Tôi đọc bài

“LÝ DO ĐỂ CHÚNG TA TIN”

của GLV Phaolô Phạm Xuân Khôi [Dịch từ: Catholic Response]

Trần Chung Ngọc

http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN101.php

11 tháng 8, 2010

LTS: Tại sao người ta phải tốn bao nhiêu công sức để chứng minh một điều mà đã hàng mấy ngàn năm qua đã không thể chứng minh được? Chắc chắn điều đó phải đem lại lợi lộc trước mắt họ. Câu hỏi mà một người đứng ngoài cuộc đối thoại này có thể đặt ra là: cho dù việc chứng minh Thiên Chúa hiện hữu có thể chấp nhận được, rồi thì sao? Nếu tôi tin rằng có Thiên Chúa, và ông ấy rất đáng ghét, mặc ông ấy ở trên trời của ông, và tôi cứ làm con người của tôi, anh bạn “thần học” vẫn không chịu ngừng lại. Thì ra, ông bạn “thần học” bắt tôi phải tin thêm rằng ông Thiên Chúa đó có thể sắp đặt toàn cuộc mạng sống tôi, tôi phải tin rằng Thiên Chúa nhân từ và lòng lành cho dù rốt cuộc ông Thiên Chúa cũng sẽ cướp đi mạng sống của tôi và cả anh bạn “thần học”, bắt tôi phải đi nhà thờ để “yêu”, ca tụng và tung hô Thiên Chúa đó, lạy ông ấy mỗi tuần, và tôi phải dâng tiền mỗi tuần vào cái rỗ không đáy cho các ngài đại diện rất "thánh" của Thiên Chúa. Chừng đó ông bạn mới hài lòng, vì đó là cứu cánh của mọi lý luận về thần học. (SH)


Chúa Giê-su đã mạc khải cho tôi chống đạo của Chúa

Ngươi là ai mà dám nghi ngờ sự thông thái của Ông Ta? (TCN)

[Jesus has revealed to me that I have to work against Jesuism.

Who are you to question His wisdom? – TCN]

Lời Nói Đầu:

Trải qua bao thế kỷ, các nhà thần học Ki-tô Giáo đã đưa ra nhiều luận cứ để “chứng minh” cái mà họ gọi là Gót (God) của họ thực sự hiện hữu. Như chúng ta đã biết [xin đọc bài nghiên cứu về thực chất nền thần học Ki Tô Giáo trên
http://giaodiemonline.com/2010/07/kitogiao.htm hoặc trên
http://www.sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN100.php], thần học là một môn học không có chủ đề [Richard Dawkins in “The Emptiness of Theology”], và đã “bị coi là không có chủ đề nào để có thể nghiên cứu. Đó là ngành học duy nhất với những chuyên gia thực sự không biết mình đang nói cái gì. [Giáo sư David Voas trong “The Bad News Bible: The New Testament”].

Tại sao các học giả Tây phương lại coi thần học như là một môn học không có chủ đề? Vì thực sự không ai biết thần của Ki Tô Giáo là cái gì. Cho nên Giáo sư Voas đã nhận định: “Vì không có chất liệu cho chủ đề, các nhà Thần học phải xử dụng đến hai lãnh vực kỳ quặc: óc tưởng tượng và Giáo quyền...” Khi xưa ở Âu Châu, dựa vào Giáo quyền, Ca-tô Rô-ma Giáo đã cưỡng bách người dân phải tin vào một Gót theo sự tưởng tượng của Giáo hội, không tin thì bị mang đi tra tấn, giết hại hoặc thiêu sống. Nhưng qua thời gian, sự tiến bộ trí thức và khoa học của nhân loại đã văn minh hóa Ca-tô Rô-MaGiáo, Giáo hội đã thoát xác man rợ và đen tối trí thức của Giáo hội trong thời Trung Cổ (The Age of barbarous and intellectual darkness) như các trí thức Tây phương đã nhận định. Giáo quyền của Ca-tô Rô-MaGiáo đã không còn thanh gươm để giết người và bó củi để thiêu sống người đã bị tước khỏi những bàn tay đẫm máu của Giáo hội [John Remsburg in “False Claims”], cho nên ngày nay giới trí thức Tây phương đã coi nền thần học Ki Tô Giáo trên thực tế thực sự rỗng không [The emptiness of theology], và Gót chỉ là ảo tưởng [The God delusion].

Nền thần học Ki Tô Giáo đặt căn bản trên “đức tin”, tin trước rồi mới tìm cách hiểu sau. Tin cái gì? Tin vào một ông “Gót sáng tạo” ra vũ trụ nhân sinh như được viết trong cuốn Thánh Kinh (Bible) của Ki Tô Giáo, và tất cả nền thần học Ki Tô Giáo đều chủ yếu tập trung vào việc chứng minh là Gót này có thực. Bởi vậy, qua thời gian chúng ta thấy các nhà thần học Ki Tô Giáo đã đưa ra nhiều luận cứ với hi vọng là có thể thuyết phục con người tin vào Gót của họ.

Chúng ta có thể kể ra những luận cứ thần học chính sau đây:

- Luận Cứ Về Bản Thể (Ontological Argument) của St. Anselm và René Descartes;

- Luận Cứ Vũ Trụ hay Nguyên Nhân Đầu Tiên (Cosmological Argument) của Thomas Aquinas;

- Luận Cứ Cứu Cánh (Teleological Argument) hay Thiết Kế (Design Argument) của William Paley;

- Luận Cứ Đạo Đức (Moral Argument);

- Luận Cứ dựa trên Kinh Nghiệm Cá nhân (Personal experience);

- Và gần đây, một số luận cứ của trường phái “thiết kế thông minh” (Intelligent Design) dựa vào giả khoa học (pseudo-science) của những tổ chức thuộc trường phái “Khoa học sáng tạo” (Creation Science), tiền thân của trường phái “Thiết Kế Thông Minh” mà thực ra chỉ là “Thiết Kế Ngu Đần” [Xin đọc bài: THIẾT KẾ THÔNG MINH HAY NGU ĐẦN ?? (INTELLIGENT OR STUPID DESIGN ?? trên http://sachhiem.net/TCNkh/Nthietke.php ]

Tuy nhiên tất cả những luận cứ trên đều đã bị bác bỏ dứt khoát bởi sự tiến bộ trí thức của nhân loại, nhất là bởi những thành quả của khoa học. Những lý luận để bác bỏ những luận cứ thần học trên thường dài và đi vào các lãnh vực chuyên môn. Nhưng tôi có thể giới thiệu cùng đọc giả vài cuốn trong đó có đầy đủ những bài với những luận cứ rất vững chắc để bác bỏ dứt khoát mọi lý luận thần học của Ki Tô Giáo. Những cuốn sách chính cần đọc là:

1. George Smith, Atheism: The Case Against God, Prometheus Books, NY, 1989; 2. Chet Raymo, The Skeptics and True Believers, Walker & Company, NY, 1998; 3. Edited by Paul Kurtz et al, Science & Religion: Are They Compatible?, Prometheus Books, NY, 2003; 4. Edited by Michael Martin & Ricki Monnier, The Impossibility of God, Prometheus Books, NY, 2003; 5. Edited By Peter A. Angeles, Critiques of God: Making The Case Against Belief of God, Prometheus Books, NY, 1997; 6. Christopher Hitchens, God is not Great, Hachette Book Group, USA, NY, 2007; 7. Richard Dawkins, The God Delusion, A Mariner Book, NY, 2008; 8. David Mills, Atheist Universe, Ulysses Press, Berkeley, 2006; 9. Victor J. Stenger, God: The Failed Hypothesis, Prometheus Books, NY, 2007.

 

Trong các nước văn minh tiến bộ trên thế giới thì Mỹ là quốc gia tiến bộ nhất về kỹ thuật nhưng lại chậm tiến nhất về mặt tâm linh. Mỹ vẫn tự nhận là “God’s Country” với cái motto “In God We Trust” [Judith Hayes đã đặt câu hỏi: “In God We Trust, But Which one?”]. Mỹ có khoảng gần 80% người dân theo Ki Tô Giáo đủ các hệ phái. Nhưng như là một nghịch lý, các trường phái “Khoa Học Sáng tạo” (Creation Science) và “Thiết Kế Thông Minh” (Intelligent Design) ở Mỹ lại thất bại hoàn toàn trong mưu đồ đưa thuyết sáng tạo vào dạy song song với các chương trình khoa học trong các trường học, mà mục đích chính là để mê hoặc giới trẻ về một “Gót” [God] của Ki Tô Giáo, trong khi đó thì Tuyết Tiến Hóa của Darwin lại được dạy trong tất cả những trường học công cộng, từ Trung Học cho đến Đại học. Chưa thoát khỏi những cơn mê sảng, một số tín đồ Ki Tô Giáo Việt Nam, Ca-tô cũng như Tin Lành, đặc biệt là những tân tòng Tin Lành, vẫn năng nổ chống đối thuyết Tiến Hóa, dùng những luận cứ thuộc loại phi-khoa học hoặc lý sự cùn đã bị giới khoa học và trí thức Âu Mỹ dứt khoát bác bỏ.

Gần đây tôi đọc được trên Internet bài “Lý Do Để Chúng Ta Tin” của tác giả GLV Phaolô Phạm Xuân Khôi, nói là dịch từ Catholic Response (1), trong đó tác giả đưa ra một số luận cứ thần học cũ kỹ trên để biện minh cho đức tin của người Ca-tô. Các nhà thần học Ki Tô Giáo đã đưa ra nhiều luận cứ để chứng minh là thiên chúa của họ hiện hữu. Trong bài trên, ông Phạm Xuân Khôi chỉ đưa ra ba: “Cuộc đánh cá của Pascal”; “Lý chứng cứu cánh”; và “Lý chứng vũ trụ” và gài vào trong đó một số lý luận của trường phái “khoa học sáng tạo” hay “thiết kế thông minh”.. Sau đây chúng ta sẽ đi vào từng luận cứ thần học trong bài của ông Phạm Xuân Khôi để xác định chỗ đứng của nền thần học Ki Tô Giáo trước bộ kiến thức của nhân loại ngày nay.

 

◄ ● ►

Mở đầu tác giả viết:

Một số người cho rằng tin vào Thiên Chúa là mù quáng. Theo họ thì đức tin không để cho lý trí một chỗ đứng, hoặc trái ngược với những tư tưởng thông thái. Cả một số tín hữu lẫn những người không tin đều có chungquan niệm này. Những người không có đức tin có thể hãnh diện về lý trí và sự thiếu lòng tin của họ, nhưng họ vẫn "hy vọng và tin tưởng" rằng không có Thiên Chúa.?? Ngược lại, các tín hữu có thể cho rằng đức tin vượt trên lý trí, có thể dẫn chứng câu 1 Corinthô 1:21.

Tác giả viết thật là mâu thuẫn. Đức tin trong Ca-tô giáo đích thực là một đức tin mù quáng vì tin mà không hiểu, tin vì hi vọng ở một cái gì đó mà giáo hội đã hứa hẹn nhưng không bao giờ có thể thực hiện được. Khi xưa, Chúa Giê-su đã hứa hẹn cùng các người theo ông ta là ông ta sẽ trở lại trần ngay khi một số người theo ông ta còn sống. Nhưng tất cả đều thất vọng, vì đến khi chết đi mà cũng không thấy Chúa của họ ở đâu. Chúa mà còn hứa hẹn xạo như vậy huống chi là những người phàm chủ chăn trong giáo hội ngày nay. Có điều gì mà giáo hội dạy đã thực hiện được chưa? Tín đồ cứ sống trong niềm hi vọng hão huyền, đến chết cũng chẳng biết là mình bị lừa dối vì một cái bánh vẽ trên trời, giống y hệt các tông đồ khi xưa trước lời hứa hẹn của Chúa. Niềm tin của người dùng lý trí là niềm tin qua sự hiểu biết. Do đó người không có đức tin vì biết rằng chẳng có gì đáng để mà tin. Đã biết là không có Gót (God), vì không có bằng chứng nào chứng tỏ là có một Gót như Gót của Ca-tô giáo, Gót như được mô tả trong cuốn Kinh Thánh của Ca-tô giáo, vậy làm sao mà còn "hy vọng và tin tưởng" rằng không có Thiên Chúa ? Chuyện "hy vọng và tin tưởng" rằng Thiên Chúa là chuyện của những người có đức tin. Và muốn cho người khác tin là có thiên chúa thì họ phải chứng minh là thiên chúa của họ có thật. Điều này họ không làm được mà chỉ đưa ra một số luận cứ triết lý thần học để mê hoặc những người đầu óc yếu kém, không hề sử dụng đến lý trí. Đối với những người không có đức tin của Ca-tô giáo thì lý trí có thể giúp họ biết là họ tin vào cái gì, có đáng tin không?

Chúng ta hãy thử đọc 1 Corinthô 1: 21, theo đề nghị của ông Phạm Xuân Khôi, nhưng có lẽ chúng ta nên đọc cả 1 Corinthô 1:20 cho nó đầy đủ nghĩa:

1 Corinthians 1:20-21: Người thông thái đâu? Học giả Do Thái đâu? Người tranh luận của thời đại này đâu? Có phải là Gót đã làm cho sự thông thái của thế giới này thành điên rồ rồi không?

Bởi vì, trong sự thông thái của Gót, thế giới qua sự thông thái không biết đến Gót, Gót thật là hài lòng qua sự điên rồ của cái thông điệp rao giảng để cứu những người tin.

[King James: Where is the wise? Where is the scribe? Where is the disputer of this age? Has not God made foolish the wisdom of this world?

For since, in the wisdom of God, the world through wisdom did not know God, it please God through the foolishness of the message preached to save those who believe.]

Vậy thì có phải là đức tin của Ca-tô Giáo là tin vào sự điên rồ của cái thông điệp được rao giảng cho những người tin không? Và đức tin thuộc loại này ông Phạm Xuân Khôi cho là vượt trên lý trí. Nhưng sự thông thái của Gót là như thế nào? Ngài “sáng tạo” ra một vũ trụ cách đây trên dưới 6000 năm trong khi vũ trụ mà chúng ta sống trong đó đã hiện hữu từ 13.7 tỷ năm, điều mà không ai có thể phủ nhận, kể cả Giáo hoàng của Ca-tô Rô-MaGiáo. Ngài “sáng tạo” ra một trái đất phẳng dẹt có 4 góc, đứng yên trong vũ trụ, cách đây khoảng 6000 năm, trong khi trái đất của chúng ta hình cầu và đã hiện hữu ít ra là 4.5 tỷ năm, và vừa quay xung quanh mặt trời vừa quay xung quanh trục Nam Bắc..

