[VATICANOLOG] Giáo Hoàng Vatican Và Tổng Thống Ukraina “Lợi Dụng” Lẫn Nhau?

[VATICANOLOGY] Giáo Hoàng Vatican Và Tổng Thống Ukraina “Lợi Dụng” Lẫn Nhau?

Minh Thạnh

http://sachhiem.net/TONGIAO/tgM/MinhThanh19_02.php

08-Oct-2021

Catôlíc Rôma Giáo Phát Triển Mạnh Ở Ukraina: Vì Lý Do Chính Trị?

Gần đây, nhiều thông tin, thông kê cho thấy Catôlíc Rôma giáo phát triển nhanh, mạnh ở Ukraina. Số tín đồ, nhà thờ đều tăng, tuy người đi tu có phần ít hơn.

Giáo hội Catôlíc Rôma giáo ở Ukraina tiếp tục mở các giáo xứ mới và vẫn đủ các tân linh mục.

Cuối tháng 6/2021 Vatican News đăng tin “Mùa xuân của Giáo hội Công giáo La tinh”, tác giả Ngọc Yến (xin phép không đưa đường dẫn vì đây là báo đài nước ngoài).

Tin này mang đến những nội dung trái ngược nhau: “Giáo hội có một vai trò quan trọng trong xã hội” và “... giáo hội không liên hệ tới chính trị...”.

DO NGUYÊN NHÂN CHÍNH TRỊ?

Một tôn giáo vừa “có vai trò quan trọng trong xã hội”, vừa “không liên hệ đến chính trị” là điều không thể có trong thực tế?

Khi một tôn giáo có vai trò quan trọng trong xã hội, thì song song với điều đó, là một điều tất yếu khách quan, ảnh hưởng và mối liên hệ đến chính trị phát sinh? Tiếng nói của các nhà lãnh đạo tôn giáo nhiều ảnh hưởng sẽ đồng thời là các tiếng nói chính trị? Và ngược lại, ảnh hưởng chính trị là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của tôn giáo?

Trong trường hợp Catôlíc Rôma giáo ở Ukraina, theo nghiên cứu của tôi, chính trị là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của Catôlíc Rôma giáo?

Trong lịch sử, văn hóa giữa hai miền đông và tây Ukraina có sự khác biệt? Miền Tây Ukraina chịu ảnh hưởng văn hóa Ba Lan, theo Công giáo các phái? Miền Đông Ukraina chịu ảnh hưởng văn hóa Nga, nói tiếng Nga, nhiều nơi cư dân tự coi là công dân Nga, theo Cơ Đốc Chính thống giáo, chịu sự lãnh đạo của Tòa thượng phụ Moskva.

Chính sự khác biệt văn hóa, tôn giáo này tạo nên sự xung khắc chính trị? Cư dân miền Đông Ukraina theo văn hóa Nga, theo đạo Chính thống giáo Nga, nói tiếng Nga, ủng hộ chính quyền thân Nga, ủng hộ đường lối ngả theo Nga?

Cư dân miền Tây Ukraina theo Công giáo, đậm màu sắc La tinh, có xu hướng chính trị bài Nga, thân phương Tây?

Sự kiện Maidan là đỉnh cao của xung đột chính trị thân Nga/thân phương Tây?

Chính quyền Ukraina thân Nga bị đảo chính, mà một phần lực lượng đảo chính gây bạo lực quân sự trên quảng trường Maidan là các lực lượng vũ trang tự phát dân tộc chủ nghĩa đến từ miền Tây?

Lực lượng có xu hướng thân phương Tây lên nắm chính quyền ở Ukraina. Bán đảo Krưm được nháp sáp nhập vào Nga. Chiến tranh nổ ra ở vùng Donbass, phía Đông nước Ukraina, nơi dân chúng nói tiếng Nga, có văn hóa Nga, theo đạo Chính thống. Người dân ở vùng này mong muốn sáp nhập vào Nga, ly khai Ukraina?

Do tình hình chính trị và quân sự như trên, xu hướng bài Nga của chính quyền Ukraina gia tăng? Trong nỗ lực bài Nga đó, chính quyền Kiev cố gắng xóa bỏ, loại trừ văn hóa Nga. Tiếng Ukraina được yêu cầu sử dụng thay thế tiếng Nga, lịch sử Ukraina thời Liên Xô bị coi là giai đoạn thuộc địa?

