Văn Hóa PG Trong Phim Thái (Thiên Lôi)

Văn Hóa Phật Giáo

Trong Phim Truyện Thái

Thiên Lôi

http://sachhiem.net/THLOI/VH/ThienLoi01.php

15 tháng 1, 2008

Hôm nay tui xin tạm gát qua đề tài ’chính chị ... em ta, cùng với các cha, các cố’ để trình bà con một câu chuyện nhẹ nhàng êm ái hơn nhân sau khi tình cờ xem được bộ phim dài của Thái Lan trên mạng, tựa đề “Chàng Tỷ Phú Mù”. Quả thật mới đọc tựa đề tui cứ tưởng sẽ là một lọai phim rẽ tiền hạng C dành cho giới ‘ma rĩ phông ten’ giải trí, định bỏ qua; nhưng sự tò mò muốn biết phim ảnh Thái lúc rày ra sao so với các nước khác trong vùng nên nhấp vào. Xem xong lòng tôi mang nhiều mối thiện cảm và khâm phục kỷ thuật làm phim của dân ‘đất lành Phật ngự’ này, không như thiên kiến coi thường sẳn có trước đây, nên cố giành thì giờ để làm công việc quảng cáo không công cho phim ảnh Thái Lan mà chuộc lỗi.

Thực tình bao lâu nay tui vẫn cho là những ai đã bỏ thì giờ xem các bộ phim truyện dài tình cảm, xã hội hay võ hiệp ba lăng nhăng của Hồng Kông và Đài Loan sản xuất trước đây chắc phải là vô công rỗi nghề. Còn nhớ từ những năm của thập niên ‘80s, ở hải ngọai tôi đã từng nghe có nhiều người bỏ cả công ăn việc làm, cơm nước, chỉ gặm bánh mì, thức trắng đêm để xem cho hết những bộ phim kiếm hiệp kỳ tình phỏng theo các cuốn truyện của Kim Dung; tiếp đến là những bộ phim tình cảm yêu đương, éo le ngang trái đẫm lệ các bà dựa vào các cuốn tiểu thuyết của Quỳnh Dao. Ba Tàu thì giỏi mấy cái vụ này lắm. Các lão bối mình ngày xưa đã không từng ngất ngư con tàu vì những ‘Hồng Lâu Mộng’ đấy sao? Cũng nhờ đó mà các tiệm dịch vụ thuê và sang phim, bán đầu máy chiếu, máy quay ngược quay xuôi, vv... trong cộng đồng di dân Á châu đã nở rộ như nấm gặp mưa. Ôi thôi, từng bộ phim truyện từ 5 đến 10 cuộn VHS đã kéo dài thành hằng mấy chục cuộn lê thê để xem cả tháng, cố kiếm bạc cắt của mấy đấng tị nạn đang hưởng trợ cấp công cộng, dư thừa thì giờ tha hồ ngồi nhà say sưa mùi mẫn.

Tưởng “thôi thế là thôi là thế đó!” Ai ngờ lại xuất hiện các công ty An-nam-mít di dân, sau một thời gian chuẩn bị bèn đua nhau làm chương trình ca nhạc ‘nhớ ngày xưa, cưa chuyện cũ’, đánh vào tình cảm xa quê của bà con, như Thúy Nga Paris, Asia, Vân Sơn vv... ào ào nhập cuộc. Nhưng phải nói là tuy hình thức kỷ thuật phương tiện sân khấu tân kỳ sẳn ở của xứ người có khá hơn xưa nhưng nội dung thì vẫn ‘đường xưa lối cũ’ đến chán như cơm nếp nát. Cũng chứng ấy bài bản, cũng chừng ấy phong cách, cộng thêm vài ba đọan mở đầu của MC ra vẻ văn chương một đống, nhưng kỳ thực rỗng tuếch kiểu thùng rỗng kêu to; nghe mãi cùng giọng điệu, nhìn mãi cùng gương mặt đến ... ớn lên tới cổ.

Vì thế tui có lối xem các lọai video ca nhạc này rất khác người, cốt chỉ để cập nhật hóa thời cuộc mà thôi. Sau này, khi thỉnh thỏang có con cháu gởi biếu, hay bạn bè đưa xem; tui chỉ thóang khỏang 5-10 phút là xong một cuộn, hay bây giờ là một đĩa DVD. Có gì đâu, tui cho máy chạy tới nhanh rẹt rẹt, ngưng một chút ở phần giới thiệu xem có gì mới lạ không, rồi chạy nhanh rẹt rẹt xem ca sĩ hát một đọan ngắn thôi, rồi lại chạy tiếp rẹt rẹt. Cứ thế là xong không mấy chốc; bởi vì các bài hát ấy đã cũ mèm như giẽ rách và đã tràn ngập trên thị trường bán sale vĩa hè tràn lan như vỏ hến; nếu muốn thưởng thức thì cứ mở CD hay mp3 ra nghe trong khi còn làm chuyện khác thì tốt hơn. Việc gì lại phải vừa khổ công, mất thì giờ và khổ ... mắt xem các cô cậu ăn mặc thiếu vải, uốn éo, điệu bộ múa men chẳng ... giống ai. Ồ có chứ! giống đám Mỹ đen trên MTV hay VH1.