Thêm vài sự "thông thái" của Gót.

Trong ngày thứ nhất, Gót [bật công tắc điện và] nói: có ánh sáng nè, và tự nhiên có ánh sáng. Gót “chia ánh sáng ra làm hai phần”, sáng và tối, gọi phần sáng là “Ngày” và phần tối là “Đêm” [Genesis 1: 3-5]. [Xin ông Phạm Xuân Khôi, chắc chắn đã đọc Thánh Kinh, và các đọc giả không đọc Thánh Kinh, ghi nhận điều quan trọng này: “Đến ngày thứ tư Gót mới “sáng tạo” ra mặt trời và trăng sao, cung cấp ánh sáng cho trái đất, do đó đối với con người trên trái đất mới có ngày và đêm, do chuyển động quay của trái đất xung quanh trục Nam Bắc. TCN] Quý vị nào muốn tin vào Thánh Kinh thì hãy làm một chuyến du thuyền (cruise) lên Alaska của nước Mỹ vào mùa hè. Không có “đêm” có phải không. Tôi không đi vào mùa Đông nên không biết là ở đó có “ngày” hay không.

Ngày thứ hai, Gót tạo ra một vòm trời (firmament) cứng bằng đồng thau để ngăn phần nước ở dưới với phần nước ở trên. Gót gọi cái vòm trời này là “thiên đường” (heaven). [Genesis 1:7-8].

Cái vòm trời này rất đặc biệt, ở trên có những cánh cửa để cho các thiên thần của Gót mở ra cho mưa rơi xuống, và tối tối mang trăng sao treo trên đó. Trước những khám phá bất khả phủ bác của khoa học về vũ trụ, giáo hoàng John Paul II của Ca-tô Rô-Ma Giáo đã phải thú nhận trước thế giới là chẳng làm gì có cái thiên đường như vậy trên các tầng mây.

Còn vô số sự "thông thái" của Gót trong Thánh Kinh nhưng chừng đó cũng đủ để cho chúng ta thấy sự thông thái của Gót là như thế nào. “Có phải là Gót đã làm cho sự thông thái của thế giới này thành điên rồ rồi không?” Đúng vậy ! Nhưng thực ra Gót chỉ làm cho sự thông thái của một thiểu số trên thế giới này điên rồ, vì chỉ có điên rồ mới tin vào sự thông thái của Gót như trên.

● Chúng ta hãy đọc tiếp Phạm Xuân Khôi:

Ðức tin có thể được định nghĩa là nhận một điều gì đó là có thật vì bạn tin tưởng vào người hoặc nguồn cho bạn biết điều đó. Niềm tin không phải chỉ dành riêng cho tôn giáo, mà là một phần tổng quát của đời sống con người. Chúng ta cần niềm tin vì kiến thức con người bất toàn. Thí dụ, hầu hết mọi người đều tin rằng vận tốc của ánh sáng khoảng 186.000 dặm một giây. Họ thường chấp nhận đó là sự thật vì họ tin vào khoa học chứ không phải vì chính họ kiểm chứng điều đó. Hầu hết mọi người không được huấn luyện về kỹ thuật, không có dụng cụ hay kiên nhẫn để đo vận tốc ánh sáng. Ðiều thực tế duy nhất là tin vào các nhà chuyên môn. Mỉa mai thay phần đông lại tin vào thuyết Tiến Hóa. Niềm tin cũng quan trọng trong liên hệ cá nhân. Chúng ta có thể tin rằng một người yêu chúng ta vì họ cho chúng ta biết; và chúng ta tin tưởng người đó, dầu không thể kiểm chứng được điều đó. Một người không có niềm tin thì không phải là vô đạo mà là vô nhân.

TCN: Đó là định nghĩa về đức tin (faith) của cá nhân ông Phạm Xuân Khôi, nghĩa là đặt hết tin tưởng vào người hoặc nguồn cho mình biết điều mà mình nhận điều đó là thật, nhưng rất có thể điều đó không phải là thật. Tại sao? Vì người đó hay nguồn đó có thể sai lầm trước sự phê phán của giới thức giả trong lãnh vực học thuật. Điều này có thể xảy ra không? Chắc chắn là có rồi. Thí dụ như người đó là Giáo hoàng chẳng hạn, Giáo hoàng có bao giờ sai lầm không? Thí dụ như nguồn đó là cuốn Thánh Kinh chẳng hạn. Trong Thánh Kinh có điều gì sai lầm hay không, về thần học cũng như về khoa học? Chắc chắn là có rồi. Nếu định nghĩa đức tin như trên thì Đức tin trong Ca-tô Giáo nói riêng, trong Ki Tô Giáo nói chung, là một loại đức tin rất đặc biệt, đặc biệt vì tin vào những sai lầm.

Theo định nghĩa của H. L. Mencken thì Faith hay Đức Tin là "một kiểu tin phi-lôgic vào sự xảy ra của những gì không chắc có thực" (an illogical belief in the occurrence of the improbable), và theo định nghĩa trong tự điển thì Faith hay Đức Tin là "sự tin chắc vào một cái gì đó mà không chứng minh được cái đó có thực" (Firm belief in something for which there is no proof.) Chẳng vậy mà học giả Ca-tô Joseph L. Daleiden đã nhận định trong cuốn The Final Superstition: “Đức Tin Ki Tô (Christian Faith) và Lý Trí (Reason) tượng trưng cho hai con đường đối ngược: con đường đi tới mê tín đối với con đường đi tới hiểu biết” [The path to superstition versus the path to knowledge] Như vậy thì “đức tin” và “hiểu biết” có tính cách “loại trừ hỗ tương” (mutually exclusive). Thật vậy, “thánh” Ignatius of Loyola, (1491-1536), người sáng lập dòng Tên, đã từng phán:

Chúng ta phải luôn luôn sẵn sàng tin rằng cái mà chúng ta thấy là trắng thực sự là đen, nếu hàng giáo phẩm trong Giáo hội Công Giáo quyết định như vậy.

[John Dollison, Pope-Pourri, p. 174: Ignatius of Loyola: We should always be disposed to believe that which appears white is really black, if the hierarchy of the Church so decides.]

Ông PhaoLô Phạm Xuân Khôi dùng lý luận khoa học để biện minh cho đức tin của Ca-tô Giáo. Nhưng ông không hiểu mấy về khoa học nên viết bừa. Chứng minh? Ông không biết rằng những kết quả khoa học như vận tốc của ánh sáng thì bất cứ ai có đủ khả năng và phương tiện đều có thể đo lại để kiểm chứng, và thuyết Tiến Hóa cũng vậy, đã được kiểm chứng trong nhiều bộ môn khoa học, từ vũ trụ học đến sinh học tiến hóa v…v…. Tại sao chúng ta lại tin vào những khám phá của khoa học. Vì những khám phá đó là do những bằng chứng thực nghiệm bất khả phủ bác lập thành và đã được thử thách qua thời gian. Nhưng niềm tin vào một đấng không ai thấy, không ai biết, vô hình v…v… như “Gót” (God) của Ki Tô Giáo mà ông Phạm Xuân Khôi gọi là Thiên Chúa thì chỉ có trong đầu óc của những người tin và không ai có thể kiểm chứng được bất cứ bằng cách nào. Mẹ Teresa, người sáng lập ra dòng “thừa sai bác ái” hẳn nhiên là người tin vào Gót của Ki Tô Giáo. Nhưng sau nhiều năm cầu nguyện cũng phải thú nhận là không thấy Chúa ở đâu. Đọc câu sau của ông Khôi: Mỉa mai thay phần đông lại tin vào thuyết Tiến Hóa tôi cảm thấy rất thú vị, không biết có phải ông ấy tự mỉa mai không, vì cái phần đông này nằm trong các trường Trung Học và Đại Học nổi tiếng trên thế giới, và thú vị nhất là trong cái phần đông này có cả Giáo hoàng John Paul II khi Ngài phát biểu năm 1996:

Thân xác con người có thể không phải là sự sáng tạo tức thời của Thượng đế, mà là kết quả của một quá trình tiến hóa dần dần... Những kiến thức mới nhất dẫn đến việc phải chấp nhận Thuyết Tiến Hóa hơn chỉ là một giả thuyết.

(The human body may not have been the immediate creation of God, but is the product of a gradual process of evolution...Fresh knowledge leads to recognition of the theory of evolution as more than just a hypothesis).

Và Giáo hoàng đã nói như vậy thì con chiên như ông Phạm Xuân Khôi bắt buộc phải tin theo, không tin thì không được lên thiên đường của Ca-tô Rô-MaGiáo. Ông Phạm Xuân Khôi có dám lên tiếng chỉ trích Giáo hoàng của ông là ngu vì đã tin vào thuyết Tiến Hóa không? Nhưng tại sao phần đông lại tin vào thuyết Tiến Hóa. Vì Tiến Hóa đã là một sự kiện mà mọi lý thuyết thần học phải cúi đầu trước nó. Tôi sẽ trở lại vấn đề này trong một phần sau.

Ông Phao lô Phạm Xuân Khôi đã đưa ra một số lý luận thần học mà ông ta cho là những lý do để người Ca-tô tin. Trước khi duyệt qua những luận cứ thần học này để xem chúng có thể đứng vững trước bộ kiến thức của con người ngày nay về vũ trụ, nhân sinh, và nhất là, về những khám phá của khoa học, tôi muốn đưa ra một câu hỏi..

Chúng ta biết chắc rằng, và Ca-tô Giáo của ông Phạm Xuân Khôi cũng không thể phủ nhận, vũ trụ mà trái đất chỉ là một hạt cát trong đó, rộng khoảng 13.7 tỷ năm ánh sáng và đang tiếp tục nở rộng thêm, trong đó có khoảng 50 tỷ thiên hà, mỗi thiên hà có nhiều trăm tỷ ngôi sao [There are about 50 billion of galaxies, each galaxy contains hundreds of billions of stars], mỗi ngôi sao là một khối cầu lửa có nhiệt độ nhiều ngàn độ, mặt trời là một ngôi sao nhỏ với nhiệt độ ngoài biên khoảng 6000 độ. Vậy ai là người có đầu óc còn có thể tin được vũ trụ trên đã được sáng tạo ra bởi một ông mắt sâu râu rậm Do Thái, dựa trên hình vẽ ông ta trên trần của thánh đường Phê-rô trong Vatican, trong 6 ngày, cách đây 6000 năm, thường đi dạo trong vườn Eden [Sáng Thế 3] và trong các trại lính nhưng sợ giẫm phải cứt nên ra lệnh cho quân trong trại sau khi đi cầu phải chôn phân [Phục Truyền 23].? Người nào cho rằng mình có đầu óc mà vẫn tin như trên thì xin mời lên tiếng, tôi xin tặng một liều thuốc an thần, hay giới thiệu một nhà phân tâm học, hoàn toàn miễn phí [absolutely free]..

Mặt khác, những luận cứ thần học là để thuyết phục những đầu óc tin như trên là có Gót. Nhưng Gót đó có làm được cái tích sự gì cho nhân loại không? Tuyệt đối là không? Nếu chúng ta tin rằng ông ta đã sáng tạo ra vũ trụ và mọi thứ trong đó thì ông ta đã làm gì trước những bệnh tật và khuyết tật? Ông ta đã làm gì trước những thiên tai như núi lửa, động đất, sóng thần v…v… Chính con người đã giải quyết được phần nào những thảm họa của nhân loại. Mỗi khi ông ta sáng tạo ra một vi-rút nào mới để hại con người thì y khoa lại kiếm ra cách để vô hiệu hóa tác hại của vi-rút đó. Khi ông ta sáng tạo ra sấm sét hoặc các thiên tai mà những người Mỹ như Pat Robertson hay Jerry Falwell vẫn còn coi đó là những “acts of God” và các hãng bảo hiểm Mỹ không chịu bảo hiểm những hoạt động này của Gót, thì các khoa học gia đã giải thích tường tận nguyên nhân từ đâu là có sấm, sét, hay động đất, hay Tsunami, và có thể tiên đoán gần đúng khi nào thì xẩy ra và xẩy ra ở đâu. Hầu hết những hiện tượng thiên nhiên mà người ta thường cho là tác phẩm của Gót thì ngay nay chúng ta đã được giải thích rất rõ ràng. Mỗi lần con người giải thích được một điều nào đó mà người ta trước đây không hiểu và thường cho là công năng của Gót thì trụ xứ của cái ông “Gót của những khoảng trống” (God of the gaps) lại thu hẹp lại một cách thảm hại và bây giờ chỉ còn có thể ẩn náu trong những đầu óc nhỏ hẹp của những người có đầu mà không có óc. Những người này cố tìm ra những điều mà con người chưa khám phá ra được để nhét Gót của họ vào đó mà không biết rằng, như vật lý gia Paul Davies đã nhận định: “Phải viện tới Gót như là quy tắc bao quát để giải thích điều [mà con người] chưa giải thích được là làm cho Gót thành bạn hữu của sự ngu dốt. Nếu chúng ta có thể tìm thấy Gót thì phải thấy trong những khám phá về thế giới này, chứ không phải là trong những điều mà chúng ta chưa khám phá ra” [To invoke God as a blanket explanation of the unexplained is to make God the friend of ignorance. If God is to be found, it must be through what we discover about the world, not what we fail to discover]

Bây giờ chúng ta hãy đi vào từng lý luận thần học một mà ông Phạm Xuân Khôi đưa ra để chứng minh là có thiên chúa..

 

Cuộc Đánh Cá Của Pascal.

Lý luận thứ nhất của ông Phạm Xuân Khôi để chứng minh về Thiên Chúa là dùng “Cuộc đánh cá của Pascal” [Pascal Wager]. Sau đây tôi sẽ phê bình từng câu một của ông Phạm Xuân Khôi trong đoạn sau đây rồi tôi sẽ có một nhận xét tổng quát về cái gọi là “cuộc đánh cá của Pascal”:

Lý luận của Pascal để chứng minh về Thiên Chúa được trình bày như cuộc đánh cá, gọi là Cuộc Ðánh Cá của Pascal. Dầu Cuộc Ðánh Cá của Pascal không phải là một bằng chứng có Thiên Chúa, nhưng là một lý lẽ hùng hồn cho việc tin vào Thiên Chúa.

[Không phải là một bằng chứng vậy thì làm sao mà có thể chứng minh về Thiên Chúa?]

Ðối với Pascal, hoặc là có Thiên Chúa hoặc là không.