Dù không lập thành văn bản, nhưng trong thực tế chính quyền Ukraina thúc đẩy người dân Ukraina thoát ly ảnh hưởng của Chính thống giáo Nga ra khỏi ảnh hưởng của Tòa thượng phụ Moskva?

Các tổ chức Chính thống giáo riêng của Ukraina được thành lập, độc lập với Tòa thượng phụ Moskva (Tòa Thượng phụ Moskva ủng hộ chính phủ Nga)?

Đi xa hơn trong nỗ lực bài Nga, ngả theo phương Tây, chính quyền Ukraina khuyến khích người dân bỏ Chính thống giáo, đoạn tuyệt với văn hóa Nga, theo Catôlíc Rôma giáo, phương Tây hóa văn hóa Ukraina?

Chính quyền Ukraina đã tạo mọi thuận lợi cho Catôlíc Rôma giáo phát triển ở Ukraina? Catôlíc Rôma giáo ở Ukraina trở thành một công cụ bài Nga của chính quyền Kiev? Còn ngược lại Giáo hội Catôlíc Rôma giáo lợi dụng chính quyền Ukraina để đẩy mạnh hoạt động cải đạo?

Trong hoàn cảnh xảy ra chiến tranh ở Đông Ukraina, bán đảo Crưm bị sáp nhập vào Nga, chính quyền Ukraina kích thích tinh thần dân tộc, kích thích tinh thần bài Nga, một số người Ukraina mất thiện cảm với Nga, muốn thoát ly văn hóa Nga?

Đó là môi trường thuận lợi để Catôlíc Rôma giáo đẩy mạnh hoạt động cải đạo? Thành quả cải đạo Catôlíc Rôma giáo có được ở Ukraina là kết quả của diễn biến chính trị như đã ghi nhận ở trên?

Đây là câu trả lời cho tuần báo Ba Lan “Echo Katolickie” (Tiếng vọng đạo Catôlíc) của Tổng giám mục tổng giáo phận Lviv, ông Mieczyslaw Mokzycki mà Vatican News trích dẫn: “Giáo hội Công giáo tại Ucraina có một vai trò quan trọng đối với xã hội. Nhiều người đánh giá cao về phụng vụ Công giáo, về việc Giáo hội không liên hệ tới chính trị, về khả năng đào sâu đức tin. Công cuộc loan báo Tin Mừng vẫn đang tiến triển.” Nội dung câu trả lời này mâu thuẫn và không đúng thực tế? Thực tế Giáo hội Catôlíc Rôma giáo tại Ukraina phát triển là do một mối liên hệ chính trị rất đặc biệt với ý đồ của chính quyền Ukraina bài Nga? Tinh thần chính trị bài Nga của một số người dân Ukraina được chuyển hóa thành việc bỏ Chính thống giáo cải đạo sang Catôlíc Rôma? Chính thống giáo bị coi là tôn giáo Nga, chống Nga thì nên bỏ Chính thống giáo cải đạo sang Catôlíc Rôma?

Sự phân hóa chính trị ở Ukraina phát triển thành sự phân hóa tôn giáo, thành diễn biến cải đạo, thành “Mùa xuân của Giáo hội Công giáo Latinh Ukraina”?

Vai trò quan trọng của Giáo hội Catôlíc Rôma giáo đối với xã hội Ukraina mà Tổng giám mục Lviv nói đến không gì khác hơn là vai trò chính trị, vậy mà ngay sau đó ông ta nói “Giáo hội không liên hệ chính trị”?

Giáo hội Catôlíc Rôma giáo đóng vai trò là một yếu tố phương Tây, tham gia vào tiến trình do chính quyền Ukraina đang thúc đẩy, đẩy Ukraina ngả theo phương Tây, bài Nga, phương Tây hóa Ukraina?

Tin dẫn trên từ Vatican News cũng cho biết: “Trong cuộc phỏng vấn, vị đứng đầu Tổng Giáo phận Lviv còn cho biết Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II được nhiều người dân Ucraina biết và yêu mến. Tượng Thánh Gioan Phaolô II được đặt ở nhiều giáo xứ, và nhiều con đường, công viên được mang tên ngài.”

Ai cũng biết Giáo hoàng Gioan Phaolô II có vai trò thế nào trong việc thay đổi thể chế ở Ba Lan và một số nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, dẫn đến sự ly khai của Ukraina?

