Phía Bên Kia Ánh Trăng Nhân Văn Của Ki-tô Giáo

Phía Bên Kia Ánh Trăng Nhân Văn Của Ki-tô Giáo

Trần Trọng Sỹ

http://sachhiem.net/TTS/TG/TranTrongSy10b.php

29-Aug-2020

...Người da trắng đời thường chỉ muốn đồng hóa trẻ con Da Đỏ, họ giao trọng trách này cho Kitô giáo, và hầu hết các trường nội trú đều được điều hành bởi các ma sơ Công Giáo. Nhưng các nữ tu đã làm gì trong cách đối xử với các em bé khờ khạo người Da Đỏ ?....

(Tiếp theo kỳ trước. Bài viết này không nhằm chống lại người Kitô Da Trắng, mà nhằm lên án chủ nghĩa Kitô Da Trắng. Phải phân biệt chống lại chủ nghĩa nô lệ khác với chống lại nô lệ)

CHA ĂN MẶN CON CHÁU KHÁT NƯỚC

Đã lâu lắm rồi bụi đất phủ kín dấu vết tàn bạo của cây thánh giá trên đất Mỹ. Nhưng thỉnh thoảng có một cơn lốc mạnh thổi qua, xói tung bay lớp đất che phủ xương cốt người thổ dân, lộ ra vài bộ xương hoặc vài chiếc sọ, nhắc nhở thế giới (có lương tâm) rằng, lịch sử, như cái cây kim trong bọc, sớm hay muộn, cây kim sẽ ló ra.

Trong số này:

V - Ngụy Tín Rằng Thiên Chúa Giáo Thay Chúa Làm Chủ Trái Đất (tiếp theo)

- Cha ăn mặn, con khát nước

- Các chính phủ đã bắt đầu nhận ra nguồn gốc của sự dối trá bao che tội ác.

- Hoàng Hôn Của Những Thần Tượng:

> Thần tượng JUNIPERO SERRA

> Thần tượng CHRISTOPHE COLOMB

Trên báo NEWS, có một bài nhận định về sự đi xuống của Công Giáo Rôma trên lục địa châu Mỹ, nhưng vẫn khẳng định người La Tinh là giềng mối duy nhất giữ vững ngôi vị quán quân của Giáo Hoàng trên thế giới. (As Catholicism delines in Latin America and U.S., Parishes still count on Latino growth). Tuy nhiên, vẫn có những con cháu của người da màu đã biết suy tư một cách triết lý, như trường hợp anh thanh niên Carillo bỏ đạo khi vẫn còn teen vì anh ta cho rằng tôn giáo chỉ có thể nuôi dưỡng những thế hệ ông bà của anh mà thôi. Anh nói:

Tôi bỏ đạo vì tôi nghĩ rằng người ta được nhồi sọ bằng sự sợ hãi bị trừng phạt trong hỏa ngục. Có lẽ quỷ vương mới đọa đày đến vĩnh hằng một ai đó chỉ vì người ta phạm một vài tội lỗi.

(“I left because I felt like people were being made to believe only out of fear of hell and fear of being punished,” Carrillo said. “It seems evil to punish someone for all of eternity for a sin or two.”)

Cũng theo nhân định của Vanessa Chesnut tác giả bài báo, thì vào năm 2005, có 70% dân Mỹ gốc La Tinh theo Rôma giáo, nhưng vào năm 2015 chỉ còn lại 57%. Con số này ngày càng đi xuống, nên khi Donald Trump muốn xây bức tường biên giới ở Mexico, người đầu tiên phản đối quyết định của Trump chính là Giáo Hoàng Phanxicô. Ngài đã hằn học bắn Trump một câu xanh dờn “Một người chỉ nghĩ đến xây tường, và không chịu xây cầu, không phải là người Kitô.(A person who only thinks of building walls, and not building bridges, is not Christian). Ý định của GH là cần có người Công Giáo di dân sang Mỹ, duy trì số giáo dân tại Hoa Kỳ thật cao, mới tạo được sức ép quan trọng đối với thế giới. Một triệu con chiên CG tại Mỹ châu La Tinh không bằng 100.000 giáo dân CG tại Hoa Kỳ.

Báo OBS (nouvel observateur) của Pháp giật một tít lớn về sự xưng thú tội lỗi của giáo hoàng Jean Paul II (Gioan Phaolồ) vào năm 2000:  Le grand mea culpa de l'Eglise catholique (Lời xin lỗi lớn của Giáo Hội Công Giáo Rôma), với những lời lẽ cay đắng của Hồng y Roger Etchegaray, chủ tịch hội đồng Vatican năm 2000 như sau:

Nếu Giáo Hội ngoái nhìn quá khứ một cách xấu hổ, là để có thể đối diện tốt hơn với hiện tại và dứt khoát vững tiến vào thiên niên kỷ mới. Thân thể của giáo hội đầy những vết sẹo, cho nên đức giáo hoàng xin lỗi những lổi lầm trong quá khứ và trong hiện tại của đàn con mình.

(le cardinal Roger Etchegaray, président du comité du Vatican pour l'année du Jubilé 2000. "Si l'Eglise regarde humblement son passé, c'est pour mieux faire face au présent et entrer résolument dans le nouveau millénaire", a-t-il poursuivi. Pour Mgr Etchegaray, "le corps de l'Eglise est plein de cicatrices", et le Pape "demandera pardon pour les péchés passés et présents de ses enfants.")

Lễ Xin Lỗi tại Vatican ngày 12 tháng 3, năm 2000

Giáo Hội luôn xin lỗi, mỗi lần xin lỗi là để có thể đối diện tốt hơn với hiện tại, và tiếp tục ghi đen thêm vào lịch sử trong tương lai. Từ khi Jean Paul II xưng thú đến nay đã 20 năm, càng ngày, các chủ chăn càng phạm những tội ác không thể tha thứ. Tội ấu dâm và hiếp dâm các bà sơ vì không nằm trong danh sách của Jean Paul II, nên nó lạm phát và lan tràn đến nỗi giáo hoàng Benedict XVI chỉ còn cách từ nhiệm và Phanxicô thì đành chỉ biết thú nhận và đổ lỗi cho Satan.

Giáo hoàng Jean Paul II có một danh ngôn: Một lời biện hộ còn tệ hơn cả một lời dối trá, vì lời biện hộ là một lời dối trá được bảo vệ. (https://vi.wikipedia.org/wiki/ ...)

Tôi xin thêm vào lời của vị giáo hoàng được tôn Thánh ấy ý tưởng thế này: Một lời nhận lỗi còn tệ hơn là lời biện hộ, vì lời nhận lỗi không có hành động sửa chữa đi kèm là lời dối trá không cần được biện hộ.

Cứ lấy câu nói trứ danh của Nguyễn Văn Thiệu về Cộng Sản mà đổi thành Công Giáo thì không có gì chuẩn hơn, thật hơn: Đừng nghe những gì Công Giáo nói, mà hãy nhìn kỹ những gì Công giáo làm.

Công giáo trưng bày gian hàng nhân ái, lòng Chúa thương xót hào nhoáng trong tủ kính bóng láng, thì phía sau sự thật là cướp của, tàn sát, và diệt chủng.

Công giáo trưng bày gian hàng nhân quyền, hòa bình, liên tôn trong tủ kính đầy đèn hoa, thì phía sau là nô lệ, ngược đãi da màu, chiến tranh và tiêu diệt khác văn hóa.

Cứ thế, hễ Công giáo nói điều gì, hãy nhìn vào thực tế luôn có sự trái ngược.

Các chính phủ đã bắt đầu nhận ra nguồn gốc của sự dối trá bao che tội ác:

Từ lâu tội ác của Kitô giáo chỉ được các học giả hay các tổ chức nhân quyền lên án.

Gần đây sự vụ đã lên đến cấp lãnh đạo quốc gia.

==>Tổng thống Mexico, ông Andrés Manuel López Obrador, đã gửi thư yêu cầu Vua Tây Ban Nha và giáo hoàng phải đưa ra lời xin lổi về tội ác mà Giáo Hội và Vương Quốc này đã gây ra cho thổ dân Mỹ. Giáo hoàng không trả lời, và theo phát ngôn viên của Tòa Thánh thì ngài đã ngõ lời xin lỗi rất nhiều lần, một lần ở Mexico và lần khác ở Bolivia. Gioan Phaolồ II trước khi tổng xưng thú, đã từng đưa ra lời xin lỗi về tội ác của GH trong thời kỳ thực dân tại Nam Mỹ vào năm 1992 khi ông viếng thăm nước Cộng Hòa Dominican.

Hai công cụ gây ác thập giálưỡi gươm chẳng phải một mình linh mục Trần Tam Tĩnh tìm ra, tổng thống Mễ Tây Cơ cũng đưa ra hai hình ảnh này trong lời tố cáo của ông :

Tôi gửi một lá thư đến vua Tây Ban Nha [Felipe VI] và một lá khác đến Giáo Hoàng để cho những lạm dụng được mọi người biết và một lời xin lổi có thể được đưa đến những dân tộc bản địa đối với những bạo hành mà ngày nay chúng ta gọi là nhân quyền. Ông  López Obrador nói.
Có những vụ tàn sát...Cái gọi là cuộc chinh phục được thực hiện với lưỡi gươm và thập giá. Chúng nâng cấp những ngôi nhà thờ lên hàng đền thờ cao bực nhất.

("I have sent a letter to the Spanish king [Felipe VI] and another letter to the Pope so that the abuses can be acknowledged and an apology can be made to the indigenous peoples for the violations of what we now call human rights," Mr López Obrador says.
“There were massacres...The so-called conquest was done with the sword and the cross. They raised churches on the top temples”)
https://www.bbc.com/news/world-latin-america-47701876?fbclid=IwAR3hBvtzkff-TLTef9zmIe6_AddUUYBDq_n5AKpQi1fNk5DsMwx9V4PMA0Y

Không có những chứng cứ hiển nhiên của lịch sử thì không ai có thể bắt buộc được giáo hoàng Phanxicô phải cúi đầu mà thú nhận rằng:

Tôi cũng sẽ nói, và ở đây tôi muốn hoàn toàn rõ ràng, cũng như Thánh Gioan Phaolô II, rằng: Tôi khiêm tốn cầu xin sự tha thứ, không chỉ cho những tội lỗi của chính Giáo Hội, mà còn cho những tội ác đã gây ra đối với các dân tộc bản địa trong cái gọi là chinh phục châu Mỹ.

(“I would also say, and here I wish to be quite clear, as was Saint John Paul II: I humbly ask forgiveness, not only for the offenses of the church herself, but also for crimes committed against the native peoples during the so-called conquest of America,”)

Lời xin lỗi của Phanxicô mang 4 ý nghĩa:

  • Lỗi cho chính Công Giáo Rôma, cơ quan cầm đầu xúi giục.
  • Lỗi của các đế quốc văn minh da trắng, một tập thể văn minh vật chất được nuôi dưỡng hằng nghìn năm bằng bình sữa Thánh Kinh Kitô giáo.
  • Lên án cuộc chinh phục vốn thực chất là cướp đất, cướp nước trắng trợn bằng cụm từ “cái gọi là cuộc chinh phục châu Mỹ” (the so-called conquest of America)
  • Nơi nào súng canon nhờ có cây thánh giá đi trước (evangelization), thì thực chất nó là thực dân, xâm lược, cướp bóc, và diệt chủng.

Cho dù có xưng tội, xin lỗi thế nào, Kitô giáo vẫn là con thú săn thịt, có nhốt nó vào sở thú để nó không cắn giết bừa bãi nữa, thì vẫn phải cho nó ăn thịt sống. Ngày nay Kitô giáo vẫn giết gần cả triệu người tại Rwanda, ấu dâm khắp thế giới là minh chứng của lời tôi nói.

Cứ nhìn vào đất nước Việt Nam, từ khi Kitô giáo xuất hiện đến nay, nó đem lại gì cho đất nước ngoài lừa gạt, gây chia rẽ và chiến tranh? Đến Hoa Kỳ mà họ còn sợ các trường học, nhà thương, trại tế bần do Công Giáo xây trên đất Mỹ trong thời kỳ trước cuộc Nam Bắc chiến tranh, cho đó là công cụ xâm lăng, gây chia rẽ nội bộ của Hoa Kỳ đang còn yếu kém trong những bước đầu lập quốc, đừng nói chúng ta chỉ là một tiểu quốc nhỏ bé.

Tổng thống Bolivia, Evo Morales, người luôn nghiêm khắc công kích Giáo Hội La Mã, tuy rất hoan nghênh sự cởi mở của Giáo Hoàng Phanxicô khi GH đến Santa Cruz vào năm 2015.  Evo Morales đã bình luận về những tuyên bố của giáo hoàng rằng, Ngài ấy nói để mà nói thôi, chả có một cái gì cụ thể cả (“Don’t expect a recipe from this pope, neither the pope nor the church have a monopoly on the interpretation of social reality or the proposal of solution to contemporary issues. I dare say no recipe exists.”)

==> Thủ tướng Canada vốn là một giáo dân Công giáo, nhưng ông đã công khai yêu cầu Giáo Hội xin lỗi thổ dân Canada do tội ác mà những nam, nữ tu sĩ Công giáo Rôma đã gây ra, đặc biệt là đối với trẻ em da màu bị bạo hành trong các trường học Công giáo dưới danh nghĩa Tình Yêu của Thiên Chúa.