[Đó là đối với Pascal. Nhưng những gì đối với Pascal không nhất thiết cũng phải là đối với bất cứ ai khác. Đối với giới trí thức ngoài Ca-tô Giáo và những người hiểu biết thì không làm gì có Thiên Chúa cho nên không cần phải đánh cá.]

Tôi phải đánh cá vào một. Tôi không thể tránh được cuộc đánh cá này.

[Tại sao lại phải? Cái gì bắt tôi phải đánh cá? Chỉ có những người có máu mê cờ bạc mới ham đánh cá. Chỉ có những người quan tâm đến một thiên chúa và hi vọng một cái gì ở thiên chúa mới lao đầu vào cuộc đánh cá ngớ ngẩn trên. Tại sao lại ngớ ngẩn? Tôi sẽ nói rõ trong phần Nhận Xét Tổng Quát]

Ðơn thuần làm lơ với cuộc đánh cá này đem lại cùng một hậu quả như cá là không có Thiên Chúa. Nếu tôi cá là có Thiên Chúa và tôi sai, tôi không mất gì.

[Có thật vậy không? Tôi đã phí phạm cả cuộc đời để tin vào một chuyện viển vông, trong khi tôi có thể để thì giờ vào những việc khác có ích lợi hơn thay vì ngồi cầu nguyện với một cái gì mà không ai thấy, không ai biết, và không hiểu, nghĩa là Thiên Chúa của Ca-tô Giáo]

Nhưng nếu tôi đúng, phần thắng của tôicó thể là Thiên Ðàng.

[Nhưng vấn đề là ông phải biết Thiên Đàng là cái gì và ở đâu. Nếu đó là Thiên Đàng của Ca-tô Giáo thì chính Giáo hoàng John Paul II đã thú nhận là chẳng làm gì có cái gọi là Thiên Đàng trên các tầng mây, và Mục sư Ernie Bringas đã gọi đó là một cái bánh vẽ trên trời (A-Pie-In-The-Sky.]

Nếu tôi cá là không có Thiên Chúa mà tôi đúng, thì tôi cũng chẳng lợi lộc gì. Tuy nhiên, nếu tôi sai thì khốn cho tôi.

[Giả thử tôi điên mà lao đầu vào một cuộc đánh cá ngớ ngẩn để mua vui và nếu tôi sai thì cũng chẳng có gì là khốn cả, vì tôi chưa bao giờ ham hố một cuộc sống đời đời không biết đến bao giờ mới có được sau khi chết ở trên một Thiên Đàng không hề hiện hữu]

Theo Pascal, một người có lý trí phải tin và hành động như là có Thiên Chúa

[Vớ vẩn! Đó là theo Pascal. Hơn nữa còn đang đánh cá mà, chưa biết … sấp ngửa ra sao! Thực tế là, chỉ có những người không dám sử dụng đến lý trí của mình, nếu họ có, mới tin và hành động như là có Thiên Chúa. Tin và hành động như thế nào? Thánh chiến? Tòa án xử dị giáo? Thiêu sống người không tin? Phản bội quốc gia dân tộc? Và còn gì nữa?].

Nhận xét tổng quát:

Thật ra thì “cuộc đánh cá của Pascal” không chỉ như ông Phạm Xuân Khôi viết như trên. Pascal viết: “Hoặc là có Gót, hoặc là không. Nhưng chúng ta ngả vào phía nào? Lý trí không thể quyết định được gì ở đây.. Với lý trí, chúng ta không thể giải quyết được điều này hay điều kia; với lý trí chúng ta không thể biện giải cho điều này hay điều kia.. [nghĩa là có thiên chúa hay không] Nhưng chúng ta phải đánh cá” [God is, or He is not. But to which side shall we incline? Reason can decide nothing here.. According to reason, you can do neither the one thing nor the other; according to reason, you can defend neither of the propositions…But you must wager (WHY???. TCN)]. Sau đó ông ta mới đưa ra lý luận, nghĩa là phải dùng tới lý trí, để đi vào cuộc đánh cá như ông Phạm Xuân Khôi viết ở trên. Sự mâu thuẫn thật là hiển nhiên trong lập luận của Pascal. Nhưng nếu Gót là bậc toàn trí thì ông ta biết rằng Pascal khi xưa, cũng như ông Phạm Xuân Khôi ngày nay, đều không có đức tin hoàn toàn vào Gót, còn nghi ngờ cho nên mới phải đánh cá, một ăn một thua. Mà không tin tuyệt đối vào Gót thì không được lên thiên đàng của Gót, có phải như vậy không? Ông Phạm Xuân Khôi có nghĩ đến điều này không?

Pascal sống trong thế kỷ 17 ở Âu Châu dưới quyền thống trị của Ca-tô Rô-MaGiáo. Trong thời đó hầu như mọi người ở Âu Châu đều phải theo Ca-tô giáo, nghĩa là phải tin vào một Gót do nền thần học Ca-tô đưa ra, hoặc theo truyền thống gia đình, hoặc bị cưỡng ép nếu không sẽ bị bạo hành. Chúng ta nên nhớ những tòa án xử dị giáo và thiêu sống phù thủy đến thế kỷ 18 mới chấm dứt. Bertrand Russell đã nhận định: “Tôn giáo của một người là tôn giáo của cộng đồng mà người đó sinh ra”. Điều này đặc biệt đúng với Ca-tô Rô-MaGiáo qua bí tích rửa tội từ khi mới sinh ra và còn kéo dài đến ngày nay. Nhưng không phải mọi người ở Âu Châu đều tin vào Gót của Ca-tô giáo, cho nên Pascal đã dùng lý luận để thuyết phục mọi người đều nên tin vào lời giáo hội Ca-tô dạy, và lý luận này chỉ có giá trị đối với người dân, đa số là không có học, trong những xã hội Ki-tô giáo ở Âu Châu, trong đó có sự nghi ngờ của giới hiểu biết về sự hiện hữu của một Gót, vì trải qua bao thế hệ họ không thấy có bằng chứng gì chứng tỏ Gót hiện hữu hay có ích gì cho con người..

Pascal là một triết gia đồng thời là một nhà toán học nổi tiếng của Pháp. Hẳn nhiên ông đã sử dụng đến lý trí của mình rất nhiều trong những lãnh vực này. Nhưng lý trí của ông ta lại không cho phép ông hiểu về Gót, vì vậy ông ta đã phát biều là “Gót thì không tài nào hiểu nổi” (God is infinitely incomprehensible) và đưa đến kết luận: “Chúng ta không đủ khả năng để biết Gót là cái gì hoặc có hiện hữu hay không” (Pascal asserts: We are incapable of knowing either what he is or if he is). Nhưng cũng như đa số người dân ở Âu Châu trong thế kỷ 17, Pascal tin vào giáo điều có tính cách mê hoặc của giáo hội Ca-tô : “Tin vào Gót thì sẽ được lên Thiên Đàng, không tin thì sẽ bị đày xuống hỏa ngục để cho ngọn lửa thiêu đốt vĩnh hằng” cho nên ông ta đã cố đưa ra một lý luận để kéo con người vào Ca-tô giáo.. Và ông Phạm Xuân Khôi đưa ra ”cuộc đánh cá của Pascal” này không ngoài mục đích trên: ”Nếu tôi đúng thì phần thắng của tôi là Thiên Đàng [không chắc đâu], nếu tôi sai thì khốn cho tôi [dọa con nít]. Nhưng ông quên rằng không phải ai cũng ham hố để được lên Thiên Đàng, một cái bánh vẽ trên trời (A-Pie-In-The-Sky) như nhà thần học Ernie Bringas đã nhận định, và chính Giáo hoàng John Paul II đã phủ nhận sự hiện hữu của cái Thiên Đàng đó, và không phải là ai cũng sợ cái hỏa ngục của Ca-tô Giáo bày đặt ra để hù dọa những người đầu óc yếu kém, cả tin.. Nay là thế 21 không phải thế kỷ 17. Mặt khác, lý luận của Pascal không chỉ áp dụng cho Gót của Ca-tô Giáo mà có thể áp dụng cho mọi tôn giáo độc thần. Người Hồi giáo cũng có thể lý luận là: “Ai tin vào Allah thì sẽ được lên Thiên đàng, ai không tin sẽ bị xuống hỏa ngục”. Như vậy thì đối với Ca-tô Giáo người nào không tin vào Gót của Ca-tô Giáo thì sẽ xuống hỏa ngục, số này hiện nay chiếm tuyệt đại đa số người dân trên thế giới.

Đối với người Hồi Giáo thì tất cả nhưng người Ca-tô Giáo đều phải xuống hỏa ngục vì không tin vào Allah của Hồi giáo. Điều đáng nói là trong thời buổi này mà ông Phaolô Phạm Xuân Khôi còn đưa ra một lý luận cổ lỗ sĩ đã không còn bất cứ một giá trị nào đối với người có đầu óc. Chúng ta thấy người Ca-tô thật là kỳ quặc. Họ có thể không ngần ngại hung hăng giết người hay làm mọi điều vô đạo đức để “vinh danh thiên chúa trên trời”, lịch sử thế giới và Việt Nam đã chứng tỏ như vậy, nhưng lại rất nhát gan trước một cái hỏa ngục giả tưởng do giáo hội bày đặt ra để nắm giữ đám tín đồ có đầu mà không có óc, một hỏa ngục mà chính Giáo hoàng John Paul II của Ca-tô Giáo đã bác bỏ sự hiện hữu..

Không phải chỉ có cuộc đánh cá của Pascal (Pascal’s wager) mà người vô thần cũng có một cuộc đánh cá (Atheist’s wager) như sau:

Người vô thần đánh cá là không có Gót của Ki Tô Giáo. Nếu không có Gót thì chẳng có gì là lạ đối với người vô thần. Giả thử là có một Gót mà người Ki Tô thường ca tụng là đạo đức, đầy tình thương yêu, bao dung v…v… thì người vô thần biết chắc rằng một Gót như vậy chắc chắn là chẳng cảm thấy phiền hà gì khi con người sử dụng lý trí mà Gót đã ban cho họ để mà không tin là có Gót. Gót đó sẽ không trừng phạt bất cứ ai vì những khả năng suy tư và phân tích của họ đưa đến sự nghi ngờ và không tin những gì mà những người thường, đầy sai lầm, như Giáo hoàng và Linh mục nói về Gót. Như vậy dù có Gót thì người vô thần cũng chẳng làm sao và cũng chẳng mất mát gì.

Mặt khác, những người tin vào Gót như ông Phạm Xuân Khôi, và lao đầu vào cuộc đánh cá của Pascal. Giả thử Gót đó thực sự hiện hữu, nhưng theo Thánh Kinh thì Gót đó như sau theo nhận định của Richard Dawkins trong Chương 2, trang 51, về “Giả Thuyết Về Thiên Chúa” [The God Hypothesis], trong cuốn “The God Delusion” :

Không cần phải bàn cãi gì nữa, Thiên Chúa trong Cựu Ước là nhân vật xấu xa đáng ghét nhất trong mọi chuyện giả tưởng: ghen tuông đố kỵ và hãnh diện vì thế; một kẻ nhỏ nhen lặt vặt, bất công, có tính đồng bóng tự cho là có quyền năng và bất khoan dung; một kẻ hay trả thù; một kẻ khát máu diệt dân tộc khác; một kẻ ghét phái nữ, sợ đồng giống luyến ái, kỳ thị chủng tộc, giết hại trẻ con, chủ trương diệt chủng, dạy cha mẹ giết con cái, độc hại như bệnh dịch, có bệnh tâm thần hoang tưởng về quyền lực, của cải, và toàn năng [megalomaniacal], thích thú trong sự đau đớn và những trò tàn ác, bạo dâm [sadomasochistic], là kẻ hiếp đáp ác ôn thất thường.

[The God of the Old Testament is arguably the most unpleasant character in all fiction: jealous and proud of it; a petty, unjust, unforgiving control-freak; a vindictive, bloodthirsty ethnic cleanser; a misogynistic, homophobic, racist, infanticidal, genocidal, filicidal, pestilential, megalomaniacal, sadomasochistic, capriciously malevolent bully.]

và tôi đã chứng minh là đúng, dựa hoàn toàn trên những điều viết trong Thánh Kinh.

Vậy thì có gì thích thú để sống đời đời bên cạnh cái ông Gót có 16 thuộc tính xấu xa ác ôn như vậy? Nếu những người tin vào một Gót như vậy, và tin vào những lời hứa của ông ta về một thiên đàng, và muốn sống đời đời bên cạnh ông ta thì cứ “go ahead” và tin. Đối với những người vô thần (không tin vào Gót Kytô giáo) thì không phải sống bên cạnh một ông Gót như vậy chẳng có gì là mất mát cả, chẳng có gì là khốn cả, mà đó là hồng phúc của tổ tiên để lại. Hơn nữa, tôi có thể bảo đảm “chăm phần chăm” (100%) là người Việt Nam không bao giờ có thể được lên thiên đàng, nếu có cái gọi là thiên đàng, để sống đời đời với Gót mà họ tin. Tôi sẽ chứng minh điều này trong phần kết luận.

 

Lý Chứng Cứu Cánh

Đây là Luận Cứ Cứu Cánh (Teleological Argument) hay Thiết Kế (Design Argument) của William Paley. Ông Phạm Xuân Khôi viết:

Lý luận về Cứu Cánh nhìn nhận sự thiết kế của vũ trụ. Trước hết vũ trụ và các sinh vật có trật tự và có thể nhận ra được. Trí óc của chúng ta có thể hiểu chúng. Khoa học thừa nhận nó. Các định luật vật lý là những thí dụ cụ thể về trật tự này. Thứ đến trong lãnh vực hoạt động của con người, người ta thường cảm nghiệm rằng trật tự, mục đích hay sự thiết kế phải phát xuất từ một nhà sáng tạo thông minh. Thí dụ Bản Hoà Nhạc Thứ Chín của Beethoven phải được tạo ra bởi một nhà sáng tác nhạc tài ba, ngược lại, những tiếng động bừa bãi, không có chủ tâm đều vô nghĩa. Hơn nữa, các dinh thự phải có kiến trúc sư, tiểu thuyết có tác giả, và bằng sáng chế có người sáng tạo. Tất cả đều có mục đích. Những sự thật này đương nhiên làm cho người ta suy nghĩ về mục đích của cuộc đời, và nhận ra Thiên Chúa là Ðấng Thiết Kế. Lý luận này là một sự nối dài hiển nhiên của những kinh nghiệm của thiên nhiên và nhân loại.