Kỷ thuật phim ảnh cứ tăng tiến không ngừng. Thị trường chuyển sang VCD rồi DVD. Tiếp đến là đợt ‘sóng thần’ phim bộ tình cảm của Hàn quốc. Tiếc là tui chẳng có nhiều thì giờ để xem được bộ nào, nhưng nghe các bà khi gặp nhau là ríu rít bàn chuyện ‘mấy cũ sâm’ đến ... say sưa; hoặc trên mâm vào những bửa ăn đã thấy bày ‘kim chi’ chua lè. Có những lúc bất chợt thấy các bà sụt sùi sụt sịt chấm lệ thương cảm theo các nhân vật trong phim mà tui chẳng biết chuyện gì đã xãy ra. Bão lụt bên nhà chăng? Nam bộ ngập nước chăng? Gớm thật, bây giờ mới biết những cái tên lạ hoắc như Park, Jeong, Kim, Yi, Lee ... bắt đầu xâm nhập vào quả tim bé nhỏ của các kiều nữ An-nam. Ai bảo nó không giúp gia tăng việc các nàng bé bé xinh xinh trong nước mê lấy chồng Hàn để thụ hưởng nhân sâm?

Ngay cả ở Mỹ còn có một kênh Cable TV tên là AZN Television trên Comcast chuyên tãi những phim ảnh Á châu, chủ yếu là Nhật, Nam Hàn, Trung quốc và Ấn-độ. Vào khỏang năm 2006 tình cờ thấy nó chiếu bộ ‘Dốc Tình’ của Việt nam làm tui bắt đầu chú ý đến phim ảnh Việt. Nhưng chẳng hiểu vì lý do gì - hết tiền chăng? - từ đó chẳng còn thấy phim Việt xuất hiện nữa. Lại nữa, khi kênh này chiếu bộ ‘Ju-mong’ nói về nhà vua đầu tiên của Triều tiên lập quốc; đang ngon trớn nó nổi chứng tuyên bố là ai muốn xem tiếp phải chuyển hệ từ cable sang hệ digital, làm cho tụi Comcast kiếm bộn tiền. Như thế đủ thấy mãnh lực hấp dẫn của điện ảnh Hàn quốc không thua gì Hundai, Daewoo, Samsung ... Truyền thông phim ảnh ngày nay là một vũ khí tẩy não khá hiệu quả và tinh vi.

Tìm hiểu thêm về phim ảnh Việt nam trong thập niên vừa qua thì thấy cũng đã đạt được khá nhiều tiến bộ; tăng tốc nhất có lẽ là từ sau ngày Việt nam gia nhập WTO. Nhà nước chịu nhường nhiều kênh VTV cho các đại công ty, đại tổ hợp các nước ĐNÁ quảng cáo thương hiệu nên có nhiều tài khỏan cho việc sản xuất phim truyện dài.

Tình thế chính trị xã hội trong nước cũng dần đổi thay - cứ như anh nhà quê vừa ở làng lên tỉnh, sau khi ù chạy băng qua đường phố đầy xe cộ một cách an tòan liền có chút tự tin - Các ngành nghệ thuật tạm được cỡi trói và kỷ thuật làm phim tiến bộ được du nhập nên có phong trào đua nhau sản xuất những phim bộ nhiều tập đến hàng chục đĩa, xem mệt nghỉ. Ban đầu chỉ là dăm ba bộ video ca nhạc, kỷ thuật còn thô sơ ... như thời ... ‘trường sơn đông nhớ trường sơn tây’, quay cảnh làng quê mộc mạc, mái đình, con đê, người dân lam lũ... dần tăng lên những bộ ‘nhạc tiền chiến bất hủ’, ca sĩ được thóat xác, mặc áo dài tha thướt, vãi màu sặc sỡ. Rồi khi nghe ngóng chẳng có ông cán bộ kiểm duyệt văn hóa nào tằng hắng bèn... tân thời tiến nhanh tiến mạnh lên thành thị phô diễn những mảng tiêu cực của xã hội ăn chơi, đua đòi, kinh tế thị trường, doanh nghiệp công tư vv...

