Chân Dung NGQG 08: Chính Sách Ngu Dân Và Giáo Dục Nhồi Sọ (Nguyễn Mạnh Quang)

Chân Dung "Người Việt Quốc Gia"

Và Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ

Nguyễn Mạnh Quang

bản in trở ra mục lục đăng ngày 30 tháng 8, 2008

Toàn tập: Dàn bài

Chương 8: 1  2 

CHƯƠNG 8

Chính Sách Ngu Dân
Ở Miền Nam Trong Những Năm 1954-1975

 

Chủ đích của chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ của Giáo Hội La Mã là làm cho tín đồ Da-tô và nhân dân dưới quyền trở thành những người:

1.- Cuồng tín, siêu ngu xuẩn.

2.- Mất hết nhân tính (human characters).

3.- Kkông biết gì về công lý (common sense).

5.- Mất hết ý niệm về tình yêu đối với những người thân thương ruột thịt trong gia đình (cha, mẹ vợ hay chồng, con cái đối với cha mẹ, và cha mẹ đối với con cái).

6.- Mất hết ý niệm về công bằng.

7.- Mất hết tình yêu đối với tổ quốc và đối với quê hương (như đã trình bày trong tiểu mục “Những Đặc Tính Chung của Những Người Tự Nhận là Người Việt Quốc Gia” trong Chương 7 ở trên)  

8.- Vô cùng hám lợi, hết sức háo danh và cực kỳ thèm khát quyền lực.

Vì cuồng tín và ngu xuẩn, họ nhắm mắt tin tưởng vào hệ thống tín lý Ki-tô láo khoét và hoang đường, họ mới tuyệt đối tin tưởng và tuân hành những giáo luật chuyên chế năng tính cách áp bức và vơ vào, họ mới triệt để vâng lời và tuân hành những lời dạy cực kỳ lưu manh của Vatican và các đấng bề trên trong đạo  của họ.

Vì mất hết nhân tính, tín đồ Ca-tô không còn có cái thiện tính trời phú cho con người như “nhân chi sơ, tính bản thiện”, mất hết lòng khoan dung và từ tâm đối với người khác hay lòng nhân ái “tứ hải giai huynh đệ”, mất hết cả lòng hiếu hòa, không bao giờ có tinh thân nhân nhượng với người khác để xây dựng hòa bình.

Vì mất ý niệm về công bằng, họ mới cho rằng tất cả những gì thuộc về hay của Giáo Hội La Mã đều tốt đẹp đêu tuyệt vời, đều thánh thiện, coi Giáo Hội La Mã là “Hội Thánh duy nhất, thánh thiện và tông truyền” và từ phong là “dân chúa” hay “dân Chúa chọn”, vào coi những gì thuộc về các tôn giáo và nền văn hóa khác đều là “tà đạo”, “tà giáo” “man di”, “mọi rợ” và cần phải được “khai hóa”. Đặc tính này đã khiến cho họ rơi vào thân phận của những kẻ ”ếch ngồi đáy giếng” và mãi mãi ở trong tình trạng chậm tiến lạc hậu, không thể thích nghi sống  trong xã hội dân chủ tự do như ở Bắc Mỹ và Tây Âu.

Vì không biết gì về ý niệm công lý, cho nên họ không biết tôn trọng các quyền tự do của người khác“kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” mà nền đạo lý Đông Phương coi đó như là một quy luật đạo xử thế của con người và các chế độ dân chủ tự do ngày nay đều trân quý, biến thành một điều khoản quan trọng ghi và trong hiến pháp của họ.

Vì mất hết lòng yêu thương đối với những người thân thương trong gia đình, cho nên trong đạo Ca-tô mới có những chuyện phi luân và bất nhân như:

a.- Giáo Hoàng Paul IV (1555-59) tuyên bố: "Nếu bố tô là dị giáo đồ, tôi cũng sẽ chụm củi thiêu sống ông ta luôn."[1]

b.- Giám-mục Emmanuel Malingo đành lòng bỏ rơi người vợ mới cước được ba tháng chi vì phải tuân phục lệnh truyền của Giáo Hoàng John Paul II dù rằng cuộc hôn nhân của họ đã có làm lễ trước bàn thờ Chúa Jesus trong một ngôi giáo đường của một hệ phái Tin Lành.

c.- Vợ con ông Charlie Nguyễn mới xử lý ông Charlie Nguyễn một cách rất tàn tệ đúng như truyền thống Ca-tô khi khám phá ra ông chồng có những ấn phẩm nói lên những sự thật về những việc làm bất chính, đại gian đại ác của Vatican. [Xin xem lại tiểu mục Đặc Tính trong Chương 7 ở trên.]

d.- Ông sĩ quan nhà văn quân đội Miền Nam không nhìn cha ruột chỉ vì  thân phụ của ông đã tham gia vào Mặt Trận Việt Minh chiến đáu chống lại Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican và Liên Minh Xâm Lược Hoa Kỳ để đòi lại chủ quyền cho dân tộc. [Xin xem lại tiểu mục Đặc Tính trong Chương 7 ở trên.]

e.- Cha mẹ bé Mai chứng kiến cảnh em bị các bà  trong Hội Con Đức đấu tố một cách cực kỳ dã man mà không dám đứng ra  chống lại  bọn người ác độc này để bảo vệ đức con thơ dại mới 16 tuổi của họ. [Xin xem lại tiểu mục Đặc Tính trong Chương 7 ở trên.]

Vì mất hết tình yêu  đối với tổ quốc, họ mới bảo nhau rằng: “Nhất Chúa, nhì Cha, thứ ba Ngô Tổng Thống.[2],  “Thà mất nước, chứ không thà mất Chúa.”, rằng “Tòa Thánh đánh rắm cũng khen thơm.[3]

Cũng vì mất hết tình yêu đối với tổ quốc,  họ mới có những hành động cấu kết với Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp – Vatican và Liên Minh Xâm Lược  Mỹ -  Vatican chống lại tổ quốc và dân tộc Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sừ từ giữa thập niên 1780 cho đến ngày 30/4/1975, và hiện nay, họ vẫn còn tiếp đánh phá chính quyền và  dân tộc tại quê nhà.  

