●   Bản rời    

[VATICANOLOGY] Hồng Y Nguyễn Văn Thuận - Người Lính Xung Kích Của Chính Quyền Vatican Trên Tuyến Đầu Chống Cộng -2

[VATICANOLOGY] - Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, Người Lính Xung Kích Của Chính Quyền Vatican Trên Tuyến Đầu Chống Cộng

(Bài 2) Trận Đồ Nhân Sự Của Chính Quyền Vatican Trung Ương

Minh Thạnh

http://sachhiem.net/TONGIAO/tgM/MinhThanh37_05_B2.php

25-May-2024

Luật 10/59 của chính quyền Ngô Đình Diệm, săn lùng lực lượng đối lập, trong đó đa số là những người đã tham gia kháng chiến chống Pháp, thực chất là phương tiện cải đạo. Nếu cải đạo, trở thành Vaticanese tân tòng thì sẽ thoát được cuộc báo thù của Ngô Đình Diệm bằng luật 10/59

“Bằng Chứng” Về Hoạt Động Chống Cộng Của Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, Thời Kỳ Đến Năm 1975.

Bạn đọc Quang Sang phản hồi bài “[Vaticanology] Hình mẫu phong Thánh quan chức Chính quyền Vatican chống cộng kiểu Hồng y Nguyễn Văn Thuận: Hồng y Josep Beran (Tiệp Khắc)” nêu đề xuất: “Xin tác giả Minh Thạnh lên bài những bằng chứng chống cộng của ông Nguyễn Văn Thuận cho độc giả được biết”.

[Nhắc lại các giai đoạn đã chia ở Bài 1:]

VỀ NHỮNG “BẰNG CHỨNG”.

Hoạt động của Hồng y P. X. Nguyễn Văn Thuận có thể chia làm các giai đoạn:

1- Đến khi ông được phong làm Tổng giám mục phó Tổng giáo phận Sài Gòn với quyền kế vị. (-1975)

2- Từ khi ông về làm Tổng giám mục phó kế vị Tổng giáo phận Sài Gòn đến khi lưu vong. (1975-1994)

3- Lưu vong cho đến khi trở thành Hồng y đứng đầu Uỷ ban Công lý và Hoà bình của Chính quyền Vatican Trung ương rồi chết. (1994-2002)

Chúng ta đã phân chia các giai đoạn hoạt động của Hồng y Nguyễn Văn Thuận. Đến đây, chúng ta nêu những câu hỏi phân tích.

Hồng y Nguyễn Văn Thuận từ năm 1975, bị đi cải tạo và sau khi được thả phải cư trú tại Toà Tổng giám mục Hà Nội, đương nhiên ông không có thể làm được gì trong nhiệm vụ mà Chính quyền Vatican giao phó cho ông trong giai đoạn này.

Cho nên, hoạt động chống Cộng của Hồng y Nguyễn Văn Thuận đơn giản hơn có thể xác định thành hai giai đoạn:

- Cho đến 1975, và

- Sau khi lưu vong, không được phép về nước.

Báo chí trong nước, theo chỗ mà tôi tìm đọc được, hầu như không đề cập gì đến Hồng y Nguyễn Văn Thuận. Chỉ có báo Công giáo và Dân tộc có bài phân tích vai trò của Hồng y Nguyễn Văn Thuận đối với chức vụ Tổng giám mục Tổng giáo phận Sài Gòn của ông Nguyễn Văn Thuận sau khi Tổng Giám mục Nguyễn Văn Bình rời khỏi chức vụ. Lúc này, Nguyễn Văn Thuận, vẫn là Tổng giám mục phó với quyền kế vị đương nhiên đảm nhận chức vụ Tổng giám mục, nhưng đã bị buộc phải lưu vong.

Hoạt động chống cộng của Hồng y Nguyễn Văn Thuận là hoạt động nhất quán trọn cuộc đời ông ta. Hoạt động đó nói là gián đoạn trong 13 năm ông đi cải tạo thì cũng không hẳn đúng. Tổng giám mục Nguyễn Văn Thuận bị đi cải tạo cho nên hoạt động của ông ta không có tác dụng vào lúc đó, không phải ông Thuận tự ông ngừng các hoạt động chống cộng của mình.

THÂN THẾ TRONG DÒNG HỌ NGÔ ĐÌNH & “CHỦ NGHĨA” DIỆM.

Ngô Đình Diệm và gia tộc Ngô Đình không trình bày một cách hoàn chỉnh chủ nghĩa hay tư tưởng nào. Nhưng toàn gia tộc Ngô Đình, tập trung nơi những người hoạt động chính trị, đều có nền tảng tư duy chính trị xuyên suốt.

Đó là tư duy chống cộng cực đoan, phục thù, chống Phật giáo, cải đạo, dâng Tổ quốc cho Thiên Chúa, gia đình trị, Công giáo trị, quân chủ chuyên chế nhưng không có vua….

Do bản chất gia đình trị, Ngô Đình Thục, Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn, Trần Lệ Xuân đều nhất quán trong tư duy và hoạt động chính trị. Tuy nhiên, vì nó không được hệ thống hoá, nên những kẻ theo Diệm sau này không gọi được thành “chủ nghĩa” Diệm, “tư tưởng” Diệm, mà thay vào đó, họ dùng một tên gọi na ná, là “TINH THẦN NGÔ ĐÌNH DIỆM”.

Tổng giám mục Ngô Đình Thục, quan chức Chính quyền Vatican hàng đầu tại Việt Nam từ giữa thập niên 1950 đến cuối năm 1963, là khuôn mẫu điển hình cho hoạt động chống cộng của Chính quyền Vatican kết hợp với chính quyền Diệm. Chính quyền Diệm trở thành nhà nước chống cộng hàng đầu thế giới cũng do trước hết một tay Tổng giám mục Ngô Đình Thục, người lãnh đạo về tư tưởng.

Luật 10/59 của chính quyền Ngô Đình Diệm, săn lùng lực lượng đối lập, trong đó đa số là những người đã tham gia kháng chiến chống Pháp, thực chất là phương tiện cải đạo. Nếu cải đạo, trở thành Vaticanese tân tòng thì sẽ thoát được cuộc báo thù của Ngô Đình Diệm bằng luật 10/59.

Ngô Đình Diệm chấp chính ở miền Nam Việt Nam chỉ 5 năm là Ngô Đình Thục đã triển khai được HOẠT ĐỘNG CHỐNG CỘNG KẾT HỢP VỚI CẢI ĐẠO HOÀN HẢO.

