Xét Lại Vụ Đánh Cuộc Của Pascal - 3 KỶ NGUYÊN ÁNH SÁNG

Xét Lại Vụ Đánh Cuộc Của Pascal - 3

(dẫn nhập vào văn hóa & tôn giáo thời Phục Hưng)

Trần Trọng Sỹ

http://sachhiem.net/TTS/VH/TranTrongSy_vh7_Pascal.php

18-Jul-2019

Vệ Chúa như Pascal, Leibniz, Descartes, và bây giờ tới John Lennox không biết có lợi gì cho Chúa không? Hay chỉ chứng tỏ thêm sự ngày càng bất lực của ngài trước ý thức độc lập về tri thức của nhân loại? Người Kytô có bao giờ đặt câu hỏi tại sao Đức Phật chưa bao giờ cần được hộ vệ? Ở Âu Mỹ người ta đưa tượng Phật vào các nơi đấm bóp tình dục, các nơi hưởng thụ thân xác công cộng nhằm mục địch làm ô uế hình ảnh thanh tịnh trong sạch của ngài; nhưng dù ở đâu, tượng Phật vẫn an nhiên với nụ cười hàm tiếu trong sáng đầy bao dung. Đức Phật quá cao siêu đến nỗi không cần ai phải ra tay bảo vệ ngài.

(Kỳ 1 và 2 =>)

- I - Phân Loại Phạm Trù Tư Tưởng Của Pascal

- II – Chủ Nghĩa Hoài Nghi

A - Hoài nghi về Thượng Đế và thế giới do ngài tạo dựng

B - Hoài nghi Thánh Kinh và cách sống của giáo sĩ

C - Hoài nghi về quyền thống trị của Giáo Hội.

Kỳ 3 - Gồm các mục:

- III – Kỷ Nguyên Anh Sáng (Siècle des Lumières – Age of Enlightenment)

(Xem Kỳ 4 =>)

 

 

III – KỶ NGUYÊN ÁNH SÁNG (Siècle des Lumières – Age of Enlightenment)

Bài viết này chỉ có tham vọng trình bày sơ lược về thời đại Phục Sinh, không muốn đi xa và đi sâu vào Kỷ Nguyên Ánh Sáng. Tuy nhiên, nói đến Phục Sinh và sự tách giáo cùng với sự rời bỏ nền thống trị của độc thần giáo La Mã, thì cũng nên có vài nét giới thiệu về Kỷ Nguyên Ánh Sáng. Đó là thời kỳ mà, theo cái nhìn của đại đa số học giả cũng như sử gia, cùng với cái tên được đặt ra cho nó, có thể nói, đây là lúc bình minh nhân loại bừng tỉnh sau giấc ngủ triền miên bao phủ trong bóng tối dày đặc của của thần học Kytô. Trong suốt một thời gian dài hơn thiên niên kỷ, dù trước đã được các danh gia Hy Lạp đi tiên phong trong các bộ môn triết học, toán học, thiên văn học, thi ca và nghệ thuật, Âu châu không phát kiến gì thêm, mà gần như đi thụt lùi cả thiên niên kỷ cho đến khi giáo hoàng Eugenius IV mong ước thống nhất hai giáo hội Đông Tây vào năm 1437 như đã trình bày ở trên. Những ai chưa cảm nhận được sự mất mát trong 1 nghìn năm kể từ khi Kytô giáo thống trị Âu Châu, thì hãy suy nghĩ một cách cụ thể và đơn giản như sau: số π (số Pi) và các định lý hình học của Pythagore, của Euclide, của Thalès, sức đẩy Archimède, các phép tính chu vi trái đất từ Aristote, Platon và cho đến Ératosthène hoàn toàn bị ném vào sọt rác để lo đến nhà thờ cầu nguyện và sống sao cho vừa lòng các tu sĩ, nên học thuật gần như bị quên lãng hơn cả nghìn năm. Khi các giá trị xưa cũ này được trở về và được phát triển, người ta mệnh danh đó là thời đại Phục Sinh.

Chủ nghĩa Hoài Nghi manh nha từ sự bất tín nhiệm vào quyền năng của Thiên Chúa, sự thánh thiện của giáo hội. Chỉ cần hai nền tảng này lung lay, thì Giáo hội đánh mất tính Duy Nhất, Công Giáo và Tông Truyền trong thực chất của các từ vựng này.

Chủ nghĩa Hoài Nghi làm bực thang để kỷ Nguyên Ánh Sáng ló rạng.

Có thể nói mà không sợ sai rằng, không có Kỷ Nguyên Ánh Sáng, thì không thể có dân chủ, nhân quyền, khoa học và kỹ thuật của con người hiện đại. Hai giá trị dầu tiên, dân chủ và nhân quyền cùng bột phát lên trong cuộc Cách Mạng Pháp năm 1789, qua đó, các trí thức lãnh đạo cuộc Cách Mạng từng đưa lên đoạn đầu đài khoảng 40 nghìn linh mục hoặc bà xơ, tịch thu toàn bộ bất động sản của Giáo Hội mà trong đó ngôi Nhà Thờ Đức Bà Paris vừa bị cháy ngày 15 vừa qua (tháng 4 2019), từng bị nhân dân trưng thu thành đền thờ Lý Trí (Temple de Raison) cùng vói sự hô to Bài Trừ Kytô Giáo (Déchristianisation).

Ngày xưa tôi không chú ý cuộc cách mạng Pháp, chỉ đọc để có kiến thức, cho đến một hôm, tôi làm việc dưới quyền một giám đốc người Pháp, đến ngày nghỉ lễ 14 tháng 7, không biết lý do tại sao ông ấy nói về cuộc cách mạng này, tôi nhớ lời ông như sau: ''ngày nay người ta đã quên bẵng đi cuộc cách mạng, nhưng nó vẫn ở đó, và ít ai biết rằng, dù rất vô hình, nó vẫn luôn che chở cho nhân dân Pháp''. Tên của vị Kỹ sư trường Mine này là Jean Robert Picq, không biết có liên hệ gì đến giáo sư Cổ Sinh Vật Học Pháp (paléoanthrologie), ông Pascal Picq, tác giả câu nói sau đây: l'homme n'est pas le seul animal qui pense mais il est le seul à penser qu'il n'est pas un animal. Tạm dịch: Người không những là con vật duy nhất biết suy tư, nhưng nó cũng chính là con vật duy nhất không chấp nhận mình là con thú. Có hơn 2 tỉ người trên thế giới tự nhận mình chỉ là thụ tạo, là con chiên cần có kẻ chăn dắt.

Câu nói đầu làm tôi nhớ đến cuộc Cách Mạng ngày 1 tháng 11 năm 1963 do tướng Dương Văn Minh lãnh đạo. Lúc đầu thì ai cũng gọi đây là cuộc cách mạng, sau, vì áp lực của các thế lực chính trị thân Công giáo lập luận bôi nhọ và đánh phá, người ta không dám gọi là cách mạng, mà gọi là chính biến, là đảo chánh; nhưng thực chất nó là cách mạng, là đổi đời, đổi gần như toàn bộ sinh hoạt văn hóa Miền Nam dưới thời Đệ Nhất VNCH. Cả hai cuộc cách mạng, Pháp và VN, đều không thành công về mặt chính trị, nhưng về mặt văn hóa thì nó đem lại nhiều thay đổi có lợi cho đại bộ phận dân tộc. Bên Pháp, bất cứ nhà độc tài nào muốn hà hiếp dân, cứ nghĩ đến cuộc nổi dậy phá ngục Bastille rồi sau đó đầu của Louis XVI cùng với Marie Antoinette cùng được đưa lên máy chém, thì không ai còn dám đi quá đà. Bất cứ quốc gia nào, xứ sở nào, khi mà chiếc đầu của quân vương bị chính dân mình giết, thì đừng hòng có lấy tí ti danh dự nào.

xử trảm Vua Louis XVI

So với Louis XVI, Ngô Đình Diệm tàn ác hơn bội phần, vì gia đình này muốn chỉ trong 10 năm, biến toàn Miền Nam thành một nước toàn trị của Công Giáo Rôma. Nhà Ngô khi muốn giết ai, người ấy không bao giờ được đưa ra tòa án, người mà Ngô triều muốn giết đều âm thầm chết trong bóng tối. Nhà viết sử Avro Manhattan viết trong sách "Vietnam why did we go?" như sau: Từ năm 1955 đến năm 1960 có ít nhất là 24 ngàn người bị thương, 80 ngàn người bị hành hình hay bị ám sát, 275 ngàn người bị bắt điều tra và giam giữ, và 500 ngàn người bị đưa đi các trại giam giữ tập trung – (Between 1955 and I960 at least 24,000 were wounded, while 80,000 people were executed or otherwise murdered, 275,000 had been detained or interrogated. Eventually about 500,000 were sent into concentration or detention camps).

Chiếc đầu lâu của 3 anh em nhà Ngô, theo tác giả Nguyễn Tiến Hưng, luôn là nỗi ám ảnh cho Nguyễn Văn Thiệu trong những năm cai trị Miền Nam. Tôi nghĩ rằng nếu có cơ hội lần thứ ba Công giáo có dịp trở lại nắm quyền tại VN, thì họ sẽ phải cân nhắc đến ngày lịch sử 1 tháng 11. Ngày này là tấm gương soi cho bất kỳ chế độ chính trị nào, ngay cả chế độ CHXHCN đang nắm quyền. Bên phía Sài Gòn, người ta cố hạ giá trị ngày 1 tháng 11 để gỡ gạc cho Ngô Đình Diệm, còn bên phía Hà Nội, người ta cũng chẳng muốn đánh bóng nó, vì nó là sản phẩm của ''Ngụy''. Hà Nội không chủ trương vinh danh bất kỳ quan chức hay quân nhân nào của chế độ cũ, ngay hòa thượng Thích Quảng Đức cũng không hơn được Alexandre de Rhodes, dù rằng không có ánh sáng trí tuệ và từ bi của ông, thì 10 tướng Dương Văn Minh cũng không thể làm gì ông Diệm, và nếu Diệm không đổ, đồn lũy Công giáo Rôma càng kiên cố hơn ở miền Nam, thì chưa chắc có chiến thắng 30 tháng 4 năm 1975. Điều này được xác định một cách không thể chối cãi qua sự ngoan cường của các lực lượng Công giáo tại VN trong hiện tại, vẫn là lực lượng chống Cộng nổi bật nhất, dai dẳng nhất và có tổ chức nhất, đang thách thức nhà cầm quyền VN.