Vì đã mất đi những  đặc tính cao đẹp này, tín đồ Ca-tô thường có những suy tư, thái độ, và hành động hết sức lố bịch, trịch thượng, ngược ngạo, háo thắng, háo sát, khát máu và có thói quen hay cưỡng bách những người thuộc các tôn giáo khác phải theo đạo Ca-tô và tàn sát những người không chịu khuất phục. Đây là bản chất của họ. Cái bản chất ghê tởm này sẽ bùng nổ ra thành hành động vào khi họ ở vào thế thượng phong hay có quyền lực ở trong tay hoặc là hoàn cảnh cho phép. Cũng vì vậy mà họ không còn có khả năng thích nghi với những lề lối sinh hoạt trong xã hội dân chủ tự do như ở Bắc Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản, v.v…Vấn đề này sẽ được trình bày khá rõ ràng trong Chương 12 và 13 ở sau.

[Cần nên biết là, nếu có giúp người nào việc gì, họ đều có thâm ý dụ khị hay lùa người đó vào cái tròng Ca-tô (Catholic loop). Mỗi khi dụ khị được một người nào theo đạo, họ đều có hy vọng sẽ được các đấng bề trên khen là “ngoan đạo”. Họ cho rằng, nếu được các đấng bề trên khen là”ngoan đạo” lả sẽ có hy vọng được các Ngài tin tưởng và một ngày nào đó sẽ được các Ngài  ban thưởng cho một đặc ân nào đó  thí dụ như được cho nắm giữ một chức vụ trong đạo hay chính quyền. Như vậy, việc giúp đỡ những người khác một việc gì, động lực không phải vì lòng nhân đạo, thương người hay vì lòng từ tâm mà thực chất chỉ là sự tính toán để cầu lợi hay do lòng vị kỷ của họ mà thôi.

Nhờ  đã biến tín đồ thành những hạng người bị điều kiện hóa  với những đặc tính ghê tởm như trên, Giáo Hội La Mã  mới có thể dễ dàng phirng gạt và quản trị họ, mới dễ dàng cấy vào đầu óc họ những tín lý Ki-tô bịp bợm cùng những lời dạy lưu manh của Giáo Hội, rồi  đoàn ngũ hóa họ thành những đạo quân thứ 5  nằm tiềm phục trong các họ đạo nằm dưới quyền chỉ huy của các linh mục quản nhiệm để sằn sàng chờ lệnh nổi lên chống lại chính quyền bản địa nếu chính quyền này không chịu khuất phục hay thỏa mãn những yêu sách của Tòa Thánh Vatican.  Vấn đề này sẽ được trình bày rõ ràng trong tiểu mục nói về sự thành công của Vatican trong việc thi hành chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ ở sau.

 

CHÍNH SÁCH NGU DÂN VÀ GIÁO DỤC NHỒI SỌ

CỦA GIÁO HỘI LA MÃ

 

Có câu rằng “Dân ngu dễ trị”. Nhưng muốn làm cho dân ngu để dễ bề quản lý họ thì phài có bạo lực của chính quyền. Với kinh nghiệm đã từng lăn lộn trên chính trường từ thế kỷ 4, Giáo Hội La Mã quả thực là một thế lực lão luyện trong việc quản lý tín đồ và nhân dân dưới quyền bằng chủ trương sử dụng bạo lực song hành với chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ:

Bạo lực được sử dụng để cưỡng bách nhân dân dưới quyền phải cúi đầu khuất phục Giáo Hội bất kể là chính sách quản lý nhân dân bạo ngươc, phi nhân và phản nhân luân đến mức nào đi nữa. Vì sự cần thiết phải có bạo lực của chính quyền, cho nên, từ ngàn xưa, Vatican luôn luôn cấu kết với các cường quyền và các đế quốc thực dân xâm lược Âu Mỹ hầu có thể thi hành sách lược “cáo đội lốt hùm” (dựa hơi các thế lực này) để theo đuổi những tham vọng bất chính cùng các chính sách dã man và phản tiến hóa như đã nói ở trên. Sự kiện này được sử gia Avro Manhattan nói rõ như sau:

"Bản nghiên cứu về tiêu chuẩn lịch sử cho thấy rằng Giáo Hội La Mã đã sử dụng một sách lược hành động trong nhiều thế kỷ là đồng hóa (liên kết) các mục tiêu tôn giáo của Giáo Hội với mục tiêu của một cường quốc thế tục đương thời. Như chúng ta đã thấy, Giáo Hội đã sử dụng sách lược này ở Á Châu vào những thời kỳ Bồ Đào Nha, Tây Ban và Pháp đang là những đại cường đang lên.

Ở Âu Châu, sách lược trên đây cũng được áp dụng nhiều lần trong thế kỷ 20 này. Có lúc, Giáo Hội đã liên kết với nước Pháp, liên kết với Đế Quốc Gia-tô Áo - Hung trong thời Đệ Nhất Thế Chiến, rồi trước và trong thời Đệ Nhị Thế Chiến thì Giáo Hội lại liên kết với các chế độ độc tài Ý và Đức của phe hữu. Bằng cách đồng hóa với các cường quốc trên đây vào thời đang lên về các quyền lợi kinh tế, chính trị và chiến tranh, Giáo Hội đã thâu tóm được rất nhiều quyền lợi.

 Vì rằng không còn một siêu cường Da-tô nào kể từ khi Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt mang theo sự hủy diệt của chế độ phát xít ở Âu Châu, Giáo Hội La Mã quay ra chọn Hoa Kỳ  để liên kết thành một liên minh chính trị. Đây là hành động để đối phó với sự bành trướng của nghĩa Cộng Sản Bôn-sê-vích và siêu cường Nga Sô sau thời Đệ Nhị Thế Chiến.  Tình trạng này khiến cho cả Giáo Hội La Mã lẫn Hoa Kỳ cùng lo sợ và bắt buộc hai thế lực này liên kết với nhau thành một liên minh thực sự trong thời Chiến Tranh Lạnh.” 

  Nguyên văn: "The study of historical patterns reveals a formula which the Catholic Church has used for centuries, namely identification of her religious objectives with those of a major lay political power of a given period. As we have seen, she used this formula in Asia when she identified herself with the major powers of those days, Prortugal, Spain, and France.

