●   Bản rời    

Chia sẻ đề tài Tôn Giáo - Chính trị

From: Nguyen Phan
Date: Tue, January 30, 2018 8:53 pm
Kính gởi ông Huy Thái.


Chân thành cảm ơn ông đã trả lời chu đáo với câu hỏi thô thiển của tôi. Nhờ vậy, tôi hiểu được phần nào chủ ý của ông trong các câu ông nêu.

Theo sự hiểu nông cạn của tôi, thì chính trị luôn cần thiết để duy trì sinh hoạt tập thể, không chỉ loài người mà cả loài động vật sống tập thể. Thời Đức Phật, khi Ngài hướng dẫn Tăng đoàn thì Ngài cũng làm chính trị, theo nghĩa rộng và đẹp. Về học thuyết Mác, theo tôi, nó có tầm ảnh hưởng lớn, cả cho xã hội hiện nay. Không những nhiều nước theo xã hội chủ nghĩa trên thế giới như Trung hoa, Việt Nam, Lào, Cuba, Triều tiên, mà nhiều nước có hệ thống phục vụ xã hội cao như Sweden, Denmark, Canada v.v..và nhiều nước tư bản khác, ít nhiều chịu ảnh hưởng của tư tưởng Mác.(Nhìn theo hướng tích cực, thì chính quyền VN hiện nay, dù dưới danh hiệu gì, họ đang hướng đất nước theo mô hình "dân chủ xã hội", trên cơ bản gìn giữ độc lập, và qui về với cội nguồn dân tộc).

Về Phật giáo, theo tôi. khó có thể, và cũng không cần khẳng định là tôn giáo vô thần hoặc hữu thần một cách đơn thuần. Theo Phật giáo, tất cả vạn vật đều chịu sự chi phối tuyệt đối của luật nhân quả, trong đó, mọi hiện hữu-hữu hình hay vô hình- đều là vô thường, là vô ngã, tính không.. Phật giáo nguyên thủy không có khái niệm tha lực, nhưng trong phật giáo phát triển, đặc biệt Tinh độ tông, ngoài tự lực ra, còn có tha lực do nguyện lực của lòng tin. Theo hệ phái này, khi nhìn sâu hơn chút, cả tự lực và tha lực đều không nằm ngoài luật nhân quả trùng trùng điệp điệp trong thế giới cũng trùng điệp bất tận...Giáo lý Phật không là triết lý, mà vượt lên trên triết lý có tính nhị nguyên, vì giác ngộ của Đức Phật không còn là nhị nguyên so sánh.

Vài dòng tản mạn góp vui.

