Quốc Hội Nước Anh Tranh Đấu Hơn Một Thế Kỷ Để Thoát Ảnh Hưởng Của Vatican

Quốc Hội Nước Anh Tranh Đấu Hơn Một Thế Kỷ Để Thoát Ảnh Hưởng Của Vatican

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/NMQ117.php

29-May-2021

Tóm lược từ Chương 15 "Kế Sách Vatican Xâm Nhập Vào Giai Cấp Lãnh Đạo Nước Anh" của Tập sách Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam (http://sachhiem.net/NMQ/TAMTHU/NMQtt_15.php).

Luật Ổn Định của Anh năm 1691 không cho bất cứ người đạo Công Giáo La Mã nào làm Vua nước Anh.

(The Act of Settlement of 1691 provided that no Roman Catholic could be ruler of England)

Nguyên Nhân Đưa Đên Quốc Hội Anh Ban Hành Luật Ổn Định 1691

Ngay sau khi Vua James I qua đời, Hoàng Tử Charles (sinh ngày 19/11/1600) được đưa lên kế vị với vương hiệu là Charles I (1626-1649). Thế rồi, không biết qua sự sắp đặt mai mối như thế nào mà Vua Charles I lại thành hôn với công chúa Henrietta Maria (sinh ngày 25/11/1609) của nước Pháp, một tín đồ Ca-tô cuồng tín. Công chúa Henrietta Maria là em gái Vua Louis XIII (1601-1643) và là con gái Vua Henry IV của nước Pháp. Vua Henry IV (1589-1610) bị một tín đồ Ca-tô cuồng tín tên là François Ravaillac (1578-1610) ám sát chết vì nhà vua thi hành chính sách khoan dung đối với tín đồ Tin Lành bằng việc ban hành Sắc Lệnh Nantes vào ngày 13/4/1598.(1)

 Cuộc hôn nhân này là một âm mưu được sắp xếp có mục đích đem quyền lực của Vatican vào trong triều đình Anh. Mục đích này được thể hiện ra qua những hành động phản loạn của Hoàng Hậu Henrietta Maria mưu đồ tiêu diệt Quốc Hội Anh để thiết lập chế độ đạo phiệt Ca-tô theo đúng truyền thống của Vatican. Vì thế mà nước Anh rơi vào tình trạng nội chiến giữa một bên là Quốc Hội Anh được tuyệt đại khối nhân dân triệt để ủng hộ và một bên là vợ chồng Vua Charles I liên minh với nước Pháp), thời Vua Louis XIII [quyền hành nằm trọn trong tay Hồng Y Richelieu] và Vua Louis XIV [quyền hành nằm trọn trong tay Hồng Y Mazarin. Phe Vua Charles I bị thảm bại và bị hành hình vào ngày 30/01/1649.

Xử tử vua Charles rồi, Quốc Hội Anh đưa người con trai của Vua Charles I lên ngai vàng và lấy vương hiệu là Charles II (1601-1685). Vatican lại tìm cách móc nối với Charles II và âm mưu lật đổ phe Quốc Hội để tái thiết lập chế độ đạo phiệt Ca-tô và được Vua tLouis XIV Pháp tích cực ủng hộ. Quốc Hội Anh biết rõ mưu phản nghịch này của Vua Charles II, quyết định ban hành đạo luật gọi là Test Act vào năm 1673, theo đó thi tất cả các viên chức chính quyền và sĩ quan trong quân đội chỉ được rước lễ theo nghi lễ của Anh Giáo. Vua Charles chống lại luật này, ra lệnh giải tán Quốc Hội và nắm quyền chuyên chính cho đến khi qua đời vào ngày 02/06/1685. Trong giờ gấp hối, Vua Charles II rửa tội theo đạo Ca-tô.

