SƠ LƯỢC VỀ PHẬT GIÁO.

Hoàng Chương

Gửi bài này cho bạn bè 05 tháng 4, 2008

 

Đạo Phật, Đức Phật và Triết lý cơ bản của Đạo Phật không thể nói ra đủ trong khuôn khổ một vài quyển sách. Đây chỉ là một vài câu tóm lược khái quát rất sơ thiển, chưa được gọi là nhập môn, nhưng hy vọng có thể đủ cho một bài giới thiệu đến những người chưa hề biết gì về Đạo Phật .

 

1/Đạo Phật (Buddhism) xuất hiện và thế kỷ thứ VI trước CN, là một trào l7u tôn giáo triết học. Phật giáo ra đời và đã nhanh chóng phổ biến ở Ấn Độ, ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống văn hóa tinh thần của nhiều dân tộc phương Đông và hiện nay đang lan truyền dần sang phương Tây.

Mục đích cao nhất của Phật giáo là hướng thiện và cuộc sống đức độ, đó là phương tiện để giải phòng con người khỏi vòng luân hồi bất tận. Vì thế, từ phương diện này mà nói giá trị của Đạo Phật là bền vững. Có thể nói, Phật giáo không hẳn là một tôn giáo vì họ không thờ một vị thần nào. Ngoài ý nghĩa tôn giáo, Phật giáo là một hệthống triết học và quy tắc đạo đức. Có thể nói, Đạo Phật là một tôn giáo tâm linh sâu sắc nhất.

2/Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (563 – 484 tr.CN).

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người sáng lập ra Đạo Phật. Ngài vốn là một thái tử (Siddhàrtha ), con vua Tịnh Phạn (Suddhodana) và hoàng hậu Maya ở nước Kapilavastu (Ca tì la vệ), một nước nằm ở miền bắc Ấn Độ, phiá nam Nepal ngày nay.

Ngài đản sinh vào ngày trang tròn tháng 4 âm lịch năm 563 tr.CN. Ngài được học đủ các môn võ bị (thái tử nào cũng vậy), nhưng Ngài cũng theo học các vị minh triết và tinh thông mọi triết thuyết.

Năm 29 tuổi Ngài rời bỏ hoàng cung đi tìm đạo cứu thế. Trãi qua nhiều lần tu tập, đến năm 35 tuổi, Ngài giác ngộ được con đường giải thoát trong lúc ngồi thiền dưới cội bồ đề (pippala) ở Buddhagaya.

Từ đó Ngài đi thuyết giáo của mình trong 49 năm. Tôn giáo mới hình thành gắn liền với tên tuổi Ngài.

Đức Phật nhập niết bàn tại rừng Cala, ở gần thành Kusinagara vào đêm rằm tháng 2 năm 483 tr.CN, khi Ngài 80 tuổi.

3/ Bản thể luận của Phật giáo.

Cốt lỏi triết học của Phật giáo tập trung là: Vô ngã – Vô thường – Duyên.

-Vô ngã: Phật giáo cho rằng thế giới, nhất là thế giới hữu hình – con người được cấu tạo từ yếu tố vật chất (sắc) và tinh thần (danh). Sắc và Danh được chia làm 5 yếu tố, gọ là ngũ uẩn: Sắc (vật chất), Thụ (cảm giác), Tưởng (ấn tượng), Hành (tư duy), Thức (ý thức).

-Vô thường: Phật giáo cho rằng bản chất của s75 tồn tại thế giới là một dòng chuyển biến liên tục (vô thường), không do một thần linh nào sáng tạo và không có gì vĩnh hằng.

-Duyên: Mọi sự vật hiện tượng đều vận động theo chu trình Sinh - Trụ - Dị - Diệt do nguyên nhân nội tại của bản thân nó, tuân theo luật Nhân - Quả.

4/ Nhân sinh quan:

-Luân hồi (samsara): là một thuyết cơ bản trong triết lý Phật giáo, cho rằng con người khi chết đi sẽ đầu thai (có thể thành người, loài vật, . . .) và cứ thể xoay vòng mãi mãi, chỉ những người tu hành đắc đạo mới thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử này.