Theo dõi ta thấy cũng theo mức độ gia tăng mức sống kinh tế trong nước mà các nhân vật cũng thay đổi phương tiện di chuyển từ đi bộ, ghe xuồng chèo tay trong ‘Đất Phương Nam’ qua đến đi xe đạp như trong ‘Dốc Tình’, rồi cỡi độc mấy con ngựa già ốm nhách trong ‘Lục Vân Tiên’, rồi leo lên xe Dream trong ‘Đồng Ttiền Xương Máu’, phóc xe lửa trong ‘Giòng Máu Anh Hùng’, rồi chạy xuồng gắn động cơ hay xe búyt trong ‘Hương Phù Sa’, xong đến xe riêng, nhà to cửa lớn sang trọng trong ‘Mùi Ngò Gai’... Hình như các lọai phim lịch sử oanh liệt thời chống Pháp như ‘Ngọn Nến Hòang Cung’, ‘Những Đứa Con Thành Phố’ vv... nay đã ‘diễm xưa’ và nhàm rồi không còn được quan tâm mấy. Nhưng nhìn chung thì quang cảnh xã hội trong phim còn quá nhiều lôi thôi luộm thuộm; căn biệt thự sang trọng nằm kề khu ổ chuột; đường sá thì rác rến, ổ gà, nước thải, bụi đường… cứ như là ‘killing fields’; giòng xe cộ thì đủ lọai hằm bà lằng vô trật tự, dám nghĩ các xứ châu Phi còn khá hơn thế! Rồi tài tử, chuyên viên, ca sĩ Việt kiều già trẻ lủ khủ kéo nhau về nước hợp tác biểu diễn, làm phim hay sản xuất video, DVD… theo lời kêu gọi ‘hòa hợp, hòa giải’; và dĩ nhiên mấy ông giáo gian và chăn chiên Ca-tô ... cũng e thẹn, ngại ngùng theo lệnh bề trên mang tiền về giúp các họ đạo và làm dân vận mua chuộc các giới chức đảng viên biến chất.

Theo đúng bài bản tòan cầu hóa, bộ ‘Mùi Ngò Gai’, là sự hợp tác giữa tập đoàn CJ Media của Hàn quốc và Hãng phim Vifa của Việt nam; nghe nói dài đến 100 tập, đã được chiếu trên kênh HTV9, mỗi tập dài 50 phút. Từ kịch bản cho đến đạo diễn, rồi âm thanh, ánh sáng, quay phim, dựng phim, thiết kế chính trong phim đều do người Hàn làm hết ráo; còn phía Việt chỉ là ... thợ vịn, nên phim nặng mùi kim chi hơn là hăng hắc mùi ngò gai.

Không lạ gì một khi các ông chủ tài phiệt Hàn quốc bỏ tiền sản xuất nên quả là có lắm trò lố bịch. Trong bộ phim, các ông chủ Hàn luôn được đề cao là những người tốt bụng đầy lòng nhân ái, lúc nào cũng có những tay ‘thông ngôn’ phụ tá đi kèm để tâng bốc làm ta nhớ lại thời tây thực dân chẳng khác. À thì ra ở thời nào ‘nịnh bợ ngọai nhân’ vẫn là dân tộc tính của người Việt. Đã qua lâu rồi những ‘tội ác của bọn đánh thuê Nam Hàn trong cuộc chiến Việt nam’. Đồng tiền quả là có khả năng lớn trong việc rữa sạch mọi xấu xa phạm phải trước đây. Câu chuyện quay quanh tiệm phở, dĩ nhiên là có nhiều ngò gai, nơi nhân vật chính là cô Vi sinh sống; đêm kê mấy cái bàn ăn lại mà ngủ; và ông chủ Hàn lại khóai ăn ... phở.

Có cả cảnh ông chủ cùng thông ngôn ngồi ăn ở bàn, cô Vi đến chào hỏi và nhác thấy dây giày của ông chủ Hàn bị sút ra liền không ngần ngại quí xuống dưới gầm bàn để buộc lại dây giày cho ông ta. Ôi, nhân cách của thiếu nữ Việt nam được biểu hiện rẽ tiền đến thế ư? Theo tui tụi Hàn diễn tả như thế là còn nhẹ nhàng lắm so với thực tế đời sống. Ở một vài cảnh khác, thì cô ta lại căm hờn người cha ruột, giám độc của một đại công ty trong nước, đã bỏ rơi mẹ con cô. Rõ là ‘một giọt máu đào nhạt hơn một ao nước lã’. Cha thì ghét, còn ông Hàn thì thương! Đạo lý Việt đấy ư?

Lại có nhiều cảnh cô Vi và cậu Khanh, người em cùng cha khác mẹ với Vi nhưng không hề biết sự liên hệ huyết thống, trót yêu nhau cùng đến nhà thờ Tin Lành để cầu nguyện. Một đất nước với đại đa số dân theo Phật giáo mà các nhân vật của bộ phim này ... nhất định phải vào nhà thờ Chúa cầu nguyện mới được. Âu là khía cạnh tuyên truyền nhẹ nhàng của đồng tiền được bỏ ra?

Xem xong phần lớn bộ phim (vì nghe đâu bị ngưng ngang xương!) nhiều người thất vọng quá với những đối thoại dài lê thê nhạt thếch, bối cảnh thì hết tiệm phở đến nhà trường, hết nhà trường về tiệm phở đến mờ cả mắt, diễn xuất thì tầm thường ... lắm lúc cô Vi bỗng cười lên hô hố thực vô duyên cứ như là ... mát dây. Tòan bộ cuốn phim, với ngân quỉ to lớn như thế mà chẳng chuyển tải được một khía cạnh đẹp nào của văn hóa Việt, và hình như cốt đánh bóng người Hàn để họ sang Việt nam sau này làm ăn dễ hơn chăng? Quả là một lối tuyên truyền siêu hạng. Tiền bỏ ra thực đáng!

