Không Có Ngày Sinh Của Jesus - Cũng Không Có Ngày Nào Là Chúa Nhật Cả.

Không Có Ngày Sinh Của Jesus

Cũng Không Có Ngày Nào Là Chúa Nhật Cả!

Trần Chung Ngọc

http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN28a.php

22-Dec-2018

LTS: Đây là bài rút ngắn trích từ bài TẢN MẠN VỀ “MÙA GIÁNG SINH” của GS Trần Chung Ngọc, phục vụ cho chủ đề tại sao ngày Giáng Sinh là 25 tháng 12. Tựa của SH. Mến tặng bạn đọc. (SH)

 

Hiện tượng giải trừ Christmas ra khỏi những nơi công cộng không chỉ có ở trên nước Mỹ mà còn thấy ở khắp Âu Châu, nhất là ở Anh. Các nhân viên công sở hay công ty bị cấm không được trưng bầy bất cứ cái gì liên quan đến Christmas. Ở Úc, ông già Noel còn không được phép kêu Ho. . Ho. . Ho. . trước phụ nữ.

Trước hết, xã hội Mỹ ngày nay ăn mừng ngày lễ giáng sinh ra sao. Người dân Mỹ mừng lễ “giáng sinh”, nói là theo truyền thống tôn giáo của xã hội, nhưng thực ra là vì đã bị giới truyền thông và thương gia tẩy não để mua sắm quà cáp cho nhau. Năm nay, người ta ước tính là mỗi người sẽ tiêu khoảng trên $800 cho mùa mua sắm này, và sau đó một số không nhỏ sẽ mang nợ dài dài, chồng chất với những món nợ cũ. Có nhiều người Mỹ vay tiền để đi nghỉ hè, vay tiền để mua sắm, hoặc mua phứa phựa vì mỗi tháng chỉ phải trả một số tối thiểu, lẽ dĩ nhiên số nợ còn lại phải cộng với tiền lãi, cho nên không bao giờ ra khỏi nợ nần. Và các hãng cấp thẻ mua chịu chỉ cần có thế.

Các thương gia rất rành tâm lý quần chúng Mỹ nên thường cũng cạnh tranh nhau giảm giá để câu khách hàng. Mùa giáng sinh trên đất Mỹ là một mùa “vui như Tết”, không phải vì đó là để ăn mừng ngày “giáng sinh” của Giê-su, vì thực ra không ai biết Giê-su sinh ra ngày nào, mà là dịp để các thương gia bán hàng kiếm lời. Đây là đặc tính quốc gia của Mỹ.

Thật vậy, trong cuốn Dân Chủ Ở Mỹ (Democracy in America), xuất bản năm 1835, Alexis de Tocqueville đã đưa ra một số nhận xét khá tinh tế về nước Mỹ, một trong những nhận xét này là:

Khi chúng ta đào sâu vào đặc tính quốc gia của người Mỹ, chúng ta thấy rằng họ chỉ tìm giá trị của mọi thứ trong thế giới này trong câu trả lời của câu hỏi: nó mang đến bao nhiêu tiền?

Nếu đã là một đặc tính quốc gia, thì đặc tính này không chỉ giới hạn trong giới thương mại, mà là một đặc tính phổ quát trong xã hội Mỹ, trong mọi giới. Riêng về tôn giáo, mục tiêu “đầu tiên” của các nhà truyền bá phúc âm trên TV [televangelists] như Pat Roberson, Jerry Falwell, Jim and Tammy Faye Bakker, Jimmy Swaggart, Billy Graham, Schuller, Oral Roberts, Benny Hinn etc…, cũng như của các “Cha Nhà Thờ Công Giáo” là nó mang đến bao nhiêu tiền? Bởi vậy cho nên những nhà truyền bá Phúc Âm này mới tạo nên những cơ sở với tài sản khổng lồ, có người đi xe Rolls-Royce, Bentley v. . v… mua biệt thự cho điếm, có máy bay riêng, và trang bị nhà với một bộ cầu tiêu trị giá $23000. Tất cả là do tiền đóng góp của tín đồ, và số tiền thu vào này, gọi là đểhầu việc Chúa, không phải đóng thuế. Bởi vậy Giáo hội Ca-Tô Rô-ma ở Mỹ mới có đủ tiền để trả tiền bồi thường cho các nạn nhân tình dục của các “Cha cũng như Chúa”, nay đã lên tới trên 2 tỷ đô-la.

