NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS BỊ CHÁY.

NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS BỊ CHÁY.

Anh-Tuan LE

http://sachhiem.net/TONGIAO/FB/FBAnhTuanLe.php

15-Apr-2019

Nhà Thờ Đức Bà Paris bị cháy, là một phần của văn hóa nhân loại bị cháy.

Tôi sang Pháp năm 1980, gần 40 năm sống ở Paris, ngôi nhà thờ này gần như là một phần của dân Paris nói riêng, của toàn thể dân Pháp nói chung. Notre Dame de Paris là trung tâm của nước Pháp, là biểu tượng của trái tim, tất cả mọi đo đạc về khoản cách không gian của toàn quốc đều cắm mốc từ Nhà Thờ này, nó nằm ở vị trí 0 km.

Tôi không bao giờ tưởng tượng được ngôi Thánh Đường này có thể làm mồi cho lửa, vì nó luôn được canh giữ như hoàng cung, chung quanh nhà thờ luôn có cảnh sát túc trực, bên trong được an ninh canh gác ngày đêm, ai vào đều bị lục soát.

Nhưng hôm nay, ngày 15 tháng 04, lúc 6:30 chiều, tôi đang ở trong một quán café thì đài truyền hình trong quán đưa lên tin tức và hình ảnh ngọn lửa đang hừng hực thiêu đốt chiếc tháp nhọn cao vút chính giữa nhà thờ.

Tôi không phải là người Kytô giáo, nhưng vẫn cảm thấy mất mát, cái mất mát tuy ít hơn đôi chút so với khi các tượng Phật lớn Bâmiyân tại Afghanistan bị Taliban bắn nát vào năm 2001, nhưng vẫn là mất mát, ít nhiều chỉ là vì các tượng Phật có tuổi tác gần với ngày sinh của Giêsu hơn ngôi nhà thờ ở Pháp.

Điều tôi ngạc nhiên, là dân Pháp trong quán café lúc nghe tin nhà thờ bị cháy, có người còn nói, nó cháy đúng lúc để làm lợi cho Macron, khiến ông ta có thể hoãn vụ tuyên bố những giải pháp chính trị sau nhiều tháng bị phong trào cờ vàng biểu tình đòi hỏi. Có người còn nói, phải chăng nó là điềm gỡ của ông tổng thống không nghe lời kêu than của dân nghèo, nên Chúa nổi giận ?

Tin tức tràn ngập các đài truyền hình thế giới như CNN, BFM, hoàn toàn không còn chỗ trống để chen vào những tin tức khác mà đêm nào tôi cũng bỏ ra khoản 60 phút để theo dõi tình hình chung quanh thế giới.

Tổng thống Trump gửi lời chia buồn. Vatican và nước Ý gửi thông điệp đau xót. Thủ tướng Anh và Đức, đặc biệt bà Angela Merkel gửi lời phân ưu cho rằng đây là sự suy tổn lớn lao của cả văn hóa Âu châu.

Các nhà văn hóa cùng nhau than khóc rằng một phần đời sống, da thịt của lịch sử và văn hóa Pháp đã bị ngọn lửa thiêu đốt.

https://www.youtube.com/watch?v=FRGuJ0wVD-Y

Hình ảnh đau xót gần như khắp Âu Mỹ diễn ra lập đi lập lại không ngớt trên màn truyền hình.

Tôi cũng cảm thấy thương tiếc một di tích đậm chất truyền thống và lịch sử, một nơi từng được các vua chúa Pháp đến chiêm bái, cũng là nơi mà Cách Mạng Pháp quốc hữu hóa, biến nó thành đền thờ lý trí (Temple de Raison) khi cách mạng hô hào bài trừ Kytô giáo tại Pháp và Âu châu vào thời đại Kỷ Nguyên Ánh Sáng (Age of Enlightenment) đang trên đà lên đỉnh vào năm 1789. Nó khiến tôi hồi ức đến Jean Jacques Rousseau, Robespierre, Danton, Mirabeau...

Cùng lúc với sự thương xót này, tôi bỗng nhớ đến các di tích của nền văn minh Maya tại Mỹ Châu, một nền văn minh đậm chất nhân văn, nơi mà con người sống chan hòa yêu thương, không nhìn nhau nghi kỵ, nơi mà khi đoàn quân của Kha Luân Bố đến thám hiểm, bị đắm tàu, thổ dân đã liều chết để cứu toàn bộ đoàn thám hiểm, đón rước thật nồng hậu, nhưng Kha Luân Bố đã trả ơn họ bằng cách nào ?

Kha Luân Bố đổ bọ đến quần đảo Caribbean

Chồng thì bị giết. Vợ thì bị bắt để hãm hiếp, sau khi hãm đã thì cũng giết. Con thì bị đem nhốt để giết thịt cho bầy chó săn của đoàn quân khát máu đi đâu, sau khi chiếm đất đến đâu, đều cắm cây thánh giá và cầu nguyện được làm sáng danh chúa và làm cho nước "Cha Trị đến" được ngày càng lan rộng.

Sự khát máu của tín đồ Công giáo không phát xuất từ tự nhiên, mà được nuôi dưỡng trong một chính sách giáo dục tự cho mình có quyền sinh sát toàn thể nhân loại, vì người Công giáo là Thánh Thiện, Duy Nhất, Công giáo và Tông Truyền, nên vào năm 1442 : Sắc lệnh Illius Qui do giáo hoàng Eugène IV ban hành, theo sắc lệnh này, sự thánh thiện của Công giáo có nghĩa là cứ uống máu cho Chúa và vì Chúa, uống máu trong phụng vụ thì uống càng nhiều máu ngoại đạo càng tốt, càng được Chúa ban khen, nên Kha Luân Bố khi gặp thổ dân Mỹ Châu thì tàn sát không gớm tay, nếu không có lời của giáo hoàng dạy dỗ, thì có ai dám bắt trẻ thơ giết thịt cho cho săn ăn bao giờ ?