In Europe the formula was applied several times in this century. She identified herself at vaious intervals with France, then with the Catholic Empire of Austria-Hungry during the First World War, and with the right wing dictatorships of Italy and Germany, before and during the Second World War. She advanced her interests in the wake of these Powers by identified herself with their economic, political and war interest.

Since the end of the Second World War and the annihilation of European fascism she adopted the U.S. as her lay partner, in the absence of a Catholic superpower. This was prompted by the grim reality of the appearance of Boshevism and the growing military presence of Soviet Russia after World War II. The menacing reality of these two compelled the Vatican and the U.S. together and in due course force them into veritable alliance known as the Cold War."[4]

Xin xem Chương 6 nói về Sự cấu kết với cường quyền để tiếm quyền và đánh chiếm đất đai ở ngoài Âu Châu làm thuộc địa (Mục III, Phần II) trong bộ sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã. Chương sách này đã được đưa lên sachhiem.net và giaodiemonline.com vào tháng 9/2007

Nhờ thế mà Giáo Hội mới có thể mở rộng quyền lực đến bất cứ nơi nào có quyền lực của các đế quốc thực dân xâm lược Bồ Đào Nha, Tây Ban, Pháp và Bỉ  vươn tới và có thể tồn tại đến ngày nay.

Chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ được thi hành để làm cho người dân vừa trở thành ngu không biết sử dụng lý trí, không biết lý luận để tìm hiểu sự vật, vừa dốt nát không biết gì về lịch sử thế giới và không biết gì về quốc sử (nếu có thì cũng là chỉ biết mơ mơ hồ hồ, chẳng đâu ra đâu.) Người dân có vừa ngu vừa dốt (ngu dốt toàn diện) thì họ mới không thắc mắc về tính cách vừa hoang đường, vừa phỉnh gạt, vừa hù dọa trong các tín lý Ca-tô, họ mới không thắc mắc về tính cách chuyên chính, độc tài phong kiến, lạc hậu trong các giáo lý và truyền thống Ki-tô, và họ cũng sẽ không thắc mắc về những lời dạy nặng tính cách lưu manh và bịp bợm của Vatican hay của Giáo Hội La Mã.  Có như vậy thì Giáo Hội mới có thể kìm hãm họ mãi mãi ở trong “ngục tù ngu dốt” để quản lý  họ đúng như câu nói  “dân ngu dễ trị” trên đây.

Vì  có chủ trương phải thi hành chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ để giam hãm tín đồ và nhân dân dưới quyền trong “ngục tù ngu dốt”, cho nên, ở bất cứ nơi nào, nếu hoàn cảnh cho phép, Vatican luôn luôn tìm đủ mọi cách đòi chiếm độc quyền giáo dục (nêu không thì cũng phải được mở trường học như ở Việt Nam hiện nay), nói là để rèn luyện thanh thiếu niên theo ý muốn của Vatican.  Sự kiện này được Giáo-sư Lý Chánh Trung ghi nhận trong sách Tôn Giáo và Dân Tộc với nguyên văn như sau:

 “Giáo Hội cần có một nền giáo dục công giáo độc lập như một môi trường thiết yếu, không những để truyền bá giáo lý mà còn để đào tạo thanh thiếu niên theo tinh thần công giáo.”[5]

Song song với việc đòi mở trường học  để  vừa truyền bá giáo lý, vừa để đào tạo thanh thiếu niên theo tinh thần công giáo, Giáo Hội còn lên án việc mở rộng các trường công lập. Sự kiện này được sách Roman Catholicism ghi lại như sau:

Giáo Hoàng Pius XI (1932-1939)  lên án các trương học công lập.” Nguyên văn: “Public  Schools condemned by Pope Pius XI.”[6]

 Hơn thế nữa, Vatican còn có chủ trương cấm tuyệt đối, không cho phép tín đồ và nhân dân dưới quyền được quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do báo chí. Ngoài ra, Giáo Hội còn lên án nghiêm các quyền tự do nghiên cứu khoa học và khẳng định quyền chỉ đạo các thế quyền là quyền của Giáo Hội. Sự kiện này được sách sử ghi nhận như sau:

Danh sách những điều sai lầm: Giáo Hoàng Pius IX (1846-1878) lên án những phong trào đòi tự do tôn giáo, tự do hành động theo lương tâm, tự do ngôn luận, tự do báo chí, lên án cả những khám  phá về khoa học nếu không được sự chấp thuận của Giáo Hội La Mã và khẳng định quyền lực của Giáo Hoàng phải bao trùm lên trên quyền lực của các nhà cầm quyền thế tục.Nguyên văn: “Syllabus of Errors, proclaimed by pope Pius IX, and ratified by the Vatican council, condemned freedom of religion, conscience, speech, press, and scientific discoveries which are disapproved by the Roman Church, asserted the pope’s temporal authority over all civil rulers.”[7]

Sự kiện này cũng được Giáo-sư Lý Chánh Trung viết trong cuốn Tôn Giáo Và Dân Tộc với nguyên văn như sau:

Đức Giáo Hoàng Grégore XVI (1831-1846) đã gọi tự do báo chí là “thứ tự do tai hại nhứt, đáng ghét nhứt, kinh tởm nhứt mà một số người dám đòi hỏi một cách ồn ào cuồng nhiệt và quảng bá khắp nơi…”[8]