Nguồn gốc cổ điển của lý luận này được minh chứng bằng một thách đố của Êpicurô, một triết gia Hy Lạp ở thế kỷ thứ ba trước CN. Êpicurô cho rằng tất cả trật tự và thiết kế trong vũ trụ đều phát sinh từ sự nối kết tình cờ của các nguyên tử, như thế Ðấng Thiết Kế vũ trụ chỉ là một "sự tình cờ mù quáng." Cicêrô bẻ lại: "Nếu ai cho rằng thế giới đẹp đẽ và huy hoàng quá thế này được tạo thành bởi sự tình cờ hợp lại của các nguyên tử, tôi không hiểu tại sao người ấy không cho rằng "Biên Niên của Enniô" cũng được tạo nên bằng cách quẳng xuống đất hai mươi mốt chữ cái cách lộn xộn thật nhiều lần." Cũng thế nếu ai tin rằng vũ trụ được tạo nên bởi sự tình cờ, thì người đó cũng phải tin rằng sách vạn vật (hay bất cứ sách nào chúng ta có thể đọc) được tạo nên bằng cách đổ một hộp các chữ cái trên bàn nhiều lần cho đến khi đủ chữ.

Trong thời gian gần đây hơn, các Tiến Hóa Gia đã củng cố thuyết "tình cờ kết hợp" của các nguyên tử với những tư tưởng như "sự chọn lựa tự nhiên" và "một thời gian dài không tưởng." Nhưng Thuyết Tiến Hóa không cắt nghĩa được tại sao vận tốc ánh sáng, trọng lượng của điện tử, hằng số Plank và những hằng số vật lý khác phải đúng cho một vũ trụ quân bằng để có thể có sự sống. Một vũ trụ có thể sống được đang bị coi rẻ. Thứ đến người ta phải nghĩ coi làm sao mà một tế bào sống thật phức tạp có thể nảy sinh từ một tiến trình hóa học ngẫu nhiên. Hơn nữa, theo định luật về Entrôpy thì điều đó có thể xảy ra được không? Khi để mặc kệ, sự vật thường bị hư hại hoặc đi từ trật tự đến lộn xộn. Nhưng quan trọng nhất là Thuyết Tiến Hóa không trả lời được "tại sao" chúng ta ở đây. Nó không cắt nghĩa được cứu cánh hay mục đích của cuộc đời. Theo Thuyết Tiến Hóa, chúng ta chỉ là một tai nạn của vũ trụ. Theo Thuyết Tạo Dựng, chúng ta được dựng nên để được Thiên Chúa yêu thương. Ðó là điểm khác nhau chính giữa Thuyết Tiến Hóa và Tạo Dựng. Lý luận trên là lý luận thông thường nhất để chứng minh có Thiên Chúa.

TCN: Đọc qua đoạn trên chúng ta thấy ông Phạm Xuân Khôi vẫn còn mê mẩn về thuyết Sáng Tạo của Ki Tô Giáo, đúng ra là mê mẩn về một cái thiên đàng ở trong cái đầu óc nhỏ hẹp của ông ta. Tất cả những điều ông viết ở trên chẳng có thể chứng minh được là có Gót. Nhìn những tai họa xẩy ra khắp nơi trên thế giới thì chúng ta có thể thấy sự yêu thương của Gót của ông Khôi đối với con người là như thế nào. Những người bị bệnh như ung thư đến thời kỳ cuối thì họ sẽ thấy Gót thương yêu họ như thế nào. Người Ca-tô có thể nghe lời dối trá của giáo hội, tự an ủi là ý Chúa muốn thế, việc làm của Chúa chúng ta không thể nào hiểu nổi, như Pascal đã nhận định ở trên, và cứ vững niềm tin vào Chúa thì sẽ được lên thiên đàng. Nhưng dù có giữ vững lòng tin cách mấy cũng không thể tránh được thực tế là thân xác đau đớn và hoang mang vì thường được dạy là “thiên chúa quá thương yêu thế gian” và blah…blah…blah…

Ông Phạm Xuân Khôi đã dùng vài luận cứ khoa học của những người không hiểu rõ về khoa học cũng như cố tình hiểu sai về khoa học, của trường phái “khoa học sáng tạo” hoặc “thiết kế thông minh”. Ông nói đến thuyết Tiến Hóa nhưng sự thực ông không hiểu rõ thuyết Tiến Hóa, ông nói đến “entropy” nhưng sự thực ông không hiểu gì về “định luật nhiệt động học thứ hai”. Ông đưa ra những thí dụ về sự thiết kế thông minh của con người để dùng lý luận tương tự [analogical argument] để chứng minh sự vận hành của vũ trụ và những định luật trong đó là do sự thiết kế thông minh của thiên chúa.

Thứ nhất, lý luận về cứu cánh trên không xuôi vì đưa ra luận cứ tương tự không thích hợp. Thí dụ về bản hòa tấu thứ 9 của Beethoven. Beethoven, với kiến thức về nhạc lý, nhưng cũng cần phải có giấy bút và một chiếc đàn Piano để có thể sáng tạo ra bản nhạc tuyệt vời này. Tôi rất thích nhạc cổ điển Tây phương và đặc biệt với bản hòa tấu này là đoạn cuối “Ode of Joy”. Nhưng tôi biết chắc là nếu chơi bản hòa tấu này cho một người dân miền Nam nào đó thì họ cho đó là đánh vào thùng thiếc bể, bởi lẽ họ chỉ thích nghe Vọng Cổ mà thôi. Đối với dân nghiện nhạc Rock ở Mỹ cũng vậy, họ không thể tiêu hóa được khi nghe bản hòa tấu thứ 9 của Beethoven. Như vậy có nghĩa là, bản hòa tấu thứ 9 của Beethoven có thể hay với một người nhưng có thể chẳng hay gì đối với người khác. Tương tự, sự thiết kế của thiên chúa, nếu có thực, cũng vậy mà thôi, có giá trị với người này nhưng chẳng có giá trị gì với người khác. Điều này chúng ta có thể chứng minh rất dễ dàng, chỉ cần nhìn vào thực tế hàng ngày cũng đủ.

Mặt khác hầu hết những sản phẩm chúng ta thấy là do sự thiết kế thông minh và góp sức của nhiều người. Một cái nhà theo một mô hình nào đó cần có một kiến trúc sư và sự góp mặt của nhiều người khác: nhà thầu, công nhân và những vật dụng, gỗ gạch v..v…. Có thể nói trong cái nhà có mặt của cả vũ trụ nếu ta hiểu thuyết “cái này có thì cái kia có” của nhà Phật. Điều này cũng đúng trong việc thiết kế và hình thành một chiếc xe hơi, một chiếc máy bay v…v…

Vậy tại sao chúng ta không thể quan niệm là có nhiều Gót cùng nhau góp sức lại để sáng tạo ra cái vũ trụ này và dùng những vật dụng đã có sẵn ở ngoài cái vũ trụ mà những Gót đó sẽ tạo dựng ra? Đâu có phải nhất thiết chỉ là một Gót của Ca-tô giáo mới tạo ra cái vũ trụ này. Một câu hỏi được đặt ra.

Một mình Gót của Ca-tô Rô-MaGiáo lấy cái gì để tạo ra vũ trụ này? Bằng vài lời phán như viết trong Cựu Ước, sách Sáng Thế Ký. Điều này có tính cách sỉ nhục đầu óc của con người. Do đó luận cứ tương tự (analogical argument) ông Phạm Xuân Khôi đưa ra không đứng vững và không thể thuyết phục được ai.

Mặt khác, nếu theo lý chứng cứu cánh của ông Phạm Xuân Khôi, rằng mọi thứ làm ra đều phải có một người thiết kế ra, và do đó thế giới này cũng phải do Gót của ông ta thiết kế thì ông Phạm Xuân Khôi phải trả lời câu hỏi của tôi như sau: “Vậy thì ai, hay cái gì đã thiết kế ra thiên chúa của ông?” Một đấng với một bộ óc siêu việt tạo dựng ra một thế giới về mức độ phức tạp vượt trên mọi thiết kế của con người mà người Ca-tô cho là Gót của họ thì không thể tự nhiên hay tình cờ, ngẫu nhiên mà có. Tất nhiên phải có một đấng tạm gọi là “siêu thiết kế viên” (super-designer) thiết kế ra Gót. Nhưng ông “siêu thiết kế viên” này cũng không thể tự nhiên mà có, mà phải do một ông “siêu-siêu thiết kế viên” (super-super-designer) thiết kế ra. Với kiểu lý luận dựa theo lô-gíc này thì chúng ta có một chuỗi vô tận các thiết kế viên và không thể biết thiết kế viên nào đã tạo dựng ra giới này. Nó như một chuỗi số vô tận (infinite series of numbers) và không ai có thể biết nó chấm dứt ở chỗ nào. Các ông có thể lý luận rằng thiên chúa của các ông tự hữu, không cần phải được thiết kế ra, nhưng như thế thì lại mâu thuẫn với chính tiền đề: “mọi thứ làm ra đều phải có một người thiết kế ra”. Nếu tin vào một cái gì tự hữu, không cần phải có thiết kế viên, thì tại sao chúng ta không thể tin là một “dị điểm” [singularity], nguồn gốc của “Big Bang”, cũng tự hữu. Hơn nữa, thuyết “Big Bang” hợp lý hơn là thuyết “Sáng tạo”, vì thuyết “Sáng tạo” với những thực tế trong vũ trụ như thiên tai, sự ác, bệnh tật v…v… và những sai lầm về khoa học trong Thánh Kinh như trái đất có 4 góc và mặt trời quay xung quanh trái đất, hay mặt trời ngừng lại suốt một ngày để cho Joshua giết thêm người cho Gót v…v… không thể nào biện minh cho một Gót toàn năng, toàn trí, rất mực nhân từ của Gót của Ca-tô giáo.

Thứ nhì, lý luận của Cicero như ông Phạm Xuân Khôi dẫn chứng như trên cũng vấp phải mấy sai lầm về nhận thức trong đó. Thế giới này không hẳn là “đẹp đẽ và huy hoàng quá như thế” và tuyệt đối thành hình không phải là do tình cờ.

Các học giả đã lên án người Ki Tô là luôn luôn có kiểu “quan sát chọn lọc” (selective observation), nghĩa là cái gì đẹp đẽ trên thế giới thì cho đó là tác phẩm tuyệt vời của Gót, cái gì xấu xa trên thế giới thì lờ đi, coi như không có. Kiểu quan sát này, người Mỹ gọi là “chỉ kể những cái trúng và bỏ qua những cái trật” (counting the hits and ignoring the misses). Đây cũng là điều mà giáo hội Ca-tô đưa ra những thống kê về số tín đồ: “Chỉ kể số người rửa tội vào đạo, bỏ qua những người bỏ đạo.”

Không ai có thể phủ nhận là thế giới có những sự đẹp đẽ và huy hoàng, nhưng đây chỉ là một mặt của thế giới. Mặt kia, người Ki Tô Giáo không bao giờ nhắc tới. Sau đây là thực tế trên thế giới. Mỗi năm chúng ta phải đối diện với sự kiện sau đây: Thiên nhiên đã quá tàn nhẫn để tạo nên hàng triệu nạn nhân đủ mọi lớp tuổi qua những thiên tai như động đất, bão tố, gió lốc, lụt lội, sét đánh, cháy nhà, hạn hán, nạn đói, bệnh ung thư và mọi bệnh truyền nhiễm v…v… Một đứa bé bụ bẫm sinh ra trong một nhà thương đắt tiền, ở một nơi khác một quái thai có thể sinh ra. Trên thế giới ngày nay, mỗi ngày, vâng, mỗi ngày có khoảng 40000 (40 ngàn) đứa trẻ bị chết vì đói hoặc thiếu dinh dưỡng. Vậy khuôn mặt thương yêu của Gót ở chỗ nào trong những thảm cảnh này. Thế mà ông Phạm Xuân Khôi cho rằng chúng ta được dựng nên để được Thiên Chúa yêu thương. Thế giới quả thật là tốt đẹp đối với nhưng người Ca-tô có cái lỗ hổng hình dạng thiên chúa trong đầu (a god-shaped hole in the head), nhưng quả thật xấu xa đối với những người có lý trí đứng trước những cái trúng nhưng không bỏ qua những cái trật.

Tiếp đến ông Phạm Xuân Khôi phản bác thuyết Tiến Hóa mượn vài lý luận của trường phái “khoa học sáng tạo”, những lý luận dựa trên những kiến thức kém cỏi về khoa học. Trước khi đi vào việc phân tích những lý luận trên chúng ta hãy nói về chỗ đứng của thuyết Tiến Hóa ngày nay.

Trước hàng núi những bằng chứng khoa học về thuyết Tiến Hóa, một số nhân vật có uy tín trong lãnh vực tôn giáo như Giáo Hoàng, Giám Mục, Linh Mục , Mục sư, học giả v..v.. cũng phải cúi đầu trước thuyết Tiến Hóa, khoan kể đến giới khoa học gia đã chấp nhận thuyết Tiến Hóa từ trên trăm năm nay rồi. Chỉ còn đầu óc của những con chiên, con cừu mới còn ra công chống thuyết Tiến Hóa và bênh vực cho sự mù lòa tin bướng tin càn của mình. Chẳng có ai cấm ai tin vào bất cứ cái gì mà mình muốn tin. Nhưng dựa vào niềm tin của mình để mà phủ bác những sự kiện khoa học thì đúng là mù lòa tin bướng tin càn. Sau đây chúng ta hãy đưa ra nhận định của một số nhân vật tôn giáo cũng như khoa học về Thuyết Tiến Hóa nói chung, trước những hiểu biết của chúng ta về Thuyết Tiến Hóa, và trước những bằng chứng trong khoa học:

1. Giáo Hoàng John Paul II phát biểu năm 1996:

Thân xác con người có thể không phải là sự sáng tạo tức thời của Thượng đế, mà là kết quả của một quá trình tiến hóa dần dần... Những kiến thức mới nhất dẫn đến việc phải chấp nhận Thuyết Tiến Hóa hơn chỉ là một giả thuyết.

(The human body may not have been the immediate creation of God, but is the product of a gradual process of evolution...Fresh knowledge leads to recognition of the theory of evolution as more than just a hypothesis).

2. Linh mục dòng Tên Teilhard de Chardin trong The Phenomenon of Man:

Tiến Hóa là một thuyết, một hệ thống, hay một giả thuyết? Nó còn nhiều hơn nữa: nó là một điều kiện tổng quát mà mọi thuyết, mọi giả thuyết, mọi hệ thống phải cúi đầu trước nó và phải phù hợp với nó nếu chúng muốn được nghĩ tới và coi là đúng.. Tiến Hóa là một ánh sáng soi sáng mọi sự kiện, một đường cong mà mọi đường thẳng phải theo nó...

