Hai Quả Bom Nguyên Tử Của Vatican Thả Xuống Nhật Bản Kết Thúc Thế Chiến II?

Hai Quả Bom Nguyên Tử Của Vatican Thả Xuống Nhật Bản

Kết Thúc Thế Chiến II ? (*)

Duyên Sinh

http://sachhiem.net/LICHSU/D/Duyensinh09.php

20-Jun-2015

LTS: Bài viết sau đây có thêm những chi tiết lịch sử quan trọng, liên quan đến những tranh cãi về nền độc lập Việt Nam lẽ ra được trao trả từ năm 1945, và tại sao không xảy ra. Sự kiện này đã được trình bày ở Tập Sách Lịch Sử Và Hồ Sơ Tội Ác của GHLM, Chương 45, tiểu mục số 3, đoạn "Đối Với Hoa Kỳ". Điều đó cũng chứng minh cuộc chiến giành độc lập của Việt Nam là bắt buộc phải có, không như những lập luận của những người không đủ thông tin bảo rằng cuộc chiến Việt Nam vừa qua không cần đánh, độc lập cũng được trả. (SH)


From: "DuyenSinh duyensinh@live.com
Sent: Thursday, 18 June 2015, 22:30
Subject: [DiendanDanToc] HAI QUẢ BOM NGUYÊN TỬ CỦA VATICAN THẢ XUỐNG NHẬT BẢN KẾT THÚC THẾ CHIẾN II ?

Hai Quả Bom Nguyên Tử Của Vatican Thả Xuống Nhật Bản Kết Thúc Thế Chiến II ?

Trích tập sách:
http://www.duyensinh.com/files/pdf/NGUOI_QUOC_GIA_CUOI.pdf

>>>+<<<

Thập niên 1930s, các khoa gia học Đức và Nhật có ý định chế tạo bom nguyên tử. Tuy nhiên cả hai chính phủ này đều ngăn cấm. Hitler nói ông sẽ tuyệt đối ngăn cấm bất cứ khoa học gia Đức nào nghiên cứu về việc làm “bất nhân” này. Nhật Hoàng cũng cho các khoa học gia của ông biết sẽ không chấp nhận một loại vũ khí như vậy. Thời đó, tại Mỹ chưa có ai nghiên cứu bom nguyên tử. Các khoa học gia “bất bình” của Đức liên lạc với bạn bè tại Mỹ, và được cho biết Mỹ có thể yểm trợ họ (Mỹ đang trung lập). Dưới sự trợ giúp của một người tên là Don Bayer, các khoa học gia Đức được tiếp đón di dân sang Mỹ định cư. Năm 1939, ba nhà bác học Đức được Albert Einstein viết thư giới thiệu gặp Tổng Thống Franklin Roosevelt [23].

Mỹ bắt đầu nghiên cứu bom nguyên tử từ năm 1939, nhưng cho tới ngày 13.8.1942, đề án Manhattan mới được khởi sự. Sau khi khởi sự, hai phương pháp chế tạo bom nguyên tử được chọn: “gun-type fission weapon” (Little Boy); và “implosion-type” (Fat Man). Đề án có sự hỗ trợ của Anh và Canada. Đứng đầu là tướng Leslie Groves chỉ huy “U.S. Army Corps of Engineers”. Vì đề án phát xuất ở thành phố Manhattan, do đó có cái tên “Manhattan Project”.

Đầu năm 1945, dưới không kích của Mỹ và Đồng Minh, 325 chiếc B-29 Superfortress cất cánh tại đảo Tinian (gần Guam), do tướng LeMay chỉ huy, dội “firebombed” phá hủy 59 thành phố trong số 66 thành phố lớn nhất của Nhật; san bằng 35 dặm vuông thành phố Tokyo; phá hủy 267 ngàn binh đinh và 178 dặm vuông vùng ngoại ô với hơn 500 ngàn người chết; ngày 9 và 10.3.1945, hành quân “Operation Meetinghouse” giết 20 triệu dân Nhật. Mỹ bị bắn rớt 20 B-29. Một số máy bay từ các chiến hạm Đồng Minh tại quần đảo Ryuku cũng đã đánh phá nhiều vị trí quan trọng của Nhật trong cuộc hành quân “Operation Downfall”. Sau các thành phố lớn, Mỹ đánh phá các thành phố nhỏ (60 ngàn tới 350 ngàn dân), gây chết và thiệt hại không khác các thành phố lớn. Đặc biệt Mỹ không động tới bốn thành phố: Hiroshima, Kokura, Niigata, và Nagasaki, vì bốn thành phố này “dành riêng để thử nghiệm bom nguyên tử”[23].