Vì chủ trương độc tài và phản tiến hóa này, cho nên, mỗi khi quyền lực của Vatican vươn tới nơi nào, thì ở đó chế độ đạo phiệt Ca-tô sắt máu được thiết lập. Tình trạng này đã xẩy ra ở Âu Châu trong thời Trung Cổ, ở các thuộc địa của Bồ Đào Nha, của Tây Ban Nha, của Pháp và của Bỉ ở khắp nơi trên thế giới từ thế kỷ 16, ở Craotia trong những năm 1941-1945, ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 và ở Rwanda (Phi Châu) trong năm 1994. Cũng vì thế mà trong số 100 tên bạo chúa độc ác nhất trong lịch sử nhân loại được ghi rõ ràng danh tánh trong cuốn Tyrants History’ 100 Most Evil Despots & Dictators (London, Arcturus, 2004)  của tác giả Nigel Cawthorne thì những tên bạo Chúa Ca-tô chiếm tới hơn 50% dù là con số tín đồ Ca-tô chỉ bằng 1/7 dân sỗ trên thế giới. Trong số những tên bạo chúa ác độc nhất trong lịch sử nhân loại này có cả những tên bạo chúa Ca-tô Á Châu như Lý Thừa Vãn (1875-1965) ở Nam Triều Tiên, (Dr. Rhee Syngman ruled South Korea from 1948 until his downfall in 1960. His fanatic anti-communism made him a darling of the United States. In spite of his professed faith in Christianity, he had more Koreans killed than any other tyrants in the Korean history – Who Was Rhee Syngman? By Lee Wha Rang, www.kimsoft.com/2000/rhee.htm February 22, 2000),  Ngô Đình Diệm (1897-1963)  ở miền Nam Việt Nam, và Ferdinand Marcos (1917-1989) ở Phi Luật Tân.    

 

BỐN KẾ SÁCH TRONG CHÍNH SÁCH NGU DÂN

CỦA GIÁO HỘI LA MÃ

 

Truyền bá giáo lý (ki-tô) và đào tạo thanh thiếu niên theo tinh thần công giáo” có nghĩa là phải thi hành chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ” để có thể biến họ thành những người ngu dốt, ngu dốt toàn diện, chỉ biết cúi đầu tuân phục lệnh truyền của Vatican giống như đàn bò hay đàn cừu trong trại chăn nuôi dưới quyền điều  khiển của những người chủ chăn (cowboys). Chính sách phản tiến hóa và dã man này của Vatican là một kế hoạch bao gồm bốn kế sách như sau:

 

KẾ SÁCH I.- Làm cho tín đồ và người dân dưới quyền không biết gì về những bước tiến của nhân loại từ thuở hồng hoang cho đến thời đại văn minh tin học như ngày nay

 Những người thấu hiểu lịch sử thế giới đều biết rằng từ thuở mới khai thiên lập địa, loài người đã phải tranh đấu liên tục vừa để khắc phục những khó khăn trở ngại do thiên nhiên gây ra, vừa để chống lại các thế lực phong kiến phản động và phản tiến hóa có dã tâm muốn kìm hãm nhân dân dưới quyền trong tình trạng ngu dốt đễ dễ bị phỉnh gạt và  cai trị.

Lịch sử cho thấy rằng trong các thế lực phong kiến, phản động và phản tiến hóa này, Giáo Hội La Mã là một thế lực xảo quyệt nhất, gian trá nhất, thâm độc nhất, lưu manh nhất, bạo ngược nhất và tàn ác nhất vì nó luôn luôn chống lại tất cả những tư tưởng mới, chống lại những khám phá mới, chống lại những tiến bộ mới, chống lại việc mở mang giáo dục, chống lại việc nâng cao dân trí, chống lại việc phát triển khoa học và chống lại việc cải tiến dân sinh. Mục đích của những hành động chống đối này của Vatican là để kìm hãm nhân dân dưới quyền trong vòng ngu dốt hầu có thể duy trì quyền lực chính trị  và bảo vệ cái thế ăn trên ngồi trốc,. Có ở trong tình trạng ngu dốt (như tín đồ Ca-tô người Việt) thì người dân dưới quyền mới không hoài nghi và không thắc mắc về:

1.- Tính cách hoang đường, phi lý và bịp bợm trong hệ thống tín lý Ki-tô,

2.- Tính cách chuyên chế, võ  đoán, bạo ngược, phỉnh gạt, lừa bịp, vơ vào, bóc lột trong giáo luật và lời dạy của Vatican,

3.- Những hành động tham tàn và ác độc của Vatican trong gần hai ngàn năm qua:

a.- Trong chủ trương thần quyền chỉ đạo thế quyền,

b.- Trong chính sách bất khoan dung đối với những nhóm dân thuộc các tôn giáo và nền văn hóa khác

4.- Tại sao Vatican lại luôn luôn cấu kết với cường quyền và đế quốc thực dân xâm lược để thì hành chính sách “cáo đội lốt hùm” và “mượn gió bẻ măng”. Có như vậy thì Vatican mới dễ dàng cưỡng bách họ phải cúi đầu làm nô lệ cho chúng. Những bản văn sử trích dẫn ghi lại trong các phần trình bày ở trên là bằng chứng rõ ràng cho sự thật lịch sử này.

Cũng vì thế mà nhân dân Âu Châu đã liên tục chiến đấu chống lại Giáo Hội La Mã từ thế kỷ 4 cho đến khi Cách Mạng Pháp 1789 bùng nổ và sau đó họ cũng vẫn còn phải tiếp tục chiến đấu chống lại những hành động trỗi dậy của Giáo Hội La Mã trong những âm mưu sử dụng bọn tín đồ Ca-tô chỉ biết cúi đầu nghe theo lệnh truyền của các đấng bề trên để phục hồi quyền lực của Vatican ở ngay trên quê hương họ.  Thành quả của những tiến trình tranh đấu này là:

a.-  Chế độ quân chủ chuyên chính trung ương tập quyền đã bị đào sâu chôn chặt từ khi Cách Mạng Pháp bùng nổ vào năm 1789. Kể từ đó, cái quan niệm ông vua nắm quyền chủ tế của quốc gia và nắm quyền sinh sát nhân dân dưới quyền không còn nữa. Cái quan niệm người dân là những thần dân (subjects) của một vị quân vương (monarch) bị xóa bỏ được thay thế bằng quan niệm mới: người dân là những công dân (citizens) của một quốc gia (nation). Đồng thời, những đặc quyền và đặc lợi dành riêng cho Giáo Hội La Mã cũng như dành riêng cho hai giai cấp tu sĩ và quý tộc của thời tiền Cách Pháp 1789 cũng bị xóa bỏ. Cũng từ đây, quyền bình đẳng của mọi người dân trước pháp luật và tất cả mọi quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do cư trú, tự do di chuyển, tư do xuất ngoại, v.v…  của mọi người dân đều được hiến pháp và luật pháp của các nước theo chế độ dân chủ triệt để bảo vệ.

b.- Chế độ giáo hoàng (papacy) với chủ trường thần quyền chỉ đạo thế quyền và chính sách bất khoan dung đối với các nhóm dân thuộc các tôn giáo và văn hóa khác bị khai tử và các chế độ đạo phiệt tay sai của các thế lực thần quyền cũng bị đào sâu chôn chặt giống như số phận của chế độ quân chủ phong kiến trung ương tập quyền như đã nói ở trên. Điều khoản “tôn giáo tách rời khỏi chính quyền” đều có ghi vào trong hiến pháp của các nước dân chủ tự do vốn đã từng là nạn nhân của Giáo Hội La Mã.

