Vì Sao Nhà Nước Việt Nam Được Trí Thức Hải Ngoại Ủng Hộ Dù Đa Phần Trước Kia Đều Có Thành Tích Chống Cộng ?

Vì Sao Nhà Nước Việt Nam Được Trí Thức Hải Ngoại Ủng Hộ

Dù Đa Phần Trước Kia Đều Có Thành Tích Chống Cộng ?

FB Anh-Tuan Le

http://sachhiem.net/THOISU_CT/FB/AnhTuanLe.php

23-Sep-2019

Chúng ta ủng hộ chế độ nào biết trân quý giang sơn gấm vóc, và chúng ta phỉ nhổ lên lũ hèn mạt xem giang sơn như của riêng của chúng, muốn tặng ai thì tặng, muốn dâng cho ai thì dâng, dù đó là Phật hay Chúa

Năm 1945, Đài Loan chiếm đảo Ba Bình sau khi Nhật Bản thất trận. Nhà cầm quyền Pháp nhiều lần gửi Tàu đến đòi đảo, nhưng không có chiến tranh giữa Pháp và Đài Loan.

https://nguyentandung.org/viet-nam-cong-hoa-hoan-ho-dai-loan-chiem-dao-ba-binh-cua-viet-nam.html

Wikipédia viết:

<<Theo Hiệp định Genève năm 1954, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, do có vĩ độ nằm phía Nam vĩ tuyến 17, vĩ tuyến được dùng làm giới tuyến quân sự tạm thời chia Việt Nam làm hai vùng tập kết quân sự tạm thời, nên thuộc vùng tập trung của khối Liên hiệp Pháp (bao gồm cả chính phủ Quốc gia Việt Nam).

Ngày 20 tháng 5 năm 1956[28] (một số nguồn cho là tháng 7 hoặc tháng 10[29]) Đài Loan (tức Trung Hoa Dân quốc sau năm 1949) quay lại chiếm giữ, xây dựng cơ sở quân sự và kiểm soát đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa. Việt Nam Cộng hòa đưa quân ra chiếm lại vào tháng 8 năm 1956 (đã tuyên bố chủ quyền vào tháng 6), nhưng sau đó, nhân dịp lễ Song thập 10/10, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã ra lệnh rút quân khỏi đảo Ba Bình, và Đài Loan kiểm soát đảo cho đến tận ngày nay.>>

Như vậy là Ngô Đình Diệm đã biếu không đảo Ba Bình làm quà cho Tưởng Giới Thạch nhân ngày lễ Song Thập năm 1956 mà không thông qua bất kỳ một văn kiện nào, đồng thời báo chí VNCH cũng hoàn toàn im lặng.

Năm 1956, Trung Cộng chiếm đảo Phú Lâm, đảo lớn nhất của quần đảo Hoàng Sa, và chiếm phần còn lại năm 1974 mà toàn dân VN ai cũng biết. Vậy dù thất trận, ít nhất Nguyễn Văn Thiệu, trong việc cố gắng bảo vệ Hoàng Sa, so với Ngô Đình Diệm, vẫn có chỗ tha thứ được, trong khi tên tam đại Việt cẩu Ngô Đình lại im ru cho TC chiếm Phú Lâm. Đã vậy hắn còn trâng tráo dâng hiến nước Viẹt Nam cho bà Maria, bà Maria không thấy đâu, thì đại diện cho bà Maria ở cõi trần là Vatican sẽ tóm thâu quyền điều hành đất nước VN.

Nên ta thấy rõ trong hai nền đệ I và đệ II Cộng Hoà miền Nam, tướng tá chỉ nghe lời các giám mục, tổng giám mục. Nguyễn văn Thiệu có ra lệnh mà không có sự gật đầu của các linh mục đứng sau thì không ai nghe lời, nên vợ Nguyễn Văn Thiệu phải lạy hết ngài tổng này đến ngài tổng kia của nhiều giáo phận khác nhau để cho mặt ngoài lệnh của chồng mình được thi hành một cách suông sẻ theo uy nghiêm của đấng thiên tử.

Vào thời Nguyễn Văn Thiệu, ta còn lại mất thêm 7 đảo Trường Sa vào tay Philippines, mất oan mất ức không kèn không trống, không có lấy dù chỉ một tuyên bố phản đối lấy có để giữ thể diện quốc gia.

Mà mất vào tay ai cho đành ? vào chính tên đồng minh yếu xìu so với VNCH vào thời bấy giờ, một tên đồng minh ba xạo chỉ gửi vài tên cố vấn sang VN để chơi đĩ. Nên nhớ, vào thập niên 70 - 75, hải quân VNCH còn mạnh hơn cả hải quân TQ, nhưng lại chả dám gãi vào cái mông của mấy thằng ma cô người Phi !