Tiến trình cải đạo đang diễn ra ở Ukraina LÀ TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH CẢI ĐẠO VÌ LÝ DO CHÍNH TRỊ, VĂN HÓA? Khi bất mãn với một xu hướng chính trị, văn hóa, người bất mãn sẽ tìm đến với Catôlíc Rôma giáo khi Catôlíc Rôma giáo đối kháng với xu hướng chính trị hay văn hóa đó?

Trường hợp này, lựa chọn tôn giáo là lựa chọn chính trị? Sự phát triển tôn giáo có cơ hội do một tình huống chính trị mở ra?

__________________

Minh Thạnh giới thiệu tin đăng trên báo “Người Công giáo Việt Nam”

Xin giới thiệu đến bạn đọc tin sau đây đăng trên báo “Người Công giáo Việt Nam” số 29-2021, trang 22:

“UCRAINA MỜI ĐỨC THÁNH CHA THĂM NƯỚC NÀY

Tổng thống Ucraina Volodymyr Zelensky đã có cuộc trò chuyện riêng qua điện thoại với Đức Thánh Cha hôm 30/6/2021 và đã mời Đức Thánh Cha viếng thăm Ucraina.

Trong cuộc điện đàm, Tổng thống Ucraina đã chúc mừng Đức Thánh Cha nhân lễ hai thánh Phêrô và Phaolô, đồng thời đánh giá cao “cơ hội tiếp tục hội thoại”. Ông đã nhận định rằng “Tòa Thánh là thẩm quyền đạo đức của thế giới”.

Ông Zelensky nói: “Chúng tôi mong muốn được hợp tác với Tòa thánh và sự hỗ trợ của ngài trong việc mang lại hòa bình cho Donbass. Sự hỗ trợ của cộng đồng thế giới và các nhà lãnh đạo tinh thần là vô cùng quan trọng”. Ông đã lặp lại lời mời Đức Thánh Cha đến thăm Ucraine - một chuyến thăm mà ông cho rằng có thể có những kết quả quyết định cho đất nước.”

Nhân việc giới thiệu này, tôi có bài bình luận Vaticanology về vai trò của Vatican trong cuộc xung đột Ukraina – Nga những năm qua.

Trong tin được giới thiệu, Tổng thống Ukraina, ông Volodymyr Zelensky đã cho rằng chuyến thăm Giáo hoàng Vatican mà ông đưa ra lời mời “có thể có những kết quả quyết định cho đất nước”.

Vì sao mà tổng thống Ukraina lại đưa một lời đánh giá cao đến như vậy: “KẾT QUẢ QUYẾT ĐỊNH CHO ĐẤT NƯỚC” (đất nước ở đây là Ukraina), khi Giáo hoàng đến thăm Ukraina?

Tham gia vào giải quyết cuộc xung đột vũ trang ở Donbass, Ukraina, tích cực hơn cả là Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Belarus... Vatican có làm gì đâu mà tổng thống Ukraina ca tụng đến vậy?

Đạo Vatican không phải là tôn giáo đa số ở Ukraina. Đạo Vatican chỉ phát triển ở miền Tây Ukraina. Vùng Tây Ukraina có đường biên giới với Ba Lan và chịu ảnh hưởng tôn giáo từ Ba Lan, quốc gia đạo Vatican là tôn giáo đa số.

TOAN TÍNH CỦA VATICAN LỢI DỤNG UKRAINA?

VATICAN ĐỊNH VỊ LẠI MÌNH THOÁT RA CHIẾN TRANH LẠNH?

Từ năm 1917, Cách mạng tháng Mười Nga đưa đến việc ra đời của Liên Xô nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, thì Vatican là lực lượng hàng đầu chống Liên Xô. Lúc này chưa có chiến tranh lạnh.

Đến cuối thập niên 1940, khi chiến tranh lạnh bắt đầu, Vatican đứng cùng chiến tuyến với Mỹ, và dĩ nhiên chịu sự lãnh đạo của Mỹ? Vatican không có quân đội như Anh, Pháp... để tham gia NATO, nhưng vẫn quyết liệt chống Cộng sản?