Trẻ em da màu bị bắt cóc, bị nhét vào các trường dòng nội trú do các bà sơ điều hành; tại đây, các em bị đánh đập, sờ mó, hiếp dâm, tra tấn bằng ghế điện tự chế, bị phó mặc hoặc bị bỏ rơi sau khi không còn lợi dụng được nữa, có khi bị giết và chôn trong những hố chôn tập thể.

Hệ thống trường nội trú này được nhà nước Canada bảo trợ tính theo số đầu người, vì vậy việc gia tăng dân số trong các trường này đồng nghĩa với gia tăng thu nhập.

Ta có thể thấy rõ mục đích khai hóa văn minh của người da trắng khi cố tình làm cho các dân tộc da màu yếu kém quên đi nguồn gốc văn hóa của họ, qua sự phát biểu của Albert Southard, hiệu trưởng một trường học tại Canada, rằng mục đích của các trường dòng nội trú là để “thay đổi cách tư duy của trẻ con Da Đỏ. Nói cách khác bởi vì chúng phải sống với người da trắng, nên chúng bắt buộc phải bắt đầu suy nghĩ như người da trắng.

(In 1957, the principal of the Gordon’s Reserve school in Saskatchewan, Albert Southard, wrote that he believed that the goal of residential schooling was to “change the philosophy of the Indian child. In other words since they must work and live with ‘whites’ then they must begin to think as ‘whites.’” )

Người da trắng đời thường chỉ muốn đồng hóa trẻ con Da Đỏ, họ giao trọng trách này cho Kitô giáo, và hầu hết các trường nội trú đều được điều hành bởi các ma sơ Công Giáo.

Nhưng các nữ tu đã làm gì trong cách đối xử với các em bé khờ khạo người Da Đỏ ?

Trường nội trú Alert Bay, British Columbia, Canada, năm 1885. Chính phủ liên bang ước tính có hơn 150.000 học sinh. (Hình của Thư viện Lưu trữ George Dawson, Canada)

Tại Canada, có 130 trường nội trú mở cửa hoạt động từ giữa thế kỷ 19 đến năm 1996. Ước tính có khoản 150,000 trẻ em thổ dân bị bắt rời khỏi gia đình và được đưa đến ở tại các trường nội trú trong thời kỳ này. Các trường nội trú được tài trợ bởi chính phủ Canada và được các nhóm giáo hội điều hành, bao gồm Giáo Hội Công Giáo.
Tại trường, trẻ em thường bị cấm không được nói bất kỳ tiếng gì khác ngoài Anh ngữ. Sabourin còn nhớ mình bị bắt gặp đang trao đổi vài lời bằng tiếng địa phương với người chị em họ học cùng trường. Cô kể cả hai chị em gái bị nắm tóc kéo vào phòng tắm, tại đây các bà sơ đã rửa miệng cho các cô bằng xà phòng.

(In Canada, 130 residential schools operated between the 19th century and 1996. An estimated 150,000 aboriginal children were taken from their families and placed into residential schools during that time. The residential schools were funded by the government of Canada and run by various church groups, including the Catholic Church.
At the school, children were forbidden to speak any language other than English. Sabourin recalled being caught exchanging a few words in her native language with a cousin who was also at the school. She said both girls were pulled by their hair to the bathroom, where a nun washed their mouths out with soap.)

Bà Knockwood kể bà bị đánh đập mỗi ngày.

Một bà sống sót tại các trường học này nay đã hơn 60 tuổi, vẫn rất tin vào Chúa, phát biểu như sau:

Knockwood nói rằng bà không lên án Thiên Chúa.
Chúa cũng là nạn nhân y hệt như tôi. Ngài được sử dụng để bắt tôi đến đó. Và (Ngài cũng được sử dụng) để tra tấn tôi. Không một ngày nào tôi không phải đến một nơi nào mà mình không bị đánh đập.

(Knockwood said she doesn’t blame God.
"God was just a victim as well as I was. He was used to take me there. And to brutally treat me. There wasn't a day that didn't go by where I wasn't beaten," she said.)

Đọc những lời trên, dù không phải là dân Da Đỏ tôi cũng rướm lệ. Vậy mà những người Việt Nam đeo Thánh giá lại có thể nhẫn tâm cầm súng của người Pháp để tàn hại dân mình.

Cùng người đàn bà tên  Korkmaz, một báo khác đã tường trình như sau:

St. Anne's Indian Residential School Ảnh The Star

Nay đã 61 tuổi, Korkmaz trải qua hầu hết cuộc đời học sinh của mình bằng những năm tháng khủng khiếp khi học tại trường St Anne, đuợc điều hành bởi các sơ Công Giáo Oblate. Trường được xây dựng từ năm 1906, trẻ con học trường này hằng ngày bị ngược đãi, đánh đập, và thiếu dinh dưỡng. Học sinh luôn sống trong sự sợ hãi hình phạt phải ngồi ghế điện tự chế.

Korkmaz bị cưỡng bức tình dục tại trường, là một trong 139 Trường Nội Trú dành cho Da Đỏ được xây dựng từ giữa năm 1800 đến năm 1996. Gần 150,000 trẻ em bản địa, trẻ lai, và trẻ em gốc Autochtone bị cưỡng chế khỏi gia đình, họ hàng và làng xóm, để đưa đến học tập trong các trường do nhà nước tài trợ, Giáo hội điều hành, nhằm mục đích tẩy não chúng khỏi dòng giống của chúng, khiến chúng phải thích nghi vào đất nước Canada thực dân Kitô giáo.

(Now 61, Korkmaz spent the most horrific years of her life as a student at St. Anne’s, which was run by Oblate Catholic nuns. Children who attended the school, which opened in 1906, were routinely abused, beaten and malnourished. Students lived in fear of the homemade electric chair used to punish them.
Korkmaz was sexually assaulted at the school, which was one of 139 Indian Residential Schools in Canada that existed from the mid-1800s to 1996. Nearly 150,000 First Nations, Métis and Inuit children were taken away from their families, homes and communities and placed in government-funded, church-run schools meant to erase their identities and to assimilate them into colonized, Christian Canada.)

Bên dưới là tượng Chúa Giêsu tại Mississauga Canada bị tạt sơn đen, tác giả vụ tạt sơn đã bị bắt, hình như bị phạt 5000$, nhưng sự kiện này cho thấy lòng thù hận đối với Kitô giáo đang dâng cao tại các quốc gia đeo thập giá. Canada nổi tiếng là quốc gia hòa bình an ninh và người dân nơi đây rất hiền hòa, nhưng khi cần họ vẫn dám khạc nhổ vào tội ác được thờ phụng.

https://www.catholicregister.org/item/20306-police-make-arrest-in-suspected-hate-crime-at-mississauga-catholic-church

   “HOÀNG HÔN CỦA NHỮNG THẦN TƯỢNG”

Năm 2020 là năm đánh dấu những biến cố trầm trọng, báo hiệu cho sự đi xuống của Kitô giáo, đặc biệt là tại Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ dẫn đầu về niềm tin vào Chúa Kitô, được đương kim tổng thống Donald Trump không ngừng PR, nhất là qua câu nói người dân thờ lạy Thiên Chúa, chằng ai thờ lạy nhà nước cả, khiến dân Mỹ gốc Việt theo Kitô giáo sướng muốn bay bổng lên mây. Chỉ cần câu nói này, Dân Việt Kitô giáo sẵn sàng chết vì Trump, kể cả người dân ở VN.

Không thể phủ nhận vị thế vô địch của Kitô giáo vẫn đang dẫn đầu về đức tin, chừng nào mà cường quốc số một thế giới còn ủng hộ đạo Chúa, như xưa kia nó từng được đế quốc Rôma phò tá.

Chúa được cho là có những quyền năng siêu việt như sống lại sau khi thụ án tử, sau đó bay về trời.

Maria được cho là thụ thai Chúa từ một thần linh và sau khi chết cũng bay về trời.

Kitô giáo viết hằng triệu câu chuyện về phép lạ của Chúa, những chuyện không ai có thể kiểm chứng được. Ngay Alexandre de Rhodes cũng khoe là tự mình làm phép vào những chum nước, và giáo dân VN trong những làng tân tòng dùng nước ấy cứu sống được ngay cả người chết đã bay mùi hôi, nhưng riêng ông khi bị cảm thì lại ra tiệm thuốc Bắc mua thuốc.

Tôi đã viết nhiều về phép lạ của Kitô giáo trong bài Đức Mẹ Maria, ở đây không bàn nhiều.

Nhưng vụ đại dịch Covid 19 này là lúc mà Kitô giáo cần phô bày phép lạ nhiều nhất thì họ lại chết như ruồi, chết vô địch nhất trên thế giới, đến nỗi trên bục lãnh giải quán quân, Mỹ, Brazil và Mễ tây Cơ, 3 nước đầu bảng đều là 3 nước tôn thờ Giêsu cuồng tín nhất.

Thực ra họ cũng làm phép, di chuyển cây thánh giá Saint Sacrement đi khắp đường phố, và đưa lên cả phi cơ, để cầu Chúa ban phúc, họ rất tin vào cây Thánh giá này, nhìn rất đẹp, nó có kính chiếu yêu ở chính giữa và hình mặt trời tỏa ra nhiều tia chung quanh. Khổ cái mấy con virus chẳng thèm liếc cho thánh Sacrement một cái, chúng mạnh hơn quyền năng của Thiên Chúa, mà điều đặc biệt là chúng nó có vẻ như ưa ăn thịt giáo dân hơn là thịt ngoại đạo. Nói thật nếu tôi là dân theo đạo, tôi cổi ngay cây thập giá ra khỏi cổ, đợi qua khỏi cơn dịch đeo lại cũng không sao, biết đâu con Corona này nó ghét người Kitô giáo thật thì bỏ mẹ. Đây là trường hợp đúng nhất để áp dụng cách đánh cuộc tâm kinh mà Pascal đề nghị (Pascal's Great Wager).

Nói thực tôi cũng mong Chúa ban phúc để sớm chấm dứt đại dịch này. Cho dù sau đó thì sách báo Kitô sẽ khoe ầm lên rằng Chúa đã cứu nhân loại qua cơn đại dịch. Nhưng cho đến nay thì tình trạng có vẻ như đang tồi tệ hơn, nước Pháp và tây Ban Nha đang đối diện với làn sóng dịch thứ 2, và VN đã có hon 10 người tử vong. Còn Mỹ và Brazil thì khỏi nói, cộng thêm Mexico đang leo lên hạng 3 với tỉ số hơn 51,000 người, qua mặt cả Anh.

Tổng thống Trump khiêu khích cả thế giới, gây chiến kinh tế với tất cả các nước kể cả đồng minh, nhưng gặp anh Covid 19 đại khắc tinh của Trump, Trump bắt đầu ngấm đòn và điều hành nước Mỹ một cách lạng quạng, hôm nay nói không đeo khẩu trang, hôm sau lại hô hào đeo khẩu trang là yêu nước. Tỉ số ủng hộ Trump trước khi có dịch Covid luôn thắng vượt, nay ở bất cứ cuộc thăm dò nào Trump cũng thua ứng cử viên Dân Chủ Joe Biden. Nước Mỹ cần lãnh tụ trẻ hơn hai ông này, chẳng lẽ một đất nước hùng cường như Hoa Kỳ lại đưa số phận mình vào tay của hai ông già trên 70 tuổi ?

Nếu Trump bại trận này, người được Thiên Chúa gửi xuống để cứu dân Mỹ sẽ làm sao gìn giữ thể diện của Chúa đây ?

Trận đại dịch Corona khiến cho những bước chân chính trị của Trump trở nên phiêu lưu mất định hướng.

Trump quản lý vụ cái đầu gối trên cần cổ người Mỹ da đen George Floyd một cách vụng về, kéo theo phong trào Black Lives Matter. Bạo loạn bùng lên gần khắp nước Mỹ, người Mỹ da màu đồng loạt nổi dậy đập phá thần tượng Christophe Columbus từ lâu là niềm hãnh diện của Công Giáo và của nước Mỹ. Phong trào này kéo thêm dân Mỹ bản địa vào cuộc, vì họ căm thù lũ người da trắng từ Âu châu qua bắt họ làm nô lệ đã 5 thế kỳ. Hai giống da màu, dù đen hay đỏ, đều là nạn nhân của Kitô giáo da trắng. Tượng thánh Junipero Serra, tiêu biểu cho Công giáo Rôma vùng California  bị giật cổ xuống đất. Đây là cú tát trời giáng vào mặt Công giáo da vàng tại Mỹ, VietCatholicNews liên tục đăng tin về những vụ đốt nhà thờ, giựt tượng Thánh, chặt đầu Giêsu, tạt sơn Mẹ Maria... Có lẽ chưa bao giờ Công giáo chịu nhục thảm khốc như thế này, nhất là những vụ chặt đầu Chúa, đốt nhà thờ, đốt thánh kinh xảy ra trên chính đất Mỹ chứ không phải tại Trung Quốc. Quả thật là một đòn đau.

Muốn xem tình trạng xuống cấp của Kitô giáo tôi không cần tìm kiếm đâu xa, cứ lên kênh youtube VietcatholicNews thì có thể tổng quan được mọi tình huống.

VietCatholicNews bức xúc đến nỗi đã mệnh danh BLM ra nghĩa tiếng Việt là Bọn Lưu Manh.

