Cám Ơn Thực Dân Pháp? Những Tuyên Bố Của Người Công Giáo

Cám Ơn Thực Dân Pháp?

Những Tuyên Bố Của Người Công Giáo Đã Đi Vào Lịch Sử Việt Nam

Trần Quang Diệu

http://sachhiem.net/LICHSU/TR/TQD15.php

04-Jul-2012

LTS: Nếu không được nghe những lá thư phản hồi như của tác giả Trần Quang Diệu, người ta sẽ bị "nhồi sọ" bằng những câu tuyên bố lạ tai của các phần tử phản quốc. Dùng mưu chước "Tăng Sâm giết người", họ tung ra những khẩu hiệu rất phản cảm nhằm gây chú ý, rồi đưa lập luận loanh quanh, tỷ giảo khập khiễng để bào chữa cho ý tưởng đó. Sau đó họ sẽ tô đậm các khẩu hiệu như thế cho đến khi nó được số đông nghe dần đến quen thuộc. Xin bạn đọc xem thử một trường hợp sau đây của ông Vũ Linh Châu (các thư dưới cùng). (SH)


From: Tran Quang Dieu [mailto:tranquangdieu@hotmail.com]
Sent: Wednesday, July 04, 2012 1:52 AM
Subject: Cũng vẫn với ông chiên Vũ Linh Châu

Cũng vẫn với ông chiên Vũ Linh Châu

Đoạn một:

Cũng vẫn với ông chiên Vũ Linh Châu về tâm cảnh vong nô khi ông tuyến bố rằng ông “Cám Ơn Thực Dân Pháp!”. Nên nhớ, ông phải thành lòng giữ nguyên cấu trúc ban đầu bằng dấu chấm than (“!”) chứ không nên lạng quạng qua mắt độc giả khi ông chuyển hoán nó sang thành dấu hỏi (“?”), vì làm như vậy là sự dối lòng hết sức trắng trợn!.

Còn kiểu cách biện luận ra sao, cỡ nào để nhắm đến việc ông gọt giũa để ước mơ giảm thiểu trọng lượng tồi tệ cho câu tuyên bố đó, thì ở đây tôi chỉ nói ngắn gọn với ông, nhưng nó là tính chất khẳng định, dứt khoát mà nghĩ rằng không một người Việt Nam chân chính nào có thể phủ bác:

Việc liên quân Pháp và Tây Ban Nha vào buổi sáng tinh sương ngày 1.9.1858 họ khai pháo, nã đạn vào Đà Nẵng, và đặt chân đô hộ lên đất nước ta ngót gần trăm năm sau đó. Cho dù sự kiện được bào chữa bằng cách nào trên cách thức ngụy biện thông thường về một nền “văn minh” thì, câu hỏi được đặt ra cho mọi công dân xứ Việt: Cho dù là một nền “văn minh”, được xem là hấp dẫn đến mức nào chăng nữa. Nhưng nếu bảo phải đổi lấy nền “văn minh” đó bằng sự mất nước của chính mình thì chúng ta sẽ nghĩ sao? Trả lời cách nào cho tiền nhân, cho lịch sử?

Tôi nghĩ, khi ông Ngô Đình Diệm lên cầm quyền miền Nam vào năm 1954 với khẩu hiệu là ông ấy cũng nói rằng là ông “đả Thực” (đánh Thực dân Pháp). Thành ra hồi đó có rất nhiều người bị mật vụ nhà Ngô bắt và kết tội làm “gián điệp Pháp”. Vậy, tôi đố ông chiên Vũ Linh Châu này vào thời điểm đó mà dám mở miệng hay đặt bút viết một câu rằng ông “Cám Ơn Thực Dân Pháp!” mà ông có thể toàn mạng? Cho nên, đừng có bày đặt phớt lờ rồi chạy đôn sang lối rẽ khác bằng cách rinh những chuyện mà ông “cư trần lạc đạo…” (đứng giữa cõi trần, đi lầm đường - đạo - “lạc” nẻo?) ở đâu bên Canada viết tạp nham không trúng trật vào đâu vào rất nhiều người ra lây bây với tôi!

Sau đây, cũng xin dẫn một vài sự kiện “vong quốc sử” bởi đối tượng mà ông chiên Châu đã tỏ ra hướng lòng “Cám Ơn!” họ:

- “Đất nước bị cắt mất 3 tỉnh miền Đông: Biên Hoà, Gia Định, Định Tường; người ta bắt một nước đã bị xơ xác vì bao nhiêu nạn chiến tranh và chiếm đóng phải trả một số chiến phí quá đỗi nặng nề: 4 triệu đồng bạc tức khoảng 2.800.000 (hai triệu tám trăm nghìn) lượng bạc.

Tự Đức khi đọc văn bản hòa ước ấy (hòa ước năm 1862 – tqd) chỉ còn biết thở dài:

Than ôi! Nào Trẫm có làm nên tội tình gì cho đến nỗi nhân dân phải chịu một số phận tàn khốc đau thương như vậy đổ xuống trên đầu?” (1).

Rồi thì Tây Ban Nha:

“Ngày 4.11.1862, đại sứ Tây Ban Nha tại Paris gởi công hàm cho bộ trưởng Ngoại giao Pháp như sau:

“… Chính phủ của nữ hoàng rất ngoan đạo không có ý định dùng các quyền vị của mình để đòi hỏi chia phần đất đai của vua Annam nhượng…

“…Người khước từ các đất đai ấy có lợi cho nước Pháp… và nhận một sự đền bù bằng tiền mặt.

“…Chi phí lên tới 9.500.000 (chín triệu năm trăm ngàn – tqd) Francs” (2).

- Thực dân Pháp ngang ngược dùng sức mạnh vũ khí lý luận:

“Tại một số huyện thuộc các tỉnh Biên Hòa, Gia Định và Định Tường là những tỉnh đầu tiên bị Annam xâm chiếm, các dân cư người Camphuchia đã bị hoàn toàn tiêu diệt từ lâu (nhưng Thực dân Pháp cũng cướp chiếm luôn Campuchia và Lào chứ nào phải nhân đạo? tqd).

“…Những lẽ trên đây giải thích rõ vì sao, tuy không muốn gì cái chuyện áp bức nước Việt Nam một cách trái với công bằng, nước Pháp vẫn không thể đồng ý cho người ta (VN – tqd) nói đến chuyện “chuộc” lại các tỉnh đó.” (3).

Nói chung, đó rõ ràng là “lẽ phải” nằm ở kẻ mạnh. Mà kẻ mạnh ở đây là kẻ mà ông Chiên Vũ Linh Châu đã cất tiếng đề nghị nhân dân VN phải tỏ lòng “Cám Ơn!”.

