nước và giáo hội hình thành giáo hội sở hữu nhà nước. Đi vào chi tiết giáo hội sở hữu nhà nước do nhà nước thành lập, điều hành, quản lý, kiểm soát, bố trí nhân sự, ấn định chính sách, tổ chức hoạt động, hậu thuẫn, tài trợ, bảo vệ, gắn bó lợi ích như trường hợp Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Ukraina Tòa thượng phụ Kiev và Toàn Nga. ,

Hiện nay, đối với Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Tòa thượng phụ Matxcơva và Toàn Nga, lãnh đạo tối cao là Đại giáo chủ Thượng phụ Kirill, nhưng lãnh đạo thực tế là ai, nếu không phải là tổng thống Putin.

Trong lịch sử, Tòa Thượng phụ Matxcơva và Toàn Nga đã phải giải thể một thời gian, vì Sa hoàng Đại đế Peter I muốn nắm luôn quyền lãnh đạo Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Nga. Cho nên gọi Cơ đốc Chính thống giáo Nga thì lại có vẻ chính xác hơn Cơ đốc Chính thống giáo Tòa thượng phụ Matxcơva và Toàn Nga.

Đến thời Liên Xô, thì chính quyền Liên Xô nắm quyền kiểm soát, điều hành, chi phối hoạt động của Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Nga (giáo hội chứ không phải tôn giáo). Chính quyền Liên Xô một mặt vừa hạn chế tôn giáo theo chủ nghĩa Mác – Lênin, một mặt vừa ủng hộ Cơ đốc Chính thống giáo Nga, khác với quan hệ với các tôn giáo khác như đạo Vatican, Công giáo Đông phương. Cho nên, Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Nga có thể được coi là “giáo hội nhà nước” đối với chính quyền Liên Xô, tức chính quyền Liên Xô quản lý, chi phối, kiểm soát hữu hiệu và có những hậu thuẫn nhất định đối với Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Nga.

Đề nghị bạn đọc tìm hiểu tiểu sử các đại giáo chủ thượng phụ Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Nga từ sau Cách mạng Tháng Mười đến 1991 thì sẽ thấy quan hệ đặc biệt của người đứng đầu Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Nga với chính quyền Liên Xô. Tài liệu có sẵn trên mạng, đặc biệt trang Wikipedia, không dẫn lại ở đây mà dành cho bình luận của tác giả Minh Thạnh.

Giáo hội sở hữu nhà nước là hiện tượng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Có trường hợp, giáo hội gắn liền với tổng thống, như báo chí đã phân tích trường hợp của tổng thống Trump đối với một giáo hội Tin Lành ở Mỹ. Hoạt động hiện nay của ông Trump như một chính khách đối lập vẫn dựa vào giáo hội Tin Lành này.

Đối với đạo Vatican hay trường hợp của Cơ đốc Chính thống giáo Nga và chỉ tại Nga, có thể đồng nhất giáo hội với tôn giáo. Nhưng ở trường hợp các tôn giáo khác, ngoài việc phân biệt tôn giáo với giáo hội, còn phải phân tích ở một cấp cụ thể hơn là “nhóm tôn giáo”.

Thí dụ, ở Campuchia, Phật giáo Theravada được tuyên bố là quốc giáo, Phật giáo được hiểu rộng cũng là giáo hội, nhưng chỉ có một nhóm Phật giáo (hay nhóm Giáo hội) được coi là nhóm giáo hội nhà nước).

Chính quyền Cộng hòa Nhân dân Campuchia (Hunsen, trước 1991) thành lập Giáo hội Phật giáo riêng dưới quyền tăng thống Tep Vong.

Chính quyền Campuchia Dân chủ lưu vong, dưới quyền lãnh đạo của Hoàng thân Sihanouk, lập trên đất Thái Lan một giáo hội Phật giáo riêng, tăng thống Boukry.