Cách xử lí vấn đề của VietCatholicNews là châm dầu vào lửa thì đã đành, vì đây là một cơ quan thông tin một chiều, vật thụ tạo của bộ máy tuyên truyền Vatican, nhưng Donald Trump không nên luôn đứng vào cương vị của một sứ giả riêng cho Giáo Triều La Mã. Điều này sẽ khiến lịch sử phê phán ông, ông đang lãnh đạo một đất nước đa văn hóa và đa chủng tộc, không thể để mình bị lợi dụng làm công cụ cho kẻ khác, cho dẫu sự liên minh ấy có đem lại đôi ba lợi ích nhỏ nhặt nhất thời.

Cũng may kênh  VietCatholicNews chỉ lưu truyền trong giới người Việt không lọt vào tai dân da đen hay da màu, nếu không, tôi không tìn rằng kênh này được để yên, mà nó còn tác hại ngược chiều cho toàn thể dân gốc Việt.

Trong bối cảnh nước Mỹ loạn như cào cào và dịch bệnh lây lan chóng mặt do sự quản lý của một vị tổng thống trở nên tồi dở chỉ vì mọi mưu toan tính toán đều xoay quanh cái cối xay tranh cử. Dĩ nhiên ai cũng lo ngại cho tình hình thế giới, nhất là người VN quan tâm đến đất nước lo sợ TQ sẽ thừa cơ uy hiếp Biển Đông, làm sao mà không mong bạo loạn được giải quyết trong ôn hòa, dịch bệnh được kiểm soát để chính cuộc sống của mọi người trong đó có mình đều cùng được giải phóng. Donalt Trump đã luôn tuyên bố theo kiểu thần quyền, nhưng nước Mỹ đa số dân Tin Lành không thể chấp nhận thần quyền theo cung cách Rôma của ông.

 Thần tượng JUNIPERO SERRA

Nhưng Junipero Serra là ai ?

Theo thông tin Công Giáo, đây là vị thánh đã đem lại văn minh, tình thương và sự no ấm phồn thịnh cho vùng California.

Như chúng ta từng biết, ai được Công Giáo phong thánh, hay phong chân phước đều thông thường là những kẻ hại dân hại nước, có nợ máu với các dân tộc bản địa. Điển hình là 117 thánh tử đạo tại Việt Nam, đa số là những kẻ phản quốc làm tay sai, làm gián điệp cho thực dân xâm lăng. Nơi nào có gián điệp cho các đế quốc Kitô da trắng, nơi đó đều có Thánh tử đạo, mà bước chân xâm lăng của Giáo Hội không nơi nào không có.

Vì đức hiếu sinh của tạo hóa, tôi mong rằng đừng ai phong thánh tử đạo cho bất kỳ ai cả. Thánh tử đạo Quách Thị Trang, hay các em bé gia đình Phật tử chết tại đài phát thanh Huế năm 1963 là việc cực chẳng đã. Phật giáo tôn thánh họ để tri ân (chứ không phong), và không trông mong Phật tử chết vì đạo bao giờ. Khi cần phải vệ đạo, chính sư sãi dấn thân tự thiêu mình làm đuốc sáng, chính họ chịu tù đày và đối mặt với họng súng, với hàng rào kẽm gai, họ không xúi giục tín đồ chết cho mình rồi phong thánh cho tín đồ để dụ dỗ hy sinh. Đạo Phật không chủ trương gây thù chuốc oán, bành trướng thế quyền hay giáo quyền, cũng chẳng trông mong làm quốc đạo hay quốc giáo, mà chỉ mong đóng góp vào cơ đồ của dân tộc trong khả năng và trong chừng mực có thể, luôn chịu lép chịu nhịn, ngay cả khi bị dao kề cổ, thì lấy đâu ra kẻ thù để cần có người vệ đạo? Phong thánh hay thả chim phóng sanh đều có chung một hậu quả, đó là sẽ có nhiều chim bị bắt, và nhiều người bị giết hơn.

Nếu Junipero Serra không được phong chân phước và phong thánh, có lẽ chả ai chết thêm vì cái tên của mình, đằng này chỉ vì cái danh thánh mà sinh lắm thị phi bạo loạn, có ích gì cho xã hội ?

Tôi không quan tâm đến việc Junipero Serra đáng được phong thánh hay không, có phong cho ông ấy là thượng đế cũng chả gì thay đổi. Đạo Chúa có quá nhiều thánh, không ông này sẽ có ông khác. Ngay tên sát nhân Ammonius và tổng giám mục Cyrille của thành Alexandria (xem phần nữ sĩ Hypatia) mà cũng được phong thánh thì nội hàm của từ thánh trong văn hóa Kitô chả có giá trị gì. Nói thật nếu trời bất dung gian đảng, ngớ ngẩn đi xia ''xui trúng phải'' tôi, người ta đem tôi tạc tượng gần bên Mẹ Térésa ở Oakland, thỉ tôi sẽ tự mình đến nơi ấy, lấy sơn đen trét vào mặt mình, để người ta không biết kẻ đứng bên cạnh Térésa là ai. Thánh là một tôn vị qua nhiều thế hệ do ngưòi dân tự cảm tự tôn mà thành, và gần như không một ai phản đối, như Trần Hưng Đạo của Việt Nam, Mahatma Gandhi của Ấn Độ, Quan Thánh Đế Quân của Trung Hoa. Không ai có quyền phong thánh cho ai cả, mà do đức độ, phong cách, sự dũng cảm của người ấy chinh phục được nhân tâm, khiến họ tôn thành thánh, hoặc thậm chí vì mê tín mà người ta lạy thánh này thánh nọ, như Tề Thiên Đại Thánh, cũng vẫn không sao; đằng này thánh Serra của Công giáo phải cưỡng chế phong tặng, bất chấp biết bao nhiêu người Mỹ Bản Địa phản đối.

Nữ ký giả Shereen Marisol Meraji viết một tít châm biếm trên NPR (National Public radio) về Junipero Serra trước ngày được phong thánh Cứu Rỗi hay Côn Đồ ? Câu chuyện phức tạp về vị thánh sắp tới của Giáo Hoàng Phanxicô (Savior Or Villain? The Complicated Story Of Pope Francis' Next Saint). Bà phỏng vấn ý kiến một con chiên ngoan đạo, anh ta đã thố lộ như sau:

Vincent Medina, 28 tuổi, trợ lý giám đốc bảo tàng viện Mission Dolores nổi tiếng của San Francisco (đây là một bảo tàng viện Công giáo, rất sùng đạo) cho biết: “Mọi người đã bị bắt làm nô lệ trong các cuộc truyền giáo. "Họ sẽ bị đánh đòn nếu họ nói ngôn ngữ của họ. Nếu họ cố gắng trốn thoát, họ sẽ bị bắt trở lại, bị đánh đập, bị trừng phạt, bị giữ trong những nhà kho, nơi mà người người đều mắc bệnh. Đó là những nơi kinh khủng không thể ở."

"People were enslaved in the missions," says Vincent Medina, 28, assistant museum director at San Francisco's famed Mission Dolores. "They were whipped if they spoke their language. If they tried to escape, they were forcibly brought back, flogged and punished, and kept in stocks. People were getting diseases. They were horrible places to be."

Mặc dù Shereen Marisol Meraji cũng phỏng vấn vài người gốc thổ dân có thiện cảm với Junipero Serra, nhưng đa số phản đối việc phong Thánh cho ông linh mục này, tuy nhiên Giáo Hoàng Phanxicô không vì vậy mà lùi bước.

Một nữ ký giả khác, Emma Green, đã viết trên báo The Atlantic như sau:

Deborah A. Miranda, một người Mỹ bản địa và là giáo sư văn học tại Đại học Washington và Đại Học Lee nói với The New York Times hồi đầu năm nay rằng: “Serra không đem Kitô giáo đến cho chúng tôi. Ông ấy đã áp đặt nó, không cho chúng tôi quyền lựa chọn. Ông ấy đã gây thiệt hại khôn lường cho cả một nền văn hóa”,

(“Serra did not just bring us Christianity. He imposed it, giving us no choice in the matter. He did incalculable damage to a whole culture,” Deborah A. Miranda, a Native American and a professor of literature at Washington and Lee University, told The New York Times earlier this year)

Có lẽ nên mời giáo sư Deborah A. Miranda giảng giải cho người Việt Nam biết thế nào là gây thiệt hại khôn lường cho một nền văn hóa. (incalculable damage to a whole culture).

Deborah A. Miranda, người gốc thổ dân Mỹ châu, có trình độ giáo sư đại học, nói, viết, và giảng dạy tiếng Anh tại đại học Washington và đại học Lee, lại không thể đọc được những gì mà tổ tiên mình để lại, không thể sống trong không khí văn hóa và truyền thống của cha ông. Đây là một niềm đau văn hóa, nhưng ít ra, ông biết giơ tay tố cáo Junipero Serra là kẻ sát nhân văn hóa, là tội đồ diệt chủng, ông dám nói cho đồng bào ông biết, kẻ mà họ tôn thờ, chính là kẻ đã tru diệt tổ tiên của họ. Chỉ cần chút căn bản suy tư có văn hóa, ai cũng phải biết mục đích của bọn người Kitô Da trắng đến Mỹ châu lúc đầu gặp là giết người bản địa như săn thú, sau khi De Las Casas, tên thầy Dòng làm tuyên úy trong đoàn quân sang Mỹ châu, tuyên bố rằng không nên giết người Bản Địa, mà hãy cứu rỗi họ, như tôi đã trình bày ở trên, và từ đó đến nay người Da Đỏ bị biến thành một trại chăn nuôi gia súc mặc cho người Da Trắng khai thác và cứu rỗi. Một cách khách quan, Karl Marx nói rất rõ rằng, sức lao động của người nô lệ là vốn tích lũy, kích thích sự sinh sản ra nền kỹ nghệ của tư bản chủ nghĩa.

Cũng nên phân biệt rõ tội ác của Da Trắng Bắc Mỹ Tin Lành so với tội ác của Da Trắng Nam Mỹ Công Giáo: Tin Lành, đa số là tù nhân của Anh bị đi đày, hoặc là nạn nhân bị Công Giáo ruồng bố tại Âu châu, trốn sang Bắc Mỹ cũng chỉ với mục đích sống còn. Còn Da Trắng Công giáo theo chân Kha Luân Bố là để cướp của, cướp nước, buôn bán nô lệ, khai thác vàng, diệt chủng, tàn sát, nên vẫn là tội ác, nhưng khinh trọng không giống nhau.

Tôi hú vía cho dân Việt, và cám ơn ngọn cờ chiến thắng Điện Biên Phủ vô cùng, nhờ nó, ngày hôm nay tôi còn nói được tiếng Việt.

Phải chi tôi được viết bằng chữ Nôm như cụ Nguyễn Du viết Truyện Kiều nữa thì sẽ tuyệt vời hơn gấp bội.

Chữ La Tinh với tôi là một sự thiệt hại và mất mát như giáo sư Deborah A. Miranda nhận định. Người Nhật, Hàn, Trung Quốc họ có thua gì chúng ta đâu, dù họ không hề có chữ viết La Tinh. Đặc biệt người Nhật vẫn sử dụng rất nhiều chữ Hán, có ai dám nói là họ là Hán nô đâu ? Và cũng chả nghe người Nhật nào đòi thoát Trung hô hào thay Nhựt ngữ đầy Hán tích ra La Tinh cả ! Tất cả mọi vận động suy tôn La Tinh ở Việt Nam đều nằm trong kế sách muốn diệt sạch văn hóa gốc của người Việt.

Thực ra sử dụng La Tinh, theo một số nhận định, là một nhu cầu tiến bộ của nhân loại, tựa như ăn mặc theo Âu phục, đi ôtô, xài điện thoại di động...nhưng chúng ta khó có thể châp nhận được hình ảnh những tín đồ của tiện nghi vật chất, ngày mặc Âu phục, sử dụng điện thoại để kiếm ăn, đêm về cổi bộ Âu phục và chiếc điện thoại ra, trịnh trọng đặt lên bàn thờ tổ tiên, rồi cả gia đình xúm nhau hì hụp vái lạy. Họ thờ cúng như vậy chả nói làm gì, vì đó là tự do tín ngưỡng của họ, đằng này họ đem tư duy mê tín ấy vào giảng tại đường đại học, như ông giáo sư Nguyễn Đăng Hưng nọ, mua chuộc các quan chức cấp cao nhà nước để cùng nhau truyền bá tín ngưỡng ấy ra xã hội, cùng nhau thờ lạy Alexandre de Rhodes, đây mới là điều khó hiểu cho não bộ bệnh hoạn xem phương tiện là cứu rỗi linh thiêng.

Trên bìa cuốn sách Poison blanc (chất độc trắng) của Kayemb Uriël Nawej có một câu mà một người da màu nào đọc cũng phải nhíu mày suy tư: Un noir chrétien est un traître à la mémoire de ses ancêtres, a black christian is a traitor to the memory of his ancestors, (một người da đen theo Thiên Chúa giáo là một kẻ phản bội tổ tiên). Vậy thì, một người Mỹ bản địa mà đi thờ thánh giá thì còn tệ hơn người Việt đặt Tập Cân Bình, Mao Trạch Đông lên bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ. Tuy nhiên, nếu TQ làm cỏ VN, thì chừng một vài năm sau sẽ có đầy dẫy bọn ăn theo, Tàu hơn cả Mao, Mỹ hơn cả Washington, ai chửi ba đời vua Hùng không liên hệ đến họ, chỉ cần động tới cái lai quần của Donald Trump, hay Tập Cận Bình, thì họ sẽ liều mạng với kẻ đó ngay. Nguyễn Ngọc Ngạn chắc tởn đến già cái mùi vị văn hóa này.