Cuộc cách mạng 1963 là công lớn của Dương Văn Minh, nhưng diệt trừ mầm loạn cho miền Nam là công của thiếu tá Nguyễn Văn Nhung. Lịch sử nên cân nhắc và trả lại cho ông Nhung và gia đình ông cái mà họ đáng được có. Hai người này đã chịu nhục nhã, đổ máu để miền Nam tiết kiệm được nhiều xương máu. Lịch sử phải đợi đến khi lửa tắt, tro không còn nóng, mới có thể xét đoán nghiêm chỉnh những người dám chết vì lịch sử của cả hai bên Nam Bắc. Tuy nhiên, ngay hiện tại, nếu so sánh Louis XVI với Ngô Đình Diệm, Marie Antoinette với bà Ngô Đình Nhu, thì tôi cho rằng, cặp hoàng gia nước Pháp chỉ là nạn nhân của lịch sử mà thủ phạm chính và gián tiếp là Giáo Hội Công giáo Rôma. Vua Louis XVI thừa kế một đất nước đang trong cơn khủng hoảng kinh tế và ngân sách cạn kiệt sau cuộc chiến 7 năm, đến nỗi dân chúng nổi loạn cướp bóc lúa mì, xã hội Pháp bề ngoài có vè giàu có nhưng trên thực tế lại mang đầy nợ (22 triệu livres), và Louis XVI phải làm nhiều cuộc cải cách kinh tế, cắt giảm ngân sách ngay cả đoàn quân hộ vệ hoàng cung cũng bị cắt giảm, ngoài ra ông hủy bỏ khế ước nô lệ (servage), hủy bỏ tục lao dịch miễn phí (corvée) cho dân nghèo phải phục dịch quý tộc hoặc tăng lữ, đặt thuế điền sản lên quý tộc và tăng lữ, ủng hộ cuộc chiến tranh giành độc lập tại Bắc Mỹ...nói chung ông là vị vua khá anh minh và hiền hậu, biết đau xót trước nỗi đau của bá tánh, dám xử dụng nhân tài đạo Tin Lành như Jacques Necker làm bộ trưởng tài chánh; còn Marie Antoinette là người đàn bà kiêu căng tinh nghịch, nhưng không độc ác như bà Ngô Đình Nhu. Tuy M. Antoinette cũng ảnh hưởng đầu này đầu nọ trong việc tuyển dụng nhân sự của triều đình, nhưng bà không tuyên bố vung vít như Trần Lệ Xuân; và Louis XVI, có khi để bênh vực vị bộ trưởng tài chánh làm nhiều cải cách đụng chạm đến quyền lợi của quý tộc và tăng lữ, như đưa ra đạo luật mọi công dân bình đẳng trước thuế má, hoàn toàn xóa bỏ mọi ưu tiên của qúy tộc và tăng lữ, ngoài ra còn bắt giới này trả thuế dựa trên thu nhập từ đất đai giàu có của họ, nhiều người bị giảm sút hầu bao, đến ''mách'' với hoàng hậu M. Antoinette, và bà này càu nhàu đức vua, thế là ngài triệu tập bà lên đại triều và khiển trách bà trước mặt bộ trưởng tài chánh Charles Alexandre de Calonne với lời nói đầy cương quyết ''auxquelles les femmes n'ont rien à voir'' (đàn bà không nên xía vào chính sự).

Các sử gia khi viết về Cuộc Cách Mạng Pháp, ít người đưa ra được nguyên do, tuy gián tiếp, nhưng rất thâm và rất sâu, đã khiến cho dân Pháp nổi lên làm Cách Mạng và chặt đầu vua, đó là sự thù hận giai cấp số 1 (có ba giai cấp bao gồm tăng lữ, qúy tộc và bình dân - clergy, nobility and commoners). Giai cấp này thống trị toàn bộ Âu châu, còn trên cả quý tộc, vì quý tộc có khi lên khi xuống, còn tăng lữ thì luôn là sự tôn kính của người dân, nên đa số tăng lữ lại là xuất thân từ quý tộc, họ vừa làm tu sĩ ăn trên ngồi trước, vừa làm quan mà cho dù có tội cũng khó bị xét xử. Đó chính là sự bế tắc rất rõ nét của thời kỳ không chia tách thế quyền ra khỏi giáo quyền. Người ta khó có thể hình dung được một ông vua đăng quang trong một nhà thờ, được làm phép bởi một tổng giám mục hay hồng y, lại có thể làm mất lòng Giáo Hội Rôma. Ta thấy vào thời Louis XVI có hai hồng y nổi tiếng, đó là hồng y De Rohan, tổng giám Strasbourg, và hồng y Loménie de Brienne mà theo wikipedia Pháp ngữ có cá tính như sau:
-- Ông là tổng giám Toulouse, được biết là kẻ vô thần, lại nổi danh có tư cách bại hoại, Brienne làm chủ tịch nghị viện quý tộc và ở cương vị này ông từng tấn công cá nhân cùng các chương trình cải cách của Calonne (lúc đó là bộ trưởng tài chánh - tts). Khi nắm giữ bộ tài chánh, ông được thúc đẩy bởi đức vua tiếp tục những nỗ lực mà vị quan tiền nhiệm chưa hoàn tất, thế là ông ôm vào lòng và thực hiện toàn bộ cốt lõi của chương trình mà chính ông từng lên án.-- (Archevêque de Toulouse , connu pour être athée et réputé pour avoir des mœurs dissolues, Brienne avait présidé l' assemblée des notables et à ce titre attaqué Calonne et son projet de réforme. Désormais responsable des affaires, il est poussé par le roi à continuer les efforts de son prédécesseur médiat; il reprend donc à son compte l'essentiel du projet qu'il avait lui-même condamné).

Chính ông đã khuyên đức vua dùng biện pháp mạnh giải tán quốc hội, tạo ra căm phẫn trong các tầng lớp nhân dân. Còn hồng y De Rohan thì là một ông linh mục rất ham danh và ham vinh hoa phú quý, ông từng làm đại sứ Pháp tại Áo, nơi sinh trưởng của hoàng hậu Marie Antoinette, ông cũng từng viết thư cho vua Louis XV nói xấu mẹ của Marie Antoinette để tâng công hầu mong được đưa về Paris lên chức. Do sự việc này mà Marie Antoinette hết sức ghét bỏ ông, nhưng theo wikipedia tiếng Pháp thì ông lại say mê sắc đẹp của hoàng hậu, điều này không được viết bởi các tài liệu khác, nên tôi chỉ đưa ra mà không chắc là đúng, tuy nhiên, vụ buôn bán món trang sức kim cương trị giá 1,6 triệu livres để lừa gạt hoàng hậu, dù bà đã hai lần từ chối khi chồng bà đòi mua tặng cho bà, khiến bà bị tai tiếng nhơ nhớp, thì tất cả các tài liệu đều viết na ná giống nhau; và theo tôi, nếu ông hồng y này không phải là nhà tu hành, thì có lẽ sự việc không đến nỗi tồi tệ như vậy. Marie Antoinette sau này bị đưa lên máy chém, một phần do hành động say mê danh lợi thế tục của hồng y De Rohan. Ai muốn đọc chuyện này cứ tìm trên mạng xã hội, người không đọc được Anh hay Pháp ngữ vẫn có thể truy cập bằng Việt ngữ, mặc dù các tài liệu wikipedia tiếng Việt không mấy rõ ràng và chính xác bằng Anh hay Pháp ngữ. Một chi tiết nhỏ cho độc giả ở Pháp: De Rohan từng làm giám đốc bệnh viện chuyên trị mắt Quinze-Vingts và cũng từng làm viện trưởng Đại Học Sorbonne.

Cách Mạng Pháp chém đầu vua và hoàng hậu cùng với khoảng 40 nghìn tu sĩ Công giáo chỉ là biểu tượng của sự dứt khoát từ bỏ chế độ phong kiến đi song hành với tính thống trị của Công giáo La Mã, và chúng ta nên nhìn đây như một biểu tượng văn hóa, cũng như khi nhìn vào bản tuyên ngôn nhân quyền, không vì một số các điều khoản trong đó không được thực thi, hay khó thực thi, mà cho rằng biểu tượng ấy không có giá trị chính trị. Mỗi lần đọc lại sử liệu về Louis XVI, tôi dâng lên sự thương cảm rất ngọt ngào và chân thành. Nếu một phụ nữ có cá tính như Trần Lệ Xuân mà làm Marie Antoinette thì ông hồng y De Rohan hoàn toàn không có cơ may sống sót để có thể hãm hại bà. Điều này chứng tỏ con người của Antoinette vô tư và nhân văn, chỉ cái tội kiêu sa ham thích phù hoa mà không một người đàn bà đẹp nào tránh khỏi.

Paul Hazard, giáo sư văn chương Hàn Lâm Pháp giải thích trong cuốn ''La crise conscience Européenne'' (Cuộc khủng hoảng tâm thức ở Âu châu) rằng sự biến chuyển tâm lý từ một Nước Pháp trật tự, xem phép vua là tuyệt đối, tin vào quyền lực và đạo đức của Giáo Hội, trung thành với cả vua lẫn giáo hoàng, bỗng đâu có sự hoài nghi, có Lý Trí, có tự do cá nhân; một Nước Pháp ổn định với các giá trị Công giáo Rôma, tương phản với một Nước Pháp đầy Lý Trí, trong một Âu châu đang bùng phát nhiều tinh hoa tư tưởng, sự phát triển về mặt trí thức lẫn tâm lý đã dẫn đến Cuộc Cách Mạng.

