|
20 tháng 1, 2011
|
Shawn Pogatchnik,
Associated Press tường trình - Tue Jan 18, 3:24 ET
DUBLIN - Một lá thư năm 1997 từ Vatican cảnh báo các
giám mục của Ái Nhĩ Lan không được báo cáo tất cả trường hợp nghi ngờ việc lạm
dụng trẻ em cho cảnh sát - một tiết lộ mà nhóm các nạn nhân mô tả là "bằng chứng
không thể chối cãi" cần thiết để chứng minh giáo hội đã thực thi trên toàn thế
giới một nền văn hóa bao che tội ác của các linh mục ấu dâm.
AP - Hình ảnh này cho thấy một bản sao của một bức thư
mới được tiết lộ từ 1997 Vatican, thu được từ các đài truyền hình Ái Nhĩ Lan...
Lá thư vừa được tiết lộ, thu được bởi đài phát thanh Ái
Nhĩ Lan RTE và cung cấp cho The Associated Press, thu thập tài liệu về việc từ
chối của Vatican một sáng kiến năm 1996 của giáo hội Ái Nhĩ Lan khởi xướng giúp
cảnh sát nhận ra các linh mục ấu dâm sau làn sóng khởi kiện đầu tiên của Ái Nhĩ
Lan được tiết lộ công khai.
Bức thư làm suy yếu các tuyên bố liên tục của Vatican,
đặc biệt khi cố tự bảo vệ nó trong các vụ kiện ở Mỹ, rằng Roma không bao giờ chỉ
đạo các giám mục địa phương giữ lại bằng chứng hoặc nghi ngờ về tội phạm với
cảnh sát. Nó lại còn nhấn mạnh đến quyền của giáo hội để xử lý tất cả các cáo
buộc lạm dụng trẻ em và quyết định những hình phạt trong nội bộ hơn là giao
quyền ấy cho chính quyền dân sự.
Được ký bởi cố Tổng Giám mục Luciano Storero, phái viên
của Giáo hoàng John Paul II đến Ái Nhĩ Lan, bức thư chỉ thị các giám mục Ái Nhĩ
Lan rằng chính sách mới của họ bắt buộc báo cáo các nghi phạm "làm gia tăng sự
hạn chế nghiêm trọng của cả tính cách đạo đức lẫn giáo lý."
Storero viết rằng giáo luật, trong đó yêu cầu các cáo
buộc lạm dụng và trừng phạt phải được xử lý trong nội bộ giáo hội, "phải được
tuân hành tỉ mỉ." Bất kỳ giám mục nào cố gắng áp đặt trừng phạt bên ngoài ranh
giới của giáo luật sẽ phải đối mặt với vị trí "rất xấu hổ" khi các động thái
của họ bị lật ngược khi khiếu nại tại Rome, ông viết.
Các giới chức Công giáo ở Ái Nhĩ Lan và Vatican từ chối
các yêu cầu bình luận của AP về bức thư, mà RTE cho biết họ nhận được từ một
giám mục người Ái Nhĩ Lan.
Những nhà hoạt động về lạm dụng trẻ em tại Ái Nhĩ Lan
cho biết, lá thư 1997 cho thấy rằng việc bảo vệ các linh mục ấu dâm khỏi bị điều
tra tội phạm không chỉ được khuyến khích bởi các nhà lãnh đạo Vatican, mà do
chính họ lại ra lệnh.
"Lá thư có ý nghĩa quốc tế rất lớn, bởi vì nó cho thấy ý
định của Vatican là để ngăn chặn báo cáo lạm dụng cho các cơ quan hình sự. Và
nếu sự hướng dẫn ấy được áp dụng ở đây thì nó đã được áp dụng ở khắp mọi nơi,"
Colm O'Gorman, giám đốc phân hội Ái Nhĩ Lan của cơ quan giám sát nhân quyền Ân
xá Quốc tế nói.
