Thành Thật Chia Buồn

Thành Thật Chia Buồn

26-Jun-2021

http://sachhiem.net/XAHOI/CHIABUON/Chiabuon16.php

Giáo Sư Phan Văn Hoàng

đã vĩnh biệt tất cả mọi người thân, và từ giã cõi đời ngày 21/6/2021

Thay mặt Ban Biên Tập, bạn bè, Giáo sư Lê Cung, Bác Sĩ Nguyễn Văn Thịnh, và toàn thể các tác giả cộng tác với trang nhà sachhiem.net.

Chúng tôi xin thành thật chia buồn với gia quyến của Giáo sư, và cầu cho hương linh của Giáo sư được sớm tiêu diêu nơi miền cực lạc.

 

Giáo sư Phan Văn Hoàng sinh ngày 06 tháng 02, 1945, tại Đà Nẵng

Học vị: Thạc Sĩ năm 1997

Chức danh: Giảng viên chính, Khoa Lịch Sử.

Ông đã xuất bản nhiều tác phẩm chuyên môn:

- Những cuộc tiếp xúc giữa Chủ Tịch Hồ Chí Minh với người Mỹ trong những năm đầu thập niên 40 – Kỷ yếu hội thảo Khoa học Chủ Tịch Hồ Chí Minh: Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hoá lớn – Trường ĐHSP  Tp.HCM.

- Cùng với Nguyễn Phan Quang (1992), Tìm hiểu nguồn tư liệu kho lưu trữ II về thị trường lúa gạo Nam kỳ trước 1945, Thông tin Khoa học – trường ĐHSP. Tp. HCM (Số 9)

- Cùng với Nguyễn Phan Quang (1992), Một số nhận định của Philippe Langlet về hoạt động của Quốc sử giám triều Nguyễn, Tạp chí Nghiên  cứu Lịch sử, Số 4 (263), Hà Nội.

- Cùng với Nguyễn Phan Quang(1992), Luật sư Phan Văn Tường Nxb Tp. Hồ Chí Minh.

- Đồng tác giả (1992), Luật sư Nguyễn Hữu ThọCả nước tôn vinh Anh. Nxb Văn học, Hà Nội.

- Đồng tác giả (1992), Những vấn đề văn hóa – xã hội thời Nguyễn, (Tập II) Nxb Văn học, Hà Nội.

- Cùng với Nguyễn Phan Quang(1993), Nhà sử học Stephen E. Ambrose viết về chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam, Tạp chí Nghiên  cứu Lịch sử, Số 1 (266), Hà Nội.

- (1993), Dấu ấn nho học trong các trước tác của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Thông tin khoa học  - Trường ĐHSP. Tp.HCM (Số 2 - 1993).

- Cùng với Nguyễn Phan Quang(1994),Phan Văn Trường với Nguyễn Ái Quốc.Tạp chí Nghiên  cứu Lịch sử, Số 2 (273), Hà Nội.

-  (1994), Dấu ấn Điện Biên Phủ trong hồi kí của một tổng thống Mỹ, Tạp chí Nghiên  cứu Lịch sử, Số 3 (274), Hà Nội

- (1994),  Hồ Chủ tịch với những yếu tố tích cực của Nho giáo. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Số 4 (275), Hà Nội.

- Cùng với Nguyễn Phan Quang (1994), Phan Châu Trinh dưới mắt  Phan Văn Trường. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Số 4 (275), Hà Nội.

- (1994), Nguyễn Tất Thành đến Paris từ lúc nào? Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Số 6 (277), Hà Nội.

(1994), Nguyễn Tất Thành đến Paris từ lúc nào? Tạp chí Nghiên cứu Lịch sửû, Số 6 (277), Hà Nội.

- Đồng tác giả (1995), Mùa Thu Lịch sử, Nxb trẻ, Tp.HCM.

- (1996), Phái đoàn đại biểu các giới – một hình thức đấu tranh chính trị độc đáo trong lòng địch đầu năm 1950 ở thành phố  Sài Gòn. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Số 1 (284), Hà Nội.

- (1996), Thư của chủ tịch Hồ Chí Minh gửi ông Cao Triều Phát (9/1947). Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 4 (287), Hà Nội.

- (1997), Cuốn sách đầu tiên về luật sư Nguyễn Hữu Thọ. Tạp chí Lịch sử  Quân sự, Số 1, Hà Nội.

(1997),  Trận Giồng Bốm (4/1946).  Tạp chí Lịch sử Quân sự, Số 2, Hà Nội.

- (1998), Bước đầu tìm hiểu về Đông Dương Lao động Đảng qua các tài liệu lưu trữ của Pháp. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sửû, Số 3 (298), Hà Nội.

- (1998), Tình hình chính trị ở Việt Nam từ Nhật đảo chính Pháp đến tổng khởi nghĩa Tháng tám 1945. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Số 4 (299), Hà Nội.

- (1998), Cuộc đấu tranh chống thực dân pháp ở Ninh Thạnh Lợi (Bạc Liêu) Tháng 5 – 1927. Tạp chí Lịch sử Quân sự (Số 4 [1998]), Hà Nội.

- (1998), Năm 1926 tại Sài Gòn, lần đầu tiên, Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản, được phổ biến công khai. Tạp chí Khoa học (Số 19 - 1998), Trường ĐHSP. Tp.HCM.

-  (1998), Bảy mươi năm trước, ở Sài Gòn có một Đông Dương Lao Động Đảng. Tạp chí Khoa học (Số 19-1998), Trường ĐHSP. Tp.HCM.

- (viết chung) (1998), Nam bộ Xưa và Nay. Nxb thành phố HCM và Tạp chí Xưa & nay.

- (1998), Sài gòn Xưa và Nay. Nxb Trẻ Tp.HCM và Tạp chí Xưa & nay.

- (viết chung) (1998), 300 năm sài gòn – Thành Phố Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

- (viết chung) (1998), “300 câu hỏi [về] 300 năm Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh. Nxb Tp.HCM và báo Sài Gòn Giải Phóng.

- (viết chung) (1998), Luật sư Nguyễn Hữu ThoÏ, người con tận trung với nước, tận hiếu với dân. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội .

- (2000), Một cơ hội bị bỏ lỡ trong quan hệ Việt-Mỹ 1945-1946. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế  Việt Nam trong thế kỷ XX,Hà Nội.

- (2000), Bước đầu tìm hiểu báo L’Ere Nouvelle và Nhựt Tân  báo. Tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ (Số 2 [28]), Huế.

- (2000), Về cuốn hồi ký lịch sửû: Thoáng nhớ một thời của tác giả Trường Sơn Chí Ung Ngọc Ky. Tạp chí Khoa học Xã hội (Số 43, 1-2000), Thành phố HCM.

- (viết chung) (2000), Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh thế kỷ XX Những vấn đề Lịch sửû-văn hóa. Nxb Trẻ. Tp.HCM.

- (viết chung) (2001), Nghĩ về Thăng Long-Hà Nội. Nxb Trẻ Tp.HCM.

- (2001), Cao Triều Phát- Nghĩa khí Nam Bộ. Nxb Trẻ Tp.HCM.

- (viết chung) (2001), Nguyễn An Ninh, nhà trí thức yêu nước. Tạp chí Xưa & nay và Nxb Trẻ Tp.HCM.

...

và gần đây nhất (2018) "Lịch Sử Nhìn Từ Nhiều Phía". NXB Tổng hợp Tp.HCM. Trung tâm Quốc học

 

Trang Sách Hiếm