(Is evolution a theory, a system or a hypothesis? It is much more: it is a general condition to which all theories, all hypotheses, all systems must bow and which they must satisfy henceforth if they are to be thinkable and true. Evolution is a light illuminating all facts, a curve that all lines must follow...)

3. Mục sư Ernie Bringas trong cuốn: Going By The Book: Past and Present Tragedies of Biblical Authority:

Thuyết Tiến Hóa là một trong những cấu trúc tuyệt vời và thành công nhất của tư tưởng con người. Mọi ngành khoa học đều tiếp tục ủng hộ và kiểm chứng quan niệm về sự tiến hóa. Thuyết Tiến Hóa , giống như Thuyết Tương Đối, không còn là một "thuyết" theo nghĩa thông thường nữa, mà là một nguyên lý khoa học đặt căn bản trên rất nhiều bằng chứng không còn phải bàn cãi nữa.

(The theory of evolution is among the most elegant and fruitful structures of human thought... All scientific disciplines continue to support and verify the concept of evolution. The theory of evolution, like the theory of relativity, is no longer a "theory" in the popular sense, but a scientific principle based on considerable, indisputable evidence.)

4. Giám mục John Shelby Spong trong cuốn Why Christianity Must Change or Die:

Thuyết Tiến Hóa làm cho Adam và Eve trở nên may nhất là những nhân vật theo truyền thuyết. Thuyết Tiến Hóa không dễ gì cho tổ chức tôn giáo chấp nhận, và ngày nay vẫn còn những tiếng nói cất lên từ những miền hẻo lánh của thế giới để chống đối thuyết này. Những tiếng nói này sẽ không bao giờ thành công. Nhân loại rõ ràng là tiến hóa theo một quá trình trải dài từ 4 tỷ rưỡi đến 5 tỷ năm. Không làm gì có hai cha mẹ đầu tiên (nghĩa là Adam và Eve. TCN), và do đó cái hành động bất tuân lúc đầu của hai bậc cha mẹ đầu tiên không thể nào có ảnh hưởng đến toàn thể nhân loại. Do đó cái huyền thoại về tội tổ tông đã bị một đòn khai tử, và cái câu chuyện vững chắc về sự cứu rỗi do những người bảo vệ Ki-tô giáo dựng lên qua nhiều thời đại đã bắt đầu chao đảo.

(The theory of evolution made Adam and Eve legendary at best. Evolution was not easy for the religious establishment to accept, and still voices are raised today in remote areas of the world to resit it. Those voices will never succeed. Human life clearly evolved over a four-and-a-half-to-five-billion-year process. There were no first parents, and so the primeval act of disobedience on the part of first parents could not possibly have affected the whole human race. The myth was thus dealt a blow, and the monolithic story of salvation built by Christian apologists over the age began to totter.)

5. Ernst Mayr, Giáo sư danh dự đại học Harvard, trong cuốn What Evolution Is?:

Tiến Hóa không chỉ đơn thuần là một ý tưởng, một lý thuyết, hay một quan niệm, mà là tên của một quá trình trong thiên nhiên. Sự xảy ra của quá trình này có thể chứng minh bằng tài liệu của hàng núi bằng chứng mà không ai có thể phủ bác được. Ngày nay, xét đến số lượng to lớn những bằng chứng đã được khám phá ra trong 140 năm nay để chứng minh sự hiện hữu của tiến hóa, thật là lạc dẫn khi ta coi Tiến Hóa như là một thuyết. Tiến Hóa không còn là một thuyết, nó đơn giản là một sự kiện.

(Evolution is not merely an idea, a theory, or a concept, but is the name of a process in nature, the occurrence of which can be documented by mountains of evidence that nobody has been able to refute...It is now actually misleading to refer to evolution as a theory, considering the massive evidence that has been discovered over the last 140 years documenting its existence. Evolution is no longer a theory, it is simply a fact.)

6. James Birx trong Interpreting Evolution:

Tiến Hóa là một sự kiện vững chắc đã được cả khoa học và lý trí xác nhận; nhân loại chúng ta thì nối kết với sự sống, lịch sử của trái đất, thiên hà này (giải ngân hà mà thái dương hệ, trong đó có trái đất, nằm trong đó), và cả vũ trụ.

Có một nền thần học hiện đại nào mà chấp nhận cả hai quan điểm về vũ trụ và thuyết Tiến Hóa trong một cách nhìn khoáng đạt và không có huyền thoại về thế giới? Cuối cùng thì tín lý mù quáng của đức tin tôn giáo với những câu chuyện đã lỗi thời và những giá trị cận thị thực sự không còn mấy giá trị nữa; đó chỉ là sự mơ ước từ đó đặt niềm tin vào sự bất diệt của con người và vào một vũ trụ tâm linh.”

(Evolution is an established fact supported by both science and reason; our own species is linked to life, earth history, this galaxy, and the universe itself.

Is there a modern theology that embraces both a cosmic perspective and the evolutionary framework within an openended and myth-free worldview? Eventually, the blind dogma of religious faith with its outmoded stories and myopic values wears very thin, indeed; it is simply wishful thinking to believe in human immortality and a spiritual cosmos.)

7. Stephen Jay Gould, trong phần Dẫn Nhập của cuốn “Tiến Hóa: Sự Chiến thắng Của Một Ý Tưởng” (Evolution: The Triumph of an Idea), tác giả là Carl Zimmer, một cuốn sách đi kèm với chương trình dài 8 tiếng đồng hồ của đài truyền hình PBS về thuyết Tiến Hóa (a companion to the PBS 8-hour television series on Evolution):

“Khoa học, như các chuyên gia chúng tôi thường vạch rõ, không thể thiết lập sự thật tuyệt đối; do đó, những kết luận của chúng tôi luôn luôn là có tính cách không dứt khoát. Nhưng sự hoài nghi lành mạnh này không cần phải đưa nó đến độ hư vô, và chúng tôi có thể chắc chắn nói rằng, một số sự kiện đã được kiểm chứng với đủ mức tin cậy cho nên chúng tôi có thể coi những sự kiện này là đúng sự thật trong bất cứ nền văn hóa địa phương nào trên thế giới.(tính phổ quát (universality) của các sự kiện khoa học. TCN)

Có lẽ tôi không thể tuyệt đối chắc chắn là quả đất thì tròn thay vì phẳng, nhưng dạng hình cầu của hành tinh của chúng ta đã được kiểm chứng đủ để cho tôi không cho phép “cái xã hội của những người tin trái đất phẳng” được hưởng đồng đều thời gian để dạy thuyết của họ, hay hưởng bất cứ khoảng thời gian nào, trong lớp dạy về khoa học của tôi.

Tiến Hóa, quan niệm căn bản của mọi khoa học về sinh học, đã được kiểm chứng rất kỹ, và do đó có thể coi như là đúng với sự thật.”

(Science, as we professionals always point out, cannot establish absolute truth; thus, our conclusions must always remain tentative. But this healthy skepticism need not be extended to the point of nihilism, and we may surely state that some facts has been ascertained with sufficient confidence that we may designate them as “true” in any legitimate, vernacular meaning of the world.

Perhaps I cannot be absolutely certain that the earth is round rather than flat, but the roughly spherical shape of our planet has been sufficiently well verified that I need not grant the “flat earth society” a platform of equal time, or even any time at all, in my science class.

Evolution, the basic organizing concept of all the biological sciences, has been validated to an equally high degree, and may therefore be designated as true or factual.)

Ông Phạm Xuân Khôi đặt vấn đề: “người ta phải nghĩ coi làm sao mà một tế bào sống thật phức tạp có thể nảy sinh từ một tiến trình hóa học ngẫu nhiên.”, hàm ý nói rằng một tế bào quá phức tạp nên phải do Gót của ông ta thiết kế ra. Nhưng nếu ông hiểu đúng thuyết Tiến Hóa thì chẳng có gì là ngẫu nhiên cả, thuyết Tiến Hóa không bao giờ nói đến”tình cờ” hay “ngẫu nhiên”, mà chỉ nói đến “chọn lọc tự nhiên”. Mặt khác ông đã bao giờ khảo cứu về các tế bào chưa? Phillip Kitcher, Giáo sư Đại học Columbia, đã nhận xét:

“Rất nhiều DNA trong đó (những tế bào) không cần đến – chỉ là thứ vô dụng. Nếu đó là sự “thiết kế thông minh” [của Thiên chúa] thì Thiên chúa cần phải trở lại trường học”

(A lot of the DNA in there [the cells] is not needed – it’s junk. If it’s “intelligently designed”, then God needs to go back to school)

Ông Phạm Xuân Khôi có nói phớt qua đến Entropy, alias Định Luật Nhiệt Động Lực Thứ Hai [The Second Law of Thermodynamics] để bác thuyết Tiến Hóa, nhưng tôi tin rằng ông ta chẳng hiểu gì về định luật này và chỉ nhắc lại một luận cứ ấu trĩ phi khoa học của phe “Thiết kế thông minh”. Tôi có thể khẳng định như vậy. Quan niệm về Entropy chẳng thể áp dụng cho lời phán của ông Phạm Xuân Khôi: “Khi để mặc kệ, sự vật thường bị hư hại hoặc đi từ trật tự đến lộn xộn” . Tại sao? Vì Định Luật này chỉ có thể áp dụng cho một “hệ thống kín” [closed system] hay một hệ thống riêng biệt (self-contained or isolated system) chứ không thể áp dụng cho bất cứ một hệ thống nào khác.

Nhiệt Động Lực (Thermodynamics), cái tên của nó đã nói rõ, là một môn học trong Vật Lý Học (Physics) về sự biến đổi của Nhiệt (Heat) từ, hay sang (from or into) các dạng năng lượng khác nhau (the transformation of heat into or from other forms of energy). Định luật Nhiệt Động Lực Thứ Hai không thể áp dụng cho một chiếc xe, một ngôi nhà, hay sự già chết của các sinh vật. Các khoa học gia chẳng có ai đem Định Luật Nhiệt Động Lực Thứ Hai áp dụng cho “sự vật để mặc kệ” của ông Khôi.

Tôi thật không có hứng thú giảng cho ông Khôi mọi chi tiết và suy diễn về Định Luật Nhiệt Động Lực Thứ Hai qua những phương trình toán học và những áp dụng của nó vì tôi thực tình nghĩ rằng, dựa trên “lý luận” lơ tơ mơ của ông ta viết như trên, ông ta chưa đủ trình độ để hiểu.

Không có gì mâu thuẫn hay đối nghịch giữa quan niệm về Entropy và Tiến Hóa. Các sinh vật hiển nhiên không phải là những hệ thống kín, chúng luôn luôn tiếp nhận năng lực từ rất nhiều nguồn: thức ăn, thức uống, ánh sáng mặt trời v..v... Hành tinh của chúng ta mà trên đó các sinh vật, trong đó có chúng ta, có sự sống, cũng không phải là một hệ thống kín, mà luôn luôn tiếp nhận được năng lượng từ mặt trời và rồi lại phát ra một phần năng lượng trở lại vũ trụ, nếu không nhiệt độ của trái đất sẽ tăng lên khủng khiếp, và không có một sinh vật nào có thể sống nổi.

Sự sống của các sinh vật đã tiến hóa từ khoảng 4 tỷ năm nay. Lẽ dĩ nhiên, cá thể sinh vật luôn luôn chết đi và sự sống trên trái đất sẽ không còn nữa khi, vào khoảng 5 tỷ năm nữa, mặt trời ở giai đoạn cuối của quá trình sinh, trụ, hoại, diệt, như tất cả các ngôi sao khác. Mặt trời là một ngôi sao, và cũng như mọi vật trong vũ trụ, được sinh ra và sẽ chết đi. Entropy KHÔNG phải là để đo sự vô trật tự hay lộn xộn hay từ trật tự xuống lộn xộn như ông Khôi viết, và cũng không phải luôn luôn biến chuyển trị số theo chiều hướng từ thấp (trật tự) đến cao (hỗn loạn).

 Ông lấy một miếng thủy tinh, một chất vô hình dạng (an amorphous material) và để nó vào trong tủ lạnh. Cấu trúc của nó không thay đổi, vị trí của các phân tử trong đó cũng không thay đổi. Nhưng Entropy của nó tăng vì nhiệt độ của nó giảm (Entropy tỷ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối) nhưng nó không đi từ trật tự xuống hỗn loạn. Khi nhiệt được hấp thụ, entropy của hệ thống tăng, khi nhiệt phát ra khỏi hệ thống, entropy giảm. Khi ăn thức ăn, nghĩa là hấp thụ năng lượng, entropy của con người tăng, khi tiêu hóa hay hoạt động, nhiệt năng phát ra khỏi người và entropy giảm. Như vậy, entropy thường xuyên tăng giảm đối với trái đất và đối với cả con người, một sinh vật, những hệ thống tuyệt đối không phải là những hệ thống kín.

Kết luận? Khoa học không phải để cho những người như ông Phạm Xuân Khôi, không hiểu gì về khoa học mà cứ viết nhảm để bài bác thuyết Tiến Hóa vì còn cứ cố bám vào cái đức tin mù quáng của mình.

Darwin không bao giờ nói đến chuyện ngẫu nhiên mà chỉ cho rằng các sinh vật trên trái đất có cùng một nguồn gốc, và Tiến Hóa là sự thay đổi tiệm tiến rất nhỏ của các chủng loại qua những khoảng thời gian rất lâu dài, và theo một quá trình gọi là “Chọn Lọc Tự Nhiên” (Natural Selection). Darwin cũng không bao giờ cho rằng con người là do sự tiến hóa của con khỉ mà thành mà chỉ nói rằng người và khỉ (3 loại khỉ) đều do sự tiến hóa của những tổ tiên rất xa. Đã là chọn lọc thì không thể là ngẫu nhiên, bởi vì chọn lọc có nghĩa là lọc lựa trong vô số những điều kiện, rồi chọn những điều kiện thích hợp nhất để sinh tồn.