Thêm nữa, gần đây những tin tức xấu về các ‘giáo hội’ Phật giáo trong và ngòai nước (giáo hội của ai?). Ở hãi ngọai thì ‘mấy ông thầy chùa háo danh’ đang chia rẽ trầm trọng do những tay lái buôn chính trị mang danh Phật tử nhận tiền ngọai bang và ngọai đạo để phá nát uy tín của hàng tăng già, biến chùa chiền thành những ổ chống cộng ăn theo; tay Phật cũng phải cầm cờ vàng ba sọc thay vì cầm hoa sen, lạng quạng không theo đúng chỉ đạo là bị bọn côn đồ xóm đạo đến quấy nhiễu. Tự do tôn giáo mà lị! Chẳng hiểu mấy ‘ông thầy chùa’ này thường có đọc Kinh Pháp Cú với đọan “lấy óan báo óan, óan óan chập chùng; lấy đức báo óan, óan ấy tiêu tan” không nhỉ? Đạo Phật là đạo từ bi; nhưng sao các vị cứ mãi chìm đắm trong căm hờn chống cộng vậy? Để được gì nào? Hay muốn yên thân? Bây giờ vở lở ra thì đã muộn; xấu hổ cả một tập thể bất tài vô trí. Thực sự điều này nhiều Phật tử chân chính đã thấy rõ từ lâu, bíết trước con đường ‘nhân quả’ phải đến, nhưng cô thế đành phải im lặng tránh xa chùa chiền; đó cũng là trúng kế của ngọai đạo nằm vùng trong cái tổ chức giáo hội này.

Còn trong nước thì các ‘sư ông đảng viên’ chen vào hàng ngũ lãnh đạo lèo lái Phật sự theo đúng chủ trương của Mặt trận Tổ quốc - mà các ‘tu sĩ đảng viên’ này không tôn giáo nào trong nước mà lại không lồng vào nằm vùng - nên những tệ nạn suy đồi đạo hạnh của mấy ‘ông thầy chùa trẻ’ ở các tỉnh hội cứ như nước vỡ bờ. Tin tức liên tục về sự sa đọa mê say sắc dục, ham muốn vật chất, tiền tài, danh vọng của các ‘ngài mặc áo nâu sòng’ đã làm cho uy tín của Phật giáo càng sút giảm và hình ảnh của Phật giáo càng bị ‘phá sản’ trầm trọng trong lòng dân chúng. Có lẽ đây cũng là một chủ trương kín đáo?

Chẳng qua cũng là do tự thân bệnh họan, tự lực suy yếu của các tổ chức Phật giáo Việt nam, vốn thiếu sức mạnh tập thể, thiếu tăng tài cao đức, thiếu tầng lớp cư sĩ hộ pháp kiên cường nên đành để chiếc bè trôi sông ... tùy duyên. Các sư ông cứ mãi hăng hái bàn chuyện ‘tánh không’ của vạn hữu nên xem cái gì trên đời cũng đều là ‘không’, và cứ tiếp tục lim dim ‘tọa thiền’, chẳng buồn nhấc tay đuổi ruồi nữa. Cũng mong các sư cứ tíếp tục ‘vô vi’ như thế - hợp ý các thế lực ngọai bang và ngọai đạo hằng mong muốn - để ngộ ra các pháp hư huyển, tới một lúc chẳng còn chỗ để đặt tọa cụ mà ngồi. Đến lúc ấy chắc là các sư phải lên chổ thâm sơn cùng cốc để tu tiếp ... với khỉ thôi. Gương của Ngài Lạt Ma Tây Tạng còn sờ sờ ra đấy. Nay phải đi nhờ các cường quốc Ki-tô can thiệp giùm để mong có ngày tự trị. Thương thay.

Sức mạnh và nghị lực của các sư là lấy việc nghiêm trì giới-định-tuệ để tăng cường đạo hạnh và phát huy bản thể thanh tịnh lục hòa của Tăng già. Một khi các vị cứ nghe lời xúi giục của ngọai đạo chuyên chú chống cộng mà quên công phu tu tập thì hậu quả bi đát không lường phải xảy ra. Vã lại ở thế giới tây phương đầy cám dỗ vật chất, quí vị không kiên định đạo hạnh thì dĩ nhiên sớm bị ‘ma ngọai đạo đưa lối quỉ ngọai bang dẫn đường’ mà thôi. Than thở với ai? Chỉ vì quí vị quên mất lời Phật dạy đấy thôi.