Hiện nay, Phật giáo Campuchia được coi chỉ là một, nhưng có hai tăng thống, một tăng thống của chính quyền Đảng Nhân dân Campuchia, một tăng thống của Hoàng gia Campuchia. Như vậy có một giáo hội nhà nước, nhưng lại có nhóm giáo hội riêng của Hoàng gia (các tài liệu nước ngoài phân tích ở Campuchia có năm nhóm Phật giáo phân chia theo nguồn cúng dường, trong đó có nhóm Phật giáo đối lập của Sam Ramsy. )

Do đó, hiểu “giáo hội nhà nước” là quốc giáo là một cách hiểu thiếu hiểu biết, phiến diện.

Tại miền Nam Việt Nam dưới thời Ngô Đình Diệm, Giáo hội nhà nước là giáo hội Vatican. Lễ lạc của Chính phủ tại các công sở đều treo cờ Vatican. Nhưng trên lý thuyết Vatican vẫn là một giáo hội độc lập, và trên thực tế, chỉ có nhóm đạo Vatican dưới ảnh hưởng của Tổng giám mục Ngô Đình Thục mới là “giáo hội nhà nước”.

Quốc giáo là khái niệm được tuyên bố, là danh nghĩa (de jure). Còn giáo hội sở hữu nhà nước là một khái niệm thực tế (de facto). Và trên thực tế thì có thể chỉ có một nhóm tôn giáo là “sở hữu nhà nước” (chịu ảnh hưởng ở cấp nhóm, trong lòng giáo hội).

Vấn đề giáo hội thuộc sở hữu nhà nước có thể chỉ là giai đoạn, có thể liên tục (như trường hợp Cơ đốc Chính thống giáo Nga đối với Liên Bang Xô Viết, Liên Bang Nga), có thể với từng cá nhân lãnh đạo (thí dụ Giáo hội Vatican từ Giáo hội nhà nước trong nhiều năm trước chuyển sang đối kháng nhà nước dưới thời Tổng thống Duterte). Giáo hội sở hữu nhà nước là một vấn đề tôn giáo học phức tạp.

Nói giáo hội nào là “giáo hội nhà nước” không phải “gắp lửa bỏ tay người” như bạn đọc Trọng Tâm quan niệm. Quan hệ nhà nước với các giáo hội là quan hệ phức tạp, nhiều hình thái màu sắc, đa dạng. Chính quyền Liên Xô vừa hạn chế tôn giáo vừa xây dựng mối quan hệ với một tôn giáo là điều bình thường, dễ hiểu như có nhiều biểu hiện.

Vatican Là Giáo Hội Dễ Rơi Vào Thế Đối Kháng Với Chính Quyền

Những giáo hội sở hữu nhà nước trước hết phải là những giáo hội mang tính chất dân tộc. Phật giáo là một tôn giáo truyền bá đến đâu thì bản địa hóa đến đó nên dễ phát sinh giáo hội sở hữu nhà nước.

Cơ đốc Chính thống giáo Nga cũng vậy. Chính sự phân hóa của tôn giáo này theo quốc gia đã là nguyên nhân dẫn đến tình trạng giáo hội sở hữu nhà nước. Trong một góc nhìn nào đó, cơ chế bản địa hóa là lợi thế của một số tôn giáo.

Còn Vatican là một tôn giáo toàn cầu, giáo hội Vatican là một đế chế siêu quốc gia. Ở các nước, Vatican thiết lập một hệ thống đơn vị quản lý giáo dân song hành với chính quyền, như một hệ thống chính quyền thứ hai, một thứ nhà nước trong nhà nước. Cho nên, tất yếu Vatican luôn độc lập, chính quyền riêng, nhà nước tôn giáo riêng, không thể là “tôn giáo sở hữu nhà nước” của một chính quyền nào. Nếu có thì cũng là giai đoạn, cục bộ, như trường hợp tổng giám mục là anh ruột của tổng thống, giữ thế “quyền huynh thế phụ” như ở miền Nam 1954-1963.

