KHÁI QUÁT VỀ ĐẠI LỄ VESAK LIÊN HIỆP QUỐC 2008

TẠI VIỆT NAM

http://buddhismtoday.com/

Ủy Ban Quốc Tế

Gửi bài này cho bạn bè 26 tháng 1, 2008

 


 

I. LỊCH SỬ VÀ SỰ KIỆN

Đại lễ Vesak LHQ là một trong các hoạt động văn hoá mang tính quốc tế của Liên Hiệp Quốc. Ngày 15-12-1999 tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc phiên họp 54, mục 174 của chương trình nghị sự, Liên Hiệp Quốc đã chính thức thừa nhận và tổ chức Đại lễ Phật đản hay còn gọi là đại lễ Tam hợp (kỷ niệm đức Phật đản sinh, thành đạo và niết-bàn, thời gian tương đương với tháng 5 dương lịch) và được gọi là đại lễ Vesak LHQ như ngày lễ hội văn hoá tôn giáo thế giới của Liên Hiệp Quốc tại trụ sở Liên Hiệp Quốc và các trung tâm Liên Hiệp Quốc ở khu vực từ năm 2000 trở đi và được gọi là Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc.

Vào năm 2000, đại lễ Vesak LHQ đã được long trọng tổ chức tại Trụ sở Liên Hiệp Quốc, New York với sự tham gia của các truyền thống tông môn pháp phái Phật giáo thuộc 34 quốc gia.

Từ năm 2004 đến nay, dưới sự bảo trợ của chính phủ Hoàng gia Thái Lan và sự chứng minh của Giáo hội Phật giáo Thái Lan, trường đại học Phật giáo Mahachulalongkorn tổ chức 3 lần đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc và bốn lần hội thảo quốc tế tại Trụ sở Liên Hiệp Quốc Châu Á Thái Bình Dương và Trung tâm Phật giáo thế giới Buddhamonthon, Bangkok, Thái Lan.

Vào ngày 29-5-2007, trong lễ bế mạc đại lễ Vesak LHQ, sau khi xem xét thư thỉnh nguyện của GHPGVN và công hàm của của Bộ Ngoại Giao nước CHXHCNVN, Hoà thượng GSTS. Dharmakosajarn đã căn cứ vào Hiến chương đại lễ Vesak LHQ công bố trước hơn 500 đoàn đại biểu Phật giáo thuộc 62 quốc gia rằng Việt Nam là nước đăng cai ĐLPĐLHQ 2008 và GSTS. Lê Mạnh Thát, Phó viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM làm chủ tịch Uỷ ban Tổ chức Quốc tế (viết tắt là IOC).

Đại lễ Vesak LHQ 2008 được Chính phủ Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đăng cai và chủ trì, với sự phối hợp tổ chức của Uỷ ban Tổ chức Quốc tế (IOC) và Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Địa điểm của đại lễ sẽ được tổ chức tại Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia, Hà Nội, từ ngày 13-17/5/2008. (Theo truyền thống của Phật giáo Việt Nam, đại lễ Vesak LHQ thường được gọi ở Việt Nam là đại lễ Phật đản LHQ 2008. Dưới đây được viết là Đại lễ Phật đản LHQ).

 

II. Ý NGHĨA VÀ MỤC ĐÍCH

2.1. Ý nghĩa tâm linh: Thiết lập nhịp cầu tâm linh và học hỏi kinh nghiệm Phật sự của hơn 600 phái đoàn Phật giáo thế giới gần 100 quốc gia; đồng thời thực hiện các nghi thức hành trì của các tông môn pháp phái Phật giáo trên khắp thế giới; tạo hiệu ứng rộng lớn về niềm tin vào các giá trị tốt đẹp của Phật giáo, mang lại cho đời sống xã hội các giá trị hoà bình, an lạc và hữu nghị.

2.2. Ý nghĩa Giáo hội: Là cầu nối giữa Phật giáo Việt nam với Phật giáo thế giới, là cơ hội để Phật giáo khắp thế giới tập hợp nhau lại, để cùng nhau xây dựng cuộc sống hữu nghị, hoà bình vì hạnh phúc của con người. Đối với GHPGVN đây là cơ hội để tỏ rõ vị thế của Phật giáo trong giai đoạn mới, qua đó khẳng định với thế giới về tinh thần đoàn kết tôn giáo và đoàn kết các dân tộc ở Việt Nam.