Trong Ki Tô Giáo nói chung, có cả trăm nghìn cách để “rao bán cứu rỗi” [selling salvation], một món đắt hàng nhất trong quốc gia giầu có, văn minh tiến bộ nhất về khoa học là nước Mỹ, nhưng lại nghèo nàn nhất về vấn đề tâm linh. Xin đọc Chương 4, Selling Salvation, trong cuốn Straight Talk About Cults của Kay Marie Portterfield. Chúng ta cũng nên để ý là mục tiêu “đầu tiên” này không chỉ có ở trên đất Mỹ mà nó lan tới mọi giáo hội Ki Tô trên thế giới, kể cả ở Việt Nam. Tài sản của giáo hội Ca-Tô Rô-ma ở Việt Nam như thế nào, từ đâu mà ra, ai cũng biết, và hiện nay chiến dịch “mục vụ xin tiền” ở hải ngoại là một chiến dịch công khai và phát triển mạnh mẽ.

Khai thác truyền thống tôn giáo gia đình và sự mê tín của người dân Mỹ, khoảng 80% theo Ki Tô Giáo, vào mùa giáng sinh, trên TV cùng các trung tâm thương mại (shopping mall), các bài ca quen thuộc liên hệ đến ngày “giáng sinh”, đều được trình diễn theo kiểu “hát ngày không đủ, tranh thủ hát đêm, hát thêm ngày chủ nhật”. Đó là về mặt thương mại. Nhưng còn về mặt xã hội thì sao?

Nếu các độc giả ở Mỹ để ý thì sẽ thấy từ nhiều năm nay, từ “Giáng sinh” cũng như từ “Phục Sinh” càng ngày càng được dùng ít đi trong mọi dịch vụ quảng cáo thương mại và trong học đường. Từ mấy năm nay, các dịch vụ buôn bán phần lớn đều quảng cáo cho “Mùa nghỉ lễ” (Holidays season) thay vì “Mùa giáng sinh” (Christmas season), và “Happy Holidays” thay vì “Merry Christmas”; còn các trường đại học, trung học, tiểu học, thì đã từ nhiều năm nay đều bắt buộc phải gọi kỳ nghỉ lễ “Giáng sinh” của Ki Tô Giáo là “kỳ nghỉ xả hơi mùa Đông” (Winter Break) cũng như bắt buộc phải gọi kỳ nghỉ vào dịp lễ “Phục Sinh” của Ki Tô Giáo là “Kỳ nghỉ xả hơi mùa Xuân” (Spring Break).

Những từ như “lễ Giáng Sinh”hay “lễ Phục Sinh” hầu như chỉ còn thu hẹp trong nội bộ Ki Tô Giáo. Nhưng các dịch vụ buôn bán thì khai thác triệt để những kỳ nghỉ lễ này để bán hàng. Năm ngoái, một số tín đồ Ki Tô Giáo lên tiếng hô hào người Ki Tô hãy tẩy chay, không mua hàng ở các tiệm đề “Happy Holidays” thay vì đề “Merry Christmas”. Nhưng đa số người Mỹ đặt tiền lên trên hết theo đặc tính quốc gia cho nên chẳng quan tâm đến “Happy Holidays” hay là “Merry Christmas” mà cứ tiệm nào bán rẻ là họ đổ xô vào mua. Nếu cần họ cũng xếp hàng từ 4, 5 giờ sáng để khi tiệm mở cửa có thể chạy vào mua được món hàng quảng cáo hạ giá mà mình muốn, vì số lượng món hàng hạ giá chỉ có giới hạn và số giờ mua được hàng hạ giá cũng giới hạn, thường trong vòng vài tiếng đồng hồ. Cảnh này đã xảy ra sau ngày Lễ Tạ Ơn trên khắp nước Mỹ.