Đồng thời, cả Thực dân Pháp lẫn ông Ngô Đình Diệm “anh minh” “chí sĩ” mà ông chiên Châu trách cứ những ai dám đụng tới? Xin mời độc giả nghiệm lại giùm vài trong vô số chuyện ê mình, nhức óc sau đây:

Quan niệm tự do của những người trong cái gọi là Phục Hưng Tinh Thần Ngô Đình Diệm như thế nào?: Suốt trong 9 năm (1954-1963) dưới chế độ cảnh sát trị Ngô Đình Diệm với 13 tổ chức công an và mật vụ khác nhau, trước năm 1959 báo Thời Luận của cụ Nghiêm Xuân Thiện bị công an và mật vụ đập phá tan tành. Chính cụ Nghiêm Xuân Thiện bị hành hạ đủ điều. Đầu năm 1960, báo Tự Do cho phát hành Giai Phẩm Xuân Canh Tý 1960, trên tờ bìa có hình miền Nam Việt Nam giống trái dưa hấu có 6 con chuột đang gặm nhấm và đục khoét làm cho rách mướp, tan hoang xơ xác. Ngay sau khi phát hành, báo Tự Do liền bị công an và mật vụ chiếu cố. Số phận của tờ báo này còn tệ hơn cả tờ Thời Luận: Họa sĩ Phạm Tăng, tác giả của bức hí họa, nếu không lanh chân chạy qua Cao Miên, rồi sang Ý Đại Lợi tị nạn, thì đã bị mật vụ của ông Ngô Đình Nhu thủ tiêu, cho đi gặp các ông Trình Minh Thế, Vũ Tam Anh, Hồ Hán Sơn, Nguyễn Bảo Toàn, Phạm Xuân Gia, Vương Quang Nhường, Đại tá Hoàng Thụy Năm v.v… rồi.” (4)

--------------
1) Nguyễn Xuân Thọ, Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp ở Việt Nam (1858-1897), USA, 1995, tr 67, 68).
2) Sđd, tr 76.
3) Sđd, tr 222, 223.
4) Nguyễn Mạnh Quang, Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư 1954-1963, USA, 1998, tr 255, 256.


Phản hồi của độc giả:

2012-07-05 - Ông chiên Vũ Linh Châu - các đề nghị - ngưng tranh luận - D.D Ngo - Lien Nguyen -


From: Tran Quang Dieu [mailto:tranquangdieu@hotmail.com]
Sent: Tuesday, July 03, 2012 5:32 AM
Subject: Thư, qua “Hồi Ký”có chủ đề “Cùng Anh Đi Suốt Cuộc Đời

Thư, qua “Hồi Ký” có chủ đề “Cùng Anh Đi Suốt Cuộc Đời”, của bà vợ nhà cách mạng Nguyễn An Ninh (nhũ danh Trương Thị Sáu), sinh năm 1899, qua đời năm 1983, gởi lại cho nhà trí thức “Công giáo” Vũ Linh Châu, người đã rộn lòng “Cám Ơn Thực Dân Pháp!”:

“Đi Tây (France - tqd) về lần này, anh Ninh rất ít khi ở nhà. Hết đi Biên Hòa, Bà Rịa rồi lại đi Tân An (Long An - tqd), Mỹ Tho. Anh đi khắp các vùng lục tỉnh. Những chuyến đi xa anh thường lưu lại nhà anh Mai Bạch Ngọc ở Mỹ Tho là rể của bà Sương Nguyệt Anh (con gái cụ Đồ Chiểu) hoặc nhà anh Giáo Hộ ở Bến Tranh là người đầu tiên sáng lập hiệu sách “Nam Cường” v.v…

Bọn mật thám biết anh Ninh đi hoạt động nhưng không có bằng chứng gì để bắt anh. Chúng ráo riết theo dõi anh. Trong một chuyến đi qua Bến Lức ngày 28.9.1928, trời đã về đêm, anh Ninh và anh Phan Văn Hùm đang ở nhà ga chờ xe lửa về Sài Gòn thì bọn lính đến hỏi giấy thuế thân (đất nước đã mất, cái thân nô lệ cũng không tránh khỏi bị giặc thu thuế! Thật là nhục nhã vô cùng. Thảo nào nhà cách mạng Nguyễn Thái Học đã chẳng thốt nên lời: “Không thành thân thì thành nhân” trước khi thủ cấp của mình bị giặc chém bay xuống đất – tqd). Không ngờ có tên Cai Nên biết mặt anh Ninh nên ra lệnh bắt (Vũ Linh Châu mà là đóng vai Cai Nên thì họ Vũ này cũng bắt Nguyễn An Ninh để “đền ơn” cho Pháp như thường…! - tqd). Anh Hùm xông vào đánh Cai Nên để giải vây cho anh Ninh mang tài liệu chạy thoát. Anh Hùm nhận hết về mình tội đánh lính do thái độ hống hách của Cai Nên. Bọn chúng giam anh một đêm ở “nhà việc” Bến Lức đến sáng mới giải về Sài Gòn.

Ngay đêm đó anh Ninh lội tắt ruộng về nhà. Anh báo cho tôi biết anh Hùm đã bị bắt và anh sẽ bị truy nã ngay vì chủ tâm của chúng là bắt anh về tội hoạt động Hội kín. Anh dặn tôi phải chôn giấu tài liệu và báo động cho anh em biết để đề phòng. Tắm rửa xong, anh soạn ít đồ dùng rồi đi ngay.

Đêm đó tôi hì hục dọn đống củi sau nhà xuống, đào lỗ chôn một cái khạp, cho tài liệu vào, đậy nắp trét kín miệng rồi lấp đất và chất đống củi lại như cũ.

Cả đêm tôi không ngủ, mong trời mau sáng ẵm con đi tìm anh Ninh. Đến nhà giáo sư Võ Thành Cứ, tôi được biết là đêm đó từ Hốc Môn xuống đây, anh Ninh đã bàn với anh Cứ gặp ngay luật sư Trịnh Đình Thảo để tính việc anh Ninh ra nạp mình và nhờ luật sư Thảo bào chữa trước tòa. Nghe chuyện này tôi rất lo, muốn tìm cách khuyên ngăn anh Ninh, nhưng không kịp nữa.

Bụng mang dạ chửa, tôi ẵm cháu Định đến thẳng phòng bồi thẩm để gặp anh Ninh. Tôi hỏi anh:

- Ba thằng Định có tội gì mà đi nạp mình?

Anh đáp:

- Họ sẽ buộc tội đánh lính, mình trốn thế nào rồi cũng bị bắt.

Tôi nói:

- Anh chịu ở tù thì tôi cũng ẵm con vào tù theo anh.

Anh Ninh đổi giọng:

- Tôi nói cho chị nghe, đây là chuyện hệ trọng, chứ không phải chuyện giỡn đâu. Tụi nó dám bỏ tù luôn con nít chứ không nhân từ gì đâu.

Nghe anh Ninh nói vậy, tôi biết anh đang giận, mỗi lần giận thì tiếng “má Định” thân thương được anh thay bằng tiếng “chị” lạnh lùng.