Kết quả, Ngô Đình Thục được thăng chức thánh, từ Giám mục (giáo phận Vĩnh Long) lên Tổng giám mục (Tổng giáo phận Huế). Theo sự tính toán của ông này, thì cứ cái đà diệt cộng và cải đạo bằng Luật 10/59, thì ông ta sẽ sớm được phong Hồng y. Chính tính toán này đã gây nên biến cố Phật giáo năm 1963, khởi đầu từ Huế (Tổng Giáo phận mà Ngô Đình Thục là Tổng giám mục), làm sụp đổ chế độ Diệm.

Là một hậu duệ của gia tộc Ngô Đình, là cháu ruột của Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Thục…, Nguyễn Văn Thuận là người kế thừa di sản tinh thần của gia tộc Ngô Đình, một thời gia đình trị. Chính nhờ xuất thân, là giọt máu của gia tộc Ngô Đình, linh mục Nguyễn Văn Thuận được sớm phong giám mục khi chỉ mới 39 tuổi (tuổi trung bình để Chính quyền Vatican Trung ương phong giám mục là khoảng 50, giám mục có được khoảng 25 năm để làm việc “mục vụ”).

Bằng chứng chính là ở đây. Trong thời gian làm linh mục, ông Nguyễn Văn Thuận không tỏ ra có tài cán gì xuất sắc. Nếu không phải là cháu ruột Ngô Đình Diệm, là giọt máu của dòng họ Ngô Đình, linh mục Nguyễn Văn Thuận có sớm được phong giám mục, trong bối cảnh ông linh mục Nguyễn Văn Thuận không có gì nổi bật so với những linh mục cùng trang lứa. Thế hệ của Nguyễn Văn Thuận, nhiều linh mục đã lao vào hoạt động chống cộng bằng con đường gia nhập Tuyên uý Công giáo, trở thành những sĩ quan trong quân đội chế độ Sài Gòn. Tại sao Chính quyền Vatican không chọn phong sớm giám mục trong số các linh mục này để phục vụ cho những mục tiêu của mình.

Câu trả lời đơn giản và là như nhau ở mọi người: rằng dù chống cộng với bàn tay đẫm máu như các linh mục lực lượng Phát Diệm, nhưng không có một linh mục chống cộng nào có được lý lịch xuất thân chống cộng "con nhà nòi" như ông Nguyễn Văn Thuận.

Khi Ngô Đình Thục còn đương nhiệm Tổng giám mục Tổng giáo phận Huế, linh mục Nguyễn Văn Thuận đã được bổ nhiệm làm linh mục Tổng đại diện Tổng giáo phận Huế, một chức vụ có thể xếp tương đương với Tổng thư ký.

Khi ông Nguyễn Văn Thuận được phong làm giám mục, một bàn cờ chống cộng mới đã được Chính quyền Vatican Trung ương bày ra, tiếp nối bàn cờ của Ngô Đình Thục, Ngô Đình Diệm. Nguyễn Văn Thuận là người kế thừa sự nghiệp còn dang dở của Ngô Đình Thục, trong bối cảnh không còn có Diệm.

Chính quyền Vatican Trung ương muốn cấy một hạt giống chống cộng cực mạnh vào Hội đồng Giám mục Việt Nam. Nguyễn Văn Thuận không phải được đưa lên làm giám mục để rồi chỉ cai quản một giáo phận nhỏ như Nha Trang. Quy hoạch Tổng giám mục Tổng giáo phận Sài Gòn đã có đối với ông Nguyễn Văn Thuận từ khi Chính quyền Vatican Trung ương phong ông Nguyễn Văn Thuận làm giám mục. Giám mục Nguyễn Văn Thuận cũng hiểu là vì sao ông được sớm phong giám mục, do đó, giám mục Nguyễn Văn Thuận không giới hạn hoạt động của mình trong giới hạn giáo phận Nha Trang.

Nhà thờ chánh tòa bằng đá ở Nha Trang.

Năm 1967, cao trào chống chế độ Ngô Đình Diệm lắng xuống sau khi chế độ Diệm sụp đổ đã 3 năm, thì Chính quyền Vatican phong Nguyễn Văn Thuận làm Giám mục Giáo phận Nha Trang.

Về nguyên tắc, một giám mục cai quản giáo phận chỉ có thẩm quyền và trách nhiệm trong giáo phận mình. Giám mục Nguyễn Văn Thuận ý thức được hoàn cảnh đặc biệt của mình, là người mà Chính quyền Vatican chọn trong cuộc cờ chính trị quan trọng, nên giám mục Nguyễn Văn Thuận chọn hướng hoạt động là gầy dựng lực lượng Công giáo hành động, hoạt động trên phạm vi toàn miền Nam Việt Nam. (*)

Tư liệu chi tiết về hoạt động của Giám mục Nguyễn Văn Thuận vượt khỏi giới hạn có không ít trên những trang web hải ngoại của Chính quyền Vatican.

* Chú thích của SH:

Xin đọc "Cuộc đời và sự nghiệp vị Tôi Tớ Chúa ĐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận (1928-2002)". Có vài chi tiết liên hệ đến đề tài.

- Ngày mùng 10 tháng 7 năm 1967, Ðức Cha về nhận Giáo phận Nha Trang. Trong 8 năm làm giám mục Nha Trang, Đức cha Phanxicô Xaviê rất thành công trong việc phát triển Giáo phận,[3] ngài chú trọng việc đào tạo nhân sự, gia tăng con số các Đại chủng sinh từ 42 lên 147, số Tiểu chủng sinh cũng gia tăng từ 200 lên đến 500 chú, được học trong 4 Tiểu chủng viện. Ngài lo tổ chức các khóa thường huấn linh mục cho cả 6 giáo phận thuộc Giáo tỉnh Huế; thành lập và phát triển các hội đoàn giáo dân, phong trào Công Giáo tiến hành như: Phong trào Công lý và Hòa bình, Cursillos, Focolare, Hướng đạo, Cộng đoàn La vang, Tu hội Hy Vọng. Ngài đã cho phổ biến nhiều thư luân lưu với các chủ đề: Tỉnh thức và cầu nguyện vào năm 1968; Vững mạnh trong Ðức tin để Tiến bước trong An bình, năm 1969; Công lý và Hòa bình, năm 1970; Sứ vụ Chúa Kitô là sứ mạng của chúng ta, năm 1971; Kỷ niệm 300 năm vào năm 1971; Năm Thánh Canh tân và Hòa giải, năm 1973

Tuy nhiên, hiện nay những trang web như thế nay đã bị tường lửa chặn và việc trích dẫn chi tiết liên hệ những nội dung như vậy không phù hợp với bài viết Facebook.