Giáo Hoàng Eugene IV hợp pháp hóa buôn bán nô lệ: (Eugene on Slavery)


Giáo hoàng Eugenius IV

Following the arrival of the first African slaves in Lisbon in 1441, Prince Henry asked Eugene to designate Portugal's raids along the West African coast as a crusade, a consequence of which would be the legitimization of enslavement for captives taken during the crusade. On 19 December 1442, Eugene replied by issuing the bull Illius qui, in which he granted full remission of sins to those who took part in any expeditions against the Saracens

[Sau sự xuất hiện của những nô lệ châu Phi đầu tiên ở Lisbon vào năm 1441, Hoàng tử Henry đã yêu cầu GH Eugene chỉ định Bồ Đào Nha tấn công dọc theo bờ biển Tây Phi như một cuộc thập tự chinh, hậu quả của việc đó là hợp pháp hóa nô lệ cho những người bị bắt trong cuộc thập tự chinh đó. Vào ngày 19 tháng 12 năm 1442, Eugene đã trả lời bằng cách ban hành sắc lệnh Illius Qui, trong đó ông đã xóa bỏ hoàn toàn tội lỗi cho những người tham gia vào bất kỳ cuộc thám hiểm nào chống lại Saracens]

Trên yahoo, người ta bình luận:

Furthermore, that Pope Eugenius IV and the Roman Catholic Church in creating a “lawful” framework for the international trade of slaves beginning with Africa did establish a formal license system giving authority to both territories and numbers of slaves taken according to a schedule of fees paid to the Roman Catholic Church (Thảo luận trên yahoo)

[Hơn nữa, việc giáo hoàng Eugenius IV và giáo hội Catô Roma tạo ra một khuôn khổ "hợp pháp" cho cuộc buôn bán quốc tế các nô lệ, bắt đầu từ Phi Châu, đã thiết lập thành một hệ thống giấy phép chính thức, cho phép cả về hai mặt, mặt chiếm cứ đất đai và mặt bắt giữ nô lệ, được thực hiện theo một lịch trình trả lệ phí cho Giáo hội Catô Rôma.]

Nền văn minh Maya cùng với chữ viết, tiếng nói, đền đài, tập tục, truyền thống...đều bị cây thánh giá giết sạch, xóa sạch qua tình thần các sắc lệnh ban đi từ Giáo Hội La Mã, mà theo đó, chỉ có dân da trắng là có linh hồn, còn dân da màu hay súc vật đều không có linh hồn, nên giết dân da màu thì vô tội như giết heo giết bò.

Một ngôi nhà thờ cháy ở Paris, cả thế giới thương khóc. Cả một nền văn minh và hằng triệu con người bị tàn sát dã man và bị tiêu diệt, hình như chưa thấy ai biết xót thương.

Thôi thì ta không thương người Maya, ta cũng nên tự thương lấy thân mình, văn hóa của mình, truyền thống của mình. Chùa Báo Thiên là nơi mà Vua Lý Thánh Tông xây tại Thăng Long vào năm 1057, nếu so về tuổi tác, cũng là đàn anh của Nhà Thờ Đức Bà Paris. Chùa cũng là trung tâm văn hóa của Phật Giáo và của dân tộc VN trong 400 năm của hai triều đại Lý Trần. Nhưng Công giáo đã lợi dụng nó bị hư hoại xuống cấp trầm trọng vào thời Pháp thuộc mà chiếm đoạt, và xây lên nền của chùa ngôi nhà thờ lớn nhất VN thời bấy giờ.

Nhưng Công giáo đã lợi dụng nó bị hư hoại xuống cấp trầm trọng vào thời Pháp thuộc mà chiếm đoạt, và xây lên nền của chùa ngôi cái nhà thờ lớn nhất VN thời bấy giờ.

Cái lạ của dân VN là, tôi nghe nói có vài người VN khóc dù ở xa tít bên Toronto Canada khi thấy Nhà Thờ Đức Bà cháy trên TV.

Nhưng tôi chưa hề nghe một người VN chau mày đau xót khi Chùa Báo Thiên bị cướp để xây nhà thờ.

Nhà thờ Đức Bà cháy, ngân khố Pháp sẽ cho xây lại. Tôi là công dân Pháp, tiền thuế do tôi đóng sẽ được trích ra xây lại nhà thờ này. Có thể nó sẽ được xây đẹp và huy hoàng hơn trước khi nó bị cháy, nhưng nó là tay nhà giàu bị sướt máu thì cả thế giới xót thương, còn cả một nền văn minh và sinh mạng hằng triệu người bị tận diệt, hoặc một ngôi Chùa VN có lịch sử văn hóa đã nghìn năm bị cướp đoạt, thì là lũ con nhà nghèo, dù có đổ ruột lê lết thì con cháu của nó vẫn ngoảnh mặt làm ngơ.

Phải chi Ngôi Nhà Thờ Đức Bà biết nói, nó sẽ nghĩ sao khi đem sự đau đớn của nó so sánh với niềm đau hận của các đền Maya hay của Chùa Báo Thiên tại Việt Nam ?

_________

Bị chú:

Văn minh Kytô giáo xem việc chinh phục thế giới bằng mọi phương tiện là một niềm kiêu hãnh, nên ngày xưa, họ hay khoe là đã giết được bao nhiêu ngoại đạo, đã chiếm được bao nhiêu đất đai, đã cải đạo được bao nhiêu người.