Trở về nguồn gốc của các sinh vật là các sinh thể ban khai gồm các phân tử hữu cơ (organic molecules). Các phân tử hữu cơ, được hình thành bởi sự nối các nguyên tố, thí dụ như C, H, O, N, theo đúng những định luật vật lý, hóa học v..v.. chứ không phải ngẫu nhiên, có khuynh hướng tự nhiên kết nối với nhau thành những phân tử lớn hơn theo một cách nào đó và phù hợp với điều kiện thích hợp chứ không phải là theo bất cứ cách nào. Điều này chứng tỏ là sự tiến hóa của các phân tử sơ khai không phải là ngẫu nhiên hay tình cờ, mà đó là sự đáp ứng với môi trường xung quanh phù hợp với những định luật hóa học. Nếu cho quá trình này là ngẫu nhiên thì ta phải nói đó là sự tổ hợp (combination) của ngẫu nhiên và các định luật vật lý, hóa học mà chúng ta biết ngày nay, chứ không thể hoàn toàn ngẫu nhiên.

Tất cả những sự kiện khoa học này có thể tóm gọn trong một từ của nhà Phật: “Duyên”. Trong tiếng Việt, từ “Duyên” có nghĩa rất rộng và có vẻ như là một từ đặc thù của Phật Giáo. Một thuyết căn bản bao trùm vũ trụ của Phật Giáo là thuyết “Duyên sinh” hay “duyên khởi”. Vạn Pháp đều do duyên mà thành, trụ, hoại, diệt. Đủ duyên thì thành rồi trụ, thiếu duyên đi thì trở thành hoại, và hết duyên thì diệt. Đây là chân lý ngàn đời không thay đổi của nhà Phật. Chân lý này không loại trừ bất cứ cái gì trong vũ trụ, từ Thiên chúa cho đến con sâu con kiến v..v..., và lẽ dĩ nhiên, rất phù hợp với thuyết Tiến Hóa.

Ngoài ra, những công cuộc khảo cứu mới nhất về những con bọ (fruit flies), chương trình khảo cứu “evo devo” [evolutionary development biology] trong sinh học về quá trình phát triển tạo ra cơ thể sinh vật và thay đổi chúng qua thời gian [đại học Wisconsin-Madison] đã chứng tỏ rõ ràng là loài người có cùng họ hàng không chỉ với những con khỉ mà còn với những con bọ, con sâu trong quá khứ xa nữa (Analysis of the genes that build our bodies show our clear skinship not just to the apes but all the way back to bugs, worms and beyond); rồi chương trình điện toán Avida về các sinh vật tượng trưng bằng số (digital organisms) ở đại học Michigan, Avida không phải là sự tái tạo tiến hóa trên máy điện toán mà chính là hiện tượng tiến hóa (Avida is not a simulation of evolution; it is an instance of it); và nhiều khám phá mới trong mọi ngành khoa học đã càng ngày càng cho thấy Tiến Hóa không còn là một lý thuyết mà là một sự kiện. Kết luận: Không còn nghi ngờ gì về thuyết Tiến Hóa cũng như không còn nghi ngờ gì về ung thư [There is no doubt about evolution than about cancer].

Thật vậy, theo nghĩa rộng, Tiến Hóa có nghĩa là những gì mà chúng ta thấy ngày nay thì khác với những gì trong quá khứ. Các thiên hà, ngôi sao, mặt trời, thái dương hệ, và trái đất đều thay đổi qua thời gian, sự sống trên trái đất cũng vậy. Đối với loài người, bằng chứng rõ rệt nhất về sự tiến hóa là con người đã trải qua những thời đại đồ đá, đồ đồng, đồ sắt cho đến thời đại kỹ nghệ tân tiến ngày nay. Con người cũng trải qua những thời đại bán khai, man rợ như được kể trong Kinh Thánh, qua thời kỳ thần quyền thắng công lý của giáo hội Ca-tô trong thời Trung Cổ, đến thời đại dân chủ ngày nay, trong khi Thiên Chúa của Ki Tô Giáo “sáng tạo” ra loài người và cho rằng rất tốt đẹp (very good), nghĩa là không còn gì phải thay đổi nữa. Sự thay đổi không nằm trong ý định của Gót, chuyện Adam ăn trái cấm là một thí dụ điển hình. Một bằng chứng khác là vi trùng bệnh có thể nhờn với thuốc trụ sinh mà mới đầu có thể diệt chúng, hay các sâu bọ ngoài đồng nhờn với thuốc sát trùng, nghĩa là những thuốc sát trùng cũ không còn hiệu lực nữa. Đó là sự tiến hóa của một phần trong một dân số (population), tự thay đổi, thích ứng với hoàn cảnh xung quanh để tồn tại, và cũng nằm trong thuyết Tiến Hóa của Darwin (Natural selection and Best fit to survive).

Một điểm cuối, người Ki-tô Giáo cho rằng Gót của họ đặc biệt tạo ra loài người, tạo vật yêu thích nhất của Gót, và loài người chúng ta phải cám ơn Gót vì đã tạo ra chúng ta. Nhưng nếu họ biết rằng trái đất chỉ là một hạt bụi trong vũ trụ chứa hàng tỷ thiên hà, mỗi thiên hà chứa hàng tỷ ngôi sao như mặt trời, và do đó con người cũng chỉ là một hạt bụi trong một hạt bụi, với tất cả những bất hạnh lúc nào cũng có thể xảy đến với con người, thì có lẽ họ sẽ đánh giá khác hơn về Gót của họ. Nhưng có thật là mục đích chính của Gót là “sáng tạo” ra loài người hay không? Hay là mục đích chính của Gót chỉ là tạo ra các sinh vật khác? Tính ra trong thế giới ngày này có nhiều ngàn tỷ sâu bọ (trillions of insects) trong khi loài người chỉ có hơn 6 tỷ (6 billion), trong đó lại có hơn 4 tỷ không biết đến Gót của Ki Tô Giáo là gì? Rất có thể là hàng ngàn tỷ sâu bọ đó tuyệt đối tin vào đấng sáng tạo của chúng, trong khi con người chỉ là một phó sản ngoài ý muốn của Gót, nên đa số không tin Gót. Mặt khác, khoa học đã khám phá ra nhiều hệ thống giống như Thái Dương Hệ, gồm có các hành tinh quay xung quanh một ngôi sao. Có gì bảo đảm là trong các hành tinh đó không có sự sống, không có các sinh vật thông minh hơn loài người? Nếu có thì chúng ta có nên hãnh diện vì Gót đã tạo ra một chủng loại thấp kém như chúng ta hay không?

Khoa học gia nổi tiếng Steven Weinberg, trong bài thuyết trình nhan đề A Designer Universe?? trong cuộc hội thảo của Hội Phát Triển Khoa Học Hoa Kỳ ở Washington D.C., đã phát biểu như sau:

“Từ đầu đến cuối, ý định chính của Gót là tạo ra các sâu bọ, và làm ra các định luật vật lý rất tinh tế chính xác (fine-tuned) để cho các sâu bọ tồn tại. Quý vị có thể hỏi là tại sao Ngài lại muốn tạo ra nhiều sâu bọ như vậy. Thú thực là tôi không biết. Nhưng tôi cũng không biết là tại sao Ngài lại muốn tạo ra loài người.”

Thiên tai, núi lửa, bão lụt, bệnh tật v..v.. không chừa một ai. Chiến tranh triền miên. Bệnh tật càng ngày càng nhiều, càng khó ngăn chận. Vậy thì thế giới mà Gót tạo ra, trong đó có loài người, có gì là hay ho tốt đẹp mà chúng ta phải ca ngợi Gót khôn ngoan sáng suốt hay thông minh? Tại sao chúng ta không thể chấp nhận thiên nhiên như nó là như vậy mà cứ phải lý luận quanh quẩn về sự “sáng tạo” không hề có của một Gót mà thực ra chỉ có trong đầu óc tưởng tượng của người Do Thái khi xưa?

 

Lý Chứng Vũ Trụ Luận:

Chúng ta hãy đọc lý chứng vũ trụ luận của ông Phao lô Phạm Xuân Khôi [PXK]:

PXK: Một lý luận triết học để chứng minh sự hiện hữu của Thiên Chúa là Lý Chứng Vũ Trụ Luận. Lý luận này dựa theo nhân quả, tức là sự liên quan giữa nguyên nhân và hậu quả, cho thấy cần một Ðấng vĩnh hằng (tự mình mà có, không được dựng nên) như là Khởi Nguyên của mọi sự vật khác. Sự hiện hữu của những vật tự nhiên (các vật tạm bợ) rõ ràng là lệ thuộc vào các vật khác. Một cây bút chì lệ thuộc vào sự hiện hữu của gỗ và than. Bây giờ với một chuỗi vô tận những sự vật lệ thuộc vào những sự vật lệ thuộc khác không thể giải thích được sự hiện hữu của chúng. Như một điều tương tự, một xe lửa với những toa xe, mỗi toa lệ thuộc vào toa phía trước để kéo nó chạy, chúng không thể bắt đầu di chuyển nếu không có đầu máy, dù có một số toa vô tận. Cũng thế, phải có một Ðấng độc lập, không được tạo thành là nguồn mạch của mọi vật hiện hữu, Ðấng đó là chính là Ðấng TỰ HỮU, gọi là Thiên Chúa…

Hãy lưu tâm đến một lý luận cụ thể hơn. Trước hết, tôi có là từ cha mẹ tôi. Cha mẹ tôi có là bởi cha mẹ của các ngài. Mắt xích cha mẹ bởi cha mẹ của cha mẹ mà ra. Cha mẹ của các ngài lại có cha mẹ, và cứ tiếp tục như thế. Giây xích cha mẹ này không thể là một chuỗi vô hạn được, vì loài người có khởi đầu. Vậy cái gì tạo ra cha mẹ đầu tiên? Có người nói là Tiến Hóa và cho rằng chúng ta tiến hóa từ những nhớt ở đại dương. Câu trả lời này chỉ trì hoãn câu hỏi không tránh được. Cái gì làm ra đại dương? Cái gì tạo ra nước? Cái gì tạo ra nguyên tử? Cái gì tạo ra những nguyên tắc căn bản của những phân tử của vật chất? Những phân tử đó có thể bị hủy diệt, thì chính chúng cũng chỉ tạm thời. Vậy cái gì tạo ra vũ trụ? Theo thuyết "Big Bang", thì vũ trụ và tất cả vật chất trong đó bắt đầu bằng một vụ nổ. Nhưng cái gì là nguyên nhân của "Big Bang"? Câu trả lời là không biết. Ngay cả nếu "Big Bang" xảy ra vì một vụ nổ nội tại hay gì đi nữa, thì cái gì làm cho nổ? Rốt cuộc căn nguyên đầu tiên hoặc là NHƯNG KHÔNG hoặc một Ðấng độc lập và tự hữu, là Thiên Chúa. Thật là ngu xuẩn khi tin rằng NHƯNG KHÔNG có thể tạo nên một vật gì. Vậy hoặc là tin vào Thiên Chúa hay chấp nhận sự ngu xuẩn (thí dụ như thuyết nhưng không)

TCN: Thật ra Lý Chứng Vũ Trụ là Lý Chứng nguyên thủy của Thánh Thomas Aquinas, thế kỷ 13, nhưng với sự hiểu biết của nhân loại ngày nay thì chẳng “lý chứng” được cái gì. Lý Luận này còn được biết là lý luận về Nguyên Nhân Đầu Tiên (First Cause). Lý luận triết học này là một loại lý luận quanh quẩn, nói lên niềm tin không thể kiểm chứng được của những người tin là có Gót chứ tuyệt đối không thể chứng minh sự hiện hữu của Gót. Những khẳng định về sự hiện hữu của một đấng vĩnh hằng thuộc loại khẳng định vô trách nhiệm (affirnation gratuite). Thật vậy, lập luận triết học của Thomas Aquinas đưa ra 5 luận cứ [Five ways] trong tác phẩm Summa Theologica để chứng minh sự hiện hữu của Gót của ông ấy. Ba luận cứ đầu thường được biết là “Luận Cứ Vũ Trụ” [Cosmological arguments]. Những luận cứ này đã có từ nhiều thế kỷ trước trong quan niệm về một đấng tự hữu (unmoved mover) của Plato và Aristotle. Ở trên tôi đã liệt kê một số tác phẩm, trong đó độc giả có thể thấy những luận cứ bác bỏ hoàn toàn nhưng luận cứ thần học của Ki Tô Giáo để chứng minh sự hiện hữu của Gót. Ở đây tôi không muốn đi vào những luận cứ phản bác có tính cách hàn lâm mà chỉ đưa ra vài luận cứ đơn giản để bác bỏ luận cứ vũ trụ của ông Phạm Xuân Khôi.

Theo lý luận của ông Khôi, dựa trên lập luận mọi vật hiện hữu ở trên đời phải có nguyên nhân, thuyết nhân quả, thì chúng ta được sinh ra là bởi cha mẹ, cha mẹ được sinh ra bởi ông bà, ông bà sinh ra bởi hai cụ v… v… Nhưng một khi cái nhân đã sinh ra quả thì nhân không còn hiện hữu nữa. Thí dụ, năm nay tôi đã 80 tuổi, ngay cả cha mẹ cũng không còn nói chi đến ông bà, cụ kỵ. Giả thử là có một nguyên nhân đầu tiên (first cause) sinh ra vũ trụ và vạn vật trong đó. Cái nguyên nhân đầu tiên này người Ki Tô Giáo gọi là Gót. Nhưng vũ trụ đã hình thành từ khoảng 13.7 tỷ năm về trước, không ai có thể phủ bác sự kiện khoa học này. Vậy giả thử có một Gót nào đó sáng tạo ra vũ trụ thì Gót đó cũng đã không còn hiện hữu từ lâu. Cựu Ước viết rõ, sau khi “sáng tạo” (sic) ra vũ trụ và vạn vật trong đó trong 6 ngày, Gót thấm mệt phải nghỉ ngày thứ bảy, sau khi xoa tay tự khen những tạo vật của mình là “very good”. Mission accomplished, giống như ông Bush Con tuyên bố ở Iraq. Đối với con của Gót, Giê-su, cũng vậy, đã chết từ 2000 năm trước, không còn hiện hữu, dù ông ta đã hứa xạo là sẽ trở lại trần ngay trong thời mà vài tín đồ của ông còn sống.. Vậy những người tin vào sự hiện hữu của Gót hay của Giê-su, có thể hiện hữu ở một thời điểm nào đó, chẳng qua chỉ là tin vào cái gì đã không còn hiện hữu, khoan nói đến chuyện Gót đó có thể soi bói từng ý nghĩ của loài người ngày nay và quyết định thưởng phạt. Đây chính là sự ước mong mê tín của những tín đồ Ki Tô (superstitious wishful thinking).