Chính quyền Vatican từ khi không còn lực lượng vũ trang riêng của đế chế thần quyền đã luôn bám sát chiến lược hợp tác, liên minh, cấu kết, dựa dẫm thế lực chính quyền. Ở Việt Nam, Chính quyền Vatican đã theo đuổi chiến lược cấu kết với chính quyền Nguyễn Ánh, sau đó lên ngôi là Gia Long, và thực dân Pháp. Nỗ lực này của Chính quyền Vatican ở cuối thế kỷ XVIII không thành công. Chính quyền Vatican Đàng trong dưới sự lãnh đạo của Giám mục Bá Đa Lộc không giúp ích gì cho phe Nguyễn Ánh trong nội chiến và mất hết ảnh hưởng sau khi vua Gia Long chết.

Mãi cho đến giữa thế kỷ XIX, liên minh với Pháp, Chính quyền Vatican tăng dần thế lực theo gót giày xâm lược của Pháp. Cho tới Ngô Đình Thục, tại miền Nam, Chính quyền Vatican tại miền Nam Việt Nam đưa hoạt động cấu kết với Chính quyền Sài Gòn lên đỉnh điểm. Sự cấu kết đó tan vỡ vào cuối năm 1963 với cuộc đảo chính 1/11, Tổng giám mục Ngô Đình Thục phải lưu vong.

Nhiệm vụ của Nguyễn Văn Thuận là lặp lại sự cấu kết Chính quyền Vatican – Chính quyền Sài Gòn trên bàn cờ chính trị của Chính quyền Vatican Trung ương. Chính quyền Vatican cần người thừa kế của Diệm – Nhu – Thục – Cẩn.

Sau năm 1963, Chính quyền Vatican vẫn tiếp tục thất bại qua việc bất lực thúc thủ không thể bảo vệ được Ngô Đình Cẩn (người em này của Diệm, lãnh chúa miền Trung, bị chế độ Sài Gòn xử tử).

Chính quyền Vatican tại Việt Nam cần một Ngô Đình Thục mới. Từ đó, Nguyễn Văn Thuận xuất hiện như một giám mục ngôi sao, hoạt động ở phạm vi toàn miền Nam, vượt trên phạm vi giáo phận ông ta phụ trách.

Tất nhiên, Nguyễn Văn Thuận thể nào có được trong tay vị thế của Tổng giám mục Ngô Đình Thục, anh ruột tổng thống, nhà lãnh đạo tinh thần của chế độ, người thiết kế chính sách báo thù cải đạo cho nhà nước gia đình trị.

Nhưng ông Nguyễn Văn Thuận vượt trên Tổng giám mục Ngô Đình Thục ở chỗ, ông Nguyễn Văn Thuận được quy hoạch vào chức vụ Tổng giám mục Tổng giáo phận Sài Gòn, Tổng giáo phận thủ phủ miền Nam, tổng giáo phận lớn nhất cả nước khi Việt Nam thống nhất. Tổng giám mục Tổng giáo phận Sài Gòn đương nhiên sẽ là người đứng đầu Chính quyền Vatican tại miền Nam Việt Nam, và toàn quốc Việt Nam khi không còn chia cắt ở vĩ tuyến 17. Một mô hình chống cộng như vậy đã có ở Đông Âu (Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungragy, Liên Bang Nam Tư…).

Một số tài liệu cho biết Giám mục Nguyễn Văn Thuận đã có những hợp tác bí mật với một số tướng lãnh, quan chức Chính quyền Sài Gòn. Nếu đã là hoạt động trong bóng tối, bí mật, thì những dữ kiện chi tiết cũng không thể kiểm chứng xác thực.

Giáo dân Vaticanese miền Nam được tác động để hăng hái gia nhập Quân đội Chính quyền Sài Gòn. Giáo dân Vaticanese nhiều người trở thành điềm chỉ viên, cộng tác với quân đội, cảnh sát chính quyền Sài Gòn. Thậm chí một số người tích cực tham gia lực lượng dân vệ, trực tiếp cầm súng. Họ có được giám mục Nguyễn Văn Thuận, người thừa kế Tổng giám mục Ngô Đình Thục vận động, khuyến khích, hỗ trợ.

Điều đó không quan trọng vì xu thế Chính quyền Vatican tại Việt Nam tìm cách câu kết với các thế lực cầm quyền, hết Pháp đến Mỹ (qua các đời Chính quyền Sài Gòn) là điều hiển nhiên và là một xu thế khách quan. Trong hoạt động chống cộng của Chính quyền Vatican, họ luôn tìm chỗ dựa, chỗ lợi dụng chính quyền thực dân cũ và thực dân mới. Khi mối quan hệ này thất bại (như vào cuối năm 1963-1964…) thì họ tìm cách tạo lại mối quan hệ khác, dù thay đổi linh hoạt nhưng vẫn cố giữ bản chất. Tổng giám mục Nguyễn Văn Thuận, cháu ruột Tổng thống Ngô Đình Diệm, Tổng giám mục Ngô Đình Thục là quân cờ quý báu của Chính quyền Vatican Trung ương trong trận đồ này.

Ông Nguyễn Văn Thuận không viết hồi ký về thời gian ông hoạt động trước năm 1975, cũng không tự kể về công trạng của ông trước năm 1975 đối với Chính quyền Vatican Trung ương. Ông chỉ kể rất thường xuyên và mang màu sắc PR cho mình thời ông ở tù, tập trung vào những sự việc và suy nghĩ cá nhân khi ông bị giam. Nguyễn Văn Thuận ý thức rõ nhờ vào việc tư duy PR thời ông đi cải tạo, ông mới sẽ được phong thánh.

Vì vậy, cho nên, những “bằng chứng” thời gian hoạt động trước năm 1975 từ chính ông Thuận có thể kiểm chứng tập trung, có hệ thống đương nhiên rất hiếm. Kết quả mà ông Thuận có được trước năm 1975 không tương xứng với việc ông được bổ nhiệm vào chức vụ Tổng giám mục phó với quyền kế vị Tổng giáo phận Sài Gòn. Ông Thuận là một con xe trên bàn cờ, không hạ được quân cờ đối phương nào dù đã đi nhiều nước, để đến lúc, người chơi cờ liều lĩnh đưa con xe qua sông.

Vì bạn đọc đặt câu hỏi về Hồng y Nguyễn Văn Thuận, nên tôi tạm dừng loạt bài về hình mẫu quan chức Chính quyền Vatican ở Đông Âu chống cộng được phong thánh, phong hồng y.

Sau loạt bài này, đối chiếu với loạt bài về Hồng-y Nguyễn Văn Thuận, các bạn sẽ thấy một công thức chung, một thế cờ chung của Chính quyền Vatican Trung ương trên toàn thế giới.