Anh Ninh bị bắt chừng một tháng thì thằng phó soái (tức Thống Đốc Nam kỳ) gởi giấy mời tôi lên gặp nó. Tôi liền đi hỏi ý kiến anh em hoạt động chung với anh Ninh coi phải giải quyết thế nào. Anh em bảo tôi cứ đi và bố trí cho anh giáo sư Bá cùng đi, lấy danh nghĩa là anh em họ đi theo làm thông ngôn cho tôi.

Đến dinh phó soái, tôi vừa viết tên đưa vô thì thằng phó soái đích thân ra mời tôi với bộ tịch niềm nở ân cần. Tôi xin nó cho em tôi đi theo để làm thông ngôn. Nó đồng ý. Vào phòng tiếp khách, nó hỏi tôi làm ăn sinh sống ra sao. Nghe tôi bảo là làm ruộng, làm rẫy để sống, nó làm bộ thương hại nói:

- Bà Ninh làm lụng cực nhọc lắm phải không?

Tôi liền trả lời:

- Tôi làm lụng quen rồi, chẳng thấy cực nhọc gì lắm.

Nó bảo:

- Người như bà Ninh thế này, vừa trẻ, vừa đẹp, phải có nhà lầu, xe hơi, có nhiều hột xoàn, ruộng đất mới xứng. Ông Ninh làm quốc sự ở tù hoài thì chẳng có lợi gì cho vợ con. Bà hãy khuyên ông Ninh ra làm quan tòa hay trạng sư gì cũng được. Tôi hứa sẽ nói với chính phủ Pháp cấp tiền bạc, ruộng đất cho bà Ninh. Bà Ninh hãy nói với ông Ninh làm quốc sự như thế là đủ rồi. Như mấy ông Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long, trước đây họ cũng làm quốc sự, bây giờ thì họ nghỉ rồi.

Thấy thằng phó soái định mua chuộc một cách trơ tráo, tôi bảo nó:

- Tôi sẽ nói lại ý kiến của ông cho chồng tôi biết. Tôi là phận đàn bà đâu có quyền xen vào công việc của chồng tôi.”

Thế rồi (…).

"Gần cuối năm 1943, một người bạn tù từ Côn Đảo về cho tôi biết tin anh Ninh hy sinh ngoài Côn Đảo từ rằm tháng bảy năm Quý Mùi, nhằm ngày 14.8.1943. Anh Ninh bị tù đày nhiều lần, ít ở nhà, việc đó tôi đã quen, nhưng khi nghe tin anh mất, tôi chưa dám tin đó là sự thật. Tôi chạy đến bót Catinat (Hãng Ba Son sau này – tqd) hỏi, lúc đó bọn mật thám mới chịu nhận là anh Ninh đã chết. Tôi quay về, đầu óc choáng váng, nửa tỉnh nửa mê. Bước vào nhà, tôi ngã vật ra giường, nước mắt tuôn trào, nghẹn nào, nức nở:

- Anh Ninh không còn nữa!”

Trần Quang Diệu trích nguyên văn.

 

From: Tran Quang Dieu <tranquangdieu@hotmail.com>
Sent: Tuesday, July 3, 2012 7:12 PM
Subject: [ChinhNghiaViet] Ông chiên Vũ Linh Châu? Bộ mặt thật của Vũ Linh Châu?

 

Ông chiên Vũ Linh Châu? Bộ mặt thật của Vũ Linh Châu?

Câu nói để đời cho dòng sử Việt của ông chiên Vũ Linh Châu là ông ta “Cám Ơn Thực Dân Pháp!”. Chưa hết, ông chiên Châu này còn hỗn độn tư tưởng bằng cách ông muốn hô hào người Phật giáo Việt Nam cũng phải “Cám Ơn Thực Dân Pháp!” như ông. Trong khi PGVN người ta hiền từ đến độ không hô hào Phật tử xuống đường trưng dẫn chứng cứ để đòi trả lại những đất đai mà giặc Pháp đã cướp để cho các giáo sĩ Vatican La mã giáo xây nhà Thờ. Chùa Báo Thiên ở  Hà  Nội bị san bằng vào năm 1883 (dưới thời Tư Đức) để xây lên “Nhà Thờ Lớn” là thí dụ điển hình.

Ông chiên “trí thức” Vũ Linh Châu có đuối lý trên mô thức phản biện về lĩnh vực lịch sử thì xin ông hãy cứ uống trà mà vui với con cháu của ông chứ đừng có ngồi mà suy đoán những chuyện tàm xàm, bá láp về tôi giùm cho!

Tôi có là Phật tử hay không Phật tử là chuyện của tôi, nhưng, việc tôi phản biện với ông, trên tư cách là người Việt Nam, và về những vấn đề liên quan đến lịch sử Việt Nam mà ở đấy: ông chiên Châu đã vô tâm đối với biết bao xương máu mà đồng bào ruột thịt đã phải đổ xuống một thời ngót gần cả thế kỷ để giành lại giang sơn đã bị cướp vào tay giặc Pháp bởi các giáo sĩ thừa sai xúi giục, đồng thời đưa đường dẫn lối, nhưng oái oăm thay, để rồi ông chiên Châu đã nhẫn tâm với lòng đất mẹ khi ông thốt lời “Cám Ơn Thực Dân Pháp!”. 

 

Xin ông hãy nghe cho rõ như thế!

Ông chiên Châu viết:

“- Ông Trần Quang Diệu chỉ là một người làm chính trị.”?

Tôi, Trần Quang Diệu là người ghê tởm về chính trị (theo nghĩa đảng phái, phe nhóm, những thủ đoạn “định bá đồ vương”, tranh quyền tranh chức nhằm cai trị, hay “lãnh đạo” những người khác –  theo ngôn ngữ thời nay). Cho nên, tôi là người đã không hề tham gia vào bất cứ đảng phái, hội đoàn, đoàn thể chính trị nào. Tôi cũng không là thành viên của bất kỳ một GH nào trong hệ thống hành chánh của một GH. Tôi lại càng không liên can gì đến CSVN. Tôi tránh né, không xía vào những chuyện như Lý Tống, Bùi Tín… và “khối” này khối kia; những chuyện tranh cử, ứng cử, bầu cử cộng đồng v.v… Không phê bình, không xuyên tạc ai trong việc các vị ấy chống, chửi CS ra sao; không thọc bút vào những bối cảnh rối beng, chia bè chia phái rồi chửi bới, mạt sát, chụp mũ, tố cáo nhau năm này qua tháng nọ mà nó đã và đang còn từng xảy ra ở khắp mọi nơi liên quan đến “chính trị” v.v… 

Tôi là người Việt Nam, đam mê sưu tầm đọc sách, thích tiếp ghi những kiến thức giá trị của mọi người nếu tôi cho đó là đúng theo kiến giải của tôi. Đồng thời, có phần cương quyết thể hiện một lập trường “giải hoặc” (phanh phui, giải tỏa những điều mê muội, huyển hoặc), những sự kiện tôi cho là méo mó trên bình diện lịch sử dựa theo những sử liệu hay nhãn tiền mà tôi có thể ghi nhận được, dù là khiếm tốn đến cỡ nào.