Nhà nước lại đi kèm với bạo lực và chuyên chế. Đạo Vatican có một loại lực lượng chuyên chính là Catholic Action, trước đó là đạo binh thánh giá.

Cho nên, dưới mắt giáo dân Vatican, tôn giáo sở hữu nhà nước, một điều bình thường, tự nhiên, trở thành một thứ lửa trong tay.

Trong đạo Vatican luôn luôn tiềm ẩn khả năng lật đổ chính quyền một khi quan chức đạo Vatican không vừa lòng với một chính quyền nào đó. Đây là một hiện thực khách quan, đương nhiên, do bản chất của đạo Vatican quy định.

Giáo hội Vatican là một lực lượng chỉ có thể cấu kết với một chính quyền nào đó một cách ngang hàng, đẳng lập, nếu chính quyền đó làm vừa ý các quan chức đạo Vatican. Hoặc có thể họ giữ tình trạng tạm thời bảo toàn quan hệ theo học thuyết Casaroli. Không bao giờ có việc Giáo hội Vatican là giáo hội sở hữu nhà nước, trong tay chính quyền. Nếu có sự cố nào đó, chính quyền song hành Vatican không ngần ngại tiến hành diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ khi cần, điển hình là trường hợp họ thành công với Euromaidan, hay họ không thành công đối với tổng thống Lukashenko (Belarus), thủ tướng Trudeau (Canada)....

Trường hợp Vatican hợp tác với chính quyền để tạo ra một giáo hội sở hữu nhà nước như Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Ukraina Tòa thượng phụ Kiev và Toàn Nga là trường hợp Vatican hợp tác đẳng lập, thậm chí là bề trên của chính quyền Ukraina (KHÔNG PHẢI CHÍNH QUYỀN UKRAINA SỞ HỮU GIÁO HỘI VATICAN MÀ NGƯỢC LẠI GIÁO HỘI VATICAN SỞ HỮU CHÍNH QUYỀN UKRAINA VÀ SỞ HỮU LUÔN GIÁO HỘI CƠ ĐỐC CHÍNH THỐNG GIÁO UKRAINA TÒA THƯỢNG PHỤ KIEV VÀ TOÀN NGA. )

Cho nên, nếu chính quyền Ukraina do Catholic Action Tây Ukraina lập nên sụp đổ, Giáo hội Vatican mất quyền lực tại Ukraina, thì Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Nga Tòa thượng phụ Kiev sẽ tiêu vong (có thể dưới nhiều hình thức).

Chúng ta sẽ tìm hiểu sâu về Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Ukraina Tòa thượng phụ Kiev và Toàn Nga, giáo hội thuộc sở hữu của nhà nước Ukraina sau 2014, trong một bài riêng cũng trong loạt bài Giáo hội nhà nước này.

 

Tổng thống Putin và Đại Giáo chủ Kirill, Tòa thượng phụ Kiev, chiến sự Ukraina, Euromaidan.

(Hình ảnh minh họa là tư liệu từ internet)

(đọc tiếp)

IV. Vatican Đưa Cuộc Chiến Vào Lòng Cơ Đốc Chính Thống Giáo

Thuộc Hạ Đại Kết Của Vatican Đã Làm Gì?

Quá trình thành lập Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Ukraina Tòa thượng phụ Kiev và Toàn Nga (giáo hội “sở hữu nhà nước”) diễn ra từ cuối năm 2018 qua năm 2019, nên các tài liệu ghi nhận không thống nhất. Có tài liệu ghi là cuộc ly giáo năm 2018, có tài liệu ghi năm 2019.

Cuộc xung đột tại Ukraina dẫn đến chiến cuộc hôm nay bản chất là cuộc đối đầu giữa Thiên Chúa Vatican phía Tây với Thiên Chúa Matxcơva phía Đông, cho nên cuộc ly giáo tại Ukraina 2018, ly giáo Matxcơva/Constantinople 2019, thành lập Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Ukraina Tòa thượng phụ Kiev và Toàn Nga đối đầu với Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Ukraina Tòa thượng phụ Matxcơva và Toàn Nga là một phần của cuộc xung đột. ĐÓ LÀ KHÍA CẠNH XUNG ĐỘT QUAN TRỌNG HÀNG ĐẦU, VÌ Ở LĨNH VỰC TƯ TƯỞNG, TÔN GIÁO.