2.3. Ý nghĩa văn hoá: Tưởng niệm đại lễ Phật đản LHQ là ngày quốc tế về tôn giáo và văn hoá, tạo sự giao lưu, học hỏi các tinh hoa văn hoá các nước; đồng thời kêu gọi ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá thế giới, trong đó bao gồm các di sản văn hoá Phật giáo cấp thế giới và quốc gia.

2.4. Ý nghĩa học thuật: Gắn liền với chủ trương của Liên Hiệp Quốc và mối quan tâm của quốc gia tổ chức, các chuyên đề Hội thảo Phật giáo thế giới và tuyên bố Hà Nội là sự đóng góp của Phật giáo vào kho tàng tri thức nhân loại, đồng thời đóng góp vào các giải pháp về các vấn đề đời sống xã hội toàn cầu.

2.5. Ý nghĩa chính trị: Tạo hình ảnh tốt đẹp đối với bạn bè thế giới về đất nước và con người Việt Nam yêu chuộng hoà bình, thân thiện, hoà hợp và đoàn kết. Qua đó, nâng tầm vị thế của Việt Nam trên thế giới, thiết lập bang giao và hữu nghị với tất cả quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

2.6. Ý nghĩa kinh tế: Lấy năm 2008 làm “Năm Việt Nam” với các hoạt động phát triển du lịch và đầu tư kinh tế vào Việt Nam, để Việt Nam trở thành điểm đến của du khách quốc tế từ hình ảnh đẹp mà Việt Nam tạo được qua đại lễ Phật đản LHQ 2008.

 

III. NĂM PHƯƠNG DIỆN CỦA ĐLPĐLHQ

3.1. Phương diện tín ngưỡng: Yếu tố tín ngưỡng của đại lễ Vesak LHQ bởi sự tập hợp của đông đảo những người có cùng đức tin vào Phật giáo, được thể hiện ở hai phương diện: a) Khoá lễ tụng kinh ngắn của các trường phái Phật giáo Nam tông, Bắc tông và Kim Cang thừa trước khi Hội thảo chính thức được diễn ra vào đầu mỗi ngày làm việc, b) Khoá lễ Phật đản ngoài trời trong khuôn viên của Trung tâm Hội nghị Quốc Gia dưới hình thức một đại lễ tập trung và trọng thể.

3.2. Phương diện văn hoá: Đại lễ Phật đản được Liên Hiệp Quốc thừa nhận là ngày quốc tế của Liên Hiệp Quốc về tôn giáo và văn hoá nên yếu tố văn hoá của lễ hội được quan tâm đặc biệt. Từ sự hội tụ các bản sắc văn hoá của các nước trên thế giới, cũng như phong cách và thái độ ứng xử văn hoá của cá nhân và xã hội, đại lễ Phật đản còn bao gồm nhiều hoạt động văn hoá như triển lãm văn hoá Phật giáo, triển lãm văn hoá Việt Nam, biểu diễn nghệ thuật truyền thống, hội chợ văn hoá và ẩm thực, xe hoa diễu hành, trang hoàng cờ phướn Phật giáo, lồng đèn, hoa đăng, tạo sự hoành tráng của một lễ hội đa sắc màu.

3.3. Phương diện khoa học: Các chủ đề hội thảo khoa học Phật giáo đóng góp cho đời sống nhân loại là trọng tâm nhất của đại lễ Phật đản LHQ, vì nó quyết định giá trị nội dung và những đóng góp thiết thực của đại lễ. Chủ đề hội thảo đại lễ Phật đản LHQ 2008 gắn liền với truyền thống và bản sắc văn hoá của Việt Nam và đạo Phật Việt Nam nhằm khẳng định sự đóng góp của đất nước và Phật giáo Việt Nam về các giá trị được Liên Hiệp Quốc quan tâm.

3.4. Phương diện tu tập:

Tu tập và ứng dụng giáo lý Phật giáo vào trong đời sống nhằm mang mại một thế giới phát triển, hoà bình và an lạc. Chính vì vậy, một trong các nội dung quan trọng của đại lễ Phật đản LHQ là tổ chức các khoá tu. Có hai loại khoá tu: Một khoá tu dành cho gia đình Phật tử, một hình thái Phật giáo nhập thế, mang đậm nét đặc trưng của Phật giáo Việt Nam, mà các quốc gia Phật giáo khác không có; hai là khoá tu khoá tu dành cho người nước ngoài và người địa phương trước và sau đại lễ Phật đản Phật đản theo truyền thống ở các đại lễ Phật đản trước đã thực hiện.