Kính

Nguyen Phan
________________

From: Huy Thai
Sent: Monday, January 29, 2018 11:16 PM

Kính gửi ông Nguyen Phan và quý vị,
Về 2 điểm ông Nguyen Phan nêu ra thì tôi đã từng trình bày rồi và thường đề cặp liên hệ tới nhiều vấn đề. Đây là những suy nghĩ của tôi dựa trên một số tìm hiểu trên sách vở đối chiếu cùng thực tế, từ đó rút ra nhận thức riêng cho mình, nên không như sách vở dài dòng cặn kẽ được. Trình bày cho ông xem như là tôi ôn lại,đơn giản là:
1/. Về chính trị - Cộng sản.
Học thuyết kinh tế của Karl Marx là một biện chứng lịch sử, cho nên nó vẫn còn có những giá trị nhất định; học thuyết này được xem như một lý tưởng vươn lên của thời đại. Trong khi đó, chủ nghĩa Lenin là dựa vào học thuyết Karl Marx, để đề ra cách lối đấu tranh chính trị. Mục tiêu của lý tưởng là một, nhưng có nhiều con đường đi tới mục tiêu, đặc trưng bằng nhiều loại chủ nghĩa hay-dở khác nhau; con đường nào có nhiều cái tốt thì tự nhiên tồn tại, còn con đường nào có nhiều cái xấu thì tự nhiên hoại diệt.
2/. Về tôn giáo - Công giáo.
- Hữu thần:
Ấn giáo, Phật giáo, Công giáo, Chính Thống giáo, Tin Lành giáo, Hồi giáo. … khi xem những đối tượng mình tôn thờ là những thần linh - tức hữu thần, có quyền ban phước-giáng họa cho mọi người, và ban phước-giáng họa theo lời cầu xin của người tín đồ. Theo đó, tôn giáo có thể xem thuộc phạm trù tình cảm, và mọi lý lẽ (lý trí) phải được xếp dưới con tim (tình cảm): “Con tim có những lý lẽ riêng của nó”, “Thượng đế là tình yêu” …
Vì thế, tôn giáo dễ là môi trường cuốn hút số đông những người lười suy nghĩ, sống nặng về tình hơn là lý; thần thông-phép lạ là hình thức dễ chiêu dụ số đông những người này.
Đỉnh cao của hữu thần là chân lý chủ quan, xem thần linh là đầu mối của mọi hiện tượng sự việc mà người tín đồ chỉ biết chấp nhận, chứ không lý lẽ thắc mắc. Môn Thần học trong hữu thần giáo là loại triết học mang tính ngụy biện để củng cố tổ chức tôn giáo bằng đức tin, rất có hiệu quả cho số đông tín đồ lười suy nghĩ.
Nói chung các tôn giáo hay các bộ phái của một tôn giáo khi xem đối tượng tôn thờ là thần linh thì không khác nhau lắm: Đại đồng-Tiểu dị.
- Vô thần: Ngược lại với hữu thần, từ thời cổ đại đến ngày nay, chỉ có số ít những người có đời sống lý trí nặng hơn tình cảm, là các triết gia hay người đồng cảm. Mọi hiện tượng sự việc cần biện giải để sáng tỏ, chứ không gán ghép là do ý muốn của thần linh, tức vô thần.
Đỉnh cao của lý trí là chân lý khách quan, là thấy rõ bản chất thực của mọi hiện tượng sự vật một cách hiện thực, chứ không thể ngụy biện được. Lý lẽ Nhân-Quả hiện thực là căn bản của người vô thần; tuy nhiên, lý lẽ này lại bị những người hữu thần lợi dụng trong nguy biện cho nhiều hiện tượng sự vật – tức Nhân-Quả không hiện thực để “nâng cao đời sống đức tin” cho tín đồ.
Riêng đối với Phật giáo thì tùy theo căn trí của từng người mà có những giai đoạn giáo dục thích hợp. Nhưng mục tiêu sau cùng là một trí tuệ hoàn hảoDuy tuệ thị nghiệpTrí tuệ là sự nghiệp” chứ không phải “Đức tin là sự nghiệp”.
- Đối với người có căn trí thấp (tình cảm lấn át): Đạo Phật là một tôn giáo.
- Đối với người có căn trí cao (lấn át tình cảm): Đạo Phật là một triết lý sống hiện thực dẫn đến Chân lý. Theo đó, chân lý của đạo Phật có công năng hài hòa ba yếu tố sống của con người là Vật chất-Tình cảm-Lý trí với nhau một cách thiết thực.
Giáo dục trong Phật giáo là giúp nâng người có căn trí từ thấp lên cao bằng nhận thức khách quan và sâu sắc, đó là lý Nhân-Quả tự nhiên. Giáo dục này có thể thất bại khi sự giáo dục ở các cơ sở Phật giáo dậm chân tại chỗ với “Đức tin là sự nghiệp”.
3/. Về chính trị - tôn giáo:
Như tôi thường trình bày theo suy nghĩ của mình thì chính trị và tôn giáo là những sản phẩm chế tác từ con người, đáp ứng cho nhu cầu của con người theo từng nơi từng lúc (không gian và thời gian). Chúng có tính tương đối và thường biểu hiện ở 2 mặt tương phản nhau như thật-giả, tốt-xấu, tích cực-tiêu cực.
Ban đầu nhu cầu là thật,tốt,tích cực; nhưng khi hình thành đáp ứng nhu cầu thì mặt giả, xấu, tiêu cực liền xuất hiện ngay. Nguyên nhân sâu xa của mặt trái này có thể được giải thích là do lòng tham không có giới hạn của con người, như là một bản chất cố hữu tự nhiên. Cho nên dù ở chế độ chính trị hay tôn giáo nào, nạn tham ô là không thể tránh được.
Nói "Chính trị lắm dụ khị, Tôn giáo lắm nói láo" là nhằm nói lên sự cảnh giác thận trọng của chúng ta đối với mặt trái: giả, xấu, tiêu cực của chính trị và tôn giáo; đồng thời nói lên bản chất thực của chúng là không thực, nghĩa là chúng có bản tính tương đối đổi thay theo không gianthời gian. Hiểu được thế thì chúng ta không mê muội có các chấp kiến một chiều thường hằng bất biến, làm thành vật cản đối với cuộc sống.
Những lý giải trên đây ông Nguyen Phan có thể quan sát và chiêm nghiệm lại xem, đồng thời có thể hiệu chỉnh và bổ sung thêm cho ngày thêm hoàn hảo.
HT
_________________
On Monday, January 22, 2018, 9:23:12 AM PST, Huy Thai wrote:

Kính thưa quý vị,
Như tôi đã từng trình bày:
1/. Con người cấu thành và hoạt động hỗn hòa từ 3 yếu tố Vật chất (ăn, uống, thở), Tình cảm (kết nối với môi trường xung quanh – xúc cảm), Lý trí (suy tư và ảnh hưởng lên Vật chất và Tình cảm.
Thông thường, chúng phát triển với trình tự theo thời gian là Vật chất => Tình cảm => Lý trí. Con người sở dĩ được xem là vượt trội hơn loài vật là do nơi yếu tố lý trí; tuy nhiên, nếu không khéo rèn luyện thì lý trí không phát triển và bị lui sụt khi cao tuổi.
2/. Về một khía cạnh của tư tưởng con người được phân biệt:
- Người vô thần là người mà nơi họ xu hướng sống lý trí có phần vượt trội tình cảm, tức có khả năng chi phối hoặc hài hòa với tình cảm.
- Người hữu thần, ngược lại, là người mà nơi họ xu hướng sống tình cảm có phần vượt trội lý trí, tức có khả năng chi phối lý trí, “con tim có những lý lẽ của nó” là vậy.
Ở những người cao tuổi, khi lý trí bị lui sụt, tức tình cảm bấy giờ vượt trội, thì họ dễ chuyển đổi từ xu hướng vô thần khi còn trẻ sang hữu thần khi về già, để bù trừ cho cái tâm lý yếu đuối sợ hãi về cái chết – tức bản năng ham sống sợ chết nơi họ trỗi dậy bằng ý tưởngcầu nguyện cầu xin, chứ không còn thấy ra đó là tiến trình của quy luật khách quan tự nhiên.
Ở những người trẻ tuổi, khi lý trí bị kiềm hãm bằng giáo dục nhồi sọ từ các chủ nghĩa chính trị và tôn giáo, thì phần lớn họ sẽ dễ trở nên hữu thần, ngoại trừ một số ít bẩm sinh có tính đề kháng miễn nhiễm với thứ giáo dục nhồi sọ này.
Như đã nói, sống với “con tim có những lý lẽ của nó” là cụm mỹ từ của mê muội-mù quáng, thì có hợp lý chăng cho người hữu thần?
….Đọc ông Trung Kiên viết:
Viết rằng..."Để ý rằng một người có trình độ học vấn cao, nhưng tâm lý yếu đuối vẫn có thể trở thành người mê muội không khác người có học vấn thấp"... thì quá đúng, phù hợp với ông Huy Thái, Wissai Roberto Ngo Ba Khoa và những kẻ mù lương tâm ?
Tôi luôn tâm đắc với câu của ông Wissai rằng..."Càng viết thì càng lòi bản chất thật của người viết"...quá chuẩn, không cần chỉnh, Quý vị đồng ý chứ ạ?
Xem ra ông Trung Kiên đã khá tiểu xảo, ngụy biện và khéo lừa, do có lẽ đã được hấp thu từ một nền giáo dục Hữu thần?