Cuộc ly giáo năm 2019, thành lập Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Nhà nước Ukraina có thể coi là một CUỘC ĐẢO CHÍNH EUROMAIDAN TRÊN MẶT TRẬN TÔN GIÁO, GẮN LIỀN VỚI EUROMAIDAN TRƯỚC ĐÓ.

Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Ukraina Tòa thượng phụ Kiev và Toàn Nga (giáo hội nhà nước) bề ngoài là một giáo hội độc lập, nhưng thực chất là thuộc hạ của Vatican, bị Vatican điều khiển gián tiếp thông qua chính quyền Ukraina đang do lực lượng Catholic Action Casarolism Tây Ukraina chi phối.

Bối Cảnh Ra Đời Của Giáo Hội Cơ Đốc Chính Thống Giáo Ukraina Tòa Thượng Phụ Kiev Và Toàn Nga

Vatican là đế chế bậc thầy về chính trị, là phù thủy đối với việc khai thác hoàn cảnh.

Vatican không phải chỉ lợi dụng chính quyền Ukraina, mà HỌ LÀ THẾ LỰC SAI SỬ CHÍNH QUYỀN UKRAINA THÔNG QUA LỰC LƯỢNG CATHOLIC ACTION CASAROLISM (chính quyền Nga gọi là “Phát xít mới).

Do áp dụng học thuyết Casaroli, Vatican không thể ra mặt đối đầu với người Ukraina nói tiếng Nga, với nước Nga Cơ đốc Chính thống giáo. Đối với học thuyết Casaroli, việc ra tay phải là gián tiếp, dấu mặt, trong bóng tối.

Chính quyền Ukraina cũng có mục tiêu là chiến đấu CHỐNG ẢNH HƯỞNG NGA TRÊN MẶT TRẬN TÔN GIÁO.

Hoàn cảnh không cho phép Vatican và chính quyền giải tán toàn bộ Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Ukraina Tòa thượng phụ Matxcơva và Toàn Nga trên lãnh thổ Ukraina. Do đó, tất yếu họ chế tác ra một giáo hội riêng, chính quyền Ukraina quản lý, chống Tòa thượng phụ Matxcơva và chống Nga trên mặt trận tôn giáo.

Các giáo sĩ Cơ đốc Chính thống giáo có trình độ hạn chế hơn so với giáo sĩ Vatican. Cho nên, một số giáo sĩ Cơ đốc Chính thống giáo bị Vatican lợi dụng từ trong bóng tối mà không biết. Các giáo sĩ Cơ đốc Chính thống giáo ÍT TÍN ĐỒ, NGỜ NGHỆCH VỀ CHÍNH TRỊ, DỄ BỊ LÔI KÉO, MUA CHUỘC. Một số trong họ cũng có thể sợ chính quyền Ukraina, sợ các lực lượng giang hồ tôn giáo vốn kéo nhau đi phá phách các nhà thờ Cơ đốc Chính thống giáo ngay từ thời trước khi cuộc đảo chính Euromaidan xảy ra.

Cũng có một số giáo sĩ Ukraina ĐƯỢC PHONG CHO NHỮNG CHỨC THÁNH CAO HƠN, có ĐỊA VỊ XÃ HỘI QUAN TRỌNG HƠN, CẦN CÓ QUAN HỆ TỐT VỚI CHÍNH QUYỀN trong bối cảnh chính quyền Ukraina tỏ vẻ mình sắp vào NATO tới nơi.