3.5. Phương diện du lịch văn hóa tâm linh, quảng bá hình ảnh Việt Nam

Để quảng bá hình ảnh Việt Nam, các tour lịch chính thức trong đại lễ và các tour du lịch trước và sau đại lễ Phật đản LHQ là hoạt động không thể thiếu. Hoạt động này vừa đề cao giá trị đại lễ vừa quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam thanh bình, tươi đẹp và thân thiện đối với thế giới.

 

IV. CHỦ ĐỀ VÀ ĐỊA ĐIỂM

4.1. Chủ đề chính (Main Theme)

Phật giáo và Xã hội Công bằng, Dân chủ, Văn minh

(Buddhist Contribution to building a Just, Democratic and Civil Society)

4.2. Các chủ đề thảo luận nhóm (Sub-themes)

1) Vai trò của Phật giáo trong việc ngăn ngừa chiến tranh (War and Conflict: A Buddhist Perspective)

2) Sự đóng góp của Phật giáo về công bằng xã hội (Buddhist Contribution to Social Justice)

3) Phật giáo nhập thế và sự phát triển (Engaged Buddhism and Development)

4) Chăm sóc môi trường: Giải pháp của Phật giáo về sự thay đổi khí hậu (Care for Our Environment: Buddhist Respose to Climate Change)

5) Vấn nạn gia đình và Giải pháp của Phật giáo (Family Problems and the Buddhist Response)

6) Diễn đàn “Giáo dục Phật giáo: Sự kế thừa và phát triển” (Symposium on Buddhist Education: Continunity and Progress)

7) Phật giáo trong thời đại kỹ thuật số (Symposium on Buddhism in the Digital Age)

4.3. Địa điểm

4.3.1. Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia, Mỹ Đình, Hà Nội: Khai mạc, bế mạc, các hoạt động hội thảo khoa học, văn hoá, nghệ thuật:

4.3.2. Trung tâm Triển lãm Giảng Võ hoặc Cung Văn Hoá Hữu Nghị: Triển lãm Văn Hoá Phật giáo Việt Nam, Hội chợ văn hoá – ẩm thực và âm nhạc ca múa tạp kỹ được tổ chức tại một trong hai địa điểm dự kiến trên mà không nằm trong khuôn viên của Trung tâm Hội nghị Quốc gia với lý do tổ chức các hoạt động này ở địa điểm riêng là nhằm phục vụ cho đông đảo nhân dân, đồng thời tránh tình trạng gây mất ổn định, trật tự, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến các hoạt động chính tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.

 

V. ĐỐI TƯỢNG VÀ THÀNH PHẦN KHÁCH THAM DỰ

5.1. Số lượng quốc gia: Dự kiến khoảng 100 quốc gia.

5.2. Tổng số đại biểu trong và ngoài nước: Dự kiến 5160 người tham dự (danh sách và dự toán được trình bằng văn bản riêng).

5.2.1. Đại biểu nước ngoài: Dự kiến trên 600 đoàn Phật giáo. Mỗi đoàn đều có thành viên chính thức và dự thính. Thành viên chính thức bao gồm đại biểu VIP được bảo trợ toàn bộ. Thành viên dự thính chỉ được bảo trợ nơi ăn, nghỉ trong thời gian dự đại lễ.

5.1.2. Đại biểu Phật giáo trong nước: Các đại biểu Phật giáo thuộc Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự, lãnh đạo các Ban trị sự Tỉnh Thành hội Phật giáo được bảo trợ toàn bộ. Tăng Ni và Phật tử còn lại tự túc.