Tới đây, Nhật không còn khả năng ngăn chận tấn công của Đồng Minh, và cũng không còn người để bổ sung cho quân đội. Tháng 4.1945, hải quân và không quân Nhật không còn mở những cuộc không chiến với Đồng Minh, ngoại trừ tự vệ hoặc bảo vệ các địa điểm xăng dầu. Tháng 7.1945, Nhật ráo riết lo vận động với Vatican làm trung gian giúp Nhật đầu hàng.

Theo tài liệu “Pentagon Papers: Background to the Crisis” (Digital History ID 4091): Sự hiểu lầm đáng kể đã phát triển liên quan đến chính sách của Mỹ tại Đông Dương trong Thế Chiến II. Một số sử gia cho rằng chính sách chống chủ nghĩa thực dân đã chi phối hành động của Mỹ cho đến năm 1950, khi chính sách này bị chính sách “Chống Cộng” (do Vatican khởi động chống chủ nghĩa vô thần Cộng Sản) làm gián đoạn. Thí dụ, Bernard Fall (trong một quyển sách sau khi chết năm 1967) đã phân loại chính sách Mỹ đối với Đông Dương thành sáu giai đoạn: 1. Chống Vichy (1940-1945); 2. Ủng Hộ Việt Minh (1945-1946); 3. Không làm gì cả (1946-Tháng 6-1950); 4. Ủng hộ Pháp (1950-tháng 7-1954); 5. Tham gia phi quân sự (1954-tháng 11-1961); 6. Trực tiếp tham gia toàn diện (1961-….). “Ông cho biết bốn giai đoạn đầu tiên ít được biết đến, ngay cả các chuyên gia”. Fall lý luận rằng Tổng Thống Roosevelt quyết định “loại bỏ người Pháp ra khỏi Đông Dương bằng mọi giá”, áp lực Đồng Minh thiết lập một ủy thác quốc tế quản lý Đông Dương cho đến khi Đông Dương sẵn sàng độc lập toàn diện[74].

Mỹ cũng đã cam kết rộng rãi trong Hiến Chương Đại Tây Dương hỗ trợ quyền dân tộc tự quyết của Đông Dương. Và cá nhân Tổng Thống Roosevelt cũng kịch liệt ủng hộ một Đông Dương độc lập. Roosevelt đã thảo luận vấn đề này với Đồng Minh tại các buổi họp Cairo, Teheran, và Yalta và được sự ủng hộ mạnh mẽ của Tưởng Giới Thạch và Stalin[74].

Ngày 3.4.1945, với sự chấp thuận của Tổng Thống Roosevelt, Ngoại Trưởng Stettinius đã ban hành một tuyên bố, do kết quả của các cuộc đàm phán Cairo, Teheran và Yalta, Mỹ sẽ ủy thác sự sắp xếp Đông Dương vào “vùng lãnh thổ bị chiếm đóng vì tự nguyện”. Được xếp vào loại này, Đông Dương sẽ được hoàn toàn trao trả độc lập sau khi chiến tranh chấm dứt[74].

Tuy nhiên, sau cái chết của Phó Tổng Thống Henry Agard Wallace, Vatican vận động với Franklin Roosevelt, qua trung gian Tổng Giám Mục Francis Spellman, chọn Harry Truman, là một người Ca-tô Rô-ma giáo “Freemasonry”[24] làm phó tổng thống. Sau khi Truman được lên làm phó tổng thống, Tổng Thống Franklin Roosevelt chết một cách đột ngột.

Khi Harry Truman lên làm tổng thống. Ông đã đảo ngược tất cả dự tính của Tổng Thống Franklin Roosevelt, là không trả độc lập cho Đông Dương. Vietnam a History viết:

[Tháng 5.1945, sau khi T.T. Franklin D. Roosevelt chết, Phó Tổng Thống Harry Truman lên thay. Bộ Trưởng Ngoại Giao Mỹ Edward R. Stettinius xác nhận với Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao Pháp Georges Bidault là Mỹ nhìn nhận chủ quyền của Pháp trên bán đảo Đông Dương] [25].