Ba điều quan trọng trong trào lưu tư tưởng của Kỷ Nguyên Ánh Sáng là tự do cá nhân, tinh thần khoa học tinh thần phê phán, thượng đế phi tôn giáo (Déisme) rất cần thiết cho khoa học, cho phát triển xã hội, cho căn bản giáo dục và cho sự tiến bộ của nhân loại. Nhưng tinh thần phê phán cần được vô tư, không phe phái và không thiên vị (tác giả bài viết này từng phê bình những tiêu cực của bên phía Phật giáo). Ngày nay, ai phê bình về lịch sử của Công giáo Rôma, về thánh kinh dạy chém giết tàn sát người ngoại đạo, về tất cả mọi tiêu cực của tôn giáo này trong lịch sử kể cả ấu dâm của thế kỷ 21, thì lập tức bị đội ngay chiếc mũ chia rẽ hoặc gây thù hận. Các triết gia Kỷ Nguyên Ánh Sáng đều cùng nhau đưa tinh thần phê phán lên cực điểm của Triết học: Diderot, Jean d’Alembert,Voltaire, Kant, Lock, Hume, Pierre Bayle, Condorcet, J.J. Rousseau, Montesquieu...đến nỗi Pierre Bayle còn cho rằng không thể cứ theo thói cũ của các sử gia cho rằng hễ có sao chổi xuất hiện, thì thế giới sẽ có những biến động, còn Diderot thì dứt khoát là không do dự, phải đào tận gốc mọi giá trị để tìm ra nền tảng của sự thật, và Kant định nghĩa Kỷ Nguyên Ánh Sáng như sau: Was ist Aufklärung? Aufklärung do động từ Aufklären có nghĩa là soi sáng, dịch sang Pháp ngữ bằng từ Lumière không chính xác bằng dịch dang Anh ngữ với từ Enlightenment, nghĩa là giác ngộ, hoặc là khai sáng, hoặc làm cho tỉnh thức. Vậy khai sáng là gì? :

Khai sáng là sự thoát ly của con người ra khỏi tình trạng ấu trĩ do chính con người là tác nhân. Tình trạng vị thành niên, chính là sự bất lực không thể vận dụng trí tuệ của mình mà không nhờ sự chỉ đạo của một người khác. Tình trạng nô dịch này (la tutelle) là do chính lỗi lầm của chúng ta, nó không phải vì thiếu sức mạnh của trí năng, mà vì thiếu sự suy tư và lòng can đảm để đừng bị kẻ khác điều khiển. Sapere aude! Hãy can đảm vận dụng trí tuệ của các bạn: đó là phương châm của Kỷ Nguyên Ánh Sáng.

(Les «Lumières» se définissent comme la sortie de l'homme hors de l'état de tutelle dont il est lui-même responsable. L'état de tutelle est l'incapacité de se servir de son entendement sans être dirigé par un autre. Elle est due à notre propre faute lorsqu'elle résulte non pas d'une insuffisance de l'entendement, mais d'un manque de résolution et de courage pour s'en servir sans être dirigé par un autre. Sapere aude! Aie le courage de te servir de ton propre entendement! Telle est la devise des Lumières.)

Vậy thì thì đối với Kant, sự mù quáng tin vào một cái gì không có sự tham dự của một quá trình suy tư với sự dẫn dắt của lý trí được đánh giá là vị thành niên (phúc cho ai không thấy mà tin).

Bên Pháp ai không đủ trình độ sống giữa cuộc đời, không tự quản lí lấy được đời mình, thì nhà nước giúp đỡ họ bằng cách giao họ cho một người tutelle quản lý, người này giám hộ cả cuộc đời của bệnh nhân, từ tiền bạc, tài khoản, lương hướng như cha mẹ của chính đương sự. Đa số bệnh nhân này mắc chứng tâm thần phân liệt hoặc mất trí phán đoán.

Nhà nước Pháp trước cuộc Cách Mạng Pháp cũng sống dưới sự giám hộ (tutellerie) của Giáo Hội Rôma. Từ tutelle được Kant nhấn mạnh trong định nghĩa về sự khai sáng của bản dịch tiếng Pháp, là một sự nô lệ tư duy, là phó thác vận mệnh của nhân loại vào một giá trị không những phi thực mà còn phi nhân.

Kỷ Nguyên Ánh Sáng cũng chỉnh sửa hình ảnh Thiên Chúa cho những trí thức chưa thể hoàn toàn từ bỏ Kytô giáo như Newton. Thiên chúa được định nghĩa như một chủ trương thần học Déisme, nghĩa là có một vị chúa tể, là nguồn cội của thế giới, nhưng không bắt buộc phải là vị thần của tôn giáo, tựa như Đấng Tạo Hóa của văn hóa Á Đông, hoặc Ông Trời trong văn hóa VN, rất gần với thượng đế Penthéisme của Triết gia thế kỷ Ánh Sáng Spinoza mà sau này Albert Einstein tôn thờ, một vị thượng đế vô ngã, không cần viết hoa, không giận hờn thương ghét thưởng phạt như thần Jéhova trong Cựu Ước, nhưng hễ cứ gọi là đấng tạo hóa thì Kytô giáo nhất định lùa hết vào mình, còn trước kia ai tin vào các đấng tạo hóa theo kiểu Déisme hoặc Panthéisme thì coi chừng bó củi.

Isaac Newton by  Godfrey Kneller, 1689
Chân dung Isaac Newton (1643-1727) được họa sĩ Godfrey Kneller vẽ năm 1689

Newton dù là người Anh Giáo, ông lại phủ nhận đức tin vào linh hồn bất tử và thuyết Chúa Ba Ngôi, ông có suy tư rất giống với Bruno Giordano, không tin linh hồn, không tin Ba Ngôi, mà không hiểu sao báo chí của Công Giáo Rôma mỗi lần đưa một khoa học gia ra để tự đánh bóng, thì Newton là người được đề cập đến nhiều nhất. Mặc dù không ai phủ nhận rằng ông tin có một đấng tạo hóa giống như Einstein tin, nhưng Einstein khẳng định thượng đế của mình là Panthéisme, và theo tôi thì thượng đế của Newton là Déisme mà người Trung Hoa khi bực tức có thể gọi là lão tặc thiên hoặc đứa trẻ tạo hóa (hóa nhi), chứ chả lẽ một người trí thức như ông lại đi tin vào một ông thần khi nộ khí, có thể dâng nước làm lụt cả thế giới để giết toàn thể nhân loại, hoặc giáng sấm sét và mưa lửa để tàn sát toàn bộ dân số thành Sodom ngoại trừ ông Lot, khiến cho ông này phải giao hợp cùng con gái để duy trì dòng họ, hoặc chế ra cái hỏa ngục để nhốt đời đời những ai không kính sợ, không theo ông ấy? Ông Thượng Đế của văn hóa Abraham không thể khiến được tôn kính thì làm sao lại phải sợ hãi và làm sao mà Newton có thể tín thác và thờ phụng? Nhưng ngày nay, Giáo Hội Rôma rất sợ hình ảnh tàn ác của ông thần này, ông thần đã làm cha đẻ thống trị một lịch sử 2000 đầy máu của tội ác, nên họ luôn đồng hóa Thượng Đế của Do Thái giáo với thượng đế hiền lành của Déisme hoặc của Panthéisme. Họ đang muốn ăn cướp văn hóa, như họ từng ăn cướp văn hóa của Ai Cập, Do Thái, Hy Lạp hoặc của các tôn giáo khác mà chính họ gọi là Pagan (tà giáo).

Cho dù có một ngày nhờ các phương tiện truyền thông média mà họ có thể biến thần Désisme, thần Panthéisme thành thần Kytô, thì cái tâm gian manh và tàn ác của hai thiên niên kỷ chỉ muốn thống trị và tiêu diệt kẻ khác cũng sẽ làm ô uế hình thức mới, tựa như người bệnh cùi, dù có thay nhiều chiếc áo khác nhau thì mùi xú ế không thể phai nhạt đi. Và cho dù có một ngày Kytô giáo ngự trị toàn thế giới, tiêu diệt được toàn bộ các tôn giáo khác, thì tự bản chất thống trị độc tôn độc thần, nó lại sẽ tự phân hóa và uống máu nhau, như Hồi Giáo, Công giáo, Chính Thống và Tin Lành từng uống máu nhau vào thời Trung Cổ và Phục Hưng, và loài người sẽ mãi mãi là nạn nhân, như nó đã là nạn nhân trong suốt chiều dài lịch sử của các tôn giáo độc thần (kể cả Ấn giáo và Do Thái Giáo).

(xem về Newton https://en.wikipedia.org/wiki/Religious_views_of_Isaac_Newton)

Kytô giáo thường tìm đủ cách đánh bóng mình, mà hiếm khi những trang trí nó mang về cố đeo vào người lại thực sự phù hợp với nó, nhất là các huy chương về khoa học. Đa số các quảng bá của Kytô giáo rất lớn tiếng và có kèm theo trống kèn inh ỏi nhờ báo chí và truyền thông, nhưng ít thực chất.

Trong khi đó, Phật giáo dù không mời gọi, các nhà khoa học không phải là tín đồ lại thường so sánh những khám phá mới rất tương ứng với kinh Phật, chẳng hạn J. Robert Oppenheimer đã đưa ra sự tương đồng với Phật giáo khi mô tả nguyên lý bất định của Heisenberg:

https://www.atomicheritage.org/profile/j-robert-oppenheimer
J. Robert Oppenheimer

Thí dụ như nếu chúng ta hỏi, liệu vị trí của electron luôn có một trạng thái bất biến hay không, chúng ta phải trả lời 'không'; nếu chúng ta hỏi liệu vị trí của electron có thay đổi theo thời gian hay không, chúng ta phải trả lời 'không'; nếu chúng ta hỏi liệu electron có ở trạng thái tĩnh hay không, chúng ta phải nói 'không'; nếu chúng ta hỏi liệu nó có ở trạng thái động hay không, chúng ta phải nói 'không'. Đức Phật đã đưa ra những câu trả lời như vậy khi được thẩm vấn về các điều kiện của bản chất con người sau khi chết; nhưng đó không phải là câu trả lời quen thuộc cho truyền thống khoa học của thế kỷ mười bảy và mười tám.'

