Một Câu Chuyện Lịch Sử Của Giáo Phận Bùi Chu

Một Câu Chuyện Lịch Sử Của Giáo Phận Bùi Chu

FB Linh Nguyễn

http://sachhiem.net/TONGIAO/FB/FBlinhnguyen.php

22-May-2019

Có lẽ những tội ác về những linh mục công giáo tiếp tay cho giặc đã đến lúc cần giải mã để toàn dân được rõ hơn. Cũng giống như vụ bạo loạn Quỳnh Lưu năm 1956 thì giáo phận Bùi Chu trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp còn gây cho ta khó khăn rất nhiều lần, và nếu như ai từng quan tâm lịch sử chắc sẽ không thể nào không biết về đội tự vệ Phát Diệm và Bùi Chu từng rào làng gác súng vào tháp chuông bắn từng người lính của ta trong kháng chiến chống Pháp.

Ảnh đăng trên FB Giáo Xứ Kim Lâm

Hầu như những tư liệu về những trang sử phản động của Bùi Chu và Phát Diệm có lẽ chưa được giải mã nhiều, nên thông tin rất hiếm đối với người đọc, nhưng không có nghĩa nó được chôn vùi hoàn toàn. Trong cuốn sách "Đường tới Điện Biên Phủ" Của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp từng viết. 

"Trong chiến dịch Quang Trung từ tháng 10 năm 1949 đến tháng 5 năm 1950, địch tổ chức 6 cuộc hành binh lớn (…) mở liên tiếp những trận càn quét bình định, càn quét tới đâu, lập ngay ngụy quyền, bố trí ngụy quân, xây dựng đồn bốt tới đấy (…) Đặc biệt, chúng (…) sử dụng một số cha cố phản động để gây chia rẽ lương - giáo (…) lôi kéo những người đi đạo chống phá cách mạng"

Web otofun.net

Tất nhiên sau chiến dịch Quang Trung chúng ta thiệt hại khá lớn đặc biệt Trận tiến công của Trung đoàn 88, Sư đoàn 308 Quân đội Nhân dân Việt Nam vào cứ điểm Chùa Cao (Yên Khánh - Ninh Bình) do 160 quân Pháp đóng giữ trong đợt 2 Chiến dịch Quang Trung (28.5 - 20.6.1951). Trận đánh không thành công.

Nói về tội ác Bùi Chu có thể kể đến vụ bắt cóc giết hại một cán bộ huyện ủy huyện Hải Hậu tên Trần văn Nhợi bị thủ tiêu. Sau đó chúng rào làng lập ấp chống lại bộ đội ta 6 tháng liền, bộ đội ta phải điều một trung đoàn chính quy về mới dẹp loạn xong. Khi bộ đội tiến quân vào địa phần này thì những tự vệ Bùi Chu đã rút sang khu của Phát Diệm do linh mục Lê Hữu Từ làm chủ tiếp tục thành lập đội tự vệ chống phá Cách Mạng ta.

Những chống phá của tự vệ Bùi Chu và Phát Diệm trong kháng chiến chống Pháp. (1)

Năm 1949 Pháp nhảy dù xuống Phát Diệm. Nhận thấy đây là cơ hội làm tay sai cho quan thầy Pháp, linh mục Hoàng Quỳnh và Giám Mục Lê Hữu Từ đã thu thập được các thanh niên Bùi Chu chạy sang đây, lập thành từng Trung Ðội, Ðại Ðội về cái gọi tự vệ Bùi Chu Phát Diệm, và vũ trang cho 6 trung đội này. Để có tiền nuôi đám tự vệ này, chúng thành lập Thương Cục Tổng Bộ Tự Vệ Phát Diệm, để đánh thuế các hàng hoá đem từ Phát Diệm ra bán tại Hải Phòng và Hà Nội, mục đích để có tiền nuôi tự vệ.

Sau khi trang bị vũ khí huấn luyện quân sự cơ bản, đội quân này chia làm ba mũi tiến vào Bùi Chu đánh vào những chỗ đóng quân và trụ sở của chính quyền Cách Mạng. 