HT
________________
From: wissai
Date: January 22, 2018 at 1:32:29 AM PST
Subject: Re: Về: CS hay CG sẽ bị tiêu diệt???
Kính thưa quý vị quan tâm ,

1. Ông HT viết hợp lý và mạch lạc. Trong khi đó, những người chỉ trích hoặc chửi bới ông HT về đề tài Tôn Giáo và Chính Trị thì nếu không đầy tính cách côn đồ, mất dạy, và ngu dốt thì lại gây cho độc giả một cảm tưởng là thuộc hạng thấp kém, trả bày thuộc lòng hoặc viết theo công thức, thiếu sự suy tư cặn kẽ của vấn đề.

2.. Nói vắn tắt là những ai không nhận thấy sự liên quan mật thiết bữa Tôn Giáo và Chính Trị là những người kém thông minh, ít học, ít đọc sách báo, hoặc chạy trốn Sự Thật. Không có Sự Đánh Đồng Tôn Giáo với Chính Trị gì cả vì đó là một Sự Thật Hiển Nhiên (self-evident truth). TG và CT là 2 anh em sanh đôi dính liền với nhau (conjoined twins).

3. Tranh luận với ông HT không lại nên viết theo lối vè tục tĩu như Thằng Già Nguyễn Nhơn, và chửi bới thô tục mất dạy theo lối lơ xe đò đứng bến, ma cô đứng đường như vinhbao aka Nguyễn Văn Nam aka Trịnh Ngọc Nghĩa aka Tri Duy Ha aka Nguyễn Văn Hải, thì chỉ lộ ra cái thú tính của mình, tự làm nhục bản thân, vợ con, và dòng họ trên diễn đàn.

Trân trọng,
Ainsi Parlait/Thus Spoke/Así Dijo Wissai
wissai.wordpress.com
___________________




Đó đây


2024-06-26 - Thủ tướng hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc - Chiều 26/6/2024, tại Đại lễ đường Nhân dân, Thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc), Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.

2024-06-26 - 26/6 Đồng minh ông Putin gặp tai nạn kinh hoàng; Pháp "nguy cơ nội chiến"? -

2024-06-24 - CDBHB3753. Lạm bàn trò ném đá: “Việt Nam đu dây coi chừng dây đứt!” -

2024-06-21 - Dân Việt Nam Hỏi Tổng Thống Putin Trả Lời: Xúc Động Màn Đối Đáp -

2024-06-21 - Đoàn xe tháp tùng Tổng thống Putin ra sân bay, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm - (Dân trí) - Đêm 20/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin và đoàn đại biểu cấp cao di chuyển ra sân bay Nội Bài để lên chuyên cơ rời Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Việt Nam.

2024-06-20 - Vừa Tới Hà Nội TT Putin Đã Làm Điều Khiến Dân Việt Nam Cảm Động -

2024-06-20 - Học giả Nga nhận định về chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Putin - Việt Nam hoàn toàn có khả năng mang lại những cơ hội rất lớn cho Nga ở góc độ đầu tư. Cùng quan điểm, Phó Giáo sư chuyên ngành phương Đông học thuộc Viện nghiên cứu Quốc tế, Đại học Quan hệ Quốc tế (Bộ Ngoại giao Nga) Anna Kireeva khẳng định, chuyến thăm có ý nghĩa rất lớn đối với quan hệ giữa Việt Nam và LB Nga.

