●   Bản rời    

[VATICANOLOGY] Đức Ông Thứ Trưởng Ngoại Giao Vatican Thăm Việt Nam: Câu Hỏi Về Phát Biểu Nặng Nề Tính Chất Quân Chủ Chuyên Chế Và Không Tích Cực

[VATICANOLOGY] - Đức Ông Thứ Trưởng Ngoại Giao Vatican Thăm Việt Nam:

Câu Hỏi Về Phát Biểu Nặng Nề Tính Chất Quân Chủ Chuyên Chế Và Không Tích Cực

Minh Thạnh

http://sachhiem.net/TONGIAO/tgM/MinhThanh37_06.php

30-May-2024

Không một nhà ngoại giao nước nào trên thế giới có thể nói được câu nói như thế. Không có ai ở Việt Nam theo những “răn dạy” của Biden, Macron, Sunak… để xây dựng quan hệ ngoại giao tốt đẹp giữa hai nước.

Minh Thạnh giới thiệu tin đăng trên báo Điện tử Chính phủ

Thông Tin Đến Quý Bạn Đọc Về Những Biến Chuyển Mới Của Cục Diện Tôn Giáo Tại Việt Nam

Tôi xin giới thiệu đến bạn đọc tin “Giáo hoàng Francis mong muốn sớm thăm Việt Nam”, đăng trên báo Điện tử Chính phủ ngày 17/5/2024.

Thứ trưởng ngoại giao Vatican là Đức ông Miroslaw Wachowski.

Tổng giám mục Bộ trưởng Bộ ngoại giao Chính quyền Vatican mới vừa thăm Việt Nam hồi tháng 4/2024. Tháng 5, Đức ông Thứ trưởng ngoại giao Vatican lại thăm Việt Nam.

Xét về phương tiện hoạt động ngoại giao, những chuyến thăm như thế là có mật độ rất cao. Quan hệ ngoại giao như vậy là phát triển vượt bậc. Cục diện tôn giáo tại Việt Nam như vậy là biến đổi mạnh mẽ, nhanh chóng. Các quan chức Chính quyền Vatican tại Việt Nam bày tỏ vui mừng.

Đây là chuỗi hoạt động có tính chất bước ngoặt trong cục diện tôn giáo tại Việt Nam, bắt đầu từ tháng 7/2003 cho đến nay và đang tiếp tục, với đỉnh cao sẽ là chuyến thăm của Giáo hoàng Francis (Phanxicô).

Chính quyền Vatican chẳng những trở thành tôn giáo đa số tại Việt Nam mà hiện nay, mà phải chăng, đã trở thành tôn giáo có vị thế và uy tín quan trọng nhất tại Việt Nam?

Một Số Câu Hỏi Nghiên Cứu, Bình Luận

Hình ảnh các quan chức của Chính quyền Vatican hội kiến, gặp gỡ những nhà lãnh đạo cao cấp Chính quyền Việt Nam tràn ngập báo chí từ tháng 12/2023 trong dịp Noel. Chúng ta đối chiếu so với các tôn giáo khác trong dịp đại lễ tôn giáo vừa rồi (tháng 5/2024), thì các quan chức Chính quyền Việt Nam dành cho quan chức Chính quyền Vatican các cuộc gặp gỡ, phải chăng, là từ những vị giữ chức vụ lãnh đạo hàng cao nhất: Chủ tịch nước, Thủ tướng.

Chi tiết này cần được lưu ý khi nghiên cứu cục diện tôn giáo.

Đến nay, riêng trong cuộc viếng thăm của Đức ông Thứ trưởng ngoại giao Chính quyền Vatican, cá nhân tôi có cảm nhận từ cách nói lễ tân, nghi thức, ngoại giao, họ đã dần dần phát biểu đi vào thực tiễn. Bên cạnh các ngôn từ ngoại giao lịch sự, trang trọng, thứ trưởng ngoại giao Chính quyền Vatican lần này đã có những phát biểu, mà người nghe không thể cứ như là đoán biết trước như đã từng, để thụ hưởng sự trang trọng, tôn kính, lịch sự.

Ở đây, tôi có nhiều suy nghĩ về phát biểu như sau của Đức ông Thứ trưởng ngoại giao Vatican, trích từ bài báo được giới thiệu.