Các nghiên cứu tôn giáo cho thấy ở các nước Đông Âu người nhận mình là tín đồ Cơ đốc Chính thống giáo thì đông, thậm chí sẵn sàng ủng hộ tài chính (khác với Phật giáo không muốn nhận là tín đồ), nhưng so với đạo Vatican, NGƯỜI ĐI NHÀ THỜ CƠ ĐỐC CHÍNH THỐNG GIÁO RẤT ÍT. Cơ đốc Chính thống giáo không tổ chức lực lượng hành động như Catholic Action Casarolism, nên họ càng yếu thế, dễ bị chi phối hơn nữa.

Vụ đảo chính Euromaidan cho thấy, ở Ukraina, vấn đề chính quyền có thể dễ dàng giải quyết bằng bạo lực đường phố. Các giáo sĩ Ukraina không đủ bản lĩnh đối phó với thứ chính trị đó để tiếp tục tuân phục Tòa thượng phụ Matxcơva. Tâm lý bài Nga sau khi Nga sáp nhập Ukraina bị lực lượng Catholic Action Casarolism Tây Ukraina khai thác và một số giáo sĩ Cơ đốc Chính thống giáo Ukraina rơi vào vòng xoáy đó.

Chính quyền Ukraina quyết liệt tố cáo chính quyền Nga và Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Nga là một thứ kẻ thù. Chính quyền Ukraina muốn, như lời tổng thống Poroshenko, một giáo hội “không có Putin, không có Kirill” nhưng “với Chúa và với Ukraina”. Poroshenko thẳng thừng kêu gọi Cơ đốc Chính thống giáo “Hãy rời xa Matxcơva”, “châu Âu bây giờ!” Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Ukraina nhà nước được coi là một phần chiến lược của châu Âu và chính quyền Ukraina.

Giáo chủ Bartholomew của Tòa thượng phụ Constantinople, quân bài của Vatican, được tổng thống Poroshenko coi là người hùng của Ukraina, mang một “sứ mệnh lịch sử và rất đặc biệt” trong khi các quan chức Cơ đốc Chính thống giáo Ukraina ly khai tuyên bố hòa điệu “chúng ta phải rời xa những truyền thống của đế quốc Nga”.

Kế Hoạch Bí Mật Của Vatican Về Giáo Hội Thuộc Hạ Của Họ

Các giáo sĩ Cơ đốc Chính thống giáo (giáo hội nhà nước) Ukraina trở thành tay chân cho Vatican mà họ vẫn không biết. Đó là thành công lớn nhất của Vatican.

Như đã phân tích trong phần lý luận chung, việc chính quyền ảnh hưởng lên tổ chức tôn giáo là bình thường, tự nhiên và phổ biến. Ở đó, chỉ có mối quan hệ giữa tôn giáo đó hoặc giáo hội đó với nhà nước, không có lợi ích của tôn giáo nào khác, ngoài giáo hội có quan hệ với nhà nước, dù dưới hình thức nào.

Nhưng trong việc tại Ukraina thành lập Giáo hội nhà nước (Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Ukraina Tòa thượng phụ Kiev), THÌ ĐÀNG SAU CHÍNH QUYỀN UKRAINA LÀ MỘT GIÁO HỘI CỦA TÔN GIÁO KHÁC – ĐẠO VATICAN. Việc thành lập Giáo hội nhà nước trước hết phục vụ lợi ích cho một tôn giáo khác và tôn giáo đó đã từng có thánh chiến với Cơ đốc Chính thống giáo.

Mục tiêu của Vatican luôn luôn là CẢI ĐẠO, CHO NÊN ĐỐI VỚI CÁC TÔN GIÁO KHÁC, VATICAN LUÔN TÌM CÁCH GÂY KHỦNG HOẢNG, THIỆT HẠI.

Đối với tín đồ Cơ đốc Chính thống giáo Nga, Vatican luôn nuôi dưỡng ý đồ đưa họ vào tình trạng có “truyền thống Ky tô giáo nhưng không xác định tôn giáo”. Đó là bước đi giải tỏa mặt bằng niềm tin cần thiết để cấy vào đó đạo Vatican.