(J. Robert Oppenheimer made an analogy to Buddhism when describing the Heisenberg uncertainty principle:

If we ask, for instance, whether the position of the electron remains the same, we must say 'no;' if we ask whether the electron's position changes with time, we must say 'no;' if we ask whether the electron is at rest, we must say 'no;' if we ask whether it is in motion, we must say 'no.' The Buddha has given such answers when interrogated as to the conditions of man's self after his death; but they are not familiar answers for the tradition of seventeenth and eighteenth-century science.) - Nguồn Wikipedia.

Nghĩa là phải có trình độ khoa học vượt qua thời đại của Newton mới có thể hiểu được những gì Phật dạy!

Có lẽ rất nhiều người đã đọc điều này và mặc dù Oppenheimer không phải là Phật tử.

Niels Bohr khi phân tích về mẫu nguyên tử mang tên ông (Model Bohr), đã thẳng thắn đưa tên Lão Tử và Đức Phật như là sự mẫu mực về cách quan sát thực tại:


Neils Bohr

Song song với bài học về lý thuyết nguyên tử ... [chúng ta phải chuyển] sang phương pháp nhận thức luận mà theo đó các nhà tư tưởng như Đức Phật và Lão Tử đã từng đối mặt, khi cố gắng hài hòa thân phận của chúng ta (là con người), lúc với cương vị khán giả, lúc với cương vị diễn viên, vào dòng tồn sinh đầy kịch tính.

(For a parallel to the lesson of atomic theory...[we must turn] to those kinds of epistemological problems with which already thinkers like the Buddha and Lao Tzu have been confronted, when trying to harmonize our position as spectators and actors in the great drama of existence.) - Nguồn Wikipedia.

Tại sao Chúa Kytô không được nhắc đến với nhà khoa học nguyên tử này? Chẳng phải ông ấy sinh ra, được giáo dục và lớn lên trong môi trường văn hóa Kytô giáo hay sao? Vì sao mà Niels Bohr nhắc tên hai nhà hiền triết Á Đông vào sự nghiên cứu nguyên tử mà hoàn toàn chả đả động đến Giêsu?

Albert Einstein, khi bàn về tôn giáo vũ trụ (cosmic religion), ông đã đề cập đến Phật giáo với một cái nhìn dường như phớt qua, nhưng đọc kỹ, hiểu kỹ, thì đây là cái nhìn thật minh triết với đầy sự ngưỡng mộ. Ta hãy nghe ông nói về Phật giáo như sau, nhẹ mà sâu, và khi thấm, thì đó là cái nhìn đầy tuệ giác. Tôi sẽ phân tích vì sao sau khi đọc:


Albert Einstein

[...] Yếu tố vũ trụ mạnh hơn trong (thế giới quan) Phật giáo, đặc biệt, các bài tiểu luận tuyệt vời của Schopenhauer đã cho chúng ta thấy. Các thiên tài tôn giáo của mọi thời đại đã được phân biệt bởi ý nghĩa của tôn giáo vũ trụ này, nó không công nhận các giáo điều cũng như Đấng Thiên Chủ do con người tạo ra. Do đó, không thể có một nhà thờ mà những học thuyết chính yếu của nó được căn cứ trên kinh nghiệm của tôn giáo vũ trụ. Vì vậy mà chúng ta thấy chính xác trong số những kẻ dị giáo ở mọi lứa tuổi, những người được truyền cảm hứng từ kinh nghiệm về tôn giáo cao nhất này; họ thường xuất hiện với những người đương thời, với tư cách là người vô thần, nhưng đôi khi cũng là những vị thánh.

[...] The cosmic element is much stronger in Buddhism, as, in particular, Schopenhauer's magnificent essays have shown us. The religious geniuses of all times have been distinguished by this cosmic religious sense, which recognizes neither dogmas nor God made in man's image. Consequently there cannot be a church whose chief doctrines are based on the cosmic religious experience. It comes about, therefore, that we find precisely among the heretics of all ages men who were inspired by this highest religious experience; often they appeared to their contemporaries as atheists, but sometimes also as saints – Nguồn Wikipedia

Câu nói của Einstein mang một nội hàm rất tiên tri.

Einstein ao ước có một tôn giáo vũ trụ. Ông từ chối các giáo điều của tôn giáo hay của một thần linh do con người tạo ra, và chắc chắn khi ông dùng chùm chữ God made in man's image, ông đã minh nhiên nói thẳng đến Thiên Chúa của văn hóa Abraham trong đó bao hàm 3 tôn giáo gây đổ máu nhiều nhất trong lịch sử.

Tôn giáo vũ trụ mang ý nghĩa gì mà ông ao ước?

Rất giản dị, đó là tôn giáo đưa ra chân lý phù hợp với các định luật của vũ trụ, không nhất thiết phải là định luật vật lý thiên văn, mà bao hàm cả định luật tâm lý nhân văn.

Khi lửa đốt cháy, định luật vật lý không bảo nó: «này, hãy lựa kẻ ngoại đạo, hãy đốt kẻ dị giáo! ». Bạn đưa cây thánh giá hay hình Đức Mẹ đầy phép Mân Côi vào, lửa không phân biệt, lửa đốt tất cả. Bằng chứng là chỉ trong 45 ngày, nhà thờ Thọ Vực Hà Tĩnh cháy rụi, xong tới nhà thờ Đức Bà Paris cũng bị lửa chả thương xót ai liếm sạch, rồi nhà thờ St Joseph ở Phoenix bị thiêu rụi đúng ngày tưởng niệm ông thánh thợ mộc này, trùng vào ngày lễ Lao Động quốc tế 1 tháng 5. Phép lạ mà ai cũng trầm trồ, Ồ, cây thánh giá trong nhà thờ Đức Bà Paris vẫn sáng trưng! Ồ, cây thánh giá nhà thờ St Joseph vẫn đứng vững! Tựa như người ta khen một người bị rơi máy bay chết táng xác, nhưng khuôn mặt vẫn không một tì vết! hoặc chị nọ bị cháy thiêu trong căn nhà nhưng đầu tóc vẫn còn nguyên!

Kinh thánh dạy những định luật ngược lại với vũ trụ vật lý, cho rằng mình cao hơn cả các định luật ấy, vì chính Thiên Chúa tạo ra vũ trụ, giáo lý hay giáo điều Kytô giáo dạy như sau: Chúa yêu thương nhân loại đến nỗi ngài đã ban đứa con duy nhất của ngài xuống trần thế, ai tin vào Con ấy sẽ bất tử và sống đời đời, nhưng ai từ chối Con ấy sẽ không thấy đời sống, bởi vì Thiên Chúa đã trút sự phẫn nộ lên họ. (John 3:16 says, "For God so loved the world that he gave his one and only Son, that whoever believes in him shall not perish but have eternal life. Whoever believes in the Son has eternal life, but whoever rejects the Son will not see life, for God’s wrath remains on them." . Dĩ nhiên phải hiểu theo nghĩa bóng, mà ngay cái nghĩa bóng cũng chỉ dành cho ai không thấy mà tin mới hiểu được thế nào là sống đời đời, là vĩnh hằng bất hoại (not perish), và cũng chỉ họ mới có thể tin rằng số độc đắc sẽ được lãnh sau khi chết.

Như vậy, tôn giáo ở đây bị giới hạn trong các dogmas và trong God made in man's image, nên không thể là tôn giáo cosmic. Chưa nói nó ra khỏi không gian đi vào vũ trụ, ngay tại thế gian nhỏ hẹp này, định luật của Kytô giáo đã bị hai tôn giáo khác cùng tôn thờ một Thiên Chúa chối bỏ (không tin vào Giêsu), thì làm sao nói đến chuyện vũ trụ thiên nhiên rộng lớn hơn?

Giáo điều và  God made in man's image còn dạy Chúa có khả năng phá bỏ các định luật thiên nhiên như, nếu ngươi có đức tin, dù chỉ nhỏ như hạt cải, ngươi có thể nói với trái núi rằng: hãy đi từ đây đến đó, và núi sẽ đi. Chẳng gì mà ngươi không làm được (Matthew: if you have faith as small as a mustard seed, you can say to this mountain, 'Move from here to there,' and it will move. Nothing will be impossible for you.)

Qua hai điều trên, Kytô giáo cục bộ vào đức tin Chúa, đúng hơn là vào Giáo Hội đại diện cho chúa, ngoài Giáo Hội không thể có sự cứu rỗi. Các tôn giáo phát xuất từ văn hóa Abraham đều tranh giành độc quyền buôn bán Đức Tin, ai tin ta sẽ làm được bất kỳ điều gì Nothing will be impossible for you.

Einstein nói nhẹ nhàng rằng The cosmic element is much stronger in Buddhism, tính chất rộng lớn, bao hàm cả vũ trụ được tìm thấy rất mạnh trong văn hóa và thế giới quan Phật giáo.

Điều này có nghĩa là: Những gì được Đức Phật dạy, dù các bạn có thờ God, thờ Allah, thờ thần Brama hoặc thờ Dương vật, nhưng nếu bạn nghiêm giữ các giới hạnh của Phật dạy, bạn vẫn được an vui và được tái sinh nơi cõi phúc; ngược lại dù bạn lạy Phật hằng ngày, mà giới luật của Phật bạn không giữ, thì bạn sống không an vui, và chết sẽ tái sinh trong tam đồ ác đạo, mặc cho đó là hòa thượng hay thượng tọa được triệu người kính nể.