Duới đây là sắc lệnh Diversas của giáo hoàng Nicolas V, cho phép "xâm lăng, truy lùng, bắt bớ, chế ngự và sở hữu toàn bộ đất đai của thế giới" được ban cho cho vua Alfonso V Bồ Đào Nha năm 1452 như đoạn văn bên dưới, ai muốn nghiên cứu, nhất là những ai nói tôi vào đây chia rẽ tôn giáo, tự đọc lấy.

We grant you [Kings of Spain and Portugal] by these present documents, with our Apostolic Authority, full and free permission to invade, search out, capture, and subjugate the Saracens and pagans and any other unbelievers and enemies of Christ wherever they may be, as well as their kingdoms, duchies, counties, principalities, and other property [...] and to reduce their persons into perpetual servitude

Nguồn FB Anh-Tuan LE

____________

Tin liên quan:

- Nguyên nhân gây cháy thảm khốc Nhà thờ Đức Bà Paris
- Tỉ phú Pháp hứa chi 113 triệu USD xây lại Nhà thờ Đức Bà Paris
- Các tỷ phú và công ty Pháp đã cam kết hàng trăm triệu đô la để xây dựng lại nhà thờ gothic nổi tiếng.
- Chồng của tỷ phú Salma Hayek cam kết £ 86MILLION để xây dựng lại ngọn lửa tàn phá nhà thờ Đức Bà
- Người đàn ông giàu nhất Châu Âu cam kết quyên góp 170 triệu Bàng Anh để xây dựng lại nhà thờ Đức Bà

_______________

Bài đọc thêm 1:

- 6 ngôi chùa bị phá hủy dưới thời Pháp thuộc

Vua Tự Đức bước lên ngai vàng đúng vào lúc nước Việt đối đầu với âm mưu xâm lăng của thực dân Pháp từ đó nhiều ngôi chùa bị phá hủy...

Chùa Khải Tường

Năm 1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha chính thức tấn công Đà Nẵng, sau đó rút vào đánh chiếm miền Nam. Ngày 06/03/1859, giặc đốt phá thành Gia Định rồi cưỡng chiếm các chùa chiền lớn như Từ Ân – Khải Tường – Kim Chương – Kiểng Phước – Phụng Sơn... thiết lập phòng tuyến quân sự. Từ đây theo gót giày thực dân từ Nam ra Bắc, nước mất chùa tan.

1. Quốc Tự Khải Tường, Gia Định

Năm 1832, vua Minh Mạng ra lệnh Bộ Công thiết kế bản vẽ xây dựng chùa Khải Tường tại thôn Tân Lộc, bên phải thành Gia Định để kỷ niệm nơi vua được sinh ra. Đây là quốc tự lớn nhất ở miền Nam, tại chính điện tôn trí một pho tượng Phật bằng gỗ sơn son thếp vàng, cao khoảng 2m, do thợ tại kinh đô Huế điêu khắc.

Triều đình công cử các vị tăng cang, trụ trì cùng 20 tăng sĩ thường trú để hoằng dương Phật pháp, nắm giữ giềng mối đạo Phật. Kể từ khi giặc Pháp cưỡng chiếm (1859), chùa dần dần đổ nát, hoang phế. Cử nhân Phan Văn Trị, một nhà Nho yêu nước đương thời cảm tác trước cảnh chùa:

“Nam mô hai chữ biết về đâu. Cám nỗi chùa hư Phật phải rầu. Nắng rọi mõ chuông khô nứt mặt. Mưa sa kinh kệ ướt mem đầu. Rằm ngươn vắng kẻ dâng vùa nếp. Hôm sớm không ai cúng phụng dầu. Đức cả từ bi xin sớm liệu. Ngồi chờ Lương Võ thế còn lâu”.

Năm 1880, thực dân Pháp cho triệt hạ chùa Khải Tường để xây công trình mới, đem pho tượng Phật lớn về cất giữ ở trong kho Phủ Toàn quyền.

Năm chục năm sau, ngày 01/01/1929 thành lập Viện Bảo tàng Blanchard de la Boss (tên của viên Thống đốc Nam Kỳ đương thời) để trưng bày cổ vật bản xứ. Theo lới đề nghị của một số nhân sĩ Việt - Pháp, pho tượng Phật chùa Khải Tường được chuyển đến đặt tại trung tâm Viện Bảo tàng để quần chúng quan chiêm. 

Tượng Phật chùa Khải Tường và giếng đá chùa Khải Thiên

Hiện nay, pho tượng mang dấu ấn quan trọng của mỹ thuật Việt Nam thời Nguyễn đã bị chuyển đến phòng trưng bày phía sau, chung cùng với các cổ vật tầm thường khác. Điều này làm mất đi sự tôn nghiêm của pho tượng Phật quý hiếm, làm chứng tích của giai đoạn đầu tiên đất nước bị xâm lăng.

2. Quốc Tự Báo Thiên, Hà Nội

Được kiến tạo dưới triều vua Lý Thánh Tông (1054 - 1071), đặt tên là “Sùng Khánh Báo Thiên Tự”, ngoài vườn chùa có “Đại Thắng Tư Thiên Bảo Tháp”, cao 12 tầng (khoảng 60m), chóp tháp đúc bằng đồng, các tầng xây bằng gạch ghi niên đại “Lý gia đệ tam đế, long thụy thái bình tứ niên tạo”. (1057). Bảo tháp này là một trong 4 công trình được mệnh danh “An Nam Tứ Đại Khí” thời Lý Trần. Danh nho Phạm Sư Mạnh đã cảm xúc ca ngợi.

Đề Báo Thiên Tháp

Trấn áp đông tây củng đế kỳ. Khuy nhiên nhất tháp độc nguy nguy. Sơn hà bất động kình thiên trụ. Kim cổ nan ma lập địa chùy.