- Một cánh theo sông Ðáy vào kênh Quần Liêu xâm nhập huyện Nghĩa Hưng, huyện Nam Trực và huyện Trực Ninh.

- Một cánh theo sông Ðáy lên sông Hồng Hà rồi xuống bến đò Chợ Gà theo sông Ninh Cơ vào Bùi Chu, huyện Xuân Trường

- Một cánh từ cửa Ðài ra bể vào miền duyên hải, xâm nhập huyện Hải Hậu và huyện Giao Thủy 

Trứơc sự chống phá ác liệt của những thành phần tôn giáo tự vệ được hỗ trợ bởi giáo phận Phát Diệm, chính quyền Cách Mạng phải rút khỏi địa bàn này. Sau khi chiếm được Bùi Chu chúng thành lập Tổng Bộ Tự Vệ Bùi Chu, con đường chống phá Cách Mạng của giáo phận Bùi Chu bắt đầu những tội ác không đi chung đường với dân tộc. Cũng chính những tên lính tự vệ trong hai giáo phận Bùi Chu và Phát Diệm là những đơn vị người Việt Nam đầu tiên tham gia sát cánh cùng quân Pháp trên chiến hào chống lại Việt Minh.

Có thể ngày nay thời gian đã lụi tàn gần cả trăm năm, những tội ác xưa kia không ai còn biết, người ta có thể thấy nó có vẻ huyền bí rêu phong cho nó là cổ là đẹp. Nhưng chính nơi đây từng xảy ra những tội ác do những kẻ cầm đầu là linh mục, chống lại Cách Mạng không đi chung đường với dân tộc. Họ đã tự tách mình và đứng chung hàng ngũ với những kẻ ngoại bang chống lại đất nước khi còn non trẻ.

FB Linh Nguyễn

Nguồn https://www.facebook.com/ 1 tháng 5 lúc 03:13

Nhà thờ Bùi Chu

 


Đọc thêm:

I- Phát Diệm: Chủ Nghĩa Dân Tộc, Tôn Giáo, Và Nét Nhận Dạng Trong Chiến Tranh Pháp-Việt Minh, Ronald H. Spector, Người Dịch: Trần Thanh Lưu.

Trích đoạn:

"Trong nhiều cách thì Phát Diệm là một mô hình thu nhỏ của các giòng chồng chéo của chủ nghĩa khu vực, chủ nghĩa quốc gia, và tôn giáo. Vào năm 1945 đó là một khu vực rặc Ca-tô giáo trong một nước Việt Nam đa số phi Ki-tô. Giám mục của nó, Cha chánh nhất Thaddeus Lê Hữu Từ, hành xử không chỉ là lãnh đạo tinh thần mà là một nhà cai trị thế tục gần như tuyệt đối.  Giáo phận Phát Diệm bao gồm hầu hết các tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa. Giáo dân Ca-tô chiếm khoảng 25 phần trăm tổng dân số, nhưng nhiều làng mạc và các huyện gần 100 phần trăm người Ca-tô giáo.

Một nhà báo Pháp mô tả

Phát Diệm và giáo phận kế cận Bùi Chu là một miền phong kiến, một lãnh địa của giáo hội nhân danh Chúa. Cảnh quan rặc nhà dòng. Mỗi quảng trường chính trên địa bàn có một nhà thờ rộng lớn trấn áp và vượt trên tất cả mọi thứ…. Mỗi khu vực với ngôi nhà thờ nằm ở chính giữa là một họ đạo; quản hạt là một lãnh chúa và giáo dân là nông nô của ông ta.

Vì lợi ích cho thể xác và linh hồn của đám nông dân, họ đã được thống trị bởi một đội quân nhỏ của các tu sĩ người Á châu với khuôn mặt béo tốt và áo chùng láng bóng; chưa kể đến một đám nữ tu người An Nam.

Nhiều nơi thuộc lãnh địa của Từ người ta chỉ có thể đến được bằng đường thủy, và ông giám mục di chuyển khắp khu vực trong một chiếc thuyền phất phới lá cờ tiêu chuẩn của giáo hoàng (Vatican) màu vàng và trắng, và điều khiển bởi một đám trai trẻ vặm vở, mang trên vai huy hiệu riêng của Lê Hữu Từ, một con rồng Tàu cuộn xung quanh một cây kèn."