Lập Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo ly khai, thuộc sở hữu nhà nước, Vatican đánh đòn trí mạng vào tổ chức Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Nga tại Ukraina.

Kết quả mà Vatican muốn có là ở Ukraina có HAI GIÁO HỘI CƠ ĐỐC CHÍNH THỐNG GIÁO, ĐỐI ĐẦU NHAU, CÔNG KÍCH NHAU, CHỐNG PHÁ NHAU, TỰ DIỆT, TỰ HỦY, TỰ GIẢI THỂ. Thực tế, Vatican đã đạt được mục tiêu đó.

Vatican vừa là một đế chế, một thế lực chính trị, lại vừa là một thế lực tôn giáo, cho nên những mục tiêu của Vatican gắn chặt với chiều kích tư tưởng, niềm tin.

Quá trình ly khai của các giáo sĩ Cơ đốc Chính thống giáo Ukraina khỏi Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Tòa thượng phụ Matxcơva và Toàn Nga đưa những giáo sĩ đó vào TÌNH TRẠNG TỰ KHỦNG HOẢNG, vấn đề mà Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo nhà nước Ukraina không đơn thuần là vấn đề tổ chức, mà là vấn đề truyền thống, lịch sử.

Các giáo sĩ Cơ đốc Chính thống giáo Ukraina ly khai Cơ đốc Chính thống giáo Nga muốn giải Nga hóa, thành ra họ rơi vào THẾ ĐOẠN TUYỆT VỚI CHÍNH TRUYỀN THỐNG CỦA HỌ.

Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Ukraina Tòa thượng phụ Kiev và Toàn Nga thuộc nhà nước ly khai Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Nga tự mâu thuẫn và tạo sốc giáo luật khi họ vẫn cố giữ cụm từ “Toàn Nga” trong một số trường hợp. Nghĩa là họ vừa thoát Nga vừa... “Toàn Nga”.

Chính Kiev là nơi khởi nguyên nước Nga (nhà nước Kievan Rus) nghĩa là quá khứ, truyền thống của họ không tách rời “Rus” (nghĩa là nước Nga, bây giờ là Russia). Đây chính là cái hố tự sát tư tưởng mà Vatican đào sẵn do các giáo sĩ Ukraina giáo hội nhà nước.

Trong quá trình thực hiện mục tiêu này, Vatican dùng một quân bài lợi hại: Thượng phụ Đại kết Constantinople. Những giáo sĩ Cơ đốc Chính thống giáo ly khai Tòa thượng phụ Matxcơva lập giáo hội cho chính quyền Ukraina sẽ chết chìm về mặt giáo lý, tư tưởng nếu không có cái phao tòa thượng phụ Đại Kết Constantinople. Mà cái phao này xuất hiện theo kịch bản mà Vatican biên soạn.

Với bước đi này, Vatican tạo khủng hoảng cho toàn bộ Cơ đốc Chính thống giáo toàn cầu. TÒA THƯỢNG PHỤ MATXCƠVA LY GIÁO, TUYỆT THÔNG VỚI TÒA THƯỢNG PHỤ CONSTANTINOPLE. NHẤT TIỄN SONG ĐIÊU, “MỘT MŨI TÊN GIẾT HAI CON CHIM”.

Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo trên thế giới bị một nhát búa bổ ngang. Không có một cuộc ly giáo nào mà không gây thiệt hại cho tôn giáo xảy ra ly giáo. Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Nga bị Vatican dồn vào trong nước Nga.

Trong bài trước chúng ta đã phân tích vai diễn của giáo chủ Bartholomew Tòa thượng phụ Constantinople. Ở đây xin nhắc lại để làm rõ hơn.

Chính yếu tố Bartholomew là chỉ dấu để nhận diện vai trò của Vatican. Giáo chủ Bartholomew và Vatican lợi dụng lẫn nhau, vì Tòa thượng phụ Constantinople không có tín dồ, chỉ còn danh tiếng. Không tự nguyện đầu quân cho Vatican, giáo chủ Bartholomew thực tế không còn gì.