Ngoài ra, nếu tin vào một cái nguyên nhân đầu tiên nào đó tự hiện hữu, không phụ thuộc vào luật nhân quả, thì cái nguyên nhân đầu tiên đó có thể là bất cứ cái gì, không nhất thiết phải là Gót của Ca-tô Rô-MaGiáo. Gần đây, người Ca-tô Việt Nam, trong âm mưu truyền đạo, có khuynh hướng đánh đồng khập khiễng Chúa Trời, đấng mà họ tin là khởi nguyên của mọi sự vật khác, với … Ông Trời của văn minh Việt Nam ! Như vậy thì tôi có thể tin vào Con Cóc, vì trong dân gian Việt Nam có câu “Con Cóc là cậu Ông (Chúa) Trời”, Con Cóc có thể “nghiến răng (làm) chuyển động 4 phương trời”. Cái gì đó cũng có thể là một dị điểm (singularity) theo thuyết Big Bang mà ngày nay đã được kiểm chứng trong khi Gót của Ca-tô Giáo thì chưa có ai có thể kiểm chứng được. Nguyên nhân của Big Bang mà ông Khôi thắc mắc có thể là một “Big Crunch” từ một vũ trụ có trước, và cái gì làm cho nổ thì ông Khôi cần phải học thêm chút ít về vật lý để hiểu tại sao Big Bang đó lại nổ.

Ông Khôi viết: Sự hiện hữu của những vật tự nhiên (các vật tạm bợ) rõ ràng là lệ thuộc vào các vật khác.Quan niệm này không lạ trong Phật Giáo và đã được nói đến từ 18 thế kỷ trước Thomas Aquinas nếu chúng ta biết đến Kinh Hoa Nghiêm. Nhưng ông Khôi viết không đầy đủ. Vì theo Aquinas thì mọi vật chất trong vũ trụ đều tùy thuộc vào một cái gì khác, không thể có tự tính – do đó phải có thời điểm mà không có gì hiện hữu (nhưng không của ông Phạm Xuân Khôi), và sự hiện hữu của vật chất phải do Gót mang tới, một đấng nằm ngoài vũ trụ. [Aquinas says that all matter in the universe is contingent - depends on something else, and can "not-be" - and thus that there must have been a time when nothing existed, and that material things must have been brought into existence by God, a necessary being external to the universe.] Aquinas đã không giải thích sự hiện hữu của một linh hồn phi vật chất mà người Ki Tô tin, và cũng không biết rằng thời gian và không gian sinh ra cùng với vũ trụ.

Tôi rất đồng ý với lập luận của ông Khôi: Thật là ngu xuẩn khi tin rằng NHƯNG KHÔNG có thể tạo nên một vật gì. Vậy hoặc là tin vào Thiên Chúa hay chấp nhận sự ngu xuẩn (thí dụ như thuyết nhưng không) nhưng tôi muốn đặt cho ông Khôi một câu hỏi: Vậy thì Gót của ông tạo ra vũ trụ từ cái gì và theo phương pháp nào, trong khi không có gì hiện hữu, theo Aquinas? Tin vào Gót của Ki Tô Giáo chính là tin vào thuyết “nhưng không”, nghĩa là Gót sáng tạo ra vũ trụ từ “nhưng không”, và theo ông Khôi thì Thật là ngu xuẩn khi tin rằng NHƯNG KHÔNG có thể tạo nên một vật gì. Nói khác đi, tin vào một Thiên Chúa tạo dựng nên vũ trụ từ Nhưng Không chính là chấp nhận sự ngu xuẩn, theo lý luận của ông Khôi.

Tôi nghĩ rằng không cần thiết phải phê bình thêm những lý chứng thần học đã lỗi thời mà ông Phạm Xuân Khôi đưa ra để chứng minh (sic) sự hiện hữu của một Gót của Ki Tô Giáo. Vậy tôi xin sang phần Kết Luận.

 

KẾT LUẬN:

Ông Phạm Xuân Khôi hi vọng rằng nếu ông ta đánh cá là có Gót và nếu ông ta đúng thì phần thưởng của ông ta có thể là Thiên Đàng: Nhưng nếu tôi đúng, phần thắng của tôi có thể là Thiên Ðàng. Nghĩa là ông ta không chắc chắn là sẽ được lên thiên đàng mà chỉ “có thể” là … fifty-fifty mà thôi. Nhưng có chắc là phần thắng của ông sẽ là thiên đàng không? Tôi có thể chứng minh là cái “có thể” của ông ta, cũng như của bất cứ người Ca-tô Việt Nam nào khác, là tuyệt đối “không thể” được. Tại sao? Vì Thánh Kinh đã viết rõ như vậy.

Nhưng trước hết chúng ta hãy nói đến thủ đoạn lừa dối của Giáo hội Ca-tô để kéo đám ngu dân vào vòng kiểm soát tâm linh của Giáo hội. Giáo hội dựa vào câu trong Thánh Kinh, Matthew 28: 19, 20, cho là lời của Giê-su dạy các môn đồ:

“Hãy đi đến mọi quốc gia để làm cho họ thành tín đồ của ta, làm lễ rửa tội họ nhân danh Cha, Con và Thánh Thần, dạy cho họ biết phải vâng giữ mọi điều răn ta dạy các ngươi; và ta sẽ ở với các ngươi cho đến ngày tận cùng của thời đại”

để viện cớ thi hành sách lược truyền đạo bằng bạo lực và cưỡng bách trên khắp thế giới.

Chúng ta nên biết rằng câu trong Thánh Kinh trên không phải là câu Giê-su nói khi còn sống mà là khi đã chết rồi, và theo lý luận của nền Thần học Ca-Tô, đã sống lại sau ba ngày ba đêm (nhưng thực ra chỉ có hơn một ngày và 2 đêm : từ 3 giờ chiều thứ Sáu đến sáng sớm Chủ Nhật), và hiện ra trước các tông đồ, ra lệnh cho họ đi khắp thế giới truyền đạo, nếu chúng ta có thể tin được chuyện “sống lại” đầy tính cách hoang đường này.

Ngày nay, ngoài đám tín đồ thấp kém, không còn ai, ở trong cũng như ở ngoài giáo hội, tin vào chuyện “sống lại” của một xác chết. Các nhà Thần học đã tìm cách giải thích khác đi sự “sống lại” (resurrection) của Giê-su và gọi đó là sự sống lại của tinh thần (spiritual resurrection). [Xin đọc Giám mục John Shelby Spong trong “Resurrection: Myth or Reality?”, hoặc Giáo sư Thần Học Ca-tô Uta Ranke-Heinemann trong “Putting Away Childish Things”, Chapter 9: Easter]

Thứ đến, tất cả các chuyên gia nghiên cứu Thánh Kinh ngày nay đã cho rằng câu mà giáo hội đặt vào miệng Giê-su sau khi ông ta đã nằm yên dưới mồ là do chính giáo hội thêm thắt vào Thánh Kinh sau này để thực hiện âm mưu bành trướng đạo với mục đích chính yếu là tạo quyền lực trên đám dân ngu dốt và vơ vét của cải thế gian. Chúng ta chỉ cần nhìn vào tâm cảnh nô lệ Vatican của các tín đồ và tài sản của giáo hội trên khắp thế giới là thấy ngay nhận định như trên của các học giả không phải là vô căn cứ. Mặt khác lời dạy ở trên khi Giê-su đã chết hoàn toàn mâu thuẫn với những lời ông dạy tông đồ đi truyền đạo khi ông ta còn sống.

Ngoài ra, Thánh Kinh viết rằng Giê-su tin rằng ngày tận thế sắp tới, sẽ xảy ra ngay trong thời đại của ông, vậy bảo các tông đồ đi truyền đạo trên thế giới để làm gì? Như trên đã nói, trong Thánh Kinh có nhiều điều trái ngược hẳn với tinh thần của câu giáo hội ngụy tạo, đặt vào miệng Giê-su khi ông ta đã chết.

Tín đồ Ki Tô Giáo nói chung tin rằng Thánh Kinh là những lời mạc khải không thể sai lầm của Chúa, Chúa Cha cũng như Chúa Con. Thánh Kinh viết rằng trái đất phẳng và dẹt, đứng yên một chỗ, ở trên có một vòm trời bằng đồng thau v..v.. ("Sáng Thế Ký 1", xem "Ít Nhiều Nhận Định Về Thiên Chúa Giáo" của Bác sĩ Nguyễn Văn Thọ, http://sachhiem.net). Vậy, ngay cả Chúa Cha cũng không biết là quả đất tròn và cho đến thế kỷ thứ 4, Thánh Augustine, bậc Thánh của Ca-Tô Giáo được coi là ông tổ của nền Thần học Đức Tin Ca-Tô, có trí tuệ siêu việt v..v.. cũng còn không quan niệm nổi một trái đất có hình cầu qua lời phát biểu: “Không thể nào có chuyện có người ở phía bên kia của trái đất, vì Thánh Kinh không ghi lại bất cứ một giống người nào như vậy trong các hậu duệ của Adam” (It is impossible there should be inhabitants on the opposite side of the earth, since no such race is recorded by Scripture among the descendants of Adam). Vậy, trước đó gần 400 năm, Chúa Con (Giê-su) bảo các tông đồ đi đến “mọi quốc gia” thì đó là những quốc gia nào? Hiển nhiên đó không phải là những quốc gia ở phía bên kia của một trái đất hình cầu, mà chỉ là những quốc gia giới hạn trong tầm nhìn của Giê-su, nghĩa là không ra ngoài những quốc gia trong miền Trung Đông.

Chúng ta cũng đã biết, trong Tân Ước, cả 4 Phúc Âm: Matthew 16: 27-28, 24:34; Mark 9:1, 13:30; Luke 21:27, 32; và John 14:3, đều viết rõ là Giê-su tin rằng Ngày Tận Thế đã sắp tới, và ông ta sẽ trở lại ngay khi một số tông đồ của ông còn sống, vậy ông ta không có lý do gì để mà sau khi chết lại nhỏm giậy truyền cho các tông đồ phải đi truyền đạo của ông ta trên khắp thế giới, tới nay đã 2000 năm rồi. Cho nên, sự bành trướng trên thế giới của đạo Giê-su chẳng qua chỉ là sự bành trướng của những tổ chức tôn giáo thế tục, dùng nhân vật Giê-su để huyễn hoặc đầu óc của con người, tạo thế lực và của cải vật chất như lịch sử đã chứng tỏ. Giáo hội lừa dối tín đồ, dạy họ phải đi truyền đạo, một nhiệm vụ cao quý để loan báo Tin Mừng của Chúa, hứa hẹn với họ một cái bánh vẽ trên trời, và tín đồ, vì không đọc Thánh Kinh, và vì một niềm tin không cần biết không cần hiểu, nên nhắm mắt đi truyền đạo với tất cả những thủ đoạn bất lương mà lịch sử đã ghi rõ, mà không hề biết rằng đó chỉ là sách lược bành trướng của giáo hội trên thế giới, trái ngược hẳn với những gì Giê-su nói trong Thánh Kinh.

Nhưng thật ra Tin Mừng của Chúa có ích gì cho người Việt Nam không? Đây là vấn đề then chốt mà những người Việt Nam theo đạo Chúa cần hiểu rõ. Giáo sư David Voas đã viết cuốn “Cuốn Thánh Kinh mang tới tin xấu: Cuốn Tân Ước” [The Bad News Bible: The New Testament] và chứng minh rằng cuốn Tân Ước không hẳn là mang tới Tin Mừng mà rất có thể là Tin Xấu. Tin Xấu cho ai thì không biết nhưng chắc chắn là xấu cho người Việt Nam. Tại sao? Lý do rất đơn giản: Vì người Việt Nam không phải là người Do Thái. Câu này nghe có vẻ ngớ ngẩn nhưng thực ra lại rất quan trọng, vì vấn đề chính tôi muốn đặt ra cho đồng bào Việt Nam (theo Kytô giáo) của tôi là: Người Việt Nam có hi vọng được Giê-su cứu chuộc hay cứu rỗi không? Câu trả lời là một chữ “KHÔNG” quyết định. Đây không phải là tôi nói mà là khẳng định của Giê-su trong Tân Ước. Chứng minh?

Đọc Tân Ước, chúng ta thấy là Giê-Su sẽ chỉ cứu dân Do Thái ra khỏi tội lỗi (Matthew 1: 21: for He will save His people from their sins) và sẽ ngự trị trên dân Do Thái đời đời mà thôi (Luke 1: 33: And He will reign over the house of Jacob for ever). Ngoài ra chúng ta cũng còn thấy là Giê-su rất ghét những người không phải là Do Thái (Matthew 15: 21-28). Và Thánh Paul khẳng định, theo lời mạc khải của Thiên Chúa: Hebrew 13: 8: “Giê-su Ki Tô luôn luôn như vậy, ngày hôm qua, ngày hôm nay và cho tới mãi mãi.” (Jesus Christ is the same yesterday, today, and forever). Điều này có nghĩa là nhiệm vụ xuống trần, chủ trương chỉ cứu chuộc người Do Thái mà thôi v.. v.., và thái độ bộc lộ ghét người phi-Do Thái của Giê-su, không bao giờ thay đổi. Vậy thì những sắc dân phi – Do Thái, trong đó có Việt Nam, mong cái gì ở Giê-su? Tôi không hiểu các trí thức theo Ca-Tô Rô-MaGiáo ở Việt Nam có biết đến những điều này hay không. Cho nên tôi thật thương hại những người không phải là dân Do Thái mà cứ sống trong ảo vọng, mơ tưởng rằng sẽ được Giê-Su cứu rỗi và cho mình một cuộc sống đời đời trên Thiên Đường trước nhan thánh Chúa, một luận điệu lừa dối của Giáo hội

Chúng ta hãy đọc vài đoạn trong Tân Ước:

Matthew 10: 5-6: nội dung đối ngược hẳn với nhiệm vụ truyền giáo trên thế giới: Mười hai tông đồ Giê-su phái đi để truyền đạo với lời dặn dò: “Không được đi đến nơi nào có dân Gentiles, và không được vào thành phố nào của dân Samaritan, mà chỉ đi đến những con dân Do Thái bị lạc” (nghĩa là chỉ đi rao truyền đạo Chúa trong dân Do Thái mà thôi. Và câu tiếp theo trong Thánh Kinh, Matthew 10:7“Trong khi đi hãy rao truyền tin Nước Trời đã gần đến rồi”.). Hai đoạn khác là trong Matthew 15:24:Ta được phái xuống trần chỉ để cứu đàn chiên Do Thái bị lạc mà thôi”, Matthew 10: 23:Ta bảo đảm với các ngươi, các ngươi chưa đi hết các thành phố của Do Thái thì Con của Người (nghĩa là Ta: Giê-su) đã đến rồi”, [nghĩa là Giê-su đã trở lại trần rồi.].