Báo chí ghi nhận lời Thứ trưởng Ngoại giao Vatican phát biểu:

“THỨ TRƯỞNG MIROSLAW WACHOWSKI NHẤN MẠNH NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM THEO TINH THẦN NHỮNG RĂN DẠY CỦA GIÁO HOÀNG FRANCIS CHO THẤY MỐI QUAN HỆ TỐT ĐẸP GIỮA GIÁO HỘI VÀ NHÀ NƯỚC”. (xem bản tin được giới thiệu).

Đọc câu phát biểu này, tôi hết sức bất ngờ.

Chính quyền Vatican không phát biểu như quan chức ngoại giao Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, Đức…, rằng quan hệ tốt đẹp giữa hai nước (một bên là Việt Nam) xuất phát từ lợi ích chung của hai nước, cùng có lợi cho hai bên, nhằm đóng góp vào quan hệ hợp tác hai nước, hoà bình, ổn định thế giới.

Đức ông Thứ trưởng ngoại giao Chính quyền Vatican phát biểu nội dung không mang tính ngoại giao, mà có vẻ là một sự cảnh báo chính trị.

Trước hết nội dung phát biểu gạt đi những công thức ngôn từ trong hoạt động ngoại giao, KHÔNG NÓI ĐẾN NGUYÊN TẮC CÓ ĐI CÓ LẠI.

Phát biểu thứ trưởng ngoại giao Vatican “nhấn mạnh” “Giáo hội Công giáo Việt Nam “THEO TINH THẦN NHỮNG RĂN DẠY” của Giáo hoàng”.

Thành viên “Giáo hội Công giáo Việt Nam” đều là công dân nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, từ tổng giám mục chủ tịch Hội đồng Giám mục cho đến tín đồ bình thường, đương nhiên phải tuân thủ chủ trương, đường lối, chính sách của Chính quyền Việt Nam.

Ở đây, Thứ trưởng Ngoại giao Vatican nhấn mạnh đến quan hệ Chính quyền Vatican với giáo dân Vatican tại Việt Nam, mà đến khía cạnh thần dân của Giáo hoàng, của nước Vatican, giáo dân Vaticanese (nhóm Sách Hiếm dùng cụm từ “Vatican kiều” sống ở nước sở tại?)

Các nhà ngoại giao Mỹ, Nhật, Hàn, châu Âu… luôn nói đến quan hệ nhân dân hai nước, đẳng lập, ngang hàng, bình đẳng quan hệ hữu nghị, hợp tác với nhau theo nguyên tắc hai bên cùng có lợi ích (hỗ tương hưởng lợi?).

Còn câu hỏi đặt ra trong trường hợp hoạt động “Giáo hội Công giáo Việt Nam” (tức 7 triệu Vaticanese ở Việt Nam), LÀ CÔNG DÂN VIỆT NAM, một phần của toàn dân Việt Nam, nhân dân Việt Nam, nhưng “theo tinh thần RĂN DẠY của Giáo hoàng Francis”? Người trích dẫn nhấn mạnh từ “RĂN DẠY” vì nó đặc biệt quan trọng?

Ở đây, Chính quyền Vatican tại Việt Nam (gồm giáo dân Vaticanese) đã “theo tinh thần răn dạy” của nguyên thủ một nước khác, để có kết quả (cho thấy) mối quan hệ giữa Chính quyền Vatican với Việt Nam.

Không một nhà ngoại giao nước nào trên thế giới có thể nói được câu nói như thế. Không có ai ở Việt Nam theo những “răn dạy” của Biden, Macron, Sunak… để xây dựng quan hệ ngoại giao tốt đẹp giữa hai nước.

Công dân nước nào thì tuân thủ, chấp hành theo sự lãnh đạo của chính quyền nước ấy? Công dân Việt Nam chấp hành pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng cầm quyền, của chính quyền Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhưng trong ngoại giao, bất ngờ có một quan chức cấp thứ trưởng khoanh một vòng người khoảng 7 triệu (Giáo hội Công giáo Việt Nam) lấy ra, nói rằng “THEO TINH THẦN RĂN DẠY” CỦA NGUYÊN THỦ QUỐC GIA KHÁC.

Phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Vatican còn mang nặng tính chất quân chủ chuyên chế thần quyền, cá nhân nắm quyền tuyệt đối.

Khi các nhà ngoại giao Mỹ, Pháp, Đức, Anh, Nhật phát biểu về quan hệ hai nước, họ coi đó là xu thế khách quan, do lợi ích của các quốc gia thúc đẩy, người dân hưởng ứng ủng hộ, hợp tác…

Nhưng do chính quyền quân chủ chuyên chế toàn trị thần quyền, quyền lực trong tay cá nhân, cho nên bộ máy Chính quyền Vatican nước sở tại, giáo dân Vaticanese nước sở tại hoạt động “theo tinh thần răn dạy của Giáo hoàng Francis”, là làm chính trị theo kiểu chính trị quân chủ phong kiến trung cổ. Ở đó, vua là pháp luật. Không đường lối, chính sách, chủ trương, không lý luận, không cương lĩnh gì hết. Vua phán truyền thì thần dân dập đầu vâng phục, tuân lệnh, nghe theo. Vua Vatican không lãnh đạo, điều hành giáo dân Vatican toàn cầu, mà là “RĂN DẠY”! RĂN DẠY là đường lối, chủ trương, chính sách, mệnh lệnh? Không cần mọi thứ căn cứ, ngoại trừ ngôi vua?

Do Giáo hoàng Vatican quân chủ chuyên chế thần quyền, vua dạy thế nào là Chính quyền Vatican các nước sở tại (toàn thể quan chức Chính quyền Vatican và giáo dân) làm thế đấy, không cần suy nghĩ.

Do lời răn dạy là của riêng ông vua, nên VUA MUỐN THAY ĐỔI THÌ NHƯ TRỞ BÀN TAY. HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRỊ TRỞ NÊN CHỦ QUAN, Ý CHÍ RIÊNG CÁ NHÂN. Có gì không vừa ý, hoặc có ai tâu vào tâu ra, thì đức vua quân chủ chuyên chế có thể… bất thình lình răn dạy ngược lại, là quan chức Chính quyền Vatican, giáo dân Vatican cũng phải tuân chỉ theo tinh thần răn dạy mới.

Phát biểu nặng nề tính chất quân chủ chuyên chế của Đức ông Thứ trưởng Ngoại giao Vatican làm cho người nghe hoang mang. Tại sao giữa thời đại văn minh dân chủ tiến bộ như thế này, trong hoạt động ngoại giao, thứ trưởng ngoại giao Chính quyền Vatican lại nói kiểu nặng nề tính chất quân chủ chuyên chế dẫn đến hệ quả đương nhiên, phải chăng, là nói không tích cực, làm thiếu tin cậy ngoại giao, thiếu tin cậy chính trị.

Cả lực lượng 7 triệu người nghe theo răn dạy một vi vua (không cần biết đến những nguyên tắc cơ bản của ngoại giao hiện đại) thì sẽ tạo lập một mối quan hệ bấp bênh, những thành quả không nền tảng vững chắc. Ông vua có thể nghĩ khác, rồi răn dạy khác. Ông vua có thể thăng hà, pháp luật, đường lối, chủ trương, chính sách, quan điểm lại được vua mới răn dạy, theo ý cá nhân vua mới.

Tuy nhiên, trong lời phát biểu của Đức ông thứ trưởng ngoại giao Vatican, chúng ta có thể nghĩ về một thứ cảnh báo ngầm nào đó. Quan hệ tốt đẹp giữa Giáo hội Công giáo Việt Nam (hơn 7 triệu người) với Chính quyền Việt Nam do Chính quyền Vatican nắm quyền chủ động. Có được mối quan hệ tốt đẹp giữa giáo hội và nhà nước (trong đó Giáo hội là thứ chính quyền trong lòng quốc gia) là do Giáo hội Công giáo Việt Nam theo tinh thần những lời răn dạy. Tất cả sẽ thay đổi nếu lời “RĂN DẠY” chủ quan của một người thay đổi (chế độ quân chủ chuyên chế tuỳ nghi thay đổi các quan hệ theo ý muốn của hoàng thượng thần thánh).

