THIÊN CHÚA CỦA NHỮNG KHOẢNG TRỐNG  

(God Of The Gaps)

Trần Chung Ngọc

đăng ngày 20  tháng 5, 2007

 

Theo Wikipedia thì quan niệm về “Thiên Chúa Của Những Khoảng Trống”  đối chiếu những giải thích tôn giáo [nên hiểu đây là Ki Tô Giáo] về thiên nhiên đối với những giải thích của khoa học.  Đó là lập trường của thần giáo rằng bất cứ cái gì có thể giải thích được bởi kiến thức nhân loại thì không ở trong lãnh vực của Thiên Chúa, do đó vai trò của Thiên Chúa nằm trong những khoảng trống trong những giải thích khoa học về thiên nhiên..

  "Thiên Chúa Của Những Khoảng Trống” thường được mô tả như là sự thoái lui rõ ràng của tôn giáo trước những giải thích khoa học về những hiện tượng thiên nhiên càng ngày càng sáng tỏ.  Một thí dụ về lý luận này dựa trên những giải thích khi xưa của tôn giáo về những vật thể và biến cố (thí dụ như mặt trời, mặt trăng, và sao; sấm, sét)  được đặt trong cảnh giới của các vật kiểm soát bởi một Thần hay nhiều Thần.   Vì khoa học đã tìm ra những giải thích qua những quan sát trong các lãnh vực thiên văn, khí tượng, địa chất, vũ trụ và sinh học, sự cần thiết về một Thiên Chúa để giải thích các hiện tượng càng ngày càng giảm,  chỉ chiếm chỗ trong các khoảng trống về kiến thức càng ngày càng thu nhỏ hơn.  

   (Wikipedia:  The concept of the concept of the concept of the God of the gaps contrasts religious explanations of nature with those derived from science .  It refers to the theistic position that anything that can be explained by human knowledge is not in the domain of God, so the role of God is therefore confined to the 'gaps' in scientific explanations of nature.

   "God of the gaps" is often used to describe the perceived retreat of religion in the face of increasingly comprehensive scientific explanations of natural phenomena. An example of the line of reasoning starts with the position that early religious descriptions of objects and events (such as the Sun, Moon, and stars; thunder and lightning) placed these in the realm of things created or controlled by a god or gods. As science found explanations for observations in the realms of astronomy, meteorology, geology, cosmology and biology, the 'need' for a god to explain phenomena was progressively reduced, occupying smaller and smaller 'gaps' in knowledge. ) 

   Đề tài “God of the gaps” là một đề tài khá hấp dẫn.  Cho nên trong bài này, tôi xin viết sơ lược về vài vấn đề liên quan đến dề tài trên.đến dề tài trên. 

  Ngày nay, những người trí thức Công Giáo đã biết thân biết phận, không dám lên tiếng chống đối khoa học như trước nữa, vì hai lý do:  Thứ nhất, chính Giáo Hoàng John Paul II của họ trước đây đã lên tiếng trước thế giới, công nhận thuyết Big Bang là nguồn gốc của vũ trụ, thuyết Tiến Hóa là nguồn gốc của con người, và thứ nhì, đối với họ im lặng là vàng, vì càng năng nổ chống đối khoa học bao nhiêu thì càng có nhiều tín đồ của họ biết đến những sự thật về những sự hoang đường trong những tín lý phi khoa học và phản khoa học của giáo hội đưa ra để tạo nên một đức tin Công giáo không cần biết không cần hiểu, điều mà họ cố giấu kín được chừng nào hay chừng ấy, sợ rằng sự thật sẽ làm cho đức tin Công Giáo chao đảo.  Xét lịch sử tội ác của giáo hội Công Giáo cùng chính sách giam hãm đầu óc tín đồ trong tăm tối, một danh nhân trí thức đã từng phát biểu: “Công Giáo không sợ tội ác, chỉ sợ sự thật”. sự thật”. 

