Chờ Đến Những Phát Hiện Bi Thương Mới Biết Diệt Chủng Văn Hóa Là Tội Ác Như Thế Nào!

Chờ Đến Những Phát Hiện Bi Thương Mới Biết

Diệt Chủng Văn Hóa Là Tội Ác Như Thế Nào!

SH tóm lược

http://sachhiem.net/SACHNGOAI/SH/SH41a_DietChung.php

07-07-2021

LTS: Lần trước, chúng tôi có 1 bài đăng về 2 vụ khai quật các xác chết không mồ dưới lòng đất ở vài trường nội trú dành cho các em thổ dân Canada. Ngay sau đó vài ngày, đã có thêm 1 vụ phát hiện thứ ba. Trang nhà tham khảo các bài tường thuật đã cập nhật cả ba vụ khám phá bi đát này, và xin tóm lược vài nét căn bản hầu bạn đọc. (SH)

Chỉ trong vòng hơn 1 tháng, công luận Canada ba lần bị chấn động sau các vụ phát hiện hàng ngàn bộ hài cốt và ngôi mộ, đa phần là của trẻ em, gần những nơi trước đây từng là các trường nội trú cho trẻ em bản địa.

1. Vào ngày 28/05/2021, một cộng đồng thổ dân ở miền viễn tây Canada cho biết mới tìm ra 215 bộ hài cốt trẻ em được chôn lấp tại nơi từng là khuôn viên trường Kamloops nội trú cho trẻ em là thổ dân ở tỉnh British-Columbia trong giai đoạn 1890 - 1963.

2. Ngày 24/06/2021 cộng đồng thổ dân ở miền tây Canada tiết lộ, nhờ radar địa chất, họ đã phát hiện được hơn 750 ngôi mộ vô danh ở Marieval, tỉnh Saskatchewan, gần nơi trước kia là trường nội trú cho học sinh thổ dân trong khuôn khổ chương trình đồng hóa các sắc dân bản địa.

3. Gần đây nhất, vào ngày 30/06, ngay trước ngày Quốc Khánh Canada, Ban nhạc Lower Kootenay hôm thứ Tư cho biết radar xuyên đất đã phát hiện 182 hài cốt người tại trường nội trú St Eugene’s Mission, gần thành phố Cranbrook, British Columbia. Một số hài cốt được chôn trong những ngôi mộ nông chỉ sâu ba bốn feet (khoảng hơn kém 1 mét).

Trường St Eugene’s được Hiệp hội Truyền giáo Công giáo Đức Mẹ Vô nhiễm điều hành cùng với 48 trường học, bao gồm trường nội trú Marieval Indian tại Cowessess First Nation ở Saskatchewan, và trường nội trú Kamloops Indian (hai trường có nhiều xác trẻ em được phát hiện trước)

Trường mở cửa vào năm 1890 và trở thành trường công nghiệp vào năm 1912. Năm 1969, chính phủ liên bang tiếp quản hoạt động từ nhà thờ Công giáo và đóng cửa nhà thờ này.

Năm 2000, tòa nhà được mở cửa trở lại với tên gọi Khu nghỉ dưỡng St Eugene, một sân gôn và sòng bạc được điều hành bởi cộng đồng Ktunaxa của qAq’am, gần Cranbrook.

Theo nhiều ước tính, có tổng cộng khoảng 4.000 em đã mất mạng tại 139 trường nội trú rải rác trong cả nước.

Một ủy ban điều tra của Canada kết luận chính quyền nước này đã tiến hành « một cuộc diệt chủng văn hóa thực sự » từ giữa thế kỷ XIX, đặc biệt là từ những năm 1880 đến năm 1996.

Đài Radio Canada ngày 04/06/2021 thậm chí còn cho biết Ủy ban nói trên nhận định con số trẻ em thổ dân thiệt mạng trên thực tế rất có thể cao gấp 5-10 lần con số 4.000.

Ở khắp nơi trong cả nước, chính quyền liên bang đã « giằng » 150.000 em nhỏ thuộc các sắc dân bản địa khỏi vòng tay cha mẹ các em, đưa những em nhỏ này vào các trường nội trú, để giáo dục các em thành những người mà họ gọi là « người da trắng tử tế »

Các em bị ép buộc đến những trường nội trú đó với ý muốn rõ ràng là hủy hoại các mối liên hệ và sự trao truyền trong gia đình các em ».

Giáo sư địa lý Béatrice Collignon, đại học Bordeaux Montaigne (Pháp), nhà nghiên cứu về nạn đồng hóa các sắc dân bản địa tại Canada, giải thích :

« “Autochtones” là một cách nói để chỉ những người dân, trước tiên là thổ dân châu Mỹ, nhưng từ này cũng dùng để chỉ những người đến từ các vùng đất khác mà lịch sử của họ được đánh dấu bằng việc trở thành cộng đồng người thiểu số ngay tại vùng đất mà xưa kia là lãnh thổ của riêng họ và họ cũng là nạn nhân bị truất quyền sở hữu đất đai, bị tước cả quyền khai thác đất đai và các nguồn tài nguyên trong lòng đất, hệ quả từ các chính sách phân biệt đối xử xã hội, kỳ thị chủng tộc.