Lời phát biểu của Thứ trưởng ngoại giao Vatican cho thấy tính chất tốt đẹp, nhưng phải chăng, mong manh của quan hệ Vatican – Việt Nam. Nếu một lúc nào đó, tuỳ hứng Giáo hoàng không đẹp lòng, phán truyền những lời răn dạy khác ngược lại tại Việt Nam thì sao.

Liên hệ đến sự phát triển đại nhảy vọt sức mạnh của Chính quyền Vatican Trung ương gần đây nhờ vào quan hệ tốt đẹp thời gian gần đây. Quan hệ tốt đẹp có thể do nay lời răn dạy thế này, nhưng mai đây có thể răn dạy thế khác mà thay đổi, còn sức mạnh, lực lượng đã tranh thủ được là tuyệt đối bền vững, chắc chắn đối với Chính quyền Vatican, đối với giáo dân Vaticanese, đối với lực lượng Vaticanese action.

Tại Việt Nam, Phát Diệm là trường hợp thay đổi quan hệ giữa quan chức giáo phận, giáo dân Vaticanese với nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Giáo phận Phát Diệm từ hợp tác ủng hộ Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sang chiến đấu vũ trang chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tất cả đều do Tổng giám mục Lê Hữu Từ “RĂN DẠY”? Năm 1954, giáo phận Phát Diệm di cư gần hết cũng do răn dạy của “Đấng bản quyền” Lê Hữu Từ? Giám mục Lê Hữu Từ sẵn sàng làm cho banh chành giáo phận, để cố huy động một triệu giáo dân Vaticanese vào Nam thêm người ủng hộ chế độ Diệm, chuẩn bị chiến tranh bất chấp lợi ích của Chính quyền Vatican.

Đây là trường hợp hết sức điển hình cho sự tuân theo răn dạy của cá nhân.

Đến nay, quan hệ tốt đẹp với Chính quyền Việt Nam có (hay không có?) cũng do nơi RĂN DẠY của Giáo hoàng?

Thuyết Minh Thạnh đi sâu nghiên cứu, nhận định về sự muôn mặt, không phải là tiêu chuẩn kép, mà khả năng là tiêu chuẩn ba, bốn… của Chính quyền Vatican Trung ương.

FACEBOOK MINH THẠNH THÔNG BÁO. THÔNG BÁO NÀY LÀ MỘT PHẦN NỘI DUNG BÀI VIẾT:

Facebook Minh Thạnh hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với nội dung các bình luận phản hồi, nội dung thể hiện ngoài bài viết dưới mọi hình thức: văn bản, âm thanh, ký tự, ký hiệu, hình ảnh, video và những hình thức tương tự khác gồm cả do bạn đọc gởi đến, hay do Facebook hiển thị từ trích dẫn nguồn trong bài.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với mọi hình thức đăng tải lại, khai thác, sử dụng, trích dẫn bài viết và những hình thức tương tự khác, dù trong những trường hợp không hạn chế những việc trên. Bạn đọc chịu trách nhiệm nếu sửa chữa, thay đổi nội dung, hình thức diễn đạt của bài viết khi đăng tải lại, khai thác, sử dụng, trích dẫn bài viết.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với những suy đoán, rút ra kết luận, liên hệ chủ quan, riêng tư, tùy tiện, cá biệt và những hình thức tương tự khác không căn cứ chính xác vào nội dung ngôn từ bài viết.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm liên hệ đến những danh từ riêng không được nói đến trong bài. Hoàn toàn không chịu trách nhiệm về các câu trả lời đối với những câu hỏi được nêu ra trong bài viết.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm về những nội dung thông tin, bình luận, dữ liệu, số liệu, tư liệu, trích dẫn nêu trong bài có tựa đề đặt dấu hỏi, hoặc nêu trong câu hỏi, hoặc kèm từ dùng để hỏi hoặc dưới dạng câu hỏi hoặc kèm những hình thức thể hiện nghi vấn khác. Những thông tin có dấu hỏi sau từ, sau cụm từ, cuối câu có thể là thông tin chưa được kiểm chứng, thông tin tồn nghi, thông tin chưa được xác nhận, thông tin còn cần phải tìm hiểu thêm, nên không phải tin giả, cũng không phải là thông tin thật chắc chắn đúng.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với những nội dung giả định, dùng từ “nếu” hoặc các từ, cụm từ khác thể hiện việc giả định.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm về nội dung sách, tư liệu được Facebook Minh Thạnh đề cập tới trong các bài giới thiệu sách, tư liệu. Nội dung sách và tư liệu gồm văn bản, file âm thanh, file hình ảnh, file video..., nhiều trường hợp là sách và tư liệu được giới thiệu với nội dung phê phán, do tác giả sách, tác giả tư liệu chịu trách nhiệm.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với việc bạn đọc sử dụng kiến thức, kỹ năng... được hướng dẫn trên Facebook Minh Thạnh vào các việc riêng, cụ thể của bạn đọc.