Vua Charles II (1649-1685) qua đời rồi, một người con trai  của Charles I (1600-1649) + bà Henrietta Maria – người Pháp), tức là anh em con cô con cậu với Vua Louis XIV (1638-1715) của nước Pháp, lên ngôi lấy vương hiệu là James II (1685-1688) Vua James II vốn đã theo đạo Ca-tô trước khi được đưa lên ngôi vua. Vì là tín đồ Ca-tô, ông có ý định phải triệt để tuân hành những lời dạy của Vatican. Một trong những lời dạy này là phải biến chế độ của ông thành một chế độ quân chủ chuyên chính (absolute monarchy) để tất cả mọi công việc cai trị nhân dân đều nằm trong tay của nhà Vua. Có như vậy thì mới có thể thi hành chính sách về tôn giáo theo đúng đường lối của Vatican. Ý đồ này hoàn toàn trái ngược với chủ trương của Quốc Hội Anh. Vì thế mà Quốc Hội Anh chống lại ý định này của Vua James II. Tình trạng này trở nên mãnh liệt giữa một bên là Quốc Hội được tuyệt đai số dân Anh triệt để ủng hộ, và một bên là nhà vua James II (được Vatican đứng sau tích cực cổ võ và ủng hộ.

Trong khi cuộc tranh chấp còn đang tiếp diễn, thì ngày 10/6/1688, người vợ thứ hai của Nhà Vua là bà Mary, một tín đồ Ca-tô thuần thành, hạ sinh một hoàng nam đặt tên là James Francis Edward. Đây là vị hoàng nam độc nhất của Nhà vua theo đạo Ca-tô và có thể lên nối ngôi. Vấn đề này làm cho dân Anh càng lo sợ hơn nữa. Họ sợ rằng sẽ lại có một ông vua Ca-tô kế tiếp lên cầm quyền thì dân Anh sẽ vô cùng khốn đốn. Sự kiện này khiến cho họ phải xét lại lòng kiên nhẫn của họ.

Đứng trước nguy cơ cấp bách là đất nước Anh có thể rơi vào ách thống trị của Vatican, các chính khách Anh thiết tha với tiền đồ của đất nước tích cực hoạt động mạnh. Những người ủng hộ phe Quốc Hội liên kết chặt chẽ với nhau, và quyết tâm củng cố thế lực để chuẩn bị chống lại Vua James II. Được tuyệt đại đa số nhân dân nhiệt tình ủng hộ và tích cực tham gia, phe Quốc Hội chống lại nhà vua trở nên hết sức hùng mạnh và thắng thế. Cuối cùng, nhà vua bị buộc phải thoái vị. Biến cố này được sách sử gọi là cuộc Cách Mạng Vinh Quang (The Glorious Revolution) hay là Cuộc Cách Mạng 1688 (The Revolution of 1688).

Sau khi Vua James II thoái vị, người con trai của ông không được đưa lên nối ngôi vì đã theo đạo Ca-tô. Năm 1689, Quốc Hội đưa bà Mary II (con gái lớn của Vua James, theo đạo Tin Lành) và William III (cũng theo đạo Tin Lành, vừa là con chú bác, vừa là chồng của bà Mary II) được đưa lên ngai vàng để cùng nắm quyền lãnh đạo đất nước.

Về phần Vua James II, sau khi bị bắt buộc phải thoái vị, ông trốn sang Pháp nương nhờ Vua Louis XIV (vừa là người anh em con cô con cậu, vừa là người đồng đạo Ca-tô) rồi được viện quân của Pháp đem về Anh mưu đồ chống lại chính quyền và nhân dân Anh để phục hồi quyền lực cho cá nhân ông ta, và cũng là cho Nhà Thờ Vatican. Viện quân này gọi là Lực Lượng Jacobite (Jacobite forces) đổ bộ lên Ái Nhĩ Lan vào năm 1689 nhưng bị quân đội Anh đánh bại trong trận đánh Boyone (the Battle of the Boyone) vào mùa hè năm 1690. Sau cuộc thảm bại này, phế vương James II chạy sang Pháp sống nhờ vào sự bao bọc và che chở của Vua Louis XIV cho đến khi trút hơi thở cuối cùng vào ngày 16/9/1701.

Quốc Hội Anh phải tìm ra biện pháp diệt trừ tận gốc một lần cho xong cái “hiểm họa của Vatican”, để cho nó không còn thể nào tái diễn ở trên lãnh thổ Anh được nữa. Vì vậy mà ngay từ năm 1689, Quốc Hội Anh đã gấp rút tiến hành những việc làm để giải phóng người dân Anh thoát khỏi cùng một lúc cả hai ách thống trị tham tàn, bạo ngược và dã man của cả chế độ quân chủ độc tài chuyên chính và chế độ đạo phiệt Vatican bằng một loạt quyết định như sau:

1.-/ Năm 1689, Quốc Hội Anh công nhận những quyền tự do căn bản của người dân bằng việc ban hành Bản Dân Quyền (the Bill of Rights) bảo đảm:

a.-/ Bảo đảm quyền tự do ngôn luận tại diễn đàn quốc hội,

b.-/ Quy định các phiên họp thường xuyên của cơ quan này và cấm nhà vua không được can thiệp vào các cuộc bầu cử quốc hội,

c.-/ Bảo đảm cho người dân có quyền được gửi thỉnh nguyện thư lên chính quyền để trình bày những điều phiền muộn về những hành động lạm quyền của các viên chức chính quyền và chính sách sai lầm của nhà nước,

d.-/ Cấm không cho đặt ra các khoản tiền ký qũy tại ngoại hầu tra cho các nghi can một cách quá đáng,  

e.-/ Cấm không cho hành pháp được sử dụng quân đội một cách bất hợp pháp. (2)

2.- /Cũng vào năm 1689, chính quyền lại ban hành Luật Khoan Dung (the Toleration Act) bảo đảm quyền tự do tôn giáo cho các hệ phái Tin Lành không nằm trong Anh Giáo. (3)

3.-/ Năm 1691, Quốc Hội Anh lại ban hành một biện pháp khác nữa nghiêm khắc hơn đối với Vatican. Đó là Đạo Luật Ổn Định vào năm 1691. Đạo luật này cấm không cho người Anh là tín đồ Ca-tô của Giáo Hội La Mã lên cầm quyền. Dưới đây là đoạn văn quan trọng của đạo luật này:

Không có một tín đồ Ki-tô La Mã nào có thể trở thành nhà lãnh đạo nước Anh. Như vậy là luật này loại hẳn tất cả những người con và cháu của vua James Đệ Nhị với người vợ thứ hai của nhà vua, không cho họ lên cầm quyền.” (4)

Kể từ đây, nước Anh thực sự (1) theo chế độ quân chủ lập hiến, quyền cai trị đất nước được trao cho vị thủ tướng do Quốc Hội tuyển chọn, và (2) không có một người Anh nào là tín đồ Ca-tô được đưa lên ngai vàng.

____________

CHÚ THÍCH

(1) Nguồn https://en.wikipedia.org/wiki/Henry_IV_of_France

(2) Arnold Schrier & T. Walter Wallbank, Living World History (Glenview, Illinois: Scott, Foresman and Company, 1975),p. 398. Nguyên văn: “In order to safeguard the results of the Glorious Revolution, Parliament passed several important measures, usually called the Revolution Settlement. One of these, the Bill of Rights of 1689, guaranteed freedom of speech in Parliament, provided for frequent meetings of that body and forbade the king to interfere with the election of its members. Other clauses guaranteed the right of the people to petition the government, forbade excessive bail, and protected the nation from the illegal use of the army.”

(3) Arnold Schrier & T. Walter Wallbank Ibid., p. 398. Nguyên văn:Another part of the Revolution Settlement, also passed in 1689, was the Toleration Act, which granted religious freedom to various Protestant groups, although those who were not members of the England Church could not hold public office.”

(4) Arnold Schrier & T. Walter Wallbank, Ibid.,p. 398. Nguyên văn: “A third measure, the Act of Settlement of 1691, provided that no Roman Catholic could be ruler of England, automatically excluding the descendants of James II by his second wife.”