Truman còn ra lệnh thả bom nguyên tử Nhật trong khi Nhật đang chờ đợi đầu hàng. Sau Thế Chiến II, Pháp kiệt quệ, Mỹ dùng hạm đội của Mỹ chở Pháp trở lại Đông Dương… Tiếc thay, nếu không có bàn tay của Vatican, Nhật không bị dội bom nguyên tử, và Việt Nam đã độc lập từ năm 1945.

William Leahy, chủ tịch “Joint Chiefs of Staff” đã bài bác về việc Mỹ không cho Nhật đầu hàng. “British Chief of Staff” nhờ Churchill can thiệp với Truman, điều chỉnh lại điều khoảng “đầu hàng vô điều kiện” vì Nhật xin chỉ hai điều: Không chia cắt nước Nhật; và để bình yên cho Nhật Hoàng. Leahy sau đó, thuật lại một cách chính xác, quyết định của Truman:

[Truman bảo tôi việc đó đã được quyết định như vậy, sau khi có sự phát biểu là có thể cứu được nhiều sinh mạng trong quân đội của người Mỹ, bằng cách thâu ngắn chiến tranh, chỉ thả bom tại các địa điểm quân đội Nhật. Nhưng rồi họ sẵn tay giết càng nhiều trẻ nít và đàn bà càng tốt, đó là điều họ luôn luôn mong muốn] [26].

Ngày 6.8.1945, Mỹ thả quả bom nguyên tử Little Boy xuống Hiroshima.

Ngày 9.8.1945, Mỹ thả quả bom nguyên tử Fat Man xuống Nagasaki.

http://zidbits.com/2013/11/is-nagasaki-and-hiroshima-still-radioactive/

Thả xong hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, Tổng Thống Harry Truman đã cầu nguyện khi đọc một bài diễn văn trước công chúng:

[Tôi thấy được ý nghĩa bi kịch của bom nguyên tử… Đây là trách nhiệm khủng khiếp đã đến với chúng ta… Chúng ta cảm ơn “God” đã đem bom nguyên tử tới với chúng ta, thay vì đem tới với kẻ thù của chúng ta; chúng ta cầu nguyện “God” hướng dẫn chúng ta sử dụng bom nguyên tử bằng những cách thức và mục đích của “God][27].

Viện bảo tàng “Nagasaki Atomic Bomb Museum” tại Nhật Bản có trưng bày ảnh của hai nhà bác học Albert Einstein, J. Robert Oppenheimer (người được thế giới coi là cha đẻ của bom nguyên tử), và câu nói của tướng Eisenhower, chỉ huy tối cao quân đội Mỹ:

[Bộ trưởng Chiến tranh Henry L. Stimson đầu tiên nói với tướng Eisenhower về sự hiện diện của các quả bom nguyên tử, Eisenhower nghẹn ngào vì cảm xúc. Khi Stimson nói Mỹ có ý định sử dụng bom nguyên tử với Nhật. Eisenhower nói mối e ngại nghiêm trọng của ông, đầu tiên, là Nhật đã bị đánh bại và thả bom nguyên tử hoàn toàn không cần thiết, và vấn đề thứ hai là đất nước của chúng ta nên tránh gây sốc dư luận thế giới bằng cách sử dụng vũ khí này][23].

Martin S. Quigley, một nhân viên OSS (nay là CIA), là người theo dõi Nhật và Vatican trong suốt thời kỳ Nhật và Vatican bang giao. Mục đích của Nhật là nhờ Vatican làm trung gian cho Nhật thương thuyết với Mỹ để được “đầu hàng” trong một tình trạng không quá tồi tệ. Mục đích của Vatican là kéo dài thời gian, không cho Nhật đầu hàng sớm, vì nếu đầu hàng sớm, Mỹ không có đủ thời giờ chế tạo hai quả bom Little Boy và Fat Man. Nhật hoàng không biết âm mưu này của Vatican, đã tìm được một người Ca-tô Rô-ma giáo là Ken Harada làm sứ thần tại Vatican, cố gắng tránh hai quả bom, nhưng lại bị Vatican “buộc” vào hai quả bom[28];[29].

Tại sao Vatican mang một mối thù không đội trời chung đối với Nhật? Bởi vì Nhật biết rất rõ âm mưu của Vatican cấu kết với đế quốc thực dân, như Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, cấy trồng đạo Ca-tô Rô-ma giáo ở bất cứ xứ Á Châu nào họ có thể cấy trồng được. Và khi cấy trồng được vững chắc rồi, họ sẽ xách động giáo dân nổi loạn. Kế đó là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha viện cớ bảo vệ các con chiên, khởi quân đánh chiếm xứ Á Châu đó để làm thuộc địa[28].