Trường hợp ông Nguyễn Văn Thuận, đó chỉ là một đại lượng ở Việt Nam điền vào công thức chung đó.

Nhưng không phải ông Nguyễn Văn Thuận không hoạt động gì trong quãng thời gian ông làm giám mục giáo phận Nha Trang.

Chẳng qua là ông không kể. Đọc những hồi ký, những chuyện kể tự truyện của các linh mục, các quan chức tướng tá chính quyền Sài Gòn… thỉnh thoảng có người nhắc đến giám mục Nguyễn Văn Thuận và những hoạt động chung với ông. Có người kể ông Nguyễn Văn Thuận cố gắng Công giáo hành động hoá lực lượng hướng đạo sinh miền Nam. Người khác thì kể ông Thuận xây dựng các chương trình Công giáo trên hệ thống phát thanh Chính quyền Sài Gòn (hệ thống phát thanh của Chính quyền Sài Gòn bố trí theo khu vực, không bố trí theo tỉnh thành.). Người khác nữa kể mỗi giáo phận, ông Thuận đều chỉ đạo hoạt động nắm giới trẻ. Cũng có người kể ông Thuận chỉ đạo từ trong bóng tối các linh mục tuyên uý Công giáo Quân đội Sài Gòn lại có những quan chức Phật giáo Hoà Hảo trước 1975 nói về giám mục Nguyễn Văn Thuận như một nhân vật đứng đầu “liên tôn” phục vụ cho những mục tiêu của chế độ Sài Gòn v.v….

Nội Bộ Chính Quyền Vatican Biết Rõ Về Hoạt Động Chống Cộng Của Giám Mục Nguyễn Văn Thuận Trước Năm 1975.

Hơn ai hết, các linh mục biết rõ bằng chứng về hoạt động chống cộng của Nguyễn Văn Thuận trước năm 1975.

Do biết rõ, nên sau khi ông Nguyễn Văn Thuận trở thành Tổng giám mục phó Giáo phận Sài Gòn với quyền kế vị (tháng 4/1975), thì một số các linh mục đã biểu tình tại Toà Tổng giám mục Sài Gòn phản đối việc Tổng giám mục Nguyễn Văn Thuận nhậm chức. (**)

Sau khi TGM Nguyễn Văn Thuận được đưa khỏi Sài Gòn, thì những linh mục “cánh tả” trong nhóm biểu tình chống Tổng giám mục phó Nguyễn Văn Thuận không có ý kiến gì nữa. Những điều họ biết rõ về Tổng giám mục phó Nguyễn Văn Thuận đã theo những linh mục này qua bên kia thế giới. Trong nhóm linh mục “cánh tả” biểu tình chống Tổng giám mục Phó kế vị Nguyễn Văn Thuận năm 1975 có một số linh mục là học giả nổi tiếng như TL., TBC., có tiếng nói trong giới thân hào, nhân sĩ, trí thức miền Nam.

Dường như Chính quyền Vatican Trung ương và tại Việt Nam có cách tính toán giống như Hồng y Nguyễn Văn Thuận. Đó là XOÁ ĐI hành động của Hồng y Nguyễn Văn Thuận giai đoạn từ khi tựu chức giám mục đến khi về nhận nhiệm vụ Tổng giám mục Phó kế vị Tổng giáo phận Sài Gòn.

Cuộc biểu tình của một số chống việc ông Nguyễn Văn Thuận nhận chức Tổng giám mục Phó với quyền kế vị Tổng giáo phận Sài Gòn là một sự kiện lịch sử không thể bôi xoá.

Đó là bằng chứng gián tiếp và hiển nhiên về những hoạt động chống cộng của Giám mục Nguyễn Văn Thuận trước năm 1975.

Một trong nhóm linh mục cánh tả tham gia cuộc biểu tình sau này có giải thích là vì họ “lo” cho Tổng giám mục Nguyễn Văn Thuận khi trở thành Tổng giám mục Phó Kế vị Tổng giáo phận Sài Gòn.

Tại sao phải “LO”? Ông Nguyễn Văn Thuận đã làm những gì nên các linh mục mới phải lo cho Giám mục Nguyễn Văn Thuận mà biểu tình, yêu cầu Giám mục Nguyễn Văn Thuận trở về lại Nha Trang?

“Xoá Dấu Vết” Bằng Chứng

Chuyện kể từ chính Tổng giám mục Nguyễn Văn Thuận chỉ bắt từ khi ông được đưa lên xe rời Sài Gòn. Có những giai đoạn ông kể chi tiết như một nhà văn. Còn quá trình hoạt động trước đó dường như chẳng có gì trong trí não Hồng y Nguyễn Văn Thuận.

Có phải vì vậy nên hôm nay, bạn đọc, có lẽ là giáo dân Vaticanese, hỏi tôi về “bằng chứng” chống cộng của Hồng y Nguyễn Văn Thuận. Có thể bạn đọc nghĩ rằng những bằng chứng đó Chính quyền Vatican cả Trung ương và tại Việt Nam và cá nhân ông Nguyễn Văn Thuận đã xoá đi không còn tàn tích?

Trong bài sau, chúng ta sẽ nêu câu hỏi phân tích sâu về tình huống Chính quyền Vatican đối đầu với Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam khi ông Nguyễn Văn Thuận về Sài Gòn nhậm chức Tổng giám mục Phó với quyền kế vị Tổng giáo phận Sài Gòn.

(còn tiếp)

Thuyết Minh Thạnh tìm hiểu, nghiên cứu, ghi nhận, nhận định về “chủ nghĩa” Nguyễn Văn Thuận, tức “chủ nghĩa” Ngô Đình Diệm mới.