Cho nên ông chiên Châu đừng có “suy ra” (từ của ông!) theo định kiến cùng đường trên mô thức phản biện để rồi ông xô đại người ta vào đám mây mù hỗn độn về những sự hận thù “chính trị”, để giở thói tiểu nhân hòng gây lòng oán ghét từ những tâm cảnh khác biệt trong thế giới chính trị mà, như tôi vừa nêu rằng “tôi ghê tởm chính trị”.

Tôi với vị T.T Thích Nhật Tân là hai người khác nhau là đương nhiên đúng! Nhưng ông chiên Châu úp mở về hai chữ “tư cách” là ông muốn nói gì?

Tư cách của tôi trong cương vị tinh thần là con nòi cháu giống của dòng dõi họ Hồng Bàng vào thuở xa xưa đến nay, không cuồng tín, không mê muội khi đan tâm thốt lời “Cám Ơn” quân xâm lược mà trước đây họ đã từng cướp nước Việt Nam như ông! Điều gì sai ở đây, khi tôi bắt buộc phải lập lại, xin ông hãy chỉ cho tôi xem!

Ông “suy ra”, để rồi ông tự kết án với mớ lý luận què quặt như thế này là hợp lý lắm hay sao:

“- Chống Thực dân Pháp chỉ là PHƯƠNG TIỆN, gây căm thù oán ghét giữa đồng bào Phật Giáo và đồng bào Công Giáo Việt Nam mới là CỨU CÁNH.”

Chống  Thực Dân Pháp (thay vì “Cám Ơn!”) là nghĩa vụ thiêng liêng của toàn thể con dân đất Việt một thời. Ông Ngô Đình Diệm cũng chống Thực dân Pháp nữa (“đả Thực”)! Nhưng nói theo kiểu ông Châu thì chính ông Ngô Đình Diệm cũng là kẻ “gây căm thù oán ghét giữa đồng bào Phật Giáo và đồng bào Công Giáo Việt Nam”, cho nên ông mới bị ngay cả ông con chiên Nguyễn Văn Thiệu điều binh giật sập Ngô triều! Điều đó có không? Làm sao phủ nhận được sự thật? ông hãy chỉ nữa thử xem!

Bảo rằng tôi “gây căm thù oán ghét giữa đồng bào Phật Giáo và đồng bào Công Giáo Việt Nam” là điều vô lý. Tôi rất cảm hứng, rất kính trọng và quý mến, ngưỡng mộ những người “Công giáo” như các vị Linh mục Phạm Ngộ Hiên, Nguyễn Hòa Đường, Linh mục Trần Tam Tỉnh, ông Charlie Nguyễn, Gs Nguyễn Mạnh Quang, ông Trần Tiên Long, bác sĩ Nguyễn Văn Thọ v.v… thì lý do gì nói tôi là “gây căm thù…”? 

Ông chiên Châu có bí lý, cùng đường, cụt kiến thức về lịch sử thì yêu cầu ông hãy nên mặc tẫn (im lặng, chôn vùi) tư cách ngôn ngữ nói sảng nhằm âm mưu vu khống, kẻo các thế hệ con em chúng sẽ cười chê!

Ông nói:

“- Chống chế độ “độc tài Ngô Dình Diệm” cũng vậy: Bênh vực Phật Giáo chỉ là PHƯƠNG TIỆN, gây căm thù oán ghét giữa đồng bào Phật Giáo và đồng bào Công Giáo Việt Nam mới là CỨU CÁNH.

Câu này thật hết sức ám độn! Tôi không cần trả lời câu đó (vô nghĩa!), mà chỉ cần tóm tắt kết luận:

Nguyên đa phần những tướng lãnh, quân đội, và hầu như tuyệt đại đa số chính khách và giới trí thức miền Nam trước đây đều là những kẻ “gây căm thù oán ghét giữa đồng bào Phật Giáo và đồng bào Công Giáo Việt Nam” ? Tại sao? Tại vì họ không những “chống”, mà họ còn “giật sập” chế độ Ngô triều, họ giết, họ lập nên một “Ủy Ban Tố Cáo Tội Ác” nhà Ngô, họ câu lưu, nã tróc, truy tố ra Tòa án Quân sự những tay chân bộ hạ của nhà Ngô Đình Diệm đã từng gây ra tội ác với đồng bào! Chưa nói đến vô số và bất tận những sách báo, tài liệu, sử gia, học giả, nhà báo, những chính trị gia, các nhà bình luận thời cuộc và các cơ quan thông tấn, lẫn cả tại “tòa thánh” Vatican còn lên án chế độ Diệm đàn áp khốc liệt vào PG hồi năm 1963, mà có phần xem ra hết sức nhức nhối lên cơ thể của lương dân khác đạo, khi ông Giám mục Thục đã khẳng định mà tác phẩm “Đảng Cần Lao” của Chu Bằng Lĩnh đã ghi lại (để ông bị đe dọa thủ tiêu!): “Việc chúng tôi làm là vì Chúa, vì Giáo hội”

 Trả lời không (hay nói cách khác là phủ nhận) được những điều như vậy, thì lý luận của ông Vũ Linh Châu mới có thể đứng vững!

Tôi

Trần Quang Diệu

 

From: tranquangdieu@hotmail.com
2012/7/2

Ông chiên Vũ Linh Châu giảo hoạt trong câu viết để ông thốt lên bản sắc nô bộc với ngoại bang, chính xác là câu này: "Cám Ơn Thực Dân Pháp!" !!!

Trong câu nguyên thủy mà ông gởi đi trên các diễn đàn như vậy là ông đã (quá khứ phân từ!) dùng dấu chấm than ("!") để ông biểu tỏ mang tính lưu ý với mọi người chứ không phải dấu "?" để nó thành là nghi vấn từ.

Già rồi! Xin ông đừng có léo lận trong việc qua mắt độc giả! Điều đó sẽ làm cho tuổi trẻ Việt Nam chúng sẽ khinh!

Tuy là đơn vị cá nhân, nhưng bản sắc vong bản, nô dịch ở ông Châu, không người Việt Nam nào thực sự đúng nghĩa là một người Việt Nam yêu nước mà không nhận ra vết nhơ bỉ ổi, tệ hại vô cùng với chính ngay những điều nhận xét đi đến khẳng định từ Đô Đốc Page, vị Tư lệnh chỉ huy đội quân xâm lăng Pháp, viên Đô Đốc đã viết phúc trình báo cáo lên thượng cấp:

"...không một người Công giáo Việt Nam nào không xin được đăng lính dưới lá cờ (Pháp - tqd) của chúng ta. Ông vua ngoại đạo của Nam kỳ không phải vua của họ!"

Bây giờ thì ngài Bộ trưởng đã hiểu vì sao cả nhà vua, lẫn các quan lại, đều coi các giáo sĩ kitô như những kẻ thù".