   Đối với Tin Lành thì có khác.  Ngày nay, những người chống đối khoa học thường thuộc phái bảo thủ Tin Lành ở Mỹ và những tân tòng Việt Nam như Lê Anh Huy, Nguyễn Huệ Nhật, Huỳnh Thiên Hồng v..v.. ở ngoại quốc, và Trần Long, Khuất Minh, Phan Như Ngọc v..v.. ở trong nước.  Theo sách lược chống đối khoa học, nhất là thuyết Tiến Hóa của Darwin, rất ấu trĩ của một số tổ chức Tin Lành nghiện Jesus, nhiều tiền nhiều của nhiều thế lực chính trị, các Tin Lành tân tòng Việt Nam cũng hùa theo chống đối một cách không có đầu óc thuyết Tiến Hóa trong khi chính họ không hiểu thuyết Tiến Hóa là gì.  Giáo sư Sinh Học William Provine ở Đại học Cornell đã mô tả sự chống đối ngu xuẩn của Tin Lành như sau: n Lành như sau: “Bất cứ khi nào mà những người thuộc phái “thiết kế thông minh” tìm được một điều mà các khoa học gia chưa thể giải thích được, họ đều la lên “Thấy không!? Thấy không!?” (Any time the “intelligent designers” find a mystery that scientists can’t yet explain, they shout: “See!? See!?”).  Sự chống đối này hàm ý nếu thấy  điều gì khoa học chưa giải thích được, hay trong quá trình tìm hiểu thuyết Tiến Hóa có những khoảng thời gian bất liên tục về các dữ kiện đã thu thập được về các di tích đã hóa đá, thường được biết dưới tên “khoảng trống khoa học” (scientific gaps) thì Tin Lành vội vàng nhét Thiên Chúa của họ vào những khoảng trống đó làm tác giả của những điều khoa học chưa biết hay chưa khám phá ra, và lẽ dĩ nhiên chính họ cũng không biết.  Họ không ý thức được rằng, như Paul Davies, Giáo sư Vật Lý, Đại học Macquarie, Sydney, đã phê bình:  “Phải viện tới Thiên Chúa như là một quy tắc bao quát để giải thích những gì chưa giải thích được là làm cho Thượng đế là bạn hữu của sự ngu dốt.” (To invoke God as a blanket explanation of the unexplained is to make God the friend of ignorance.).  Nói tóm lại, mọi lý luận chống đối khoa học, nhất là thuyết Tiến Hóa, của Tin Lành đều thuộc loại “nhét Thiên Chúa vào trong những khoảng trống khoa học.”  Thật vậy, Andy Carmichael ở đại học Wisconsin viết: “Những lý luận của họ đều thuộc loại “Thiên Chúa của những khoảng trống”, những lý luận đã bị bác bỏ ít ra là cả trăm năm nay rồi.” (Their arguments fall into the “God of the Gaps” argument, which has been refuted for at least a hundred years.) 

   Những người Tin Lành trên hẳn không ngờ được là với thời gian, những khoảng trống khoa học càng ngày càng thu hẹp dần dần, đến độ Thiên Chúa mà những người Tin Lành nhốt trong đó ngày nay đã không còn chỗ để mà cựa quậy.  Thật vậy, những khám phá của con người về vũ trụ và thế giới loài người của chúng ta đã loại bỏ sự hiện hữu của một Thiên Chúa như được viết trong Kinh Thánh của Ki-tô Giáo, và tin vào một Thiên Chúa không ai thấy (invisible), không thể hiểu được (incomprehensible), và dùng Thiên Chúa để “giải thích” những điều con người chưa giải thích được là tin vào sự ngu dốt, theo như nhận định của giáo sư Vật Lý Paul Davies ở trên.  Nhưng đây chính lại là niềm tin của một số tín đồ Ki-tô Giáo, đặc biệt là Tin Lành, đang cố tìm cách giải thích một số thắc mắc khoa học chưa kiểm chứng được bằng lý luận ngớ ngẩn: “Thấy không!? Thấy không!?”, hàm ý những khoảng trống khoa học chính là sự “thiết kế thông minh” của một đấng do đầu óc con người bán khai tưởng tượng ra mà họ gọi là Thiên Chúa. Họ có vẻ như cố ý quên rằng, trong quá trình tiến bộ trí thức của nhân loại, rất nhiều điều thuộc loại “Thấy không!? Thấy không!?” trước đây đã được giải đáp dần dần, và cứ mỗi lần các khoa học gia giải đáp được một điều thắc mắc về vũ trụ nhân sinh, thì quyền năng “sáng tạo” của Thiên Chúa của họ lại bị thu hẹp một cách thê thảm cùng với những khoảng trống khoa học, nhân loại lại có thể tuyên bố “thấy rồi, thấy rồi” và ra khỏi được một điều mê tín của Ki-tô Giáo, và dần dần Thiên Chúa bị đẩy ra khỏi đầu óc con người văn minh tiến bộ. tiến bộ.  

   Đồng nhất hóa sự “ngu dốt (ignorance) hay “chưa biết” (not yet known) của con người với “thông minh của Thiên Chúa” là việc phe bảo thủ Tin Lành Mỹ và đám tân tòng Việt đã làm và hiện vẫn tiếp tục làm từ những miền hẻo lánh của thế giới, theo Giám mục John Shelby Spong.  Những người Tin Lành trên thường tin rằng Thiên Chúa của họ là bậc toàn năng toàn trí, từ xưa đến nay không hề thay đổi, vì đã là Thiên Chúa.  Nhưng họ đang mơ ngủ vì không thể ngờ được rằng Thiên Chúa của họ không nằm ngoài luật vô thường của nhà Phật.  Thiên Chúa của họ trước sau gì cũng phải qua 4 giai đoạn “thành, trụ, hoại, diệt”, giai đoạn “hoại” đang tiến triển từng ngày ở Âu Châu, cái nôi mà Thiên Chúa đã ngự trị qua 17 thế kỷ.  Đó là đối với quảng đại quần chúng, chứ đối với các khoa học gia và giới trí thức thì giai đoạn “hoại” này đã bắt đầu từ mấy thế kỷ nay rồi.  Chứng minh? 

   Ngày xửa ngày xưa, trong dân gian có rất nhiều thần (gods).  Việt Nam chúng ta có những “thần sông”, “thần núi”, “thần cây đa”, “thần bình vôi” v..v..  Trung Quốc thì có “Ngọc Hoàng thượng đế”, Nhật Bản thì có “Thái Dương thần nữ”, Ấn Độ có không biết bao nhiêu là thần v…v.. và v…v… Trên thế giới của con người có cả ngàn thần khác nhau.  Nữ học giả Judith Hayes đã đặt câu hỏi cho người Mỹ: “Chúng ta tin ở God, nhưng mà là God nào” (In God We Trust, But Which One?) 

   Khi các tôn giáo thờ độc thần (monotheistic religions), thường là các “thần độc” (Cruel God), xuất hiện trên dân gian thì mỗi tôn giáo đều gom tất cả các thần lại thành một thần riêng của họ, một thần duy nhất của vũ trụ, toàn năng, toàn trí, giống như những tên lính bằng plastic [tượng trưng cho các thần] nóng chảy thành một đống dưới ánh sáng mặt trời chiếu qua một kính lúp (like so many plastic soldiers melting into one lump under a magnifying glass on a sunny day).  Trong trường hợp của Do Thái – Ki Tô Giáo, ông thần này, hay đống plastic này, có tên là Jehovah. (In the case of Judeo-Christianity, this God is Jehovah). od is Jehovah).  

   Bất hạnh thay, cái ông thần Jehovah này càng ngày càng co nhỏ lại để tồn tại trong những khoảng trống của khoa học càng ngày càng thu hẹp. Thật vậy, năm 540, bệnh dịch phát khởi ở Âu Châu làm chết khoảng 10000 người mỗi ngày.  Dân chúng hoảng sợ, kéo vào nhà thờ, tin tưởng sẽ được Chúa cứu cho khỏi chết.  Giáo hội giảng cho con chiên rằng: rằng: “Bệnh dịch là một thiên tai do Thiên Chúa [của Công Giáo] gây ra (an act of God) và là sự trừng phạt của Thiên Chúa về tội quần chúng không theo luật của Thiên Chúa, không thờ phượng Thiên Chúa”. Nhưng khi con người khám phá ra rằng bệnh dịch hạch là do chuột gây ra thì Thiên Chúa lòng lành của Công Giáo vừa mất đi vai trò sáng tạo, vừa trở thành kẻ tiếm quyền của đàn chuột [theo lời giảng của Giáo hội], và sự tiến hóa tư duy của con người đã đưa đến giải pháp: chỉ cần giữ vệ sinh, tẩy trùng thì bệnh dịch hạch sẽ tự nhiên sẽ biến mất. Sự thu hẹp của khoảng trống y khoa này, hay nói khác đi,  sự tiến bộ của y khoa đã vô hiệu hóa rất nhiều bệnh tật mà theo Ki Tô Giáo, Thiên Chúa đã “sáng tạo” ra để trừng phạt con người.   

   Khi xưa, “người ta” đã từng giải thích cho đám tín đồ ở dưới, sấm sét là những cơn thịnh nộ của Thiên Chúa và con người cũng đã có thời cúi đầu cầu nguyện trước các hiện tượng thiên nhiên này.  Nhưng có một hiện tượng kỳ lạ ở Âu Châu và các nước theo Ki Tô Giáo, các nhà thờ của Ki Tô Giáo lại thường bị sét, trong cơn thịnh nộ của Thiên Chúa, giáng xuống.  Tại sao?  Vì cấu trúc cao nghệu của các nhà thờ với cây thánh giá bằng kim loại nằm trên nóc rất hấp dẫn, có nhiều khả năng quyến rũ cơn thịnh nộ của Thiên Chúa.  Nhưng khi cụ Benjamin Franklin khám phá ra cột thu lôi, và các nhà thờ đều trang bị thêm một cột thu lôi ngoài cây thánh giá, thì mỗi lần cơn thịnh nộ của Thiên Chúa giáng xuống lại tự động theo cột thu lôi chui xuống nằm ngủ yên dưới đất. Có phải là chuyện đáng cười không khi mà ngày nay, mọi nhà thờ đều mua bảo hiểm để đề phòng những “hành động của Thiên Chúa” (Acts of God).  Khoa học đã giải thích được nguồn gốc của sấm sét và ngày nay, những cơn thịnh nộ như vậy của Thượng đế chỉ có thể làm cho chó, mèo cúp đuôi chạy trốn, chứ con người thì bình thản ngồi trong nhà làm những việc mà Thiên Chúa không muốn họ làm, hay không muốn nhìn.không muốn nhìn. 

   Trong thời đại ngày nay, khoa học có thể giải thích được hầu hết mọi sự trên thế gian, nhất là về vũ trụ học, địa chất học và sinh học (cosmology, geology and biology).  Thiên Chúa, đã một thời được coi như là đấng sáng tạo ra trăng, sao treo trên một vòm trời bằng đồng thau trên đó có những cánh cửa để cho các thiên thần mở ra làm mưa, tuyết rơi xuống, là tác giả của một mặt trời quay xung quanh trái đất, tạo ra ngôi sao dẫn đường cho mấy nhà thông thái từ miền Đông cưỡi lạc đà đến hầu Chúa con v..v..., đã không còn chỗ nấp trong cái vũ trụ chính ngài sáng tạo ra, chỉ vì sự tiến bộ của khoa vũ trụ học, bắt đầu từ khi cái viễn vọng kính được phát minh ra.  Để che dấu con đường tẩu thoát của mình, Thiên Chúa đã tạo ra những núi lửa, phun khói độc mù mịt che mắt thế gian, hoặc ẩn mình đàng sau những lớp sóng thần (tsunamis), hoặc trốn trong những khe nứt do động đất gây ra, hoặc thu mình nhỏ như những con vi-rút để không ai nhìn thấy được v..v… thấy được v..v… 

   Về sinh học, kể từ khi có thuyết Tiến Hóa rồi sau đó những tiến bộ trong nhiều bộ môn, những dấu tích trong những sinh vật hóa đá qua các thời đại, sự khám phá ra DNA, ra bộ gen (genome), Thiên Chúa không còn khả năng hướng dẫn mỗi tinh trùng đến cái trứng của phụ nữ mà Thiên Chúa đã chọn, không còn khả năng để kiểm soát sự biến dịch của các gene trong sự tiến hóa v..v…  Mỗi năm, các khoa học gia đã viết ra hơn một triệu bốn trăm ngàn bài nghiên cứu hoặc để làm chất liệu mới cho thuyết Tiến Hóa hoặc dựa vào thuyết Tiến Hóa để đưa ra những khám phá mới quan trọng hơn [Michael Cox, Professor of Biochemistry, UW-Madison:  -Madison:  The reality is this: the peer-reviewed scientific literature generate approximately 1.4 million papers every year, with many of them either providing new substance to the theory of evolution or relying on that theory to provide the context for mor important new discoveries] Nói tóm lại, ngày nay, Thiên Chúa không còn việc gì làm, ngoài việc ngồi đó mà quan sát cái thế giới đầy thiên tai, bệnh tật do chính mình tạo ra, và phải nhờ cậy đến các khoa học gia giải quyết những việc mà chính Thiên Chúa không giải quyết nổi, và lẽ dĩ nhiên mỗi năm đều ngong ngóng đến ngày Lễ Tạ Ơn để cho đám tín đồ giết mỗi năm khoảng 45 triệu con gà tây để vừa nhai gà tây vừa tạ ơn.  

    Như Tề Thiên Đại Thánh khi xưa nằm co mình dưới núi chờ ngày giải thoát, thì ngày nay Thiên Chúa đang thu mình trong những khoảng trống khoa học càng ngày càng thu hẹp dần, hay nói khác đi đang nằm không thể cựa quậy được dưới một núi những bằng chứng khoa học, và rất có thể một ngày đẹp trời nào đó, sẽ được một Đường Tăng hiện đại giải thoát ra khỏi vòng vô minh, kiêu căng cố hữu, và do đó những người đã từng tin nhảm tin nhí vào một Thiên Chúa toàn năng toàn trí cũng được giải thoát theo.  oát theo.  oát theo. 



Các bài về tôn giáo cùng tác giả

Trang Trần Chung Ngọc