...

Một phóng viên của tạp chí Time đã viết rằng quân đội của Từ có 1.700 người, một số có doanh trại trong khuôn viên nhà thờ. Họ được chỉ huy bởi "Thiếu tá” Ngô Cao Tùng, một cựu chiến binh của quân đội Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch, và được trang bị với khoảng một chục xe jeep và xe tải quân sự. (*) Lực lượng của Từ còn gồm khoảng 6.000 dân quân kém vũ trang. Liền kề khu tập thể của các tu sĩ là một "nhà máy nhỏ chế tạo lựu đạn, bom cối và súng phóng lựu."

(hết trích)

Chú thích:
(*) Theo tài liệu Eric Gibbs, “Battle of Indo-China,” Đức Cha Lê Hữu Từ đã có một đội dân quân kháng Pháp và cũng để bảo vệ giáo dân trước Việt Minh, con số được ước tính trong sách nói có lúc đã lên đến 6,000 người. Ủng hộ và yểm trợ cho ngài về mặt chiến sự, được biết có ông Ngô Cao Tùng, chức danh thiếu tá, có nguồn gốc là Việt Nam Quốc Dân Đảng. Lực lượng vũ trang của ông Tùng được ước tính cũng có khoảng 1,700 người [Bùi Chu-Phát Diệm, vì sao là lịch sử? - Tuấn Khanh]

II- Vai trò của chính quyền trong mối tương quan Công giáo - Dân tộc (Charlie Nguyễn), trích đoạn từ trang 114 -117:

Từ hậu bán thế kỷ 19, đạo Công giáo tại Việt Nam thoát khỏi sự bách hại của triều đình và của các phong trào Văn Thân, Cần Vương.... Song song với sự đô hộ của thực dân mau chóng phát triển lớn mạnh như diều gặp gió. Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 oai hùng lẫm liệt đã vĩnh viễn chấm dứt ách đô hộ của thực dân Pháp. Trong khi chiến thắng Điện Biên là niềm vui lớn và là niềm tự hào vô hạn của mọi người Việt Nam yêu nước thì “biến cố Điện Biên” lại làm cho những người Công giáo lo sợ và đau khổ ghê gớm.

Lý do là vì những người Công giáo đã xin quân đội viễn chinh Pháp võ trang để thành lập những khu tự trị. Khởi đầu là khu tự trị Công giáo Phát Diệm từ đầu năm 1947, Bùi Chu từ 1948 và Thái Bình từ 1949. Từ các căn cứ của khu tự trị, người Công giáo đã mang súng đạn đi cướp phá những làng bên lương sát hại nhiều lương dân chỉ vì những lương dân này tỏ ý bất mãn với truyền thống phản quốc thân Tây của đại đa số người Công giáo.

Do được chứng kiến tận mắt những hành vi tra tấn thô bạo của các “vệ sĩ công giáo” đối với những tù nhân do họ lùng bắt từ các làng bên lương lân cận và nhất là được chứng kiến tận mắt những cái chết thê thảm của một số những người đó, những kỷ niệm này đã trở thành những ấn tượng hãi hùng, hoặc nói đúng hơn là những vết sẹo in hằn lên ký ức và tâm hồn tôi.

Nhưng có một điều khiến cho tôi phải kinh ngạc khi thấy quí vị linh mục, thày giảng và các vệ sĩ Công giáo vẫn hoàn toàn thản nhiên sau khi phạm các tội sát nhân. Trong các buổi lễ Misa hoặc trong các giờ cầu nguyện, họ đều tỏ ra là những người thánh thiện đạo đức như chưa từng phạm tội ác bao giờ! Có lẽ đối với họ những kẻ chống đạo Công giáo dưới hình thức này hay hình thức khác đều là những “kẻ thù của giáo hội” hoặc là những “kẻ thù của Thiên Chúa”. Tất cả những kẻ này cần phải bị tiêu diệt để làm đẹp lòng Chúa, cho nên khi người Công giáo giết hại những người mà họ coi là “kẻ thù của Thiên Chúa” họ đều không cảm thấy mình đã phạm tội sát nhân!