Cái đó là nội dung trong sách: "Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp Ở Việt Nam (1858-1897)" của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thọ (người nhiều năm làm việc cho Bộ Ngoại giao Cộng hòa Pháp), XB tại USA, năm 1995, trang 87).

Giờ đây nêu ra, tôi bác bỏ những luận điệu vu khống giả lã với ý phủ đầu là "gây chia rẽ", mà, đấy là một trong vô vàn những nét đặc trưng để mọi thế hệ Việt Nam cần ý thức: Không phải vô cớ khi lịch sử đã xảy ra các Chiếu chỉ "Cấm đạo" Ki tô và phong trào "Bình Tây Sát Tả", gọi là "bách hại Công giáo" qua các vương triều hậu Lê, nhà Tây Sơn, cho đến nhà Nguyễn - kể từ triều đại Minh Mạng trở đi.

Xin chào ông Châu

Và cũng xin trân trọng gởi đến mọi người.

Trần Quang Diệu

From: Cahat Nguyen
Sent: Monday, July 02, 2012 9:41 PM
Subject: Re: Cám ơn thực dân Pháp ? FW: THIÊN TAI ! ...Ghét và Khinh / [DiendanDanToc] Kính thưa cùng tất cả mọi người, FW: Phục Hồi Danh Dự Ở Nơi Có Sẵn Danh Dự / Thư Trưng Trắc gởi cho Bà Dương Nguyệt Ánh

10 TUYÊN BỐ CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO ĐÃ ĐI VÀO LỊCH SỬ VIỆT NAM

(Xem mục số 10 về con chiên Vũ Linh Châu)

1- Cố đạo Alexandre de Rhodes: “Vậy thì ta làm cho Thích Ca, là thằng hay dối người ta, ngã xuống, thì mọi truyện dối trong đạo bụt bởi Thích Ca mà ra, có ngã với thì đã tỏ.”(Sách “Phép giảng Tám ngày”, Ngày thứ Bốn: Những đạo Vạy – Roma, 1651)

2- Giáo hoàng John Paul II: “Phật giáo đại thể là một hệ thống vô thần” (Buddhism is in large measure an “atheistic” system).- Crossing the Threshold of Hope, 1994

3- Giáo hoàng Benedict XVI (khi còn là Hồng y Ratzinger): “Phật giáo là một loại tâm linh tự dâm” (Buddhism was an autoerotic spirituality), Feb. 1999 – “Phật giáo sẽ thay thế chủ nghĩa Mácxít như là kẻ thù lớn nhất của Giáo hội kể từ năm 2000” (Buddhism would replace Marxism as the church's biggest foe by 2000), March 1997.

4- Phúc trình của Đô đốc thực dân Pháp Page: “Không có giáo dân Việt Nam thì nước Pháp như con cua không có càng”, 1859 (Sau khi đức cha Trần Lục dẫn 5000 giáo dân Việt Nam giúp quân thực dân Pháp đánh chiếm chiến lũy Ba Đình của anh hùng Đinh Công Tráng), Đạo Thiên Chúa và Chủ nghĩa Thực dân tại Việt Nam, Cao Huy Thuần..

5- “Đức cha Nguyễn Bá Tòng đọc bài diễn văn tỏ lòng cám ơn chính phủ (Pháp), tỏ lòng trung thành con dân Việt-Nam đối với Mẫu Quốc.” Trong Autour des Fêtes du 3 Décembre 1940 à Phát Diệm (trang 33đến 41) - Trích lại từ “Hội hè Đình đám”, Toan Ánh, 1969, Sài Gòn

6- Đức cha Phêrô Máctino Ngô Đình Thục: “Chúng con hết lòng thành kính hiến dâng Giáo Hội và tổ quốc Việt Nam cho Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội” - Diển văn tại Tiểu Vương cung Thánh đường La Vang, Quảng Trị, 1960. Hơn 90% người Việt không theo đạo Chúa có cho phép ông Ngô Đình Thục, dù là anh của tổng thống Diệm, dâng Tổ quốc của mình cho một người đàn bà Do Thái xa lạ không ? Việt Nam trở thành toàn tòng Công giáo lúc nào mà ông muốn dâng tổ quốc cho ai thì dâng ?

7- Trần Lệ Xuân, đạo theo, vợ của Cố vấn Ngô Đình Nhu, nói về vụ tự thiêu của Hoà thương Thích Quảng Đức: “Hãy để chúng cháy tiêu và chúng ta sẽ vỗ tay” (Let them burn and we’ll clap our handsOur Vietnam the War 1954-1975, Langguth A.J., 2000, trang 216), và đó chỉ là “món đồ nướng” (Barbecue) mà nếu Phật tử có thiếu xăng và hộp quẹt thì tôi sẽ cho" (New York Times, 25-8-1963, trang E1).

8- Linh mục Tổng Chỉ huy Tự vệ Giáo khu Phát Diệm Hoàng Quỳnh: “Thà mất Nước, không thà mất Chúa”, Nhật báo Hòa Bình, tường thuật lại lời tuyên bố trong cuộc biểu tình của giáo dân tại cổng Bộ Tổng Tham mưu, Sài Gòn 1964.

9- Trí thức Công giáo chủ trương “Liên tôn” để chống Cọng Chu Tất Tiến: vu khống rằng “Phật giáo Việt Nam giết hại hơn 100 nghìn người cùng máu đỏ da vàng chỉ vì họ theo đạo Ca Tô”, “Đòn khiêu khích tôn giáo của bọn tay sai Cộng sản”, phổ biến trên các diễn đàn Internet, California, 12/2010.

10- Trí thức Công giáo Vũ Linh Châu muốn chạy tội làm tay sai theo giặc của Công giáo VN nên đề nghị Phật tử cũng nên cảm ơn Thực dân Pháp:

Như vậy, phải chăng việc Nguyễn Ánh giao Hoàng Tử Cảnh cho Giám Mục Bá Đa Lộc để cầu viện nước Pháp là một sự lựa chọn …sáng suốt. Một hành động sinh tử đối với Đạo Phật tại nước ta. Nếu Nguyễn Ánh, thay vì móc nối với Bá Đa Lộc, lại giao Hoàng Tử Cảnh cho một giáo sĩ …Tây Ban Nha, thì Việt Nam đã trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha và dân Việt Nam cũng đã toàn tòng 100% Công giáo giống như Philippines và các quốc gia tại Trung và Nam Mỹ châu rồi. Như vậy, phải chăng các tín đồ Phật Giáo Việt Nam cũng nên nói lời cám ơn Lịch Sử và cám ơn thực dân Pháp? Phải chăng Phật Giáo Việt Nam cũng nên cám ơn Vua Gia Long, cám ơn Hoàng Tử cảnh và cám ơn cả Giám Mục Bá Đa Lộc nữa.” (Diễn đàn Internet - Quốc hận 2011).