Lửa đốt tất cả không phân biệt tôn giáo, thì giòng sông cũng mát mẻ cho tất cả mọi loài khi trời nóng bức, không phân biệt chủng tộc hay chủng loại. Đó là điều Phật muốn nói trong giáo Pháp của ngài, lửa đại diện cho tội ác, dòng sông đại diện cho đạo đức.

Câu nói đầy kính ngưỡng dành cho người dị giáo, được Einstein thẳng thắn đánh giá, vì họ đã cảm hứng từ tôn giáo cao nhất, với tâm hồn vô thần, nhưng cũng rất thánh - ý nghĩa chân xác của từ thánh không bị lạm dụng: Vì vậy mà chúng ta thấy chính xác trong số những kẻ dị giáo ở mọi lứa tuổi, những người được truyền cảm hứng từ kinh nghiệm về tôn giáo cao nhất này; họ thường xuất hiện với những người đương thời, với tư cách là người vô thần, nhưng đôi khi cũng là những vị thánh.

Einstein chưa hề nói ông là Phật tử, trái lại, ông từng nói là tin vào Thượng Đế, nhưng là Thượng Đế Vô Ngã theo học thuyết Panthéisme, niềm tin từng bị Công giáo cho là dị giáo và bị đưa đi thiêu sống vào thế kỷ XIII.

Vào năm 1999, Liên Hiệp Quốc đã chọn ngày Tam Hợp Vesak của Phật giáo, dù cũng chỉ là một ngày biểu tượng rất khiêm tốn, nhưng nó là ngọn đuốc của hòa bình, của từ bi, và của sự hòa ái vũ trụ mang tính Cosmopolitisme của Triết gia Đức Kant, ăn khớp với tư tưởng của Einstein khi nói về đạo Phật.

Nếu chỉ có sự tán dương về đạo của mình từ các sư ở Sri Lanka, các Lạt Ma của Tây Tạng hoặc các sư VN khi đưa tin rằng Barrack Obama đem tượng Phật vào thờ trong Tòa Bạch Ốc (tin bịa), thì chắc chắn, đạo Phật cũng sẽ rất bé nhỏ và kém cỏi như các tôn giáo luôn cho mình là vô địch, và ngày sinh của Đức Phật cũng sẽ không được Liên Hiệp Quốc nâng cao thành ngọn đuốc.

Thế Kỷ Ánh Sáng khiến cho Khoa Học nhảy vọt, dù ta không thể chối cãi rằng đa số các khoa học đều có nguồn gốc Kytô giáo, ngay cả những khoa học gia tự xưng là vô thần như Peter Higgs, hoặc  Richard Dawkins, kẻ vô thần khét tiếng, nhưng ta vẫn không thể chối bỏ nguồn gốc văn hóa Kytô qua cái tên thánh của hai ông.

Tôi rất cảm thông cho các khoa học gia, triết gia Kytô giáo vẫn tiếp tục bảo vệ Thiên Chúa mãi cho đến thế kỷ XXI.

Tại sao có hiện tượng tự vệ Đức Tin Kytô giáo mà không có dấu hiệu bị nhiễm trùng nơi các cơ thể tôn giáo khác, nhất là các tôn giáo vô thần? Có ai tấn công Kytô giáo đâu mà sao từ thời Trung Cổ, thời Phục Hưng, và mãi đến nay vẫn cứ có ngọn cờ vệ đạo luôn được phất cao? Nếu Kytô giáo bị hăm dọa bởi Hồi Giáo, thì đây không còn là vấn đề Đức Tin nữa, vì cả hai cùng tin vào một Thượng Đế, đâu việc gì phải bảo vệ ngài? Phật giáo hăm dọa Kytô giáo chăng? Một câu hỏi phi lý ngay tự bản chất. Phật giáo, trong lịch sử, chỉ là nạn nhân, chưa bao giờ có lấy 1 tên lính, ngay cả lính gát kiểu Thụy Sĩ để trang trí , chứ nói gì đến các đạo quân thánh chiến từng gây đổ máu hằng trăm triệu nhân mạng trong lịch sử.

Nhưng trên Internet, khi nói đến nạn nhân tôn giáo, ta sẽ tìm thấy hằng nghìn trang nói về tín đồ Kytô giáo, nhất là Rôma, bị bách hại khắp thế giới. Thủ Tướng Đức Angela Merkel từng tuyên bố Christianity Is the World’s “Most Persecuted” Religion.

Nếu ta làm thống kê tù nhân trên thế giới, ta thấy thành phần bất hảo chiếm nhiều hơn thành phần bị oan ức, thì việc tín đồ Kytô bị giết nhiều hơn tín đồ các đạo khác, mà phần lớn là họ tự giết nhau, cũng nên được nhìn thấy qua lăng kính chơi dao thường bị đứt tay. Lịch sử VN cả 2000 năm chả có một thánh tử đạo của bất kỳ tôn giáo nào trong tam giáo Phật, Nho, Lão; nhưng Kytô vừa vào VN đã sản xuất ngay hằng trăm thánh tử đạo, vì bản chất của Kytô giáo là cái máy chế thánh.

Giáo sư toán học vừa là nhà biện luận thần học, John C. Lennox, trong cuốn Can science explain Everything? (Khoa học có thể giải thích mọi sự?) đã bức xúc tìm mọi biện luận để cho rằng tin vào Thượng Đế không hề trở ngại gì cho việc khám phá khoa học.

Bị sốc nặng trong không khí bài trừ tôn giáo của Kỷ Nguyên Ánh Sáng kéo dài đến thế kỷ XXI, nhất là với nhà Nobel vật lý học Hoa Kỳ Stephen Weinberg trong câu nói thời danh, đánh giá sự giải hoặc còn quan trọng hơn cả khám phá khoa học:

Thế giới cần thức tỉnh khỏi đêm dài đầy ác mộng của tôn giáo. Những gì mà chúng tôi, những khoa học gia có thể làm để đánh đổ sự bám víu vào tôn giáo là điều cần phải làm và có thể đó thực sự là cống hiến vĩ đại nhất cho nền văn minh (nhân loại). -

(The world needs to wake up from the long nightmare of religion. Anything we scientists can do to weaken the hold of religion should be done and may in fact be our greatest contribution to civilisation).

John Lennox kể chuyện khi còn là sinh viên nghèo, ông đến nghe một nhà khoa học khác, ông không xác định là ai, chỉ cho biết người này từng đạt giải Nobel. Ông đưa ra câu hỏi, liệu Thiên Chúa có tác động gì đến các khám phá của khoa học về vũ trụ hay không, thì ông được trả lời như sau:

Ông ấy (nhà khoa học lãnh giải Nobel) nói, “Này Lennox, bạn có muốn có một sự nghiệp khoa học hay không? ”

-“Thưa ngài có ạ”, Tôi trả lời.

-“Vậy thì”, Ông nói, “trước mặt các nhân chứng, ngay tối nay, bạn phải chấm dứt mọi niềm tin ấu trĩ vào Thiên Chúa. Nếu không, bạn sẽ bị què quặt trí thông mính và sẽ phải sút kém so với các đồng nghiệp. Bạn chỉ đơn giản không nên làm vậy nữa.”

(He said, “Lennox, do you want a career in science?”

“Yes, sir,” I replied.

“Then,” he said, “in front of witnesses, tonight, you must give up this childish faith in God. If you do not, then it will cripple you intellectually and you will suffer by comparison with your peers. You simply will not make it.”)

Qua mẫu đối thoại do chính John Lennox kể, dù mục đích là để bảo vệ Thiên Chúa, ta lại thấy không khí Kỷ Nguyên Ánh Sáng bao trùm khoa học hiện đại. Lời tiên đoán về vận mệnh của John Lennox mà nhà hoa học trong câu chuyện đưa ra, đã khá chính xác, chỉ cần đọc tiếp những lý lẽ của ông giáo sư toán này qua hai biện luận thì ta biết đầu óc ông ta ở trình độ nào:

Biện luận thứ nhất, ông đưa ra lời nhận xét của sử gia người Úc tên là Edwin Judge mà ông cho là lừng danh:

Thế giới tân tiến là sản phẩm của một cuộc cách mạng về phương pháp khoa học....Cả hai, kinh nghiệm khoa học và những nguồn trích dẫn hiển nhiên trong lịch sử, được trỗi dậy từ thế giới quan của Jerusalem, chứ không phải của Athens, của Do Thái và Kytô giáo, chứ không phải của Hy Lạp.

(The modern world is the product of a revolution in scientific method … Both experiment in science, and the citing of sources as evidence in history, arise from the worldview of Jerusalem, not Athens, from Jews and Christians, not the Greeks.)

Tôi chẳng chia sẻ điều này, dù chỉ là một chút, cho rằng cả kinh nghiệm khoa học và các nguồn trích dẫn được trỗi dậy từ Jerusalem là câu nói mơ hồ, nó mang tính tiểu thuyết dã tưởng hơn là tính khoa học và lịch sử, điều mà ngày nay ai cũng quay sang Hy Lạp, Ai Cập và La Mã để y cứ (dựa theo, phỏng theo). Trong câu nói đã thấy ngay tư tưởng bị Thần học làm cho khập khiểng què quặt (cripple, từ của nhà KH nói với Lennox bên trên): Văn hóa phát xuất từ Jesusalem có Do Thái, có Kytô, nhưng cũng có sự tham dự của Hồi Giáo, sao lại bỏ họ qua một phía không nhắc tới?

Biện luận thứ hai, lý luận một cách từa tựa như các tín đồ Công giáo người Việt mà trình độ viết chính tả còn sai, mặc dù ông có nhiều bằng tiến sĩ và ngồi ghế giáo sư đại học, như sau:

Nếu khoa học và Thiên Chúa không hòa lẫn, thì không thể có những người Kytô đạt giải Nobel. Trên thực tế, từ 1900 đến 2000, có trên 60% người lãnh giải Nobel tự nhận mình tin vào Thiên Chúa.

(If science and God do not mix, there would be no Christian Nobel Prize winners. In fact, between 1900 and 2000 over 60% of Nobel Laureates were self-confessed believers in God.)