Vatican đã khai thác đến mức triệt để mâu thuẫn vốn có giữa Tòa thượng phụ Matxcơva và Tòa thượng phụ Constantinople, đẩy việc phân hóa Cơ đốc Chính thống giáo thế giới lên một cấp độ mới. Vatican tiến thêm một bước trong quá trình loại trừ Cơ đốc Chính thống giáo khỏi Đông Âu.

Tất cả các hoạt động chống Nga, chống Cơ đốc Chính thống giáo Nga, Vatican giao hết cho Tòa thượng phụ Kiev, Tòa thượng phụ Constantinople. Vatican có một tên lính xung kích mới, lợi hại, cùng với giáo chủ Barlothomew chiến đấu chống Cơ đốc Chính thống giáo Tòa thượng phụ Matxcơva. Tòa Tổng Giám mục Lviv, đầu não tinh thần của lực lượng Catholic Action Casarolism Tây Ukraina, đứng ở phía sau đắc thắng và im lặng nhìn các tòa thượng phụ Cơ đốc Chính thống giáo đấu với nhau, thậm chí đến mức MỘT MẤT MỘT CÒN, tự mình cùng nhau rơi vào khủng hoảng.

Khi chính quyền Nga tiến hành hoạt động quân sự đặc biệt tại Ukraina, Giáo hội Vatican tại Ukraina không ra tuyến đầu chống Nga, chống Cơ đốc Chính thống giáo Nga, mà chỉ có Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Tòa thượng phụ Kiev và ở mức giới hạn hơn là Tòa Tổng giám mục Kiev của Giáo hội Công giáo phương Đông.

Về mặt giáo lý, Vatican tìm cách Vatican hóa Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Tòa thượng phụ Kiev, truyền bá tư tưởng Đại Kết, coi Vatican là trung tâm Ky tô giáo toàn cầu. Vatican cũng có hoạt động đối thoại thần học, đưa thần học Vatican vào Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Ukraina nhà nước.

Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Ukraina Tòa thượng phụ Kiev có kế hoạch hủy bỏ việc cử hành lễ Giáng sinh theo truyền thống Cơ đốc Chính thống giáo (ngày 7 tháng 1) mà tổ chức Giáng sinh theo Vatican (ngày 25 tháng 12).

Quá Trình Giải Trừ Nga Hóa Ở Cơ Đốc Chính Thống Giáo Ukraina Chính Là Quá Trình Vatican Hóa, Theo Đúng Mục Tiêu Của Vatican.

Đã có dư luận về việc sáp nhập Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Ukraina với Giáo hội Công giáo phương Đông Ukraina. Cả hai đều theo nghi lễ phương Đông. Giáo hội Công giáo Phương Đông Ukraina đã tuân phục Giáo hoàng.

Còn Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Ukraina (giáo hội nhà nước) đang trong quá trình tuân phục Giáo hoàng. Tất nhiên là Vatican không làm điều này, vì giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Ukraina sở hữu nhà nước CÓ VAI TRÒ RIÊNG CỦA NÓ.

Với hoạt động quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraina, có thể Nga sẽ giải quyết vấn đề ly giáo ở Ukraina bằng quyền lực cứng, tức là cưỡng chế giải thể Giáo hội Ukraina sở hữu nhà nước, tiếp sau việc giải thể chính quyền Ukraina.

Có thể, chính Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Ukraina sở hữu nhà nước sẽ tự giải thể sau khi chính quyền lập ra nó không còn tồn tại, trong đó, gồm cả việc những quan chức giáo hội này di tản sang phương Tây.

Thượng phụ Bartholomew,

Tổng thống Poroshenko với quan chức giáo hội nhà nước Ukraina,

Tổng thống Putin và thượng phụ Kirill,

chiến sự Ukraina.