Hiện tượng giải trừ Christmas ra khỏi những nơi công cộng không chỉ có ở trên nước Mỹ mà còn thấy ở khắp Âu Châu, nhất là ở Anh. Các nhân viên công sở hay công ty bị cấm không được trưng bầy bất cứ cái gì liên quan đến Christmas. Ở Úc, ông già Noel còn không được phép kêu Ho. . Ho. . Ho. . trước phụ nữ.

Ki Tô Giáo thường ồn ào rầm rộ, chăng đèn kết hoa trong mùa lễ “Giáng Sinh” của họ, tuy thật ra chẳng ai biết Chúa Giê-su của Ki Tô Giáo sinh ra năm nào, ngày nào, giờ nào, và ở đâu. Vì không ai biết, nên Giáo hoàng Julius I, nhân danh là đại diện của Chúa trên trần, đã quyết định vào năm 350 là Giê-su sinh vào ngày 25 tháng 12.

Vậy ngày “giáng sinh” là ngày do giáo hoàng Julius I quyết định chứ không phải là ngày bà Mary đẻ ra Giê-su. Hiện nay bà ta đang ở trên thiên đường, vậy ai muốn biết rõ Giê-su sinh ra ngày nào thì phải lên thiên đường hỏi bà ấy.

Nhưng từ đâu mà có ngày “giáng sinh” là ngày 25 tháng 12?

Ngày xưa, nhân dân khắp nơi thường là thờ mặt trời, thấy mùa Đông ngày càng ngày càng ngắn nên rất lo sợ bị mất đi dần ánh sáng của mặt trời. Sau ngày Đông Chí vài ngày, vào khoảng 25 tháng 12, người ta thấy rõ là ngày lại bắt đầu dài ra, cho nên con người ăn mừng để ca tụng và tạ ơn mặt trời. Giáo hội Ca-Tô Rô-ma nổi tiếng là thường đi “thuổng” những thứ của dân gian [đã được chứng minh có đầy trong Tân Ước] cho nên Giáo hoàng Julius I, vào năm 350, đã lấy ngày Đông Chí làm ngày giáng sinh của Giê-su, ngụ ý ánh sáng của Giê-su đã thắng sự tăm tối. (Xin đọc The origin of December 25, the birth of "Sol Invictus")

Thần mặt trời của dân theo Mithraism

Đây là một bước đi rất thuận tiện, vừa phù hợp với sự ăn mừng của dân gian, vừa nhốt tín đồ vào trong vòng mê tín.

Nhưng về sau, người ta khám phá ra rằng Julius I đã vơ lấy ngày Đông Chí là ngày 25 tháng 12, tính theo lịch Julian thời Julius Caesar (Julian Calendar). Nhưng lịch này đã tính sai mất mấy ngày, về sau lịch Gregory mà chúng ta dùng ngay nay tính lại thì ngày Đông chí phải là 21 tháng 12, có thể xê xích một chút nhưng không thể nào là ngày 25 được. Nhưng ngày 25 tháng 12 đã trở thành ngày lễ “giáng sinh” trong Ki-tô Giáo nên ngày nay Ki-tô Giáo vẫn tiếp tục ăn mừng “lễ Giáng Sinh” vào ngày 25 tháng 12, và đây là nguồn gốc của ngày “giáng sinh” của Giê-su, ngày 25 tháng 12 Dương Lịch.