 

ĐẠI BIỂU DỰ KIẾN

Đại biểu nước ngoài

Số lượng

Ghi chú

- Đại biểu LHQ, các Sứ quán tại Hà Nội và các tổ chức quốc tế

100

- Lãnh đạo các giáo hội Phật giáo thế giới (VIPs)

100

- Đại biểu Phật giáo và các học giả Phật giáo thế giới (Offical Delegates)

600

- Đại biểu tham dự diễn đàn (Symposium)

70

- Thành viên IOC (ngoại quốc)

50

- Khách dự thính và tham dự khoá tu (Self-paid Observers)

500

tổng cộng

1,420

Đại biểu trong nước

- Đại diện chính phủ và các cơ quan nhà nước (Government VIP)

100

- Chư tôn đức HĐCM, HĐTS, BTS các tỉnh thành hội GHPGVN (local VIPs)

400

Tăng Ni và Phật tử toàn quốc và Việt kiều (Offical Delegates)

3000

IOC (Việt Nam)

40

Báo đài quốc tế và Việt Nam

200

tổng cộng

3,740

Tổng số

5160

 

PHẦN II:
CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ

 

VI. Tổng thể chương trình (Program Itinerary)

 

6.1. Chương trình Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc 2008

Ngày Thời gian Hoạt động / Sự kiện Địa điểm / Nhân sự
13-5-08 May Cả ngày Đón tiếp và đăng ký các đại biểu. Phi trường/ Ban lễ tân – giao tế
14-5-08 7:30 am Đón các vị đại biểu từ khách sạn đến Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Khách sạn / Ban lễ tân – giao tế
8:10 am Đi đến Trung tâm Hội nghị Quốc gia và an toạ ở hội trường chính. Phòng VIP cho lãnh đạo Phật giáo thế giới và khách vào hội trường chính/ Ban lễ tân – giao tế
8:30 am Tiếp đón quan khách ngoại quốc, Đại sứ, Nguyên thủ quốc gia Phòng VIP/quan chức và nhà tổ chức, Hội trường/ Ban lễ tân – giao tế
8:45 am Chư Tôn đức giáo phẩm, quan khách ngoại quốc, Đại sứ, Nguyên thủ quốc gia vào hội trường chính Hội trường chính/ toàn thể
8:55 am Lễ Tam Bảo Hội trường chính/ GHPGVN
9:00 am Phát biểu của Chủ tịch Ủy ban Tổ chức Quốc tế Hội trường chính/ GS.TS.Lê Mạnh Thát
9:10 am Diễn văn chào mừng Đệ Nhất Phó Pháp Chủ - Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN Hội trường chính / H.T Thích Trí Tịnh
9:20 am Diễn văn khai mạc của Lãnh đạo nhà nước CHXHCNVN Hội trường chính/ Nhà nước Việt Nam
9:50 am Thông điệp của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Hội trường chính/ LHQ
10:00 am Thông điệp của Nguyên thủ quốc gia và các đại sứ…v.v Hội trường chính/ Trực tiếp hoặc người được uỷ nhiệm
  10:30 am Giải lao Hành lang/ toàn thể
10:50 am Thông điệp của lãnh tụ các giáo hội Phật giáo thế giới

Hội trường chính/ Lãnh đạo Phật giáo thế giới
11:30 pm Ăn trưa Phòng tiệc (khách nước ngoài) và 2 địa điểm tiệc buffer/ toàn thể
1:00 pm Thông điệp của lãnh tụ các Giáo hội Phật giáo thế giới (tiếp theo) Hội trường chính
1:50 pm Thuyết trình chính 1: Phật giáo với vấn đề công bằng và dân chủ (Buddhist Approach to Social Justice and Democracy) Hội trường chính/ HT. TS. Bhikkhu Bodhi
3:00 pm Giải lao Hành lang/ toàn thể
3:30 pm Thiền ca Hội trường chính / Tăng thân Làng Mai
3:40 pm Thuyết trình chính 2: Vai trò của Phật giáo trong việc giải quyết xung đột và ngăn ngừa chiến tranh (War, Conflict and Healing: A Buddhist Perspective) Main Conference Hall / Thiền sư Thích Nhất Hạnh
4:50 pm Chụp hình lưu niệm tập thể Khuôn viên Trung tâm/ toàn thể
5:30 pm Giải lao
6:00 pm Ăn tối Phòng tiệc (khách nước ngoài) và 2 địa điểm ngoài cho tiệc buffer/ toàn thể
7:30 pm Biểu diễn văn nghệ và múa truyền thống Việt Nam Hội trường chính/ ĐĐ. Thích Minh Hiền phụ trách/ toàn thể tham dự
9:00 pm Trở về khách sạn TTHNQG/ Ban lễ tân – giao tế
15th May 7:30 am Đón các vị đại biểu từ khách sạn đến Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Khách sạn/