Thực tình tôi cũng rất thích tổng thống Donald Trump khi ông trực diện khiêu chiến thương mãi với TQ và ra mặt ủng hộ VN, nhưng tôi không mê tín biến ông thành Thượng Đế !

Cũng may người VN chỉ mất chữ viết, chưa đến giai đoạn mất tiếng nói và văn hóa, nên họ vẫn dại khờ ca tụng con dao quốc ngữ để lại vết sẹo trên cổ mình, cho rằng nhờ vết sẹo kia mà mình có ngoại hình đẹp. Người thông thái nhìn dấu chai sạn trên cổ thì biết quá khứ nô lệ còn tồn đọng lại trên thân phận con vật, kẻ khờ ngốc lại đem con bò có dấu cày trên cổ ra khoe rằng nó là con bò sữa. Dân tộc Philippines đang đau buồn không biết nguồn cội, trong khi đó một số người Việt đeo Thánh giá lại làm mọi cách để được biến thành nước như Philippines !

Emma Green viết thêm:

Giáo Hoàng Phanxicô không hề ngu ngốc; ông biết rằng Giáo Hội không phải lúc nào cũng hoàn hảo, đặc biệt là trong các nỗ lực truyền giáo. Vào tháng Bảy (2015), trong chuyến thăm Bolivia, Phanxicô đã lưu ý rằng “nhiều tội ác nghiêm trọng đối với các dân tộc bản địa của Châu Mỹ đã được thực hiện nhân danh Thiên Chúa”. Trong một bài phát biểu trước khoảng 1.500 đại biểu, ông đã cầu xin sự tha thứ, "không chỉ đối với những tội lỗi của chính Giáo hội, mà còn về những tội ác đã gây ra chống lại các dân tộc bản địa trong cái gọi là cuộc chinh phục nước Mỹ." Tuy nhiên, ông đã làm theo điều này với lời nhắc nhở về việc làm tốt của các linh mục truyền giáo trong việc bảo vệ người bản xứ khỏi bạo lực.

(Pope Francis is no fool; he knows that the Church has not always been perfect, especially in its missionary efforts. In July, during his visit to Bolivia, Pope Francis made a point of noting that “many grave sins were committed against the native peoples of America in the name of God.” In a speech before roughly 1,500 delegates, he asked forgiveness, “not only for the offenses of the Church herself, but also for crimes committed against the native peoples during the so-called conquest of America.” He did, however, follow this with a reminder of the good done by missionary priests in protecting native peoples from violence.)

Tôi dám cam đoan nếu Giáo Hoàng Phanxicô không đứng ra tuyên bố rằng “nhiều tội ác nghiêm trọng đối với các dân tộc bản địa của Châu Mỹ đã được thực hiện nhân danh Chúa” thì không ai trong chúng ta có thể bảo người Kitô giáo thú nhận tội lỗi. Họ luôn tự cho rằng, không có họ thì không có nền văn minh hôm nay. Không khác người VN với tư duy nô lệ lập luận rằng, không có thực dân Pháp thì VN không có đường xe lửa Bắc Nam, những tòa nhà đẹp như Bưu Điện Sài Gòn, Nhà Thờ Đức Bà, Nhà Thờ Lớn Hà Nội, cầu Trường Tiền, cầu Long Biên...Tôi cũng chia sẻ nhận định trên, không có Pháp, thì VN chắc chắn không có đường xe lửa xuyên Việt chạy bằng than đạt tốc độ tối đa 80km/g như hiện tại, nhưng đường xe ấy không phải là chân hạnh phúc của dân tộc. Nếu không có Pháp vào đô hộ 100 năm và di sản lại một tình trạng nội chiến, chia rẽ xâu xé Đạo-Lương, có lẽ chúng ta đã có thể tự túc tự cường xây dựng được một hệ thống tàu điện cao tốc như ở Hàn Quốc.

Ký giả Emma Green còn đưa ra một chi tiết rất quan trọng, rằng vị Tổng Giám mục vùng Los Angeles, José Gomez, kẻ ủng hộ mạnh mẽ việc phong Thánh, cùng với Giáo Hoàng Phanxicô kẻ phong Thánh, và người được phong Thánh “cha” Junipero Serra, cả ba đều là dân Hispanic.

Một nhà báo gốc bản địa tên là Rose Aguilar viết trên báo Người Bảo Thủ của Anh về khung cảnh vào thời Junipero mang đạo Chúa đến California như sau:

Tại thời điểm ấy theo thống kê của những nhà truyền giáo, số thổ dân bản địa trong tiểu bang  được ước tính từ 133.500 tới 350.000. Sau hậu quả bị bắt làm nô lệ, bị ngược đãi và bị nhiễm bệnh, những nhà truyền giáo phải chịu trách nhiệm cho 62.000 cái chết của thổ dân tại California từ năm 1769 đến năm 1833. Vụ tàn sát diệt chủng này chỉ là một thí dụ nhỏ nhoi khác cho các chứng tích lịch sử bất nhân trên dân tộc bản địa Bắc Mỹ đã từng bị lãng quên, bị rửa sạch hoặc bị che đậy.

(At that time, according to records kept by the missions, the state’s indigenous population ranged from 133,500 to 350,000. As a result of enslavement, malnutrition and the introduction of diseases, the missions were responsible for the deaths of 62,000 indigenous Californians from 1769 to 1833. This genocide is just another disgraceful example of Native American history that is forgotten, whitewashed or ignored.)

Rose Aguilar trích dẫn Tác giả danh tiếng Elias Castillo người Mễ Tây Cơ, từng lãnh 3 giải Pulitzer, bỏ ra hơn 8 năm nghiên cứu các tài liệu lịch sử và những bức thư mà các nhà truyền giáo viết cho nhau, đã cho ra đời cuốn "Thánh Giá đầy gai nhọn" (A Cross of Thorns), trong đó, ông đã dùng cụm từ khá nhẹ là "Những trại thần chết được các thầy dòng lập ra để ngược đãi hằng nghìn người Da Đỏ tại California" (death camps run by friars where thousands of California’s Indians perished.)

Dưới sự lãnh đạo của linh mục thừa sai Serra này, ta thấy gì qua ngòi bút của Castillo:

Dưới sự lãnh đạo của Serra, quân lính bắt bớ thổ dân Da Đỏ tại California một cách dã man, cưỡng bức họ lao động và cầm tù họ cho đến chết. Họ bị đánh đập, quần quật lao dịch và được cột vào những chiếc gông khiến không thể co duỗi đầu gối trong nhiều ngày liên tục. Nếu ai tỏ ra buồn sầu vì người thân chết thì bị đánh bằng roi da. Những người mẹ sẩy thai không được để tang con mà phải chịu tội phá thai, bị bắt mang một tấm bia khắc hình trẻ thơ đứng bên ngoài các nhà thờ mục vụ. Theo lời kể của viên thuyền trưởng người Pháp Jean-François de Galaup khi ông đến thăm Mỹ Châu năm 1786 thì đàn bà thổ dân không bao giờ bị quất roi da trước đám đông, mà bị nhốt vào một nơi xa để tiếng kêu thét của họ không gây kích thích lòng lân mẫn, tránh đi sự bạo loạn của bọn đàn ông.

(Under Serra’s leadership, soldiers violently captured California’s Native Americans, forced them into labor and imprisoned them until they died. According to Castillo’s exhaustive research, they were beaten, flogged and placed in shackles that didn’t allow them to bend their knees for days. If they grieved over the loss of loved ones, they were whipped. Mothers who had miscarriages were not allowed to mourn; instead, they were accused of having abortions and then forced to hold a carved figure of an infant while standing outside of a mission church.

Women are never whipped in public, but in an enclosed and somewhat distant place that their cries may not excite a too lively compassion, which might cause the men to revolt,” wrote a shocked French admiral Captain Jean-Francois de Galaup during a visit to Mission Carmel in 1786.)

Castillo còn lưu ý rằng, số người Mỹ tại California ngày nay biết rất ít về lịch sử tàn bạo của các nhà truyền giáo mà ông đánh giá là đã bị nhà cầm quyền California cố tình tô son trét phấn che đậy. Học sinh lớp 4 được dạy rằng Serra là một người của hòa bình từng chăm lo cho thổ dân. Du khách đến viếng thăm các di tích truyền giáo được tuyên truyền rằng giao tiếp giữa Serra và thổ dân được dựa trên nền tảng tương kính.

(Castillo estimates that very few Californians today are aware of this brutal history, which he says has been “deliberately falsified by the state of California.” Fourth graders are taught that Serra was a peaceful man who cared for the indigenous population. Tourists who visit the state’s missions learn that Serra’s relationship with Native Americans was based on mutual respect.)

Thần tượng CHRISTOPHE COLOMB

Sách lược của Kitô giáo trên toàn thế giới đều như nhau, những tên ác ôn, gian manh nhất, thường có công cải đạo, hoặc đem lợi nhuận về được nhiều nhất, thì sách báo Kitô cũng ca tụng họ dày cộm nhất. Người Da Trắng liên minh với Giáo Hội, nên không lạ gì, chính phủ Hoa Kỳ vẫn luôn ca ngợi Kha Luân Bố, cho dù ngày nay hằng nghìn học giả Mỹ đã đứng dậy nói lên sự thật về tính khát máu lưu manh của tên cướp biển được Công giáo cải lương này, thay vì làm cướp biển, họ đã biến Kha Luân Bố thành cướp nước, cướp thế giới.

Tôi đã viết khá dài về tên cướp biển này ở những phần trên. Ở đây chỉ xin thêm những chi tiết về ngày Kha Luân Bố, về Dòng Hiệp Sĩ Kha Luân Bố, về sự vinh quang mà Kha Luân Bố đem đến cho Công Giáo Rôma.

=> Ngày Kha Luân Bố : Thường được kỷ niệm hằng năm vào ngày Thứ Hai lần thứ hai của tháng Mười mỗi năm. Nhiều quốc gia ở Mỹ làm lễ kỷ niệm này, dẫn đầu là Hoa Kỳ, và gọi đó là ngày Kha Luân Bố Columbus' Day.

Tác giả Wesley Baines viết về sự kiện có nên duy trì Ngày Kha Luân Bố hay không, bằng bài viết trên Beliefnet nhan đề Có nên tưởng niệm Ngày Kha Luân Bố ?  Sự thật đằng sau cuộc thám hiểm của Kha Luân Bố đen đúa hơn là các bạn tưởng. (Is Columbus Day Worth Celebrating? The truth behind Christopher Columbus's adventures is darker than you think.), trong đó, ông nêu một chi tiết đáng chú ý : thay vì đi vòng xuống phía nam của Phi Châu, Kha Luân Bố e ngại đụng phải lực lượng đáng sợ của đế quốc Ottoman, nên ông đi về phía tây, với mục đích cũng đi về Ấn Độ, nhưng khỏi phải chạm trán với hải quân Ottoman.

Cũng như các tác giả khác, mọi người đều dùng những đoạn hồi ký của Kha Luân Bố để chứng minh sự tàn ác và sự lầm lẫn của ông. Ông hoàn toàn chỉ là tên cướp, tên con buôn, chẳng hề có tinh thần của một nhà thám hiểm mà Wesley Baines cho là lẽ ra Kha Luân Bố nên thám hiểm xứ sở mới mẻ này, tìm cách giao lưu với thổ dân, thiết lập những nối kết ngoại giao, ông lại làm những chuyện thật đáng nguyền rủa, và nhà báo độc lập này đã trích một đoạn hồi ký của Kha Luân Bố để chứng minh :

«Ngay khi tôi đặt chân đến vùng đất Ấn (Mỹ châu), tại hòn đảo đầu tiên mà tôi tìm đến, tôi cưỡng bắt vài người thổ dân để họ có thể chỉ bảo và thông tin cho tôi về tất cả mọi thứ tôi cần biết trên những vùng đất này»

(Rather than exploring this new country, communicating with its native peoples, and establishing diplomatic ties, he did something reprehensible. To find out what, let’s look to one of his journal entries.
“As soon as I arrived in the Indies, on the first Island which I found, I took some of the natives by force in order that they might learn and might give me information of whatever there is in these parts.”)

Sau đó tác giả đưa thêm nhiều bằng chứng những tội ác của Kha Luân Bố mà tôi đã viết quá nhiều, rồi đặt dấu hỏi : Chúng ta tưởng niệm Ngày Kha Luân Bố để ăn mừng tội ác nhân loại (crimes against humanity) mà người Kitô da trắng đã thực hiện trên sinh mạng của thổ dân bản địa Mỹ châu hay sao ?

Ngày Kha Luân Bố đầu tiên được cử hành năm 1792 do Dòng Kha Luân Bố tại New York (New York' Columbian Order – có lẽ là tiền thân của Dòng Hiệp Sĩ Kha Luân Bố) cùng với Cộng đồng người Ý và các cộng đồng Công giáo tự hào về nguồn gốc Ý của Kha Luân Bố và nền văn minh Rôma giáo, đã họp lại để tưởng nhớ 300 năm ngày Kha Luân Bố đặt chân lên Mỹ Châu.