Câu nói trên, có 4 cái sai mà gần như một nhà luận lý toán học không bao giờ phạm phải:

Thứ nhất, từ Thiên Chúa (God) viết hoa mà ông dùng, chỉ cho Đấng Sáng Tạo trong Sáng Thế Ký của văn hóa Abraham, nhưng có nhiều nền văn hóa cũng dùng từ God, như thượng đế của Déisme, của Panthéisme, của Nomisme, Phạm Thiên (Brama) của Ấn giáo, hoàng thiên của TQ, ông trời của VN như đã được kể ra ở trên, chẳng lẽ một học giả có ghế ngồi tại đại học Oxford mà lại không đủ kiến thức để phân biệt? Ngay Einstein cũng tin vào Thượng đế. Nhân tiện, xin hỏi ông, ông có thể khẳng định rằng vị Thượng Đế mà ông tin phải chăng chính là kẻ đã giết toàn thành Sodom và nhấn chìm toàn thể nhân loại khi lên cơn sân si không? Nếu ông nói không, thì ông không phải là tín đồ thực thụ của Kytô giáo dù ông đeo thánh giá và làm lễ bí tích thánh thể vào mỗi Chủ Nhật, vì cái đạo ông tin không còn là Kytô giáo của thời kỳ trước Kỷ Nguyên Ánh Sáng nữa, nó đã bị Kỷ Nguyên này làm cho cải tà, và đã quy chánh sang hướng khác, đến nỗi chính ông không còn dám nhìn nhận Cựu Ước là thánh kinh của mình, nói chi ai khác!

Thứ hai, theo toán học thì một đường thẳng hoàn toàn khác một đoạn thẳng, huống gì Thiên Chúa với khoa học gần như là hai khái niệm nghịch chiều. Ông cho rằng Thượng đế và khoa học có thể hòa tan vào nhau (mix), trong khi ấy, đa số các trí thức dùng chữ tương hợp (compatible), vì nếu Thiên Chúa là khoa học, vậy khi Thiên Chúa của Kytô giáo chưa theo chân Kha Luân Bố cập bến Mỹ châu, thì các nền khoa học của văn minh Maya từ đâu mà có? Nếu có một Đấng Tạo Hóa Maya khởi hứng cho khoa học tại đây thì ngài ấy chả liên quan gì đến ông God của kẻ đem quân đến tiêu diệt châu Mỹ. Có người cho rằng nền văn minh Maya không gì đáng kể, vậy ta hãy xem xem, các Kim Tự Tháp Ai Cập được xây dựng trước khi Giêsu ra đời, và từng bị Chúa đích thân chỉ huy các trận đánh chống Ai Cập, thì nền khoa học ấy là của Thiên Chúa nào? Cho nên ta có thể nói không nhất thiết chỉ có một Thiên chúa mà ông ra sức bảo vệ.

Thứ ba, nếu quả thật khoa học và God trộn lẫn (mix) vào nhau, sao khoa học không phát triển ngay khi kinh Sáng Thế ra đời, hoặc chí ít, ngay lúc Giêsu giảng đạo, mà phải đợi đến sau khi Copernic chết mới dám tuyên bố hệ thống nhật tâm, thì người ta mới biết rằng trái đất quay chung quang mặt trời? Và nếu Thượng đế hòa tan với khoa học thì sao Thượng Đế không biết chu vi trái đất trong khi các nhà hiền triết Hy Lạp từng biết điều đó trước cả Giêsu? Rồi sau đó, phải đợi đến lúc nhân loại déchristianisation (bài trừ Kytô giáo) sạch sẽ từ chính trị đến văn hóa thì khoa học mới bắt rễ để phát triển cho đến ngày nay? Nên nhớ, từ Déchristianisation mang tính văn hóa chứ không chủ trương giết sạch đốt sạch Kytô giáo như chính Kytô giáo chủ trương giết sạch, đốt sạch ngoại đạo, mãi cho đến sau thế chiến thứ hai mới không còn quyền lực trực tiếp giết chóc và chiếm đoạt, nên chuyển sang chủ trương thống trị bằng tuyên truyền và quyền lực mềm.

Ý niệm Thượng Đế hòa tan với khoa học gần như là ý niệm Thượng Đế của Phiếm thần, mà tiến sĩ Phạm Việt Hưng, một con chiên Kytô ra sức phản bác trong phần trình bày ở sau.

(http://nobeliefs.com/comments10.htm )

(Câu cuối của minh họa có nghĩa là: hãy thử nghĩ xem, này những người tin theo Kytô giáo, đáng lẽ ngày nay chúng ta có thể đang thám hiểm giải ngân hà đấy)

Cuối cùng, tôn giáo không hề là một lựa chọn, sinh ra ở bắc Phi, thì đa số sẽ theo Hồi giáo, sinh ra ở nam Mỹ hay Phi Luật Tân, thì đa số phải rửa tội ngay lúc mới sinh, còn sinh ra ở Âu Mỹ thì tuy không còn cuồng tín như xưa, nhưng vẫn mang tiếng là các quốc gia theo văn hóa Kytô giáo, còn nếu sinh ở Thái Lan, Sri Lanka, thì có xác xuất hơn 80% sẽ là Phật giáo. Kẻ thực sự lựa chọn tôn giáo như thiền sư Philip Kapleau, như các sư sãi Nam tông người da trắng, hoặc như Mathieu Ricard có nguồn gốc Kytô là một thành phần cực hiếm trong dân số nhân loại. Nếu cho rằng vì nhờ tin vào Thượng Đế của Kytô giáo nên có nhiều xác xuất lãnh giải Nobel, vậy sao dân nam Mỹ, Phi Luật Tân lại không có số người đoạt giải Nobel nhiều như dân Trung Hoa hay Nhật Bản? Và chưa hề có một công dân mang quốc tịch Vatican nào được lãnh giải này cho đến ngày nay?

Không biết John Lennox từng đọc tư tưởng của Montaigne chưa, như trên đã nói, Montaigne xem việc theo Kytô giáo như việc sinh ra ở vùng Périgord, không hơn, không kém. Và nếu quan sát sinh hoạt tri thức của nhân loại một cách khách quan và khoa học, thì ta phải nói rằng, nơi nào giàu có, sung túc, đầy đủ tiện nghi về giáo dục, khuếch trương và khuyến khích giáo dục, thì nơi đó có nhiều trí thức hơn các nơi nghèo khổ thiếu ăn thiếu mặc. Hoa Kỳ trả lương hậu hỉ cho bất kỳ tinh hoa của quốc gia nào đến nhập tịch và làm việc cho nó, nên nó có nhiều người người lãnh giải Nobel như trường hợp nhà toán học VN Ngô Bảo Châu chẳng hạn, thì ta nên thấy rằng, tri thức chả liên quan gì đến tôn giáo, mà liên quan đến sinh hoạt và tiện ích xã hội và chính trị. Từ đây, ta lại thấy cái nhìn bị biên kiến do Thần học tiêm nhiễm khiến cho John Lennox trở nên khập khiễng hơn trên nhiều lãnh vực khi biện luận. Đứng trên quan điểm của Montaigne, nếu ai nói rằng theo Kytô giáo có nhiều xác xuất lãnh giải Nobel hơn các tôn giáo khác, là đã mặc nhiên công nhận một sự kỳ thị chủng tộc và văn hóa. Khi viết ra những dòng này, tôi khẳng định vị thế không kỳ thị Kytô giáo, mà chỉ kì thị sự tàn ác và mưu toan thống trị của nó.

Một người nổi danh khác cũng tìm cách chứng minh sự hiện hữu của Thiên Chúa mà tín đồ Kytô giáo hãnh diện và thường đem khoe. Đó là Kurt Gödel, nhà toán học khá nổi danh người Áo đồng thời với Einstein, được ông tiến sĩ Phạm Việt Hưng tán tụng trong bài “Gödel chứng minh chúa hiện hữu” trên website của chính tác giả. Tác giả này là người Kytô giáo VN đầu tiên biết phân biệt Chúa của Einstein khác với Chúa của đức tin Kytô. Ông viết:

“Tóm lại, Chúa của Einstein không phải Chúa quan phòng, không phải Chúa với hình ảnh con người và thương yêu loài người. Chúa của Einstein không có trái tim. Đó không phải là Chúa của Abraham, Moses, Jesus. Vậy nếu lấy tiêu chuẩn của Do Thái giáo hay Thiên Chúa giáo để xác định một người là hữu thần hay vô thần thì Einstein là một người vô thần, mặc dù ông là một trong những nhà khoa học nhắc đến Chúa nhiều nhất, thậm chí ông coi niềm tin vào Chúa theo cách của ông mới là tôn giáo đích thực.”

Tôi đồng ý với điều TS Phạm Việt Hưng viết, Chúa của Eisntein không phải là ông chúa của Moses, của Abraham, hay của Jesus. Ông Hưng thấy rõ như vậy, nhưng lại viết một câu lãng nhách rằng “không phải Chúa với hình ảnh con người và thương yêu loài người.”

Tôi chả hiểu được cụm từ “Chúa thương yêu loài người” này sao lúc nào cũng được hàn bằng chất keo bất khả phân ly vào mồm của tín đồ Kytô bất chấp thực tế lịch sử trái ngược mà họ không hề biết ngượng, dù bằng cấp họ cao đến đâu. Họ chẳng nhìn và so sánh qua các tôn giáo khác xem có tôn giáo nào mà thù hận và chiến tranh thường trực xảy ra trong lịch sử nhân loại nơi nào có ông Thiên Chúa của Moses, của Abraham, của Jesus và của Mahomed ngự trị từ hằng nghìn năm trước Tây lịch cho đến khi ông Jesus và ông Mahomed được sinh kéo dài đến ngày nay?