Đây là loại ngụy biện đểu cáng ba xu, cảm ơn người đã rước con rắn độc, thay vì rước con chó điên, vào nhà. “Rắn độc” Pháp hay “Chó Điên” Tây Ban Nha thì cũng thế ! Chỉ có đầu óc nô lệ kiểu “con chiên con cừu”, kiểu “tôi tớ hèn mọnkhấu đầu trước Cha Cố thực dân đang cướp nước mình để cảm ơn, mới có lý luận phản quốc như thế !

(Tài liệu tổng hợp từ: http://virtualarchivist.wordpress.com/
http://my.opera.com/honganthienchua/archive/
http://vn.360plus.yahoo.com/vanphongtran79/article?mid=740&fid=-1 )

 

From: chaulinhvu@yahoo.com
Date: Tue, 3 Jul 2012 15:42:32 -0700
Subject: [DiendanDanToc] Re: Phật Tử TQ Diệu ????Bộ mặt thật của Trần Quang Diệu

    

CŨNG NGHĨ VỀ ÔNG TRẦN QUANG DIỆU.

Kính thưa qúi vị,

 Ý kiến này tôi viết đã lâu, nay thấy Bà Thuan Do phát biểu: “Tôi nghĩ rằng Thầy Thích Nhật Tân và tên Trần Quang Diệu là 2 người khác nhau, vì tư cách và giọng văn của họ khác hẳn nhau …” Nên tôi cũng xin được được phát biểu nhận xét sau đây về các ý kiến liên quan tới lịch sử Việt Nam cận đại của ông Trần Quang Diệu:

Đối với ông Trần Quang Diệu:

- Chống Thực dân Pháp chỉ là PHƯƠNG TIỆN, gây căm thù oán ghét giữa đồng bào Phật Giáo và đồng bào Công Giáo Việt Nam mới là CỨU CÁNH.
- Chống chế độ “độc tài Ngô Dình Diệm” cũng vậy: Bênh vực Phật Giáo chỉ là PHƯƠNG TIỆN, gây căm thù oán ghét giữa đồng bào Phật Giáo và đồng bào Công Giáo Việt Nam mới là CỨU CÁNH.

Trên các D Đ, nhiều người cho rằng ông Trần Quang Diệu là một chức sắc cao cấp Phật giáo.

Tôi không tin như vậy, vì một một chức sắc Phật giáo đích thực không thể có tâm địa hẹp hòi và độc ác như thế.

Từ các bài viết và sưu tập của ông, tôi còn nghi ngờ ông Trần Quang Diệu không phải là một Phật Tử nữa.

Tôi đã suy ra :
 - Ông Trần Quang Diệu chỉ là một người làm chính trị.   
 -   Phật Giáo lại cũng chỉ là vỏ bọc.

Vũ Linh Châu.


Phát biểu và chịu trách nhiệm hoàn toàn với tư cách cá nhân, không liên hệ tới bất cứ một tôn giáo, một nhóm hay một người nào khác.

 

From: Chau Vu
Sent: Monday, July 02, 2012 9:21 PM
Subject: Re: Tái ông thất mã ! Cám ơn thực dân Pháp ? FW: THIÊN TAI ! ...Ghét và Khinh / [DiendanDanToc] Kính thưa cùng tất cả mọi người, FW: Phục Hồi Danh Dự Ở Nơi Có Sẵn Danh Dự / Thư Trưng Trắc gởi cho Bà Dương Nguyệt Án
h

TÁI ÔNG THẤT MÃ.

Vũ Linh Châu.

…Trong thời gian cuối 1983, 1984 đó, khi vừa có lệnh cho các trẻ em lai và gia đình được phép xuất cảnh sang Mỹ, nếu thường lui tới Sở Ngoại vụ trên đường Alexandre de Rhodes, phía đầu Nhà thờ Đức Bà, chúng ta sẽ thấy một gia đình con lai Mỹ đen, gồm một mẹ, một con. Người con trai khoảng chừng 15 tuổi, nước da đen sậm, lỗ mũi to, cặp môi thừ lừ, tóc quăn tít bám sát vào da đầu, giống hệt một số người Mỹ gốc Phi Châu nguyên thuỷ mà chúng ta thường gặp bây giờ. Người mẹ nhan sắc và ngoại hình cũng không hơn gì người con. Cả hai mẹ con cùng đi chân đất, quần áo rách rưới bẩn thỉu. Họ nghèo đến nỗi phải đi nhặt các nhánh cây khô, lấy mấy cục gạch làm bếp rồi chụm lửa nấu ăn ngay tại công viên. Đến đêm, hai mẹ con cũng ngủ tại một hàng hiên gần đó. Họ đang bám trụ ở đây để chờ ngày đi...Mỹ. Khi mọi thủ tục hoàn tất, dĩ nhiên hai mẹ con đã vui sướng vô cùng, như sắp được lên thiên đàng.

Riêng tôi, ngoài việc chung vui với họ, câu chuyện của hai mẹ con này đã khiến tôi suy tư rất nhiều về các biến cố thăng trầm của cuộc đời.

Khỏi cần dài dòng thì mọi người đều đã quá rõ, phần thưởng mà người đàn bà phi thường này nhận được, thật không còn gì xứng đáng hơn. Hai mẹ con bà, nhất là bà, đã phải gánh chịu biết bao hy sinh nhục nhã để có được ngày hôm nay. Không nói tới những kì thị khinh chê mà chế độ Cộng Sản dành cho cái tàn tích của Đế quốc Mỹ này, ngay cả trước năm 1975, những dè bỉu nhỏ to mà gia đình làng xóm dành cho mẹ con bà cũng đã đau đớn khủng khiếp đến như thế nào, tất cả chúng ta đều đã biết rõ. Ngay cả khi là một đứa trẻ lai Mỹ trắng xinh đẹp, nhiều người đàn bà cũng đã không thể chịu nổi miệng tiếng thế gian và đành bỏ con vào các cô nhi viện. Huống chi đây lại là một đứa con lai, đen thui như cục than hầm. Thế mà bà vẫn can đảm, bất chấp tất cả để nuôi nấng đùm bọc đứa con. Bà đúng là một nữ anh hùng vô danh.

Sao mà nó giống câu chuyện Tái Ông thất mã ngày xưa quá.

Tái Ông có một con ngựa rất quí, một hôm bỗng dưng con tuấn mã tự nhiên biến mất, bà con bạn bè kéo đến chia buồn, nhưng ông cho biết ông không hề buồn, biết đâu trong cái rủi lại có cái may. Mấy ngày sau, tự nhiên con ngựa trở về, dẫn theo một con ngựa cái rất đẹp, mọi người lại đến chia vui, ông nói ông cũng chẳng vui, biết đâu trong cái may lại có cái rủi. Quả nhiên, con trai ông vì mừng quá nên không dời con tuấn mã, cậu ta đã say sưa phi ngựa quá nhanh nên bị té gẫy chân. Bạn bè bà con lại kéo đến chia buồn, nhưng ông lại vẫn chẳng buồn, vì biết đâu trong cái rủi lại chả có cái may. Quả nhiên chỉ ít lâu sau, đất nước loạn lạc, tất cả thanh niên trai tráng đều phải nhập ngũ tòng quân, riêng con trai ông, nhờ gẫy chân nên được miễn dịch, sống phây phây ở nhà.