FACEBOOK MINH THẠNH THÔNG BÁO. THÔNG BÁO NÀY LÀ MỘT PHẦN NỘI DUNG BÀI VIẾT:

Facebook Minh Thạnh hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với nội dung các bình luận phản hồi, nội dung thể hiện ngoài bài viết dưới mọi hình thức: văn bản, âm thanh, ký tự, ký hiệu, hình ảnh, video và những hình thức tương tự khác gồm cả do bạn đọc gởi đến, hay do Facebook hiển thị từ trích dẫn nguồn trong bài.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với mọi hình thức đăng tải lại, khai thác, sử dụng, trích dẫn bài viết và những hình thức tương tự khác, dù trong những trường hợp không hạn chế những việc trên. Bạn đọc chịu trách nhiệm nếu sửa chữa, thay đổi nội dung, hình thức diễn đạt của bài viết khi đăng tải lại, khai thác, sử dụng, trích dẫn bài viết.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với những suy đoán, rút ra kết luận, liên hệ chủ quan, riêng tư, tùy tiện, cá biệt và những hình thức tương tự khác không căn cứ chính xác vào nội dung ngôn từ bài viết.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm liên hệ đến những danh từ riêng không được nói đến trong bài. Hoàn toàn không chịu trách nhiệm về các câu trả lời đối với những câu hỏi được nêu ra trong bài viết.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm về những nội dung thông tin, bình luận, dữ liệu, số liệu, tư liệu, trích dẫn nêu trong bài có tựa đề đặt dấu hỏi, hoặc nêu trong câu hỏi, hoặc kèm từ dùng để hỏi hoặc dưới dạng câu hỏi hoặc kèm những hình thức thể hiện nghi vấn khác. Những thông tin có dấu hỏi sau từ, sau cụm từ, cuối câu có thể là thông tin chưa được kiểm chứng, thông tin tồn nghi, thông tin chưa được xác nhận, thông tin còn cần phải tìm hiểu thêm, nên không phải tin giả, cũng không phải là thông tin thật chắc chắn đúng.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với những nội dung giả định, dùng từ “nếu” hoặc các từ, cụm từ khác thể hiện việc giả định.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm về nội dung sách, tư liệu được Facebook Minh Thạnh đề cập tới trong các bài giới thiệu sách, tư liệu. Nội dung sách và tư liệu gồm văn bản, file âm thanh, file hình ảnh, file video..., nhiều trường hợp là sách và tư liệu được giới thiệu với nội dung phê phán, do tác giả sách, tác giả tư liệu chịu trách nhiệm.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với việc bạn đọc sử dụng kiến thức, kỹ năng... được hướng dẫn trên Facebook Minh Thạnh vào các việc riêng, cụ thể của bạn đọc.

Facebook Minh Thạnh sử dụng phương pháp câu hỏi Socrate, nên nội dung câu hỏi giả định, giả thiết có thể được đặt với nội dung sai, nhằm kích thích tư duy phản biện ở bạn đọc. Do sử dụng phương pháp câu hỏi Socrate, Facebook Minh Thạnh không chịu trách nhiệm đối với chính nội dung câu hỏi (có thể là câu hỏi nêu sai một cách cố ý theo phương pháp câu hỏi Socrate). Như vậy, các bài viết đăng trên Facebook Minh Thạnh không hề đưa ra quan điểm riêng của người viết, mà chỉ nêu những câu hỏi để người đọc tự hình thành quan điểm riêng cá nhân qua việc tự tìm câu trả lời cho bạn đọc.

Bài đăng trên Facebook Minh Thạnh là các bài nghiên cứu khoa học xã hội, do đó, có thể đưa ra những nhận định, quan điểm, kết luận mới, giả thuyết, dưới dạng câu hỏi nghi vấn, không chịu trách nhiệm khẳng định. Facebook Minh Thạnh sẵn sàng đăng các ý kiến phản biện của bạn đọc viết thành bài trong phần bài viết để khẳng định bản chất giả thuyết, tồn nghi, ngoài trách nhiệm khẳng định.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với cách hiểu, cách lý giải từ, câu, đoạn văn có sử dụng các hình thức chuyển việc nhận thức nghĩa cho bạn đọc, không phải có nghĩa theo từ điển (thí dụ dùng dấu ngoặc kép (“), dùng dấu chấm hỏi trong ngoặc đơn (?) hoặc dùng gạch nối giữa các từ, các cụm từ (-), dùng các từ “sáng tạo”, “tự làm phát sinh nghĩa cá biệt”... (như “phó hòa thượng”, “đỏ mắt”...), việc hiểu nghĩa là do riêng từng mỗi bạn đọc.

Trong tinh thần chặt chẽ trong việc tự biên tập, tự kiểm duyệt theo hướng tuân thủ những quan điểm của các quy định mới về an ninh mạng, Facebook Minh Thạnh hạn chế tối đa việc nêu các danh từ riêng cơ quan, tổ chức, cá nhân; hạn chế tối đa việc đưa đường dẫn, hạn chế tối đa việc đăng hình cá thể người, hạn chế tối đa việc đăng lại trực tiếp nội dung cần trích dẫn mà thay bằng tường thuật gián tiếp (không đòi hỏi tuyệt đối chính xác, hạn chế tối đa việc nêu chính xác tài liệu trích dẫn mà để bạn đọc tự tra cứu…).

Tác giả Minh Thạnh tự xác định là người không tôn giáo. Cho nên, bài đăng trên Facebook Minh Thạnh không phải là bài của người theo tôn giáo này viết về tôn giáo khác, mà là bài nghiên cứu tôn giáo của một người không tôn giáo cố gắng giữ sự khách quan, không phải viết từ điểm nhìn của một tôn giáo nào. Facebook Minh Thạnh không phục vụ cho lợi ích của tôn giáo nào, mà chỉ phục vụ lợi ích của dân tộc và cộng đồng xã hội.

Trường hợp Facebook Minh Thạnh thể hiện các danh từ riêng nhưng không xác định danh từ riêng cụ thể bằng cách viết tắt bằng chữ cái đầu tiên, hoặc chữ cái bất kỳ là phù hợp với tập quán được các cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam sử dụng (qua việc viết tắt danh từ riêng khi công bố các bản án).

Không chịu trách nhiệm liên hệ đến danh từ riêng mà bài viết dùng các ký tự mà luật pháp quy định không thể hiện tên người, tên đất như # (dấu thăng), * (dấu hoa thị), ... (dấu ba chấm), x (dấu nhân) ...

Không chịu trách nhiệm liên hệ đến những danh từ riêng mà sự kiện trong bài là việc thật, nhưng các danh từ riêng đã được thay đổi.