Phong bãi chung linh thời ứng đáp Tinh di đăng chúc dạ quanh huy Ngã lai dục thử đề danh bút Quản lĩnh xuân giang tác nghiễn trì.

Dịch thơ:

Trấn áp đông tây giữ đế đô Hiên ngang ngọn tháp đứng trơ trơ Non sông vững chãi tay trời chống Kim cổ khôn mòn đỉnh tháp nhô.

Thỉnh thoảng gió lay chuông ứng đáp Đêm đêm sao xế đuốc khôn mờ Tới đây những muốn dầm ngòi bút Chiếm cả dòng sông mài mực thơ.

(Đào Thái Tôn dịch)

Thời quân Minh xâm lăng nước ta, năm 1426 tướng giặc Vương Thông cần lấy đồng đúc khí giới chống lại nghĩa quân Lam Sơn nên đã cho phá hủy nóc tháp cùng với các bảo vật bằng đồng khác như chuông Quy Điền, vạc Phổ Minh, tượng Quỳnh Lâm.

Sau khi đuổi được giặc Minh, đến thời vua Lê Thái Tông (1434 - 1442), triều đình đã trùng tu tôn tạo lại chùa Báo Thiên. Cuối thế kỷ XVIII, vì nạn nội chiến ngoại xâm chùa lại đổ nát. Thời Nguyễn Thiệu Trị, Tổng đốc Hà Ninh Tôn Thất Bật noi theo dấu cũ tôn tạo trở lại thành ngôi danh lam, thỉnh Hòa thượng Phúc Điền trụ trì, là một trung tâm in ấn kinh sách, giáo dục tăng đồ lớn của đất Bắc.

Năm 1883, thành Hà Nội thất thủ, tiếp đến toàn miền Bắc bị Pháp cưỡng chiếm. Do có công trạng to lớn trong việc dẫn dắt, tham mưu cho giặc Pháp, Giám mục Puginier cấu kết với bọn xâm lược, âm mưu cướp đoạt chùa Báo Thiên để xây dựng nhà thờ Lớn Hà Nội vào năm 1884.

Hiện nay chỉ còn sót lại 1 giếng đá cổ chạm khắc hoa sen rất đẹp. Sau khi chúng tôi công bố các bài báo giới thiệu giếng cổ, nhà thờ đã cho di chuyển giếng vào trước hang đá Đức Mẹ vào năm 2005.

3. Chùa Báo Ân, Hà Nội

Chùa do Tổng đốc Nguyễn Đăng Giai tổ chức xây dựng dưới thời vua Thiệu Trị (1841-1847) trên nền cũ lầu Ngũ Long của chúa Trịnh, thuộc thôn Cựu Lâu, huyện Thọ Xương cạnh hồ Hoàn Kiếm.

Chùa có tên chính là "Báo Ân Tự", nhưng dân gian còn gọi là chùa Liên Trì hoặc chùa Quan Thượng. Căn cứ theo hình ảnh còn lưu lại, chúng ta thấy chùa có kiểu thức rất độc đáo, công trình kiến trúc nguy nga nhất ở Trung tâm Hà Nội vào thời Nguyễn.

Chùa Báo Ân

Từ con đường ven hồ phía Đông dẫn vào có tháp Hòa Phong rồi đến cổng chùa. Vượt qua chiếc cầu đúc lát gạch đền lầu Hộ Pháp (tam quan) cao hai tầng. Hai bên dựng 4 bảo tháp đối xứng cao 3 tầng. Bên trong là điện Đại Hùng, tôn trí rất nhiều pho tượng Phật, Bồ-tát chạm khắc bằng gỗ sơn son thếp vàng tuyệt đẹp. 

Tiếp đến là điện Thánh, Tăng xá, tri đường…Bao quanh có trường lang bố trí cảnh “Thập Điện Minh Vương”, mô tả cảnh khổ báo trong 10 địa ngục rất sinh động. Tổng thể chùa có 36 mái, 150 gian nhà, chung quanh xây tường lục giác bao bọc, bên ngoài đào hào trồng hoa sen. Báo Ân thời đó trở thành đại danh lam của cố đô Thăng Long, được ca ngợi:

“Phong quang cảnh trí trăm đường Trong xây chín giếng, ngoài tường lục lăng Rõ mười cửa động tưng bừng Đền vàng tỏa ngọc chất từng như nêm…

Quân Pháp đánh chiếm thành Hà Nội lần đầu năm 1873, năm 1876 ông Trương Vĩnh Ký theo lệnh của Đô đốc Dupré ra Bắc Kỳ tìm hiểu tình hình, ông có đến viếng chùa Báo Ân và mô tả trong sách “Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi-1876”- (Sàigòn, Guilland et Martion, 1881-tr.5).

Sau khi đất nước bị mất chủ quyền hoàn toàn, kể từ 01/10/1888, Hà Nội là nhượng địa của Pháp. Trong quá trình cải tạo nôi văn hóa truyền thống Việt Nam họ bắt tay ngay vào việc triệt phá các ngôi chùa to lớn, có ảnh hưởng nhất của người Việt.

Trước tiên là quốc tự Báo Thiên, tồn tại suốt gần 1.000 năm đã bị Giám mục Puginier cùng với Công sứ Bonnal và Nguyễn Hữu Độ làm phép lạ để biến thành: nhà thờ chính tòa Hà Nội (xây dựng từ năm 1883 và khánh thành ngày 23/12/1887).

Kế tiếp, chùa Báo Ân nằm trong tầm ngắm của giặc đã bị phá hủy hoàn toàn để xóa bỏ dấu ấn của triều Nguyễn tại cố đô Thăng Long. Các pho tượng Phật đẹp nhất bị Bonnal cướp đoạt đem về Pháp.

