Chiêu Thức Mới Của Những Kẻ "Đồng Hành Cùng Quân Giặc"

Chiêu Thức Mới Của Những Kẻ "Đồng Hành Cùng Quân Giặc"

Trần Đại Linh - DuyênSinh - Trần Quang Diệu - Giác Hạnh

http://sachhiem.net/LICHSU/D/Duyensinh05.php

08-Apr-2014

LTS: Từ rất lâu, chúng ta vẫn hiểu câu "Thắng làm vua, thua làm giặc" theo nghĩa nhân chi thường tình, mạnh được yếu thua. Nhưng cho tới nay, nhìn những hoạt động của "nhà thờ" cùng với những câu kinh đầy khích động mà bạn đọc đều thấy trên rất nhiều bài viết có đăng ở trang nhà, bắt buộc chúng tôi nghĩ về khía cạnh rất tích cực của câu nói trên. "Thắng làm vua" quả đúng như thái độ của những kẻ đã từng nắm chính quyền của Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam trước năm 1975. Họ làm vua cả hai thời Đệ Nhất và Đệ Nhị như thế nào thì lịch sử cũng đã nói đến rất nhiều rồi. "Lãnh chúa miền Trung Ngô Đình Cẩn, bạo chúa Ngô Đình Diệm, quốc phụ Ngô Đình Thục, kiêu dân Công Giáo, lãnh chúa áo đen Nguyễn Lạc Hóa (biệt khu Hải Yến Cà Mau), lãnh chúa áo đen Đinh Xuân Hải (quận Tân Bình, Gia Định), lãnh chúa áo đen Phạm Ngọc Chi (liên khu 5), Quế tướng công Nguyễn Văn Toàn, v..v..." là những từ ngữ rất quen thuộc. Và "làm giặc" khi bị thua, không phải vì "bị xem là giặc" mà do ý chí "muốn làm giặc", là thái độ hiện tại của một số đông những Vatican kiều hoạt náo ở hải ngoại, cũng như ở một số nhà thờ "làm giặc" ở trong nước. "Làm giặc" cho đến khi nào được "làm vua" mới thôi. Đó là ý nghĩa thích hợp nhất với những nhóm người này.

Một mặt họ luôn kêu gọi "ngồi lại với nhau", "đoàn kết", "liên tôn",... nhưng một mặt họ cứ hiềm khích Phật giáo, chỉ vì tình trạng nguy ngập của Ca-tô vì các tội trạng đối với thế giới bắt đầu đổ bể theo cấp số nhân, không có cách nào bưng bít được nữa. Thay vì đấm ngực nhận tội, xét mình, họ quay sang tấn công tôn giáo khác, và tiếp tục "làm giặc".

Trong trận giặc mới nhất, Lữ Giang cay cú cụm từ "đồng hành cùng dân tộc" (xem Phụ Đính ở dưới). Việc này có nghĩa là Lữ Giang công nhận thực tế là đa số đồng đạo như ông không hề, không muốn, và không thể "đồng hành cùng dân tộc" vì đã quen "đồng hành cùng quân giặc." Lữ Giang cũng chứng minh rằng bước đi của Dân tộc cũng là bước đi của Việt Minh, Cộng Sản. Vậy thì Phật giáo đồng hành với dân tộc cũng phải bước đi với Việt Minh, Cộng Sản. Nên nhớ Phật giáo đồng hành với dân tộc chống xâm lăng từ ngàn xưa, nghĩa là từ trước thời Pháp thuộc. Trong khi đó thì Đảng CSVN mới xuất hiện ở VN từ 1930. Vậy làm sao có thể nói Phật Giáo làm công cụ cho Cộng Sản? Trong khi đó thì Ca-tô Việt Nam đã liên tục "làm công cụ" cho các thế lực xâm lăng, hết Pháp rồi đến Mỹ cho đến 30 tháng 4, năm 1975, và ngay cả đến giờ, vẫn còn làm công cụ gây rối của Vatican, không biết cho đến bao giờ mới hết.

Điều ông Lữ Giang cần biết là Phật giáo không có "giáo hoàng". Phật giáo không hề có tham vọng "Làm vua" và đi xâm chiếm nước khác như Ca-tô giáo. Cho nên ông đừng nhập nhằng việc "đồng hành" với các lực lượng bảo vệ đất nước trong cuộc chống xâm lăng của Phật giáo với "công cụ" của ai cả. Người ta chỉ lên án những kẻ "đồng hành cùng ngoại xâm", làm công cụ cho ngoại bang, chứ không ai nói làm "công cụ" cho những đảng phái chống ngoại xâm cả. Lữ Giang tha hồ chụp mũ đi nhé. Dù sao, những ý kiến sau đây cũng nói lên sự phẫn nộ của vài tác giả Phật giáo sau bài viết đầy ác ý của Lữ Giang (SH)

Những kẻ đồng hành cùng quân giặc xưa và nay:


A. Bài của Trần Đại Linh

Lữ Giang: Thù Phật Giáo Đến Mù Lương Tri

Trần Đại Linh

Khi tôi đọc bài “Một Cuộc ‘Đồng Hành’ Thảm Bại!” của ông Lữ Giang được phổ biến gần đây thì tôi đã không còn nghi ngờ gì nữa là ông Lữ Giang vì thù Phật Giáo Việt Nam mà mù cả lương tri, đánh mất phẩm chất cao đẹp của người cầm bút.

Tại sao tôi nói thế? Bởi vì tất cá các bài viết của ông Lữ Giang - còn có tên Tú Gàn, Nguyễn Cần - về Tăng, Ni và Phật Giáo Việt Nam từ trước tới nay đều không một chút thiện cảm, không một thành ý xây dựng, mà chỉ là hoàn toàn với cái tâm thù hận, oán ghét, vu khống, chụp mũ, đặc biệt trong bài viết “Một Cuộc ‘Đồng Hành’ Thảm Bại!” Tôi xin đưa ra một số minh chứng để người đọc thấy rõ điều tôi nói là đúng.

1/ Ông Lữ Giang viết: “Dựa theo phong trào chấn hưng Phật Giáo do Pháp phát động để ru ngủ phong trào chống Pháp,…”

Trích đoạn trên của ông Lữ Giang là một bằng chứng cho thấy lương tri của ông đã bị mù vì thù hận Phật Giáo Việt Nam. Có phải không ông Lữ Giang? Ông căn cứ vào đâu để nói rằng “phong trào chấn hung Phật Giáo do Pháp phát động để ru ngủ phong trào chống Pháp…”?

Đấy là một nhận định gian ác với ý đồ xuyên tạc sự thật lịch sử để buộc tội Phật Giáo cấu kết với Pháp để dập tắt phong trào chống Pháp dành độc lập cho đất nước. Trong khi trên thực tế, phong trào chấn hưng Phật Giáo Việt Nam vào đầu thế kỷ 20 bắt nguồn từ sự thành công đầy khích lệ của phong trào chấn hưng Phật Giáo Trung Hoa của Thái Hư Đại Sư, được khuyến khích và tán trợ của các nhà cách mạng canh tân đất nước như Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, và sự mở cửa của xã hội Việt Nam khi tiếp xúc với văn minh Tây Phương. Nhưng trên hết phong trào chấn hưng Phật Giáo Việt Nam vào đầu thế kỷ 20 là nhu cầu vực dậy sinh lực của Phật Giáo Việt Nam để làm chỗ dựa cho công cuộc phục hưng nội lực dân tộc và qua đó đấu tranh đánh đuổi thực dân Pháp để giành lại độc lập cho nước nhà. Chính đó là lý do tại sao hầu hết Tăng Ni và cư sĩ Phật Giáo Việt Nam trong tiền bán thế kỷ 20 đã không ngần ngại tham gia vào phong trào Việt Minh đánh Pháp đòi độc lập cho đất nước. Giống như nhiều nhà cách mạng tên tuổi của Việt Nam thời bấy giờ, khi tham gia vào phong trào Việt Minh chống Pháp các tăng sĩ và cư sĩ Phật Giáo không ai nghĩ rằng mình theo cộng sản, mà họ chỉ nghĩ đến việc đánh đuổi thực dân Pháp ra khỏi bờ cõi để giành lại độc lập cho đất nước.

Chụp mũ những ai tham gia vào Việt Minh là cộng sản là tự tố cáo bản chất bán nước, vô trách nhiệm đối với quốc gia dân tộc, và chà đạp bao nhiêu hy sinh xương máu của những người vì chính nghĩa độc lập dân tộc đổ ra trong đó có tăng ni và cư sĩ Phật Giáo Việt Nam. Tại sao không thấy ông Lữ Giang nhắc đến những nhà chí sĩ chống Pháp hàng đầu tại Việt Nam trong tiền bán thế 20 đa phần là những tăng ni, cư sĩ hoặc những nhà cách mạng có mối quan hệ chặt chẽ với các vị lãnh đạo Phật Giáo Việt Nam, trong số đó gồm có nhà cách mạng Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, nhà sư Võ Trứ, chí sĩ Trần Cao Vân, nhà cách mạng Lý Đông A, nhà sư Thiện Chiếu, v.v…?

Nói về mối quan hệ giữa Phật Giáo và Việt Minh, Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang, lúc đó là Quyền Viện Trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN, viết trong Đơn Xin Cứu Xét Nhiều Việc viết tại Quảng Ngãi ngày 25 tháng 6 năm 1992, như sau: “Giáo Hội Phật Giáo cứu quốc Liên khu 5 cũ, được thành lập đồng lúc với các đoàn thể cứu quốc khác, sau ngày khởi nghĩa mùa thu năm 1945, tại các tỉnh: Nam, Ngãi, Bình, Phú. Sau sáu năm làm việc cứu quốc, như các tổ chức nhân dân khác, đến năm 1951, Mặt Trận Liên Việt Liên Khu 5, buộc chúng tôi mở Đại Hội tại Bồng Sơn, Bình Định, để lấy quyết định “chuyển hướng công tác” bằng cách: cắt bỏ 2 chữ Cứu Quốc và giao hết quẩn chúng Phật tử qua các tổ chức nhân dân khác. Phật Giáo chúng tôi bấy giờ, sau Đại Hội trên chỉ còn cái tên là: Hội Phật Giáo Liên Khu 5 không có quần chúng. Mặt Trận Liên Việt cắt đứt hết mọi liên hệ với Phật Giáo chúng tôi. Tôi chống việc làm đó nên bị bắt giam tại Quảng Ngãi từ 1952-1954. Sau Hiệp Định Genève mới được phóng thích, giấy phóng thích không nêu tôi đã phạm tội gì. Và Giáo Hội Phật Giáo Liên Khu 5 cũng bị giải tán, sau khi tôi bị bắt, và cũng không lên án Giáo Hội chúng tôi đã làm gì nên tội!” Lương tri người cầm bút của ông Lữ Giang để đâu, sao không thấy ông nhắc đến những việc như vậy?

2/ Trong bài ông Lữ Giang chụp mũ Thầy Thích Mật Thể là cộng sản là một bằng chứng cho thấy vì thù Phật Giáo mà ông đã làm mù lương tri của mình. Nhân đây tôi xin kể cho quý vị nghe về hành trạng của Thầy Thích Mật Thể. Thầy Thích Mật Thể là người rất thông thái, rất uyên thâm Phật học, giỏi tiếng Trung Hoa, tiếng Pháp. Thầy là tác giả cuốn Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam. Thầy là đệ tử của Cố Hòa Thượng Thích Giác Tiên, Chùa Trúc Lâm, Huế, là một trong những vị đi tiên phong trong phong trào chấn hưng Phật Giáo tại miền trung. Thầy Thích Mật Thể ra bắc năm 1946 và viên tịch tại Bắc Việt. Sau năm 1975, phu nhân của Cư Sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám nhân chuyến vào Nam thăm quý Hòa Thượng đã kể lại chuyện về Thầy Thích Mật Thể mà bản thân tôi được may mắn nghe lại từ Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Phúc Hộ như sau. Sau khi chính quyền cộng sản được thiết lập tại miền Bắc, Thầy Thích Mật Thể đã cùng với một số vị bộ trưởng trong chính quyền Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đứng lên chống lại chế độ và bị bắt, bị tù khổ sai chung thân, rồi chết trong tù.

3/ Ông Lữ Giang viết: “Sau đó, chính Hòa Thượng Trí Thủ, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo Ấn Quang, Hoà Thượng Trí Tịnh, Viện Phó và Thượng Toạ Minh Châu, nguyên Tổng Thư Ký, đem Giáo Hội Ấn Quang sáp nhập thành Giáo Hội Phật Giáo Nhà Nước.” Lại thêm một bằng chứng cho thấy ông Lữ Giang vì thù Phật Giáo mà làm mù lương tri của mình. Ông tự suy diễn, tung hỏa mù vào Phật Giáo để gây hoang mang và nghi ngờ đối với những ai không biết rõ nội tình Phật Giáo và mối quan hệ giữa GHPGVNTN và chính quyền Cộng Sản Việt Nam thời bấy giờ. Trước hết, Cố Hòa Thượng Thích Trí Thủ, lúc bấy giờ là Viện Trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN, chưa bao giờ ra bất cứ văn bản nào chính thức “đem Giáo Hội Ấn Quang sáp nhập thành Giáo Hội Phật Giáo Nhà Nước,” như ông Lữ Giang xuyên tạc. Thứ hai, những vị chức sắc trong GHPGVNTN tham gia vào GHPGVN là với tư cách cá nhân, không phải chủ trương và đường lối của GHPGVNTN. Điều này đã được Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang, Quyền Viện Trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN, xác định trong Tâm Thư viết tại Quảng Ngãi, ngày 24 tháng 9 năm 1992, rằng “Còn có một số vị Giáo Phẩm của chúng ta tham gia vào Giáo hội Nhà nước là do được mời với tư cách cá nhân mà thôi.” (Phật Giáo Việt Nam Biến Cố Và Tư Liệu, Văn Phòng Thường Trực Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTNHN tại Hoa Kỳ, xb 1996, tr. 165)

4/ Ông Lữ Giang viết: “Trong hai ngày 12 và 13/2/1980, do sự lèo lái của Ban Tôn Giáo Chính Phủ và Mặt Trận Tổ Quốc, đại diện một số tổ chức Phật Giáo Trung, Nam, Bắc đã họp tại Sài Gòn và thành lập Ban Vận động Thống nhất PGViệt Nam. Ban này gồm có hai ban là Ban Chứng Minh và Ban Thường trực Ban Vận động TNPGViệt Nam. Người ta thấy có bốn nhân vận lãnh đạo cao cấp của Giáo Hội Ấn Quang trong hai ban này là Thích Đôn Hậu, Thích Trí Thủ, Thích Trí Tịnh và Thích Minh Châu. Thích Trí Thủ làm Trưởng Ban, Thích Trí Tịnh làm Phó còn Thích Minh Châu làm Chánh Thư Ký.”

Ông Lữ Giang lại vì thù Phật Giáo mà tự làm mù lương tri của mình và cố tình dã tâm xuyên tạc trước sự kiện lịch sử này. Ông Lữ Giang hãy nghe cho kỹ lời Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang kể lại sự kiện này trong Tâm Thư viết tại Quảng Ngãi ngày 24 tháng 9 năm 1992 như sau: “Bất bình trước chủ tâm khuynh loát của Nhà nước, cũng như với ý đồ muốn đồng nhất Phật giáo Việt Nam và Đảng Cộng Sảng Việt Nam , Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu liền đứng dậy phát biểu: ‘Hôm nay chúng tôi đến đây là với tư cách cá nhân, vì quý vị mời chúng tôi không phải với chức năng Giáo hội. Nên chúng tôi đến dự không phải là Đại diện Giáo hội và Giáo hội cũng không có ủy cử chúng tôi.’ Cố Hòa Thượng Thích Trí Thủ lúc bấy giờ cũng đứng dậy tán đồng ý kiến ấy.” (nguồn như trên, trang 163-164) Trong cuộc họp hôm đó, Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu đã bỏ ra về trong buổi sáng và cáo bệnh không tham gia bất cứ cuộc vận động não nữa, theo Tâm Thư của Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang.

5/ Ông Lữ Giang viết trong một đoạn khác: “Trường hợp của Thích Trí Tịnh hoàn toàn bí mật. Ông sinh năm 1917 tại làng Mỹ Luông, tỉnh Sa Đéc. Năm 1937 ông thọ giới với Hòa Thượng Hồng Xứng ở chùa Vạn Linh trên núi Cấm. Năm 1940 ông ra Huế học Trường An Nam Phật Học của Thích Trí Độ.”

Ông Lữ Giang lại một lần nữa cho thấy vì thù Phật Giáo mà làm mù lương tri người cầm bút. Chỉ trong một đoạn ngắn nói về Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh vừa viên tịch mà ông đã phạm 2 sai lầm mà một người cầm bút có lương tri, có sỉ diện, biết đắn đo và cẩn trọng với những gì mình viết ra không bao giờ dám làm.

Hai sai lầm đó là: Một, Cố Hòa Thượng Thích Trí Tịnh ra Huế học vào năm 1936, theo tiểu sử đã công bố trên các trang mạng Phật Giáo trong và ngoài nước gần đây, chứ không phải năm 1940 như ông Lữ Giang phịa ra. Hai, Cố Hòa Thượng Thích Trí Tịnh ra Huế học tại trường Chùa Tây Thiên và sau đó là Phật Học Đường Báo Quốc, Huế. Không hề có trường Phật học nào ở Huế với tên là Trường An Nam Phật Học như ông Lữ Giang phịa ra. Ở Huế vào thời điểm đó có Hội An Nam Phật Học mà thôi. Qua sự kiện này cho tôi thấy rằng ông Lữ Giang là người rất cẩu thả, không có kiến thức sơ đẳng về sử học, không có khả năng truy tìm và đối chiếu tài liệu lịch sử, không hề xem trọng người đọc, và luôn luôn nói và viết theo nhận thức chủ quan cục bộ và thiên kiến của ông. Ông Lữ Giang đã đánh mất cả phẩm chất cần có của một người cầm bút cẩn trọng. Cho nên, tôi có thể khẳng định rằng tất cả những gì ông Lữ Giang viết về sự kiện lịch sử Phật Giáo Việt Nam xưa nay đều là những chuyện bày đặt, tung hỏa mù, không thật và không có giá trị.

6/ Ông Lữ Giang lại vì thù Phật Giáo Việt Nam mà tự làm mù lương tri của mình khi chụp mũ Phật Giáo, chư vị Giáo Phẩm của GHPGVNTN là Cộng Sản.

Ông Lữ Giang vì thù Phật Giáo Việt Nam và GHPGVNTN mà bôi đen quá trình lịch sử tranh đấu cho sự phục hoạt GHPGVNTN và cho tự do, dân chủ và nhân quyền của GHPGVNTN trong suốt gần 40 năm qua. Sao không thấy ông Lữ Giang nói đến việc Hòa Thượng Thích Trí Thủ bị bứt tử tại bệnh viện Thống Nhất ngày 2 tháng 4 năm 1984? Sao không thấy ông Lữ Giang nói đến việc Hòa Thượng Thích Thiện Minh bị bứt tử tại Hàm Tân tháng 10 năm 1978? Sao không thấy ông Lữ Giang nói đến việc Hòa Thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ bị tù đày trên 10 năm tại Thái Bình và Quảng Ngãi? Sao không thấy ông Lữ Giang nói đến bản án tử hình Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ và Giáo Sư Lê Mạnh Thát vào năm 1988? Sao không thấy ông Lữ Giang nhắc đến Điều 6 trong Tuyên Cáo ngày 20 tháng 11 năm 1993 của Hòa Thượng Thích Huyền Quang, Quyền Viện Trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN, rằng, “Do đó, yêu cầu Nhà nước CHXHCNVN thực hiện nền dân chủ pháp trị bằng ba hành động cụ thể: Bỏ điều 4 trên bản Hiến Pháp hiện hành, như hành động cụ thể thứ nhất, để toàn dân được phép tham gia kiến quốc; Bầu lại Quốc hội với sự tự do tham gia ứng cử và bầu cử của toàn dân, trong đó có mọi khuynh hướng chính trị và tôn giáo, như hành động cụ thể thứ hai, để Quốc hội là Quốc hội của dân chúng chứ không phải là Quốc hội của Đảng; Viết lại bản Hiếp pháp phù hợp với nguyện vọng về nhân quyền và dân chúng của toàn dân qua các đại biểu độc lập của họ, và cũng để thích nghi với xu thế tiến bộ của thế giới ngày nay, mà phương châm đang thực hiện khắp năm châu là cọng tác để cọng sinh.”

Ông Lữ Giang đừng quên rằng điều mà Cố Hòa Thượng Thích Huyền Quang đại diện cho GHPGVNTN lên tiếng đòi hỏi chính quyền CSVN thực hiện sửa đổi Điều 4 Hiến Pháp đã làm từ năm 1993 nghĩa là hai mươi năm trước khi Hội Đồng Giáo Mục Việt Nam lên tiếng góp ý sửa đổi Hiến Pháp năm 2013. Ông Lữ Giang cũng đã vì thù Phật Giáo Việt Nam mà làm mù lương tri của ông cho nên đã nhắm mắt bịt tai trước công cuộc vận động cho tự do, dân chủ và nhân quyền của các GHPGVNTN tại hải ngoại trong gần 40 năm qua. Lương tri người cầm bút của ông Lữ Giang để đâu?

7/ Ông Lữ Giang thường buộc tội, vu khống Phật Giáo Việt Nam và GHPGVNTN là làm mất miền Nam về tay Cộng Sản.

Đó là một trong những điều cho thấy vì thù Phật Giáo và GHPGVNTN mà ông Lữ Giang đã tự làm mù lương tri của mình. Chúng tôi xin trích một số sự kiện mà tác giả Lê Xuân Nhuận viết trong “Biến Loạn Miền Trung” để người đọc thấy được tình hình sôi động tại miền Nam trước ngày 30 tháng 4 như thế nào và đồng thời để có cái nhìn công bằng đối với Phật Giáo.

Tác giả Lê Xuân Nhuận cho biết rằng, “Trong thời-gian diễn ra Hội-Nghị Paris (từ 1968 đến 1973), Giáo-Hoàng Phaolô VI đã nhiều lần “nhân đạo” kêu gọi chấm dứt chiến-tranh Việt-Nam. Tháng 12-1969, Giám-Mục Phạm Ngọc Chi, Phó Chủ-Tịch Hội-Đồng Giám-Mục Việt-Nam, qua Hoa-Kỳ, đã tuyên-bố với báo-chí Mỹ: “Miền Nam [Việt-Nam] đồng-tình với chính-sách ‘Việt-Nam-Hóa Chiến-Tranh’ của Tổng-Thống Nixon.” Tháng 9-1972, Đại-Hội lần 2 của tổ-chức “Kitô-Hữu Quốc-Tế” gồm hơn 20 nước họp tại Quebec (Canada), với đề-tài giải-phóng các dân-tộc Việt―Lào―Campuchia, đã “tố-cáo các cuộc xâm-lăng và ném bom vô-nhân-đạo của Mỹ, khẳng-định quyền tự-quyết, tự-do được sống hòa-bình của nhân-dân Việt-Nam.” Tức là việc Mỹ chuẩn-bị rút lui đã được Kitô-Giáo Việt-Nam, giáo-dân mấy chục nước khác, và nhất là Giáo-Hoàng Phaolô VI tán-đồng, không còn đánh nhau với Cộng-Sản nữa.”

Chưa hết, tác giả Lê Xuân Nhuận viết tiếp, “Ngày 19-9-1973, Tổng-Giám-Mục Sài-Gòn Nguyễn Văn Bình đọc diễn-văn khai-mạc “Năm Thánh”: “Chúng tôi hy vọng rằng những cuộc giết chóc và hận thù sẽ thực-sự chấm dứt trên mảnh đất này và đồng thời có được quan hệ hai chiều giữa Bắc và Nam, trong lúc đất nước tạm thời còn phân chia.”

Nói về Phong Trào Chống Tham Nhũng của Linh Mục Trần Hữu Thanh, tác giả Lên Xuân Nhuận viết: “Phong-Trào Chống Tham-Nhũng” do Linh-Mục Trần Hữu Thanh cầm đầu, các LM Đinh Bình Định và Nguyễn Học Hiệu cùng Bác-Sĩ Nguyễn Thị Thanh phụ-lực, qua một bản “Tuyên Ngôn” được sự bảo-trợ của 301 linh-mục khác, kể cả “Tuyên-Úy Công Giáo”, ra mắt tại Giáo-Xứ Tân Việt, Sài-Gòn, từ năm 1973, là một tập-hợp tương-đối lớn, có nhiều tín-đồ nhất, và tại nhiều địa-phương nhất―so với Nhóm các linh-mục cộng-sản nằm vùng và thân-Cộng tại Sài-Gòn. “Phong-Trào” được sự tham-gia của các nhân-vật ngoài Kitô-Giáo, như Thượng-Nghị-Sĩ Hoàng Xuân Tửu và Dân-Biểu Nguyễn Văn Kim cùng nhiều DB thuộc Đảng Đại-Việt của Hà Thúc Ký và phía Dương Văn Minh; DB Đặng Văn Tiếp phía Nguyễn Cao Kỳ; DBNguyễn Văn Cử chống Diệm và phía Việt-Nam Quốc-Dân-Đảng; DB Vũ Công Minh phía Hòa-Hảo; DB Đỗ Sinh Tứ phía quân-đội; Bác-Sĩ Nguyễn Tuấn Anh; Luật-Sư Đặng Thị Tâm; Nhân-Sĩ Nguyễn Trân; v.v... Sau đó, “Phong-Trào” công-bố các bản “Cáo Trạng” trong các cuộc biểu-tình, xuống đường rầm-rộ dữ-dội và liên-tục của các tín-đồ do các linh-mục lãnh-đạo có khi có hàng chục ngàn người tham-dự tại Huế, Đà-Nẵng, Quy-Nhơn, Nha-Trang, Cam-Ranh, Sài-Gòn, Mỹ-Tho, Cần-Thơ, v.v...”

Tôi thấy trong nhiều bài viết đánh phá Phật Giáo, ông Lữ Giang hay trích Kinh Pháp Cú để mà mắt thiên hạ tưởng ông là người lương thiện và đổ tội cho chư vị Giáo Phẩm Phật Giáo đi sai đường. Nhưng ông Lữ Giang gian mà không ngoan. Bởi vì làm vậy người đọc sẽ càng thấy rõ hơn bản chất độc ác, bất chấp nhân quả, nghiệp báo của ông. Với tôi, ông Lữ Giang đã và đang gánh chịu nghiệp quả rồi khi không còn ai tin vào điều ông viết nữa.

Tôi không vu khống ông đâu, bởi vì chính ông Trần Gia Phụng trong bài “Viết Cho Đúng Sự Thật,” cũng nói ông Lữ Giang là người “phịa sử.”

Trần Đại Linh

Bài khác của Trần Đại Linh:

- Những Trái Hỏa Mù Của Chu Tất Tiến Trong Bài Viết Đánh Phá Huỳnh Tấn Lê

- Lữ Giang: Đứng Ở Đâu Trên Lập Trường Dân Tộc?

B. Bài của Duyên Sinh:

Vạch Mặt Con Bú Dzù

DuyênSinh

Trân trọng cám ơn độc giả trên hai Diễn Đàn Dân Tộc và Tự Do Ngôn Luận đã không vội vàng lên tiếng về bài viết của tác giả Lữ Giang, một tàn dư Công Giáo Cần Lao, đang dùng đủ mọi thủ đoạn để đánh phá Phật Giáo.

Tôi biết công luận sẽ tôn trọng sự thật, và tôi sẽ đưa ra những tài liệu sự thật lịch sử, mà ông Lữ Giang, vì bản chất hèn hạ, không dám nhìn thẳng vào.

Thay vì nhìn thẳng vào sự thật, ông Lữ Giang lại quanh co theo cách thức của một tiểu nhân, đã vu khống, đã chụp mũ, và đã coi thường công luận bằng cách dựng đứng câu chuyện “không có” trong hai bộ sách Hoa Sen Trong Biển Lửa và Việt Nam Phật Giáo Sử Luận.

Nấp bóng giáo hội Công Giáo để chụp mũ và vu khống Phật Giáo là một hành động đê tiện, chắc chắn hành động đê tiện này sẽ là nguyên nhân gây thêm hiềm khích giữa Phật Giáo và Công Giáo, làm sứt mẻ đoàn kết dân tộc, và có thể làm tổn thương đến vinh dự của giáo hội Công Giáo, nếu giáo hội Công Giáo không có biện pháp để ngăn chận sớm và thích đáng.

Trước khi đi vào chi tiết, tôi xin gởi tới quý vị hai đường dẫn về hai bộ sách của thư viện Thích Nhất Hạnh, là Hoa Sen Trong Biển Lửa của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, và Việt Nam Phật Giáo Sử Luận của Nguyễn Lang.

 

Ông Lữ Giang đã giả vờ dựa vào hai quyển sách này, nhưng thật sự ông không dám đọc, vì ông không có can đảm nhìn thẳng vào sự thật. Quen thói trịch thượng của Công Giáo để đặt điều, vu khống, chụp mũ, và đánh phá Phật Giáo, là mục đích của Lữ Giang; và là chuyện Lữ Giang dám làm.

Tàn dư Cần Lao Công Giáo, vì hận thù Phật Giáo phá hõng kế hoạch “Công Giáo Hóa” toàn cỏi nước Việt Nam của Vatican, mà bọn ma giáo phản quốc đã tiếc hùi hụi. Dịp này cũng là dịp để tôi lần lược trình bày một cách đầy đủ và mạnh mẽ hơn đối với âm mưu của Vatican, đến công chúng trong những ngày sắp tới.

Đường dẫn thứ nhất sẽ đưa quý vị tới quyển “Hoa Sen Trong Biển Lửa”. Hoa Sen Trong Biển Lữa là một quyển sách khá mỏng, có thể đọc trong vòng 2 hoặc 3 tiếng đồng hồ.

Sách mỏng nhưng rất hay, quý vị sẽ tìm thấy nhiều điều lý thú trong quyển sách này. Kính mời.

http://www.thuvien-thichnhathanh.org/index.php/tac-ph-m/80-hoa-sen-trong-bin-la

Đường dẫn thứ hai sẽ đưa quý vị tới bộ sách ba cuốn, là “Việt Nam Phật Giáo Sử Luận” của Nguyễn Lang.

Nếu có đủ thời giờ, quý vị nên đọc trọn quyển thứ 3, hoặc đọc trọn bộ 3 quyển. Nếu không có đủ thời giờ, quý vị có thể chỉ đọc một chương, chương 36, quyển 3, “Thế Đứng Của Phật Giáo Việt Nam”, là đủ cho quý vị thấy ngay mặt mũi thật sự của kẻ gian ác.

Bộ sách Việt Nam Phật Giáo Sử Luận là kết quả của những sưu khảo độc đáo, rất hay, và rất chính xác. Chẳng hạn như sử đã viết sai về Tuệ Trung Thượng Sĩ, sách đã chứng minh sự sai lầm đó.

Sử có sự sai lầm về công chúa Huyền Trân, và một quyển sách độc đáo khác đã được ra đời, có tên là “Am Mây Ngủ”. Kính mời.

http://www.thuvien-thichnhathanh.org/index.php/tac-ph-m/102-vn-pht-giao-s-lun-iii

Đọc hai bộ sách này, quý vị sẽ tìm thấy một nguồn hứng thú mà bấy lâu nay quý quý vị đã vô tình lãng quên. Mặc dù hai bộ sách này đã ra đời nhiều chục năm trước khi ông Lữ Giang viết “Một Cuộc Đồng Hành Thảm Bại”.

Chỉ một chương thôi, chương 36, quyển 3, của bộ sách Việt Nam Phật Giáo Sử Luận, vẫn đủ hùng lực làm cho ông Lữ Giang tự vạch mặt một cách nhục nhã… Và xin dành riêng sự hứng thú này cho quý độc giả.

Trước khi quý vị bắt đầu đọc sách, tôi xin nêu ra một vài sự kiện lịch sử trong bài “Một Cuộc Đồng Hành Thảm Bại” mà ông Lữ Giang cố tình bóp méo khi ông viết về Bảo Đại.

Và điều này không được viết trong Hoa Sen Trong Biển Lửa hoặc trong Việt Nam Phật Giáo Sử Luận.

Sách Việt Nam Phật Giáo Sử Luận của Nguyễn Lang không có một câu nào nói về “phong trào chấn hưng Phật Giáo do Pháp phát động để ru ngủ phong trào chống Pháp”. Đây là một câu nói bịa đặt của một tên Việt gian Cần Lao Công Giáo không cần biết tới liêm sĩ.

Đáng lẽ tên bất lương này phải biết gục mặt xấu hổ với đồng bào của hắn, vì hắn nên hiểu rằng, năm 1946, khi Pháp âm mưu trở lại Đông Dương, bằng cách thương lượng với Tưởng Giới Thạch để cho Pháp thay thế Tưởng Giới Thạch, giãi giới quân đội Nhật từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc.

Quân đội Pháp đã đổ bộ vào Hải Phòng. “Có 7.000 kiều dân Công Giáo tình nguyện theo làm tay sai cho Pháp, được Pháp trang bị vũ khí. Trong khi đó Việt Minh vừa mới thành lập, chỉ có 2.500 Vệ Quốc Quân (1). Chưa bằng phân nửa số quân của bọn Công Giáo Việt Gian phản quốc”.

Lữ Giang nói Việt Minh cướp chính quyền của Bảo Đại. Làm sao có chuyện Việt Minh cướp chính quyền của Bảo Đại? Ngày Cách Mạng Tháng Tám, Bảo Đại thoái vị, nhường quyền lãnh đạo đất nước lại cho Hồ Chí Minh, và được Hồ Chí Minh phong làm Chủ Tịch Quốc Hội Khóa I. Buổi lễ thoái vị của Bảo Đại được tổ chức tại cửa Ngọ Môn, Huế, có hàng chục ngàn dân chúng tham dự, thì làm sao Lữ Giang có thể bẻ cong lịch sử ở giai đoạn này? Câu nói nỗi tiếng của Bảo Đại trong ngày lễ thoái vị là: “Thà làm dân của một nước tự do, còn hơn làm vua của một nước bị trị(2).

Chính ông Bảo Đại đã đọc câu này trong bài diễn văn thoái vị của ông với sự tham dự của hàng chục ngàn người tại cửa Ngọ Môn, Huế, thì làm sao ông Lữ Giang có thể bẻ cong lịch sử cho được?

Chính ông Bảo Đại đã làm lễ trao lại thanh kiếm bạc cho đại diện của Cộng Sản là Trần Huy Liệu. Chính ông vua bù nhìn “Công Giáo” Bảo Đại đem dâng nước Việt Nam cho Cộng Sản, ông Lữ Giang đừng giả mù sa mưa, làm giống như ông ngu lắm vậy. giả ngu sẽ làm cho ông trở thành ngu thật, ông Lữ Giang có hiểu không?

Bảo Đại đang làm vua “bù nhìn” do Pháp dựng lên, quyền hành được giao cho “Công Giáo” Nguyễn Hữu Bài, “Công Giáo” Ngô Đình Khả, hoặc “Công Giáo” Ngô Đình Diệm, và Vatican. Tại sao Bảo Đại là vua bù nhìn?

Tại vì Bảo Đại làm vua mà không có quân đội; từ Bảo Đại cho tới các quan đều được Pháp “phát lương hàng tháng”. Ngày Nhật đảo chánh và bắt tất người Pháp nhốt vô khám, Bảo Đại và các quan đã mất một tháng lương của “quan thầy” Pháp, làm cả triều đình phải xính vính.

Làm một ông vua mà sống không nổi chỉ vì thiếu một tháng lương của Pháp, thì gọi là vua cái gì? Là vua “bù nhìn” hay “vua cỏ” (vỏ cua). Cũng ngày Cách Mạng Tháng Tám năm 1945, Nhật đảo chánh Pháp, Bảo Đại vừa thoát khỏi cái ách của Pháp, thì lại đút đầu vô cái ách của Nhật, làm vua “bù nhìn” cho đế quốc Nhật.

Tại sao làm vua bù nhìn cho Nhật? Tại vì Bảo Đại tuyên bố “độc lập trong khối Đại Đông Á của Nhật” (đọc The Vatican’s Holocaust của Avro Manhattan để mở mang thêm đầu óc lú lẫn, mà ông Lữ Giang rất cần).

Có hai thành phần Quốc Gia. Thành phần thứ nhất được cụ Phan Bội Châu khởi xướng khi ông bị Nhật trục xuất trong phong trào Đông Du, phải tị nạn sang Quảng Châu. Tại Quảng Châu, cụ Phan được Tôn Dật Tiên tiếp đón. Tôn Dật tiên đã hứa giúp cách mạng Việt Nam, mà người thành lập đảng cách mạng Quốc Gia đầu tiên là Nguyễn Thái Học.

Sau năm 1945, Quốc Gia chia thành hai bộ phận. Một bộ phần tiếp tục họp tác với Việt Minh, họ có mặt rất đông trong trận Điện Biên Phủ. Một bộ phận khác, trong đó có nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, không chấp nhận cộng tác với Việt Minh, đã chạy về miền Nam để chịu cảnh trên đe dưới búa. Thập niên 1960, những người Quốc Gia tại miền Nam đã chống lại Ngô Đình Diệm vì Diệm làm con chiên tay sai của Vatican, với âm mưu Công Giáo hóa miền Nam.

Hai trong nhiều người Quốc Gia tại Miền Nam chống đối lại chế độ Công Giáo trị của Ngô Đình Diệm là hai phi công Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc. Đây là những người Quốc Gia thật sự.

Bộ phận thứ hai là người Quốc Gia trong chánh phủ “Quốc Gia Việt Nam” trá hình, trong Liên Ban Đông Dương của Pháp, do thực dân Pháp và Vatican thành lập. Bảo Đại được thực dân Pháp phong làm vua “bù nhìn” tiếp tục.

Có phải đây là sự xấu hổ trơ trẽn nhất của Bảo Đại không? Ông không nhớ ông đã mất tư cách lãnh đạo Quốc Gia rồi hay sao? Ông Bảo Đại có còn nhớ ông đã thoái vị hay không?

Đây là thứ Quốc Gia “giả mạo” được các con chiên Công Giáo ủng hộ theo lệnh của thực dân Pháp và Vatican, đứng đầu gồm có “quan thái giám” của Bảo Đại, là “trùm á phiện Ngô Đình Diệm”, và “trùm bạch phiến Nguyễn Văn Thiệu”.

Đây là những sự thật lịch sử mà ông Lữ Giang cần phải phân biệt rõ ràng nếu ông muốn bài viết của ông thật sự có giá trị.

Tôi không muốn viết dài dòng lúc này, và xin tạm kết thúc bài này bằng một đoạn văn chép lại từ sách Việt Nam Phật Giáo Sử Luận, quyển 3, chương 36, trang 315-317, để những người không có dịp đọc được sách này, có thể thấy được cái gian manh của tàn dư Công Giáo Cần Lao.

“Trong suốt thời gian kháng chiến, nhiều thanh niên bị công an Pháp bắt giữ vì tội tham dự kháng chiến đã được thả về khi có một vị linh mục Pháp đứng ra bảo lãnh. Có nhiều bà mẹ vì vậy đã chịu theo đạo Công Giáo để có thể đến nhà thờ vị linh mục bảo lãnh cho con mình được tự do.

Không lợi dụng được các đoàn thể Phật Giáo để chống lại kháng chiến, thực dân Pháp và chính quyền Bảo Đại đã âm mưu thành lập những tổ chức Phật giáo thân chính quyền như tổ chức Phật giáo Thuyền Lữ ở miền Trung và tổ chức Phật giáo Cổ Sơn Môn ở miền Nam.

Những tổ chức này tuy được chính quyền nâng đở vẫn không phát triển được vì không có quần chúng và cũng vì không có người thực tài lãnh đạo.

PHẬT TỬ BỊ NGƯỜI MÁC XÍT CHÈN ÉP VÀ KỲ THỊ

Trong thời gian 1945-1954, ta có thể nói rằng đại đa số Phật tử Việt Nam đứng về hàng ngủ kháng chiến chống Pháp.

Nói như vậy không có nghĩa là trong thời gian đó người Phật tử Việt Nam chấp nhận ý thức hệ Mác Xít và không thấy được chèn ép của người Mác Xít đối với Phật giáo. Sự thực khác hẳn.

Từ những năm 1945 và 1946, người Phật tử đã bắt đầu đụng chạm với thái độ khinh miệt và hành động chèn ép Phật giáo của người Mác Xít và trong suốt thời gian kháng chiến, nhiều Phật tử, tăng sĩ, cũng như cư sĩ đã trở thành nạn nhân của những chèn ép.

Nhiều lãnh tụ Phật giáo trong các vùng kháng chiến bị chính quyền phong tõa và cô lập hóa: cư sĩ Thiều Chửu ở chiến khu Phú Thọ, tăng sĩ Thích Mật Thể và Thích Tuệ Chiếu ở chiến khu Thanh Nghệ Tĩnh, tăng sĩ Thích Huyền Quang tại chiến khu Bình Phú, v.v… là những trường hợp điển hình nhất. Tuy nhiên trong tình trạng quốc gia lâm nguy, người Phật tử đã nén lòng chịu đựng để tiếp tục công cuộc kháng chiến chống Pháp, họ chấp nhận sự chèn ép đó chỉ vì sự có mặt của quân đội viễn chinh Pháp trên đất nước họ.

Tăng sĩ trẻ tuổi trong các chiến khu chấp nhận mặc áo thế gian để phục vụ kháng chiến. Thanh niên Phật tử đem hết tâm não và sức lực mình để xây dựng cơ sở kháng chiến. Hầu hết các đoàn viên của đoàn thanh niên Phật Học Đức Dục đều có mặt tại vùng giãi phóng”.

Chỉ một đoạn ngắn thôi, nhưng rất rõ ràng về quan điểm của Phật giáo đối với Cộng Sản. Giả mù sa mưa, làm như đui như mù không thấy đường, để chụp mũ và mạ lị Phật giáo có phải là một hành động khốn nạn của những kẻ bất lương không? thưa ông Lữ Giang và công chúng!

DuyenSinh

GHI CHÚ:

[1] http://vi.wikipedia.org/.. Trận Hà Nội 1946

[2] http://vi.wikipedia.org/... Tuyên ngôn Thoái vị của Bảo Đại

[3] http://vi.wikipedia.org/...Quốc gia Việt Nam

[4] http://www.duyensinh.com/... Á Phiện, Bạch Phiến, Và Chiến Tranh Tôn Giáo Dưới Thời Diệm Và Thiệu Kỳ

DuyênSinh

DuyenSinh@Livecom

C. Bài của Giác Hạnh:

Chúng Ta Nhịn Đủ Rồi

Giác Hạnh

Kính thưa Ông Duyên Sinh, Ông Trần Quang Diệu, và quí dư luận, cùng Phật Tử

Tôi tin rằng, đã đến lúc chúng ta NHỊN ĐỦ RỒI! Và chúng ta không nên NHỊN nữa. Vì chúng ta đã NHỊN rất lâu.

Tôi tin rằng, các điểm sau cần phải nói:

● 1. Phật giáo luôn luôn đồng hành cùng Dân tộc.

Lữ Giang cố tình nhục mạ Phật giáo "đồng hành" cùng dân tộc là "Đồng hành cùng cộng sản". Một lần nữa, Lữ Giang vẫn cố tình thực thi bản chất phản quốc, phi dân tộc. Phật giáo Đồng hành cùng Dân tộc, thì rõ ràng. Không có cái gọi là Đồng hành với Cộng sản mà Lữ Giang cố tình nói "Dân tộc" đồng nghĩa "Cộng sản".

Mà "Cộng sản" ở đây là kẻ thù của Công giáo, cũng có nghĩa "Dân tộc" là kẻ thù của Công giáo.

Như vậy, Lữ Giang nói Công giáo xem Dân tộc ta như kẻ thù.

● 2. Một điều nữa là, Cộng sản cũng là người Việt nam,

Phật giáo chủ trương hòa bình, không muốn người Việt giết nhau là đúng. Không thể vì VC là kẻ thù của Công giáo, rồi Công giáo cũng xem luôn Phật giáo và thành phần Dân tộc nói chung cũng là kẻ thù của Công giáo mà phải giết nhau.

Khi Phật giáo thực thi đúng đạo pháp là Hòa bình, thì Công giáo và bọn quân phiệt công giáo đã hà khắc đàn áp Phật giáo rõ ràng theo chính sách thánh chiến giáo của kinh thánh đúng lời thề của đảng giá oquyền Công giáo hoàn vũ mà bọn tay sai đã và đang xem Phật giáo chúng ta và Dân tộc là kẻ thù.

● 3. Điểm sau cùng tôi xin nói ở đây, rằng. NÊN NHỚ RẰNG!

Phật giáo với VC không bao giờ có hiềm khích về tranh quyền hay đồng hành. Nhưng các thành phần Cộng sản có ý thức Dân tộc, có đúng lập trường Quốc gia, Tổ quốc, và Dân tộc vẫn trọng nễ Phật giáo cùng các tôn giáo thuần Việt và quần chúng tức 95 dân số VIệt nam là rõ ràng Cộng sản (VC) muốn chủ trương. tích cực muốn Phật giáo và Dân tộc hòa đồng cùng thành phần nắm chính quyền là Đảng VC.

Đảng VC họ còn phải nể mặt Phật giáo mà năn nỉ các phe phái Phật giáo phải ngồi lại mà chủ trương vì Hòa Bình. Mấu chốt ở đây là CS muốn Phật giáo chạy theo VC.

RÕ RÀNG, Phật giáo vẫn vô tư tự tại, không tranh quyền đoạt lợi với VC mà chúng ta chỉ muốn cho quốc thái dân an, dân tộc hòa bình tiếp dẫn chủ trương đại đoàn kết hòa bình dân tộc độc lập.

Cho nên không có chuyện của cái gọi là Phật giáo MUỐN làm tay sai cho VC.

NHƯNG!

Công giáo đã phải năn nỉ VC để được hòa đồng với VC nhầm bảo vệ giáo hội hoàn vũ tại VN tức Tổng lãnh sự Công giáo của Quốc gia Vatican để thần dân Vatican tị nạn vĩnh viễn ở Việt nam.

Chính Công giáo muốn ĐỒNG HÀNH CÙNG CỘNG SẢN. Còn Phật giáo chỉ Đồng hành với Dân tộc và những ai, bất kể họ là ai, nếu biết đại đoàn kết dân tộc, tất nhiên là hòa đồng đồng hành với nhau.

Bằng chứng là Phật giáo và trong đó các lãnh đạo Phật giáo thời kỳ 1963 đã không cần, không muốn nhưng VC vẫn phải muốn vinh danh, năn nỉ và muốn đồng hành là để VC có thể chứng minh VC đồng hành cùng Phật giáo và Dân tộc.

TBT_NgPhuTrong_Ben16_Jan2013

(trái) Nhóm công tác hỗn hợp vòng III của Vatican tại Việt Nam - Feb 2012. (giũa) Giáo Hoàng Benedict 16 đón tiếp Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng Jan 2013. (phải) Giáo Hoàng Francis I tiếp Chủ tịch Quốc Hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng 22 Mar 2014.

Còn Công giáo thì một mặt chúng vẫn chửi bới VC nhưng một mặt chúng lại năn nỉ để đường đồng hành cùng Cộng sản tại Việt nam.

Tôi hỏi Lữ Giang, ai đã năn nỉ để được Đồng hành với VC ?

Giác Hạnh

D. Bài của Trần Quang Diệu

Không nên hận thù PG và những nhà sư PGVN -
vì họ vốn là những nạn nhân

Trần Quang Diệu

Kính thưa quý vị,

Đọc nội dung phản biện của ông Duyên Sinh và xuyên qua lập luận của ông Giác Hạnh?

Thật vậy, theo sự biết của tôi, lập mệnh trong các thư tịch của Phật giáo, mục đích với sự thị hiện vào đời sau khi tu chứng của Sakya Muni Buddha là nhắm vào ý hướng biểu thị tinh thần mà thuật ngữ Phật giáo gọi là "Khai Thị Chúng Sanh Ngộ Nhập Phật Tri Kiến" chứ không phải là sự thiết lập nên một đoàn ngũ nhân sự để tự đặt ra trước mặt mình những đối tượng như kẻ thù (vì là "Nhất Thiết Chúng Sanh Giai Hữu Phật Tánh"), xem các sắc dân khác như là "những dân tộc đáng ghét", "dị giáo", "phù thủy" v.v... đoạn tỏ ra hung hiểm, ác ôn, diệt chủng = "làm cho lưỡi gươm của Ta say máu" (Lời Chúa trong Kinh Thánh) để rồi tàn sát, chém giết nhân sinh như Kinh Thánh đã có "dạy", và Giáo hội Vatican Hoàn vũ cũng đã từng làm.

Những "Vatican kiều" gốc Việt không có quyền hận thù PG và những nhà sư PGVN - mà họ vốn là những nạn nhân vô tiền khoáng hậu bởi những giáo giặc ngoại bang từ hồi thế kỷ 19, và mấy anh em của một gia đình tam đại Việt gian Ngô Đình Diệm trong giữa thế kỷ 20.

Ngoài thái độ dây dưa, cù nhầy của con chiên Lữ Giang, hành động vu khống ngông cuồng của Liên Thành từ dúm âm binh (?) khi nó nói rằng "Thích Trí Quang" mà lại có thể là "Tội Đồ Dân Tộc" (sic) thì đấy quả là hành động mang tính khí như là tâm cảnh tha bang dị chủng muốn khuấy lên và lập lại cảnh tượng "nồi da xáo thịt" (bì oa chử nhục) trên quê hương đất nước dân tộc Việt?

Ai là những người mang tâm hồn vốn dĩ chúng ta có quốc gia, và với tinh thần dân tộc thì những người Việt Nam đó cần phải nhất tề đứng lên quyết tâm phản đối?

Trân trọng,

Trần Quang Diệu

 


Phụ Đính:

Sent: Friday, April 04, 2014 11:02 AM
To: lugiang2003@yahoo.com
Subject: [ChinhNghiaViet] Một cuộc “đồng hành” thảm bại!

Một cuộc “đồng hành” thảm bại!

Lữ Giang

Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Nhà Nước (1984 – 2014) đã viên tịch hôm 28.3.2014 tại chùa Vạn Đức, Thủ Đức, Sài Gòn, hưởng thọ 98 tuổi, hạ lạp 69 năm.

Báo chí trong nước viết nhiều về ông, nhưng các cơ quan truyền thông hải ngoại ít biết đến ông. Có người còn hỏi: Thích Trí Tịnh là ông nào?

Thích Trí Tịnh là một trong bốn nhân vật lãnh đạo Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang đã đưa giáo hội này sáp nhập vào Giáo Hội Phật Giáo Nhà Nước năm 1981 và đặt dưới sự lãnh đạo của Mặt Trận Tổ Quốc. Lúc đó Thích Trí Tịnh đang là Phó Viện Trưởng Viện Hóa Đạo của Giáo Hội Ấn Quang. Ba tăng sĩ khác là Thích Đôn Hậu, Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống; Thích Trí Thủ, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, và Thích Minh Châu, Tổng Thư Ký Viện Hóa Đạo. Cả ba vị này đã qua đời. Tại sao bốn vị lãnh đạo này lại đem Giáo Hội Ấn Quang sáp nhập vào Giáo Hội Nhà Nước? Trả lời câu hỏi này sẽ giúp chúng ta hiểu được tại sao trong chiến tranh Việt Nam, Phật Giáo lúc nào cũng dính liền với Đảng CSVN và cho đến nay, nhóm Giao Điểm Phật Giáo ở hải ngoại vẫn coi việc làm công cụ cho Đảng CSVN như là “đồng hành với dân tộc”!

CỘNG SẢN TƯƠNG KẾ TỰU KẾ

Dựa theo phong trào chấn hưng Phật Giáo do Pháp phát động để ru ngủ phong trào chống Pháp, năm 1932, Bác Sĩ Lê Đình Thám đã đứng ra thành lập Hội An Nam Phật Học ở Huế, và năm 1934 ông cùng với Thích Mật Thể lập Trường An Nam Phật Học ở chùa Trúc Lâm và rước Hòa Thượng Thích Trí Độ từ Bình Định ra làm Giám Đốc.

Năm 1945, khi Việt Minh cướp chính quyền, Thích Trí Độ trở thành Hội Trưởng Hội Phật Giáo Cứu Quốc Trung Ương của Việt Minh, còn Lê Đình Thám quay về Quảng Nam làm Chủ Tịch Ủy Ban Hành Chánh Kháng Chiến Miền Nam Trung Bộ ở Liên Khu V. Lúc đó người ta mới tóa hỏa ra Thích Trí Độ và Bác sĩ Lê Đình Thám là hai đảng viên cao cấp của Đảng CSVN!

Dĩ nhiên, các tăng sĩ, cư sĩ và Phật tử được họ đào tạo từ 1934 đến 1945 hay các đệ tử của họ đều đi theo Việt Minh, chẳng hạn như Thích Mật Thể, Thích Trí Quang, Thích Trí Nghiễm tức Thích Thiện Minh, Thích Huyền Quang, Thích Pháp Dõng, Thích Pháp Tràng, Thích Pháp Long, Thích Huệ Quang, Thích Trí Truyền, Thích Trí Thủ, Thích Trí Tịnh, Võ Đình Cường, Tống Hồ Cầm, v.v. Phật Giáo dính liền với Đảng CSVN qua đường dây này.

[Xem thêm trong Phật Giáo Việt Nam Sử Luận (tập III) của Nguyễn Lang tức Thích Nhất Hạnh]

PHẬT GIÁO VÀ CỘNG SẢN LÀ MỘT?

Năm 1946, khi đang làm Chủ Tịch Ủy Ban Hành Chánh Kháng Chiến Miền Nam Trung Bộ ở Liên Khu V, Bác sĩ Lê Đình Thám đã tập họp các thanh niên Phật tử vào Đoàn Phật Học Đức Dục ở Bồng Sơn, Bình Định, để giảng dạy về “Phật Giáo và nền dân chủ mới, coi con đường của chủ nghĩa cộng sản và con đường của Phật Giáo và là một, với mục tiêu thúc đẩy các thanh niên Phật tử gia nhập Đảng Cộng Sản và tham gia kháng chiến. Tập Đạo Phật và Nền Dân Chủ Mới do Nguyễn Hữu Quán biên soạn được coi là tài liệu học tập. Tư tưởng đó đã ăn sâu vào tâm trí của một số tăng sĩ và Phật tử trong suốt cuộc chiến và vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Sau đây là một vài thí dụ cụ thể:

Ngày 3.6.1966, Đại Đức Thích Nhất Hạnh đang ở Pháp thì được một nhóm phản chiến của Mỹ mời qua thăm Hoa Kỳ. Nhân dịp này, ông đã công bố chủ trương 5 điểm của Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang như sau:

- Chính phủ Nguyễn Cao Kỳ từ chức.

- Quân đội Mỹ rút lui.

- Ngưng oanh tạc Bắc Việt.

- Ngưng các cuộc hành quân tại miền Nam Việt Nam.

- Mỹ phải giúp lập chính thể dân chủ và tái thiết miền Nam không điều kiện.

Năm điểm đòi hỏi này giống hệt 5 điểm đòi hỏi của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.

Năm 1967, Đại Đức Thích Nhất Hạnh cho xuất bản cuốn Việt Nam, Lotus in a Sea of Fire, a Buddist Proposal for Peace” (Việt Nam, Hoa Sen trong Biển Lửa, một Đề Nghị Hòa Bình của Phật Giáo) để lên án Hoa Kỳ, VNCH và yểm trợ MTGPMN.

Tháng 10 năm 1970, Thượng Tọa Thích Thiện Minh cầm đầu một Phái Đoàn Phật Giáo Việt Nam qua Nhật Bổn dự Hội Nghị Thế Giới về Tôn Giáo và Hòa Bình họp tại Kyoto từ 16 đến 22.10.1970. Phái đoàn này gồm có Thượng Tọa Thích Thiện Minh, Thượng Tọa Thích Huyền Quang, Thượng Tọa Thích Minh Tâm, Đại Đức Thích Nhất Hạnh (phát ngôn viên) và hai cư sĩ Ngô Văn Giáo và Vĩnh Bữu. Tại hội nghị, phái đoàn đã đưa ra một đề nghị 6 điểm của Phật Giáo Việt Nam giống hệt bản tuyên bố của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Phái đoàn Đan Mạch đã hỏi tại sao Phật Giáo Việt Nam chỉ đòi quân đội Mỹ rút mà không đòi tất cả các quân đội ngoại nhập phải rút, trong đó có cả quân đội Cộng Sản miền Bắc, Phái đoàn Phật Giáo Việt Nam không trả lời được.

Trong cuộc meeting mừng giải phóngngày 15.5.1975, Hòa Thượng Mãn Giác đã đọc một bài diễn văn rất thống thiết, trong đó có những đoạn như sau:

“Trong những năm dài sống dưới ách nô lệ thực dân mới, Phật Giáo chỉ nuôi một ước vọng sâu kín: độc lập và thống nhất...

“Ngày nay, ước vọng đó đã hiện thực. Hiện thực ấy ngày càng rõ nét trong đời sống dân tộc, làm vang vọng lời xác quyết của Hồ Chủ Tịch “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”... Bác Hồ kính yêu đã thay lời tổ tiên nói lên...”

“Cuộc đấu tranh của Phật Giáo cho nền thống nhất tổ quốc cùng là một với cuộc đấu tranh vì CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ..."

Sau đó, chính Hòa Thượng Trí Thủ, Viện Trưởng Viện Hoá Đạo Ấn Quang, Hoà Thượng Trí Tịnh, Viện Phó và Thượng Toạ Minh Châu, nguyên Tổng Thư Ký, đem Giáo Hội Ấn Quang sáp nhập thành Giáo Hội Phật Giáo Nhà Nước. Trong lễ ra mắt Giáo Hội này hôm 7.11.1981 tại Hà Nội, Thượng Tọa Trí Thủ đã nhân danh Chủ Tịch Hội Đồng Trị Sự của Giáo Hội đọc một bức thư gởi Chủ Tịch Hội Đồng Nhà Nước Trường Chinh, trong đó có đoạn như sau:

Suốt ba mươi năm chống Pháp, chống Mỹ, nhiều chùa là cơ sở của cách mạng,nhiều tăng ni tạm thời rời bỏ Thiền môn, hăng hái tòng quân đánh giặc cứu nước. Bác Hồ dạy: “Không gì quý hơn độc lập tự do!”, toàn thể tăng ni và Phật tử Việt Nam ghi lòng tạc dạ lời dạy đó của Bác, nhận thức rõ lý tưởng giải thoát của người tu hành không thể tách rời sự nghiệp giải phóng dân tộc, do Hồ Chủ Tịch và Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo.”

Mới đây, nhật báo Nhân Dân điện tử của Đảng CSVN số ra ngày 29.3.2013 đã đăng bài “Tôn giáo chân chính đồng hành cùng dân tộc” của Trần Chung Ngọc, một trong các lãnh tụ của nhóm Giao Điểm, đã nhắc lại những thành tích mà Phật giáo đã góp phần với Đảng CSVN trong chiến tranh như “nhiều chùa đã trở thành nơi nuôi giấu, nhiều tu sĩ bỏ áo cà sa đi theo kháng chiến, Giả từ thiền viện lướt binh đao… và coi đó là đồng hành cùng dân tộc!

CHUYỆN TRÍ THỦ VÀ TRÍ TỊNH

Trong hai ngày 12 và 13.2.1980, do sự lèo lái của Ban Tôn Giáo Chính Phủ và Mặt Trận Tổ Quốc, đại diện một số tổ chức Phật Giáo Trung, Nam, Bắc đã họp tại Sài Gòn và thành lập Ban Vận động Thống nhất PGVN. Ban này gồm có hai ban là Ban Chứng Minh và Ban Thường trực Ban Vận động TNPGVN. Người ta thấy có bốn nhân vận lãnh đạo cao cấp của Giáo Hội Ấn Quang trong hai ban này là Thích Đôn Hậu, Thích Trí Thủ, Thích Trí Tịnh và Thích Minh Châu. Thích Trí Thủ làm Trưởng Ban, Thích Trí Tịnh làm Phó còn Thích Minh Châu làm Chánh Thư Ký.

Một đại hội Phật Giáo đã được tô chức tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, từ 4 đến 7.11.1981 với sự tham dự của 165 đại biểu thuộc 9 tổ chức Giáo hội và hệ phái Phật Giáo, trong đó có Giáo Hội Ấn Quang. Đại hội đã thành lập hai hội đồng, Hội đồng Chứng minh và Hội đồng Trị sự, mỗi hội đồng có 50 thành viên. Thượng Tọa Trí Thủ làm Chủ Tịch Hội đồng Trị sự, Thượng Tọa Trí Tịnh làm Phó, còn Thích Đôn Hậu làm Đệ Nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám Luật Giáo trong Hội đồng Chứng Minh.

Một câu hỏi được đặt ra: Thích Trí Thủ và Thích Trí Tịnh có liên hệ với Việt Cộng như thế nào mà được Đảng CSVN tín nhiệm và giao cho những nhiệm vụ quan trọng như vậy?

Khi Việt Minh cướp chính quyền năm 1945, Thích Trí Thủ thành lập hội Phật Giáo Cứu Quốc Trung bộ và Thừa Thiên, và cho người đi khắp các tỉnh thành lập hội Phật Giáo Cứu Quốc tại mỗi tỉnh để ủng hộ Việt Minh. Thích Trí Thủ còn xuất bản nguyệt san Giải Thoát làm cơ quan tuyên truyền cho Việt Minh. Sau đó, ông đắc cử Đại biểu Hội đồng nhân dân Thừa Thiên và được chính quyền Cách Mạng mời đến Trung Bộ Phủ giao quyền quản lý các chùa chiền ở Huế và Thừa Thiên. Ngoài ra, chúng tôi không có tài liệu nào khác về cuộc đời hoạt động chính trị của ông.

Trường hợp của Thích Trí Tịnh hoàn toàn bí mật. Ông sinh năm 1917 tại làng Mỹ Luông, tỉnh Sa Đéc. Năm 1937 ông thọ giới với Hòa Thượng Hồng Xứng ở chùa Vạn Linh trên núi Cấm. Năm 1940 ông ra Huế học Trường An Nam Phật Học của Thích Trí Độ. Từ đó, không thấy ông thàm gia vào hoạt động chính trị nào. Cho đến năm 1976, khi Giáo Hội Ấn Quang bắt đầu chống lại chính quyền, ông được cử làm Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Lúc đó người ta mới biết ông là người của Đảng CSVN. Khi ông qua đời, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tặng thưởng ông Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc Lập hạng nhất, Huy chương Vì sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

TÌM NỘT LỐI THOÁT?

Cuộc “đồng hành” của Phật giáo với Đảng Công Sản từ 1932 đến nay thường được biện minh bằng những lý do sau đây:

(1) Con đường của chủ nghĩa cộng sản và con đường của Phật Giáo là một.

(2) Mục tiêu đấu tranh của Cộng Sản và của Phật giáo là một: Vì Chủ Nghĩa Xã Hội!

(3) Đồng hành với Đảng Cộng Sản là đồng hành với dân tộc.

Nhưng các nhà lãnh đạo Phật giáo đã bị đánh lừa!

Ngày nay chủ nghĩa cộng sản đã bị chính người cộng sản hủy bỏ vì sự hoang tưởng của nó. Đảng CSVN chưa bao giờ coi Phật giáo như là một tổ chức “đồng hành” với họ mà chỉ coi Phật giáo như một công cụ. Thích Trí Độ, Thích Minh Châu, Thích Trí Thủ, Thích Trí Tịnh… không phải là người của Phật giáo mà là cán bộ cộng sản được cài vào các tổ chức Phật giáo để biến Phật giáo thành công cụ. Kết quả: “Cách mạng” thành công nhưng Phật giáo trắng tay!

Để che đậy những thất bại thê thảm này, một phong trào đánh phá Thiên Chúa Giáo đã được phát động rất rầm rộ, tố cáo Thiên Chúa Giáo là tay sai ngoại bang, còn Phật giáo làm tay sai cho Cộng Sản là “đồng hành với dân tộc"! Đó chỉ là cách chạy tội. Như chúng tôi đã nói nhiều lần, lối thoát duy nhất của Phật giáo là trở về với con đường giải thoát của Đức Phật.

Ngày 3.4.2014

Lữ Giang