Joelle Casteix, một giám đốc nhóm vận động Mỹ của Liên
Mạng Những Người Sống Sót Của Những Kẻ Bị Các Linh Mục Lạm Dụng, mô tả bức thư
là “bằng chứng không thể chối cãi mà chúng tôi đã khổ công tìm kiếm được."
Casteix nói là nó nhất định sẽ được trích dẫn bởi các
luật sư của các nạn nhân đang tìm cách đổ trách nhiệm trực tiếp lên Vatican hơn
là các giáo phận địa phương. Bà cho biết các nhà điều tra đã bỏ công tìm kiếm
lâu dài một tài liệu như thế cho thấy áp lực của Vatican trên một nhóm các giám
mục "cản trở bất cứ loại công lý nào cho nạn nhân."
"Chúng ta đã có bằng chứng cho thấy Vatican cố tình can
thiệp để lệnh cho các giám mục không được giao chuyển các linh mục ấu dâm cho
giới thi hành pháp luật", bà nói. "Và đối với vụ án dân sự, bức thư này cho thấy
nạn nhân đã từng nói hàng chục và hàng chục năm: Điều gì xảy ra với họ đã liên
quan đến một sự phối hợp che đậy đi từ dưới lên trên đến tận chóp bu."
Cho đến nay, Vatican vẫn không tán thành bất kỳ ba tài
liệu chính sách lớn từ năm 1996 về bảo vệ trẻ em khỏi sự lạm dụng của giới tu sĩ
của giáo hội Ái Nhĩ Lan. Chính người dân nộp thuế Ái Nhĩ Lan, hơn là nhà thờ, đã
trả hầu hết 1.5 tỷ đồng euro (2 tỷ USD) cho hơn 14.000 nguyên đơn lạm dụng kể từ
những năm 1940.
Trong thư mục vụ 2010 của ông gởi giáo dân Ái Nhĩ Lan
lên án những tu sĩ ấu dâm, Giáo hoàng Benedict XVI đổ lỗi cho các giám mục đã
không làm theo giáo luật và đã không có lời tán thành rõ ràng việc nỗ lực bảo vệ
trẻ em của giáo hội hay nhà nước Ái Nhĩ Lan. Benedict đã bị chỉ trích ở Ái Nhĩ
Lan vì không thừa nhận bất kỳ vai trò nào của Vatican trong sự che đậy sự thật.
O'Gorman – kẻ đã bị cưỡng hiếp nhiều lần bởi một linh
mục người Ái Nhĩ Lan trong những năm 1980 khi ông còn là một cậu bé hầu tế và là
một trong những nạn nhân đầu tiên tố cáo công khai vào giữa những năm 1990 - cho
biết bằng chứng ngày càng tăng rằng một số giám mục người Ái Nhĩ Lan vẫn tiếp
tục tuân hành các hướng dẫn năm 1997 của Vatican và giữ lại các báo cáo tội ác
đối với trẻ em gần đây vào năm 2008.
Hai báo cáo được nhà nước ủy nhiệm công bố năm 2009 –
trong vụ Tổng Giáo Phận Dublin và trại cải tạo theo phong cách tổ chức Công giáo
cho trẻ em - đã bộc lộ sự che đậy hằng nhiều thập kỷ liên quan đến hàng chục
ngàn trẻ em Ái Nhĩ Lan bị lạm dụng từ những năm 1930.
Một lệnh điều tra thứ ba do nhà nước về sự che đậy lạm
dụng của Công giáo bao gồm Tổng Giáo phận Cloyne phía tây nam Ái Nhĩ Lan, dự
kiến sẽ được công bố trong vài tháng tới các tài liệu về che giấu tội phạm mới
đây vào năm 2008.
Giới lãnh đạo giáo hội Ái Nhĩ Lan đã không báo cảnh sát
về các linh mục bị nghi ngờ ấu dâm cho đến giữa thập niên 1990 sau khi vụ bê bối
lớn đầu tiên - liên quan đến Linh mục Brendan Smyth, những người đã hãm hiếp
hàng chục trẻ em trong khi giáo hội chuyển y đến Dublin, Belfast, Đảo Rhode và
Bắc Dakota - gây ra sự sụp đổ của chính phủ Ái Nhĩ Lan. Đó là cú sốc quốc gia,
đã giúp những nạn nhân đầu tiên có can đảm bắt đầu khởi kiện giáo hội một cách
công khai.