Facebook Minh Thạnh sử dụng phương pháp câu hỏi Socrate, nên nội dung câu hỏi giả định, giả thiết có thể được đặt với nội dung sai, nhằm kích thích tư duy phản biện ở bạn đọc. Do sử dụng phương pháp câu hỏi Socrate, Facebook Minh Thạnh không chịu trách nhiệm đối với chính nội dung câu hỏi (có thể là câu hỏi nêu sai một cách cố ý theo phương pháp câu hỏi Socrate). Như vậy, các bài viết đăng trên Facebook Minh Thạnh không hề đưa ra quan điểm riêng của người viết, mà chỉ nêu những câu hỏi để người đọc tự hình thành quan điểm riêng cá nhân qua việc tự tìm câu trả lời cho bạn đọc.

Bài đăng trên Facebook Minh Thạnh là các bài nghiên cứu khoa học xã hội, do đó, có thể đưa ra những nhận định, quan điểm, kết luận mới, giả thuyết, dưới dạng câu hỏi nghi vấn, không chịu trách nhiệm khẳng định. Facebook Minh Thạnh sẵn sàng đăng các ý kiến phản biện của bạn đọc viết thành bài trong phần bài viết để khẳng định bản chất giả thuyết, tồn nghi, ngoài trách nhiệm khẳng định.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với cách hiểu, cách lý giải từ, câu, đoạn văn có sử dụng các hình thức chuyển việc nhận thức nghĩa cho bạn đọc, không phải có nghĩa theo từ điển (thí dụ dùng dấu ngoặc kép (“), dùng dấu chấm hỏi trong ngoặc đơn (?) hoặc dùng gạch nối giữa các từ, các cụm từ (-), dùng các từ “sáng tạo”, “tự làm phát sinh nghĩa cá biệt”... (như “phó hòa thượng”, “đỏ mắt”...), việc hiểu nghĩa là do riêng từng mỗi bạn đọc.

Trong tinh thần chặt chẽ trong việc tự biên tập, tự kiểm duyệt theo hướng tuân thủ những quan điểm của các quy định mới về an ninh mạng, Facebook Minh Thạnh hạn chế tối đa việc nêu các danh từ riêng cơ quan, tổ chức, cá nhân; hạn chế tối đa việc đưa đường dẫn, hạn chế tối đa việc đăng hình cá thể người, hạn chế tối đa việc đăng lại trực tiếp nội dung cần trích dẫn mà thay bằng tường thuật gián tiếp (không đòi hỏi tuyệt đối chính xác, hạn chế tối đa việc nêu chính xác tài liệu trích dẫn mà để bạn đọc tự tra cứu…).

Tác giả Minh Thạnh tự xác định là người không tôn giáo. Cho nên, bài đăng trên Facebook Minh Thạnh không phải là bài của người theo tôn giáo này viết về tôn giáo khác, mà là bài nghiên cứu tôn giáo của một người không tôn giáo cố gắng giữ sự khách quan, không phải viết từ điểm nhìn của một tôn giáo nào. Facebook Minh Thạnh không phục vụ cho lợi ích của tôn giáo nào, mà chỉ phục vụ lợi ích của dân tộc và cộng đồng xã hội.

Trường hợp Facebook Minh Thạnh thể hiện các danh từ riêng nhưng không xác định danh từ riêng cụ thể bằng cách viết tắt bằng chữ cái đầu tiên, hoặc chữ cái bất kỳ là phù hợp với tập quán được các cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam sử dụng (qua việc viết tắt danh từ riêng khi công bố các bản án).