Wikipédia ghi lại việc ấy như sau:

<<Năm 1970, Philippines đã tổ chức chiếm giữ đảo Song Tử Đông, đảo Thị Tứ, đảo Loại Ta và 4 đảo nữa. Theo như Đại tá về hưu hải quân Philippines Domingo Tucay Jr kể lại thì các đảo, bãi khi đó hoàn toàn hoang vắng, Philippines chiếm đóng dễ dàng. Chỉ khi tới đảo Song Tử Tây, họ mới thấy quân Việt Nam Cộng hòa đóng ở đây. Quân Phillipines báo về sở chỉ huy, được chỉ thị cứ để mặc quân Việt Nam Cộng hòa. Lính Việt Nam Cộng hòa ở đảo Song Tử Tây cũng để yên cho quân Philippines hành động. Sau chiến dịch, Philippines chiếm được 6 đảo nổi và bãi đá mà không cần phải nổ súng, trong đó Thị Tứ là đảo lớn thứ nhì, Bến Lạc (Đảo Dừa) là đảo lớn thứ ba, Song Tử Đông là đảo lớn thứ năm ở quần đảo Trường Sa. Philippines giữ các đảo và bãi này từ đó đến nay.

Sau vụ chiếm đóng, chính phủ Việt Nam Cộng hòa cũng không hề lên tiếng gì về vụ chiếm đóng đó. Theo như lời Tucay kể lại, nhiều tháng sau khi Philippines chiếm đóng 7 đảo ở quần đảo Trường Sa, các nước khác mới biết vụ việc này>>

Mã Lai cũng chiếm giữ 1 đảo và 4 đá, đồng thời tuyên bố chủ quyền với một số đảo khác ở phía Đông vào thời của Thiệu, và Thiệu cũng thà đánh với người anh em phương Bắc một mất một còn, chứ ngoài biển ai muốn lấy gì cứ tha hồ; đến nỗi, cái nước quèn Campuchia mà cũng chiếm của VNCH 5 đảo gần Kiên Giang Hà Tiên vào năm 1974, bao gồm các đảo nhỏ sau đây:

Hòn Keo Ngựa

Hòn Năng Trong

Hòn Năng Ngoài

Hòn Kiến Vàng, và

Hòn Tai (tiếng Pháp là Ile du Pic).

Vậy là VNCH bán nước tổng cộng:

- 2 đảo cho Đài Loan,

- 1 đảo cho TQ,

- 7 đảo cho Philippines,

- khoản 5 đảo cho Malaysia, và 5

- đảo cho Campuchia.

Còn những gì ta mất mát do chiến tranh, ta đánh không lại, như mất Hoàng Sa tôi không kể, vì đó không phải là bán nước, mà là để mất nước, hai thái độ khác nhau.

Trong khi đó, TQ chiêm các đảo Gạc Ma năm 1988 thì ta hy sinh hơn 60 chiến sĩ, và sau đó ta tấn công chiếm lại hai đảo Cô Len và Len Đao để sự tổn thất càng ít càng tốt.

Ngoài ra, ngày nay, nhà nước VN luôn có mặt trên 26 thực thể bãi cạn hay đảo đá tại Trường Sa, và từ sau 1975 đến nay, quân đội nhân dân VN đã hy sinh ngày đêm để gìn giữ ngoài khơi xa bờ đất nước mà đa số nhân dân sống không hề hay biết.

Nhà nước còn thậm chí phản đối cả các cơ quan truyền thông quốc tế như google, hoặc ngay ứng dụng thời tiết khi các ứng dụng này đề tên đảo Hoàng Sa của VN thành Tam Sa theo lối gọi Trung Quốc.

Đó mới là tranh đấu giữ nước.

Cuộc đấu tranh không chỉ đơn thuần bằng vũ khí, mà bằng chính con tim và khối óc, bằng sự di truyền cho con dân đất Việt biết rằng, cha ông chúng không ngừng đấu tranh, bằng mạng sống, bằng ngoại giao, bằng súng đạn, bằng chất xám, và bằng cả trái tim để bảo vệ từng tất đất từng bờ tre.

Do nhìn vào sự thực ấy, mà hầu hết trí thức, kể cả trí thức được đào tạo từ VNCH cũng dần dần ngã theo hướng đi chính nghĩa của dân tộc.