Lịch mà chúng ta dùng ngày nay gồm 365 ngày một năm. Nhưng trái đất không quay xung quanh mặt trời đúng 365 ngày, mà cũng chẳng phải là 365. 25 ngày như theo lịch đời nhà Thương (thế kỷ 14 Trước Thường Lịch ngày nay [TTL]) hay sau đó theo lịch Julian thời Julius Caesar (thế kỷ 1 TTL), mà là “365 ngày, 5 giờ, 48 phút, và 45. 96768. giây”. Cho nên, trên thực tế, sau vài bốn năm thì ngày giáng sinh lại không phải là ngày giáng sinh.

Chuyển động quay của trái đất, như chúng ta đã biết, xác định thời gian của một ngày. Nhưng xếp những ngày thành từng tuần lễ 7 ngày thì không phải là do toán học (vì 365 ngày không chia đúng cho 52 tuần lễ, mỗi tuần 7 ngày, do đó mỗi năm dư ra một ngày, tính theo tuần lễ) hay do huyền thoại sáng tạo của Ki-tô Giáo:

Thượng đế sáng tạo ra vũ trụ muôn loài trong 6 ngày rồi nghỉ ngày thứ bảy, mà có nguồn gốc có thể dựa trên 4 kỳ của một tuần trăng, mỗi kỳ 7 ngày thành 28 ngày (gần đúng) cho một tháng, hoặc dựa trên con số thiêng liêng, số 7, của dân Babylone ngày xưa liên hệ đến 7 hành tinh như chúng ta thấy trong bảng tên sau đây:

Hành Tinh Tên La-Tinh Tên Pháp Tên Anh Tên Saxon
Sun Dies Solis Dimanche Sunday Sun’s Day
Moon Dies Lunae Lundi Monday Moon’s Day
Mars Dies Martis Mardi Tuesday Tiw’s Day
Mercury Dies Mercurii Mercredi Wednesday Wooden’s Day
Jupiter Dies Jovis Jeudi Thursday Thor’s Day
Venus Dies Veneris Vendredi Friday Frigg’s Day
Saturn Dies Saturni Samedi Saturday Saterne’s Day

https://joedubs.com/seven-alchemical-planets-week/

Hình trên: Bảy hành tinh tượng trưng cho 7 ngày trong tuần. Ảnh joedubs.com

Chúng ta có thấy Chúa ở đâu trong bảng tên trên không?

Nhưng ngày nay mà những con cái Chúa cuồng tín, ngu ngơ, nghiện đạo vẫn tiếp tục gọi ngày Dies Solis, Dimanche, Sunday, Sun’s day là ngày “Chúa Nhật” có nghĩa là “God’s day”, hay “Jesus’ day” trên báo chí và trên các diễn đàn điện tử của họ. Thật là huênh hoang một cách ngu xuẩn hết chỗ nói, nếu họ tin rằng Chúa của họ sáng tạo ra vũ trụ muôn loài thì ngày nào chẳng là ngày của Chúa. Hay họ tin rằng đó là ngày mà sau 6 ngày sáng tạo mọi thứ từ hư không, Chúa phải nghỉ vì quá mệt, cho nên ai cũng phải nghỉ theo Chúa. Nhưng ngày nay chẳng có ai nghỉ ngày này mà làm đủ mọi chuyện kể cả những chuyện không nên làm, thí dụ như bắt tín đồ phải đi lễ nhà thờ ngày chủ nhật và đóng tiền cho cha nhà thờ.

Tôi thấy những người Ca-Tô Việt Nam như trên thật hết thuốc chữa, viết ra những điều ngu ngơ mà không biết là ngu ngơ. Họ tưởng gọi như vậy là vinh danh Chúa, không biết rằng thực sự họ chỉ tự chứng tỏ là những người cuồng tín, ngu si vô trí. Mà chỉ có tín đồ Việt Nam là gọi như vậy, không cần biết là những nước Ki Tô Giáo như Pháp, không bao giờ gọi ngày Dimanche là “Jour du Dieu”, hay Mỹ, chẳng có ai gọi Sunday là God’s day.

 

 

Trang Tôn Giáo