Và ông đã bức xúc cực độ khi nói về thiên chúa của Einstein như sau:

“Thật vậy, với chủ thuyết Spinoza, Tự Nhiên là mọi thứ, bao gồm khối lượng, năng lượng, nguyên tử, phân tử, cuộc sống, tư tưởng, con người, xã hội, thiên hà, thậm chí cả đa vũ trụ (nếu có). Chẳng có cái gì bên ngoài tự nhiên, kể cả tinh thần và những hiện tượng ta chưa hiểu được bản chất, nhưng nếu có thì chúng cũng là một bộ phận của Tự Nhiên. Vậy Tự Nhiên chính LÀ Chúa và Chúa LÀ Tự Nhiên. Nói cách khác, Tự Nhiên chính là biểu hiện của Chúa. Chúa không đứng ngoài Tự Nhiên để phán xử Tự Nhiên, bởi vì Chúa chính là Tự Nhiên, Chúa không phải là thần thánh. Vì thế, dưới con mắt Thiên Chúa giáo, chủ thuyết của Spinoza thực chất là vô thần, Chúa của Spinoza thực chất là “Chúa vô thần” (atheist God).”

Tôi lại rất thưởng thức sự diễn đạt này của ông về thiên chúa không cần viết hoa của vũ trụ vật lý Panthéisme. Thiên chúa nếu có phải là như vậy, là trật tự thiên nhiên, mà không ai được can thiệp vào cuộc chơi một khi còi mở màn trận đấu được thổi lên. Người Kytô giáo chỉ muốn rằng Chúa là kẻ thiết kế ra trận đấu, làm trọng tài, và phát thẻ đỏ cho ai không theo ý trọng tài. Thế thì anh thiết kế làm quái gì  cuộc chơi cho mệt, anh cứ nặn ra toàn là giáo dân Kytô giáo VN (đừng nặn ra giáo dân da trắng nhé, họ phản hết rồi) hơi đâu mà chơi gian manh cho mang tiếng? Chúa Kytô đã chọn sai chỗ giáng sinh rồi, đáng ra ngài nên sinh ra ở Bùi Chu, Phát Diệm hay Hố Nai, Gia Kiệm mới chuẩn địa chính.

Qua lời văn của tiến sĩ con chiên Phạm Việt Hưng, Thiên Chúa phải là kẻ sinh ra và đứng ngoài vũ trụ, vượt lên các lề luật thiên nhiên, phán xét thiên nhiên, vì ngài thiết kế ra các thứ ấy; bàn tay ai theo chúa mà đút vào lửa thì lửa không thể làm cháy, tín đồ Kytô giáo với đức tin có thể gọi núi Himalaya bỏ Ấn Độ bò sang Rôma. Núi Himalaya mà bò qua đứng cạnh Vatican, thì diện tích của nước Chúa được gia tăng hằng triệu dặm vuông nữa. Trong khi tín đồ chưa làm được hai việc trên, thì hãy cứ tận diệt các tôn giáo khác, để khiến cho toàn thể nhân loại biến thành bầy vẹt, dù không chứng minh được trong thực tế là da thịt con chúa không bị lửa đốt, thì cũng có thể chứng minh bằng mồm rằng không ai phản đối việc ấy.

Duới đây là công thức toán học chứng minh sự hiện hữu của Thiên Chúa do nhà toán học Kurt Gödel viết ra, và được rất nhiều người tán thưởng, xem hình minh họa bên dưới.

Tôi phải công nhận sự thông minh của nhà toán học này, và chính tôi cũng từng đưa ra một công thức toán tuy không bằng nhà toán học Kurt Gödel, nhưng cũng có thể áp dụng đúng cho bất kỳ điều gì nhà Chúa nói trong bài viết về Đức Mẹ Maria:

a=b, vì a=z, và vì z=y, nên y=m, khi y=m thì nghiễm nhiên s=x, sau đó ta phải đồng ý rằng x=p, và vì vậy mà p=a, nên a=b! ”

Kurt Gödel

Tôi không những không phản bác công thức toán của Kurt Gödel, mà còn vỗ tay tán thưởng.

Chỉ hỏi ông hoặc hỏi người viết bài ca tụng ông một câu hỏi:

Ông có thể viết một công thức toán chứng minh sự có mặt của thiên chúa có ích lợi gì cho nhân loại? Hay chỉ là xương núi máu sông như lịch sử đã ghi nhận?

Nếu vị Thiên Chúa ông chứng minh chẳng liên hệ gì đến lịch sử đẫm máu của 3 tôn giáo bắt nguồn từ văn hóa Abraham, thì thiên chúa ấy lại lọt vào cái mà chính Phạm Việt Hưng đã phản bác, nghĩa là một thiên chúa vô thần (Atheist God), còn nếu ông chứng minh Thiên Chúa viết hoa là vị Chúa đã đích thân giết toàn thể sinh linh trên mặt đất trừ nhà ông Noé, hoặc cũng chính tay ngài ấy tận diệt toàn thể dân chúng thành Sodom và ngài cũng là người thổi gió rẽ nước biển cứu dân Do Thái đồng thời dìm chết hằng nghìn quân lính Ai Cập không? Nếu đúng thì công thức toán của ông đã giúp mọi người xác nhận thủ phạm giết người kinh khiếp nhất lịch sử nhân loại chính là Thiên Chúa Kytô giáo, cũng là Thiên Chúa của văn hóa Abraham bao gồm Do Thái giáo và Hồi Giáo.

Từ lâu người ta nghi ngờ không tin rằng Thiên Chúa có thực, và tội ác mà loài người làm nhân danh Thiên Chúa là do con người ngu muội chịu trách nhiệm, nay nhờ nhà toán học Kurt Gödel mà chúng ta có thể khẳng định rằng chính Thiên Chúa là thủ phạm của 2/3 tội ác trên mặt đất.

Tôi không thấy bất kỳ một lợi ích nào để chứng minh có thiên chúa ngoài lợi ích vừa nêu.

Trong suốt 2000 năm lịch sử, với bản chất thống trị, gian manh, theo sử gia Graham Lloyd ghi nhận, Kytô giáo đã gây cho hơn 250 triệu nạn nhân bỏ mạng một cách trực tiếp hay gián tiếp, mà đa số lại chính là tín đồ của nó. (Graham, Lloyd, Deceptions & Myths of the Bible, p. 454: For nearly 2000 years Christianity has been trying to save us instead of civilizing us and it has ended in a century of savagery, an era in which 250 million Christians died in Christian wars... Such is Christianity, a religion based on a fraud, founded by “fools” and confirmed by an assassin – Constantine the Great.)

Nhưng truyền thông của Kytô giáo là các cơ quan giàu nhất thế giới, họ luôn rêu rao sự hoàn toàn trái ngược, rằng Thiên Chúa Kytô là đại diện của tình yêu, của lòng thương xót. Tiền bạc mà họ bỏ ra để thổi phồng sự gian dối này, nếu đem ra mua áo và bánh mì, có thể làm chấm dứt sự đói rét trên mặt đất.

Thiên Chúa Kytô không chỉ mới thương xót nhân loại trong vài thập niên gần đây, ngài đã thương xót nhân loại từ hơn 2000 năm rồi, từ trước khi Kytô giáo ra đời, đến nỗi máu đổ ra mà sức chứa của hồ Leman ở Genève Thụy Sĩ e rằng không đủ dung tích. Chúa cũng thương xót các trẻ em từ rất lâu, nên các em bị lạm dụng tình dục đến nỗi Liên Hiệp Quốc đã lên tiếng cảnh báo, nhưng các thủ phạm tình dục vẫn tiếp tục được cung kính gọi bằng cha. Ngày nay, tôi phân vân không còn biết phân biệt đâu là ác quỷ, đâu là thánh thần, các từ vựng trở nên hỗn độn nhầy nhụa trong từ điển khi ta cần đến các hình dung từ như thánh thiện, thương xót, tình yêu, bác ái...

Có phản biện bên các linh mục rằng những tội ác ấy không do Thiên Chúa Kytô làm, mà là do con người làm, nhưng những lời do chính miệng của Thiên Chúa nói ra được ghi lại trong thánh kinh, như một đoạn rất nhỏ trích từ Phục Truyền Luật Lệ Ký sau đây, lại rất tương ứng một cách đậm nét các cuộc chiến đẫm máu, các cuộc chinh phục tàn bạo bằng vũ lực do người Kytô giáo phát động trong lịch sử, đã không thể cho phép ta nhìn Thiên Chúa là một người yêu thương nhân loại:

Khi ngươi nghe nói về một trong các thành mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ban cho ngươi ở, rằng có những kẻ gian tà từ giữa mình ra dụ dỗ dân thành đó, mà rằng: Ta hãy đi hầu việc các thần khác mà các ngươi không hề biết, thì phải tìm kiếm, hỏi thăm, và tra xét cho kỹ càng. Bằng điều người ta nói là chân thật và quả quyết, và nếu một điều gớm ghiếc như vậy đã phạm giữa ngươi, thì ngươi phải giết dân sự thành ấy bằng lưỡi gươm; phải dùng gươm tận diệt nó và mọi vật ở trong, luôn với súc vật của nó. Đoạn, ngươi phải gom hết thảy của cướp lại giữa phố thành, rồi đốt hết thành và hết mọi của cướp nó trước mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, thì nó sẽ thành một đống hư tàn mãi mãi, không hề được cất lại nữa. Phàm vật đáng tận diệt, chẳng nên còn gì dính lại mảy may nơi tay ngươi, để khi ngươi vâng theo tiếng của Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, gìn giữ các điều răn Ngài, mà ta truyền cho ngươi ngày nay, và làm điều ngay thẳng trước mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, thì Đức Giê-hô-va nguôi cơn giận Ngài, làm ơn cho, và đoái thương ngươi, khiến cho ngươi thêm nhiều lên, y như Ngài đã thề cùng tổ phụ ngươi.