Đầu thập niên 1950, tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới, Vatican đặt giáo hội của họ đối đầu triệt để với các nước xã hội chủ nghĩa, với các lực lượng cộng sản mà họ coi là vô thần và trong một số trường hợp, đối kháng cả với các nước dân chủ nhân dân, với phong trào giải phóng dân tộc?

Lúc này, VATICAN CHỈ CÓ MỘT BỘ MẶT?

Tuy nhiên, các chính khách áo chùng đen đeo thập giá rất khôn ngoan? Các “đấng”, “bậc” ở Vatican đặt quyền lợi tôn giáo của họ lên trên hết. Đó là GIỮ ĐẠO và TRUYỀN ĐẠO (LOAN BÁO TIN MỪNG)?

Các quan chức lãnh đạo giáo triều Vatican dần dần nhận thức ra rằng đứng trong hàng ngũ chống cộng trong chiến tranh lạnh do Mỹ đứng đầu, lãnh đạo là điều làm mất vị thế của Vatican? Trong hàng quân tham gia Chiến tranh lạnh, chịu sự sai sử của Mỹ, các quan chức lãnh đạo giáo triều Vatican không tránh khỏi sự mất mặt?

Nhưng hơn hết, việc Vatican theo đuôi Mỹ trong chiến tranh lạnh, chống hệ thống xã hội chủ nghĩa không có lợi cho Vatican? Khi ở thế đối đầu với chính quyền các nước xã hội chủ nghĩa, khi quan hệ giữa Vatican với chính quyền từng nước xã hội chủ nghĩa càng căng thẳng, thì hoạt động của đạo Vatican ở quốc gia xã hội chủ nghĩa đó sẽ càng khó khăn? Vatican càng hung hăng trong chiến tranh lạnh bao nhiêu, thì chính quyền các nước xã hội chủ nghĩa càng phản ứng quyết liệt đối với đạo Vatican bấy nhiêu? Điều đó là đương nhiên, ắt phải, khách quan?

Cho nên, sau hơn một thập niên chiến tranh lạnh, đến đầu những năm 1960, Vatican bắt đầu điều chỉnh quan điểm chính trị? Vatican muốn trở nên... “trung lập”, hòa dịu với các nước xã hội chủ nghĩa, được lãnh đạo bởi những đảng Mácxít Lêninnít vô thần? Họ muốn từng bước rút ra khỏi hàng ngũ lực lượng chống cộng do Mỹ cầm đầu, thoát ra ngoài cuộc chiến tranh lạnh?

Quá trình điều chỉnh quan điểm chính trị này của các quan chức chóp bu giáo triều Vatican diễn ra trong bối cảnh thuận lợi? Sau khi Stalin mất, ban lãnh đạo mới của Liên Xô điều chỉnh chính sách đối ngoại? Liên Xô hô hào chung sống hòa bình, giảm bớt căng thẳng? Ở Tây Âu, Pháp cũng có những bước đi để độc lập hơn với Liên minh Bắc Đại Tây dương NATO, có nghĩa là định vị lại nước Pháp trong chiến tranh lạnh?

Tiến trình các quan chức lãnh đạo Vatican điều chỉnh quan điểm chính trị được thể chế hóa bằng nội dung trong các văn kiện liên hệ của Công đồng Vaticanô II?

Từ sau Công đồng Vaticanô II, Vatican có HAI BỘ MẶT đối với chiến tranh lạnh? Bề ngoài Vatican dịch chuyển về vị trí trung lập, mềm dẻo, hòa hoãn, đối thoại? Đó là bộ mặt mới?

Tuy nhiên, truyền thống chống vô thần cộng sản đã ăn sâu trong các quan chức Vatican? Cho nên, dù rằng Công đồng Vaticanô II có chủ trương mới, nhưng việc thay đổi não trạng vốn có của quan chức và giáo dân đạo Vatican là một chuyện khác? Cho nên, Vatican trong thực tế vẫn có hai bộ mặt?

Thực tế HAI BỘ MẶT này của đạo Vatican đã phát huy tác dụng có lợi cho Vatican? Vatican chỉ đạo quan chức Vatican các nước xã hội chủ nghĩa công nhận chính quyền xã hội chủ nghĩa, không tham gia chính trị (được hiểu là không chống chính quyền nước sở tại), tạo quan hệ tốt đẹp với chính quyền để từng bước khôi phục hoạt động, có môi trường thuận lợi để giữ đạo và loan báo tin mừng? Trong sự khôn ngoan, đa mưu túc kế, điêu luyện ngón nghề chính trị của các quan chức đạo Vatican, tiến trình như trên diễn ra trong sự giằng co, mặc cả, có đi có lại?