Trong các bài đăng trên Facebook Minh Thạnh, nếu nhân vật không được thể hiện tên đầy đủ, chính xác, thì đề nghị bạn đọc trước hết hiểu là nhân vật hư cấu. Nhân vật hư cấu không có thực, mà chỉ là nhân vật giả tưởng được tác giả Minh Thạnh xây dựng, chế tác, tưởng tượng để thể hiện, phản ánh các nội dung chung của cục diện tôn giáo, của xã hội toàn cầu. Nhân vật hư cấu được gọi bằng các cụm từ như: “ai đó”, “người này”, “người đó”, hoặc viết tắt ông X, bà Y, anh 4.0, chị@, hoặc ngài #... (theo pháp luật, các ký hiệu không thể hiện tên người). Nhân vật hư cấu trên Facebook Minh Thạnh phản ánh hiện thực xã hội nhưng không phải lấy y nguyên nguyên mẫu từ đời sống xã hội. Tính cách nhân vật hư cấu trên Facebook Minh Thạnh được sáng tạo, tưởng tượng, hoặc chỉ có một nét tính cách riêng rẽ tách rời từ hiện thực, hoặc nhân vật hư cấu có tính cách cắt ghép hoặc tổng hợp từ các nguyên mẫu khác nhau từ hiện thực xã hội. Cũng như các nhân vật hư cấu trong tiểu thuyết, kịch nghệ, thơ ca tự sự, truyện ngắn… những nhân vật hư cấu trên Facebook Minh Thạnh cũng có tính cách nhân vật, ngôn ngữ nhân vật, hành động nhân vật… Nhân vật hư cấu được xây dựng trong bối cảnh nhất định. Nhưng những điều đó không làm mất đi tính chất hư cấu của các nhân vật hư cấu trên Facebook Minh Thạnh.

Các cụm từ như “giáo hội”, “giáo chủ”, “quan chức tôn giáo”, “tôn giáo trị sự”, “tôn giáo chủ tịch”... đề cập đến tôn giáo nói chung, không nói riêng một tôn giáo nào. Cụm từ “các hệ phái Phật giáo” không chỉ khái niệm gộp chung là Phật giáo, đạo Phật, không liên hệ đến tổ chức Phật giáo nào. Cách hiểu riêng liên hệ một tôn giáo, một tổ chức tôn giáo nào đó là do nơi bạn đọc, Facebook Minh Thạnh không chịu trách nhiệm.

Trường hợp Facebook Minh Thạnh đăng hình ảnh được công bố trên truyền thông đại chúng (internet), kết quả tìm kiếm của Google, Google thông báo hình ảnh có thể có bản quyền, không xác định rõ bản quyền có hay không, thì đối với hình ảnh đã đăng có bản quyền và có điều kiện đăng, xin vui lòng liên hệ riêng để chỉ đăng lại sau khi đã thỏa thuận. Tất cả hình ảnh được đăng trên Facebook Minh Thạnh đều chỉ có tính chất minh họa, trang trí mà thôi. Nếu ảnh không có lời chú thích trong bài viết, ảnh không liên hệ nội dung bài viết. Hình ảnh luôn luôn được đăng bên ngoài bài viết.

Trường hợp Facebook Minh Thạnh đăng lại ảnh chụp các trang mạng xã hội như Facebook, YouTube, mà trên các trang được chụp toàn phần có nhiều hình ảnh, dẫn đến việc hiển thị các hình ảnh ngoài ý muốn, bất khả kháng thì đương nhiên Facebook Minh Thạnh không chịu trách nhiệm.

Cảnh báo có Facebook Minh Thạnh giả, dùng chân dung của tác giả Minh Thạnh.

Cảnh báo về trường hợp tấn công tin học vào Facebook Minh Thạnh làm biến động nội dung và kỹ thuật trình bày như đã xảy ra. Mong bạn đọc hỗ trợ bằng cách thông tin khi phát hiện những vấn đề bất thường, nhất là ở những bài viết cũ. Trường hợp có tấn công tin học, tác giả Minh Thạnh không chịu trách nhiệm về những biến động nội dung (gồm bài viết, hình ảnh, video, âm thanh...). Cá nhân, đơn vị tổ chức tấn công tin học chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.

Bài viết có thể có những lỗi chính tả khi đánh máy. Một số lỗi chính tả do đánh máy có thể làm lệch lạc ý nghĩa từ vựng, câu, đoạn văn ngoài ý muốn của tác giả. Sẽ rất cảm ơn nếu được bạn đọc giúp phát hiện, thông tin để kịp thời chỉnh sửa.

Trường hợp bạn đọc tự liên hệ, kết nối nội dung những bài viết riêng rẽ, tách rời trên Facebook Minh Thạnh thì đó là do nơi bạn đọc, Facebook Minh Thạnh không chịu trách nhiệm. Trên Facebook Minh Thạnh, các bài viết nếu không được đánh số thuộc về một loạt bài, thể hiện là những bài tiếp theo, thì dù có tựa đề như nhau, gần như nhau, giống nhau, tương tự, thì vẫn là những bài viết độc lập, cách riêng.

Đối với những bài Vatican học – Vaticanology, vì Vatican là một nhà nước độc lập, có chủ quyền, có tư cách quốc gia quan sát viên tại Liên hiệp quốc, có quan hệ ngoại giao với 183 quốc gia, nên Vatican được đề cập trước hết và chủ yếu trong tư cách một nhà nước (Vatican state), có từ “chính quyền” trước danh từ riêng Vatican, nếu không có là do thiếu sót, đề nghị bạn đọc luôn luôn hiểu theo nghĩa chính quyền Vatican, tức là theo nghĩa một nhà nước. Nguyên thủ, các quan chức của Chính quyền Vatican đương nhiên được Facebook Minh Thạnh đề cập ở khía cạnh lãnh đạo, quan chức một bộ máy nhà nước xác định, khía cạnh các chính khách, công chức của một quốc gia, không phải trong tư cách những nhà tu hành tôn giáo.

Trong tiến trình nghiên cứu học thuật, trên Facebook Minh Thạnh, một số thuật ngữ được đề xuất. Các thuật ngữ không mang tính chất biểu cảm. Người đề xuất thuật ngữ không chịu trách nhiệm về những cảm nhận chủ quan về thuật ngữ nơi người đọc.

Hoan nghênh ý kiến phê bình, đóng góp, xây dựng từ bạn đọc, từ các cơ quan quản lý nhà nước đối với việc sử dụng mạng internet và sẽ tích cực tự điều chỉnh, tự biên tập hoặc điều chỉnh biên tập lại theo đề xuất. Do Facebook Minh Thạnh có thể chỉ được người đăng bài kiểm tra theo chu kỳ tuần, mỗi tuần cập nhật một lần, nên nếu quý bạn đọc hoặc cơ quan chức năng về an ninh mạng phát hiện thấy đột xuất có những phản hồi mang nội dung không thích hợp trong phần bình luận, cần phải loại trừ, xóa bỏ lập tức, xin vui lòng điện thoại báo ngay theo số ghi ở cuối bài viết. Xin chân thành cảm ơn (Đã có trường hợp phát hiện chậm việc kẻ gian dùng Facebook Minh Thạnh giả, lấy ảnh chân dung tác giả Minh Thạnh đăng những lời phản hồi có nội dung tiêu cực, gian dối...)

Facebook Minh Thạnh có thể tạm ngưng hoạt động phần bình luận của bạn đọc trong những trường hợp cần thiết.