Hầu hết anh em HO chúng ta cũng đều rất thấm thía về câu chuyện Tái Ông thất mã này. Trước ngày 30/4/75, khi đất nước còn, chính quyền và quân đội còn, hầu hết chúng ta, ít nhiều đều có một cuộc sống tương đối phong lưu sung túc, đôi khi còn cả vinh quang le lói nữa. Đánh đùng một cái, tháng Tư đen ập tới, với những tù đầy, đói khát nhục nhã, có khi còn bị cả “vợ con ruồng bỏ, giống nòi khinh” nữa. Khi được tha về thì thân tàn ma dại, mấy ai đã vẫn còn được gia đình, bạn bè và nhất là làng xóm kính nể yêu thương. Nhưng lại cũng đánh đùng một cái, chương trình HO ra đời...ta lại bỗng dưng có giá, đang từ cô bé lọ lem xấu xí, bỗng nhiên lại hiện nguyên hình của một công chúa xinh tươi mĩ miều, bao nhiêu kẻ đón người đưa... Kể cả Phường Khóm, và các chú công an khu vực hống hách ngày xưa.

Phượng hoàng đậu chốn cheo leo
Sa cơ thất thế phải theo đàn gà
Thế rồi mưa thuận gió hoà
Thay lông đổi cánh lại ra phượng hoàng.

Riêng đối với anh em trong ngành giáo chức chúng tôi, câu chuyện Tái Ông mất ngựa cũng lâm li bi đát chẳng kém gì ai. Khoảng trước tết Mậu Thân 1968, hầu hết các giáo chức lớn tuổi đều bị gọi đi nhập ngũ tại trường sĩ quan Thủ Đức, thí dụ như thi sĩ Nguyên Sa. Sau này vì nhu cầu, đi lính hết thì lấy ai mà dậy học, nên Bộ Quốc Phòng mới sáng chế ra “qui chế 9 tuần”, các giáo chức chỉ đi thụ huấn quân sự căn bản 9 tuần tại Trung tâm huấn luyện Quang Trung rồi trở về nhiệm sở cũ dậy học lại. Dĩ nhiên các vị này thì rất sung sướng, đôi khi còn cả vui mừng hớn hở nữa, vì thấy mình tốt số hơn các người đàn anh đi trước. Ít năm sau, các vị đàn anh này cũng đều được biệt phái về dậy học lại, trong số đó có tôi, nên coi như huề cả làng. Nhưng rồi ngày 30 tháng 4 ập tới, vì là Sĩ quan, nên các giáo chức đàn anh đều phải khăn gói đi tập trung cải tạo, còn các giáo chức 9 tuần thì chỉ học tại địa phương vài ngày và hầu hết đều được dậy học lai, ít ra còn có bo bo mà ăn. Kẻ cười, người khóc, nhiều bà nhiều cô còn hú hồn hú viá vì lúc trước đã chê ông Hiệu trưởng hơi hơi lớn tuổi để ... sửa túi (nâng khăn?) cho một thầy giáo 9 tuần. Nhưng rồi, như mọi người đã biết, khi có chương trình HO, ông hiệu trưởng...già, vì đã đi tù Cộng sản trên 3 năm, nên cùng với bầu đoàn thê tử tươi cười lên đường đi Mỹ, còn các ông bà 9 tuần thì lại tiếc hùi hụi...

Hãng băng Paris By Night đã có tới ba chương trình vinh danh Nhạc sĩ Lam Phương, trong tất cả ba cuốn băng này, người ta thường bóng gió xa gần chê trách người Nữ nghệ sĩ mà Ông “đã lầm khi đưa nàng sang đây”. Riêng tôi thì lại nghĩ rằng, nếu người đàn bà này không cho người nhạc sĩ tài hoa đó “ngủ ngoài hiên với mảnh trăng hiền”, thì ông đâu có cơ hội và cảm hứng để sáng tác thêm nhiều nhạc phẩm bất hủ nữa, “Bài Tango cho em” bay bướm lả lướt tuyệt vời chẳng hạn.

Tái Ông ở mãi tận bên Tầu, mất con ngựa quí đã từ mấy ngàn năm trước, nhưng cho đến nay, câu chuyện của ông vẫn còn được truyền tụng là vì thời nào và ở bất cứ nơi đâu, nó cũng đều có vẻ đúng cả.

Vũ Linh Châu

(Cùng một chủ đề, vị nào chưa đọc, xin xem tiếp bài “Cám ơn Thực dân Pháp” đính kèm).


From: chaulinhvu@yahoo.com
Date: Mon, 2 Jul 2012 11:08:30 -0700
Subject: Re: Cám ơn thực dân Pháp ? PHVg CHUYỂN BÀI THÔI. Fw: [GoiDan] Re: [ChinhNghiaViet] Re: Ghét và Khinh / [DiendanDanToc] Kính thua cùng t?t c...


CÁM ƠN THỰC DÂN PHÁP?

(Cám ơn thực dân Pháp, cám ơn GM Bá Đa Lộc, cám ơn Vua Gia Long, cám ơn Hoàng tử Cảnh?…)

Từ giữa Thế kỉ thứ 19, cách mạng kỹ nghệ bùng phát tại Âu châu. Các nước kĩ nghệ Âu Châu đã đua nhau đi đánh chiếm các nước nhược tiểu tại Á Châu, Phi châu, Trung Đông…làm thuộc địa.

Hai nước thực dân Âu châu chú ý và muốn đánh chiếm nước ta nhiều nhất là nước Pháp và nước Tây Ban Nha.

Giữa thực dân Pháp và thực dân Tây Ban Nha thì Tây Ban Nha tệ hại và độc ác hơn thực dân Pháp gấp bội, nhất là về việc cưỡng ép người dân các nước bị trị phải trở lại đạo Công Giáo.

- Tây Ban Nha là một trong những quốc gia lạc hậu nhất Âu Châu, không phải chỉ lạc hậu về kinh tế, mà còn rất chậm tiến về sự tôn trọng các quyền con người và về các ý thức tự do dân chủ, đặc biệt là tự do tôn giáo. Những sự lạc hậu này, cùng với chế độ quân chủ độc tài chuyên chế, đã ngự trị tại quốc gia Tây Ban Nha này mãi cho tới giữa thế kỉ 20. Dĩ nhiên dân chúng tại các thuộc địa của Tây Ban Nha cũng phải chịu chung số phận như nhân dân tại mẫu quốc.
Đặc biệt, vì Công giáo là quốc giáo của Tây Ban Nha, nên các vua chúa và các quan chức của nước này đã công khai cưỡng bách tất cả dân chúng tại các thuộc địa của Tây Ban Nha phải gia nhập đạo Công giáo. Chúng ta đều đã biết rõ điều này nơi các thuộc địa cũ của Tây Ban Nha tại Trung Mỹ, Nam Mỹ và Philippines...