Tuy nhiên, phải đợi đến năm 1937, Tổng thống Franklin D. Roosevelt mới tuyên bố đây là ngày lễ quốc gia, xuất phát từ kết quả do cuộc vận động hành lang tích cực của Dòng Hiệp sĩ Columbus, một tổ chức cuồng tín được Công giáo huấn luyện theo cách thức bán quân sự, nhằm bành trướng thế quyền của Giáo Hội qua vai trò người thế tục, thực hiện những áp lực chính trị mà Giáo Hội Rôma không thể trực tiếp ra tay. Dòng này đã lấy tên của Kha Luân Bố nhằm nhắc nhở người Hoa Kỳ rằng Mỹ châu được người Công giáo khám phá, đồng thời Công giáo ra sức sơn son thếp vàng tên tuổi của nhà hàng hải tàn bạo này, che khuất những hành động côn đồ gian manh của ông, sao cho thế giới chỉ biết đến những tên tuổi của thời kỳ cướp bóc như Kha Luân Bố, như Junipero Serra, trở thành những bàn tay cứu rỗi nhân ái đầy ân sâu của Thiên Chúa.

Mặc dù đa số người Mỹ ngưỡng mộ Columbus do không quan tâm đến các giá trị đạo đức và nhân văn nên họ đã ủng hộ việc kỷ niệm cuộc đời ông ta dưới hình thức một ngày lễ chính thức, nhưng những bất đồng vẫn tồn tại một cách mạnh mẽ, đáng chú ý nhất là các nhóm người Mỹ bản địa luôn thường xuyên phản đối Ngày Columbus — ngày lễ kỷ niệm một sự kiện khiến tổ tiên của họ phải trả giá bằng phẩm giá, tự do và mạng sống.

Chúng ta thử mở một dấu ngoặc ở đây để nói về ngày 30 tháng Tư mà Phạm Duy từng viết nhạc gọi là Tháng Tư Đen. Ngày 30 Tháng Tư được người VN trong nước cho là ngày hân hoan chiến thắng, ngày thống nhất 2 miền Nam Bắc, thì hầu hết người Miền Nam lại cho đây là ngày Quốc Hận, dù VN không hề mất nước, chỉ là thay đổi thể chế, người ở lại không ai bị bắt làm nô lệ hay bị thảm sát, không có sự kỳ thị chủng tộc giữa kẻ thắng người thua dù vẫn có đôi chút khác biệt văn hóa sau gần 20 năm chia cách. Vậy mà cho đến ngày nay, một số người của chế độ cũ vẫn không ngừng kêu gọi thù hận, kêu gọi chiến tranh lật đổ nhà nước VN. Lạ lùng là cũng chính đám người này lại hãnh diện nhất về các giá trị thực dân da trắng, chính họ là những người tự hào về Kha Luân Bố, về Junipero Serra, đồng thời họ lại lên án CSVN là khát máu. Tôi không hiểu làm sao mà CSVN có thể khát máu hơn bọn người Da Trắng Âu châu mang thánh giá sang cướp nước, cướp đất, cướp vàng bạc và gia súc, bắt thổ dân làm nô lệ ở châu Mỹ được ? Nói thế không có nghĩa là tôi theo CS, tôi chỉ ngạc nhiên rằng, nếu muốn chống CS, thì ít ra, ta phải có cái gì chính nghĩa hơn CS để có thể ưỡng ngực hiên ngang đứng dưới màu cờ.

Người Mỹ gốc bản địa nghĩ gì về học thuyết khám phá, về Ngày Kha Luân Bố ?

Đây là ý kiến của người Da Đỏ khi nói vế cái mà thế giới Da Trắng luôn hãnh diện về thời kỳ khám phá hàng hải (Age of Discovery, hoặc Age of Exploration) từ thế kỷ 15 đến 17, và về Ngày Kha Luân Bố với những bất công mà họ chịu đựng:

Nếu người bản địa không thách thức tiền đề cơ bản của “học thuyết khám phá”, được tổ chức hàng năm qua Ngày Kha Luân Bố, thì nền tảng phân biệt chủng tộc mà tất cả luật pháp và chính sách đối xử với Người Da Đỏ của liên bang được xây dựng sẽ vẫn còn nguyên vẹn. Chúng ta thấy tư tưởng thống trị được Columbus mang đến bán cầu này hàng năm trên khắp quê hương của Người Da Đỏ. Chúng ta thấy điều đó ở mức độ ngục tù của người Da Đỏ, trong những vụ mất tự do tôn giáo, trong các vụ phúc lợi trẻ em người Da Đỏ mà luật pháp của các tòa án Da Trắng phớt lờ, trong những trường hợp các thỏa ước mà Hoa Kỳ không tôn trọng theo tiêu chuẩn quốc tế, trong thực tiễn quốc tế, nơi Hoa Kỳ đã bỏ phiếu chống lại việc thông qua Tuyên bố của Liên hợp quốc về Quyền của Người bản địa châu Mỹ, và trong trường hợp quỹ tín thác Cobell mà Hoa Kỳ từ chối hạch toán hàng chục, nếu không phải hàng trăm tỷ đô la đang có trong các tài khoản tín thác trong Quỹ Tiển Tệ Cá Nhân của Người Da Đỏ.”

If Native people do not challenge the fundamental premise of the ''doctrine of discovery,'' as celebrated every year through Columbus Day, then the racist foundation upon which all federal Indian law and policy is constructed will remain intact. We see the ideology of domination carried to this hemisphere by Columbus playing out every year all over Indian country. We see it in the level of Indian incarceration, in the loss of religious freedom cases, in Indian child welfare cases where non-Indian courts ignore the law, in treaty cases where the United States ignores international standards, in international practice where the United States voted against the adoption of the U.N. Declaration on the Rights of Indigenous Peoples, and in the Cobell trust fund case where the United States refuses to account for tens, if not hundreds, of billions of dollars that are owed to Individual Indian Money trust accounts." (https://www.indianz.com/News/2007/005257.asp).

Hoặc,
Người Da Đỏ rất có thể đã có một tương lai tốt đẹp hơn nhiều từ đó đến bây giờ trong lịch sử nếu Christopher Columbus bỏ mạng ở Đại Tây Dương vào ngày 14 tháng 2 năm 1493.

(The Indigenous People very well may have had a much better future then and history now if Christopher Columbus had perished in the Atlantic on February 14, 1493.) http://nativeamericannetroots.net/diary/177

May thay, cuộc đời đã có những biến đổi tích cực, dù chỉ mới khởi đầu, một số thành phố và tiểu bang tại Hoa Kỳ cũng có nơi biết được thực sự thế nào là nếp sống văn minh, họ đã bỏ ngày tưởng niệm Kha Luân Bố. Chẳng hạn Los Angeles, đã biến ngày Kha Luân Bố thành ngày Thổ Dân Mỹ Châu, bắt chước thành phố Berkeley làm cách đó 25 năm trước.

Wesley Baines cuối cùng đưa ra đề nghị rất nhân văn rằng, chúng ta có thể không hủy bỏ ngày tưởng niệm Kha Luân Bố, không nên tiếp tục cho rằng chúng ta đúng hay sai trong việc kỷ niệm ngày này, điều quan trọng là, nếu tưởng niệm Kha Luân Bố, hãy đưa ra sự thực về ông, hãy cho mọi người hiểu rõ những hành vi sai lạc của ông, vì dù sao, chúng ta phải công nhận rằng ông là khuôn mặt quan trọng của lịch sử.

Hình bên trên minh họa người tây Ban Nha giết đàn bà, trẻ con, và cho chó của họ ăn, theo lời kể của linh mục tuyên úy Bartolomé de Las Casas

=> Dòng Hiệp Sĩ Kha Luân Bố : Công giáo là một tổ chức rất quy mô, nó có những đoàn thanh niên bán quân sự, hiếu chiến và nếu cần ra đòn ngầm, họ không nương tay với kẻ thù nào.

Mặt ngoài của Dòng Kha Luân Bố là một tổ chức tương tế xã hội phi lợi nhuận được thành lập năm 1882 bởi linh mục Michael J. McGivney. Tôn chỉ của Dòng là tạo sự đoàn kết giữa các tín hữu Công giáo, trợ gúp lẫn nhau, và cùng nhau chia sẻ Đức Tin và ích lợi xã hội.

Dòng hoàn toàn được điều hành bởi người thế tục, hoàn toàn không một dính dáng nào đến giáo hội, chỉ có một vị tuyên úy tối cao lãnh đạo tinh thần từ năm 2005 là đức ông William E. Lori, tổng giám mục thành phố Baltimore.

(Le mouvement n'est pas rattaché à la structure juridique de l'Église. Ce n'est pas un mouvement religieux ou d'action catholique, mais essentiellement un ordre de laïcs catholiques appelés « chevaliers de Colomb ». L'ordre est dirigé et géré par des laïcs, non des représentants de l'Église. Des prêtres catholiques accompagnent spirituellement chaque "Conseil" en tant que chapelains. L'aumônier suprême est, depuis avril 2005, Mgr William E. Lori, archevêque de Baltimore.

Tuy rất độc lập với Giáo Hội, nhưng các Dòng Hiệp Sĩ thực ra chỉ làm nô lệ ngoại vi của Giáo Hội, như được Wikipédia Pháp ngữ kín đáo cho biết như sau :

Để hỗ trợ cho Giáo Hội và các cộng đồng địa phương cùng với các cố gắng nhân đạo, Dòng luôn được xem như là «cánh tay phải mạnh mẽ của Giáo Hội».

(Pour son soutien à l'Église et aux communautés locales, ainsi que pour ses efforts philanthropiques, l'ordre est souvent considéré comme le « bras droit et fort de l'Église ».)

Đến năm 2006 thì Dòng đã có mặt trên 12 quốc gia và có 13.000 chi nhánh kể cả ở Nhật Bản và Cuba.

Chỉ riêng năm 2005, Dòng này đã quyên ra 135,7 triệu UDS tiền từ thiện, 63,1 triệu giờ phục vụ miễn phí, và kêu gọi được 407.746 người hiếm máu.

Vào năm 2015, chương trình bảo hiểm của Dòng đã nắm giữ 99 tỉ USD các hợp đồng bào hiểm tập thể của các thành viên, được hai công ty chuyên gia phân tích kinh tế và tài chính tên tuổi  A. M. Best và Standard & Poor's đánh giá với tiêu chuẩn AAA liên tục trong 19 năm.

Trong 10 năm, tính đến 2012, Dòng cũng đã hiến tặng cho tòa thánh Vatican khoản 1,5 tỉ USD .

Mặc dù rất cuồng tín, Dòng cũng gây ảnh hưởng ngược lại với Vatican. Cứ mỗi lần bầu Giáo Hoàng, tiếng nói và sức ép của Dòng ảnh hưởng không hề nhỏ.

Như tôi đã nhận định, Giáo Hội Rôma rất cần đánh bóng tên tuổi cho Dòng Hiệp Sĩ Kha Luân Bố, càng được tiếng là phục vụ xã hội, càng khiến những tiếng xấu của Kha Luân Bố bị hiệu ứng chói mắt vì ánh sáng.

Trong cuốn Sodoma : Enquête au cœur du Vatican (Sodoma : Điều tra vào tâm điểm của Vaitican) là cuốn sách bom tấn được ký giả Pháp Frédéric Martel viết và in ra năm 2019, dịch sang Anh ngữ với tựa đề In the Closet of The Vatican. Tựa đề tiếng Pháp sử dụng từ Sodoma, tức là thành Sodome, nơi mà Chúa tru di toàn bộ cư dân vì tội luyến ái đồng tính, dịch giả Shaun Whiteside lại chơi chữ khi dịch sang tiếng Anh, vì closet mang nhiều ý nghĩa : tủ áo, nhà vệ sinh, chuyện bí mật của người đồng tính. Nên ta có thể dịch nhiều cách khác nhau : Trong nhà vệ sinh của Vatican, Chuyện đồng tính bí mật của Vatican, hoặc trong tủ áo của Vatican...ai muốn dịch thế nào, muốn hiểu sao thì hiểu. Tác giả Frédéric Martel sau khi điều tra, đã đi đến kết luận làm nổ tung thế giới, đó là, hầu hết các tu sĩ Công giáo Rôma, mồm miệng lúc nào cũng lên án đồng tính luyến ái để chứng tỏ sự tuân phục vào giáo điều của Thiên Chúa, chính họ lại là kẻ vụng trộm lén lút yêu đương đồng tính nhiều nhất ! Trong số này có cả cấp Hồng Y !

Cũng trong tác phẩm  nổi tiếng ấy, Martel tố cáo rằng Dòng Hiệp Sĩ Kha Luân Bố bỏ tiền ra mua hết cuốn Dieu ou rien ( Hoặc Thiên Chúa hoặc không gì hết) của Hồng Y da đen Sarah, khiến cho thế giới có cảm tưởng rằng Đức Tin Kitô giáo đang tràn ngập Phi Châu. Sự kiện này cho thấy sức mạnh của đồng tiền tác động như thế nào trên việc truyền đạo.

Theo wikipedia Anh ngữ, Dòng Hiệp Sĩ này chỉ tuyển chọn người nam (cũng như linh mục). Nữ nhân có thể hoạt động cho Dòng, nhưng không thể được làm thành viên trực tiếp, phải đăng ký vào một tổ chức ngoại vi gọi là Columbiettes.

Vào năm 2019, Dòng có khoản 2 triệu thành viên Hiệp Sĩ trên toàn thế giới.

