Lấy Dân Làm Gốc

Lấy Dân Làm Gốc

Nguyễn Hồng Trân

http://sachhiem.net/LICHSU/N/NgHgTran_TS03.php

19-May-2013

“LẤY DÂN LÀM GỐC”

- CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH LUÔN COI TRỌNG HÀNG ĐẦU.

Cả cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ xuất phát từ tình cảm thương dân, yêu nước, ghét ngoại xâm và bọn phản bội. Bác đã đi khắp đó đây và đã nhìn xa thấy rộng được nhiều vấn đề thực tế về những hoạt động thành công và thất bại ở nhiều nước trên thế giới để rút ra kinh nghiệm, bài học quý giá vận dụng vào đất nước mình. Trong đó có bài học phải “lấy dân làm gốc”.

Bác Hồ với nông dân

Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm một nhà dân. Ảnh http://www.quynhluuonline.com.vn

Quan điểm “lấy dân làm gốc” của Người cũng là xuất phát điểm của mọi chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta. Đồng thời, đó cũng là cơ sở mà cán bộ, đảng viên, nhất là các vị chức trách lãnh đạo xã hội cần phải thấm nhuần để rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng của mình.

Tìm hiểu quan điểm “lấy dân làm gốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta thấy có những điểm tương tự với quan điểm trước đây của Nho gia. Nhưng so với tư tưởng của Nho gia thì quan điểm “lấy dân làm gốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh có những điểm giống nhau và khác nhau về căn bản.

Những điểm giống với quan điểm của Nho gia là:

1- Thái độ coi trọng dân, thấy được sức mạnh to lớn của dân.

Về điều này, Nho gia thấy được một điểm hết sức quan trọng là: “Dân là gốc nước, gốc vững, nước yên” (Dân duy bang bản, bản cố, bang ninh). Điều đó được nói trong sách Kinh Thi. Hoặc: “Đường lối được dân chúng thì được nước, mất dân chúng thì mất nước” (Đạo đắc chúng tắc đắc quốc, thất chúng tắc thất quốc)  (Theo sách Đại học, Nxb Khoa học Xã hội, 1991 tr.119) 

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng có quan điểm tương tự như Nho gia, khi Người nói: “Trong bầu trời không có gì quý hơn bằng nhân dân. Trong thế gian không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”  (Theo Báo Nhân dân ngày 21-5-1990)

2- Quan tâm đến đời sống của dân.

Nho gia yêu cầu các bậc trị quốc phải bảo đảm cho người dân có đời sống tối thiểu để họ: “ngẩng lên đủ để phụng dưỡng cha mẹ, cúi xuống đủ để nuôi sống vợ con” (sử ngưỡng túc dĩ sự phụ mẫu, phủ cập, dĩ sức thê tử) (Theo Nguyễn Đăng Thục. Lịch sử triết học phương Đông tập II Nxb T.p Hồ Chí Minh, 1991 tr.61) 

Đây cũng là quan điểm cơ bản trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi người xác định trách nhiệm của Đảng và Chính phủ trong việc đề ra và thực hiện các chính sách. Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói, dân rét, dân dốt, Đảng và Chính phủ có lỗi.

(Theo sách:Thế hệ trẻ Việt Nam sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại, Trung ương Đoàn ấn hành, 1986 tr.32)

3- Phải gần dân, đối xử đúng mức với dân.

Kinh Thư viết: “Đối với dân nên gần, không nên coi là thấp hèn” (dân khả cận, bất khả hạ). Khổng Tử nhắc nhở những người cầm quyền: “Sai khiến dân phải cẩn thận như điều hành một cuộc tế lễ lớn” (Sử dân như thừa đại lễ).

Tác phong gần gũi nhân dân là nét tính cách tiêu biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sinh thời, Bác hay đi thăm hỏi đồng bào, tìm hiểu đời sống của nhân dân ở nhiều địa phương. Có như thế mới hiểu được thực tế đời sống và nguyện vọng của dân.

Bác luôn giáo dục cán bộ, đảng viên không được có tác phong quan liêu, cuộc sống quan cách xa rời nhân dân.

4- Lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ

(Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc).

Đây là một phương châm sống cao thượng của những nhà Nho chân chính. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn thể hiện quan điểm này trong toàn bộ hoạt động cũng như đời sống của Người. Bác chăm lo cho tất cả mọi người nhưng không bao giờ đòi hỏi đãi ngộ cho riêng mình. Làm việc gì, sống như thế nào, bao giờ Bác cũng nghĩ đến dân trước hết.