Tại các quốc gia này, dân chúng đều là 100% toàn tòng công giáo.

- Trái lại, với cuộc cách mạng năm 1789, nước Pháp là một quốc gia dẫn đầu thế giới về quyền tự do dân chủ, về quyền bình đẳng, về quyền con người, kể cả về quyền tự do tôn giáo. Ngay cả việc tách biệt và độc lập giữa tôn giáo và nhà nước cũng đã thường được tôn trọng và đề cao. Đấy là chưa nói tới những giai đọan mà các phần tử vô thần và phe cấp tiến cực đoan lên nắm chính quyền, họ đã công khai chống lại Giáo hội Công giáo, tàn sát các linh mục, triệt hạ và phá phách các thánh đường, kể cả Nhà thờ Đức Bà tại thủ đô Paris… một người nổi bật trong số các người đó là ông La Raveillere Lepaux…

Những tư tưởng tiến bộ cũng như cực đoan này của nước Pháp, không những đã chi phối rất nhiều tới chính sách đô hộ của chính quyền thực dân, mà còn có những ảnh hưởng vô cùng quan trọng tới việc truyền bá đạo Công giáo tại các thuộc địa Pháp, nhất là tại nước Việt Nam thân yêu của chúng ta:

Thực dân Pháp đánh chiếm Việt Nam không phải nhằm mục đích truyền bá đạo Công Giáo, mà chỉ vì lý do kinh tế. Bằng chứng rất là đơn gỉan và hiển nhiên:

* Nếu cũng nhằm mục đích truyền giáo thì tại sao sau khi sử dụng võ lực để đánh chiếm được Việt Nam rồi, thực dân Pháp lại không tiếp tục dùng võ lực hay các biện pháp cứng rắn để ép buộc người dân Việt Nam theo đạo và biến VN thành toàn tòng Công Giáo như ở Philippines, như ở Trung và Nam Mỹ?
*Trái lại, sau khi chiếm được nước ta rồi, chính quyền thực dân Pháp chỉ lo khai thác và bóc lột về kinh tế mà thôi. Việc truyền giáo hoàn toàn do các giáo sĩ tự lo liệu lấy. Chính quyền thực dân không hề trực tiếp can thiệp hay trực tiếp yểm trợ cho việc truyền giáo. Do đó, dù đã được rao gỉang tại nước ta trong thời gian hơn 400 năm, dù với sự cố gắng vượt bực của biết bao thanh niên nam nử đủ mọi quốc tịch như Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý Đại Lợi… và người bản xứ, cho đến khi người Pháp rời khỏi nước ta, số người Công giáo tại VN vẫn chỉ ở con số sấp sỉ 5% dân số!

Từ giữa thế kỉ 20, khi người Việt Nam tự đảm nhận lấy công việc truyền giáo, dù với hai vị quốc trưởng là tín đồ Công giáo, dù với sự tận tuỵ hy sinh của biết bao thanh niên nam nữ tu sĩ công giáo Việt nam và ngoại quốc, họ đã lăn lộn vào tận các hang cùng ngõ hẻm, lặn lội cả tới các vùng rừng núi xa xôi hẻo lánh, tìm đến với những người nghèo đói, phong cùi, tàng tật… để truyền bá Phúc Âm…nhưng cho đến nay - theo nhiều học gỉa Phật giáo cho biết - thì vẫn còn hơn 80% người dân Việt Nam theo Phật giáo. (20% còn lại bao gồm cả tín đồ các tôn giáo khác như Tin Lành, Cao Đài, Phật Giáo Hoà Hảo, đảng viên Cộng Sản vô thần…thì số bách phân của tín đồ Công giáo hiện nay chắc cũng còn rất là nhỏ bé?).

Cũng xin mở một dấu ngoặc ở đây là, để được thực dân Tây Ban Nha nhừơng nhịn trong việc xâm lăng Việt Nam, thực dân Pháp sau này đã phải đồng ý dành cho giáo hội Tây Ban Nha được quyền giảng đạo tại một số khu vực tại nước ta như Nam Định, Thái Bình, Bắc Ninh, Hưng Yên…, Nhưng dĩ nhiên các giáo sĩ Tây Ban Nha cũng chỉ được truyền giáo bằng cách khuyên dụ chứ không được phép cưỡng bách người Việt Nam theo đạo như tại các xứ thuộc địa khác của Tây Ban Nha.

* Cũng vì tinh thần cởi mở của cuộc cách mạng 1789, mà Thực dân Pháp không những đã không tiêu diệt các phong tục tập quán và nền văn hóa cổ truyền Việt Nam, mà còn rất kính trọng, đề cao và không hề bách hại hay cấm đoán các hình thức tín ngưỡng dân gian cũng như các tôn giáo cổ truyền tại nước ta như Đạo Thờ cúng Ông Bà, Phật giáo, Khổng giáo và Lão giáo…Kể cả hai tôn giáo mới được thành lập là Cao Đài và Phật Giáo Hoà Hảo, mặc dầu mọi người đều biết, một trong các mục tiêu ngắn hạn của hai tôn giáo này là đánh đuổi thực dân Pháp...

Tóm lại, giữa hai đế quốc thực dân xâm lược đã ráo riết cạnh tranh để dành quyền cai trị nước ta là Pháp và Tây Ban Nha, thì thực dân Pháp tương đối là một đế quốc có đường lối cai trị cởi mở, ít thâm độc và ít tàn bạo nhất, đặc biệt là trong lãnh vực truyền giáo.

Trong cái rủi thường có cái may. Hay nói cách khác, nếu bắt buộc phải chọn giữa hai cái xấu, hãy chọn cái ít xấu hơn.

Như vậy, phải chăng việc Nguyễn Ánh giao Hoàng Tử Cảnh cho Giám Mục Bá Đa Lộc để cầu viện nước Pháp là một sự lựa chọn …sáng suốt. Một hành động sinh tử với Đạo Phật tại nước ta. Nếu Nguyễn Ánh, thay vì móc nối với Bá Đa Lộc, lại giao Hoàng Tử Cảnh cho một giáo sĩ …Tây Ban Nha, thì Việt Nam đã trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha và dân Việt Nam cũng đã toàn tòng 100% Công giáo giống như Philippines và các quốc gia tại Trung và Nam Mỹ châu rồi.

Phải chăng các tín đồ Phật Giáo Việt Nam cũng nên nói lời cám ơn Lịch Sử và cám ơn thực dân Pháp?

Phải chăng Phật Giáo Việt Nam cũng nên cám ơn Vua Gia Long, cám ơn Hoàng Tử cảnh và cám ơn cả Giám Mục Bá Đa Lộc nữa?

Vũ linh Châu

Phát biểu và chịu trách nhiệm hoàn toàn với tư cách cá nhân, không liên quan tới bất cứ một tôn giáo, một nhóm hay một người nào khác.