-Nghiệp (karma): là cái do hành động ta gây ra. Trong cuộc sống, con người hiện tại phải gánh chịu hậu quả hành vi của kiếp trước, đây gọi là ngiệp báo. Nếu làm điều lành, gieo nhân lành ở kiếp này thì kiếp sau sẽ thu được báo ứng lành, quả lành (có thể là kiếp này). Ngược lại, nếu là điều ác, gieo nhân xấu thì sẽ có báo ứng xấu, quả xấu.

5/ Bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật:

Sau khi đắc đạo dưới cội bồ đề, Đức Phật đã tìm 5 huynh đệ đồng tu trước đó để thuyết bài pháp đầu tiên của Ngài, đó là TỨ DIỆU ĐẾ.

+Khổ đế (duhka – satya): là triết lý về bản chất cuộc đời là khổ: Sinh khổ, Lão khổ, Bệnh khổ, Tử khổ, Ái ly biệt khổ, Sở cầu bất đắc khổ, Oán tăng hội khổ, Ngũ ấm xí thịnh khổ.

+Tập đế(samydaya – satya): là nguyên nhân dẫn đến sự khổ: 12 nhân duyên,

-Vô minh:

-Duyên hành:

-Duyên thức:

-Duyên danh - sắc:

-Duyên lục nhập:

-Duyên xúc:

-Duyên thụ:

-Duyên ái:

-Duyên thủ:

-Duyên hữu:

-Duyên sinh:

-Duyên lão

Trong đó vô minh là nguyên nhân cơ bản nhất. Vậy, diệt trừ vô minh là diệt trừ tạn gốc rễ của sự đau khổ.

Nguyên nhân dẫn đến đau khổ, theo Đức Phật thuyết, cũng nằm ngay trong bản thân con người, đó là: Tham – Sân - Si.

+Diệt đế (nirodha – satya): là trạng thái thoát khỏi khổ đau.

+Đạo đế (màrga – satya):

Con đường diệt khổ, giải thoát và giác ngộ đòi hỏi phải rèn luyện đạo đức (giới), rèn luyện tư tưởng (định) và khái sáng trí tuệ (tuệ).

Diệt trừ vô minh gồm 8 con đường chính, gọi là Bát Chánh Đạo.

-Chánh kiến:

-Chánh tư duy:

-Chánh ngữ:

-Chánh nghiệp:

-Chánh mạng:

-Chánh tinh tấn:

-Chánh niệm:

-Chánh định:

Một niềm tự hào cho hàng triệu Phật tử trên toàn thế giới là năm 1999 Liên Hiệp Quốc đã chọn ngày Đản sanh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là ngày Tôn giáo và Văn hoá thế giới, ngày Vesak, ngày trăng tròn tháng tư âm lịch.

Giới Phật tử Việt Nam hạnh phúc hơn khi năm nay, năm 2008, Việt nam được chọn đăng cai tổ chức Đại Lễ Phật Đản LHQ, The UN Day of Vesak 2008, tại Hà Nội.

Những điều HoàngChương nêu trên là rất tóm lược. Nếu quý vị nào cần bàn sâu hơn vui lòng liên lạc với quý Thầy để được giải đáp tường tận.

Một lần nữa tôi khẳng định, Phật giáo có lịch sử hình thành rõ ràng, có hệ thống giáo lý hoàn chỉnh trên mọi phương diện. Phật giáo là một tôn giáo hướng thiện, vì hoà bình nhân sinh, như LHQ đã công nhận.

Phật giáo có hệ thống Giới Luật nghiêm ngặt, chặt ch. Nếu có những cá nhân vi phạm giới luật mà vẫn còn tồn tại, sống lẫn (đội lốt) trong hàng ngũ Tăng đoàn Phật giáo cần phải được đưa ra ánh sáng và tẩn xuất kịp thời, tránh những vết ố vấy bẩn tấm gương sáng của Đạo Pháp.

 

HoàngChương.

 

Emails của Hoàng Chương

Trang Tôn Giáo