(http://kinhthanh.cdnvn.com/doc-kinh-thanh/phu/13?v=VI1934#12)

Ngoài bộ kinh thánh kể chuyện chính Thiên Chúa giết người thản nhiên như các tàu đánh cá tối tân ngày nay một mẻ lưới có thể kéo lên hằng triệu con cá để giết và đóng hộp, ngài còn dạy tín đồ của ngài tàn sát ngoại đạo chả cần thương xót, tưởng không cần trích dẫn nhiều ra làm gì vì ngày nay ai ai cũng có thể đọc kinh Thánh, muốn biết rõ thì chỉ cần lên mạng là tìm thấy, thêm vào đó, nếu đọc lịch sử nhân loại, ta lại thấy nơi nào có văn hóa Abraham, thì nơi ấy đều vì ông Thượng Đế của cổ thư Torah (hoặc kinh Cựu Ước) mà uống máu nhau, ai cũng nhân danh cả sáng của Ngài, trong quá khứ, trong hiện tại, và mãi mãi cho đến khi, hoặc là nhân loại bị tiêu diệt, hoặc nhân loại giật mình cởi bỏ dứt khoát những niềm tin cực kỳ nguy hiểm vào ông Thượng Đế kỳ thị và khát máu này. Ngay trong thế kỷ đương đại, ta vẫn có thể thấy tinh thần đập phá điện thờ, thánh tượng của các tôn giáo khác, được quay tại các chùa VN bên Hoa Kỳ, mà đặc biệt có một một mục sư Tin Lành gốc An Khê Gia Lai Kontum còn tự mình quay clip, tự mình dùng búa đập các tượng Phật, và đưa lên mạng, xem đó như là một slogan để khuyến khích tín đồ làm những hành động tương tự, https://www.youtube.com/watch?v=Fvde6VMXTGg, hình như tên của người này là Philip Phạm (https://www.facebook.com/philipmypham), đang hành đạo và sống tại Philadelphia ở Hoa Kỳ. Các bạn cứ thử tưởng tượng, vào thế kỷ 21 mà còn như vậy, thì làm sao một người ngoại đạo có thể sống sót vào các thế kỷ, khi mà Kytô giáo đang có quyền sinh quyền sát? Những ai sống ở Hoa Kỳ đều có thể vào các bảo tàng viện để tìm hiểu việc truy lùng phù thủy không chỉ tại Âu châu, mà còn đẫm máu ngay tại Hoa Kỳ trong một thời gian dài, đặc biệt tại Salem.

Đừng nghĩ rằng chúng ta đang nguyền rủa một thần linh, mà hãy nghĩ rằng chúng ta đang đưa ra trước ánh sáng sự thực về một thương hiệu đại diện cho gian manh và tàn ác.

Gian manh vì sự tàn ác được che đậy bằng lá bùa tình yêu.

Tàn ác vì chủ trương phong thánh cho những ai bán mạng cho nó trong công cuộc thống trị hoàn vũ.

Bất kỳ tôn giáo nào phong thánh cho tín đồ để khuyến khích họ chết vì đạo (kể cả Phật giáo) đều là chủ trương gian manh. Người lỡ chết vì đạo khác người được khuyến khích chết vì đạo với phần thưởng một cõi thiên đàng. Một tôn giáo khác với một quốc gia; lãnh thổ của quốc gia ở trần thế, trong khi lãnh thổ của tôn giáo thuộc về tâm linh. Công giáo hay pha lẫn hai thực thể này vào nhau và hô hào chết vì Chúa hoặc vì tổ quốc, nhưng lịch sử Công giáo chưa bao giờ  chứng tỏ nó chống xâm lăng Pháp hay chống Mỹ, mà lại không ngớt chống lại chính quyền do người VN lãnh đạo. Nhìn qua các vụ đấu tranh chống nhà nước tại VN, giáo dân rất hung hăng, bạo động, và ta có cảm tưởng người đứng đằng sau rất trông mong có đổ máu. Chỉ cần một giọt máu đổ xuống, các linh mục và các cơ quan tuyên truyền chống nhà nước sẽ tạo sức ép để máu đổ thêm nữa, và thế là, cuộc thánh chiến sẽ bùng nổ. Nếu Công giáo nắm được chính quyền, họ sẽ lại ca tụng đưa lên bàn thờ các vị tân thánh tử đạo. Phật giáo và các tôn giáo khác tại Á Châu bản chất không phải là đối thủ chính trị quá già dặn của Kytô giáo Rôma từng được huấn luyện qua hơn 2000 năm lịch sử đầy máu. Chỉ cần lật đổ được CS thì vùng đất Á Châu sẽ rơi vào tay Kytô giáo, phù hợp với đại kế hoạch tiến về châu Á do giáo hoàng Gioan Phaolồ II đề xướng, và Công giáo VN có 1000 năm để thực hiện điều này. Từ lăng kính này, ta có thể thấy ngay sự ngu xuẩn của lãnh đạo TQ tạo sức ép xâm lăng để các quốc gia chung quanh như Việt Nam và Đài Loan nghiêng về phía Vatican. Đây cũng chính là sự yếu kém về tầm nhìn chiến lược của TQ, đã không biết thuận sóng đẩy thuyền, giương cao ngọn cờ châu Á cùng tiến bằng những chánh sách đa phương cùng lợi nhận và cùng chung sống, tạo cho mình một vị thế chính trị văn hóa mà Hoa Kỳ không thể có lỳ do để có lãnh chiến hay thương chiến.

Giả định có một ngày Rôma thống nhất được hoàn vũ như cái tên của nó universal (catholic – Công giáo), thì nó sẽ lại tự phân chia rẽ nhánh và tự xâu xé, uống máu lẫn nhau như trong lịch sử từng minh chứng mà bài viết đã trình bày. Lòng ham muốn thống trị là bản chất của cơ cấu chính trị thế tục mang hình thức tôn giáo. Công giáo Rôma luôn biểu hiện ý chí thống trị này từ khi nó được Constantine đưa vào trung tâm quyền lực của Âu châu; kể từ đó, nó không bao giờ có thể tách rời được sự tự kỷ ám thị mình là đế chế thay mặt Chúa chinh phục trái đất. Nếu ý chỉ của Gioan Phaolồ II được hoàn tất cho thiên niên kỷ thứ III hoàn thành sứ mạng chinh phục Châu Á, thì nhân loại sẽ tự tiêu diệt nhau trước khi trái đất già cỗi và chấm dứt chu kỳ sinh thái. Tôi tiên đoán rằng, trước khi Cây thánh giá vững chải ở các quốc gia nghèo đói Á châu, với điều kiện là các nước ấy dậm chân tại chỗ không phát triển, thì nó lại đã hoàn toàn biến mất ở Bắc Mỹ, chứ ở Âu châu thì khỏi phải bàn.

Tôi vẫn xin cúi đầu cung kính trước Thượng Đế Déisme, Panthéisme, Brama, Đấng Tạo hóa TQ, và ông Trời thân yêu hiền hậu của nhân dân VN mà đạo Phật luôn chủ trương tôn kính, được ghi nhận qua thuyết lục niệm bao gồm: niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm Thí, niệm Thiên.

Ngày nay máu vẫn đổ tại các quốc gia Trung Đông, dù được ngụy trang bằng sự tuyên truyền vào các lý do chính trị, các quyền lợi quốc gia, nhưng thấp thoáng xa xa và cao cao, ta vẫn thấy hoặc là Allah, hoặc là Yéhova lúc ẩn lúc hiện trên các đám mây. Tôi dám cam đoan nếu bỏ đi độc thần giáo, thì tại đây sẽ có hòa bình, ổn định, và hạnh phúc, không phải cho một đời, mà cho muôn thế hệ. Người Kytô giáo đang chặn đứng sự bành trướng của Hồi giáo ngay tại quê hương các quốc gia Hồi Giáo, bằng chính máu của người Hồi giáo. Người Hồi Giáo, vì không thể so cựa với con gà bằng thép của Kytô giáo, lại tấn công các quốc gia Kytô giáo bằng các làn sóng di dân, và họ chủ trương sinh sôi nẩy nở thật nhiều tại Âu châu với hy vọng biến các quôc gia cựu thần dân Rôma thành vùng đất của Mohamed trong vài thế kỷ tới với chủ trương cởi mở hơn, do con cháu họ đã quen với kinh Coran được dạy dỗ trên phiên bản nhân ái hơn.

Vệ Chúa như Pascal, Leibniz, Descartes, và bây giờ tới John Lennox không biết có lợi gì cho Chúa không? Hay chỉ chứng tỏ thêm sự ngày càng bất lực của ngài trước ý thức độc lập về tri thức của nhân loại? Người Kytô có bao giờ đặt câu hỏi tại sao Đức Phật chưa bao giờ cần được hộ vệ? Ở Âu Mỹ người ta đưa tượng Phật vào các nơi đấm bóp tình dục, các nơi hưởng thụ thân xác công cộng nhằm mục địch làm ô uế hình ảnh thanh tịnh trong sạch của ngài; nhưng dù ở đâu, tượng Phật vẫn an nhiên với nụ cười hàm tiếu trong sáng đầy bao dung. Đức Phật quá cao siêu đến nỗi không cần ai phải ra tay bảo vệ ngài.

Thế Kỷ Ánh Sáng không chỉ làm cho Kytô bị khoa học xa lánh, khiến nó mất đi phần lớn tín đồ tại Âu châu, và cũng tước đoạt gần như toàn bộ thế quyền của nó, Ánh Sáng đó cũng khiến cho các trào lưu mê tín khác trên thế giới bị chùn bước, Phật giáo sẽ rất ngần ngại khi dung túng các tập tục nhân gian như đốt vàng mã, cúng sao giải hạn, cầu an cầu siêu..., Thần đạo Nhật Bản dù giữ vững truyền thống đa thần, nhưng các thần chỉ được lưu lại làm chất keo kết nối dân tộc tính Nhật Bản hơn là để cầu khấn xin xỏ như những ngày xưa cũ.

Đi một vòng khá xa như vậy, để có thể hiểu được vì sao có cả gần như một phong trào ''vệ Chúa'' trong đó Blaise Pascal là một thành viên như đã đề cập.

 

(còn nữa)

Trang Tôn giáo