Về mặt đối ngoại, Vatican từ vị trí một tên lính xung kích của Mỹ trong chiến tranh lạnh đã dần dần “giải ngũ” khỏi chiến tranh lạnh, đóng vai trò trung lập, tích cực, can thiệp hóa giải những điểm nóng của chiến tranh lạnh? Đối với chiến tranh Việt Nam chẳng hạn, Vatican làm điều này trong những năm đầu thập niên 1970, tuy nhiên không thành công? (Đối với trường hợp chiến tranh Việt Nam, Vatican không thể hiện được vai trò cường quốc ngoại giao, Vatican bị coi là đã xem phía xâm lược và phía bị xâm lược trong cuộc chiến như nhau. Vatican cũng thể hiện tính chất hai mặt ở chỗ vận động hòa bình cho Việt Nam theo cách làm của một người đứng giữa, nhưng đồng thời các quan chức đạo Vatican không chấp nhận hòa bình với mọi giá, hòa bình vô điều kiện?).

Chân dung hai mặt của Vatican lộ rõ trong những năm 1980, đặc biệt trong vụ việc thay đổi chính quyền Ba Lan? Vatican bầu một giáo hoàng người Ba Lan.

Tại sao như vậy? Để làm gì?

Bề ngoài, Vatican tỏ ra mềm dẻo, khéo léo chính quyền Ba Lan xã hội chủ nghĩa? Nhưng giáo hoàng, trong thực chất, là một nhà chính trị Ba Lan, hoạt động ở một cương vị đặc biệt và ảnh hưởng mạnh lên hoạt động chính trị ở Ba Lan? Thành công trong chính sách đóng vai trò bề ngoài trung lập, tích cực tham gia hòa giải các xung đột quốc tế, làm tăng cao vị thế của Vatican trong nền chính trị thế giới, Vatican đã liên tục hoàn thiện chính sách trên, ngày càng linh hoạt, thiện nghệ trong chiến thuật hai mặt?

Vatican chiếm chiếc bục giảng dạy đạo đức cho toàn thế giới và giữ chặt nó? Vụ việc nào trên thế giới, Vatican có thể nhảy vào được dưới tấm áo choàng đạo đức, thì Vatican nhảy ngay vào? Nhờ vậy, tiếng nói của Vatican trên diễn đàn chính trị trên thế giới ngày càng tăng giá trị đặc biệt?

Cho đến khi Chiến tranh lạnh chấm dứt (1991), Vatican đã chuyển được sang vai trò trung lập, tuy không phải là hoàn toàn? Nhờ điều chỉnh chính sách, Vatican thu lợi kha khá trên canh bạc chiến tranh lạnh?

TRƯỜNG HỢP UKRAINA: VATICAN TIẾP TỤC CHÍNH SÁCH ĐÃ THÀNH CÔNG CỦA MÌNH TRONG CHIẾN TRANH LẠNH PHIÊN BẢN 2.0?

Một số nhà báo, nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế, nhà hoạt động chính trị cho rằng hiện nay thế giới đang hình thành cục diện Chiến tranh lạnh 2.0, với một bên là Mỹ và phương Tây, còn đối thủ bên kia chiến tuyến là hai nước, nhưng không phải là một khối: Nga và Trung Quốc?

Phiên bản Chiến tranh lạnh 2.0 là khái niệm có vẻ chưa rõ ràng, nhưng việc xử lý quan hệ quốc tế bằng tư duy Chiến tranh lạnh là điều rõ ràng và được nêu lên từ các bên khi tố giác lẫn nhau?

Ở châu Âu, nước Nga, dưới sự lãnh đạo của tổng thống Putin, dần dần hùng mạnh trở lại, đặc biệt là về quân sự? Hệ quả tất yếu của một nước Nga mạnh về quân sự là việc nước Nga đương nhiên gia tăng ảnh lên các nước thuộc “không gian Xô Viết”?

Phiên bản “chiến tranh lạnh 2.0” giữa Nga và các nước phương Tây hình thành từ cơ chế trên?