Vào cuối thập niên 1940, cha tôi sáng tác một số bài thơ ca ngợi Thiên Chúa và Đức Mẹ. Hồi còn nhỏ tôi thuộc lòng các bài thơ này. Tời nay tôi đã quên hết và chỉ còn nhớ vài câu vì những câu này đã ám ảnh tôi:

“Vô thần: hạt giống Sa tăng
Cứng lòng không chịu ăn năn trở về...”

Đối với cha tôi, mọi người ngoại đạo đều là những kẻ vô thần. Cộng sản cũng như Phật giáo đều là vô thần. Tất cả con cái là của quỉ Sa tăng! Những kẻ không chịu “trở lại đạo” đều là những kẻ cố chấp (cứng lòng) nên đã không nhận ra cái tội “ngoại đạo” của mình đẻ mà ăn năn hối cải và “trở lại đạo” ! Khi nói lên điều này tôi không có ý oán trách cha tôi, tôi chỉ cảm thấy thương cha tôi mà thôi. Nhưng càng thương cha bao nhiêu, tôi càng căm ghét cái đạo phi nhân bấy nhiêu, vì nó đã làm u tối linh hồn các tín đồ của nó đến nỗi những kẻ làm điều ác rành rành mà vẫn không biết mình là kẻ ác.

Theo thường tình thì hầu hết mọi kẻ phạm tội ác đều biết hối hận sau khi tâm hồn lắng xuống. Nhưng điều nguy hiểm là những kẻ cuồng tín tôn giáo phạm tội ác đều không biết hối hận vì chính họ không nhận ra tội ác của họ. Họ bi che mờ tâm trí bời những định kiến tôn giáo sai lầm . Do đó, sự cuồng tín mới đích thực là một tội ác nguy hiểm và đáng sợ nhất vì kẻ cuồng tín không biết hối hận...."

.... (hết trích)

 

III. Mưu hèn, kế độc: đạo binh ở truồng, và tử vì đạo

Nguồn: FB 370615206381803, 1 tháng 5 lúc 18:51

Nhà thờ Bùi Chu 134 tuổi, bên cạnh ý nghĩa tâm linh với giáo phận công giáo, thì còn có ý nghĩa lịch sử to lớn: Đây là nơi nhiều liệt sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam trút hơi thở cuối cùng trong chiến dịch Hà Nam Ninh (CZ Quang Trung) năm 1951. Các anh hi sinh trong hoàn cảnh ngặt nghèo, bị tra tấn đến chết trong tay kẻ thù, và kẻ thù lại ở giữa ... vòng vây quân ta.

Chi tiết những việc này không được kể rộng rãi, nhưng nhiều cựu binh vẫn nhắc lại:

- Giặc bị đánh đòn sấm sét không kịp ứng cứu. Linh mục cùng đường xua giáo dân nữ cởi truồng xông vào bộ đội. Ban đầu định hô hiếp.

Sau khi phát hiện bộ đội không có đạn, các nạn nhân hãm hiếp này lăn xả vào chém giết. Chúng treo bộ đội và du kích bị bắt trong nhà thờ để tùng xẻo từng miếng thịt.

Vòng trong là giáo dân xếp lớp để tử vì đạo. Vòng ngoài là hàng sư đoàn bộ đội súng pháo đầy đủ nhưng bó tay chịu trận, nhìn giáo dân xẻ thịt đồng đội đến chết.

Mỗi giáo xứ của "tỉnh Công giáo tự trị" Bùi Chu chỉ có vài chục tên vệ sĩ, nếu đấu súng thì một tiểu đội quân ta ho hai cái là bay. Nhưng sau cùng quân ta bỏ Ninh Bình, một phần cũng vì vướng phải 500 cái tháp chuông nhà thờ đã biến thành hỏa điểm súng máy.

PS: Một địa điểm tội ác như nhà tù hỏa lò

 

 

 

Trang Thời Sự