Hiện nay, chỉ còn sót lại 1 ngôi tháp Hòa Phong trơ trọi bên Hồ Gươm làm chứng tích cho lời tuyên bố quả quyết của GM Puginier: “Tôi xác định rằng khi mà Bắc Kỳ trở thành Gia Tô giáo thì nó cũng trở thành nước Pháp nhỏ của Viễn Đông, y hệt như quần đảo Phi Luật Tân đã là một Tây Ban Nha nhỏ…” (Giáo sĩ thừa sai và chính sách thuộc địa của Pháp tại Việt Nam (1857-1914). Cao Huy Thuần – NXB Tôn Giáo, 2003-tr. 437).

4. Quốc Tự Giác Hoàng, Kinh Đô Huế

Do ý chỉ của vua Minh Mạng (1820-1840), muốn xây dựng một ngôi chùa thờ Phật trên vùng đất phủ cũ của mình để tụ linh khí, cầu phước cho hoàng gia. Năm 1839, Bộ Công thiết kế bản vẽ, Bộ Binh tuyển chọn 500 lính thợ đảm trách xây dựng chùa. Theo bản vẽ hiện còn: chùa tọa lạc trên vùng đất rộng 29.069m2, ở góc Đông Nam (gần cửa Thượng Tứ) bên trong kinh thành, thuộc phường Thuận Thành, chùa quay mặt hướng Đông Nam. 

Từ ngoài đi vào là Tam Quan, vườn cảnh, đến lầu Hộ Pháp. Trung tâm là “Đại Hùng Bửu Điện” thờ tam thế Phật, hai bên có tả vu, hữu vu. Kế tiếp là điện Đại Bảo, phía trước điện bên trái có giếng đá “Thanh Phương” và đỉnh lợp ngói dựng bia đá ghi sự tích. Phía sau dựng hai dãy tăng xá, trai đường. 

Nền chùa Giác Hoàng xưa, nay là trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế

Chùa được vua Minh Mạng ban tên “Ngự kiến Giác Hoàng Quốc Tự”. Bộ Lễ thỉnh Hòa thượng Tánh Thiên Nhất Định giữ chức Tăng cang, nắm giữ giềng mối đạo Phật tại kinh đô. Đây là nơi để tiếp sứ thần các nước trong khu vực đến chiêm bái, tổ chức các quốc lễ của triều đình, hoàng gia hàng năm. Vua Thiệu Trị xếp hạng Giác Hoàng là thắng cảnh thứ 17 trong số 20 danh thắng đất Thần kinh. Vua làm thơ để vịnh “Giác Hoàng Phạm Ngữ”ca tụng:

Dẫn: Chùa Giác Hoàng

Chỗ vực sâu rồng ẩn Nơi đỉnh Thứu duyên lành Ghi niềm vui phát điểm tốt há vì mở rộng lớn việc thờ cúng tầm thường. Bày vẻ thịnh ban ơn phước thấm nhuần tỏ lòng yêu thương của bề trên rưới xuống. Mở ba thừa mà quần sinh thức tỉnh Nghe bốn đế mà vạn loại suốt thông

Thơ:

Đất nước trang nghiêm mở cửa thiền
Điềm lành chung đúc cõi trần riêng
Rạng ngời tướng tốt thường chiêm ngưỡng
Mầu nhiệm kinh vàng ý tưởng chuyên

Tâm, Phật miễn bàn người đắc đạo
Sắc, không dừng nghĩ lý đương nhiên
Tình thương rưới khắp sinh linh khổ
Trí tuệ sâu xa chiếu mọi miền.

Biến cố thất thủ kinh đô (23/05/Ất Dậu - 05/07/1885) quốc tự Giác Hoàng bị quân Pháp chiếm làm doanh trại. Đến năm 1902, chùa bị triệt hạ hoàn toàn để xây dựng “Cơ mật tân viện”, làm nơi hội họp giữa Nam triều với Chính phủ Bảo hộ Pháp.

Chế độ quân chủ chấm dứt năm 1945, công trình này được sử dụng làm tòa án. Từ năm 1975 về sau, đây là trụ sở của Ủy ban Quân quản Bình Trị Thiên, tiếp theo là văn phòng tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên Huế (1989-2000). Hiện nay là cơ quan: Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế. Tuy nhiên trong tâm thức quần chúng vẫn tồn tại mãi “Giác Hoàng phạm ngữ”, qua 4 câu thơ:

Cỏ hoa đổi mới tam tòa
Thành xưa còn đó đâu là chùa xưa
Cuộc đời dù nắng dù mưa
Mùi hương chính pháp gió đưa dịu dàng.

5. Chùa Linh Hựu, Kinh Đô Huế

Tháng 6 năm Kỷ Sửu (1829), vua Minh Mạng cho xây dựng quán Linh Hựu tại phường Ân Thịnh, bên trong kinh thành Huế.

Công trình này gồm điện Trùng Tiêu quay về hướng Nam. Hai bên xây tường lang nối liền với gác Từ Vần ở phía Đông và gác Tường quang ở phía Tây. Trước điện dựng tam quan hai tầng, xây la thành bao bọc chung quanh, có đường dẫn ra phường môn sát bến Ngự hà. Đây là nơi thờ phụng tiêu biểu cho Lão giáo.

Tuy nhiên do không tuyển được đạo sĩ đủ tài đức đảm trách nên từ đầu vua đã cho phép Bộ Lễ hội họp với sơn môn cung thỉnh các vị cao tăng giữ chức trú trì và tăng cang tại quán này. Người đầu tiên là Hòa thượng Tánh Thiên Nhất Định. Do đó quán trở thành chùa Phật, làm nơi lễ bái của hoàng gia. Vua Thiệu Trị xếp hạng Linh Hựu đứng thứ 12 trong số 20 thắng cảnh nổi tiếng của kinh đô.