Ukraina, một nước thuộc “không gian Xô Viết” cũ, trở thành điểm nóng của chiến tranh lạnh phiên bản 2.0? Nội bộ Ukraina giằng xé giữa xu hướng thân Nga và xu hướng thân phương Tây, phương Tây hóa? Quá trình phân hóa dẫn đến xung đột này có yếu tố địa chính trị, và đi kèm là yếu tố tôn giáo?

Cư dân phân lãnh thổ phía Đông Ukraina đa số theo Chính thống giáo, nói tiếng Nga, nền văn hóa đậm nét Nga, một số không ít tự coi họ là người Nga, có xu thế thân Nga.

Cư dân phía Tây Ukraina một số không nhỏ theo Catôlíc các phái, trong đó có đạo Vatican, ảnh hưởng văn hóa Ba Lan, dùng nhiều tiếng Ukraina, có xu hướng thân phương Tây, bài Nga, muốn đoạn tuyệt quá khứ Liên Xô? Ngay cả khả năng “Phần Lan hóa” Ukraina, nhiều cư dân theo xu hướng bài Nga cũng không chấp nhận? (“Phần Lan hóa” là tình trạng trung lập, cân bằng quan hệ giữa phương Tây và Liên Xô trước đây, Liên Bang Nga hiện nay theo hình mẫu nước Phần Lan).

Trong xung đột như trên ở Ukraina, giai đoạn đầu của Chiến tranh lạnh phiên bản 2.0, Vatican đương nhiên ở cùng chiến tuyến với Mỹ và phương Tây? Người Ukraina theo đạo Catôlíc ắt phải bài Nga?

Trước đây, trong chiến tranh thế giới thứ hai, khối người Ukraina ở miền Tây theo đạo Vatican đã chào đón lực lượng Đức quốc xã như là một lực lượng giải phóng dân tộc Ukraina khỏi ách thống trị ở Liên Xô?

Vì lý do chính trị, văn hóa, tôn giáo, lịch sử như thế chính quyền Liên Xô cũng nghi kỵ người Ukraina theo Catôlíc ở phía Tây?

Liên Xô cũng đã cân nhắc dời thủ đô Ukraina về phía Đông, là Kháckốp thay vì Kiép?

Với những nhận thức chính trị thâm sâu, khôn ngoan, đối với Chiến tranh lạnh phiên bản 2.0 đang hình thành, Vatican muốn tránh tình trạng ở về phe Mỹ - phương Tây như trong mười năm đầu của cuộc chiến tranh lạnh thế kỷ XX?

Ukraina ở thành điểm xung đột nóng sau sự kiện bạo lực vũ trang quảng trường Maidan 2014, tổng thống được bầu lên hợp pháp phải chạy sang Nga. Nhiều người vũ trang súng đạn được cho là đến từ miền Tây Ukraina đã giữ vai trò chủ đạo trong cuộc đảo chính quân sự này?

Sau đó, bán đảo Crưm được sáp nhập vào lãnh thổ Nga. Việc sáp nhập này tuy hòa bình và diễn ra do kết quả trưng cầu ý dân, nhưng nó vẫn làm nhiều người Ukraina bất mãn, quay sang ủng hộ các ứng viên tổng thống và các chính đảng chủ trương ngả theo phương Tây?

Cho đến lúc này, Vatican (một thành phần của phương Tây) là phía được lợi trong cuộc xung đột Ukraina – điểm nóng phiên bản chiến tranh lạnh 2.0. Số người theo đạo Vatican ở Ukraina gia tăng do xu hướng ngả sang thân phương Tây.?

Nhưng các quan chức Vatican tránh nói đến yếu tố vốn là nguyên nhân dẫn đến hệ quả rất có lợi cho hoạt động loan báo tin mừng của đạo Vatican?

Ở trường hợp Ukraina, Mỹ, phương Tây đã thực sự đi vào cuộc xung đột mới với Nga, có thể gọi là chiến tranh lạnh phiên bản 2.0? Tuy nhiên, Vatican, với những nhận thức chính trị khôn ngoan, chỉ muốn đặt mình ở vị trí “trung lập”, bên trên các phía, làm người hòa giải, làm “THẨM QUYỀN ĐẠO ĐỨC” như cụm từ mà tổng thống Zelensky dùng?