Ban lễ tân – giao tế

8:10 am Các đại biểu đến, TT Hội Nghị Quốc Gia. Các nhóm hội thảo/ Ban lễ tân – giao tế
8:30 am Khóa lễ tụng kinh và cầu nguyện của các đoàn Phật Giáo Các nhóm hội thảo/ các đoàn được chọn
9:00 am Các Hội thảo nhóm

1) Vai trò của Phật giáo trong việc giải quyết xung đột và ngăn ngừa chiến tranh (War and Conflict: A Buddhist Perspective)

2) Sự đóng góp của Phật giáo về công bằng xã hội (Buddhist Contribution to Social Justice)

3) Phật giáo nhập thế và sự phát triển (Engaged Buddhism and Development)

4) Chăm sóc môi trường: Giải pháp của Phật giáo về sự thay đổi khí hậu (Care for Our Environment: Buddhist Respose to Climate Change)

5) Vấn nạn gia đình và Giải pháp của Phật giáo (Family Problems and the Buddhist Response)

6) Diễn đàn “Giáo dục Phật giáo: Sự kế thừa và phát triển” (Symposium on Buddhist Education: Continunity and Progress)

7) Phật giáo trong thời đại kỹ thuật số (Symposium on Buddhism in the Digital Age)

Các đoàn đại biểu được phân công hoặc lựa chọn tham dự các nhóm Hội thảo chuyên đề
10:00 am Giải lao
Hội thảo chuyên đề tiếp tục
11:30 am Ăn trưa Phòng tiệc (khách nước ngoài) và khu vực hành lang, tiệc buffer/ toàn thể
1:00 pm Tiếp tục Hội thảo chuyên đề nhóm Các nhóm Hội thảo/ toàn thể
3:00 pm Giải lao Hành lang/ toàn thể
5:00 pm Kết thúc các Hội thảo chuyên đề nhóm Các nhóm Hội thảo/ toàn thể
7:00 pm Tuồng cải lương Phật giáo: “Cuộc đời đức Phật” của soạn giả Dương Kinh Thành Hội trường chính/ ĐĐ. Thích Nhật Từ điều phối/ toàn thể đại biểu Việt Nam
8:00 pm Viết báo cáo kết quả hội thảo và dự thảo Tuyên bố Hà Nội. Khách sạn/tất cả điều phối viên/ thư ký hội thảo, báo cáo viên
16-5 7:30 am Đón đại biểu từ khách sạn đến Trung tâm Hội nghị Quốc gia Khách sạn/ Ban lễ tân – giao tế
8:10 am Đoàn đến Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hội trường chính/ sắp xếp đặc biệt
8:20 am Khóa lễ tụng kinh và cầu nguyện của các đoàn Phật Giáo Hội trường chính/ sắp xếp đặc biệt

9:00 am Chuyên đề đặc biệt: “Phật giáo trong thời đại kỹ thuật số” (Buddhism in the Digital Age) Hội trường chính/ sắp xếp đặc biệt
9:45 am Giải lao Hành lang/ toàn thể
10:00 am Phần thảo luận mở

Hội trường chính/

Điều phối các nhóm và điều phối hội thảo

11:30 am Ăn trưa Phòng tiệc (khách nước ngoài) và 2 địa điểm ngoài, tiệc buffer/ toàn thể
1:00 pm Thuyết trình đặc biệt về chủ đề “Sự đóng góp của Phật giáo về kinh tế và phát triển phúc lợi” (Buddhist Economics and Welfare Developments: A Buddhist Contribution) Hội trường chính/ GSTS. Amartya Sen, Người đoạt giải Nobel về kinh tế