2024-06-20 - Toàn cảnh Quốc tế sáng 20/6:Ông Putin tới Việt Nam, Đại sứ Nga tiết lộ nóng về trọng tâm chuyến thăm -

2024-06-19 - Điểm lại những lần Tổng thống Nga Vladimir Putin đến thăm Việt Nam -

2024-06-19 - Tổng thống Putin đến Việt Nam hôm nay - Chuyên cơ của Tổng thống Putin dự kiến đến Hà Nội hôm nay 19-6, đưa ông trở lại Việt Nam sau gần 7 năm trong khuôn khổ một chuyến thăm cấp nhà nước. Tổng thống Putin từng bốn lần đến Việt Nam vào các năm 2001, 2006, 2013 và 2017. Chuyến đi lần này diễn ra theo lời mời của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, đánh dấu lần thứ năm



▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 >>>




Thư, ý kiến ngắn
● 2024-06-28 - Phương pháp cưỡng bức cải đạo sang Công giáo La mã - Trần Bình -

● 2024-06-26 - Ki-tô giáo trở thành một tôn giáo lớn là do? - Lê Thị Kim Hoa -

● 2024-06-02 - Thêm một tâm sự của chú cựu chiên bỏ đạo! - THỐNG KÊ DÂN BỎ ĐẠO CHÚA - An Thanh Dang - Du Nguyen -

● 2024-06-01 - Hiện tượng Anh Tú ngày nay giống như 1 hiện tượng Phật giáo ở Hàn Quốc năm 1990 - Đuc Tam Tran -

● 2024-05-30 - Chiêu Trò của Linh mục Ki-tô La Mã Khi Khen Ngợi Du Khất Sĩ Thích Minh Tuệ - FB Lý Thái Xuân -

● 2024-05-18 - Thông tin sai lạc về ông Rhodes trên báo PLO - Lý Thái -

● 2024-05-14 - Chỉ Có Lũ Việt Gian Thiên Chúa Giáo Và Lũ Lê Chiêu Thống Tân Thời Mới Nói Miền Nam Là Một Nước R - Ri n -

● 2024-05-13 - Tại vì chủ tịch nước CHXHCN VN VVT sang Vatican mời Giáo hoàng Francis đến viếng VN nên ... - PH Gò Vấp -

● 2024-05-13 - Giáo Hoàng Francis nói JESUS SỐNG LẠI DƯỚI DẠNG HỒN MA, BÓNG QUẾ - Ri Nguyễn -

● 2024-05-12 - Giáo Hoàng Francis nói JESUS SỐNG LẠI DƯỚI DẠNG HỒN MA, BÓNG QUẾ - Ri Nguyễn -

● 2024-04-21 - KHÔNG BIẾT NHỤC - Một Nhóm Việt Nam vinh danh các lính Hàn trong chiến tranh Việt Nam! - SH sưu tầm -

● 2024-04-19 - “CỬA LÒ - KHÁT VỌNG TOẢ SÁNG” - Nguyễn Tiến Trung -

● 2024-04-16 - Bất bình trước sự san bằng, trộn lẫn CHÍNH /TÀ của những người mù sử: HOÀNG NAM - Chủ kênh Challenge Me - FB Lý Thái Xuân -

● 2024-04-01 - Phim ĐÀO PHỞ & PIANO -Tại sao không nên đánh dấu người yêu nước bằng biểu hiệu của một tập thể thiểu số - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-21 - CHỐNG CỘNG: Chuyện cười ra nước mắt ở Sở Học Chánh Tacoma, Wa - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-09 - Tổng thống Nga, Vladimir Putin đọc thông điệp gửi Quốc hội Liên bang (29/2/2024) - Gò Vấp -

● 2024-03-09 - Các hoạt động của Mặt Trận Việt Nam Công Giáo Cứu Quốc trong những năm 1942-1954 - trích Hồi ký Nguyễn Đình Minh -

● 2024-03-08 - Hồi ký lịch sử 1942-1954 - Liên Quan đến Giám mục Lê Hữu Từ, Khu tự trị Phát Diệm, Công Giáo Cứu Quốc - VNTQ/ Khôi Nguyên Nguyễn Đình Thư -

● 2024-02-15 - Trương vĩnh Ký dưới con mắt của người dân - Trần Alu Ngơ -

● 2024-02-14 - Các nhà hoạt động ẤN ĐỘ GIÁO phản đối chuyến viếng thăm của Giáo hoàng John Paul II - FB An Thanh Dang -


▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 >>>