Vào tháng Giêng năm 1996, các giám mục người Ái Nhĩ Lan
đã công bố một văn bản chính sách đột phá lớn nói rõ quyết định mới của mình để
báo cáo tất cả các trường hợp nghi ngờ lạm dụng cho cảnh sát.
Tuy nhiên, trong bức thư của ông hồi tháng giêng năm
1997 đã được thấy hôm thứ ba bởi AP, Storero nói với các giám mục là một hội
đồng cấp cao tại Rome, Thánh Bộ Giáo Sĩ, đã quyết định rằng chính sách báo cáo
"bắt buộc" các khiếu nại lạm dụng của giáo hội Ái Nhĩ Lan mâu thuẫn với giáo
luật.
Storero nhấn mạnh trong thư rằng chính sách của giáo hội
Ái Nhĩ Lan đã không được công nhận bởi Vatican và chỉ là " một tài liệu nghiên
cứu."
Storero cảnh báo rằng các giám mục nào tuân theo chính
sách bảo vệ trẻ em Ái Nhĩ Lan và báo cáo tội phạm tình nghi của một linh mục cho
cảnh sát thì hình phạt nội bộ của linh mục đó có thể có nguy cơ bị Thánh Bộ Giáo
Sĩ bác bỏ.
Báo cáo năm 2009 của Tổng Giáo Phận Dublin phát hiện
rằng điều này thực sự đã xảy ra trong trường hợp của Tony Walsh, một trong những
ấu dâm khét tiếng nhất của Dublin, kẻ đã sử dụng vai trò của mình như là một
người đóng giả Elvis trong một màn trình diễn phổ biến "Tất Cả Các Linh Mục" để
được gần gũi hơn với trẻ em.
Walsh bị đuổi ra khỏi giới linh mục bởi một tòa án bí
mật của giáo hội Dublin vào năm 1993 nhưng lại chống án thành công trước một
tòa án ở Vatican, mà được phục hồi lại chức linh mục năm 1994. Ông đã hãm hiếp
một cậu bé trong một nhà vệ sinh ở quán ăn trong khi canh giữ xác ông nội vào
năm đó. Vì thế Walsh đã chịu một loạt các hình phạt tù giam, gần đây nhất là kỳ
hạn 12 năm hồi tháng trước. Các nhà điều tra ước tính ông hãm hiếp hoặc lạm dụng
tình dục hơn 100 trẻ em.
Lá thư 1997 của Storero - ban đầu thu được từ chương
trình công tác tôn giáo RTE "Bạn Có Tin Không?" - cho biết, Thánh Bộ Giáo Sĩ
đang theo đuổi "một nghiên cứu toàn cầu" của chính sách lạm dụng tình dục, và sẽ
thiết lập trên toàn thế giới, chính sách bảo vệ trẻ em "tại thời điểm thích
hợp."
Hiện nay, chính sách bảo vệ trẻ em của Vatican vẫn còn
trong tình trạng lấp lửng của pháp luật.
Vatican tư vấn cho các giám mục trên toàn thế giới báo
cáo tội phạm cho cảnh sát - trong một hướng dẫn pháp luật không ràng buộc trên
trang web của mình. Phần này bị bỏ đi khỏi phần tư vấn pháp lý chính thức cung
cấp bởi Thánh Bộ Giáo lý Đức tin và được cập nhật vào mùa hè vừa qua. Cơ chế
hoạch định chính sách quyền hành ấy tiếp tục nhấn mạnh vào phần bí mật của giáo
luật.
Thông điệp chính của bức thư Storero đã được báo cáo
sang tay lại trong báo cáo 2009 của Tổng Giáo Phận Dublin. Lá thư chính, đươc
đóng dấu "tuyệt mật," chưa bao giờ được công bố trước đây.
Người Dịch: Dê-Hô-Va