Cái quan niệm tín đồ Ki-tô chỉ là tôi tớ hèn mọn của Tòa Thánh Vatican trở thành một trò hề cho thiên hạ. Cũng vì thế mà người dân Pháp mới được tự do các ông tu sĩ Ca-tô là “lũ quạ đen” (les corbeaux noirs) và được quyền nói lên lòng khinh bỉ và ghế tởm  đối với Tòa Thánh Vatican và những tên tu sĩ chóp bu lãnh đạo cái tổ chức tội ác này:

"Các bạn người Pháp, các bạn hãy nói cho tôi nghe xem có được không? Nếu cái người mà các bạn gọi là Đức Thánh Cha cướng quyết chống lại luật pháp của các bạn, các bạn có ngu xuẩn và hèn hạ đến độ phải từ bỏ luật pháp của các bạn không?. Các bạn hy vọng gì ở một ông Giáo Hoàng? Đ.M Giáo Hoàng, hãy tin ở tôi đi, bây giờ là đến lượt các bạn; cả trong mười thế kỷ qua, Giáo Hoàng đã áp bức các bạn quá nhiều rồi.". Nguyên văn: “Tell me, Frenchmen, is it possible? if that man you call the Holly Father takes it into his head to oppose your laws, do you dare, are you stupid and base enough, to give them up? What do you expect from a Pope? Screw the Pope, believe me; it is your turn at last; for ten centuries the Pope has screwed you."[9]

Ngoài ra, lại còn có nhiều biện pháp mạnh được ban hành để đối phó với “cái Giáo Hội Khốn Nạn” này và trừng trị nghiêm khắc những phần từ tôi tớ hèn mọn của Vatican nếu họ không chịu trung thành với hiến pháp hay vẫn còn ngoan cố chống lại quyền lợi tối thượng của đất nước và dân tộc của họ. Chưa kể những biện pháp mạnh của các chính quyền Anh 1689, chính quyền Cách Mạng Mễ Tây Cơ 1857, chính quyền Cách Mạng Ý 1870, chính quyền Cách Mạng Tây Ban Nha 1936, chính quyền Cách Mạng Nga 1917, chính quyền Cách Mạng Trung Quốc 1949, chính quyền Cách Mạng Cuba 1959, chính quyền Cách Mạng Nicaragua 1979, chỉ riêng chính quyền Cách Mạng Pháp 1789 cùng đã thẳng tay trừng trị Tòa Thánh Vatican: 

“Trước hết, nước Pháp mà Giáo Hoàng Pius VI (1775-1799) thường gọi là "người trưởng nữ của Giáo Hội" đã xóa bỏ toàn  bộ tôn giáo, đưa nhà vua lên đọan đầu đài, chính thức tôn vinh thần Lý Trí lên ngôi chí tôn, tàn sát 17 ngàn linh mục, 30 ngàn nữ tu và 47 giám mục,  tất cả các tu viện, các dòng tu và các trường học của Giáo Hội đều bị giải thể, tất cả các thư viện của Giáo Hôi đều bị thiêu rụi.“ Nguyên văn:First, France, "eldest daughter of the church "he used to call it, abolished all religion beheaded its king, enthroned Reason officially as supreme deity, massacred over 17,000 priests and over 30,000 nuns as well as forty-seven bishops, abolished all seminaries, schools, religious orders, burned all churches and libraries, then sent the Corsian Bonaparte  to liberate Italy and Rome.”[10]

Xin xem lại  Chương 3 (ở trên), tiểu mục “tất cả các chính quyền cách mạng ở trên thế giới  đều phải ban hành những biện pháp mạnh để đối phó với Giáo Hội La Mã.”

Nếu những sự thật lịch sử trên đây được đưa vào chương trình học ở bậc trung học trong môn lịch sử thế giới và công khai phổ biến trong nhân dân của một quốc gia nào (như ở Hoa Kỳ và các nước dân chủ tư do khác ở Bắc Mỹ, Âu Châu, Nhật Bản, Ấn độ v.v…), thì  nhân dân ở quốc gia đó sẽ biết rõ bộ mặt thật vô cùng ghê tởm với những rặng núi tội ác của Vatican trong gần hai ngàn năm qua. Như vậy, chắc chắn là Giáo Hội không thể làm ăn gì được ở quốc gia đó. Vì thế mà khi quyền lực của Giáo Hội vươn tới quốc gia nào thì Giáo Hội phải nắm độc quyền giáo dục để  bưng bít những sự thật lịch sử  này. Cũng vì thế mà Giáo Hội mới  phải  triệt để thi hành chủ trương:

1.-  Không đưa toàn bộ những bài học lịch sử thế giới và toàn bộ bài học quốc sử vào trong chương trình học ở bậc trung học bằng cách cắt xén:

a.- Tất cả những bài học có nội dung gây bất lợi cho tín lý Ki-tô hay thuyết sáng tạo,

b.- Tất cả những bài học nói về  những hành động tội ác của Giáo Hội chống lại nhân loại trong gần hai ngàn năm qua. Đó là những tội ác phát động hàng chục cuộc chiến thập tự gây nên những cuộc chiến tranh kéo dài ngót nghét hai trăm năm (1096-1291) ở miền vùng Cận Đông và miền Nam nước Pháp khiến cho (1) hàng trăm triệu người dân vô tội bị sát hại, bị tàn phế,  bị mất cha, mất mẹ, hàng chục triệu trẻ em mất cha mất mẹ không nơi nương tựa, hàng chục triệu người rơi vào thảm trạng đói khổ điểu linh, (2) không biết bao nhiêu kiến trúc trong có có hàng triệu triệu nhà cửa, dinh thự, miếu, đền, di sản văn hóa và tôn giáo bị tiêu hủy, (3) không biết mùa màng và tài sản bị tàn phá và cướp đoạt đoạt.  Chỉ đọc bản văn nói về  những hành động tàn ác của quân lính thập tự trong đợt tiến quân và thành Jerusalem trong Cuộc Chiến Thập Tư Lần Thứ Nhất  cũng làm cho chúng ta cảm thấy phải rùng mình ghê tởm về cái tinh thần Công Giáo mà Giáo Hội La Mã đã nhồi nhét vào đầu óc tín đồ Ca-tô của Giáo Hội. [Xin xem lại phần Dẫn Nhập.]