Vatican cố sức tránh hình ảnh phương Tây, người miền Tây Ukraina đạo Vatican làm chiến tranh nóng chống nước Nga, chống người Ukraina ở phía Đông nói tiếng Nga theo đạo Chính thống?

Ngược lại, Vatican cố gắng lợi dụng điểm nóng chiến tranh lạnh phiên bản 2.0 ở Ukraina theo hai hướng:

- TRONG NƯỚC Ukraina, Giáo hội Vatican địa phương khai thác tâm lý bài Nga, ác cảm với Chính thống giáo của Nga.

Đối với chiến cuộc ở Donbass, miền Đông Ukraina, các giáo sĩ Chính thống giáo ủng hộ quân ly khai chống chính quyền Kiép? Các giáo sĩ Chính thống giáo ban phép lành cho những vũ khí của lực lượng vũ trang chống Kiép? Trước đó, nhà thờ Chính thống giáo Nga ở Crưm cũng có những hoạt động mạnh mẽ thúc đẩy, ủng hộ việc sáp nhập Crưm về lại với Nga?

Trong khi đó, các quan chức Vatican lại rất kín đáo? Họ giấu yếu tố Vatican trong cuộc xung đột vũ trang? Nhưng Vatican chỉ biến mất một cách “biểu kiến” trong cuộc xung đột Ukraina? Các quan chức Vatican xuất hiện và kiếm lợi sau khi đình chiến ở Donbass?

- VỀ ĐỐI NGOẠI, Vatican tìm kiếm vị thế trung lập, trung gian hòa giải, tỏ ra mình không thuộc về phương Tây.

Hiểu rõ cách chơi của Vatican, khi thương thuyết ngưng bắn ở Donbass, đối với yêu cầu có một quốc gia trung gian, không thuộc phương Tây tham gia đàm phán, Matxcơva đã chơi lá bài Belarus, dẫn đến thỏa ước Minsk. Để Vatican làm trung gian, là đề xuất của Ukraina, bị Nga bác bỏ?

Thất bại mới nhất của cặp đôi Vatican – Ukraina là lời đề nghị của Ukraina về việc tổ chức cuộc gặp của tổng thống Nga Putin và tổng thống Ukraina Zelensky tại Vatican. Câu chuyện bắt đầu từ việc chạm súng diễn ra liên tục ở Donbass Ukraina và hai nước cộng hòa ly khai. Ukraina điều quân đến vùng ranh giới với Donbass. Nga điều hàng trăm ngàn quân đến biên giới Ukraina. Chiến tranh có nguy cơ nổ ra. Tổng thống Ukraina đề nghị gặp tổng thống Nga ở Donbass.

Còn Nga yêu cầu ông Zelensky đến Matxcơva. Ukraina xuống nước đề nghị nơi gặp là một địa điểm một quốc gia trung lập: Vatican. Vatican hăm hở hưởng ứng? Nhưng Nga bác bỏ và rút quân khi đã cảnh cáo Ukraina không được gây chiến ở Donbass.

Các nhà ngoại giao Vatican vốn đã chạy lăng xăng quanh vụ Ukraina để kiếm chác lợi ích vị thế cho Vatican đến nay vẫn chưa có việc làm? Điều quan trọng là Matxcơva vẫn xem Vatican thuộc lực lượng Mỹ và phương Tây? Chiến tranh lạnh phiên bản 2.0, ở điểm nóng Ukraina vẫn mang màu sắc ý thức hệ như Chiến tranh lạnh thế kỷ XX, nhưng lần này là Ý THỨC HỆ TÔN GIÁO?

Chính quyền Nga luôn tố cáo Ukraina vi phạm nhân quyền khi trấn áp Chính thống giáo Tòa thượng phụ Matxcơva ở Ukraina, kỳ thị người Nga, cấm đoán tiếng Nga, cấm đoán truyền thông Nga? Còn các quan chức Vatican thì hí hửng vì đạo Vatican phát triển mạnh ở Ukraina?

CHÍNH QUYỀN UKRAINA LỢI DỤNG VATICAN?

Trong cuộc lợi dụng lẫn nhau mà chúng ta đang phân tích, đến giờ phút này, Vatican là bên có lợi nhiều hơn, trước hết là có một không gian thuận lợi để truyền đạo? Còn chính quyền Ukraina chẳng được bao nhiêu?