Không chịu trách nhiệm liên hệ đến danh từ riêng mà bài viết dùng các ký tự mà luật pháp quy định không thể hiện tên người, tên đất như # (dấu thăng), * (dấu hoa thị), ... (dấu ba chấm), x (dấu nhân) ...

Không chịu trách nhiệm liên hệ đến những danh từ riêng mà sự kiện trong bài là việc thật, nhưng các danh từ riêng đã được thay đổi.

Trong các bài đăng trên Facebook Minh Thạnh, nếu nhân vật không được thể hiện tên đầy đủ, chính xác, thì đề nghị bạn đọc trước hết hiểu là nhân vật hư cấu. Nhân vật hư cấu không có thực, mà chỉ là nhân vật giả tưởng được tác giả Minh Thạnh xây dựng, chế tác, tưởng tượng để thể hiện, phản ánh các nội dung chung của cục diện tôn giáo, của xã hội toàn cầu. Nhân vật hư cấu được gọi bằng các cụm từ như: “ai đó”, “người này”, “người đó”, hoặc viết tắt ông X, bà Y, anh 4.0, chị@, hoặc ngài #... (theo pháp luật, các ký hiệu không thể hiện tên người). Nhân vật hư cấu trên Facebook Minh Thạnh phản ánh hiện thực xã hội nhưng không phải lấy y nguyên nguyên mẫu từ đời sống xã hội. Tính cách nhân vật hư cấu trên Facebook Minh Thạnh được sáng tạo, tưởng tượng, hoặc chỉ có một nét tính cách riêng rẽ tách rời từ hiện thực, hoặc nhân vật hư cấu có tính cách cắt ghép hoặc tổng hợp từ các nguyên mẫu khác nhau từ hiện thực xã hội. Cũng như các nhân vật hư cấu trong tiểu thuyết, kịch nghệ, thơ ca tự sự, truyện ngắn… những nhân vật hư cấu trên Facebook Minh Thạnh cũng có tính cách nhân vật, ngôn ngữ nhân vật, hành động nhân vật… Nhân vật hư cấu được xây dựng trong bối cảnh nhất định. Nhưng những điều đó không làm mất đi tính chất hư cấu của các nhân vật hư cấu trên Facebook Minh Thạnh.

Các cụm từ như “giáo hội”, “giáo chủ”, “quan chức tôn giáo”, “tôn giáo trị sự”, “tôn giáo chủ tịch”... đề cập đến tôn giáo nói chung, không nói riêng một tôn giáo nào. Cụm từ “các hệ phái Phật giáo” không chỉ khái niệm gộp chung là Phật giáo, đạo Phật, không liên hệ đến tổ chức Phật giáo nào. Cách hiểu riêng liên hệ một tôn giáo, một tổ chức tôn giáo nào đó là do nơi bạn đọc, Facebook Minh Thạnh không chịu trách nhiệm.

Trường hợp Facebook Minh Thạnh đăng hình ảnh được công bố trên truyền thông đại chúng (internet), kết quả tìm kiếm của Google, Google thông báo hình ảnh có thể có bản quyền, không xác định rõ bản quyền có hay không, thì đối với hình ảnh đã đăng có bản quyền và có điều kiện đăng, xin vui lòng liên hệ riêng để chỉ đăng lại sau khi đã thỏa thuận. Tất cả hình ảnh được đăng trên Facebook Minh Thạnh đều chỉ có tính chất minh họa, trang trí mà thôi. Nếu ảnh không có lời chú thích trong bài viết, ảnh không liên hệ nội dung bài viết. Hình ảnh luôn luôn được đăng bên ngoài bài viết.

Trường hợp Facebook Minh Thạnh đăng lại ảnh chụp các trang mạng xã hội như Facebook, YouTube, mà trên các trang được chụp toàn phần có nhiều hình ảnh, dẫn đến việc hiển thị các hình ảnh ngoài ý muốn, bất khả kháng thì đương nhiên Facebook Minh Thạnh không chịu trách nhiệm.

Cảnh báo có Facebook Minh Thạnh giả, dùng chân dung của tác giả Minh Thạnh.