c.- Tất cả những bài học có nội dung liên hê đến việc thiết lập các Tòa Án Dị Giáo (Inquistions) và tất cả những tội ác của các tòa án ác ôn gây ra trong việc xử lý những thành phần bị tình nghi thuộc các tôn giáo khác hay không tuyệt đối tin tưởng vào tín lý Ki-tô. Các Toà Án này tác oai tác quái ở Âu Châu và ở các thuộc địa của các đế quốc Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha  từ khi được Vatican chính thức cho ra đời vào năm 1232 cho đến khi bị nhân dân Âu Châu bắt đầu khai tử vào từ Cách Mạng Pháp 1789. Cho đến ngày nay, chưa ai biết chắc con số nạn nhân bị các Tòa Án Di Giáo của Vatican tra tấn, gây thương tật và sát hại là bao nhiêu triệu người. Sách Smokesecreens được biên soạn và phát hành vào năm 1983 (năm này Giáo Hoàng John Paul II chưa mở kho mật hàm cho các nhà viết sử đến tham khảo) cho biết là con số nạn nhân  trong thời kỳ các Tòa Án Dị Giáo của Tây Ban Nha hoạt động (1232-1820) ở chính quốc và ở các thuộc địa là 68 triệu:

"Chỉ nội trong thời kỳ thi hành chương trình Inquisition ở Tây Ban Nha, Giáo Hội La Mã đã tra tấn, gây thương tật và sát hại là 68 triệu, và nhiều nạn nhân này cũng là những người Thiên Chúa Giáo tin tưởng vào Thánh Kinh." Nguyên văn: “The Roman Catholic Institution tortured, maimed and murdered 68 million people during the Spanish Inquisition alone, and many these were Bible-believing Christians"[11]   

d.- Tất cả những bài học nói về  những tội ác cấu kết với các cường quyền và các đế quốc thực dân Âu Châu để thi hành chính sách “cáo đội lốt hùm” hầu cưỡng bách các dân tộc nạn nhân làm nô lệ cho Giáo Hội theo đúng tinh thần Sắc Chỉ Romanus Pontifex được ban hành vào ngày 8/1/1454 trong thời Giáo Hoàng Nicholas V (1447-1455):

"Quyền lợi của Bồ Đào Nha đã được phân định rõ ràng trong sắc chỉ "Romanus Pontifex" do Đức (Giáo Hoàng) Nicholas V (1447-1455) ra ngày 8 tháng Giêng năm 1454. Theo quyền lực Chúa ban và quyền lực của Tòa Thánh,  Đức Giáo Hoàng ban cho triều đình Lisbon (Bồ Đào Nha) "toàn quyền tự do xâm lăng, chinh phục, chiến đấu, đánh giặc và khuất phục tất cả các quân Sarrasins (tức người Ả Rập), các dân ngoại đạo và các kẻ thù khác của Giáo Hội, gặp bất cứ nơi nào: được toàn quyền chiếm cứ tất cả các vương quốc, lãnh địa, vương hầu, đất đô hộ và tài sản của chúng; toàn quyền chiếm đoạt tất cả của nổi và của chìm của chúng và bắt tất cả chúng nó làm nô lệ vĩnh viễn."[12]

e.- Tất cả những bài học nói về đời sống bê bối thối tha của các giáo hoàng và gai cấp tu sĩ của Giáo Hội. f.- Tất cả những bài học nói về những thời kỳ và phong trào nhân dân thế giới  chống lại Giáo Hội La Mã như Phong Trào Nhân Bản (Humanism) cùng xuất hiện với thời kỳ Phục Hưng 1300-1600 (Renaissance), Phong Trào Cải Cách Tôn Giáo 1309-1646 (Reformation), Thời Kỳ Khoa Học và Lý Trí 1500-1789 (Science and the Age of Reason), Thời Kỳ Cách Mạng Dân Chủ 1603-1815 (The Age of Democratic Revolutions ), Các Chủ Nghĩa Xã Hội  1900s (Socialisms), v.v…

g.- Nói về các chính quyền Cách Mạng Anh 1689, Cánh Mạng Pháp 1789, Cách Mạng Mễ Tây Cơ 1857 và 1917, Cách Mạng Ý Đại Lợi 1870, Cách Mạng Nga 1917, Cách Mạng Tây Ban Nha 1936, Cách Mạng Trung Quốc 1949, Cách Mạng Cuba 1959,  Cách Mạng Nicaragua 1979, v. v… đã  dùng những biện  pháp mạnh để đối phó với Vatican, trừng trị những tu sĩ và tín đồ Ca-tô ngoan cố, vẫn còn tiếp tục giữ lòng trung thành với Giáo Hội La Mã chống lại chính quyền Cách Mạng và tổ quốc gốc của họ.