Chính quyền Ukraina hiểu rằng Vatican đứng về phe mình và trong quan hệ quốc tế, quan điểm của Vatican về hồ sơ Ukraina không khác Mỹ và phương Tây? Chính quyền Ukraina cũng hiểu là nếu Vatican bứt ra được chiến tranh lạnh phiên bản 2.0, nhập vai một lực lượng (hay đúng hơn một quốc gia) trung lập thì có lợi rất nhiều cho Ukraina?

Nhưng Vatican không đánh lừa được Matxcơva, cho nên việc Ukraina lợi dụng Vatican là một tiềm năng, hơn là hiện thực?

Tin tưởng tổng thống Nga mời Giáo hoàng Phanxicô đến thăm Ukraina là một cố gắng mới của chính quyền Ukraina lợi dụng Vatican? Zelensky ca tụng “TÒA THÁNH LÀ THẨM QUYỀN ĐẠO ĐỨC CỦA THẾ GIỚI” (!). Nhưng đối với nước Nga, một bên của chiến tranh lạnh phiên bản 2.0, ở châu Âu, Vatican thực sự chẳng có “thẩm quyền” này?

Zelensky, tổng thống Ukraina, hy vọng được gì khi Giáo hoàng đến thăm Ukraina? Dự báo Ukraina chẳng kiếm chác được gì hơn? Có chăng, là Giáo hoàng đưa ra những đề xuất theo hướng Ukraina thoát ra khỏi vũng lầy chiến tranh ở Donbass một cách danh dự? Vì Giáo hoàng đề xuất như thế vì “công lý và hòa bình”, chứ không phải do nơi Zelensky nghĩ ra, nếu làm theo Zelensky không mất uy tín? Và đó là “KẾT QUẢ QUYẾT ĐỊNH CHO ĐẤT NƯỚC” [Ukraina]?

Không biết ông Zelensky có nhận thức rẳng trong bối cảnh Ukraina ở cạnh Nga, một quốc gia rộng lớn, hùng mạnh, đông dân, lực lượng quân sự nhất nhì thế giới, trong nước Ukraina có nhiều người dân tự coi là người Nga mà bài Nga, thì xu thế đó sẽ đưa Ukraina vào tình huống hết sức nguy hiểm?

Khi tâm lý bài Nga được kích hoạt từ cách mạng màu trên quảng trường Maidan 2014, thì trước hết Ukraina mất nhiều thứ: Crưm, Donbass. Đất nước Ukraina lâm vào cảnh chia rẽ cao độ? Diễn ra bên cạnh đó, là việc Vatican kiếm lợi trên tâm lý bài Nga? Theo đạo Vatican là cách một số người Ukraina giải tỏa tâm lý bài Nga? Theo đạo Vatican là đi vào quỹ đạo phương Tây?

Khi lực lượng miền Đông Ukraina (theo Catôlíc các nhánh) thắng trên quảng đường Maidan, thì Vatican vào mùa thu hoạch, còn Ukraina bị mất lãnh thổ, mất hòa bình? Ukraina chỉ được một điều là... cải đạo?

Trong tập quán quan hệ quốc tế, thường thì khi nhận được lời mời của người đồng cấp (ở đây là tổng thống mời giáo hoàng), phía được mời sẽ có lời cảm ơn, nhận lời và sẽ thu xếp chuyến thăm vào thời điểm thích hợp...? Nhưng chúng ta lưu ý, ở đây Giáo hoàng không có ý kiến gì? Tại sao? Có phải bản tin được giới thiệu ghi nhận thiếu?

oOo

Theo tôi, đối với trường hợp Ukraina, Vatican chỉ muốn đổ dầu vào lửa? Vatican không muốn hòa bình cho Ukraina?

Khi xung đột vũ trang lại bùng phát thì tinh thần bài Nga, bài Chính Thống giáo Tòa thượng phụ Mátxcơva của dân Ukraina càng dâng cao, hệ quả của nó là bối cảnh sẽ càng thuận lợi hơn để Vatican cải đạo người dân Ukraina?

___________________________

(xem link thông báo về trách nhiệm đối với bài viết)

Minh Thạnh

_____________

Phản hồi riêng đối với các bài tranh luận đặc biệt: vinasat1.132@gmail.com, vi-vn.facebook.com/cusiminhthanh, ĐT: 0915553610.

Nguồn @cusiminhthanh July 10, và Aug 15, 2021