Mục tiêu chính của Dòng là phục vụ cho Vatican, tạo áp lực đấu tranh chống hôn nhân đồng tính, chống phá thai và ngừa thai tại Hoa Kỳ. Chủ trương của CG Rôma là thà sinh ra một đứa trẻ bại não hoặc tàn tật, hoặc nghèo đói không có ăn, vẫn hơn là vô sinh; vì đứa trẻ tật nguyền từ một gia đình Công Giáo vẫn làm cho dân số CG thế giới gia tăng, trong khi đồng tính thì không sinh sản, và ngừa thai thì GH mất đi một ít lúa giống.

Vào năm 1885, Dòng Hiệp Sĩ Kha Luân Bố chỉ đưa ra 2 nguyên tắc cho thành viên : Từ Thiện (Charity) và Đoàn Kết (Unity). Nhưng ở Hoa Kỳ, người Tin Lành đặt nghi vấn về lòng yêu nước của người Công giáo, giữa nước Mỹ và nước Vatican, người Công Giào yêu nước nào ? Dòng Hiệp Sĩ sau đó đã thêm 2 nguyên tắc nữa để tạo uy tín, là Bác Ái (Fraternity), và Yêu Nước (Patriotism).

Tuy nhiên, tôn chỉ chính của Dòng vẫn là từ thiện, kết hợp với sự truyền giáo, bổn phận mà Giáo Hội giao phó cho mỗi thành viên. Vừa lôi kéo người vào đạo, vừa tham gia hoạt động chính trị hoặc các hoạt động khu vực, Dòng Hiệp Sĩ Kha Luân Bố quả thực có một sức mạnh bao trùm thế giới nhờ quyền năng của kim tiền và lòng nhiệt thành của các thành viên cuồng tín. Tổ chức KKK từng đưa ra lời đồn rằng thành viên cấp 4 của Dòng Hiệp Sĩ phải tuyên thệ tiêu diệt Đạo Tin Lành và Hội Tam Điểm.

Tóm lại, các Dòng Hiệp Sĩ là những chiếc vòi bạch tuột của Giáo Hội La Mã, như Dòng Malta từng là quân cướp thuyền bè người Hồi Giáo ở Địa Trung Hải và chuyên buôn bán nô lệ. Riêng đối với Dòng Kha Luân Bố, Vatican gần như không để nó làm những gì trái tai gai mắt với người đời, cố gắng sơn son thếp vàng binh đoàn bán quân sự này để sử dụng vào việc mục đích ngang nhiên đối mặt với các thế lực chính thống khác, nhất là trong công tác chống lại các đạo luật của nhà cầm quyền xét ra bất lợi đối với Giáo Hội, chẳng hạn như tại Delware, hội đồng các hiệp sĩ địa phương đã đưa đơn kiện lên chính phủ liên bang, chống lại đạo luật cấm làm hang đá Noël nơi công cộng của thành phố biển Rehoboth Beach kể từ năm 2018. Các Hiệp Sĩ rêu rao rằng chính quyền địa phương kỳ thị tôn giáo và toàn toàn làm sai luật pháp.https://www.foxnews.com/us/delaware-city-bans-knights-columbus-nativity-scene

=> Kha Luân Bố & Giáo Hội có cùng vinh quang: Vinh quang của Kha Luân Bố quá lớn ở Bắc Mỹ, nào là Ngày Kha Luân Bố, nào là Dòng Hiệp Sĩ Kha Luân Bố, tượng Kha Luân Bố, đường Kha Luân Bố, trường học Kha Luân Bố tràn ngập khắp nơi. Vinh quang và giàu sang vật chất mà Kha Luân Bố đem lại cho Giáo Hội e rằng có thể lên đến phân nửa tài sản mà Giáo Hội tích góp từ thế giới. Nếu một ngày kia, tên tuổi của ông bị bôi đen, Hoa Kỳ hủy bỏ ngày tưởng niệm dành cho ông, các cơ quan và trường học đều đồng loạt lên án ông, Dòng Hiệp Sĩ Kha Luân Bố sẽ mất đi rất nhiều uy thế dựa vào danh tiếng của ông, Giáo Hội sẽ mất mát rất lớn, tựa như đánh thua một canh bạc thấu cáy đặt gần hết vốn liếng của mình vào. Thomas S. Giles viết trên Christian history như sau :

Người Kitô hữu Ái Nhĩ Lan và Pháp từng đề nghị rằng Kha Luân Bố, vốn là người ''đem Đức Tin Kitô đến một nửa thế giới'' cần được phong thánh. Mặc dù lời đề nghị này đã được Giáo Hoàng Pius IX đồng ý, nhưng Kha Luân Bố vẫn không được sắc phong vì ông có con ngoài hôn ước, và ông chẳng có bằng chứng nào về dấu hiệu phép lạ.
(Irish and French Catholics have argued that Columbus, who “brought the Christian faith to half the world,” should be named a saint. Though the move had the approval of Pope Pius IX (reign 1846–1878), Columbus was never canonized because he fathered an illegitimate child, and there was no proof he had performed a miracle.)

Dù không được phong thánh, nhưng có thánh nào của Công giáo Rôma oai vệ hơn Kha Luân Bố ?

Kha Luân Bố còn được cả người Tin Lành ca ngợi, vì Tin Lành cũng cùng chung chiến tuyến với Công giáo trong việc kinh doanh Kha Luân Bố. Giáo sư lịch sử Ý Mỹ William Connell cho rằng Kha Luân Bố là niềm hãnh diện của một tổ quốc mới, một miền đất mới, một nền độc lập mới tách rời khỏi văn minh da trắng Âu châu. Phải lưu ý rằng, Hoa Kỳ nguyên thủy là một thuộc địa của Anh và của nhiều quốc gia Âu châu vào thế kỷ thứ 17, nó luôn mặc cảm là một dân tộc lưu đày, là sự trốn chạy khỏi những lùng bắt của Giáo Hội La Mã, là exodus cho những kẻ thất thế tha phương cầu thực đến từ Cựu Lục Địa.

Washington Irving trong cuốn A History of the Life and Voyages of Christopher Columbus đã tạo ra nguyên một huyền thoại vĩ đại, cho rằng Kha Luân Bố đã biết trái đất hình cầu, một mình chống lại kiến thức đương thời cho rằng thế giới là một mặt phẳng dẹt như cái mâm của Thánh kinh thời Trung Cổ.

Theo thiển ý, kiến thức về trái đất như được Ivring ca tụng thì phải đợi vài mươi năm sau, khi Fernand de Magellan, nhờ học hỏi kinh nghiệm qua cuộc hành trình của Columbus, đã khám phá ra eo biển mang tên mình, rồi từ eo biển ở cực nam Mỹ châu này, Magellan đã dong buồm xuyên Thái Bình Dương sang đến tận Philippines vào năm 1521, tạo ra một cuộc thám hiểm hàng hải (circumnavigation) dài nhất lịch sử thời bấy giờ, nhưng Magellan chết ngay vào năm đó, do bị người anh hùng bản xứ Lapu-Lapu giết, không đem về một nguồn lợi vật chất nào cho vua Tây Ban Nha như Kha Luân Bố. Do vậy tên tuổi của Magellan không bằng Columbus chỉ vì ông đi sau một bước, cũng muốn làm một conquistador giàu sang tại Phillipnes, nhưng bất hạnh bỏ mạng sa trường; đã vậy, ông còn thiếu một Dòng Hiệp Sĩ Magellan được thành lập để đánh bóng tên tuổi.

Theo nhiều nghiên cứu trên history.com thì Kha Luân Bố được nhóm người Ý di dân sang Mỹ vào những thập niên 1880, đa số là nông dân nghèo nam Ý di dân sang tìm đất hứa, họ vốn ít học và dốt Anh ngữ, là nguyên nhân của trộm cắp và những tệ nạn xã hội, nên rất bị kỳ thị. Thấy Kha Luân Bố sang chảnh quá, thế là họ kéo ông vào họ hàng, họ đứng lên hô hào rằng Kha Luân Bố, kẻ khám phá ra Mỹ châu, cha đẻ của Hoa Kỳ, chính là người Ý. Cộng đồng Ý ở New York và San Francisco là những nhóm đầu tiên kỷ niệm ngày Kha Luân Bố, và khi Dòng Hiêp Sĩ Kha Luân Bố được thành lập, những người đầu tiên gia nhập và hoạt động hăng say nhất là người Mỹ gốc Ý. Tôi chỉ du lịch sang Ý có một lần, tuy không bị cướp giật, nhưng còn đáng sợ hơn cướp giật, không tiện kể ra đây. Các bạn bè đi Ý về đều than rằng, qua Ý, ngay cái bánh xe cũng có thể bị tháo gỡ, trộm cướp kinh lắm. Gia đình tôi là nạn nhân ở Tây Ban Nha khi đang xuống xe hỏi thăm đường đi, chính hai người làm bộ tử tế đang chỉ đường cho tôi lại là hai kẻ cướp, chúng bất thần giật tung cái xách tay của tôi rồi bỏ chạy. Khi tôi đến cảnh sát trình báo mất hết giấy tờ tùy thân, chìa khóa nhà cửa, thẻ tín dụng ngân hàng...thì ngay trong sở cảnh sát có 3 cô gái non trẻ người Hòa Lan đang ngồi bệt xuống đất mà khóc vì không còn bất kỳ giấy tờ tiền bạc gì. Người vào trình báo bị cướp giật rất đông, phải xếp hàng. Từ đó chúng tôi cạch không dám đặt chân hai xứ Tây Ban Nha và Ý nữa. Tôi đi Mỹ rất nhiều lần, chưa bao giờ bị giật đồ ở Đức, Áo, Anh, Bỉ, Hòa Lan, Mỹ, Canada, Nhật, Hàn, Thái Lan, Campuchia... nhưng mỗi lần đi đâu, ngay cả tại VN, vợ tôi đều luôn mồm nhắc coi chừng bị giựt bóp như lúc ở Barcelona hay bị lừa tại Venise.

Vào thời đại di dân, rất nhiều người Ý sang tụ tập sinh sống tại Mỹ, họ bị kỳ thị trong một thời gian rất lâu, kéo dài từ 1820 đến cuối cuối thế kỷ 20, càng bị khinh ghét hơn khi Mussolini gia nhập khối trục. Người Mỹ thậm chí xem di dân Ý là nguyên nhân tạo ra giết chóc, băng đảng, xã hội đen Mafia và đối xử với người Ý như người da đen. Sử gia Manfred Berg đã viết về thời kỳ này như sau “Sicilians were viewed by many Americans as culturally backward and racially suspect,” write historian Manfred Berg. Because of their dark skin, they were often treated with the same contempt as black people. They were also suspected of Mafia connections, and their family networks were closely watched by the New Orleans police.

Nước Ý là cái nôi của văn hóa Công Giáo La Tinh, càng xa cái nôi văn hóa này về phương Bắc, con người càng văn minh và khoan dung hơn. Một số học giả cho rằng Tin Lành là tôn giáo có thể khiến  một đất nước trở nên giàu mạnh. Max Weber là đại diện cho khuynh hướng này. Nếu ta nhìn quanh một vòng tại Âu Châu, các nước có mực sống cao đa phần là các quốc gia Tin Lành, ngược lại các nước Công giáo thì ngày càng nghèo đói. Karl Marx phủ nhận cái nhìn này của Weber và cho rằng không có chuyện tôn giáo kích thích sự phát triển kinh tế, mà vốn bản chất của con người đã là một đơn vị kinh tế, nếu nó được đặt trong một hoàn cảnh và điều kiện kích thích khả năng kinh tế của nó. Tôi thấy nhân xét của Weber không phải là không đúng, và Marx cũng có chỗ sơ hở, vì các nước XHCN đã không đáp ứng được nhu cầu làm giàu cho xã hội. Cả Weber lẫn Marx đều không ai chứng minh được vì sao các nước Đông Á có khả năng qua mặt Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý, lại chính là những nước phi Kitô và phi XHCN như Nhật, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc (mặc dù Hàn Quốc có nhiều người Kitô giáo, nhưng nếp sống văn hóa vẫn là truyền thống Đông Á); và trong tương lai, có thể có Việt Nam, Mã Lai, Thái Lan. Tôi không xếp TQ và VN vào danh sách các nước XHCN nữa, vì cả hai đều đã từ bỏ chuyên chính vô sản cùng với nền kinh thế bao cấp không thể tách rời.

Khi người Bắc Mỹ tôn thờ Columbus ngang hàng với Washington, điều này hàm ý rằng, chủ nghĩa tư bản không đặt nền trên đạo đức cá nhân, mà dựa vào sự phát triển và thành công về kinh tế và xã hội. Hai yêú tố này quay ngược lại tạo ra đạo đức xã hội. Luật đào thải mạnh được yếu thua là luật thiên nhiên của mọi sinh vật. Tuy nhiên, khi xã hội ổn định thì luật này cũng cần được điều chỉnh, vì kinh tế và sự phát triển xã hội không còn dưa trên sức mạnh, mà lại dựa vào sự ổn định xã hội. Xã hội ổn định, kinh tế sẽ phát triển; kinh tế phát triển, xã hội được ổn định. Sự hài hòa giữa kinh tế và xã hội làm nảy sinh các giá trị đạo đức. Đây chính là mô hình chính trị của các quốc gia Tây Phương, đặc biệt là Bắc Âu và Bắc Mỹ. Đây cũng chính là mô hình xã hội mà Khổng Tử muốn đưa ra : Phú chi đi trước giáo chi, nó cơm ấm áo mới phát sinh lễ nghĩa. Hoặc Túc thực túc binh, dân tín chi hỉ. Vài câu nói của Khổng Tử đủ cho thấy cái nhìn Nhân Bản Vị, dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh... trong khi thánh Thomas d'Aquin thì nói rằng Vua là do Thượng Đế an bài, nên phải tôn trọng ý vua, tức gián tiếp thờ phụng Thượng Đế, và nếu không hài lòng vua thì phải cầu khẩn với Thượng đế (tức là giáo hội) !