Diển giả dự trù: GSTS. Das Gupta

2:00 pm Phát biểu của lãnh đạo các phái đoàn Phật giáo thế giới Hội trường chính/ Lãnh đạo các phái đoàn
3:00 pm Giải lao Hành lang/ toàn thể
3:30 pm Tuyên bố Hà Nội Hội trường chính/ Ban tổ chức
3:45 pm Lễ bế mạc dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hội đồng Trị Sự GHPGVN Hội trường chính/ Ban tổ chức
3:50 pm Diển văn bế mạc của Thủ Tướng nước CHXHCNVN Hội trường chính/Thủ Tướng
4:30 pm Chương trình nhạc giao hưởng và múa nghệ thuật truyền thống chào mừng thành công của đại lễ. Hội trường chính/ Đại đức Thích Đức Thiện điều phối/ Toàn thể tham dự
6:00 pm Kết thúc Đại lễ. Thắp nến, 150 lãnh đạo Phật Giáo Việt Nam và thế giới đến Tòa nhà Chính Phủ TTHNQG / toàn thể
7:00 pm Thủ tướng chiêu đãi 150 lãnh đạo Phật Giáo Việt Nam và thế giới đến Tòa nhà Chính Phủ. Tòa nhà Chính phủ / 150 lãnh đạo Phật Giáo
Các đại biểu khác trở về khách sạn. Tự do  
17-5 Cả ngày Tiễn các vị đại biểu ra phi trường.

Du lịch văn hóa 1 ngày

1. Trúc Lâm Yên Tử, Quảng Ninh

2. Di văn hoá thế giới Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh

2. Công viên Văn hoá Phật giáo Bái Đính, cố đô Hoa Lư, Ninh Bình
Khách sạn/ Ban lễ tân – giao tế
18-5 Cả ngày Tiễn các vị đại biểu ra phi trường hoặc tiếp tục du lịch theo gói dịch vụ Khách sạn/ Ban lễ tân – giao tế
19-5 Cả ngày Tiễn phái đoàn
 

II. CÁC HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ

2.1. Khoá tu: Một số khoá tu sẽ được tổ chức trước, trong và sau đại lễ để chào mừng đại lễ Phật đản LHQ.

2.1.1. Trước đại lễ Phật đản: Có hai khoá tu: a) Khoá tu dành cho gia đình Phật tử (20-27/4/08 tại Tu viện Bát Nhã, Lâm Đồng và 30-4 đến 3-5 tại Chùa Bằng, Hà Nội), b) Khoá tu dành cho 500 người ngoại quốc (kinh phí tự túc, từ 6-11/5/08 tại Hà Nội).

2.1.2. Trong đại lễ Phật đản: Thiền Phật giáo trước chương trình làm việc của mỗi ngày và sau khi kết thúc mỗi ngày làm việc.

2.1.3. Sau đại lễ Phật đản: Khoá tu cho Tăng Ni Phật tử trong nước và người nước ngoài còn lại ở Việt Nam (23-5-08 tại Hội An).

2.2. Hoạt động văn hoá: Các hoạt động triển lãm, hội chợ, diễu hành, văn nghệ ở Hà Nội và các thành phố lớn như Thừa Thiên - Huế và TP. HCM và các địa phương là những hoạt động có ý nghĩa bổ trợ, góp phần cho thành công của đại lễ. Các địa phương tổ chức theo cơ chế tự túc.


No. /UNDV 2008/IOC/VN December 2, 2007

 

 

INVITATION TO THE FIFTH UNITED NATIONS DAY OF VESAK CELEBRATIONS,
HANOI, VIETNAM, MAY 13-17, 2008

Dear Dr/Professor ____,


In 1999 the United Nations voted that the thrice sacred day of Vesak should be marked by an annual meeting of international Buddhists from numerous countries and schools, subject to funding and organisational capacity. The first celebration was held in 2000 at the United Nations Headquarters, New York as well as at UN regional centers. From 2004 until 2007 the celebrations were held annually in Bangkok, Thailand. In 2008, for the first time, this meeting will be held in Vietnam (May 13-17th). Almost 4500 delegated including world Buddhist leaders are anticipated to attend as guests of the Vietnamese government.

The theme of the 2008 celebrations and International Buddhist conference will be “Buddhist Contribution to Building a Just, Democratic and Civil Society.” Confirmed keynote speakers include the leading Vietnamese Zen Master Thich Nhat Hanh and the prominent American born monk, Most Ven. Dr. Bhikku Bodhi.

On the second day of the meeting workshops will be held on a range of topics, including war, conflict and healing, and climate change and environmental care.

We are honored to invite you to speak at a workshop on the topic of Care for Our Environment: Buddhist Response to Climate Change, to be held on May 15, 2008, at National Convention Center, Hanoi, Vietnam.