Những điểm khác với quan điểm của Nho gia là:

1)- Thái độ đối với người dân, nhất là người lao động chân tay và cách sống gần dân.

Không như Nho gia xếp thiên hạ thành hai loại: Thượng trí và hạ ngu. Thượng trí là tầng lớp cầm quyền, trí thức, còn hạ ngu là hàng dân lao động chân tay. Quan điểm Nho gia cho rằng hai loại người này đã an bài trong xã hội (Duy thượng trí hạ ngu bất di). Ngoài ra trong nghề nghiệp họ còn phân biệt nghề sang, nghề hèn và phân biệt đối xử.

Ngược lại với quan điểm trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất tôn trọng nhân dân. Người thường nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải luôn luôn học hỏi nhân dân, học tập kinh nghiệm sáng tạo của quần chúng,   Người tôn trọng tất cả mọi người lao động và tất cả các nghề trong xã hội.

Trong Di chúc, Người viết: “Phải gìn giữ Đảng ta thật trong sạch, xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.

Ngược lại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với mọi người như người cha, người bác, người anh gần gũi. Bác ở trong căn nhà sàn giản dị, trang phục của Bác hàng ngày cũng bình dân.

Điều Bác muốn nói là: cán bộ lãnh đạo mà biết sống giản dị, tiết kiệm, trong sạch, biết nghĩ đến dân và vì dân mà sống thì đó là cái phúc của dân.

2)- Mục đích “lấy dân làm gốc”.

Mục đích của Bác khác với Nho gia ở chỗ không phải để xoa dịu lòng dân mà giữ gìn địa vị của mình mà quan điểm “lấy dân làm gốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là để giải phóng người dân thoát khỏi tình trạng bị nô lệ về chính trị, bị kiệt quệ về kinh tế, bị tối tăm về tinh thần, tư tưởng, văn hóa, giáo dục do xã hội cũ gây nên.

Người viết trong di chúc:

Tôi chỉ có ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta hoàn toàn được độc lập, dân ta hoàn toàn được tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.

3)- Sự hiện thực hóa quan điểm “lấy dân làm gốc”.

Quan điểm của Nho gia chỉ có ý nghĩa trên diễn đàn, học thuật, không được giới cầm quyền đương thời thi hành, vì đụng chạm đến quyền lợi của chúng. Đâu có như Khổng Tử mong muốn là “hữu giáo vô loại” (có một nền giáo dục không phân biệt đẳng cấp).

Ngược lại, quan điểm “lấy dân làm gốc” hay lý tưởng sống vì dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được thể hiện bằng chính hoạt động của Người. Người không chỉ nói mà còn làm. Người suốt đời phấn đấu không ngừng cho đời sống chính trị cũng như đời sống kinh tế và văn hóa - giáo dục của nhân dân ta không ngừng được cải thiện và nâng cao.

Trên đây là một số điểm cơ bản về quan điểm “lấy dân làm gốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà chúng tôi đã nêu lên trong sự so sánh tương đối với tư tưởng của Nho gia. Từ những suy nghĩ trên đây, chúng tôi mong muốn một điều là:

phương thức để học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh không chỉ là thi tìm hiểu có tính chất sách vở, hoặc thi kể chuyện về Người, mà chủ yếu là bằng hành động cụ thể của mỗi người.

-- o0o --

Đáng tiếc là, hiện nay một bộ phận cán bộ đang làm ngược lại những điều Bác răn dạy về phẩm chất, đạo đức của người cán bộ cách mạng.

- Họ quan liêu, cửa quyền, không hiểu gì tình hình thực tế của dân để “lo trước cái lo của dân, vui sau cái vui của dân” như Bác Hồ nói.

- Họ sống xa hoa, phè phỡn, thậm chí còn có lối sống vương giả bằng những nguồn thu nhập bất chính, trong khi còn nhiều người dân chưa thoát khỏi đói nghèo. Những đức tính như cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư – những nét tính cách tiêu biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh – đã dần dần xa lạ đối với họ.

Rất mong, qua những đợt vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” như thế này, những hiện tượng tham nhũng, quan cách, sách nhiễu sẽ bị thanh lọc dần, để mỗi người cán bộ, đảng viên được dân quý trọng và tin tưởng.