Viết những lời này, để nhắn nhủ ai từng gán cho những trí thức như LS Hoàng Duy Hùng, Trịnh Quốc Thiên, và trước đó đã có GS Trần Chung Ngọc, Nguyễn Mạnh Quang (trong đó có cả người viết bài này).... cái nhãn hiệu "ăn cơm quốc gia, thờ ma CS". (mời đọc thêm: Ăn Cơm Quốc Gia ? của Nguyễn Mạnh Quang)

Người Việt yêu nước Việt. Đó là chân lý nghìn đời không thể di dịch. Chúng ta yêu nước chứ không yêu chế độ. Chúng ta ủng hộ chế độ nào biết trân quý giang sơn gấm vóc, và chúng ta phỉ nhổ lên lũ hèn mạt xem giang sơn như của riêng của chúng, muốn tặng ai thì tặng, muốn dâng cho ai thì dâng, dù đó là Phật hay Chúa.

FB Anh-Tuan Le

Nguồn FB Anh-Tuan LE 19 tháng 9 lúc 12:41

___________________

Trương Sỏi Vậy mà bây giờ ngay trong nước lại có 1 bộ phận rận chủ cố tình lật sử tâng bốc vnch, đá đổ công ơn của các anh hùng chiến sỹ VNCNXH. Đám chiens mọi, tu sĩ thì suốt ngày yêu sách

Vui Le Cám ơn Anh, Một Tri Thức có Tâm, không hận thù bạc nhược như những kẻ chống Cộng cực đoan, Vì Chủ Quyền Quốc Gia Anh đã có cái nhìn sáng suốt biết trân trọng sự hy sinh của Đồng Bào bảo vệ Đất Nước và Dám lên án những kẻ tay sai ngoại Bang để mất Chủ Quyền Thiêng Liêng vào tay trung quốc, philipine, Malaysia, Campuchia.

Mẹ Kai Cảm ơn chú

 


[Đọc Thêm:]

Lịch Sử Biển Đảo Việt Nam

Trang Tacchienmang

http://sachhiem.net/LICHSU/T/Tacchienmang.php

1. Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa thuộc Biển Đông, bao gồm một số đảo nổi và hàng trăm đảo chìm, bãi san hô…, điều kiện sinh sống rất khó khăn, khắc nghiệt. Năm 1951 tại Hội nghị San Francisco, các quốc gia tham dự đã bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc, đồng thời thừa nhận chủ quyền lịch sử và pháp lý của Việt Nam đối với 2 quần đảo này; Năm 1954 Hiệp định Geneve được ký kết, tạm thời chia Việt Nam thành 2 miền Nam – Bắc, lấy vĩ tuyến 17 làm đường phân định ranh giới. Các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nằm phía Nam vị tuyến 17 trở vào Nam nên thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa.

2. Chính phủ Việt Nam Cộng hòa (VNCH) đã bảo vệ các quần đảo như thế nào?

– Năm 1956 để Đài Loan xâm chiếm đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa.

– Năm 1959 dâng cho Đài Loan đảo Ba Bình, là đảo nổi có diện tích tự nhiên lớn nhất trong Quần đảo Trường Sa, mà không hề có phản ứng nào từ VNCH.

– Từ năm 1956-1960, VNCH đã biếu không cho Campuchia 5 đảo ở phía Tây Nam gồm: Hòn Năng (trong và ngoài), Hòn Tai, Hòn Kiến Vàng, Hòn Keo Ngựa và đảo Hòn Trọc (hay còn gọi là đảo Wai hoặc Poulo Wai).

– Năm 1970 Philippines xâm chiếm một số đảo, trong đó có 3 đảo nổi thuộc quần đảo Trường Sa mà Chính phủ VNCH đã tuyên bố và xác lập mốc chủ quyền, gồm: Thị Tứ, Loại Ta, Song Tử Đông, nhưng không gặp phải bất cứ phản ứng nào. Thậm chí nguồn tin phản ánh việc chiếm đóng đảo của Philipin nhiều tháng sau các nước mới biết, cho thấy Chính phủ VNCH đã “lãng quên” hoặc làm ngơ trước việc chiếm đóng này.

– Từ 1970 – 1971: Dâng cho Malaysia 7 đảo ở Trường Sa gồm: Đá Én Ca, Đá Hoa Lau, Đá Kỳ Vân, Đá Sác Lốt, Đá Suối Cát, Đá Kiêu Ngựa và Bãi Thám Hiểm.

– Năm 1974 sau trận hải chiến giữa hải quân VNCH với Trung Quốc, 36 đảo còn lại ở Quần đảo Hoàng Sa đã bị Trung Quốc chiếm đóng hoàn toàn. Với khí tài yếu kém VNCH về mọi mặt (tổng trọng tải tàu chiến khoảng 1.700 tấn so với 7.800 tấn của VNCH) nhưng VNCH lại thua và để mất Hoàng Sa. Đây là trận chiến mà như nhiều nhà phân tích, những người trong cuộc từng lên tiếng thì nguyên nhân thất bại là do VNCH bị Hoa Kỳ “bán đứng” và sự hèn nhát, nhu nhược của quân đội, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Nên nhớ lúc bấy giờ VNCH có lực lượng hải quân hiện đại, không quân xếp thứ 3 thế giới.