As you may know, there are about half a billion Buddhists in the world. The topic of climate change and environmental care has not been prominent at previous UN Vesak meetings. This meeting thus represents an important opportunity to influence the understanding of the Buddhist part of the world in ways which will enhance global sustainability. We do hope you will consider attending. Please acknowledge receipt of this email and respond by ___ The workshop will be conducted in English.

Funding will be provided to refund your return economy class airfare, airport and hotel transfers, and food and accommodation in Hanoi for up to four nights(assuming you arrive May 12)

Please do not hesitate to contact Dr. Colon Butler at csbutler@sctelco.net.au or Ven.Dr. Thich Nhat Tu at thichnhattu@yahoo.com for further information, including details of the proposed format of the workshop. Powerpoint facilities will be available.

We look forward to seeing you in Hanoi, Vietnam in May 2008.

Yours sincerely

Most Ven Prof Le Manh That
Vice President, Vietnam Buddhist University
Chairman, IOC for UN Day of Vesak 2008/2552

No. 40 /UNDV 2008/IOC/VN

November 11, 2007

 

The International Organising Committee for United Nations Day of Vesak 2008

invites you to an international conference on

“BUDDHIST CONTRIBUTION

TO BUILDING A JUST, DEMOCRATIC AND CIVIL SOCIETY”

May 13-17, 2008

 

INTRODUCTION

The fifth United Nations Day of Vesak (UNDV) is to be held in Hanoi, Vietnam from 13-17th May in 2008. This is the first ever biggest international Buddhist conference in Vietnam. The celebrations are expected to draw a gathering of 4500—including Buddhist leaders from all traditions,leading scholars, state dignitaries and practitioners from all around the world, and in Vietnam.

The celebrations commemorating the Birth, Enlightenment and Passing Away of the Buddha Gautama will be four-dimensional—covering Spiritual, Academic, Cultural and Religious aspects.

As you may be aware, in a resolution passed by the United Nation’s General Assembly in December 1999, it was decided to celebrate the thrice-sacred day of Vesak in the month of May. The first celebration was held back in the year 2000 at the United Nations Headquarters in New York. Subsequently, the celebrations for the United Nations Day of Vesak were successfully held in Bangkok, Thailand since 2004.

The United Nations Day of Vesak 2008 celebrations in Vietnam offer a welcome opportunity to spread the Buddha’s message of peace, reconciliation, harmony, love, progress and development to the world.

CALL FOR PAPERS

The preparations for the event are in full swing. Papers are now being invited for the Conference. We welcome your contributions on the following themes:

Main Theme: Buddhist Contribution to Building a Just, Democratic and Civil Society.

Sub Themes:

1. War, Conflict and Healing: A Buddhist Perspective

2. Buddhist Contribution to Social Justice

3. Engaged Buddhism and Development

4. Care for Our Environment: Buddhist Response to Climate Change

5. Family Problems and the Buddhist Response

6. Symposium on Buddhist Education: Continuity and Progress

7. Symposium on Buddhism in the Digital Age

 

Title proposal submission guidelines:

Please submit a title and abstracts of no more than one single-spaced page.

Please also submit a two-page CV or a 500-word biography.

Proposals must be received by January 15, 2008. We will send confirmation of the receipt of your proposal.

The proposals will be reviewed by the conference organizing committee.

You will receive confirmation of your participation by February 2008.

Please send all title proposals and abstracts in Word Format File via email to Ven. Dr. Thich Nhat Tu at thichnhattu@yahoo.com

 

Paper submission guidelines:

Word limit: 7000 words

Papers must be received latest by March 1, 2008.

Please send in all papers and abstracts in Word Format File via email to Ven. Dr. Thich Nhat Tu at thichnhattu@yahoo.com , or if not possible, send a hard copy to

Vietnam Buddhist University

750 Nguyen Kiem St, P4, Q. Phu Nhuan, Tp. Ho Chi Minh, Vietnam

Note: One person can contribute more than one Paper.

The Papers may be published during the Vesak Day 2008 Conference.

Not all the authors may be invited for the Paper presentation.

Standard Presentation Time including questions period is 20 minutes.

For further information, please contact us at thichnhattu@yahoo.com or check our website at http://vesakday2008.com

 

Yours sincerely

(Most Ven. Prof Le Manh That)

Vice President, Vietnam Buddhist University

Chairman, IOC for UN Day of Vesak 2008 – BE. 2552

 

Các bài về Vesak 2008

Trang Tôn Giáo