"Thổ dân cũng là nạn nhân của những mưu toan và chính sách đồng hóa với nhiều vụ bạo lực nghiêm trọng cả về thể xác và tinh thần "Những người được giao quản lý các trường nội trú không phải ai cũng có kỹ năng giáo dục, nhưng họ được toàn quyền đối xử với các em như họ muốn mà không cần thông qua ý kiến cha mẹ các em."

Cụ bà Florence Sparvier, 80 tuổi, từng là nạn nhân của trường nội trú ở Marieval hồi tưởng với hãng tin Canada : « Họ làm cho chúng tôi tin rằng chúng tôi không có tâm hồn (…) Vào thời đó, nếu các vị phụ huynh không muốn con cái bị đưa vào các trường nội trú, một trong hai bậc cha mẹ sẽ phải ngồi tù ».

Jack Kruger kể, năm 1956, lúc anh ấy 6 tuổi, được đưa đi khỏi gia đình và vận chuyển bằng xe lửa và xe tải chở gia súc đến trường St Eugene’s thuộc Ca-tô La Mã. Hàng nghìn trẻ em đã đi học ở St Eugene’s, trong đó có 100 em từ Ban nhạc Lower Kootenay.

Khi Kruger đến trường, anh đã bị đánh vì nói tiếng "nsyilxcən," ngôn ngữ Syilx mà anh nói trong gia đình.

Tôi đã mất ngôn ngữ của mình trong 40 năm vì họ nói với tôi đó là 'ngôn ngữ của quỷ'. Tôi đã bị tẩy não rất nặng. Tôi không nói chuyện với ai bằng tiếng đó nữa - và tôi đã không để bất kỳ ai nói ngôn ngữ đó với tôi."

Giống như hàng ngàn người khác theo học tại các trường học trên khắp đất nước, Kruger nói, anh chứng kiến ​​cảnh lạm dụng tình dục và thể chất tràn lan đối với các bạn cùng lớp và bạn bè của mình. Người bạn thân nhất của anh đã tự kết liễu đời mình khi mới có 6 tuổi sau khi bị một linh mục hãm hiếp.

Trong bối cảnh ngày càng có nhiều lời kêu gọi xin lỗi của giáo hoàng về vai trò của nhà thờ Công giáo trong các trường học, Hội đồng Giám mục Công giáo Canada (CCCB) cho biết hôm thứ Tư rằng Giáo hoàng Francis đã đồng ý gặp những người bản địa sống sót tại Vatican. Đối với Kruger, công lý và sự chữa lành vẫn khó nắm bắt.

Tôi nghĩ rằng tôi đã đối phó với nó và tôi đã chữa lành khỏi nó. Nhưng rồi đêm nào tôi cũng gặp ác mộng ... Các linh mục lại đuổi theo tôi. Ngay cả khi bạn đưa họ vào tù, nó sẽ không dừng lại. "

Thủ tướng Trudeau không loại trừ khả năng cho khởi tố các tội hình sự và đề nghị Giáo hoàng Phanxicô trực tiếp đến Canada để xin lỗi cộng đồng thổ dân.

Tại sao Giáo hội Công giáo lại có liên quan đến chuyện này?

Nhà nghiên cứu Béatrice Collignon giải thích :

«Có các trường nội trú của nhà thờ công giáo và cũng có cả các trường nội trú của giáo phái Anh, nhưng chủ yếu vẫn là các trường nội trú của nhà thờ công giáo, bởi vì ở Canada chính quyền đã giao nhiệm vụ giáo dục này cho các tổ chức tôn giáo. Không giống như hệ thống của Pháp, ở Canada không có sự phân tách giữa tôn giáo và Nhà nước.

Vẫn còn thiếu những lời xin lỗi và ủy ban Sự thật và Hòa giải rất khó được đa số cộng đồng người Canada lắng nghe. Phải cần đến những "phát hiện bi thương" như vừa qua để toàn xã hội Canada tự vấn mình.»

_______________

Tham khảo:

1- Canada : Nạn đồng hóa, diệt chủng văn hóa và nỗi đau của nhiều thế hệ thổ dân, (RFI ngày 03 July 2021)

2- Latest First Nations discovery reveals 182 unmarked graves at Canada school, (Theguardian.com/ , 30 Jun 2021.)

3- 182 unmarked graves discovered near St Eugene’s Mission, residential school in B.C.'s Interior, First Nation says, (cbc.ca, Jun 30, 2021)

_________________

Những bài cùng chủ đề:

- Những Bóng Ma Trong Nhà Trẻ St. Joseph của Công Giáo La Mã, Chúng Tôi Đã Nhìn Thấy Các Nữ Tu Giết Trẻ Em; Lý Thái Xuân 09-May-2021

- Phát Hiện Hàng Trăm Ngôi Mộ Không Tên Khác Tại Trường Nội Trú Ở Canada - SH 29-Jun-2021

- Chờ Đến Những Phát Hiện Bi Thương Mới Biết Diệt Chủng Văn Hóa Là Tội Ác Như Thế Nào! - SH 7-July-2021

- Tấm Ảnh Được Giải Thưởng "World Press Photo" Của Năm 2022 - Cảnh Tưởng Niệm Những Đứa Trẻ Bị Hại Tại Các Trường Nội Trú CGLM Du Nguyên - 30-Jul-2022

- Chuyến Đi Xin Lỗi Thổ Dân ở Canada Của Giáo Hoàng Francis - Các trường nội trú của Canada là một hệ thống "diệt chủng văn hóa" Lý Thái Xuân 27-Jul-2022

Trang Sách Ngoại