(Hình ảnh minh họa là tư liệu từ internet)

(còn tiếp)

 

FACEBOOK MINH THẠNH THÔNG BÁO. THÔNG BÁO NÀY LÀ MỘT PHẦN NỘI DUNG BÀI VIẾT:

Facebook Minh Thạnh hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với nội dung các bình luận phản hồi, nội dung thể hiện ngoài bài viết dưới mọi hình thức: văn bản, âm thanh, hình ảnh, video gồm cả do bạn đọc gởi đến, hay do Facebook hiển thị từ trích dẫn nguồn trong bài.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với mọi hình thức đăng tải lại, khai thác, sử dụng, trích dẫn bài viết, dù trong những trường hợp không hạn chế những việc trên.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với những suy đoán, rút ra kết luận, liên hệ chủ quan, riêng tư, tùy tiện, không căn cứ chính xác vào nội dung ngôn từ bài viết.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm liên hệ đến những danh từ riêng không được nói đến trong bài. Hoàn toàn không chịu trách nhiệm về các câu trả lời đối với những câu hỏi được nêu ra trong bài viết.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm về những nội dung thông tin, bình luận, số liệu, tư liệu, trích dẫn nêu trong bài có tựa đề đặt dấu hỏi, hoặc nêu trong câu hỏi, hoặc dưới dạng câu hỏi hoặc kèm những hình thức thể hiện nghi vấn khác.

Trong tinh thần chặt chẽ trong việc tự biên tập, tự kiểm duyệt theo hướng những quan điểm của các quy định mới về an ninh mạng, Facebook Minh Thạnh hạn chế tối đa việc nêu các danh từ riêng cơ quan, tổ chức, cá nhân; hạn chế tối đa việc đưa đường dẫn, hạn chế tối đa việc đăng hình, hạn chế tối đa việc đăng lại trực tiếp nội dung cần trích dẫn mà thay bằng tường thuật gián tiếp (không đòi hỏi tuyệt đối chính xác)...

Trường hợp Facebook Minh Thạnh đăng hình ảnh được công bố trên truyền thông đại chúng (internet), kết quả tìm kiếm của Google, Google thông báo hình ảnh có thể có bản quyền, không xác định rõ bản quyền có hay không, thì đối với hình ảnh đã đăng có bản quyền và có điều kiện đăng, xin vui lòng liên hệ riêng để chỉ đăng lại sau khi đã thỏa thuận. Tất cả hình ảnh được đăng trên Facebook Minh Thạnh đều chỉ có tính chất minh họa mà thôi. Nếu ảnh không có lời chú thích trong bài viết, ảnh không liên hệ nội dung bài viết. Hình ảnh luôn luôn được đăng bên ngoài bài viết.

Cảnh báo có Facebook Minh Thạnh giả, dùng chân dung của tác giả Minh Thạnh.

Cảnh báo về trường hợp tấn công tin học vào Facebook Minh Thạnh làm biến động nội dung và kỹ thuật trình bày như đã xảy ra. Mong bạn đọc hỗ trợ bằng cách thông tin khi phát hiện những vấn đề bất thường, nhất là ở những bài viết cũ. Trường hợp có tấn công tin học, tác giả Minh Thạnh không chịu trách nhiệm về những biến động nội dung (gồm bài viết, hình ảnh, video, âm thanh...). Cá nhân, đơn vị tổ chức tấn công tin học chịu hoàn toàn trước pháp luật.

Hoan nghênh ý kiến phê bình, đóng góp từ bạn đọc và tích cực điều chỉnh nếu xét thấy phù hợp. Thông báo này là một phần của nội dung bài viết, vì vậy tác giả bài viết không chịu trách nhiệm nếu phát sinh khiếu nại tố cáo đối với bài viết trong những trường hợp đã nêu ở trên.

Bài viết đến đây là hết.

Minh Thạnh

(vinasat1.132@gmail.com, 0915553610).

Nguồn @cusiminhthanh ngày 01 tháng 3, 2022