Thông báo này là một phần của nội dung bài viết, vì vậy TÁC GIẢ BÀI VIẾT KHÔNG CHỊU TRÁCH NHIỆM NẾU PHÁT SINH VIỆC KHỞI KIỆN, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, TỐ GIÁC... đối với bài viết trong những trường hợp đã nêu ở trên

Bài viết đến đây là hết.

Minh Thạnh

(vinasat1.132@gmail.com, 0915553610).

 

Nguồn @cusiminhthanh ngày 25/5/2024

_________________

Bài đọc thêm về Công Giáo Tiến Hành (CGTH):

I.

Các Tổ Chức Công Giáo Tiến Hành: Nghĩa Sinh

Công giáo Tiến hành (CGTH) được hiểu là việc tông đồ của giáo dân do hàng giáo phẩm hướng dẫn.

Phong trào Tông đồ Giáo dân khởi sự vào năm 1927 với việc thành lập các phong trào như Thanh Lao Công (JOC), Nữ Thanh Lao Công (JOCF) ở Bỉ (1928) và Pháp (1929), Thanh Sinh Công (JEC, 1930), Thuỷ Thủ Trẻ Công giáo (JMC, 1930) và tiếp theo là các phong trào dành cho các gia đình, các giới, các nghề nghiệp…

Công đồng Vatican II đã nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của người giáo dân trong sứ mạng rao giảng Tin Mừng và giáo dục của Giáo Hội. Người giáo dân phục vụ trong mọi hoạt động của Giáo Hội giữa lòng trần thế, nhất là trong các lĩnh vực của đời sống thường ngày. Họ cần được hỗ trợ và hướng dẫn bởi các vị lãnh đạo của Giáo hội toàn cầu cũng như của Giáo hội địa phương.

Ở Việt Nam, ngày 7-12-1956, bản Hiến chương Công giáo Tiến hành Việt Nam được Toà Thánh phê chuẩn và cho thi hành. Năm 1957, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã mua căn nhà số 72/12 Nguyễn Đình Chiểu, Q.3, Sài Gòn (nay là 72/12 Trần Quốc Toản, P.8, Q.3, TP.HCM) làm trụ sở và văn phòng cho Công giáo Tiến hành Việt Nam và biệt thự Thánh Tâm ở Đà Lạt làm nơi huấn luyện. HĐGM cũng đã lập ra một Uỷ ban lo về Công giáo Tiến hành toàn quốc mà Chủ tịch là Tgm. Phaolô Nguyễn Văn Bình, sau đó bầu linh mục giám đốc Công giáo Tiến hành và các giáo dân làm thành Ban Chấp hành Trung ương Công giáo Tiến hành toàn quốc. Ở cấp giáo phận, cũng có một Ban Chấp hành gồm các linh mục và giáo dân để thúc đẩy Công giáo Tiến hành trong các xứ đạo.

CÁC HỘI ĐOÀN CGTH

CGTH Việt Nam bao gồm các hội đoàn và các tổ chức hoạt động dưới sự lãnh đạo của Giáo Hội để thăng tiến xã hội và làm vinh danh Chúa. Các hội đoàn chia làm hai loại: chuyên biệt (dành cho một giới tính, hạn tuổi, ngành nghề, môi trường hoạt động nào đó) và không chuyên biệt (chung cho mọi thành phần giáo dân).

Về chuyên biệt: Dành cho giới trí thức: Sinh viên Công giáo, Thanh Sinh Công, Thanh Lao Công, Thanh niên Thánh nghiệp, Hiệp hội Giáo chức Công giáo, Pax Romana.

Dành cho thiếu nhi và giới trẻ: Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể, Hùng Tâm Dũng Chí, Hướng Đạo Sinh Công Giáo, Hiệp Hội Thánh Mẫu, Nghĩa Sinh.

Hội Trại Truyền Thống Hùng Tâm Dũng Chí Giáo Phận Đà Năng-2023

Dành cho nữ giới: Hội Con Đức Mẹ, Các Bà Mẹ Công Giáo.

Dành cho nam giới: Hội Liên Minh Thánh Tâm, Bác Ái Vinh Sơn, Cursillos.

Về không chuyên biệt: Legio Mariae, Gia Đình Phạt Tạ, Dòng Ba Đa Minh (Huynh đoàn Đa Minh), Dòng Ba Phan Sinh, Dòng Ba Cát Minh, Cộng đoàn Bác Ái.

Ngoài ra, CGTH còn bao gồm nhiều tổ chức chuyên biệt như: Caritas Việt Nam cho các việc bác ái xã hội, Trung tâm ATAS (Âm thanh và Ánh sáng) cho hoạt động truyền thanh, phim ảnh, Uỷ ban Giáo dục cho các hoạt động giáo dục trong các trường tư thục Công giáo, Uỷ ban Báo chí Xuất bản cho các hoạt động truyền thông xã hội

Ảnh SHC

Tất cả các hội đoàn và tổ chức này đã đóng góp rất nhiều vào việc đem Tin Mừng của Đức Kitô đến với mọi người, mọi giới cũng như góp phần vào việc làm phát triển đời sống vật chất và tinh thần của người dân sống trong xã hội.

CGTH TRONG THIÊN NIÊN KỶ MỚI

Trong cuốn Niên Giám này, chúng tôi xin giới thiệu một số tổ chức, hội đoàn hoặc phong trào CGTH về các điểm cơ bản như: nguồn gốc, tôn chỉ, mục đích, phương hướng hoạt động, tổ chức sinh hoạt, tình trạng hiện nay, địa chỉ liên lạc. Những thông tin này hy vọng vừa giúp cho tín hữu xác định được sự chọn lựa của mình trước khi tham gia CGTH, vừa giúp cho Nhà nước hiểu rõ hơn CGTH chỉ là những hoạt động bình thường của người Công giáo sống trong xã hội. Hướng đến thiên niên kỷ mới, HĐGM VN muốn tích cực đảm nhận trách nhiệm của mình với CGTH. Các tổ chức, hội đoàn, phong trào CGTH sẽ được Uỷ ban Giám mục về Giáo dân và các Uỷ ban hữu quan hướng dẫn.