Cảnh báo về trường hợp tấn công tin học vào Facebook Minh Thạnh làm biến động nội dung và kỹ thuật trình bày như đã xảy ra. Mong bạn đọc hỗ trợ bằng cách thông tin khi phát hiện những vấn đề bất thường, nhất là ở những bài viết cũ. Trường hợp có tấn công tin học, tác giả Minh Thạnh không chịu trách nhiệm về những biến động nội dung (gồm bài viết, hình ảnh, video, âm thanh...). Cá nhân, đơn vị tổ chức tấn công tin học chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.

Bài viết có thể có những lỗi chính tả khi đánh máy. Một số lỗi chính tả do đánh máy có thể làm lệch lạc ý nghĩa từ vựng, câu, đoạn văn ngoài ý muốn của tác giả. Sẽ rất cảm ơn nếu được bạn đọc giúp phát hiện, thông tin để kịp thời chỉnh sửa.

Trường hợp bạn đọc tự liên hệ, kết nối nội dung những bài viết riêng rẽ, tách rời trên Facebook Minh Thạnh thì đó là do nơi bạn đọc, Facebook Minh Thạnh không chịu trách nhiệm. Trên Facebook Minh Thạnh, các bài viết nếu không được đánh số thuộc về một loạt bài, thể hiện là những bài tiếp theo, thì dù có tựa đề như nhau, gần như nhau, giống nhau, tương tự, thì vẫn là những bài viết độc lập, cách riêng.

Đối với những bài Vatican học – Vaticanology, vì Vatican là một nhà nước độc lập, có chủ quyền, có tư cách quốc gia quan sát viên tại Liên hiệp quốc, có quan hệ ngoại giao với 183 quốc gia, nên Vatican được đề cập trước hết và chủ yếu trong tư cách một nhà nước (Vatican state), có từ “chính quyền” trước danh từ riêng Vatican, nếu không có là do thiếu sót, đề nghị bạn đọc luôn luôn hiểu theo nghĩa chính quyền Vatican, tức là theo nghĩa một nhà nước. Nguyên thủ, các quan chức của Chính quyền Vatican đương nhiên được Facebook Minh Thạnh đề cập ở khía cạnh lãnh đạo, quan chức một bộ máy nhà nước xác định, khía cạnh các chính khách, công chức của một quốc gia, không phải trong tư cách những nhà tu hành tôn giáo.

Trong tiến trình nghiên cứu học thuật, trên Facebook Minh Thạnh, một số thuật ngữ được đề xuất. Các thuật ngữ không mang tính chất biểu cảm. Người đề xuất thuật ngữ không chịu trách nhiệm về những cảm nhận chủ quan về thuật ngữ nơi người đọc.

Hoan nghênh ý kiến phê bình, đóng góp, xây dựng từ bạn đọc, từ các cơ quan quản lý nhà nước đối với việc sử dụng mạng internet và sẽ tích cực tự điều chỉnh, tự biên tập hoặc điều chỉnh biên tập lại theo đề xuất. Do Facebook Minh Thạnh có thể chỉ được người đăng bài kiểm tra theo chu kỳ tuần, mỗi tuần cập nhật một lần, nên nếu quý bạn đọc hoặc cơ quan chức năng về an ninh mạng phát hiện thấy đột xuất có những phản hồi mang nội dung không thích hợp trong phần bình luận, cần phải loại trừ, xóa bỏ lập tức, xin vui lòng điện thoại báo ngay theo số ghi ở cuối bài viết. Xin chân thành cảm ơn (Đã có trường hợp phát hiện chậm việc kẻ gian dùng Facebook Minh Thạnh giả, lấy ảnh chân dung tác giả Minh Thạnh đăng những lời phản hồi có nội dung tiêu cực, gian dối...)

Facebook Minh Thạnh có thể tạm ngưng hoạt động phần bình luận của bạn đọc trong những trường hợp cần thiết.

Thông báo này là một phần của nội dung bài viết, vì vậy TÁC GIẢ BÀI VIẾT KHÔNG CHỊU TRÁCH NHIỆM NẾU PHÁT SINH VIỆC KHỞI KIỆN, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, TỐ GIÁC... đối với bài viết trong những trường hợp đã nêu ở trên.

Bài viết đến đây là hết.

Minh Thạnh

(vinasat1.132@gmail.com, 0915553610).

____________ COMMENTS ____________

Nguồn @cusiminhthanh ngày 21/5/2024