3. Cộng sản Việt Nam đã bảo vệ quần đảo như thế nào?

– Tháng 4/1975 nhận định Chính phủ VNCH sẽ sụp đổ, nước ngoài có thể lợi dụng tình hình này để chiếm các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, nên đã chủ động giải phóng các đảo nổi trước khi giải phóng trên đất liền:

+ Ngày 14/4/1975 giải phóng đảo nổi Song Tử Tây;

+ Ngày 24/4/1975 giải phóng đảo nổi Sơn Ca;

+ Ngày 27/4/1975 giải phóng đảo nổi Nam Yết;

+ Ngày 28/4/1975 giải phóng đảo nổi Sinh Tồn và Trường Sa Lớn;

 

– Trong những năm sau đó, tiếp tục chiếm giữ một số đảo nổi:

+ Ngày 10/3/1978 đóng quân giữ đảo nổi An Bang;

+ Ngày 13/3/1978 đóng quân giữ đảo nổi Sinh Tồn Đông;

+ Ngày 30/3/1978 đóng quân giữ đảo nổi Phan Vinh;

+ Ngày 04/4/1978 đóng quân giữ đảo nổi Trường Sa Đông;

+ Ngày 05/3/1987 đóng quân giữ đảo chìm Thuyền Chài;

+ Ngày 02/12/1987 đóng quân giữ đảo chìm Đá Tây;

Tuy nhiên do lực lượng, trang bị của hải quân hạn chế nên nhiều đảo chìm chúng ta không thể đóng quân, có những đảo đã đến đóng quân nhưng điều kiện sinh sống quá khắc nghiệt nên bộ đội phải rút về, như đá Châu Viên.

– Trong chiến dịch bảo vệ chủ quyền CQ88, chủ động ngăn chặn âm mưu thôn tính các đảo, bãi chìm của Trung Quốc, đã đóng giữ thành công 10 đảo chìm:

+ Ngày 23/1/1988 đóng quân giữ đá Tiên Nữ;

+ Ngày 05/2/1988 đóng quân giữ Đá Lát;

+ Ngày 06/2/1988 đóng quân giữ Đá Lớn;

+ Ngày 11/2/1988 đóng quân giữ Đá Đông;

+ Ngày 27/2/1988 đóng quân giữ Tốc Tan;

+ Ngày 02/3/1988 đóng quân giữ Núi Le;

+ Ngày 14/3/1988 diễn ra trận hải chiến Trường Sa làm 64 chiến sỹ tử thương, chúng ta giữ đươc Cô Lin, nhưng Trung Quốc chiếm được Gạc Ma và Len Đao.

+ Ngày 15/3/1988 đóng quân giữ các đảo chìm Đá Thị, Đá Nam;

+ Tháng 4/1988 chúng ta tổ chức chiến dịch bí mật nhằm chiếm lại Gạc Ma và Len Đao, nhưng chỉ giải phóng được Len Đao.

Trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn, lạc hậu, bị cô lập về chính trị, cấm vận về kinh tế, quân sự, nhưng chúng ta đã chủ động đóng giữ, anh dũng bảo vệ các đảo nổi và 10 đảo chìm, trong đó nhiều đảo lớn, có tiềm năng phục vụ mục đích quân sự và phát triển kinh tế. Tuy không thể ngăn chặn Trung Quốc chiếm 6 đảo chìm (Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Xu Bi, Huy Gơ, Gạc Ma), nhưng có thể khẳng định chiến dịch CQ88 đã thắng lợi, làm thất bại âm mưu chiếm đóng toàn bộ Trường Sa của Trung Quốc.

Theo báo cáo của chính phủ Mỹ, đến năm 2015, Việt Nam đã mở rộng khu vực kiểm soát lên 48 đảo, cồn và rạn san hô. Nhóm đảo này được gộp vào thành một huyện Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa (nguồn: https://thediplomat.com/2015/06/who-is-the-biggest-aggressor-in-the-south-china-sea/ fbclid=IwAR17QSdNyOWjxgsl7CxWTlpEa-CB286v1X5KK1xJ8GEo8nBIpTskQXMUP48)

Từ 5 đảo chiếm từ tay của VNCH năm 1975, đến nay chúng ta đã nâng tổng số đảo và điểm đóng quân lên 48 điểm./.

Trang Tacchienmang

Nguồn https://tacchienmang.net/2018/11/lich-su-bien-dao-viet-nam/ 23/11/2018

Trang Thời Sự