Biến cố thất thủ kinh đô thời vua Hàm Nghi (05/07/1885), quân Pháp chiếm đóng chùa Linh Hựu. Tình trạng này kéo dài đến triều vua Thành Thái. Sau khi chùa Giác Hoàng bị triệt hạ để xây dựng Tâu cơ mật viện (1902), Thị vệ đại thần Ngô Đình Khả tâu xin vua ban cấp khu đất Linh Hựu cho mình làm từ đường gia tộc. Nhưng Ngô Đình Khả không làm từ đường mà chuyển sang kiến tạo nhà thờ Thiên Chúa. 

Triều đình phát hiện việc làm trái với pháp luật và hòa ước nên tháng 11/1905 họp lại kiến nghị phạt Ngô Đình Khả 80 trượng, giáng 3 cấp, cách chức (theo điều: phàm bất ưng vi nhi vi, trọng giả trượng bát thập). Ra lệnh triệt hạ giáo đường, cho tùy ý chọn địa điểm xây cất bên ngoài kinh thành.

Ông Ngô Đình Khả trình xin chuyển nhượng công trình đã lỡ làm, sửa chữa thành chùa để bảo tồn di tích Linh Hựu. Xin triều đình trợ cấp 300 đồng bạc để mua sắm vật liệu làm giáo đường mới trên nền kho cũ ở xã Tiên Nộn.

Chưa giải quyết xong sự việc thì tháng 7/1907 vua Thành Thái bị Phát truất phế đưa vào an trí ở Vũng Tàu. Ông Ngô Đình Khả cáo bệnh thay đổi ý kiến không chịu nhận tiền bồi thường nữa.

Đến thời Duy Tân (1907-1916), Ngô Đình Khả bị quyết định cho rời chức vụ về hưu trí. Số tiền 300 đồng sung công, Bộ Lễ triệt hạ giáo đường dùng vật liệu làm việc khác.

Mãi đến thời Ngô Đình Diệm, năm 1962 Tổng Giám mục Ngô Đình Thục mới thực hiện được ý nguyện của cha là lấy đất di tích Linh Hựu để xây dựng ngôi giáo đường Tây Linh nguy nga đồ sộ như chúng ta thấy ngày nay.

Ở Huế thời đó có truyền tụng mấy câu thơ châm biếm:

Khi xưa một cục cũng rằng không!
Bây chừ xây dựng cả một vùng
Đẹp mặt chúa cha trên thượng giới
Đau lòng con cháu với non sông!

6. Chùa Ba Làng (Lá Vằng), Quảng Trị

Theo tài liệu xưa còn lưu lại cho biết vào thời Minh Mạng (1820-1840) nhân dân 3 làng Thạch Hãn, Cổ Thành và Ba Trừ có chung nhau xây dựng một ngôi chùa khá lớn, thờ tự tượng pháp đầy đủ trang nghiêm tại vùng đất Lá Vằng (có nhiều cây lá vằng mọc hoang, người dân thường lấy lá phơi khô làm thuốc Nam) cách tỉnh thành Quảng Trị khoảng 6km.

Đến năm 1885, chùa bị đốt cháy và sau đó bị cưỡng chiếm xây dựng thành nhà thờ La Vang. Kể từ đó, địa điểm này nhanh chóng phát triển và được Giáo hội Thiên Chúa giáo nâng lên hàng Tiểu vương cung thánh đường.

* Từ 1886-1901: GM.GASPAR xây dựng một ngôi thờ ngói từ năm 1886 đến ngày 06/08/1901 làm lễ khánh thành.

* Từ 1924-1928: GM. ALLYS kiến thiết quy mô hơn và nâng thành linh địa La Vang, khánh thành ngày 20/08/1928.

* Sau khi chế độ thực dân Pháp chấm dứt, đến thời Ngô Đình Diệm, theo chỉ đạo của Hội đồng Giám mục: “Quyết định kêu gọi mọi người từ Nam chí Bắc bất luận là lương hay giáo, kẻ nhiều người ít, góp phần vào công việc trọng đại này”. (Hội đồng giám mục đã quyết định việc dâng hiến Tổ quốc cho trái tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Đức Mẹ và khấn hứa sẽ xây dựng 1 đền thờ dâng kính trái tim Đức mẹ (18/12/1960).

Ngày 20/07/1961, Tổng giám mục Ngô Đình Thục chỉ thị: “La Vang là của chung của toàn thể quốc dân Việt Nam và cả lương lẫn giáo, quốc dân có quyền đòi hỏi cho biết công việc mỗi ngày xúc tiến thế nào, nên cần ít là một nguyệt san đăng tin sốt dẻo cho thấu các làng mạc về công trình đang thực hiện ở đó, để phụ công giúp của vào việc chung. Ai nấy chỉ có một mục đích duy nhất là làm sao dâng cho mẹ một ngôi nhà vừa ý mẹ”.

Với những chỉ thị, quyết định như trên phải chăng chế độ Ngô Đình Diệm công khai công nhận Thiên Chúa giáo là quốc giáo của nước Việt Nam?