John Cooney đã dành trọn một chương dài nói về vai trò và mục đích của Vatican cùng lúc bang giao với hai quốc gia thù nghịch nhau, là Mỹ và Nhật, trong sách “The American Pope, The Life and Times of Francis Cardinal Spellman”, một quyển “Sách Hiếm” mà ai muốn biết sự thật về một “tôn giáo thực dân”, đều không thể bỏ qua:

[Ngày hôm sau, Spellman nhận được thư bày tỏ sự ghê tởm của tổng thống Roosevelt. Roosevelt nói “Một lỗi lầm của bản án đã được thực hiện...” phải có vài chục cách trì hoãn hành động, do một lý do khác vào thời điểm này. Tổng Thống mệt mỏi kết luận: “Tôi sẽ không nói gì chính thức về tất cả những gì đã xảy ra, nhưng trái tim tôi bị giằng xé bởi vì nó bị ràng buộc để thoát ra bên ngoài, và chắc chắn là một hành động xấu với động thái không cần thiết. Trái tim của Spellman cũng bị xé nát. Ở giai đoạn này của cuộc đời, ông đã trải qua những ngày đất nước và Giáo Hội xứng đáng với nhau. Trong khi nhìn nhau trong nghi ngờ, tổng Giám Mục New york (Spellman lúc này chưa là Hồng Y) cần có sự cân bằng giữa hai bên.

Mặc dù tức giận, Roosevelt đã không làm phật lòng Spellman. Cho đến giờ phút đó, tổng giám mục là một trong những người nẩy lửa hạng nhất về chiến tranh. Roosevelt không thể đổ lỗi cho Spellman vô cảm về chính trị Vatican. Chỉ mùa thu năm trước, Spellman đã đi ngược lại những người biệt lập trong hệ thống phân cấp. Và một cách mãnh liệt, hỗ trợ dự thảo quân sự của Roosevelt. Vào đêm trước của các dự thảo đầu tiên để chọn lọc, tổng thống một lần nữa đi đến Fordham, nơi ông xem xét các đơn vị ROTC với Spellman. Khi Roosevelt kéo trúng con số “SSS” đầu tiên, ông đọc một tin nhắn từ một giáo sĩ Do Thái, một bộ trưởng, và cũng là một linh mục, tuyên bố Ca-tô Rô-ma giáo - Spellman - là quân đội số một: “Tôi tin tốt hơn là được bảo vệ nhưng không cần bảo vệ, hơn là cần bảo vệ nhưng không được bảo vệ”.

Chúng tôi không còn có thể bị mù quáng mà không thể nhìn thấy, hoặc làm con đà điểu không dám nhìn sự thật... Người Mỹ chúng tôi muốn hòa bình, và chúng tôi đã chuẩn bị cho một nền hòa bình, nhưng không phải một nền hòa bình có nghĩa là làm nô lệ hoặc là chết][30].

Giáo Sư Tiến Sĩ Declan Hayes, Đại Học Dòng Tên (“Jesuit University”) tại Tokyo viết:

[Khi các nhà bác học tổ chức lễ chiến thắng trên xác trẻ em Hiroshima, báo Vatican, tờ L’Osservatore Romano trong một bài xã luận, ngày hôm sau cơn thịnh nộ ở Hiroshima, tự hỏi, tại sao các nhà bác học tự  bán danh dự của mình và nghề nghiệp của mình. Mặc dù có sự chống đối cho rằng Giáo Hội Ca-tô Rô-ma vẫn còn là  người biện hộ về quân sự cho tới ngày nay,  thảm kịch cho linh mục và mục sư là họ vướng mắc vào sự điên cuồng này. Không có ai hơn là những Ki-tô hữu ở Mỹ đang   bị nguyền rủa về việc cân bằng lợi ích giữa nhu cầu an ninh quốc phòng của đất nước mình  với những điều  cấm kỵ  trong tôn giáo của họ đối với sự tàn sát nhân loại. Chiến tranh, dĩ nhiên,  đặt các chiến binh trước trình trạng khó xử về đạo đức   mà không có cách nào tìm ra câu trả lời. Chiến tranh nguyên tử của Mỹ đối với Nhật cũng không khác. Là  tuyên úy của binh đoàn 509th (Composite Group),  Cha George Zabelka làm phép lành cho phi hành đoàn của hai chiếc máy bay Enola Gay và Boxcar, trước khi hai chiếc máy bay này thả hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, trung tâm Ca-tô Rô-ma giáo của Nhật Bản][76].  

Gần cuối Thế chiến II, với Đề Án Manhattan, các tu sĩ Dòng Tên quyết định cho nổ bom nguyên tử. Họ sử dụng Không Quân Mỹ để phá hủy các mục tiêu Nagasaki và Hiroshima, là nơi mà các đội quân Thập Tự Chinh Dòng Tên cho là lãnh địa của họ[77]. Nơi đó cũng là nơi 26 linh mục Dòng Tên bị Nhật Hoàng Tokugawa Iemitsu hành quyết[78]. Washington cũng đã từ chối cho Nhật Bản đầu hàng có điều kiện vì Tổng Thống Harry Truman là “Freemasonry”[41] và Tổng Giám Mục Francis Spellman là “Knight of Malta”[79], thường xuyên ra vào Bạch Cung.

Morse Code được sử dụng trong vấn đề truyền thông giữa các quốc gia trên thế giới trong Thế Chiến II. Thuở ấy, mỗi quốc gia tân tiến như Anh, Mỹ, Đức, Nhật… đều thành lập một bộ Morse Code bí mật riêng để liên lạc trong nội bộ chính quyền của họ. Chẳng may bộ Morse Code của Nhật bị Anh và Mỹ khai thác và đã chế tạo được máy “decode” khi Thế Chiến II bắt đầu. Mỹ đã bí mật dùng máy decode để theo dõi và biết tất cả mọi hoạt động của Nhật[80].

Sự truyền thông bằng các bản điện văn (cables) đều phải qua trung gian Vatican. Sách “Peace Without Hiroshima: Secret Action at the Vatican in the Spring 1945” dành riêng chương XII (trang 137-145) để nói về sự bí mật có liên hệ tới các câu hỏi của Quigley, về truyền thông giữa Tokyo và Washington DC. Ông đã giữ những câu hỏi này cho tới hồ sơ được giải mật:

• Chuyện gì đã xảy ra tới hai bản điện văn (cables) của Harada gởi cho Ngoại Trưởng Togo?

• Tại sao, điện văn gởi đi theo đúng tiêu chuẩn, nhưng không có trả lời (acknowledgement) bằng điện tuyến gởi cho Harada tại Vatican?

• Ai là người tại Washington thật sự đã đọc ba bản “MAGIC-Diplomatic Summaries”?

• Ai tại Tổng Hành Dinh O.S.S., Washington DC, đã gởi đi các bản điện văn của Quigley nói về bản dự thảo Hòa Bình Vagnozzi-Harada đầu tiên?

• Tại sao không có nhân viên tối cao O.S.S. hồi đáp, ngay cả xác nhận các vụ liên lạc?

Là một người Ca-tô giáo, Quigley không đứng về phe Nhật, mà ông hỏi để làm sáng tỏ vấn đề. Ông cũng nói bí mật vẫn tiếp tục, cho dù đã hơn 40 năm qua (khi sách này xuất bản).

Cuối trang 145, Vatican đã không thi hành “trách nhiệm trung gian”. Quigley viết:

“Thông tin được giữ bí mật trên cơ sở “cần phải biết”. Tuy nhiên bí mật dẫn đến tình huống như thế này, trong đó truyền thông giữa cơ quan O.S.S và những người có quyền truy cập vào các tài liệu MAGIC đã không xảy ra. Nếu đã có một cuộc trao đổi xảy ra, có thể là cơ quan O.S.S., Washington DC,và các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự đã có những hành động phát triển các liên kết truyền thông Vagnozzi-Harada.. Sự thành công đó, tất nhiên, đã có thể dẫn đến sự rút ngắn chiến tranh Thái Bình Dương khoảng sáu tuần. Sáu tuần là quá đủ để tránh sử dụng các quả bom nguyên tử”.