Riêng bàn về chuyện truyền thông; thì ở hải ngọai, hết hồi tang thương ngẫu lục sau chuyến tháo chạy của bộ máy cầm quyền Ca-tô miền nam, dần dần các bề trên Vatican ‘lên tiếng gọi đàn’, chi tiền ồ ạt để tái tổ chức nắm bắt lại các đòan thể chính trị, các hội ái hữu, các hội văn hóa, các cơ sở truyền thông, điện đài, báo chí ... để tiếp tục thao túng các cộng động di dân Việt ở khắp nơi mà hang ổ là Hoa Kỳ và Úc châu. Ngay cả các cơ sở sản xuất video ca nhạc, báo chí cũng có các nhà thờ đầu tư vào để lèo lái đường hướng theo chủ trương của tòa thánh. Bọn họ chỉ tung hê những văn sĩ, nghệ sĩ phe ta ngoan đạo, cổ đeo thập giá thực to trước ống kính; trong khi đó lại trơ tráo bôi nhọ những tài năng Phật tử trong và ngòai nước không chịu chui vào tròng kim cô của Ca-tô.

Ở nơi tui sinh sống, vào các năm 80s, cộng đồng công giáo Việt nam địa phương muốn có nhà thờ riêng nhưng không đủ khả năng vay tiền ngân hàng tư liền phải đến chầu chực ca bài ca con cá sống nhờ đô-la với tòa tổng giám mục địa phận. Có ông ‘trùm sò’ tiết lộ “Bộ bác tưởng là vay không lời ấy ư? Đừng có nằm mơ! Nào có kém gì ngân hàng bên ngòai, nhưng ít điếu kiện giấy tờ hơn!” À ra thế! Không thầy đố mầy làm nên.  

Do đó mà ta thấy các video ca nhạc nổi danh hải ngọai đều do bầu đòan các tay Ca-tô gộc làm chủ, rồi đến MC cũng thế, để nhẹ nhàng nhồi nhét vào chương trình những tuyên truyền có lợi cho giáo hội mình. Trong nước thì nào có khác, các nội dung văn nghệ đều được ban văn hóa Đảng chỉ đạo, bố anh nào giám đi chệch. Do đó mà có thể bảo các sản phẩm nghệ thuật văn hóa được sản xuất trong và ngòai nước hiện nay chẳng hề phản ảnh đúng bản sắc dân tộc Việt, cho dù cả hai phía đều tự đánh lừa mình. Chúng trở thành lai căng kệch cỡm, tây không ra tây, Việt không ra Việt - gống hình ảnh tui nhìn thấy ở Hà Nội năm nào, mấy anh phu cyclo mặc áo veston cà vạt đạp cyclo cho đòan đám cưới; trông ngộ nghĩnh đếch chịu được! Nhưng ít ra nhà cầm quyền Cộng sản còn cai quản được tòan bộ đất nước với gần 85 triệu dân; còn cái thành phần nhố nhăng ở hải ngọai chỉ là một đám dân ăn nhờ ở đậu, không một mãnh đất cắm dùi, không có một người dân để sai bảo, chỉ trừ đám dân chúa trong nhà thờ cứ mãi sống trong ão vọng, giương cao ngọn cờ vàng (màu của Vatican) với ba sọc đỏ tượng trưng cho ‘Chúa Ba Ngôi’.

Điều khôi hài đen của các thành phần di tản cuồng tín này là khi họ đến đây chỉ là dân mất gốc từ một xứ nhược tiểu khố rách áo ôm, sống nhờ trợ cấp của nhà nước sở tại, sinh họat đàng đúm với nhau trong các cộng đồng hạn chế hay các họ đạo, giáo xứ. Sự chống cộng hung hăng con bọ xít theo kiểu mafia thô bạo với đồng hương nào có ảnh hưởng gì đến các cộng đồng dân da trắng. Cứ thế sau vài năm được hưởng những tiện nghi sẳn có, bỗng chốc thấy mình văn minh hơn, cứ như được truyền lại từ tổ tiên; xu hào rủng rỉnh hơn, lên mặt khinh chê sự nghèo khó của đồng bào trong nước; rồi lại được lệnh bề trên cũng ra điều kêu gào dân chủ, nhân quyền ở Việt nam cốt lôi kéo đám giáo gian đạo quân thứ 5 trong nước gây bất ổn, mà bản thân mình cũng chẳng hiểu ý nghĩa ra sao. Mọi sự đều có lợi cho Vatican trong việc điều đình và làm áp lực với nhà nước Việt nam. Cái dân chủ và tự do họ được hưởng ở đây tựa như cái chuồng gà, có nghĩa là chủ cho ăn cho uống để sống trong cái phạm vi cho phép ấy mà thôi; chứ chúng mày mà gây phiền tóai ở các nơi làm ăn của chủ da trắng là ông ... thịt chúng mày ngay. Họ nào có chịu hiểu điều đó, vẫn thấy mình được tự do... đi nhà thờ nghe mấy ông chăn chiên xách động. Đáng tội nghiệp cho bầy chiên, chủ chăn bảo sao nghe vậy một cách điên cuồng.