Tôi rất ngạc nhiên khi ngã ngửa về khuôn mặt ác quỷ của Kha Luân Bố, mà cả một đất nước văn minh Hoa Kỳ bao gồm rất nhiều trí thức, sử gia, triết gia, các nhà khoa học, các nhà tranh đấu cho nhân quyền, lại có thể để một con quỷ cướp biển với đầy ắp những thuộc tính ít học, côn đồ, gian manh, mất dạy, ngồi ngang hàng với vị tổng thống có công lập quốc của mình !

Tôi cũng rất ngạc nhiên sao Giáo Hội lại không đưa việc này thành một trường hợp chứng minh phép lạ của Thiên Chúa ?

Có thể một ngày Hoa Kỳ hủy bỏ mọi vinh quang mà nó dành cho Kha Luân Bố. Vatican sẽ là kẻ đau khổ nhất nếu ngày ấy xảy ra. Vì sau khi Âu châu quay lưng với Giáo Hội, cô gái giang hồ khuôn mặt về già trét đầy son phấn Vatican chỉ còn anh làng chơi hào hoa Uncle Sam dám thương hương tiếc ngọc, vẫn giang tay quân tử dìu nàng kỹ nữ đã hết thời trước mặt công chúng, giữ cho nàng chút danh giá của một thuở xuân sắc đón người cửa trước đưa người cửa sau. Cánh tay của Hoa Kỳ còn tùy vào số phiếu của giáo dân CG tại Mỹ, nếu số này giảm đi, Vatican hết bài tẩy.

Gần đây, chính sách của Hoa Kỳ thay đổi khá đột ngột khi Donald Trump loại bỏ tính ổn định xã hội vốn luôn đi song song với phát triển kinh tế. Ông là nhà kinh tế năng động đầy thách đố, nhưng lại là một kẻ tồi dở về ổn định xã hội, ông hay khiêu khích sự bất ổn xã hội để phục vụ cho danh tiếng cá nhân, kéo theo các thang điểm chứng khoán. Nếu Donald Trump thắng cử nhiệm kỳ hai, nước Mỹ có thể sẽ đối mặt với các bất an xã hội và chính trị, mà hậu quả dài lâu là bất ổn kinh tế. Tuy nhiên, phải chờ xem lá phiếu của người Mỹ như thế nào trong vài tháng tới. Trump thường tự cho mình được Thượng Đế ủy thác cho nhiệm vụ dẫn dắt dân Mỹ trở lại thời kỳ hùng mạnh nhất sau thế chiến. Hầu hết người Việt tại Mỹ cũng tin như Trump rằng ông được Thượng Đế đứng sau lưng. Gần đây D. Trump nhiều lần trực tiếp hoặc gián tiếp bày tỏ ước vọng được khắc hình trên núi Rushmore. Nếu D. Trump được sánh vai cùng Washington hay Lincoln trên núi Rushmore, thì huyền thoại Trump được Chúa Thánh Thần luôn phù trợ trong mọi quyết định quả thật đã không phải là vô căn cứ.

Phong trào Black lives matter nổi dậy mạnh mẽ và quyết liệt nhất bắt nguồn từ những thái độ xem thường tầng lớp xã hội di dân ở Hoa Kỳ của tổng thống Donald Trump mà trong đó bức tường biên giới Mexico là biểu tượng nổi cộm biểu lộ sự khinh miệt, trịch thượng. Bất công xã hội đối với người da đen và người bản địa cùng với cung cách quản lí đất nước trong mùa dịch với kiến thức y khoa trẻ con của Donald Trump đã khiến Hoa Kỳ trở nên là nơi mất an ninh, bất ổn xã hội, dẫn đầu về số ca lây nhiễm và chết vì Covid 19, tạo cho đối thủ ứng cử viên Dân Chủ Joe Biden cơ hội thắng vượt trong các cuộc thăm dò ý kiến khi chỉ còn cách ngày bầu cử 3 tháng.

Black Lives matter là một phong trào đã có trước khi Donald Trump cầm quyền. Nó được thành lập từ năm 2013 do sự cố George Zimmerman, một trật tự dân phố (neighborhood watch) đã giết chết Trayvon Martin, một thiếu niên da đen 17 tuổi trong một cuộc cãi vã. Cái chết của em da đen mới lớn này làm cộng đồng Da Đen toàn nước Mỹ nổi giận. Ngòi bút xã luận nữ khá nổi danh Alicia Garza đã viết một bài thơ ngay hôm ấy với những câu Black People. I love you. I love us. Our lives matter, và cô kêu gọi người da đen đoàn kết lại để đấu tranh cho mạng sống của người da đen. Từ bài thơ của cô mà phong trào mang tên blacklivesmatter# ra đời. Ba người đàn bà da đen đã cùng ngồi lại hô hào đấu tranh cho quyền bình đẳng da màu chống lại bạo hành của cảnh sát, bao gồm Alicia Garza, nữ nghệ sĩ Patrisse Cullors, cả hai đều cùng là thành viên của nhóm Queer, và người thứ ba là nhà văn nữ Opal Tometi.

Quan sát một cách khách quan, và từ xa, phong trào này có chính nghĩa, được nhân dân Pháp, Anh, và ngay cả Việt Nam ủng hộ.

Tại Tây Ban Nha, biểu tình ủng hộ BLM lan tràn ra ở nhiều thành phố, nhưng có lẽ điều đáng lưu tâm, lại ít được báo chí nhắc đến, vì đây là một sự kiện rất nhạy cảm, có thể thương tổn đến trái tim của người Công Giáo Tây Ban Nha, đó là tượng Giêsu bị chặt đầu và xén mất hai tay tại thành phố Séville vào tháng Sáu vừa qua. Tây Ban Nha là xứ cực kỳ công giáo, mà Giêsu bị chặt đầu và chặt  tay là một thách thức lớn cho Giáo Hội Rôma. Tuy không ai dám to tiếng, nhưng mọi người đều thầm hiểu.

Tại Anh, tượng một phụ nữ da đen đấu tranh cho quyền bình đẳng của người da màu được đưa lên thay thế tượng của một tay lái buôn nô lệ thế kỷ thứ 18. Ngay tượng của Winston Churchill cũng cần có cả một hàng rào cảnh sát bảo vệ, vì ông bị cho là kỳ thị dân Phi Châu và dân Da Đỏ. Tượng của Henry Dundas tại Edingburg cũng bị đòi phải dỡ bỏ vì ông đã chậm trễ không chịu ký sắc lệnh bãi bỏ chế độ nô lệ tại Anh khi làm Bộ Trưởng Nội Vụ vào thế kỷ 18.

Tại Pháp, Adama Traoré cũng bị giết bằng đầu gối như George Floyd. Người dân Pháp hưởng ứng phong trào BLM, đã xuống đường biểu tình bày tỏ sự căm phẫn đối với bạo lực công quyền. Phong trào Áo Vàng Gilets Jaunes từng bị bắn chột mắt, cụt tay, cụt chân, gây căm phẫn lớn trong lòng dân chúng Pháp đối với chính quyền Macron. Một nhà thờ ở Nantes bị một người sùng đạo gốc Rwandais đốt, không biết có liên quan gì đến tội ác của Giáo Hội trong vụ tru sát hơn 800.000 người Tutsi và người Hutus tại Rwanda không, dĩ nhiên nếu có thì thông tin cũng cần được lấp liếm đi, vì nó bất lợi cho cả đôi bên Giáo Hội lẫn nhà nước. Dưới sức ép của phong trào BLM, toàn bộ tên đường, tượng đài của thống chế Thomas Robert Bugeaud đều bị lên án đòi dỡ bỏ. Tướng Bugeaud từng làm thống đốc Algérie, người đã áp dụng chiến tranh tiêu thổ chống lại chiến tranh du kích, bỏ đói dân bản địa để tê liệt hóa kháng chiến. Nhưng tổng thống Macron dứt khoát từ chối bất cứ đòi hỏi nào tổn thương đến danh dự của Bugeaud, và cương quyết bảo vệ vị tướng đa tài từ chức hạ sĩ chiến đấu lên đến thống chế và được phong cả đến hàm công tước trong thời đại đế Napoléon.

Tại Bỉ, tượng của vua Leopold II bị tạt sơn và bị hăm dọa đập phá, chính quyền Bỉ đã phải gỡ đem vào bảo tàng viện để tu sửa và không tính đem lại chỗ cũ. Một nhóm mệnh danh là Repair History (Sửa Đổi Lịch Sử) đã đưa thỉnh nguyện thư yêu cầu Brussel dỡ bỏ toàn bộ các tượng đài của vị vua Bỉ tàn ác từng tàn sát 10 triêu người Congo này.

Tại Brazil, bé trai da đen João Pedro Mattos Pinto 14 tuổi cũng bị cảnh sát Brazil giết chết trong lúc chơi đùa cùng chúng bạn tại một khu nhà ổ chuột ngoại ô Rio de Janeiro một tuần trước cái chết của George Floyd. Một bé trai 15 tuổi tên là Guilherme Silva Guedes, bị bắt cóc và sát hại với vết đạn bắn vào đầu mà ai cũng biết là do cảnh sát chủ mưu, rồi một người đàn bà da đen cũng bị cảnh sát đạp giày lên cổ suýt chết ở São Paulo, tuy chính quyền tuyên bố đang bắt giữ hai cảnh sát lạm dụng quyền lực, nhưng không nêu tên tuổi họ ra. Đọc câu chuyện thương tâm trên link BBC dưới đây, ta thấy đời sống người da màu ở Brazil như súc vật, khi muốn bắn muốn giết, cảnh sát tìm đến không hẹn trước, không hỏi giấy tờ, xả súng tiểu liên bắn chết người rồi lái xe bỏ đi. Người đi chung với nạn nhân có thể bị bắn chết nếu kẻ ấy vô tình cản lằn đạn của cảnh sát: https://www.bbc.co.uk/news/extra/FI4UOEvq3F/death_in_rio .

Hình trên là  phát biểu của mẹ em Guilherme Silva Guedes : Con tôi không chết vì Covid-19, mà chết vì một con virus tệ hại hơn: đó là nhà nước sát nhân. Mà nhà nước sát nhân này, với tượng Giêsu cao vút trên đỉnh núi Corcovado, nơi mà xưa kia, dưới chân núi này, người ta sống đầy nhân ái yêu thương, nhưng từ khi có cây thập ác tới, thì máu và nước mắt đã chảy thành sông thành biển, loại nhà nước sát nhân này ta thường thấy ở Mỹ châu La Tinh theo văn minh Công giáo Rôma.

Nhưng tại sao phong trào BLM không được bùng phát mạnh tại đây như tại Mỹ ?

Đơn giản chỉ vì người Da Đen chia rẽ với người Da Đỏ và cũng thờ ơ với người Da Nâu (Brown), nên người Da Trắng nắm hết mọi quyền bính cùng những ưu tiên xã hội tại Brazil.

Dù phong trào BLM không bùng mạnh lên tại Brazil, nhưng những tượng đài đại diện cho văn minh Kitô giáo và Kha Luân Bố vẫn bị làm nhục, tổng thống quyền lực nhất người da trắng ở Hoa Kỳ thề sẽ bảo vệ tượng Chúa ở Rio de Janeiro, còn người da trắng ở quốc đảo Trinité-et-Tobago nước láng giềng của Brazil thì sợ rằng :

Ngay bên cạnh tượng Kha Luân Bố là Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, kẻ đã đóng một vai trò tích cực trong  sự nô dịch tâm trí những người nô lệ đầu tiên, khiến họ từ bỏ ông bà tổ tiên của họ. Tượng Kha Luân Bố bị bôi đen theo cách tương tự như các bức tượng trong nhà thờ bị làm nhục trong cuộc tuần hành của phong trào Quyền Lực Đen, được lãnh đạo bởi Makandal Daaga – nhà lãnh đạo phong trào Quyền Lực Đen từ năm 1970, TTS. Nếu cuộc phản đối như vậy vượt khỏi tầm kiểm soát, tiếp theo sẽ là chính là bản thân của nhà thờ ...