 Bằng chứng rõ ràng nhất cho việc Vatican chủ trương không đưa toàn bộ bài học lịch sử thế giới từ A đến Z là vào năm 1956, tại miền Nam miền Nam dưới ách thống trị Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican, tác giả Nguyễn Hiến Lê chỉ nói sơ sơ có mấy dòng về chuyện này và mấy dòng về thuyết tiến hóa của nhà bác học Charles Robert Darwin (1809-1882) mà bộ sách lịch sử thế giới của ông “bị cấm bán và bị tịch thu toàn bộ”, tác giả “bị  mạt sát đầu óc đầy rác rưởi” và “bị mật vụ rình mò ở nơi cư trú.”][13]

2.- Không đưa toàn bộ những bài học quốc sử vào trong chương trình học ở bậc trung học. Để thực hiện dã tâm này, Giáo Hội ra lệnh cho chính quyền đạo phiêt tay sai phải dùng những thủ đoạn:

a.- Cắt xén những bài học có liên hệ đến bàn tay của Giáo Hội La Mã và tín đồ Ca-tô người Việt  trong việc cấu kết với đế quốc thực dân xâm lược Pháp trong suốt chiều dài lịch sử từ cuối thế kỷ 18 cho đến hiện đại.

b.- Diễn dịch sai lạc những sự kiện lịch sử nào không thể cắt xén được.

c.- Cắt xén những bài học nói về vai trò của Giáo Hội La Mã trong ba lần vận động Pháp liên kết với Giáo Hội thành Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican rồi  xuất quân đánh chiếm và thống trị Việt Nam từ năm 1858 cho đến năm 1945.

d.- Cắt xén hết những bài học nói về những hành động của tín đồ Ca-tô người Việt tích cực đứng về phía Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican chống lại tổ quốc và dân tộc Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử từ cuối thế kỷ 18 cho đến tháng 7 năm 1954.

e.- Cắt xén những bài học nói về vai trò của Giáo Hội La Mã trong việc đưa ông Ca-tô Ngô Đình Diệm sang Mỹ rồi dùng tất cả những tu sĩ và tín đồ Ca-tô có thế lực ở Mỹ, ở Pháp  và ngay cả bà Nam Phương Hoàng Hậu để vận động với chính quyền Mỹ, chính quyền Pháp và ông Bảo Đại đưa ông Diệm về Việt Nam cầm quyền.

f.-  Cắt xén những bài học nói về việc Hoa Kỳ, Vatican và chính quyền Ngô Đình Diệm cấu kết với nhau cố tình phớt lờ không đáp lời yêu cầu của chính quyền miền Bắc để tiến hành các cuộc họp bàn về việc chuẩn bị cuộc tổng tuyển cử trên toàn quốc nhằm thống nhất đất nước như Hiệp Định Genève đã quy định. 

 3.- Làm cho học sinh không còn muốn đầu tư thì giờ vào học môn Sử Địa và Công Dân bằng cách:

a.- Hạ thấp môn học này xuống thành môn học phụ giống như môn vẽ, ca nhac, nữ công gia chánh, v.v…

b.- Đặt ra  chế độ hệ số và quy định môn Sử Địa  và Công  Dân Giáo Dục có hệ số 1, trong khi các môn học chính như Toán, Lý Hóa, Khoa Học Thực Nghiệm (Vạn Vật), Quốc Văn,  Ngoại Ngữ (sinh ngữ) có hệ số  4 và 5, và tệ lắm cũng có hệ số 3 (môn Sinh Ngữ phụ).

4.- Giảm thiểu thời lượng dành cho môn Sử Địa và Công Dân xuống chỉ có  một giờ một tuần trong khi các môn học chính có tới từ 4 đến 5 hay 6 giờ  một tuần. Nếu trong chương trình học có 30 giờ trong một tuần, thì thời lượng dành cho môn Sử Địa và Công Dân chỉ bằng 1/15 trên tổng số thời lượng, riêng môn Sử Địa thỉ chỉ bằng 1/30 trên tổng số thời lượng, và  riêng môn Sử thì chỉ có bằng 1/60 trên tổng số thời lượng.

Trong khi đó, ở Hoa Kỳ, thời lượng của  hai môn học này trong chương trình học ở Cấp II hay bậc Trung Học Đệ Nhất Cấp (Middle Schools) là mỗi ngày một giờ, 5 giờ một tuần (bằng 1/6 tổng số thời lượng), ở  Cấp III hay Trung Học Đệ Nhị Cấp (High Schools), môn Sử Địa và Công Dân được coi là môn học bắt buộc  (required) chiếm tới 5 tín  chỉ (credits) gồm (2 Quốc Sử, 1 Sử Tiểu Bang, 1 Sử Thế Giới, 1 Công Dân (Civics) trong tổng số 31 tín chỉ bắt buộc. Như vậy là môn Sử Địa và Công Dân chiếm xấp xỉ 1/5 trên tổng số thời lượng trong chương trình.  Ấy là chưa kể học sinh có thể ghi danh học thêm môn sử  ở trình độ cao hơn gọi là AP (advanced placement) từ 1 đến 3 tín chỉ nữa trong số 15 tín chỉ nhiệm ý (elective credits).

5.- Loại bỏ môn Sử Địa và Công Dân ra khỏi chương trình thi viết.

Tình trạng này đã khiến cho học sinh không muốn dành thì giờ vào việc học môn Sử Địa và Công Dân.

Cũng nên biết chương trình học bậc Đệ Nhị Cấp (Cấp III) ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 được chia ra làm bốn ban: A (Khoa Học Thực Nghiệm), B (Ban Toán),  Ban C (Văn Chương) và D (Cổ Ngữ).

Đối với hai Ban A và Ban B, môn Sử Địa và Công Dân bị quy định là môn học phụ có hệ số 1 và không có trong chương trình thi viết. Cũng nên biết, ở miền Nam Việt Nam, trong những năm 1954-1975 có tới khoảng trên 95% học sinh bậc trung học theo học hai ban A và B. Còn lại khoảng hơn 5%  trên tổng số học sinh theo Ban C và Ban D. Thành thử ra có tới hơn 95% học sinh của miền Nam Việt Nam trong thời kỳ này kể như không học môn Sử Địa và Công Dân, mà chỉ liếc qua, chờ đến khi được biết kết quả kỳ thi viết, nếu đậu (pass) kỳ thi này, thì mới lo tìm đọc loại sách tóm lược sự kiện lịch sử của Giáo-sư Lê Kim Ngân biên soạn, và khi vào thi khẩu vấn, thì họ gãi đầu gãi tai năn nì với giáo sư giám khảo.