Nghĩ cũng thương cho cái khối “thành phần thứ ba”, nghĩa là đại đa số dân chúng Việt phi Ca-tô và phi Cộng sản ở trong và ngòai nước cứ luôn bị chèn ép dập vùi một cách khốn nạn bới hai thế lực hung hãn này mà không ai đủ mạnh để lên tiếng bênh vực hoặc tự bảo vệ. Còn nhớ trong lịch sử Phật giáo, khi nào mà hàng tăng già được nhà nước tôn sùng kính trọng; tiếng nói của tăng già có trọng lượng trong chính sách quốc dân bởi sự hổ trợ qua sức mạnh của Phật giáo đồ thì đất nước được thái hòa cường thịnh. Còn ngày nay tăng già thì chỉ như ‘hàng giấy’ ngày Vu Lan; mẫu mã hình thức bên ngòai thì lòe lọet mà thực chất thì rỗng tuếch. Một đạo Phật Việt bị đập tan nát qua bao chế độ từ thực dân Pháp cho đến Ca-tô rồi Cộng sản sau mấy ngàn năm tồn tại, chưa bị tiêu diệt hẵn đã là may. Đó cũng là lý do mà nhiều người dân cô thế đành phải chọn lựa một thế lực có tổ chức trên thế gian khả dĩ có thể bảo vệ được họ và quyền lợi của họ để có chỗ đứng dưới ánh mặt trời. Hoặc theo Ca-tô để làm tay sai cho ngọai bang mà hưỡng mọi nguồn lợi vật chất; hoặc vào đảng Cộng sản để được ăn trên ngồi trước quyền cao chức trọng để vơ vét cho đầy túi tham. Khi tàn cuộc ai thắng ai thua sẽ hạ hồi phân giải chứ lừng khừng đứng giữa, như mấy ông bà Phật tử (làm sao mà nhận diện được ai là Phật tử nhỉ?) thì nắm phần thua là cái chắc.

Đang lúc nãn lòng vì những trăn trở trên, như đã nói tôi tình cờ xem được bộ phim “Chàng Tỉ Phú Mù” của Thái làm tui thơ thới tấm lòng được vài ngày. Khi có thì giờ bà con cứ bấm vào đây mà xem:

http://media.forvn.com/video/show/442840.html

Tài tử son trẻ đẹp đẻ, phục sức thời trang nhưng luôn kín đáo nề nếp, cảnh sắc tươi mát, lâu đài bề thế ở Bangkok và ở Paris, cốt chuyện nhẹ nhàng nhân hậu, không hề có những cảnh suy đồi đạo đức hay bạo lực như trong các phim ảnh tây phương. Điều tui cảm phục là nó chuyển tãi được bản sắc dân tộc Thái tôn sùng đạo Phật một cách sâu sắc. Khi gặp nhau họ luôn chấp tay cúi đầu vái nhau, buông tiếng ‘Baidi Khap!’ (Chúc sức khỏe) rất dễ thương. Tui nghĩ tục lệ này dân mình cũng đã có từ xưa nhưng dần bị các thế lực ngọai đạo xóa nhòa.

Nội dung câu chuyện thì chẳng có gì gay cấn cả, chỉ là một chuyện tình đẹp của một Cinderella hiện đại Thái hay cô Tấm Việt ngày nay. Phim nói tiếng Thái nhưng nhờ có phụ đề Anh ngữ nên ta có thể theo dõi câu chuyện một cách dễ dàng. Có cô giáo âm nhạc ở nhà trẻ tên Nathlada (gọi tắt là Lada) ở Bangkok, buồn vì bị gạt tình bởi Pithep, một nhân viên bộ ngọai giao đẹp mã và đã có vợ; và bị bà vợ giàu có thế lực Pruk đánh ghen ngay trước mặt các cháu bé nên xấu hổ tìm đến một làng đánh cá ven biển là Hua Hin, rồi leo lên thành cầu của một con sông định gieo mình tự vận. Đang lúc còn đang lưỡng lự thì có một anh chàng mù quê mùa Khun Nu lần mò qua cầu vấp phải túi xách của cô ta, vô tình va phải Nathlada làm cô rơi khỏi thành cầu. Nhưng may mắn cô nắm được thành cầu và chàng mù rốt lại cứu được cô khỏi chết.

Thấy chàng mù mất gậy lần mò về nhà làm cô mũi lòng nên dẫn đường hộ đến nữa đường và chàng chỉ cho cô thấy căn nhà lá tồi tàn trông ra biển là nhà của chàng. Dù yên chí Khun Nu chỉ là một anh chàng hàng cá mù nghèo nhưng Lada cảm ơn cứu mạng đã hứa giúp đở chăm sóc cho Nu trong nổi tàn tật, và từ đó hai người có thiện cảm với nhau. Nhưng Nu thực ra là một nhà tỉ phú trẻ từ Bangkok về Hua Hin nghỉ hè chờ ngày đi Paris mổ mắt. Nu âm thầm giúp Lada tìm được việc ở nhà trẻ địa phương do Nu đở đầu, nhưng Lada không hề biết. Để cảm tạ sự may mắn Lada đem lễ vật đến chùa cúng chư tăng, và Nu cũng âm thầm đi theo dự lễ.