Những năm gần đây, chính quyền đã hiểu rõ hơn hoạt động tôn giáo của các đoàn thể và phong trào này nên đã cho phép một số tiếp tục sinh hoạt. Hơn nữa nhiều người đã nhận ra rằng trong khi mức sống vật chất tăng cao, thì đạo đức tinh thần của một bộ phận người dân Việt Nam đang có nguy cơ bị sút giảm do sự cuốn hút của cuộc sống dễ dãi, hưởng thụ qua các phim ảnh xấu, sách báo đồi truỵ, do tiến trình toàn cầu hoá về kinh tế và về cả văn hoá… Tình trạng sa sút này biểu lộ qua các tệ nạn xã hội như nghiện ngập, trộm cắp, mãi dâm, tội phạm hình sự, các án ly hôn, số người phá thai mỗi năm một tăng cao… Sự góp mặt của các phong trào CGTH thuần tuý đạo đức quả thật là một nhu cầu cần thiết để giúp cho xã hội Việt Nam ổn định và phát huy những nội lực quý giá của từng con người....

Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, Thư ký Hội Đồng Giám Mục Việt Nam

[Nguồn: Website Giáo phận Vinh http://gpvinh.com/modules.php? name=News&op=viewst&sid=2270]

 

II.

Vài lời ngỏ của ÐTC cho các đại biểu tham dự Ðại hội quốc gia lần thứ XI của Công giáo Tiến Hành Italia

Xin được trích ra vài đoạn để hiểu:

... Tổ chức Công giáo Tiến hành (CGTH) gồm mọi thành phần của người giáo dân: Người cao niên, người lớn, thanh niên và trẻ em, thuộc cả hai giới nam nữ. Ngoài ra, còn có các ngành chuyên biệt, để dễ làm việc tông đồ trong môi trường riêng của mình: giới trí thức, sinh viên, thợ thuyền (như chúng ta vẫn thường nghe nói đến: JEC (Jeunesse Etudiante Catholique, Giới sinh viên, bên Việt Nam thường gọi là Thanh Sinh Công) - JOC (Jeunesse Ouvrière catholique, giới thợ thuyền, bên Việt nam thường gọi là Thanh Lao Công v.v...) . Mỗi ngành thường có một vị Tuyên uy do Ðức Giám mục bổ nhiệm, để hướng dẫn về đàng thiêng liêng và về giáo huấn của Giáo hội Công giáo. Tổ chức Công giáo Tiến hành toàn quốc có vị Tổng Tuyên úy, thường là một Vị Giám mục. Tại Ý, do ÐTC bổ nhiệm. Tại các quốc gia khác, do HÐGM chỉ định. Vị này là chủ tịch Ủy Ban phụ trách Giáo dân của HÐGM quốc gia.

Ðoàn thể Công giáo Tiến Hành Italia, có thể nói, là một tổ chức mạnh mẽ và được tổ chức  chu đáo hơn cả, với những trụ sở lớn lao, dành riêng cho từng giới, thí dụ: "Domus Mariae" là trụ sở của CGTH  ngành  nữ, và "Domus Pacis" là trụ sở của ngành nam. Văn phòng trung ương ở đường "Hòa Giải", kế bên Vatican. Chủ tịch CGTH quốc gia Ý  hiện nay là một phụ nữ,   Bà Paola Bignardi. Tổng Tuyên úy toàn quốc là Ðức Cha Francesco Lambiasi, Giám Mục giáo phận Agnani-Alatri,  một nhà thần học nổi tiếng của Giáo hội Ý. Số đoàn viên hiện nay gần một triệu. Dưới thời Ðức Pio XI (1922-1939) và Pio XII (1939-1958), Tổ chức CGTH Ý rất thịnh vượng, có trên một triệu đoàn viên. Nhưng sau Công đồng có nhiều Hội đoàn và Phong trào  giáo dân mới được thành lập, như: Tân Dự Tòng, Hiệp thông và Giải Phóng, Phong trào đặc sủng Chúa Thánh Thần - (Charismatiques) v.v... , vì thế con số đoàn viên của CGTH Ý cũng giảm bớt nhiều. Ngoài ra, việc giảm bớt nầy một phần cũng do bởi "phong trào tục hóa" lan rộng tại các nước Tây phương và bởi thái độ sống lãnh đạm tôn giáo. Nhưng dầu sao, xét về phương diện quốc gia, CGTH Ý vẫn là một tổ chức Tông đồ Giáo dân được phổ biến và biết đến nhiều hơn cả tại các Giáo xứ và nhất là được HÐGM Italia quan tâm cách riêng.

....

Nhắc lại Tông thư, được công bố lúc bế mạc Năm Ðại Toàn xá "Novo Millennio ineunte" (Bước vào ngàn năm thứ ba), ÐTC nói: "Hỡi CGTH, "Duc in altum" (hãy ra khơi)! hãy can đảm  nhìn về tương lai! Lịch sử của phong trào, đã được ghi dấu bằng gương sáng chói của những vị Hiển Thánh và Chân phước; cả ngày nay nữa, hãy chiếu sáng qua lòng trung thành với Giáo hội và với những đòi hỏi của thời đại ta. Hãy để mình được hướng dẫn bởi sức thổi mạnh của Chúa Thánh Thần và hãy tiến đến những lý tưởng cao quí! Hãy hoạt động cách hiệu nghiệm, để xã hội chiếm lại được ý nghĩa đích thực của con người và của phẩm giá mình, chiếm lại giá trị của sự sống và của gia đình, của hòa bình và của tình liên đới, của công bình và của lòng thương xót!".

Và để thành công, ÐTC chỉ vẽ con đường phải đi như sau: "Hỡi CGTH, hãy can đảm và khiêm tốn nhìn ngắm vào  Chúa Giêsu. Như vậy phong trào sẽ có thể phân biệt rõ ràng hơn cái cần thiết, khỏi cái chỉ là thành công chốc lát và  hãy sống cuộc canh tân đáng ước mong, như một cuộc phiêu lưu của Chúa Thánh Thần, Ðấng ban cho ta khả năng rảo bước trên cả những nẻo đường gồ ghề của sa mạc và của việc thanh tịnh, để tiến đến việc cảm nghiệm vẻ xinh đẹp của đời sống mới, mà Thiên Chúa không ngừng ban cho những ai tín nhiệm nơi Người".

ÐTC kết thúc bằng những lời mạnh mẽ sau đây: "Hỡi CGTH, đừng sợ hãi! Ngươi  thuộc về Giáo hội và được Chúa yêu thương, quan tâm. Ngài không ngừng hướng dẫn các bước đi của ngươi đến sự mới lạ chắc chắn và không bao giờ lỗi thời của Phúc Âm.  Tất cả các anh chị em là thành viên của Tổ chức thời danh này,  hãy biết rằng: Cha ủng hộ anh chị em và theo dõi anh chị em bằng lời cầu nguyện và trong lúc mời gọi anh chị em kiên trì trong các dấn thân đã lãnh nhận, Cha tận tình chúc lành cho anh chị em hết thảy".