Và như vậy, việc tìm hiểu quan điểm “lấy dân làm gốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người không chỉ dừng lại trên lý thuyết, diễn đàn, hội thảo… mà phải được các tầng lớp chức trách lãnh đạo xã hội thực hiện có hiệu quả trên mọi lĩnh vực đời sống của nhân dân. Có như thế  mới thực sự hiểu được ý nghĩa sâu sắc của vấn đề lấy dân làm gốc.

 

Nguyễn Hồng Trân

(cựu GV trường Đại học Khoa học Huế)

Phụ Bản:

Những mẩu chuyện về tấm gương đạo đức HCM

BBT Văn Phòng ĐĐBQH & HĐND tỉnh Bạc Liêu - Sưu tầm

http://dbnd.baclieu.gov.vn/vpdbqhhdnd/

 

Thứ Tư, 21/11/2012, 09:30

Những câu chuyện kể về Bác - Kỳ 1

Việc chi tiêu của Bác Hồ; Bác Hồ tăng gia rau cải; Câu chuyện về 3 chiếc ba lô; Không ai được vào đây; Bát chè sẻ đôi; Một bữa ăn tối của Bác; Thời gian quý báu lắm; Chú còn trẻ chú vào hầm trú ẩn trước đi; Bác có phải là vua đâu; Từ đôi dép đến chiếc xe ôtô.

Bác tăng gia sản xuất ở chiến khu Việt Bắc

Những câu chuyện kể về Bác - Kỳ 2

Bữa cơm kháng chiến; Quyền lao động của Bác; Ai ăn thì người ấy trả tiền; Quả táo Bác Hồ cho em bé; Mừng cho các cháu Bác càng thương nhớ mẹ; Không có việc gì khó; Đạo đức người ăn cơm; Gương mẫu tôn trọng luật lệ; Bác Hồ thích món ăn gì nhất; Không phải là siêu nhiên.

Bác Hồ cùng nhân dân tát nước chống hạn ở cánh đồng Quang Tó, xã Đại Thanh, tỉnh Hà Tây năm 1958

Những câu chuyện kể về Bác - Kỳ 3

Bác hát bài anh hùng xưa nay; Kiên trì chống lại tuổi già và bệnh tật; Điều Bác Hồ yêu nhất, ghét nhất; Người Pháp - người Mỹ nói về Bác; Chú sang xông nhà cho Bác; Nước nóng - nước nguội; Chú ngã có đau không; Ăn no rồi hãy đến làm việc; Tấm lòng của Bác Hồ với chiến sĩ; Chú để Bác thuyết minh cho

Bác Hồ trò chuyện cùng các cháu thiếu nhi Tiệp Khắc và Việt Nam năm 1957

Những câu chuyện kể về Bác - Kỳ 4

Đây là cánh cửa hòa bình; Tấm ván lát đường; Lời khuyên của một lão nông; Bác Hồ với dân tộc Phù Lá; Con đường Tuổi trẻ; Đồng báo Thái Bình tăng gia thì khá nhưng tiết kiệm thì phải đánh dấu hỏi; Vườn rau ao cá của Bác; Người hai lần được may áo cho Bác Hồ; Bữa cơm trên tàu với Bác; Bác Hồ tới thăm các cháu đó.

Bác đang cùng bà con nông dân thử nghiệm máy cấy mới ở ngoại thành Hà Nội năm 1961

Những câu chuyện kể về Bác - Kỳ 5

Bác Hồ trong lòng đồng bào Tây Bắc; Hạnh phúc lớn lao nhất của đời tôi; Câu chuyện xây dựng hội trường; Quà của Bác Hồ tặng các cháu; Các chú bộ đội cũng phải biết hát; Chuyện ở hội trường Đại hội Đảng lần thứ III; Thế là ta đẹp chung; Tấm lòng Bác bao dung tất cả; Hỏi ông Bộ trưởng; Nếu còn sử dụng được thì cố mà tận dụng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc diễn văn khai mạc Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Ðảng ngày 05.09.1960

Những câu chuyện kể về Bác - Kỳ 6

Ai thích đi nhanh thì đổi xe mới; Trở lại Pác Bó; Gà vùng nào hợp với vùng ấy; Phong cách ứng xử thân tình; Phê phán căn bệnh hình thức chủ nghĩa; Bữa ăn tập thể; Để Bác thuyết minh cho; Đạo đức người ăn cơm; Ngăn nắp và trật tự; Chú làm như thế là không được.