Không may là Pithep dò biết nơi ở mới của Lada nên tìm đến Hua Hin, và bà vợ Họan thư chằng ăn trăn quấn đuổi theo bén gót; rồi thêm một trận đòn ghen nữa làm Lada đành thôi việc và quyết ra đi. Nu thất vọng khi hay tin, nhưng niềm vui vở òa khi Lada tìm đến tạ từ. Bấy giờ Nu mong Lada theo giúp đở chàng ở Paris trong thời gian chữa trị. Muốn làm việc đó thì hai người phải chính thức đăng ký kết hôn; rồi Nu đưa Lada về tòa lâu đài tư gia của mình ở Bangkok giới thiệu với người luật sư gia đình tên Vit và tòan nhóm gia nhân. Vợ chồng Vit có hai đứa con, một trai nhỏ tên Amaj, một gái tuổi trăng tròn tên Mit. Bấy giờ Nu mới tiết lộ với Lada mình là Chisanu Naresuan, con một của ông bà Bá tước Ronnachai, và thừa hưởng một gia tài kết xù.

Sau khi Nu và Lada sang Pháp mang theo Amaj để tìm trường học trong tương lai. Họ được Khatathep, bạn thân của Nu đang du học tại Pháp đón về ở lâu đài riêng của Nu ở ngọai ô. Pruk vốn là em của bà Vit, tên Nuan, lồng lộn lên quyết tìm theo phá đám. Nuan cũng muốn cho con gái Mit của mình trở thành vợ của Nu, nên mọi người liền lập mưu chia rẽ đôi nhân tình. Mit lại báo cho Lizzy vốn là bạn gái cũ của Nu; chỉ vì ham danh lợi nên Lizzy đã lấy người chồng giàu có tên Khamlap Lerkhami, một tên phóng đảng nên gia sản đang hồi khánh kiệt. Chính sự chia tay giữa Lizzy và Nu đã làm cho Nu gây ra tai nạn xe hơi làm mù mắt mình. Bây giờ Lizzy, đang muốn li dị chồng, nghĩ rằng đây đúng là cơ hội cần chạy theo sang Pháp để lôi kéo Nu mà kiếm chát.

Cha của Pruk lại là giới chức cao cấp trong ngành ngọai giao nên sau khi nghe con gái mình gọi điện thọai cầu xin liền ký quyết định chuyển Pithep sang phục vụ trong tòa đại sứ Thái ở Paris. Pruk và cháu gái Mit cũng theo tháp tùng. Vì thế cả vợ chồng Pithep, Mit, Lizzy, về sau có cả chồng là Khamlap đều đến Paris.

Và thế là bao mưu mô xảy ra, gây bao hiểu lầm ghen tương giữa Nu và Lada tưởng chừng đưa đến tan vở; nhưng đạo lý nhà Phật không ngừng lưu chuyển nhẹ nhàng trong suốt cuộn phim như ‘ở hiền gặp lành’, ‘làm lành tránh dữ’, ‘ác giả ác báo’, ‘luôn thể hiện hạnh nhẫn nhục’, ‘không tham, sân, si’ để vạn pháp vận hành tự nhiên theo nhân quả đã đưa đến hồi kết cục đẹp đẻ.

Có những đọan đối thọai dựa theo nhân sinh quan thấm nhuần Phật pháp ấy rất sâu sắc. Phong tục Thái còn rất đẹp ở chỗ là các nhân vật trong phim đều thuộc giai cấp quyền quí giàu sang trong xã hội, sống trong những cung điện to lớn huy hòang; vậy mà đến ngày sinh nhật của Lada, cô ta đã đến một ngôi chùa Thái ở ngọai ô Paris cúng dường chư tăng, chứ không tổ chức tiệc tùng linh đình phung phí. Ta vẫn thường nghĩ những phong tục Phật giáo cao quí chỉ được thực hành ở những giai cấp bình dân nghèo khó của xã hội Thái. Ta nên xét lại cách nhìn của mình.

Nét đẹp của phim Thái này khác với các cuốn phim mang hơi hướng Phật giáo như ‘Xuân Hạ Thu Đông, rồi Xuân’ của Hàn quốc, hay ‘Kundun’ của Tây tạng là không hề có các cảnh dâm dục trần truồng nham nhỡ, không hề triết thuyết Bát nhã xa xôi. Nó nhẹ nhàng như một áng mây lướt qua trên nóc chùa vàng, nhưng tác động quả là khá sâu đậm cho người xem. 