Ellis M. Zacharias, The A-bomb was not needed: The inside story of Nippon's Secret Peace Bids through Vatican city and the Kremlin

Năm 1991, sau khi vụ hai quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và Nagasaki được giải mật, Martin S. Quigley cho xuất bản sách “Peace Without Hiroshima, Secret Action at the Vatican in the Spring of 1945”[31] (Hòa bình không cần thả bom nguyên tử, hành động bí mật của Vatican mùa Xuân năm 1945) quyển sách đã làm thế giới kinh ngạc. Kinh ngạc không phải vì chuyện hai quả bom, nhưng kinh ngạc vì chuyện nhân tình thế thái. Rất rõ ràng Vatican là một “công cụ giết người!”... Hơn 290 ngàn sinh mạng con người, đa số là đàn bà và trẻ em, có đánh thức được những con người từng nhân danh Thiên Chúa hay không?

Chuyện Vatican là một công cụ giết người có lẽ đã kéo dài hơn hai ngàn năm qua. Nếu phải làm một tín đồ Ca-tô Rô-ma giáo, có lẽ tôi cũng rất đau khổ. Đi thì không nở mà ở không đành! Tôi thấy có vài người Ca-tô Rô-ma giáo từ bỏ đạo Chúa để theo đạo Phật. Theo tôi, thì cải đạo như vậy sẽ không làm bạn hết đau khổ. Giống như một cái cây bị bứng khỏi mảnh đất tâm linh mà mình đã quen thuộc, bạn sẽ tiếp tục đau khổ dài dài không bao giờ dứt…

Theo suy xét của tôi trong trường hợp này, bạn nên ở lại với đạo Chúa, nhưng nên chọn một truyền thống đạo Chúa nào khác. Cải đạo như vậy sẽ giúp bạn giữ được gốc rễ tâm linh, cùng lúc tránh đau khổ. Là một người đạo Phật mà tôi khuyên bạn từ bỏ đạo Chúa để theo đạo Phật, để bạn phải mang lấy đau khổ vì mất gốc rễ tâm linh, tức là tôi đã đi ngược lại giáo lý của đạo Phật. Chúa Giê-Su dạy “Bạn phải sống với sự thật, và sự thật sẽ giải phóng cho bạn”. Biết được Vatican giả dối, mà bạn vẫn tiếp tục sống với Vatican là bạn đi ngược lại lời dạy của Chúa, và bạn sẽ không bao giờ được giải phóng. Rời bỏ Vatican nhưng vẫn ở lại với Chúa là một biện Pháp tốt nhất. Cầu mong Chúa Giê-Su Christ mở mắt và soi sáng cho bạn!...

Dân số Hiroshima có lần đã lên tới mức độ cao nhất là hơn 381 ngàn người trước Thế Chiến II. Nhưng kể từ khi bị Mỹ và Đồng Minh dội bom, dân số giảm vì lệnh di tản. Trong thời gian bị dội bom, dân số giảm xuống còn khoảng từ 340 ngàn đến 350 ngàn. Trên thực tế, hầu hết các chỉ huy quân sự đều phẫn nộ trước việc ném bom nguyên tử Hiroshima và Nagasaki, và hiểu rằng điều đó hoàn toàn không phục vụ mục đích quân sự. Đô đốc William D. Leahy nói:

[Việc sử dụng vũ khí man rợ tại Hiroshima và Nagasaki không trợ giúp vật chất trong cuộc chiến chống Nhật. Người Nhật đã bị đánh bại và từ lâu và đã sẵn sàng đầu hàng”. Quan điểm này được nhắc lại bởi hạm đội trưởng, đô đốc Chester W. Nimitz, nói, Người Nhật, trên thực tế, đã sẵn sàng hòa bình... bom nguyên tử không đóng góp gì cả cho hòa bình!...][32].

Vai trò của Vatican trong việc thả hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki rất là thầm lặng, nhưng cũng rất là chính yếu… Thống kê cho biết ít nhất là 129 ngàn người chết vì hai quả bom nguyên tử Little Boy và Fat Man, đa số là đàn bà và con nít [33].

Nếu trên thế giới không có Vatican, Việt Nam đã độc lập từ năm 1945, Thế Chiến II đã kết thúc một cách “hòa bình”, và Nhật đã không bị dội hai quả bom nguyên tử!

(SH - xem nguyên bài ở http://www.duyensinh.com/files/pdf/NGUOI_QUOC_GIA_CUOI.pdf)

DuyenSinh

______________

Ghi chú của SH:

(*) Tác giả Duyên Sinh đã dùng dấu chấm hỏi (?) trên tựa bài ngụ ý trách nhiệm của Vatican đáng nghi vấn trong việc trung gian lẽ ra cho Nhật đầu hàng trước khi “Hai Quả Bom Nguyên Tử" thả xuống Nhật.

Trang Lịch Sử