(The removal of the statue has been spurred on by the worldwide impact of the Black Lives Matter protests and its resistance to the impact of slavery. Next to the statue of Columbus stands the Cathedral of Immaculate Conception which played a major role in enslaving the minds of the early slaves to abandon the faith of their forefathers. The statue of Columbus was defaced in a similar manner as the statues in the church were blackened during the march of the Black Power movement, led by Makandal Daaga. If such a protest should get out of hand, next would be the church itself...)
(https://trinidadexpress.com/opinion/letters/is-the-black-power-protests-repeating-itself/article_8e2ffa68-b1b4-11ea-b257-f7582de5c1a6.html)

Tuy nhiên, vẫn có một ngoại lệ, đó là các đại diện Kitô giáo tại Mexico thì tỏ ra đứng về phía nhân dân yếu kém bất hạnh bị cảnh sát lạm dụng quyền lực giết chết. Như trường hợp người thợ xây dựng Giovanni Lopez bị bắt khi không chịu đeo khẩu trang, chống cự sao đó, bị cảnh sát bắt, sau đó bị chết vì xuất huyết não. Dĩ nhiên đây là bạo lực, là tất trách của công quyền, không thể giết người chỉ vì không đeo khẩu trang. Và đã được linh mục Arriaga tỏ ra bất mãn như báo America đưa tin. (Massive demonstrations have been held in Guadalajara and other Mexican cities demanding justice for Mr. López, at times resulting in acts of vandalism and in the detention of protestors. “There have been reports of acts of violence and arbitrary arrests by the police during such demonstrations,” Father Arriaga said.)

Dĩ nhiên là khi Linh mục đứng về phe nhân dân, thì mục sư cũng không thể đứng ngoài, ta thấy nagy bóng dáng cây Thánh giá khác xuất hiện :

Vào ngày 9 tháng 6, tại Bang Oaxaca, miền nam Mexico, một cầu thủ bóng đá 16 tuổi tên là Alexander Martínez Gómez, đã bị một cảnh sát bắn vào đầu khi anh này đi xe máy cùng một nhóm bạn. Mục sư Flaviano Cisneros, thành viên của ủy ban mục vụ Afro-Mexico, kiêm điều phối viên của tổ chức phi chính phủ Da Đen Mexico cho biết, việc giết ông Martínez sinh ra ở Mỹ đã dẫn đến các cuộc biểu tình mới.
Ông nói với báo America, “Đây là thời điểm để Mexico tìm lại đôi chút linh hồn và nên thừa nhận rằng nó đã làm được rất ít cho những quy định [giải quyết] nạn phân biệt chủng tộc, phân biệt văn hóa, phân biệt đối xử và các hình thức bất khoan dung khác khi nói đến phẩm giá cuộc sống của người Afro-Mexico”.(https://www.americamagazine.org/politics-society/2020/06/22/black-lives-matter-movement-latin-america-protests)

(On June 9, in Mexico’s southern Oaxaca State, a 16-year-old soccer player, Alexander Martínez Gómez, was shot in the head by a police officer as he rode his motorcycle with a group of friends. The killing of the U.S.-born Mr. Martínez led to renewed protests.
The current wave of demonstrations has also encouraged black Mexicans to keep pressing for their civil rights, said the Rev. Flaviano Cisneros, a member of the Afro-Mexican pastoral commission and the coordinator of the non-governmental organization Mexico Negro.
“This is the time for Mexico to do some soul searching and acknowledge that it has done very little in terms of [respoinding to] racism, xenophobia, discrimination and other forms of intolerance when it comes to the Afro-Mexicans’ dignity of life,” he told America.)

Khi  tổng thống Mexico Andrés Manuel López Obrador yêu cầu Giáo Hoàng xin lỗi Thổ dân Mỹ Châu, thì ông tổng thống này bị liệt ngay vào sổ đen của toàn thể tín đồ Công Giáo. López Obrador đưa ra nhiều cải tổ đất nước dành nhiều quyền lợi hơn cho dân nghèo, thì lập tức bị Hồng Y Juan Sandoval Íñiguez tố cáo là ngài tổng thống đang đưa đất nước Mexico đi vào Cộng Sản chủ nghĩa. Nhưng ông tổng thống đã quật ngược lại rằng bảo vệ dân nghèo là tuân theo phúc âm, chẳng phải Cộng Sản. (But president says defending the poor is gospel, not communist).
Nên nhớ lúc mới lên ngôi, Giáo Hoàng Phanxicô từng nói rằng Cộng Sản đã đánh cắp ngọn cờ của Kitô giáo, ngài cũng từng lên án chủ nghĩa tư bản ở Hoa Kỳ, cũng từng bị chính giới Hoa Kỳ phản pháo (xin đọc bài Giáo Hoàng Phanxicô của cùng tác giả).

Một buổi nghi thức trục quỷ Exorsist rất thu hút ống kính truyền thông Mexico được chính Hồng Y Juan Sandoval Íñiguez chủ đích thân làm chủ tế nhằm mục đích trục quỷ trừ tà, ám chỉ vào chính quyền của tổng thống López Obrador (https://mexiconewsdaily.com/news/church-tries-exorcism-to-banish-violence/).

VietcatholicNews cũng lên án tổng thống López Obrador trong clip 17 nữ tu thiệt mạng vì virus Tầu độc địa. ĐHY Mexico tố cáo tổng thống đưa đồng bào vào đường chết. https://www.youtube.com/watch?v=_epEzkp4Ia4)

Điều này cho thấy Công Giáo luôn tìm cách chia rẽ, gây thù hận ; tìm cách trục lợi qua hận thù, bênh vực cho phe nào xét ra có lợi cho Công giáo, bất chấp lẽ phải. Cũng trên kênh này, ta thấy họ liên tục nói xấu phe Dân Chủ, đặc biệt họ nhấn mạnh Joe Biden không phải là người Công Giáo, làm như không Công Giáo là một điều ô nhục, và cũng trong clip này, khi họ tấn công vào Harris Kamala, thì gần như họ nhắm vào màu da của bà ấy nhiều hơn là các sinh hoạt chính trị của bà. Sự thù hận mà họ dành cho bà nhiều nhất là khi bà đưa ra phản quyết chống lại việc Trump bổ nhiệm ông Brian C. Buescher vào chức vụ thẩm phán tòa án ở quận hạt Nebraska, vì ông này là một thành viên của Dòng Hiệp Sĩ Kha Luân Bố, cực kỳ cuồng đạo chống lại những gì Giáo Hội cấm đoán như phá thai, hôn nhân đồng tính, và bình đẳng nam nữ. (https://www.youtube.com/watch?v=8QXf2gsFd1g)

Đi sơ một vòng xa như vậy, nhưng vẫn phải trở về với trung tâm của sự kiện chính, đó là sự phát sinh, phát triển, và nổi dậy ồ ạt của phong trào BLM là tại sân chơi Mỹ.

Chỉ riêng ngày 6 tháng 6, tại Mỹ có hơn nửa triệu người xuống đường biểu tình ủng hộ phong trào BLM. Gần như toàn thể nước Mỹ đều đồng loạt bùng lên nổi loạn.

Lược đồ trên được trích ra từ New York Times, những điểm vàng là những counties đứng lên phản đối sự bất công xã hội. Dĩ nhiên là không nhắm vào cá nhân tổng thống Donald Trump, vì vấn đề được tồn đọng từ nhiều thế kỷ, nhưng nếu là tổng thống Obama lãnh đạo thì chắc chắn không có sự đồng loạt bùng phát bạo loạn gần như vô chính phủ tại Hoa Kỳ từ tháng Năm đến tháng Bảy, đặc biệt kéo dài cho đến giữa tháng Tám tại Porland, khi bài viết này chưa hoàn tất, cuộc nổi dậy vẫn không chấm dứt mà còn có nguy cơ nội chiến tại đây, vì có một nhóm cực hữu vũ trang đứng ra đối đầu với nhóm BLM.

Điều đáng chú ý là, chúng ta cứ tưởng người biểu tình chống bất công xã hội đa số là người da đen. Chúng ta thực lầm lẫn. Báo The New York Times số ra ngày 3 tháng 7 tiết lộ cho ta một cái nhìn ngược lại :

Ai đang phản đối ?
Hơn 40% số counties ở Hoa Kỳ – ít nhất là 1360 counties – đã có sự phản đối. Không giống với những vụ phản đối trước đây của Black Lives Matter, gần 95% những counties có những vụ phản đối gần đây đều đa số là da trắng, và gần ¾ số counties có hơn 75% da trắng.

(Who is protesting ?
More than 40 percent of counties in the United States — at least 1,360 — have had a protest. Unlike with past Black Lives Matter protests, nearly 95 percent of counties that had a protest recently are majority white, and nearly three-quarters of the counties are more than 75 percent white.)

Phong trào đập tượng Columbus lan rộng khắp nước Mỹ, rầm rộ đến nỗi ngày nay, Kha Luân Bố không còn đại diện cho ánh sáng văn minh mà Kitô giáo hãnh diện nữa, dưới tấm kiếng chiếu yêu của lương tâm nhân loại, Kha Luân Bố hiện nguyên hình là con ác quỷ cầm thánh giá đến Mỹ châu khởi đầu cho công cuộc cướp bóc, tru sát, tiêu diệt những con người lương thiện nhất mặt đất.

Bài viết này không có mục đích tường trình những diễn biến về phong trào đấu tranh chống bất công ở Mỹ, là là để phân tích những bất công ấy đến từ đâu, mức độ phi nhân của nó ảnh hưởng như thế nào đối với văn minh nhân loại.

Bài viết này cũng không nhằm chống lại người Kitô Da Trắng, mà nhằm lên án chủ nghĩa Kitô Da Trắng. Phải phân biệt chống lại chủ nghĩa nô lệ khác với chống lại nô lệ.

Khi mà cả thế giới ủng hộ phong trào BLM tại Hoa Kỳ, thì các Giáo Hội Kitô giáo như kiến phải lửa, đồng loạt thóa mạ ảnh hưởng của BLM, trong đó cộng đồng VN tại Mỹ cũng tham dự không ít, đặc biết là cơ quan VietCatholicNews và một số con chiên như Hoàng Duy Hùng. Dĩ nhiên cuộc bạo loạn nào cũng có những phần tử phá hoại lợi dụng tình thế để hôi của, phá phách, nhưng tin tức mà cộng đồng VN xoáy vào đều chỉ nhằm vào các khía cạnh tiêu cực nhất của vấn đề, bỏ qua những nguyên nhân sâu kín, những sự thực gây bức xúc lịch sử. Không thể so sánh vài vụ đập phá hôi của của người da đen với tội ác diệt chủng, cướp đất, cướp nước, đày aỉ người da màu như súc sinh, phá tan cả nền văn hóa Mỹ châu, để chạy tội.

VietCatholicNews nguyền rủa BLM là bọn lưu manh, và khi một ông cha xứ gọi BLM là lũ dòi bọ, lũ ăn bám (https://edition.cnn.com/2020/06/10/us/christopher-columbus-statues-down-trnd/index.html), thì VietCatholicNews cũng là kẻ đứng ra bênh vực và biện hộ cho cha một cách giảo hoạt gian manh như thường thấy: vừa cướp đất, vừa bớ làng xóm ơi tôi bị bách hại ! (https://www.youtube.com/watch?v=XmgMJxDzwdc&t=24s ).

Khi một Hồng Y Tây Ban Nha Antonio Cañizares làm lễ ngoài trời trái phép với quy định trong mùa Covid, bị nhà nước cảnh cáo, thì VietcatholicNews đã rêu rao rằng Tây Ban Nha đàn áp tôn giáo ! (https://www.youtube.com/watch?v=byUMCgL7lcE&t=753s)

Tại sao những thế lực tay chân ngoại vi của Kitô giáo đồng loạt ra sức làm youtube, viết báo chống lại BLM ?

Vì tất cả bất công và tội ác giáng lên đầu nhân dân bản địa Indigenous và người da đen đều bắt nguồn từ cây thập ác, nói đến những tội ác này, khác nào xát muối vào vết thương mà Giáo Hoàng Giaon Phaolồ II từng xưng thú.

Dĩ nhiên phong trào này cũng chẳng đủ sức làm cho mặt nạ đạo đức, nhân ái của bọn người da trắng Kitô giáo đồng loạt rơi xuống đất, nhưng ít ra, nó như một trận động đất có thể làm rung rinh những chiếc trụ mà Chúa Trời chống bên dưới mặt đất (I Samuel 2:8 "For the pillars of the earth are the Lord’s and he had set the world upon them."). Nếu cứ vài năm có một lần nhân dân thế giới đồng loạt hạ bệ các tượng đài của bọn giả nhân nghĩa chuyên chơi trò mèo khóc chuột, thì sớm hay muộn, các trụ chống mê tín này sẽ ngã đổ, trơ ra khuôn mặt vừa phi khoa học, vừa cực kỳ tàn ác mà ai nhìn cũng phải quay lưng.

Để kết thúc bài viết này, tôi xin mượn lời của Mike Forcia, một người bản địa tại Minesota tiên báo về tương lai của văn hóa nhân loại như sau : Thời gian giả vờ lịch sự với các giá trị phi nhân bản đã chấm dứt "the time for being complacent is over."

Thực ra, điều mà Mike Forcia nói đã từng được các triết gia Nietzche, Diderot, Voltaire hô hào, và từ khi Nietzche tuyên bố Thượng Đế đã chết, từ đó đến nay Kitô giáo luôn ở thế thụt lùi.

Christopher Columbus là một tên đồ tể đối với dân tộc Bản Địa, đang duy trì một thứ văn hóa diệt chủng chống lại người Bản Địa mà chúng ta vẫn còn thấy đến tận ngày nay. Hãy mang sự khôn ngoan, kèn trống, quần áo gắn đầy chuông kêu và mặt nạ của quý vị đi nơi khác!

(Christopher Columbus was a murderer of Indigenous people, mainstreaming the genocidal culture against Indigenous people that we still see today. Bring your sage, drum, jingle dress, and mask!")

Trần Trọng Sỹ

HẾT

Trang Văn Học