Cư sĩ Trần Đình Sơn

_______________

Bài đọc thêm 2:

- THĂNG TRẦM CỔ VẬT TRIỀU NGUYỄN (*): Cuộc cướp cạn ngày thất thủ

Tôi vẫn thường không tin vào báo ứng cho đến ngày hôm nay, FB Hải Nguyễn 15 tháng 4 lúc 22:41

5s tiếc cho Nhà thờ Đức Bà Paris, và 5 phút tìm hiểu nhanh tội ác văn hóa của thực dân Pháp.
Ngày 18-3-1859, đặt thuốc nổ phá hủy hoàn toàn thành và khu phố quanh thành Gia Định - công trình kiến trúc có quy mô đồ sộ nhất của người Việt xây dựng ở miền Nam.
Năm 1883, cho phá hủy ngôi quốc tự tên Sùng Khánh Báo Thiên Tự để ban cho các linh mục tay sai xây nên Nhà thờ chính tòa Hà Nội (Nhà thờ Lớn) và Tòa Khâm sứ Bắc kỳ. 
Đây là ngôi chùa có lịch sử hơn 800 năm, xây dựng từ năm 1056 dưới thời hoàng đế Lý Thành Tông, luôn giữ vị thế trấn quốc, quan trọng hàng đầu trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Chùa từng có tháp Báo Thiên, 12 tầng cao, 40 - 60m, trên đặt chóp bằng đồng rất lớn, từng là 1 trong 4 đại khí quan trọng nhất nước Việt (An Nam tứ đại khí). Tháp bị mất chóp đồng vào thời nhà Minh xâm lược, nhưng tháp vẫn tồn tại đến khi thực dân Pháp cho đập nhà chùa để chia đất cho đám tay sai công giáo xây nên Nhà thờ Lớn ngày nay.
- Tháng 5-1885, Pháp đánh vào Kinh đô Huế, phá hủy gần như hoàn toàn khu phố cổ, chợ búa quanh hoàng thành. Trong Tử cấm thành, quân Pháp thả sức đốt phá, giết người, lấy toàn bộ cổ vật, vàng bạc, châu báu đem về nước, đến thời Đồng Khánh chỉ trả lại một phần nhỏ mang ý nghĩa tượng trưng. Đến năm 1947, Pháp xâm lược trở lại Việt Nam lần nữa, đã đánh phá khu vực Hoàng thành với mức độ hủy diệt, hơn 1/2 công trình bị thiêu rụi trong lửa đạn. Thời Mỹ sang xâm lược, năm 1968, số còn lại hầu hết bị phá hủy hoặc hư hại nặng do bom đạn Mỹ. Hàng ngàn cổ vật cung đình triều Nguyễn bị cướp không trắng trợn trong giai đoạn thực dân, chưa kể các cổ vật của các nền văn hóa Chăm, Óc Eo,... mà các nhà sưu tập thực dân tuồn về nước. Đến nay, hầu hết chúng ta chưa đòi được.

- Bức tượng đẹp nhất Việt Nam (và có thể là của cả Đông Nam Á) là tượng A Di Đà chùa Phật Tích có từ thời Lý bị quân Pháp đem ra làm bia tập bắn vào những năm thập niên 40. Bức tượng được các học giả xem là viên ngọc quý nhất của nền điêu khắc Việt Nam thời phong kiến. Tượng bằng đá xanh nguyên khối, cao 1,86m, tính cả phần bệ là 2,69m, có thần khí và được trang trí rất tinh xảo. Tượng bị bắn khiến đầu gãy rời, vỡ ngực, thân tượng chi chít vết đạn. Một cụ già trong làng đem đầu tượng về cất giấu, sau năm 1954 đem nộp lại cho chính quyền ngày nay ta mới có bức tượng gần nguyên vẹn. Dù được phục chế nhưng thân tượng loang lỗ các vật liệu khác đắp vào, không còn là một khối duy nhất nữa. Tượng được công nhận là bảo vật quốc gia.

https://www.facebook.com/…/a.745774735470…/1395328777181675/
6 ngôi chùa bị phá hủy dưới thời Pháp thuộc
https://phathocdoisong.com/6-ngoi-chua-bi-pha-huy-duoi-thoi
Khám phá các “kho báu” cổ vật trong Kinh thành Huế
https://dantri.com.vn/…/ky-1-kham-pha-cac-kho-bau-co-vat-tr…
Huế đã mất lượng cổ vật lớn như thế nào?
https://dantri.com.vn/…/ky-2-hue-da-mat-luong-co-vat-lon-nh…
THĂNG TRẦM CỔ VẬT TRIỀU NGUYỄN: Cuộc cướp cạn ngày thất thủ
https://nld.com.vn/…/thang-tram-co-vat-trieu-nguyen-cuoc-cu…
Nguồn: Viet Atom, VPC group

 

Ngày kinh đô Huế thất thủ (5-7-1885), không những hàng vạn thần dân bị sát hại mà vô số cổ vật triều đình cũng bị cướp đi, kể cả ống đựng tăm xỉa răng

Năm 1862, sau khi để mất 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ vào tay thực dân Pháp và phải ký Hòa ước Nhâm Tuất, triều Nguyễn đã huy động rất nhiều vàng bạc và các cổ vật để đền trả số chiến phí 4 triệu piastre (đơn vị tiền tệ 3 nước Đông Dương thời thuộc địa Pháp) được quy đổi thành 2.880.000 lạng bạc cho Pháp.

Điều tàu chuyển kho báu về Pháp

Theo nhà nghiên cứu Phan Thuận An, thời nhà Nguyễn, vua thường ban tặng kim sách (sách bằng vàng), ngân sách (sách bằng bạc) cho những người có công trạng lớn với đất nước, triều đình. Sau khi ký hòa ước, nhà vua đã yêu cầu in một loạt đồng sách đổi lấy kim sách để trả cho Pháp. Thời đó, có khoảng vài chục kim sách nhưng sau sự kiện này thì còn lại rất ít.
...(xin đọc tiếp ở link

(https://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/ thang-tram- co-vat -trieu-nguyen -cuoc-cuop-can-ngay -that-thu- 20150827215542943.htm)

)


Nhận xét:

Hoa Vô Khuyết Trong quá khứ, khi chùa Báo thiên bị cướp phá để xây nhà thờ . Ko biết có bao nhiêu phật tử người Việt đã đau xót nhỏ lệ ? Hay là vs người Phật tử họ an nhiên hơn trc thế sự bởi thấm nhuần quy luật vô thường ? Thành, trụ, hoại , không ? Người kito hữu thì ngược lại , họ nặng lòng vs đức tin to lớn do thường xuyên bị nhồi nhét vào đầu . Họ có thể biểu lộ cái đau khổ và luyến tiếc ra mặt bằng sự đau khổ khóc lóc cầu nguyện ... Cùng một vấn đề nhưng tín hữu hai bên họ khác nhau như thế Anh-Tuan LE ạ . Thanks bạn đã có bài viết hay 

Song Pham  Anh nói đúng lắm

Ngô Phương Ngày đó còn nhiều ngôi chùa vn bị công giáo cướp như chùa là vàng nay là nhà thờ la vang .ngày đó ko có thông tin nhưng chắc chắn khi đạo chúa cướp câc chùa cũng bị các phật tử phản kháng ,,nhưng bọn chúng đc pháp chống lưng có vũ trang , do đó chaqcs chắn có đàn áp và giết hại tăng ni và phật tử .ngày nay còn có câu vè vè chùa lá vàng ''bà vào đấm đá tứ tung , bao nhiêu thần phật bị tung ra ngoài ,,lư hương bát nước đều hư... " nêu ko có đàn áp thì làm gì có câu vè đó

Khuong Nguyen  Đoc bài viết của Tuấn minh rất xuc động.Xúc đông vì sự tàn sát của Kha Luân Bố đối thổ dân Chau Mỹ chỉ vì u mê nghe lời lũ giết ngươi Gia to Roma.Xúc động vi nhieu ngôi chùa ơ Việt Nam! Như Báo Thien, Lá Vằng,Khải Tương...bị chiếm đoat để xây nhà thờ.Người ta lại tôn vinh sự su độc ác ầy là ý chúa, là thánh thiện!?

Lâm Phú Châu Tôi cũng cùng tâm trạng với tác giả, cảm thấy đau buồn cho cái kiên trúc đồ sộ và tiếng tăm này phải dập vùi tất cả những câu chuyện lịch sử nhiều cảm xúc của nó. Nhưng cảm xúc cũng pha lẫn sửng sờ: Ca-tô La Mã giáo gần đây xui tận mạng.  Có lẽ Chúa Giê su không muốn bị nhốt trong nhà thờ nữa. Tôi chia buồn với các kiên trúc sư và Paris nói riêng, nhưng tôi không "chia buồn gì cả" với giáo hội CG đâu nhé!

Trần Hoàng Sơn Những thứ gì được tạo ra bằng bàn tay khối óc của con người thì đều quý giá cả..Nhưng nếu cái nhà thờ ấy chỉ là biểu tượng của một nền văn hóa thì sẽ có nhiều người tiếc nuối hơn !
Ẩn hoặc báo cáo bình luận này

Lam Nguyen Ngoc Thú thật nha,tôi cũng đến viếng thăm nhà thờ Notre Dame de Paris,và chui xuống hầm nơi tụ họp của những người cùng khổ.....và tôi không thấy quá xúc động khi nhà thờ bị cháy,có lẽ vì nó không nằm trong trái tim tôi.Khu chợ Hòa Bình,Đà Lạt được thay thế bằng cái khác tôi xót xa nhiều hơn nhà thờ Đức Bà Paris cháy.

Nguyen Khoe Tôi thì thấy đây là một bằng chứng rõ ràng chúa và đức bà chẳng toàn năng, uổng công chiên VN luôn quảng cáo.Thì ra chúa và đức bà cũng thường thôi, đốt thì cháy. Từ nay xin đừng dối gạt nữa, nào là mẹ khóc ra máu, chúa bị lỗ đầu...

Xuân Thích Phạm Nguyen Khoe chúa sẽ phục dựng lại nó.

Lâm Phú Châu Xuân Thích Phạm Chúa nằm trong nhà băng. Nhà băng còn vàng thì Chúa còn có thể xây nhà thờ mới!!!

Xuân Thích Phạm

Cherry Sakura thánh giá làm bằng đồng chứ làm bằng gỗ đâu mà cháy.. mà đồng gặp lửa thì sáng có gì lạ

Nguyen Khoe Đồng ở nhiệt độ cao thì nóng chảy. Ông Jesus luôn gắn bó với cây thánh giá,cả 2 đã cháy tiêu rồi, họ vội vã đem một cây thánh giá mới tinh thế vào,dán thêm giấy phản quang thì nó sáng lên thôi. Chết cái nết không chừa,bản chất nó hay ngụy tạo phép lạ. Trước còn thương, nay hết thương nổi rồi!

Lâm Phú Châu Xuân Thích Phạm Cái trò này giỡn mãi không chán. Ai làm tai nạn Chúa không biết, không thể ngăn cản hay không thèm ngăn cản.  Tài sản bị tan tành, hay người bị chết, Chúa cũng không cứu, không thể cứu. Nhưng khi tìm thấy cái tượng Maria nào, hay cây thập ác nào còn sót lại, hay người nào sống sót thì chiên tung hô CHÚA phù hộ, ĐỨC MẸ linh hiển. Cám ơn Chúa, cám ơn Mẹ....!!!!

Lâm Phú Châu PHÉP LẠ MỚI PHÁT HIỆN : Nhà thờ bị cháy 9 tiếng đồng hồ mà không có linh mục ấu dâm nào bị cháy- Đúng là CHÚA QUAN PHÒNG!

Còn đây là một nhận xét thuộc loại "mê sảng" thời kỳ thứ 4:
Linh mục xác nhận là chính Chúa đốt nhà thờ!

 

Trang Thời Sự