Bác Hồ về thăm lại đồng bào Pác Pó, năm 1961

Những câu chuyện kể về Bác - Kỳ 7

Trường học của Bác; Bác về thăm nhà máy bóng đèn phích nước Rạng Đông; Người lãnh đạo cần nắm vấn đề như thế nào; Bác không đến thăm những gia đình như gia đình cháu thì còn thăm ai; Những lần gặp Bác; Người đội viên danh dự của Đội TNTP Lê Nin Liên Xô; Bác với miền nam; Quà Bác tặng miền nam; Ngày tết nội vụ cũng phải gọn gàng; Để Bác quạt

Bác Hồ thăm Cty cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông ngày 28-4-1964

Những câu chuyện kể về Bác - Kỳ 8

Gặp Bác ở hồ chứa nước Suối Hai; Để Bác giới thiệu cho; Bác Hồ trên đồi Yên Lập; Thăm nhà máy dệt mới khánh thành; Câu chuyện về cây bụt mọc; Cây đa kiên trì; Những kỷ niệm sâu đậm nhất; Đi thăm miếu Khổng Tử; Câu chuyện về chiếc tàu phá thủy lội mang biệt hiệu T5 và tấm lòng của Bác; Bác Hồ với thiếu nhi thủ đô

Bác Hồ vui tết Trung thu với các cháu thiếu nhi Hà Nội và Quốc tế, ngày 27-9-1958

Những câu chuyện kể về Bác - Kỳ 9

Những vị khách tí hon; Mênh mông quá; Nhà Bác không có thỏ đâu; Một chuyến thăm ba bài học; Hai lần gặp Bác; Thấu hiểu phong tục của một dân tộc; Cháu tập đàn một tay có khó lắm không; Bác mong có nhiều Cốc hơn nữa; Bác đến; Tấm lòng Bác Hồ với chiến sĩ phòng không.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm các chiến sĩ lực lượng phòng không bảo vệ thủ đô năm 1966

Những câu chuyện kể về Bác - Kỳ 10

Kiên trì chống lại tuổi già và bệnh tật; Những tấm huân chương cao quý; Bác nhớ các cháu thiếu niên dũng sĩ miền nam; Giờ này miền nam đang nổ súng; Biển cả do cái gì tạo nên; Tục lệ tốt đẹp; Bác tặng quà; Bài báo "Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân"; Câu chuyện Bác đi thăm rừng Cúc Phương; Thế các chú có biết Văn phòng TW xây dựng ở chổ nào thì tốt nhất không.

Bác Hồ thăm một đơn vị Quân đội miền Nam tập kết năm 1957

Những câu chuyện kể về Bác - Kỳ 11

Câu hát ví dặm; Chai mật ong do Bác tặng; Bác rất yêu quý các cháu miền nam; Chiếc rễ đa tròn; Miền nam ở trong trái tim tôi; Bỏ thuốc lá; Bài học về sự tiết kiệm; Trên giường bệnh; Món quà của MaiĐơLen RiPhô; Bác Hồ với chiến sĩ người dân tộc; Tấm lòng của Bác với thương binh liệt sĩ

Bác Hồ chung vui với các em nhỏ trong ngày Quốc tế thiếu nhi năm 1969

Những câu chuyện kể về Bác - Kỳ 12

Hò hét mà không làm; Bác không hỏi chú, Bác hỏi nhân dân; Bác dạy một người làm tướng; Lộc bất tận hưởng; Chú làm chủ tịch, để Bác làm thứ trưởng; Bác dạy trẻ; Nhân dân ăn thế nào Bác cũng ăn như thế; Những khuyết điểm kể trên là lỗi tại tôi; Một năm hai lần đến thăm trại giam

Bác Hồ thăm xưởng cơ khí Nhà máy ô tô 1-5, tháng 12-1963

Những câu chuyện kể về Bác - Kỳ 13

Như thế là Bác dạy chúng ta; Quà tặng của Bác; Chủ tịch nước xưng “cháu” với dân; Câu chuyện cái giường của Bác; Dân chủ mà thành “quan chủ”; “Ông kiến” nhà sàn của Bác; Vẽ ảnh Bác Hồ; Cán bộ đấy; Tâu bệ hạ; Đừng buộc mọi người phải làm theo ý mình

Ngôi nhà sàn đơn sơ của Bác

Những câu chuyện kể về Bác - Kỳ 14

Trị cái gì? sự cái gì?; Căn buồng người thợ điện; Một mình Bác có 4 “chánh văn phòng”; Năm ấy Bác Hồ không đi thăm rừng Cúc Phương; Vấn đề là phương pháp; Chia ngọt sẻ bùi; Ta không ăn thì đồng bào ăn; Chú mặc cũng như tôi mặc; Không nên có ít mà hưởng cả; Nhớ một lần Bác đến thăm

Bác Hồ thǎm đại biểu giáo viên toàn miền Bắc năm 1958

Những câu chuyện kể về Bác - Kỳ 15

Sông có thể cạn, núi có thể mòn…; Bách niên giai lão; Từ cái học đến cái ăn; Lần đầu gặp Bác; Được Bác cảm ơn; chưa được Bác khen; Cho anh em nghỉ, không mỏi; Chú là Hiểu mà lính của chú ít hiểu; Bác không thích “cưỡi ngựa xem hoa”; Quà Bác tặng miền nam;Tấm ảnh chụp chung

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm bộ đội diễn tập năm 1957

Những câu chuyện kể về Bác - Kỳ 16

Gặp Bác trong khu rừng già; Bác Hồ làm công tác dân vận ở Tân Trào; Bác thăm chiến sĩ đảo Vạn Hoa; Một kỷ niệm về Bác; Bát cháo chia ba; Nhớ lời Bác dạy; Việc này chú Văn phụ trách; Đôi chân Bác; Còn dân còn nước; Không cứ phải là đảng viên

Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sỹ ở Chiến khu Việt Bắc năm 1951

Những câu chuyện kể về Bác - Kỳ 17

Bác muốn biết sự thật kia; Phiên họp cuối cùng năm 1954;Không như đến cửa quan ngày trước; Câu chuyện về một con đường; Hai chiếc áo rét của Bác Hồ; “Cách mạng” theo ý Bác Hồ; Từ chiếc đồng hồ của Bác; Thi đua về lòng yêu nước thì ta thắng; Bác Hồ với Trung thu độc lập đầu tiên; Phải dân chủ với dân

Bác Hồ nói chuyện với đại biểu dự Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II năm 1956, tại Nhà hát Lớn Hà Nội

Những câu chuyện kể về Bác - Kỳ 18

Chú trả lời cho rõ hơn; Tấm lòng của Bác; Một ngày thu không thể quên; Các dân tộc phải tiếp tục đoàn kết; Đánh nó xong rồi ta phải làm gì?; Chữ quan liêu viết như thế nào; Bác phải làm việc nhiều thì miền Nam mau thống nhất; So sánh; Bác Hồ với bộ đội ở Đền Hùng; Các chú nói có lý nhưng chưa hợp lý

Bác Hồ viếng Đền Hùng năm 1962

Những câu chuyện kể về Bác - Kỳ 19

Tháng tám năm 1945 ở Hà Nội; Chú nói đúng, nhưng chưa đủ; Tăng tiêu chuẩn cho chiến sĩ; Người Công giáo ghi ơn Bác Hồ; Bài thơ nổi tiếng của Bác Hồ căn dặn thanh niên được ra đời như thế nào?; Đảng viên là những ai; Bác Hồ là thế đấy; Biết cách và có quyết tâm; Trung với Nước, Hiếu với Dân; Đảng lo việc cho cả nước

Lễ tuyên ngôn Độc Lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội ngày 2-9-1945

Những câu chuyện kể về Bác - Kỳ 20

Bác nói về cờ Tổ quốc ta; Câu chuyện về 3 chữ "đinh"; Những lời Bác dạy đầu tiên; Phải chăm chỉ học tập; Thanh niên phải gương mẫu trong đoàn kết và kỷ luật; Kỷ luật phải nghiêm với bất kỳ ai; Sự phân công; Tiết kiệm; Từ những việc nhỏ nhất; Việc nào cũng có tầm quan trọng của nó; Tôi là người cộng sản như thế này này!

Bác Hồ tại Đại hội Đảng Cộng sản Pháp năm 1920

(nguồn:

BBT Văn Phòng ĐĐBQH & HĐND tỉnh Bạc Liêu - Sưu tầm

http://dbnd.baclieu.gov.vn/vpdbqhhdnd/ )