Rút cuộc, nhờ  tài nghệ gãi đầu gãi tai, năn nỉ với giáo sư giám khảo môn Sử Địa & Công Dân, rồi cũng qua. Lý do, vì cái bản tính “nhân chi sơ, tính bản thiện ” và “lượng cả bao dong” của các vị giáo sư giám khảo này, dù cho thí sinh chỉ biết chút chút hay không biết một chút gì về Sử Địa và Công  Dân, cũng không có vì giáo sư giám khảo nào đành lòng hạ bút cho các em 00/20, và tối thiểu cũng cho các em 1/20.  Thế là các em có bằng Tú Tài II để nộp đơn dự thi tuyển vào các trường như Đại Học Quân Y, Đại Học Sư Phạm, Quốc Gia Hành Chánh, Kiến Trúc, Kỹ Sư Phú Thọ hay ghi danh vào các trường Luật, Văn Khoa, Khoa Học, Y khoa, Nha Khoa, Dược Khoa, Nông Lâm Súc, Trường Võ Bị Đà Lạt, và các khóa sĩ quan Không Quân, sĩ quan  Hải Quân, v.v…

Những người này, sau đó vào học các trường như đã nói ở trên, rồi nghiễm nhiên trở thành những luật sư (như ông Ca-tô Nguyễn Văn Chức), thẩm phán (như ông Nguyễn Cần, v.v…), bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ, các quan hành chánh  như phó quận trưởng hành chánh, phó tỉnh trưởng hành chánh, trưởng ty tài chánh,  giám đốc,  chánh sự vu, thủ tướng của chính quyền Miền Nam (như ông Nguyễn Bá Cẩn), và nếu ở trong quân đội, thì họ có thể leo lên đến cấp tá, cấp tướng.

Dù là leo lên đến cấp bậc nào trong quân đội hay nắm giữ bất kỳ chức vụ cao cấp nhất ở miền Nam như các ông Ca-tô Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu hay Trần Văn Hương, thì họ cũng vẫn không biết gì về  lịch sử thế giới, không biết rõ ràng về  quốc sử trong thời cận và hiện đại và về các thể chế chính trị. Bằng chứng là các ông trí thức Việt Nam viết sử trong thời cận và hiện đại không hề đề cập đến vai trò của Giáo Hội La Mã  và tín đồ Ca-tô người Việt trong Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp- Vatican đánh chiếm và thống trị Việt Nam từ năm 1858 đến 1945 cũng như trong thời Kháng Chiến 1945-1954, và cũng không nói gì đến vai trò của Giáo Hội La Mã trong việc đưa ông Ca-tô Ngô Đình Diệm sang Mỹ trao cho Hồng Y Francis Spellman vận động với tất cả tín đồ có thế lực ở Mỹ cùng những nỗ lực vận động chính quyền Mỹ làm áp lực với Pháp để đưa ông Diệm về Việt Nam cầm quyền.

Như vậy là chủ đích của kế sách này là làm cho tín đồ dốt, dốt đặc cán mai táu, không biết gì về những sự kiện đã xẩy ra trong quá khứ cũng như đang xẩy ra ở cộng đồng nhân loại và ở ngay trong quốc gia của tín đồ và nhân dân dưới quyền. Tình trạng này khiến cho tín đồ Ca-tô chỉ  biết có họ đạo và Giáo Hội La Mã hay Tòa Thánh Vatican của họ mà thôi, và  ngay cả người dân dưới quyền (dù không phải là tín đồ Ca-tô) cũng trở thành những người dốt đặc cán mai táu về  sứ ký, đía lý và công giáo dục. Hậu quả là những người tiếp nhận sở học qua chính sách ngu dân giáo dục Giáo Hội La Mã được thi hành trên toàn quốc Việt Nam trong những năm 1885-1954 và ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 không thể nào thích nghi được với nếp sống dân chủ tự do ở Bắc Mỹ và Âu Châu cho nên họ mới có những hành động vi pham các quyền tự do ngôn luận, tự do tư tưởng  của những người khác một cách hết sức trắng trợn mà cững ngỡ là họ hành xử đúng theo pháp luật. Cũng vì thế mà họ thường  có những thái độ, ngôn ngữ và hành động ngược ngạo khiến cho người dân bản địa nhìn họ như một thứ quái thai của thời trung cổ ở Âu Châu còn rớt lại. Vấn đề này sẽ được nói rõ trong Chương 13 và Chương 14 ở sau.

(xem tiếp)==>

 

Chú Thích


[1] Phàn Đình Diệm “Tuyên Cáo 6: Tri Ân Hội Đồng Giám Mục Việt Nam… ”www.kitohoc.com Ngày 15/6/1999.

[2] Nguyễn Ngọc Ngạn, Xóm Đạo (Đông Kinh, Nhật Bản: Tân Văn, 2003), tr. 18.

[3] Nhiều tác giả, Tại Sao Không Theo Đạo Chúa, Tập 2 (Spring, TX:Ban Nghiên Cứu Đạo Giáo, 1998), tr.116.

[4] Manhattan, Avro. Vietnam - Why Did We Go? (Chino, CA: Chick Publication, 1984), p. 157.

[5] Lý Chánh Trung, Tôn Giáo Và Dân Tộc (Sàigòn: Lửa Thiêng, 1973), tr. 66.

[6] Loraine Boettner, Roman Catholicism, (Phillipsburg, New Jersey: The Presbyterian and Reformed Publishing Company, 1962), p. 9. 

[7] Loraine Boettner, Ibid., p. 8.

[8] Lý Chánh Trung, Sđd.,  tr. 76.

[9] J. E. Boshier, The French Revolution (New York, W. W. Norton & Company, 1988), tr 155.

[10] Malachi Martin, The Decline And Fall Of The Roman Church (New York: G.P. Putnam's Sons,  1981),  p. 232.

[11]  J.T.C., Smokescreens (Chino, CA: Jack T. Chick, 1993) trang 35.

[12] Trần Tam Tỉnh, Thập Giá và Lưỡi Gươm (Paris: Sudetasie, 1978), tr. 14-15.

[13] Nguyễn Hiến Lê, Đời Viết Văn Của Tôi (Wesminster, CA: Văn Nghệ, 1986), tr. 99-101.

 

Trang Nguyễn Mạnh Quang