Câu chuyện sau đây trong Tân Ước sẽ chứng tỏ hơn gì hết là sự ước mơ của những tín đồ Việt Nam theo Ki Tô Giáo để được Giê-su cứu rỗi đích thực là một ảo vọng. Chúng ta hãy đọc và đọc kỹ đoạn sau đây trong Tân Ước, Matthew 15: 21-28:

“Thế rồi Giê-Su đi tới vùng Tyre và Sidon. Và có một người đàn bà người Canaan đến từ vùng đó và kêu với Giê-Su “Hãy thương tôi, Chúa ơi, Con của David. Con gái tôi đang bị quỷ ám nặng.” Nhưng Người không thèm trả lời bà ta một tiếng. Và các đệ tử của Giê-Su tới và yêu cầu Giê-Su: “Hãy đưổi bà ta đi, vì bà ta cứ kêu cứu cùng chúng ta.” Nhưng Giê-Su trả lời: “Ta được phái xuống đây chỉ để cứu dân Do Thái mà thôi.” Rồi người đàn bà kia tới và thờ phượng Giê-Su và nói: “Chúa ơi, hãy giúp tôi.” Nhưng Người trả lời: “Lấy bánh của con dân Do Thái mà ném cho mấy con chó nhỏ [nghĩa là những người phi- Do Thái] ăn thì thật là chẳng tốt tí nào.” Và người đàn bà kia nói: “Đúng vậy, Chúa ơi, nhưng dù là những con chó nhỏ thì chúng cũng được ăn những mảnh bánh vụn rơi vãi từ trên bàn của chủ chúng xuống chứ.” Rồi Giê-Su trả lời: “Ô, Bà Già! Lòng tin của bà thật là lớn lao! Thôi tôi cũng chiều theo ý bà.” Và con gái bà ta hết bị quỷ ám ngay từ gìờ phút đó.”

Tôi xin để cho các độc giả tùy ý nhận định về tư cách, đạo đức và lòng vị tha của Giê-Su trong câu chuyện trên. Tôi không hiểu các đồng bào theo đạo Chúa của tôi nghĩ thế nào khi đọc đoạn trên trong Thánh Kinh, rất có thể lòng tin của họ mãnh liệt và tự coi mình thấp hèn như bà già trong chuyện, cho nên vẫn tin rằng nếu mình hết lòng tin thì Giê-su sẽ đoái thương và cứu rỗi phần hồn sau khi chết, dù Giê-Su cũng đã chết như mình sẽ chết.

Đọc Thánh Kinh tôi nhận thấy tin theo Chúa kể cũng khá mất nhân vị: khi thì bị mắng là Satan (Phê rô), khi thì bị mắng là chó, nếu không phải là người Do Thái, khi thì bị mắng là đồ điên và mù, khi thì bị rủa là đồ rắn độc, bị đày đọa hỏa ngục v..v.. nếu chẳng may không chịu tin ông ta là con của Thượng đế. Hình ảnh của một Chúa nhân từ, được quảng cáo là “Jesus loves you” đầy trên đường phố ở Mỹ, quả thật không phù hợp với những ngôn từ Chúa nói trong Tân Ước.

Về chuyện Giê-su gọi người phi-Do Thái là chó ở trên, Tiến Sĩ Madalyn O’Hair bình luận như sau:

Trừ khi anh là người Do Thái, chẳng ai muốn anh trong tôn giáo này [Đạo Chúa]. Đối với người nào thực sự “thực tâm cảm thấy Giê-Su là đấng cứu thế của họ” tôi xin giới thiệu một nhà phân-tâm học.

Và, Frederick Heese Eaton bình luận như sau trong cuốn Scandalous Saints, trang 214:

Giê-Su thường nhắc nhở đệ tử là phải thương yêu nhau, và thương yêu ngay cả kẻ thù (John 13:35; Matthew 5:44) Nhưng khi một người đàn bà không phải là người Do Thái tới nhờ Giê-Su chữa lành bệnh cho con gái, thì Giê-Su lại bảo bà ta rằng, “Không thể lấy bánh của con dân Do Thái vứt cho chó ăn.” (Matthew 15:26) Nói một cách khác, ông nói, “Người phi Do Thái là đồ chó. Tại sao ta lại phải làm bất cứ gì cho ngươi?” Anh cảm thấy thế nào khi Giê-su gọi anh là chó? Gọi người phi Do-Thái là đồ chó không phải là sự biểu thị của lòng thương yêu. Giê-Su thật là hỗn hào, kiêu căng và tự phụ khi gọi người đàn bà kia là chó. Vậy trong vấn đề thực hành, Thánh Giê-Su chẳng có chút gì là Thánh cả. Những sự kiện [trong Tân ước] cho thấy Giê-Su thực sự ghét những người phi Do-Thái.

Đọc Thánh Kinh, Cựu Ước cũng như Tân ước, chúng ta thấy tất cả những chuyện trong đó đều viết về dân tộc Do Thái, các tên Do Thái, và một vài vùng đất trong miền Trung Đông. Do nền thần học Ki Tô Giáo ngụy tạo, nên các tín đồ Ki Tô Giáo tin rằng Giê-su là Chúa Cứu Thế có thể ban phát ơn “cứu rỗi” cho những người nào tin ông ta. Nhưng vì không đọc Tân ước, chỉ nghe những lời giảng láo có tính cách lừa dối của các Linh mục, mục sư nên những người phi – Do Thái, trong đó có người Việt Nam, vẫn tin là mình có thể được cứu rỗi, trong khi thực chất “cứu rỗi” chỉ là một cái bánh Ki Tô Giáo vẽ trên trời, và trên thực tế không có ý định để cho người phi-Do Thái, trong đó có người Việt Nam, ăn..

Các tín đồ Ki Tô Giáo Việt Nam tin rằng đến ngày phán xét họ sẽ được Chúa Giê-su cho họ lên thiên đường sống đời đời với ông ta. Nhưng hi vọng này có thể thành tựu được không? Chúng ta hãy đọc lời ông phán trong ngày phán xét, ngày mà các tín đồ Ki Tô Giáo hi vọng được Giê-su họp hồn với xác và cho họ lên Thiên đường (mù):

“Rồi ta sẽ nói với những kẻ ở phía bên tay trái: “Hãy cút đi cho khuất mắt ta, hỡi những kẻ bị nguyền rủa, để đi vào ngọn lửa vĩnh hằng nhúm sẵn cho quỷ và những thiên thần của nó”

[Tiếng Anh nguyên văn là, Matthew 25: 41: “Depart from me, you cursed, into the everlasting fire prepared for the devil and his angels” nhưng Kinh Thánh Tin Lành tiếng Việt đã dịch “devil and his angels” là “ma quỉ và những quỉ sứ (của) nó”. Dịch angel là quỉ sứ chắc là để tránh một điều hiển nhiên trong Kinh Thánh là Quỷ cũng có những thiên thần làm tay sai, giống y như Gót. TCN]

Những kẻ ở phía bên tay trái là những ai? Đó là những người không phải thuộc 12 bộ lạc Do Thái. Chứng minh?

Tôi biết các giới tín đồ Ki Tô Giáo Việt Nam rất ít chịu đọc Tân ước. Vậy tôi đọc giùm quý vị sách Khải Huyền nói về ngày phán xét cũng là ngày tận thế, ngày mà quý vị hi vọng được lên thiên đường sống cuộc đời hằng sống cùng Chúa:

Khải Huyền 7: Sau đó tôi thấy bốn thiên sứ đứng ở bốn góc địa cầu [nguyên văn từ Kinh Thánh Việt Nam, quả địa cầu của Ki Tô Giáo có hình tứ giác, có bốn góc] cầm giữ gió bốn phương trên đất, khiến cho khắp đất, biển và cây cối đều bất động. Tôi lại thấy một thiên sứ khác đến từ phương Đông, cầm con dấu (seal) của Thượng đế hằng sống. Thiên sứ này lớn tiếng kêu gọi bốn thiên sứ đã được Thương đế ban quyền cho làm hại đất và biển (who had been given power to harm the land and the sea): Đừng làm hại đất, biển và cây cối cho đến khi chúng ta đóng dấu ấn lên trán của những tôi tớ Chúa. [Đạo Chúa là đạo giữa Chủ và Tôi Tớ [Relationship between Master-Servant], Tôi Tớ phải tuân theo mọi lệnh của Chủ] Rồi tôi nghe thấy số người được đóng dấu ấn trên trán, tất cả là 144000 (một trăm bốn mươi bốn ngàn) thuộc 12 bộ lạc của Israel, mỗi bộ lạc là 12000 người.

Những người được đóng dấu ấn của Thương đế trên trán là những người được Chúa chọn để cho lên thiên đường của Chúa, vì Kinh Thánh viết rõ “Nhiều người được kêu gọi nhưng chỉ có ít người được chọn” và Chúa cũng đã phán, Matthew 7: 21-23: Không phải người nào gọi Ta là Chúa cũng được vào nước trời... Trong ngày phán xét sẽ có nhiều người kêu nài: “Thưa Chúa, chúng tôi đã giới thiệu Chúa cho nhiều người, đã dùng danh Chúa để đuổi quỷ và làm nhiều phép lạ [như một linh mục mít ở Úc làm cho tượng bà Mary chảy dầu]. Nhưng ta sẽ đáp: “Ta không hề biết các ngươi! Hãy cút đi cho khuất mắt ta, vì các ngươi chỉ làm việc gian ác” Những người Ca-tô và Tin Lành năng nổ dụ người khác vào đạo nên nhớ kỹ câu này trước khi dùng đến những thủ đoạn bất chính để truyền đạo.

Lừa dối, lợi dụng lòng mê tín của tín đồ để vơ vét của cải, tiền bạc, loạn dâm, đạo đức giả v..v.. có phải là việc gian ác hay không? Ngụy tạo phép lạ, tín lý, bí tích để tạo quyền lực thế tục cho giới giáo sĩ v..v.. có phải là việc gian ác hay không? Cưỡng bách cải đạo, giết người ngoại đạo, tra tấn, thiêu sống người lạc đạo v..v.. có phải là việc gian ác không? Ai trả lời không, xin lên tiếng. Các “hội thánh” Ki-tô, trong 2000 năm nay đã làm những gì? Có làm điều gì gian ác không? Và ai lên thiên đường? Ai xuống hỏa ngục?

Chúng ta để ý, Chúa chỉ chọn 144000 người trong 12 bộ lạc Do Thái, không thấy Chúa nói đến các bộ lạc Bùi Chu, Phát Diệm hay Hố Nai, Gia Kiệm, Thái Hà, Đồng Chiêm hay Bolsa, San Jose, Sydney… Dân Do Thái là dân được Chúa chọn (chosen people) nhưng Chúa cũng chỉ chọn có 144000 người mà thôi. Vậy người Việt Nam có bao nhiêu hi vọng, hay ảo vọng, để được đóng dấu ấn của Thượng đế trên trán? Không những thế, quý vị hãy coi chừng, vì trong Khải Huyền 9: 4, Thiên Chúa còn ra lệnh cho những con quái vật châu chấu giống như những con chiến mã, có khả năng châm chích như bọ cạp, không được phá hại cây cỏ mà chỉ nhắm vào những người không có dấu ấn của Thượng đế đóng trên trán. (They were told not to harm the grass of the earth or any plant or tree, but only those people who did not have the seal of God on their forefronts)]

Kinh Thánh là những lời mạc khải của Chúa nên không thể sai lầm, quý vị có nên nghĩ lại về đức tin của mình hay không. Quý vị có thấy rằng mình đã bị đám mục sư, linh mục lừa bịp quý vị bằng một cái bánh vẽ trên trời mà dù có thật quý vị cũng không bao giờ có thể được hưởng theo như những lời không thể sai lầm của Chúa trong sách Khải Huyền hay không? Muốn được lên thiên đường cùng Chúa, giả thử được Chúa chọn, và điều này không bao giờ có thể xảy ra đối với người Việt Nam như quý vị, quý vị cũng phải tranh nhau, rất có thể phải chém giết nhau, để dành một chỗ trên thiên đường. Quý vị có bao giờ nghĩ đến điều này hay không? Quý vị có bao nhiêu hi vọng được Chúa “cứu rỗi”, bốc cái xác chết đã rũa nát của quý vị (chắc chắn là ngày tận thế sẽ không xảy ra trong đời này của quý vị) lên thiên đường? Quý vị thử sờ lên trán mình xem có thấy dấu ấn của Thượng đế trên đó không? Hãy dùng đến đầu óc một chút đi, và hãy cất bỏ gánh nặng thiên chúa trên vai của quý vị (đề nghị của mục sư Harry Wilson), đúng ra là gánh nặng giáo hoàng Ca-tô giáo hay gánh nặng Kinh Thánh Tin Lành. Hơn nữa, Giê-su là người như thế nào, trí tuệ và đạo đức ra sao, có đáng để cho chúng ta trông mong vào sự “cứu rỗi” của ông ta không?

Người Việt Nam không phải là người Do Thái, ai cũng biết vậy, nhưng vẫn cần phải nhắc lại ở đây. Tuy nhiên chẳng có ai cấm người Việt nam tin rằng mình sẽ được Giê-su cứu chuộc như cứu chuộc người Do Thái, dù mình không phải là người Do Thái. Đây là quyền tự do tín ngưỡng của họ dù rằng chẳng có ai nghĩ đến chuyện là chính người Do Thái lại không tin Giê-su là đấng cứu tinh của họ và do đó đã từ chối không chấp nhận vai trò cứu chuộc của Giê-su như chúng ta đã biết.

Kết Luận: Tân Ước viết rất rõ: Giê-su sinh ra chỉ để cứu dân tộc Do Thái mà thôi và còn thậm ghét nhưng người phi-Do Thái: Matthew 1: 21; Matthew 15: 21-28; Matthew 15:26. Vậy thì:

NGƯỜI VIỆT NAM THEO ĐẠO CHÚA LÀ VÌ CÁI GÌ ?

Và ông Phạm Xuân Khôi cố đưa ra những lý luận thần học đã lỗi thời để chứng minh Gót của Do Thái hiện hữu để làm gì? Mong nhận được một câu trả lời thỏa đáng từ bất cứ ai.

 

Trần Chung Ngọc

8/2010

 

(1)- http://anpha.wordpress.com/2008/11/06/ly-do-dể-chung-ta-tin/)