Qua suốt cuộn phim, điều cứ làm tui miên man suy nghĩ là cái gì đã tạo cho xã hội Thái vừa tiến bộ, đẹp đẽ lại vứa có một nền đạo đức Phật giáo thấm nhuần như thế? Dù Thái đã tiếp xúc với các nền văn minh tây phương rất lâu nhưng Phật giáo ở Thái, vốn là thượng tọa bộ, cũng như ở Myanma, Cambodia và Lào, vẫn là quốc giáo. Dân Thái rất kính trọng tăng già, và chư tăng đạo hạnh rất cao, phong thái nghiêm trang.

Tui cho đó là sức mạnh của Phật giáo nam truyền. Nó vốn đi sát với lời dạy nguyên thủy của Đức Phật, gắn bó chặt chẻ và thực tế hơn với xã hội nó du nhập, thiết lập được vai trò tương hợp đan bện giữa giới tăng già và quần chúng. Vị trí của tăng giới rất cao trọng trong các xã hội này. Vì sao vậy? Vì các ngài luôn theo đúng lời dạy của Bổn Sư, dụng pháp nâng đức, giới hạnh viên mãn, đáng làm gương cho quần chúng cúng dường. Nó đã giúp tạo nên một sức mạnh cộng đồng Phật tử rất cao mà không cần đến bạo lực tranh quyền. Như thế Phật giáo nam truyền thủ đắc một sinh lực tiềm tàng năng động.

Trong khi Phật giáo Đại thừa bắc truyền lại hay chuộng hí luận văn chương, bàn chuyện viễn vông, hư tưởng, đi quá xa ra ngoài đời sống thực tế của quần chúng. Giới tăng già đại thừa nhiều khi vì sở học chưa cao đã giải thích sai lạc những luận giải của các đại luận sư mà dẫn đến một nhân sinh quan hòai nghi yếm thế, pha trộn mê tín dị đoan; rồi tìm cách xa rời quần chúng, kiến tạo chùa chiền ở những nơi u tịch. Gương tu học, đạo hạnh và tri hành bất nhất của của các sư làm cho quần chúng nghi ngờ chân giả. Giảng một đằng, nhưng hành lại một nẽo. Miệng lúc nào cũng thuyết “mọi pháp đều hư huyển; mọi sự đều không” nhưng vẫn còn thích danh vọng, chức tước, thích xài đồ xịn tốt, thích ngồi xe êm nệm ấm, thích mở tài khỏan ngân hàng, thích đua nhau phát hành băng giảng, video, ... thậm chí theo thời thượng thích kèm học vị vào với pháp danh, dù miệng vẫn tụng “...nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận, vô khổ, tập, diệt, đạo; vô trí, diệc vô đắc”. Ngay cả Phật quả còn vô đắc huống là những học vị thế gian?  Không hiểu các thầy tổ ngày xưa có làm thế không? Không hiểu những lời các ngài giảng về “Tứ diệu đế”, về “Thập nhị nhân duyên”, về “Bát chánh đạo” ... có đi đôi với cuộc sống của các ngài chăng? Chiếc áo đâu làm nổi thầy tu? Hàng Phật tử chỉ mong các ngài luôn nêu cao nếp sống đạo hạnh như lời Phật dạy, để làm gương tu tập cho giáo chúng; và nên xã thân bồ tát lăn vào xã hội để cứu nhân độ thế hơn là ngồi mát ăn bát vàng. 

Điều lý giải cho sự tương phản giữa hai hệ nam và bắc truyền có thể là trong khi Phật giáo được chuyển từ Ấn độ sang đông phương - thường là do những biến động khủng hỏang chính trị bi đát - nên các luận gia thường kiến giải giáo pháp của Đức Phật theo lối hư vô huyền hoặc, đưa đến  thóat trần tìm quên. Cộng thêm khi Phật giáo tràn vào Trung quốc đã pha trộn với Đạo gia, Lão giáo vào những thời lọan ly Xuân thu chiến quốc; rồi bị các vương triều cai trị lợi dụng để ru ngủ quần chúng mà đưa đến nhiều tông phái vô vi, cứ muốn lui vào chốn bồng lai tiên cảnh.

Phật giáo đại thừa vì thế mà không tạo được một gốc rễ chặt chẻ bám chắc vào cộng đồng xã hội Phật tử; tăng già và quần chúng không giao thoa với nhau nên ít tạo được những nề nếp đạo đức Phật giáo sâu săc cho xã hội. Chính vì thiếu thế quần chúng nên thành phần lãnh đạo tăng già của các nước bắc truyền dễ bị các thế lực chính trị và ngọai đạo khuynh lóat dễ dàng; và đất nước của Phật giáo đại thừa cũng dễ bị xâm lăng bởi ngọai bang. Âu đó cũng là một bài học để bà con Phật tử Việt xem xét lại mà tìm ra con đường chọn lựa tốt đẹp hơn cho sự trường tồn của Phật giáo và dân tộc. 

Thôi xin bà con cứ tạm xem cuộn phim để hòa mình với vẻ đẹp của xã hội thấm nhuần đạo Phật trong một đất nước Thái Lan êm ả.

Thiên Lôi

Tháng 1, 2008.


Các bài cùng tác giả: