VỀ MỘT CUỐN SÁCH TỪNG GÂY SÔI NỔI

TRÊN WEBSITE TALAWAS

“GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC”

Trần Chung Ngọc

đăng ngày 18 tháng 8, 2007

Cuốn “Gia Tô Tây Dương Bí Lục” mà tôi có là cuốn của nhà xuất bản Việt Nam, P.O. Box 712505, San Diego, CA 92171, phát hành năm 1992, do anh Lê Trọng Văn tặng. Trong cuốn này có Lời Nói Đầu của Cửu Long Lê Trọng Văn và trong Phần Phụ Lục có 12 bài. Trong phần Phụ Lục, ngoài những bài dịch các bài >“Giáo Hội Thiên Chúa: Đối Diện Với Một Luther Mới” (Église: L’affaire du “Nouveau Luther”) của Jacques Duquesne [Nhiên Ngôn dịch]; “Giê-su Là Đấng Cứu Thế Hay Chỉ Là Một Thầy Phù Thủy?” (Was Jesus The Messiah, Or Just A Magician?) của Giáo sư Sử Học Doug Hoagland [Ngọc Mai dịch]; “Những Học Giả Về Kinh Thánh Đặt Những Nghi Vấn Về Công Cuộc Và Phép Lạ Của Giê-su” (Bible Scholars Question Jesus’s Work, Miracles” của James D. Davis [Nguyên Từ dịch]; “Ly Rượu Thánh Của Vũ Trụ Học” (Holy Grail Of Cosmology) của Thomas H. Maugh [không có tên người dịch]; và một số thông tin thời sự khác, chúng ta có thể đọc được 4 bài viết rất đặc sắc của một số tác giả quen thuộc: Bác Sĩ Nguyễn Văn Thọ, một tín đồ Ca-Tô Giáo Rô-ma trong 30 năm thuở thiếu thời, với bài 2 bài: >“Ít Nhiều Nhận Định Về Thiên Chúa Giáo” và “Chân Thiện Mỹ”; Giới Tử với bài “Xưng Tội Với Lịch Sử”, phê bình bài Luận Về Hiếu Và Đạo của Thomas Trần Xuân Thời; và Cựu Đại Tá Trần Văn Kha với bài “Người làm Cho Tòa Thánh La Mã Run Sợ”, bản dịch bài L’Homme Qui Fait Trembler Rome của Robert Serrou.

Tôi có thể nói rằng, cuốn Tây Dương Gia Tô Bí Lục có một giá trị rất đặc biệt, không phải là giá trị văn chương hay những chi tiết lặt vặt về sử, về địa danh trên thế giới, mà là giá trị của những sự thực về Thánh Kinh, về lịch sử và sách lược nhồi sọ tín đồ của Giáo hội Ca-Tô Rô-ma, những vấn nạn mà trong thời Pháp thuộc cũng như trong thời Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam, không ai được phép nêu lên. Ngoài ra, những tài liệu trong phần Phụ Lục cũng có một giá trị riêng. Riêng về phần “Gia Tô Tây Dương Bí Lục”, tôi cảm thấy rất thích thú khi đọc phần này: thích thú vì nó pha trộn lối bố cục, văn phong của những truyện cổ xưa như Phong Thần, Chinh Đông, Chinh Tây v..v…, với những lời phê bình rất sắc xảo trên những sự kiện dựa trên Thánh Kinh và giáo lý của Giáo hội Ca-Tô. Lẽ dĩ nhiên, với lối bố cục từng hồi, cấu trúc câu chuyện và văn phong quen thuộc đượm nhiều tưởng tượng của 200 năm về trước, Tây Dương Gia Tô Bí Lục không thể coi như là một cuốn nghiên cứu sử, địa một cách khoa học của thời hiện đại.

Nhưng nếu chúng ta đã đọc kỹ Kinh Thánh, điều này thì tôi phải tự khoe là tôi đã đọc khá kỹ và cũng nghiên cứu khá kỹ, và nếu chúng ta biết chút ít về lịch sử Ki Tô Giáo nói chung, và điều này tôi cũng phải tự khoe là tôi đã đọc khá kỹ và cũng nghiên cứu khá kỹ, thì chúng ta sẽ thấy những điều tưởng tượng của các tác giả không phải là hoàn toàn hư cấu mà đều dựa trên những sự kiện trong Kinh Thánh, trên lịch sử và giáo lý của Ki Tô Giáo. Nhiều chỗ đọc có vẻ hoang đường nhưng cái gốc mà những sự tưởng tượng thuộc loại hoa hòe hoa sói xoay quanh đều nằm đâu đó trong Thánh kinh và trong bộ giáo lý của giáo hội Ca-Tô. Tôi tin rằng giới trẻ ngày nay khó có thể lãnh hội được giá trị thực của Tây Dương Gia Tô Bí Lục khi đọc tác phẩm này vì hai lý do: thứ nhất, lời văn rất cổ, có những đoạn nếu đọc ngoài ngữ cảnh (out of context) thì có vẻ vô lý, hoang đường; và thứ nhì, nếu chưa đọc kỹ hay nghiên cứu Kinh Thánh, chưa biết gì về lịch sử Ca-Tô Giáo Rô-ma, thì thật là “không thể tin được”, chỉ có thể coi nó như là một truyện Tàu, hay truyện Chưởng, như Linh Mục Nguyễn Ngọc Lan đã phê phán, cố tình gán ghép để bài bác. Nếu có dịp, tôi sẽ phê bình phân tích cuốn sách này, nhưng bao giờ thì đó còn là một ẩn số..

Đọc Gia Tô Tây Dương Bí Lục là một nghệ thuật, nghệ thuật đọc sách. Có thể nói, nghệ thuật đọc cuốn này cũng giống như đọc cuốn The Da Vinci Code của Dan Brown gần đây. Chúng ta phải biết những gì trong đó là hư cấu, những gì trong đó đúng với lịch sử. Ở đây tôi chỉ muốn bàn đến vài luận cứ phê bình gần đây trên Talawas về cuốn “Gia Tô Tây Dương Bí Lục” mà xuyên qua đó chúng ta có thể thấy các “đại phê bình gia” chưa biết đọc sách, hay nói đúng hơn, chưa đủ kiến thức để đọc cuốn Gia Tô Gia Tô Bí Lục.

Tên cuốn sách có nghĩa là Ghi Chép Những Chuyện Kín Của Đạo Gia Tô”, như trên đã nói, đó là những chuyện thuộc loại cấm kỵ trong thời Thực dân Pháp và ở miền Nam trước đây. Chúng ta còn nhớ, trong cuốn Lịch Sử Thế Giới của Cụ Nguyễn Hiến Lê, chỉ có một chương ngắn về thời Trung Cổ mà cũng còn bị cấm, không được phép dùng trong các trường học, huống chi là cuốn sách “động trời”: Tây Dương Gia Tô Bí Lục. Cho nên thật là dễ hiểu, khi Talawas cho bản điện tử của cuốn này lên mạng, thì lập tức có sự phê bình chống đối. Lẽ dĩ nhiên, những phê bình chống đối này thuộc loại cảm tính tôn giáo cá nhân chứ không thuộc loại phê bình trí thức. Tôi đã đọc 2 bài phê bình thuộc loại chống đối: bài Tây Dương Gia Tô bí lục của Linh mục Nguyễn Ngọc Lan, viết năm 1982, và bài Vài thắc mắc về bản dịch Tây Dương Gia Tô bí lục của ông Phạm Quang Tuấn. Đối với cả hai, tôi cảm thấy thất vọng vì những điều bất cập trong lý luận phê bình. Tôi cũng đã đọc những bài của các ông Ngô Đức Thọ và Nguyễn Thế Anh.

Trước hết chúng ta hãy điểm qua vài đoạn phê bình mà không phải là phê bình. Trong bài Vài Thắc Mắc…Ông Phạm Quang Tuấn viết: Cuốn Tây Dương Gia Tô bí lục tự nó không có gì đáng quan tâm bàn cãi. Vì cuốn sách quá ngây ngô không thể đánh lừa được độc giả talawas nên phản ứng thích hợp là... phì cười và bỏ qua [Ông Tuấn viết nhảm, lấy ý kiến riêng của mình làm ý kiến của độc giả Talawas]. Tuy nhiên, nhân dịch giả Ngô Đức Thọ có nhã ý hồi âm nên tôi xin đặt một vài câu hỏi. Một người với kiến thức sơ đẳng cũng có thể thấy ngay rằng Tây Dương Gia Tô bí lục là một tác phẩm nguỵ tạo. Nguỵ tạo đây có nghĩa là nó không thể được viết bởi những tác giả được ghi trong sách (hai vị "giám mục" cùng hai thầy cả gì đó). Về chữ giám mục thì linh mục Nguyễn Ngọc Lan đã từng chỉ ra rằng tới sau 1930 Việt Nam mới có giám mục đầu tiên. Hay là tác giả không phân biệt được hai từ "giám mục" và "linh mục" chăng? Nhưng điều đó lại càng cho thấy tác giả không thể là người trong đạo hay đã từng theo đạo. [Đây không phải là những câu hỏi] Ngoài ra, tác giả cuốn này cũng hoàn toàn không biết gì về giáo lý căn bản của đạo Cơ đốc hoặc về lịch sử, địa lý, xã hội Tây phương. Ở một mức sơ đẳng nhập môn nhất, họ không phân biệt được Cựu Ước (lịch sử và truyền thuyết của dân Do Thái) và Tân Ước (những điều giảng của Jesus) trong Thánh kinh nên gán cho Jesus những "sáng kiến" đã có từ cả ngàn năm trước khi ông sinh ra: chuyện Adam và Eve, chuyện chiếc tàu của Noah, mười điều răn thời Moses, thậm chí tục lệ cắt da qui đầu. [Đây cũng lại không phải là những câu hỏi]

Linh mục Nguyễn Ngọc Lan cũng phê bình:

Nếu [ông Ngô Đức Thọ] thuộc Ủy ban KHXH thì ít ra ông đã phải biết là tuyệt đối không hề có một cái sự gì gọi là "giám mục" người Việt Nam trước những năm 30 thuộc thế kỷ 20 này. Trừ phi hai "giám mục" Phạm Ngộ Hiên và Nguyễn Hoà Đường nào đó lại là người… Tàu thì tôi miễn xin có ý kiến và xin tha thứ cho cái tội đã quên bẵng đi mất rằng đây là một cuốn truyện Tàu. Chỉ bằng vào hai đoạn trên chúng ta cũng có thể thấy ông Tuấn cũng như Linh mục Nguyễn Ngọc Lan đều mù tịt về Kinh Thánh và lịch sử Ki Tô Giáo. Trước hết, nếu cuốn sách đã “tự nó không có gì đáng quan tâm bàn cãi” thì ông Tuấn viết lăng nhăng cái gì ở đây vậy? Đầu đề là “Vài Thắc Mắc..” nhưng mở đầu ông đã bài bác, chê bai, sát phạt cố ý hạ thấp cuốn sách và các tác giả rồi, vậy còn thắc mắc cái gì? Thứ đến, ông Phạm Quang Tuấn đã viết bậy khi cho rằng các tác giả cuốn Gia Tô Tây Dương Bí Lục [GTTDBL] đã “gán cho Jesus những "sáng kiến" đã có từ cả ngàn năm trước khi ông sinh ra: chuyện Adam và Eve, chuyện chiếc tàu của Noah, mười điều răn thời Moses, thậm chí tục lệ cắt da qui đầu.” Ai cũng biết rằng Giê-su chịu ảnh hưởng rất nhiều của Cựu ước cho nên khi giảng đạo ông ta chỉ nhắc lại những điều ông ta đọc từ Cựu Ước chứ không phải đó là những “sáng kiến” của Giê-su. Đọc đoạn Giê-su nói về thuyết Adam và Eve, về tội tổ tông, trang 39 trong GTTDBL chúng ta thấy rõ như vậy. Thật vậy, Giê-su nói: “Khi mới tạo thiên lập địa, chưa có loài người, Chúa trời bèn lấy đất sét….” Đây là những điều viết trong Cựu Ước, ông Tuấn có biết như vậy không. Do đó, thật ra những luận điệu bài bác của ông Tuấn cũng như của linh mục Lan mới thật là ngây ngô, chưa qua khỏi mức sơ đẳng nhập môn nhất. Chúng ta hãy lấy một thí dụ, về từ “Giám mục”.

Đúng là tới năm 1933, sau 400 năm truyền đạo vào Việt Nam, Việt Nam mới có một giám mục đầu tiên là Nguyễn Bá Tòng. Vào thời điểm này, Giám mục là chức được tấn phong từ linh mục. Nhưng ông Phạm Quang Tuấn cũng như Linh mục Nguyễn Ngọc Lan không biết rằng từ “giám mục” nguyên thủy là để chỉ chung cho những bậc chăn chiên trong Ki Tô Giáo. Trong Lời Nói Đầu, ông Lê Trọng Văn cũng đã giải thích là “vào những thế kỷ trước, từ Giám mục có thể không phải để chỉ một chức được tấn phong từ Linh mục như bây giờ”. Thật vậy, theo Wikipedia, từ Giám mục (Bishop) bắt nguồn từ từ Hi Lạp episkopos, và trong Thư Cho Người Titus, “giám mục” có nghĩa tương đương với Trưởng lão (presbyter) hay Linh mục (priest), và trong sách Công Vụ các Sứ Đồ, episkopos chỉ “những người chăn chiên” [In places (particularly in the verses from the Epistle to Titus) it appears that the position of episkopos is often similar or the same as that of presbyter (πρεσβυτερος), or elder and (or) priest. In the Acts of the Apostles, episkopos are mentioned as being shepherds of the flock] Trong bức Tâm Thư gửi các giới chăn chiên Việt Nam gần đây, Giáo hoàng Benedict XVI có viết: “Với tư cách là Giám mục v..v..” Giáo hoàng có danh hiệu là Giám mục thành Rô-ma (Bishop of Rome). Nếu theo sự hiểu biết về chữ nghĩa của ông Tuấn và linh mục Lan thì không thể gọi giáo hoàng là Giám mục, vì chức giám mục, được tấn phong từ linh mục, còn ở dưới giáo hoàng mấy bậc: sau Hồng y, Tổng giám mục. Chúng ta thấy rằng, cả ông Tuấn lẫn Linh mục Nguyễn Ngọc Lan đều không hiểu xuất xứ của từ giám mục, không hiểu nghĩa của từ giám mục, và lên tiếng bài bác cuốn Gia Tô Tây Dương Bí Lục, cho đó là một tác phẩm ngụy tạo, không thể viết bởi các “giám mục” vì sau 1930 Việt Nam mới có giám mục. Vậy người trong đạo như Linh Mục Nguyễn Ngọc Lan và ông Phạm Quang Tuấn, tuy ông nói ông là người ngoại đạo, cũng chẳng biết gì mấy về đạo, cho nên khi lên tiếng phản bác cuốn Gia Tô Tây Dương Bí Lục một cách lãng xẹt như vậy, thực ra chỉ tự chứng tỏ trình độ hiểu biết kém cỏi của mình mà thôi.

Thứ đến, tất cả các học giả nghiên cứu Thánh Kinh ngày nay đều đồng thuận ở điểm: Tân Ước là sự tiếp nối của Cựu Ước. Không có Cựu thì làm gì có Tân. Đọc Tân ước, chúng ta thấy Giê-su chịu ảnh hưởng rất nhiều từ Cựu Ước, do đó, một số nhà phân tâm học như các bác sĩ George de Loosten, William Hirsch, Binet-Sanglé, và tiến sĩ Emil Rasmussen v..v.. đã cho rằng Giê-su có những ảo tưởng của một người bị bệnh tâm thần, mắc bệnh chứng hoang tưởng (paranoia). Bệnh chứng này bắt nguồn từ một nguồn gốc lý lịch không mấy tốt đẹp của Giê-su (không biết Cha là ai), và từ một tâm cảnh cuồng tín tôn giáo của Giê-su khi ông đọc và tuyệt đối tin những điều trong Cựu ước, sinh ra nhiều ảo giác và tự cho mình những quyền năng thần thánh, vai trò cứu thế, rửa sạch tội lỗi nhân loại v..v.. Cựu Ước đã gây cho Giê-su niềm hoang tưởng chính mình là con Thượng đế, tương tự như Hồng Tú Toàn tự nhận mình là em Giê-su, hay James Jones, David Koresh tự nhận là Giê-su tái sinh, những ảo tưởng phát sinh do đọc Tân Ước.. Nếu cho rằng, như ông Tuấn viết, cần phải phân biệt Cựu Ước (lịch sử và truyền thuyết của dân Do Thái) và Tân Ước (những điều giảng của Jesus) thì vai trò “chuộc tội” [từ huyền thoại Adam và Eve trong Cựu Ước] và “cứu rỗi” của Jesus do nền thần học Ki Tô Giáo dựng lên phải vứt vào sọt rác. Nhưng trong Tân Ước Giê-su nói gì về nhiệm vụ của ông ta xuống trần? Để hoàn thành những Luật của Cha ông ta trong Cựu Ước. Giê-su khẳng định trong Tân Ước, Matthew 5: 17-18:

Các ngươi đừng tưởng ta đến để phá luật [của Cha ta trong Cựu Ước] hoặc các lời tiên tri [trong Cựu Ước]; ta đến không phải để phá, mà để hoàn thành. Vì ta nói thật cùng các ngươi, cho đến khi trời đất không còn nữa, một chấm một nét cũng không được ra ngoài luật cho đến khi tất cả đều hoàn thành.

Những luật của Cha ông ta trong Cựu Ước thì vô số kể, có những luật giết người tập thể, diệt chủng vô cùng tàn bạo, và cả những luật về đi cầu, phải chôn phân ở đâu, và những luật quái gở như phụ nữ sinh xong bao nhiêu ngày sau thì sạch v… v…., nhưng chắc chắn gồm có 10 điều răn của Moses, và cả luật cắt da qui đầu ban ra cho Abraham. Vậy thì, Ở một mức sơ đẳng nhập môn nhất, ông Tuấn không thấy được sự liên hệ giữa Cựu Ước và Tân ước, nên đã phê bình bậy như trên.

Đọc Gia Tô Tây Dương Bí Lục không phải là dễ, và những tín đồ Ca-Tô Giáo Rô-ma, tuyệt đại đa số biết rất mù mờ về Kinh Thánh và lịch sử giáo hội của mình, chắc chắn sẽ bị “sốc” vì có những điều không phù hợp với các điều “giáo hội dạy rằng…”. Họ không đủ khả năng để phân biệt những chuyện hoa hòe hoa sói trong đó xen lẫn với những sự thật về đạo Ca Tô. Điều này chúng ta thấy rõ qua phản ứng của linh mục Nguyễn Ngọc Lan cũng như của ông Phạm Quang Tuấn. Những bậc gọi là trí thức Công giáo như trên hầu như ai cũng có một điểm mù trí thức, không bao giờ chịu tìm hiểu vấn đề cho đến nơi đến chốn, cứ đụng đến tôn giáo của họ là họ phản ứng như những con bò rừng húc lá cờ đỏ, không cần biết là sau lá cờ đỏ đó là thanh gươm, thanh gươm của những sự thật lịch sử.

Một điểm mà ông Tuấn khai thác là trong cuốn Gia Tô Tây Dương Bí Lục có nhiều chi tiết sai về lịch sử, địa lý, xã hội Tây phương hoặc về giáo lý căn bản của đạo Cơ đốc, do đó không thể là tác phẩm của một giám mục Cơ đốc giáo. Ông Tuấn làm như một giám mục Cơ đốc giáo, nhất lại là một giám mục Vệt Nam, thì phải giỏi lắm, phải biết chính xác về mọi vấn đề liên quan đến Thánh Kinh, đến giáo hội Ca-tô. Nhưng ông Tuấn đã lầm to. Vì ở vài thế kỷ trước đây, trình độ của những người chăn chiên chỉ có vậy. Kiến thức tổng quát của họ rất thiếu sót, vì họ được đào tạo trong cái nôi thần học của Ca Tô Giáo Rô Ma mà mục đích chỉ là đào tạo những tay sai “quên mình trong tuân phục” chứ không phải để mở mang kiến thức. Ngay ngày nay mà kiến thức tổng quát của đa số các vị này cũng chẳng ra gì [Xin đọc những bài viết về thực chất đào tạo các linh mục thời nay của các linh mục Joseph McCabe, James Kavanaugh, và Emmett McLoughlin] huống chi là vào vài thế kỷ trước. Đọc Nguyễn Văn Thuận hay Phạm Minh Mẫn ngày nay chúng ta cũng thấy mấy ông Hồng Y đó có biết gì về lịch sử xã hội Tây phương cũng như về những thiên khảo cứu mới nhất về Kinh Thánh và Ki Tô Giáo đâu, tất cả vẫn chỉ là lập lại những điều mê tín trong thời Trung Cổ mà ngày nay Tây Phương đã loại bỏ.. Dùng kiến thức ngày nay để đánh giá kiến thức cổ xưa thì chúng ta cũng có thể nói là chính Thượng đế cũng vấp phải rất nhiều sai lầm về thần học cũng như khoa học khi mạc khải, cho ai không biết, để viết ra cuốn Thánh Kinh. Có cần tôi chứng minh không? Nhưng ngày nay cuốn Thánh Kinh với những sai lầm trong đó vẫn được phổ biến trên khắp thế giới. Chúng ta có nên phê bình những nhà xuất bản cuốn Thánh Kinh và những giới “chăn chiên” tiếp tục “dạy Thánh Kinh” (sic) bằng cách trích dẫn những điều vụn vặt trong đó là không biết gì về những sai lầm trong đó không?

Nhưng cả linh mục Nguyễn Ngọc Lan và ông Tuấn đều đổ những sự sai lầm trong cuốn Gia Tô Tây Dương Bí Lục lên đầu Viện Hán Nôm và dịch giả Ngô Đức Thọ. Các ông phải biết rằng đây là một bản dịch và với sự lương thiện trí thức thì khi dịch chúng ta phải trung thành với nguyên bản. Những sai lầm trong sách, nếu có, là của tác giả, không phải của dịch giả hay của Viện Hán Nôm. Trong Thánh Kinh có vô số những sai lầm, nhưng ngày nay hầu hết những bản Thánh Kinh đều giữ nguyên những sai lầm đó, trừ một vài ấn bản có sửa lại lời văn so với ấn bản của Vua James.

Ông Phạm Quang Tuấn viết:

Cái làm tôi thắc mắc là lời giới thiệu của dịch giả, của nhà xuất bản, và khung cảnh lịch sử trong đó bản dịch được xuất bản. Tại sao một chuyên viên của một viện nghiên cứu nhà nước mà có thể... kém cỏi như vậy về sử địa thế giới cũng như về kiến thức xã hội, tôn giáo chung chung? Vì chỉ có người hoàn toàn không có kiến thức căn bản mới không nhận ra ngay những cái sai rất sơ đẳng mà tôi đã kể ở trên, và trịnh trọng giới thiệu tác giả là "hai giám mục", "đã sang thăm La Mã", là "Thiên chúa giáo yêu nước" v.v.

Có lẽ chúng ta cũng không nên trách ông Phạm Quang Tuấn vì chính ông đã thú nhận là chỉ biết giáo lý đạo Cơ Đốc qua những sách báo thông thường, cho nên những gì ông ta thâu thập được tất nhiên cũng chỉ là thông thường, thông thường theo nghĩa đó là những gì mà “giáo hội dạy rằng….” và bắt tín đồ phải nhắm mắt mà tin, trong khi ngày nay không thiếu gì những sách báo nghiên cứu, phân tích giáo lý Cơ Đốc Giáo. Chắc ông Tuấn cũng như Linh mục Lan chưa bao giờ đọc đến những cuốn như “Hãy Dẹp Đi Những Chuyện Trẻ Con” (Putting Away Childish Things) của Nữ Giáo Sư Thần Học Công Giáo Uta Ranke-Heinemann. Mà những chuyện trẻ con ở đây là gì? Chính là những giáo lý căn bản của Cơ Đốc Giáo về Ngày Giáng Sinh (Luke’s Christmas Fairy Tale), Đức Mẹ Đồng Trinh (The Virgin Mother), Những Phép Lạ Jesus Làm (Miraculous Fairy Tales), Ngày Thứ Sáu Tốt Đẹp (Good Friday =Ngày Jesus bị đóng đinh trên thập giá), Phục Sinh (Easter), Thăng Thiên (Ascension), Địa Ngục (Hell) v..v…, hay cuốn “Một Ki-tô Giáo Mới Cho Một Thế Giới Mới” (A New Christianity For A New World) và một lô sách về các giáo lý của Cơ Đốc Giáo của Giám Mục John Shelby Spong. Giám mục Spong là người có tư tưởng rất tiến bộ. Những sách ông viết về Ki-tô Giáo nói chung đều thuộc loại sách bán chạy nhất. Một trong những cuốn sách này có tên “Tại Sao Ki Tô Giáo phải Thay Đổi Không Thì Chết?” (Why Christianity Must Change or Die?). Giám mục Spong đã được mời lên TV nhiều lần để bày tỏ tư tưởng của ông, và đã được mời đến thuyết trình ở nhiều đại học.

Trong cuốn Gia Tô Tây Dương Bí Lục không phải là không có những chỗ sai, nhưng không phải là sai ở những chỗ mà ông Tuấn cho là sơ đẳng. Cái hiểu của ông Tuấn và linh mục Lan về từ “giám mục” là một. Chụp những cái sai đó lên đầu dịch giả và Viện Hán Nôm là hai. Nhưng giả thử dịch giả cũng đã biết có những chỗ sai trong đó, nhưng vì mục đích muốn dịch một tác phẩm nói lên những điều khác trong Ki Tô Giáo quan trọng hơn để giải hoặc Ca Tô Giáo Rô ma thì sao? Vấn đề là, bỏ đi những phần sai về địa lý, lịch sử Tây phương [chương trình đào tạo linh mục Việt Nam cách đây 200 năm có đào sâu những chủ đề này không], những phần còn lại về Ca Tô Giáo Rô ma có bao nhiêu phần đúng, hay tất cả đều sai?

Sau đây chúng ta hãy thử đọc “Vài lời nói đầu của Nhà xuất bản Khoa học Xã hội cho cuốn Tây Dương Gia Tô Bí Lục” với vài lời chú thích của tôi:

Viện nghiên cứu Hán Nôm thuộc Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam cùng nhà xuất bản chúng tôi đã phát hiện, cho biên dịch một cuốn sách quí Tây Dương Gia Tô bí lục (Ghi chép những chuyện kín đáo của đạo Gia Tô Tây Dương) do các tác giả từ xưa Phạm Ngô Hiên, Nguyễn Hoà Đường, Nguyễn Bá Am, Trần Đình Hiên biên soạn ra bằng chữ Hán, cách đây đã gần hai thế kỷ, (cả bốn tác giả đều sống vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX). [Hiển nhiên, đây là một cuốn sách cổ mà Viện Hán Nôm phát hiện, cho biên dịch chứ không phải là tác phẩm của chính Viện Hán Nôm. Cho nên khi ông Phạm Quang Tuấn phê bình là “Tại sao một chuyên viên của một viện nghiên cứu nhà nước mà có thể... kém cỏi như vậy về sử địa thế giới cũng như về kiến thức xã hội, tôn giáo chung chung?” thì đúng là viết bậy để vu vạ cho Viện Hán Nôm và dịch giả] Điều vô cùng lý thú là, sách này được biên soạn ra không phải bởi những con người vốn kiên quyết phản đối đạo Gia Tô Tây Dương, mà nó được chính hai vị giám mục Thiên Chúa giáo dòng Tên (Phạm Ngô Hiên, Nguyễn Hoà Đường) biên soạn ra đầu tiên. Đây là những con người đã từng hết lòng tin theo, phụng sự Chúa, phụng sự đạo từ khi còn ít tuổi cho đến lúc cao niên, được phong đến hàm giám mục, cai quản cả một địa phận giáo dân quan trọng (huyện Nam Chân, nay là huyện Hải Hậu, tỉnh Hà Nam Ninh). Kế đó lại diễn ra sự gặp gỡ vô cùng thú vị giữa hai vị thầy cả Nguyễn Bá Am, Trần Trình Hiên với hai vị giám mục già nói trên. Hai thầy cả này cũng đều là những con chiên hết sức ngoan đạo. Do thấy hết bản chất thực của đạo giáo mà họ đã tin theo, cùng nhau rời bỏ nó, hợp lực ghi chép ra những nhận xét rất cụ thể, thực tế của những con người "vừa từ trong chăn" Thiên Chúa giáo thoát ra với khoảng trời mở rộng. Những điều ghi chép trước đó của hai vị giám mục già, được hai ông thầy cả tìm đến, xin lại, rồi đúc kết những điều tai nghe, mắt thấy, óc suy nghĩ lại thành một tác phẩm chung, gồm 9 quyển nhỏ, lấy tên là Tây Dương Gia Tô bí lục. [Ngày nay chúng ta thấy hàng triệu người, từ hàng Hồng Y, Tổng Giám Mục trở xuống cho đến giáo dân đã thấy hết bản chất thực của đạo giáo mà họ đã tin theo, cùng nhau rời bỏ nó, và đó chính là những người “từ trong chăn" Thiên Chúa giáo thoát ra với khoảng trời mở rộng.] Cần phải nói thêm rằng, hai vị giám mục cao tuổi nói trên đã từng đến tận thành La Mã xa xôi, được sống giữa thủ đô của "nước Công giáo thế giới Vaticăng", được vinh dự yết kiến Giáo hoàng, và hiểu đặc ân là được "Người" cho đọc cuốn Gia Tô bí pháp lưu tại thư viện của Giáo hoàng - một cuốn sách theo luật lệ thì chỉ Tổng Giám mục mới được đụng tới. Vì đây là cuốn sách bí mật nhằm dậy mọi bí pháp làm mê hoặc con người, biến họ thành chiên lành bảo sao nghe vậy. Cái chỗ quí báu của cuốn sách Tây Dương Gia Tô bí lục là ở chỗ này! [Đây có phải là điều sai sự thực hay không? Những cái gọi là “bí tích” trong Công Giáo chẳng qua chỉ là những “phép bịp” làm mê hoặc con người, biến họ thành chiên lành bảo sao nghe vậy, cùng lúc tạo quyền lực cho đám giáo sĩ trên số tín đồ thấp kém, như những nghiên cứu hiện đại về Công giáo đã vạch rõ] Sự gặp gỡ tương đắc giữa hai vị giám mục già với hai thầy cả trẻ hơn là ở chỗ: tuy rằng hai vị sau không được "vinh dự" nhìn tận cái gốc Thiên Chúa giáo, nhưng nhận xét của họ về mặt bản chất, thực chất của đạo Thiên Chúa lại hoàn toàn khớp với hai vị giám mục đã đi trước họ. Điều làm cho họ giác ngộ là ở sự đối chiếu những việc làm thực tế hàng ngày của chính họ trước giáo dân với điều họ đọc lén trong sách "bí pháp" của đấng bề trên. Tính chất đáng tin cậy của một cuốn sách được viết ra bởi những con người vốn sống trong cuộc, nay bằng lý trí của chính mình mà tự giác thấy ra tất cả phũ phàng; của một cuốn sách được viết ra bằng giấy trắng mực đen đúng vào lúc đầu óc, tâm hồn đựơc giải phóng một cách thư thái, đã làm cho sách có sức lý giải, thuyết phục, bóc trần rất mạnh mẽ. Tính chân thật của sách cũng chính là tính khoa học của nó nữa, khiến cho người đọc, người tham khảo nó tâm đắc, thú vị, sảng khoái biết bao. [Tuy lời văn trong cuốn Gia Tô Tây Dương Bí Lục là loại văn cổ cách đây 200 năm, nhưng nếu chúng ta đọc cuốn đó với một đầu óc không mê muội và với đôi chút hiểu biết về Thánh Kinh, về Ki Tô Giáo thì chúng ta sẽ thấy nội dung trong đó không khác gì nội dung trong hàng trăm cuốn sách khác của các học giả ngày nay, ở trong cũng như ở ngoài Ki Tô Giáo viết về tất cả những sự thực phũ phàng của Ki Tô Giáo. Nếu có thì giờ, tôi sẽ phê bình cuốn Gia Tô Tây Dương Bí Lục và đưa ra song song nội dung trong đó với những tác phẩm nghiên cứu hiện đại nhất về Ki Tô Giáo] Cũng phải nói thêm nữa rằng, đây là lần đầu tiên có một cuốn sách đi thẳng vào những mặt bản chất, những vấn đề cơ bản nhất của Thiên Chúa giáo, chứ không phải chỉ đề cập đến khía cạnh "đội lốt Thiên Chúa giáo, phản quốc, hại dân" như nhiều sách đã làm. Mà sách lại được chính những người trong cuộc nói ra. Chính vì vậy mà trong điều kiện lịch sử - cụ thể của đất nước ta hiện nay – Nhà xuất bản chúng tôi thấy chưa thể in cuốn sách này một cách rộng rãi, phát hành công khai trong bạn đọc yêu mến sách khoa học xã hội được. Nhưng nếu vì thế mà lại đi gác nó lại để không biết đến bao giờ mới giới thiệu ra được, thì cũng lại là không đúng với chức năng cung cấp tư liệu nghiên cứu có giá trị, ít nhất là cho một bộ phận bạn đọc nào đó. [Điều khó hiểu đối với tôi khi đọc đoạn trên là ngày nay trên thế giới có tràn ngập những cuốn sách nghiên cứu về Ki Tô Giáo và Thánh Kinh rất nghiêm chỉnh của các học giả ở trong cũng như ở ngoài Ki Tô Giáo mà giá trị có thể nói là vượt trội cuốn Tây Dương Gia Tô Bí Lục mà sao Nhà Nước hay Viện Hán Nôm lại không có một kế hoạch nào để phổ biến các tác phẩm đó để hoàn thành chức năng cung cấp tư liệu nghiên cứu có giá trị đối với quảng đại quần chúng]

Bây giờ chúng ta hãy thử đọc một đoạn trong cuốn Gia Tô Tây Dương Bí Lục xem các tác giả viết đúng hay sai, và tại sao lại viết như thế. Trong Quyển II, với đoạn mở đầu như sau: “Jêsu muốn thay đổi hết phong tục trong nước khiến cho chỉ một mình được độc tôn, bèn nghĩ ra lắm phép bịp để lừa ngưới.” rồi từ trang 39 đến trang 47, các tác giả đã viết về chuyện Giê-su bày đặt ra các “bí tích” như “rửa tội”, “thêm sức” v..v.. trong Ca Tô Giáo Rô Ma. Đọc Tân Ước, chúng ta không thấy những chuyện này, vì Giê-su đã khẳng định là ông ta sẽ trở lại trần ngay khi một số tông đồ của ông còn sống, vậy bày đặt ra những “bí tích” để làm gì? Như vậy chúng ta phải kết luận là các tác giả đã viết sai. Nhưng không phải vậy, vì những “bí tích” là do giáo hội bày đặt ra rồi dạy tín đồ là do chính Giê-su đặt ra, và các tín đồ chỉ có việc nhắm mắt mà theo. Các tác giả cuốn Gia Tô Tây Dương Bí Lục cũng đã bị nhồi sọ như vậy nên khi viết như trên chẳng qua chỉ là thêm thắt vào điều giáo hội dạy cho họ. Thật vậy, trong cuốn Catechism of the Catholic Church, điều 1114 viết: “Theo đúng những lời dạy trong Thánh Kinh, cho đến những truyền thống của các tông đồ, và được sự chấp thuận của các thượng phụ”, chúng tôi tuyên xưng là “những bí tích của luật mới…tất cả đều do Giê-su Ki-Tô Chúa của chúng ta thiết lập” [Adhering to the teaching of the Holy Scriptures, to the apostolic traditions, and to the concensus of the fathers”, we profess that “the sacraments of the new law were all instituted by Jesus Christ our Lord”]. Nghiên cứu về Ca-Tô Giáo Rô-ma chúng ta thấy bí tích xưng tội và tha tội đã được phịa ra từ thế kỷ 13, và lời tuyên xưng trên là của Công Đồng Trent vào năm 1547 trước đám giáo dân ngu dốt để tạo quyền lực cho giới giáo sĩ. Các tác giả cuốn Gia Tô Tây Dương Bí Lục đã viết bí tích là những “phép bịp để lừa người.” Điều này có đúng hay không? Chúng ta hãy trích dẫn nhận định của một số linh mục và học giả để có thể đánh giá đúng giá trị của cuốn Gia Tô Tây Dương Bí Lục :

Không ai biết rõ hơn những bí tích trong Ca Tô Giáo Rô-ma như linh mục Joseph McCabe, một người đã hành nghề linh mục hơn 20 năm, khi ông viết về bí tích truyền chức linh mục:

“Bí tích”, lẽ dĩ nhiên, chỉ là một phần của hệ thống nâng cao giới linh mục, cho họ những lợi ích cá nhân to lớn trên đám tín đồ thông thường.

Nó đúng là như vậy trong bí tích “dòng thánh” hay là phong chức linh mục.. Nghi thức (truyền chức linh mục) chỉ là một tập hợp những hành động huyền bí với những lời cầu nguyện cổ lỗ có tính cách rối răm, mê hoặc và lạ lùng đối với khán giả bên ngoài. Người ta cho là nó có hiệu lực đến độ sau đó ông linh mục có thể ra lệnh cho quỷ đi đâu thì đi, tha tội, và biến mẩu bánh thành Chúa Ki-Tô. Đó là điều người láng giềng Ca-Tô của bạn tin thật như vậy. .

(Joseph McCabe, The Truth About The Catholic Church, p.70: The “sacrament” is, of course, merely a part of the system which raises a priestly caste, to their great advantage, above the common crowd. So it is with the sacrament of “holy orders” or the ordination of the clergy. The ritual is a maze, a stupendous collection of archaic prayers and mysic actions, to the onlooker. It is supposed to be so potent that henceforward the priest can order devils about, forgive sins, and turn bread into Christ. This your Catholic neighbor literally believes.)

Cũng vì nhận rõ được tính chất hoang đường và lỗi thời của "bí tích rửa tội", của vai trò "chuộc tội" và "cứu rỗi" của Giê-su, mà trong cuốn Tại Sao Ki Tô Giáo Phải Thay Đổi Không Thì Chết, Giám mục John Shelby Spong đã dành riêng chương 6 để viết về đề tài Giê-su Như Là Đấng Cứu Thế: Một Hình Ảnh Cần Phải Dẹp Bỏ (Jesus as Rescuer: An Image That Has To Go). Trong chương này, Giám Mục Spong viết như sau: .

"Nhân loại chúng ta không sống trong tội lỗi. Chúng ta không sinh ra trong tội lỗi. Chúng ta không cần phải rửa sạch cái tì vết tội tổ tông trong lễ rửa tội. Chúng ta không phải là những tạo vật sa ngã, mất đi sự cứu rỗi nếu chúng ta không rửa tội. Do đó, một đấng cứu thế có nhiệm vụ khôi phục tình trạng tiền sa ngã của chúng ta chỉ là một sự mê tín trước thời -Darwin và một sự vô nghĩa sau thời -Darwin." .

(John Shelby Spong, Why Christianity Must Change or Die, pp. 98-99: We human beings do not live in sin. We are not born in sin. We do not need to have the stain of our original sin washed away in baptism. We are not fallen creatures who will lose salvation if we are not baptized... A savior who restores us to our prefallen status is therefore pre-Darwinian superstition and post-Darwinian nonsense.)

Học giả Henri Guillemin cho rằng hai bí tích chính của Ca-Tô Giáo Rô-ma: “rửa tội” và “ban thánh thể”, nghĩa là ăn bánh thánh, là những trò ma thuật của giáo hội bày đặt ra và viết trong cuốn Cái Giáo Hội Khốn Nạn (Malheureuse Église, 1992) như sau:

"…Một giáo hội mà, phải dùng đến ma thuật cho hai bí tích chính của mình. Mới đầu, với một chút nước và tấn hài kịch sủa một cuộc đối thoại, giáo hội đã giật đứa bé sơ sinh ra khỏi móng vuốt của con quỷ nằm vùng trong đứa bé vì cái tội tổ tông, rồi, bằng vài lời lẩm bẩm, giáo hội gài vào trong một mẩu bánh thân thể, thân thể thực sự bằng xương bắng thịt của Giê-su Ki Tô để cho tín đồ dùng qua đường ăn uống. (Henri Guillemin, Malheureuse Église: Une Église qui, pour ses deux "grands sacrements", recourt à la magie. Elle arrache d'abord, avec un peu d'eau et la comédie d'un dialogue, le nouveau-né aux griffes du Démon refermées sur lui par le "péché originel", puis, Au moyen de quelques syllabes, elle insère, dans un fragment de pain, le corps, le corps physique de Jésus-Christ voué à une consommation buccale et stomacale...)

Bàn về bí tích ban thánh thể, David Hume, một triết gia nổi tiếng của Tô Cách Lan (Scotland) phát biểu như sau:

Trong tất cả các tôn giáo thì tôn giáo vô lý và vô nghĩa nhất là tôn giáo mà những người hiến thân cho Chúa, sau khi đã tạo ra Chúa, lại đi ăn thịt Chúa của họ. (Of all religions, the most absurd and nonsensical is that whose votaries eat, after having created, their deity.)

Một “bí tích” được giáo hội đặt ra để tạo quyền lực cho giới giáo sĩ trên đám tín đồ thấp kém và để nắm giữ đầu óc tín đồ cũng như đã từng được sử dụng để làm gián điệp là bí tích xưng tội và giải tội. Thật vậy, chúng ta hãy đọc Linh mục Joseph McCabe viết về "bí tích" xưng tội này:

Toàn phần cuộc hành lễ "bí tích thống hối", mà nhiều người khác gọi là xưng tội, thật là vô dụng và ngớ ngẩn đối với trẻ con. Bí tích này chỉ để "làm cho chúng thuần đi". Rồi sau đó, ít nhất là mỗi năm một lần, chúng phải quỳ dưới chân của một linh mục để xưng tội, nếu không sẽ bị vĩnh viễn đầy hỏa ngục. Thật là hiển nhiên, bí tích này cũng như bí tích hôn phối, được tạo ra với mục đích chính là để kiểm soát hoàn toàn con chiên.

Sau vài lời cổ võ, tôi làm dấu chữ thập với tính cách ma thuật, và nhắc lại cái công thức trang nghiêm tha tội: không phải là "Chúa tha tội cho con", mà là "Ta tha tội cho con".

Bí tích xưng tội chắc sẽ giúp một số người, nhưng đại để là hạ thấp những người khác; nó chỉ là một sự cần thiết đau khổ, vô thưởng vô phạt đối với tuyệt đại đa số. Cái tính chất tai hại của nó là sự ngu đần khó tin được. Nó được chính thức bày đặt ra trong thế kỷ 13, như là một giáo điều bắt buộc bởi các linh mục muốn kiểm soát hoàn toàn Âu Châu, mà tín đồ Ca-Tô tin như là Chúa đặt ra. Cái ý nghĩa chủ yếu của nó - quyền tha tội của một linh mục trẻ tay đã được thoa dầu - thật là thô thiển. Nó chẳng phải là, như một số người ngoại đạo nhiều tình cảm đôi khi tưởng, một phương cách tốt để cổ súy đạo đức.

(Joseph McCabe, The Truth About The Catholic Church, pp. 71-74: The whole performance of "the sacrament of penance", and others call the practice of confession, is useless and stupid in the case of children. It merely "breaks them in". From that moment they must at least once a year, under pain of eternal damnation, kneel at the feet of a priest and confess their sins.

It is quite obvious that, like the sacrament of marriage, this also was, in the main, instituted in order to bring the laity under more perfect control.

After a few words of exhortation, I made the magic sign of the cross in the air, and repeated the solemn formula of absolution: not "God absolves thee," but "I absolve thee from thy sins".

The sacrament of penance no doubt helps some people; it rather debases others; it is just a painful necessity, doing neither good nor harm, to the great majority. Its essential evil is its almost incredible stupidity. It was quite openly instituted in the thirteenth century, as an obligatory practice, by priests who wanted to bring all Europe under absolute control; yet the Catholic persuades himself that Christ founded it. It central idea - the forgiveness of sin by a youth whose hands have been oiled - is grotesque. It is not even, as sentimental people outside the Church sometimes imagine, a good human device for promoting morality...)

Linh Mục Emmett McLoughlin trong cuốn Tội Ác Và Vô Luân Trong Giáo Hội Ca-Tô cũng viết về bí tích xưng tội trong chương 14 như sau:

Xưng Tội: Bước Đầu Tiên Trong Sự Nô Lệ Hóa Đầu Óc Con Người:

Mặc dù những lời long trọng tuyên bố, cam đoan của Giáo hội Ca-Tô, rằng giáo hội là giáo hội duy nhất do Chúa thành lập, rằng giáo hội là hội thánh, có thể và đích thực tạo sự thánh thiện trong những tín đồ, giáo hội Ca-Tô Rô-Ma trong quá khứ đã thất bại trong việc nâng cao trên đầu ngọn cờ đạo đức. Và trong thời đại này của chúng ta, giáo hội tiếp tục chứa chấp, che dấu nhiều người phạm trọng tội và nhiều kẻ tội lỗi hơn các giáo hội khác, hơn cả đám người không theo tôn giáo nào.. [Sau Thế Chiến Hai, Vatican đã toa rập với Caritas, Red Cross và dùng các tu viện Ca-Tô để chứa chấp rồi chuồn các tội phạm chiến tranh Đức Quốc Xã, Croatia v..v.. sang Nam Mỹ; và ngày nay Benedict XVI đã từng ra văn thư mật huấn thị các giám mục phải bao che những linh mục loạn dâm]

Một sự giải thích có ý nghĩa về phần lớn những sự phạm tội của tín đồ Ca-Tô Rô-Ma nằm ngay trong cấu trúc của đạo Ca-Tô. Qui tắc ứng xử của giáo hội được xây dựng trên những lễ tiết và sự mê tín hơn là trên ý niệm tôn giáo chân thật, đạo đức theo lý trí, tự học, và tự kiểm.

Cái lễ tiết quan trọng nhất để kiểm soát và phục hồi cách ứng xử của tín đồ là lễ xưng tội, còn được gọi là nhiệm tích thống hối. Nó là tột đỉnh của sự mê tín trong cái túi chứa những đồ lừa bịp và bùa phép của giáo hội từ nhiều thế kỷ.

Lễ tiết xưng tội là một sự mê tín mà tự điển Webster đã định nghĩa như sau:

Một thái độ phi lý khốn cùng của đầu óc hướng về siêu nhiên, thiên nhiên hoặc Thần bắt nguồn từ vô minh, từ sự sợ hãi phi lý cái mình không biết hay không hiểu, một sự thận trọng bệnh hoạn, một niềm tin vào ảo thuật hoặc may mắn, vào sự hướng dẫn hoặc dẫn giải về thiên nhiên sai lầm của tôn giáo vô minh (unenlightened); ..bất cứ niềm tin, quan niệm, hành động hay sự thực hành nào phát xuất từ một tâm cảnh như trên..một ý tưởng phi lý cố định.. một khái niệm được duy trì mặc dù có những bằng chứng đối ngược.

Thật là bất hạnh cho những tín đồ Ca-Tô sùng tín vì định nghĩa này áp dụng quá đúng cho cái mà chúng ta được dạy là một bí tích được Chúa Ki-Tô thành lập để làm sạch hoàn toàn những linh hồn tội lỗi và khôi phục chúng về “trạng thái được ân huệ”.

(Emmett McLoughlin, Crime and Immorality in The Catholic Church, chapter 14, p. 215:

Confession - The First Step in Mental Enslavement:

In spite of her protestations that she is the only divinely founded church, that she is holy, that she can and does produce holiness in her members, the Roman Catholic Church has failed in the past to hold aloft the banner of morality. And in our time, she continues to harbor more criminals and sinners than other churches, more even than among people who renounce all religion..

A significant explanation for much of Roman Catholic lawlessness lies in the structure of Catholicism. Its code of behavior is built upon ritual and superstition rather than upon true religion, reasoned ethics, self-education and self-control.

The most important ritual for the control and rehabilitation of the behavior of Roman Catholics is the ceremony of Confession, also called the Sacrament of Penance. It is the epitome of superstition in the Church's centuries-old bag of magic tricks and amulets.

For the ritual of confession is a superstition, a word that Webster defines as follows:

An irrational abject attitude of mind toward the supernatural, nature or God proceeding from ignorance, unreasoning fear of the unknown or mysterious, morbid scrupulosity, a belief in magic or chance or the like, misdirected or unenlightened religion or interpretation of nature;...any belief, conception, act or practice resulting from such a state of mind...a fixed irrational idea...a notion maintained in spite of evidence to the contrary.

It is unfortunate for devout Catholics that this definition applies so exactly to what all of us were taught to be a sacrament established by Christ himself for the complete cleansing of souls fouled by sin and their restoration to a "state of grace".)

Sau khi luận về 6 bí tích, trước khi phân tích chi tiết về bí tích xưng tội, linh mục Joseph McCabe đã đưa ra nhận xét châm biếm sau đây, Ibid.:

Đó là 6 trong 7 bí tích, sự vinh quang và bông hoa đặc biệt của tín ngưỡng Ca-Tô, hệ thống tỉ mỉ nhất về ma thuật mà xưa nay chưa hề có một tôn giáo văn minh nào phát minh ra được. Từ bí tích đầu cho đến bí tích cuối, chúng được thiết kế để tăng thêm quyền lực và uy tín của giới giáo sĩ. Trong nghi thức thực hành và ý tưởng căn bản trong đó, chúng cũng xa lạ và đối ngược với tất cả vấn đề tâm linh trong thời hiện đại như là thuật biến chế kim loại trong thời Trung Cổ và thuật chiêm tinh. Đây là tập hợp những niềm tin mà tín đồ Ca-Tô thông thường tin rằng một ngày nào đó họ sẽ cải đạo toàn thể Hiệp Chủng quốc (Mỹ). Ở mức độ tinh tế, tín đồ Ca-Tô nói rằng, đây chính là tập hợp những niềm tin mà Thần Ki-Tô quan tâm hết sức để duy trì chúng trong sắc thái tinh khiết của chúng cho nên Ngài bỏ qua những sự khủng khiếp của thời Trung Cổ và tất cả những sự đồi bại của các giáo hoàng và chế độ giáo hoàng.

(Joseph McCabe, The Truth About The Catholic Church, p. 70: These are six of the seven sacraments, the glory and distinctive flower of Catholic belief, the most elaborate system of magic which any civilized religion ever invented. From first to last they are designed to enhance the power and prestige of the clergy. In their ritual and their fundamental ideas they are as alien from, as antagonistic to, the whole spirit of modern times as is alchemy or astrology. This is the set of beliefs to which the simple Catholic believes he will one day convert the whole United States! In fine, this is the set of beliefs which God, the Catholic says, was so deeply concerned to maintain in their purity that he overlooked all the horrors of the Middle Ages and all the corruptions of the Pope and the Papacy!)

Một thí dụ khác trong cuốn Gia Tô Tây Dương Bí Lục, trang 29, kể lời Giê-su dọa: “Ở dưới đất có địa ngục, nơi đó Chúa Trời nuôi quỷ sứ để trừng phạt tội nhân trong thiên hạ…Nay ta vâng mệnh đức Chúa Trời dạy cho các ngươi, ai biết theo phép của ta thì sau khi chết sẽ được lên thiên đường. Nếu không Chúa ngôi Ba sẽ phạt đày xuống địa ngục, mãi mãi chịu cực hình.” Đây có phải là điều các tác giả bịa ra hay là viết sai hay không? Tuyệt đối không phải. Vì lời dọa trên của Giê-su chính là thông điệp chính của Giê-su trong Tân ước: Ai theo Giê-su thì sẽ được lên thiên đường, lẽ dĩ nhiên là sau khi chết, và ai không theo thì Giê-su rủa là đồ rắn rết sẽ bị ngọn lửa vĩnh hằng dưới hỏa ngục thiêu đốt.. Nhưng điểm chính mà các tác giả nói lên trong cuốn Gia Tô Tây Dương Bí Lục là những điều rao giảng của Giê-su chỉ là những “phép bịp” để lừa người. Điều này đúng hay sai. Chúng ta hãy đọc Giáo hoàng John Paul II trong vài tài liệu sau đây.

Thứ nhất, năm 1996, giáo hoàng John Paul II đã đặt chắc thẩm quyền giáo lý của Ca-Tô giáo sau quan điểm là “thân xác con người có thể không phải là một sự sáng tạo tức thời của Thiên Chúa, mà là kết quả của một quá trình tiến hóa dần dần”. Ngài nói: “những kiến thức mới nhất dẫn đến việc phải chấp nhận thuyết tiến hóa hơn là một giả thuyết”. (Pope John Paul II has put the teaching authority of the Roman Catholic Church firmly behind the view that “the human body may not have been the immediate creation of God, but is the product of a gradual process of evolution.. The pope said that “fresh knowledge leads to recognition of the theory of evolution as more than just a hypothesis”). Chấp nhận thuyết tiến hóa, giáo hoàng đã phá tan huyền thoại về Adam và Eve là tổ tông loài người do Thiên Chúa tạo dựng từ đất sét, và kéo theo không làm gì có chuyện Adam và Eve sa ngã tạo thành tội tổ tông, do đó vai trò “chuộc tội” và “cứu rỗi” của Giê-su chỉ là một hoang tưởng, được đưa ra không ngoài mục đích khai thác lòng mê tín của một số người, huyễn hoặc và khuyến dụ họ tin vào những điều không thực.

Thứ nhì, tháng 7 năm 1999, trước những khám phá xác tín nhất của khoa vũ trụ học, và trước những hiểu biết của con người ngày nay về cấu trúc của trái đất, Giáo Hoàng John Paul II đã bắt buộc phải tuyên bố: "thiên đường không phải là một nơi trừu tượng mà cũng chẳng phải là một nơi cụ thể ở trên các tầng mây” (Heaven is neither an abstraction nor a physical place in the clouds), và “Hỏa ngục không phải là sự trừng phạt áp đặt từ bên ngoài bởi Thiên Chúa hay Chúa trời, mà là trạng thái hậu quả của những thái độ và hành động mà con người đã làm trong đời này” (Hell is not a punishment imposed externally by God, but the condition resulting from attitudes and actions which people adopt in this life). Như vậy là Giáo Hoàng đã bác bỏ phần giáo lý quan trọng nhất của giáo hội Ca-Tô: “người nào tin Giê-su thì sẽ được Giê-su cho lên thiên đường sống cuộc sống đời đời bên người, kẻ nào không tin sẽ bị Giê-su phán xét đày đọa vĩnh viễn xuống hỏa ngục ở trong lòng đất”.

Nhưng không phải chỉ có Giáo hoàng John Paul II đã bác bỏ hầu hết những tín lý căn bản của Ca Tô Giáo Rô-ma mà một Giám mục Anh Giáo, John Shelby Spong, cũng đã bác bỏ những niềm tin trong Ki Tô Giáo nói chung.

Trong phần mở đầu của cuốn A New Christianity For A New World (Một Ki-tô Giáo Mới Cho Một Thế Giới Mới), Giám mục Spong đã đưa ra một loạt khẳng định về những điều ông ta không tin về Thượng Đế (God) cũng như về Chúa Con (Jesus). Tất cả những điều này nằm trong Kinh Thánh và trong giáo lý của các giáo hội Ki-tô. Sau đây là vài khẳng định điển hình trích trong cuốn sách trên, trang 3-7:

“Tôi không định nghĩa Thượng đế như là một đấng (a being = một sinh vật giống như con người) siêu nhiên. Tôi không tin vào một Thiên Chúa có thể giúp cho một quốc gia thắng chiến tranh, can thiệp và chữa khỏi bệnh tật của con người, thay đổi thời tiết để làm lợi cho bất cứ ai. Tôi không nghĩ rằng điều thích hợp với tôi là phải làm bộ (to pretend) tin rằng những điều trên có thể xảy ra khi mà tất cả những điều tôi biết về sự xếp đặt thiên nhiên của thế giới mà tôi sống trong đó chứng tỏ là những điều trên không có thật.

Vì tôi không coi Thượng đế như là một đấng, tôi không thể diễn giải Jesus như là hiện thân dưới thế của vị thần siêu nhiên này, và tôi cũng không thể cho rằng ông ta có những quyền lực giống như của Thượng đế (God-like power) để làm những phép lạ như làm yên một cơn bão tố, đuổi quỷ, đi trên nước, hay biến năm ổ bánh để cho 5000 người, cộng với đàn bà và trẻ con, ăn đủ.

Tôi không tin rằng cái ông Jesus này có thể, hay thực sự đã làm cho người chết sống lại, chữa khỏi bệnh liệt đã chẩn định bởi y khoa, hay làm cho mắt người mù bẩm sinh sáng lại. Tôi cũng không tin là ông ta có thể làm cho một người khi mới sinh ra đã vừa câm vừa điếc nghe được.

Tôi không tin rằng Jesus đi vào thế giới này bằng phép lạ sinh ra từ một nữ trinh, hoặc phép lạ này đã xảy ra bất cứ ở đâu trừ trong những huyền thoại.

Tôi không tin điều mà những người Ki Tô ăn mừng vào dịp Phục Sinh là sự hồi lại của thân xác Jesus sau khi đã chết đi ba ngày, và tôi cũng không tin là đã có một ai nói chuyện với Jesus sau khi Jesus sống lại, cho ông ta ăn, sờ vào da thịt ông ta cũng như đi bộ cùng với ông ta. Tôi cũng không tin là sự sống lại của Jesus có những dấu hiệu như là động đất, sự loan báo của thiên thần, hay là ngôi mồ trống.

Tôi không tin rằng Jesus, sau thời gian tại thế, đã trở về với Thượng đế bằng cách bay lên thiên đường ở một chỗ nào đó trên những tầng mây. Sự hiểu biết của tôi về vũ trụ ngày nay đã khiến cho quan niệm trên trở thành hoàn toàn vô nghĩa.

Tôi không tin rằng Jesus đã lập nên một giáo hội hoặc ông ta đã thiết lập một hệ thống giáo quyền bắt đầu với 12 tông đồ và truyền thừa cho đến ngày nay. Tôi không tin rằng ông ta đã lập ra những bí tích như là những phương tiện ân huệ đặc biệt của Thượng đế và những phương tiện ân huệ này là, và có thể là, bằng cách nào đó nằm trong vòng kiểm soát của giáo hội, và chỉ có thể thực hiện bởi các giáo sĩ. Tất cả những điều trên đối với tôi chỉ là những toan tính của con người để tạo quyền lực cho mình và cho định chế tôn giáo riêng của họ.

Tôi không tin là con người sinh ra trong tội lỗi và rằng, trừ phi đã được rửa tội hoặc cứu rỗi bằng cách nào đó, họ sẽ bị vĩnh viễn không được hưởng nhan thánh Chúa. Tập trung việc sa ngã của của con người vào trạng thái tội lỗi và dạy rằng tội lỗi này chỉ có thể cất bỏ bởi thần quyền khôi phục đời sống con người về tình trạng tiền-sa-ngã chưa bao giờ xảy ra, đối với tôi là những quan niệm kỳ lạ, chính là để phục vụ và tạo dựng quyền lực cho một định chế tôn giáo.

Tôi không tin rằng cuốn Kinh Thánh là những “lời của Thượng đế”. Tôi không coi nó như là nguồn mạc khải chính yếu của thần linh. Tôi không tin là Thương đế đã đọc cho con người viết cuốn Kinh Thánh và ngay cả gây cảm hứng cho con người viết nó. Đối với tôi, cuốn Kinh Thánh là sự pha trộn của trí tuệ cổ xưa của những nhà thông thái trong nhiều thế kỷ với những giới hạn về nhận thức của con người ở một thời điểm đặc biệt của lịch sử nhân loại. Sự pha trộn này đã ghi vào lòng tin tôn giáo của chúng ta như là một chứng nhân lẫn lộn, tổ hợp nô lệ và giải thoát, bạo hành dị giáo và khám phá thần học, tự do và áp bức.

[I do not define God as a supernatural being. I do not believe in a deity who can help a nation win the war, intervene to cure a love one’s sicknessor, affect the weather for anyone’s benefit. I do not think it is appropriate for me to pretend that those things are possible when everything I know about the natural order of the world I inhabit proclaims that they are not.

Since I do not see God as a being, I cannot interpret Jesus as the earthly incarnation of this supernatural deity, nor can I with credibility assume that he possessed sufficient Godlike power to do such miraculous things as stilling the storm, banishing demons, walking on water, or expanding five loaves to provide sufficient bread to feed five thousand men, plus women and children.

I do not believe that this Jesus could or did in any literal way raise the dead, overcome a medically diagnosed paralysis, or restore sight to a person born blind... Nor do I believe he enabled one who was mute and profoundly deaf since birth to hear.

I do not believe that Jesus entered this world by the miracle of a virgin birth or that virgin birth occur anywhere except in mythology...

I do not believe that the experience Christians celebrate at Easter was the physical resuscitation of the three-days-dead body of Jesus, nor do I believe that anyone literally talk with Jesus after the resurrection moment, gave him food, touched his resurrected flesh, or walked in any physical manner with his risen body...

I do not believe that Jesus’ resurrection was marked in a literal way by an earthquake, an angelic pronouncement, or an empty tomb.

I do not believe that Jesus, at the end of his earthly sojourn, returned to God by ascending in any literal sense into a heaven located somewhere above the sky. My knowledge of the size of this universe reduces that concept to nonsense.

I do not believe that this Jesus founded a church or that he established an ecclesiastical hierarchy beginning with the twelve apostles and enduring to this day. I do not believe that he created sacraments as special means of grace or that these means of grace are, or can be, somehow controlled by the church, and thus are to be presided only by the ordained. All of these things represent to me attempts on the part of human beings to accrue power for themselves and their particular religious institution.

I do not believe that human beings are born in sin and that, unless baptized or somehow saved, they will forever banned from God’s presence...To concentrate on the fall of humanity into a state of sinfulness and to suggest that this sinfulness can be overcome only by a divine initiative that will restore human life to a pre-fallen status it never had are to me strange concepts indeed, serving primarily, once again, to build institutional power.

I do not believe that the Bible is the “word of God” in any literal sense. I do not regard it as the primary source of divine revelation. I do not believe that God dictated it or even inspired its production in its entirely. I see the Bible as a human book mixing the profound wisdom of sages through the centuries with the limitations of human perceptions of reality at a particular time in human history. This combination has marked our religious convictions as a mixed witness, combining both slavery and emancipation, inquisitions and theological breathrough, freedom and oppression.]

Có lẽ chúng ta không thể không đặt câu hỏi: “Tại sao chính Giáo Hoàng của Ca-Tô Giáo Rô-ma cũng như một Giám mục Cơ Đốc Giáo lại có thể bác bỏ hầu hết những niềm tin trong Ki-tô Giáo về Thượng đế, về Jesus, về Kinh Thánh v..v..”. Đối với những đầu óc của đa số tín đồ Ki-tô Việt Nam thì lời giải thích có thể là Giáo hoàng John Paul II và Giám mục Spong là tay sai của Satan hay là tay sai của CS Việt Nam nhằm đánh phá tôn giáo. Nhưng đối với giới hiểu biết trên thế giới thì những lời thú nhận của John Paul II và những khẳng định của Giám mục Spong như trên không có gì là lạ. Sự hiểu biết về vũ trụ, về con người, về thiên nhiên ngày nay đã không cho phép bất cứ người nào có đôi chút đầu óc còn tin vào những chuyện nhảm nhí của thời bán khai.

Sự chấp nhận những sự thật với lương tâm trí thức của Giáo hoàng John Paul II và của Giám mục Spong cũng cho chúng ta thấy cái chết của Jesus trên cây thập giá cũng không khác gì cái chết của bao nhiêu phạm nhân khác cùng thời, bị hành hình trên thập giá, một hình phạt độc ác của La Mã.

Vậy thì, để kết luận về cuốn Gia Tô Tây Dương Bí Lục, qua những lời tuyên bố của giáo hoàng John Paul II về thuyết tiến hóa, về thiên đường và hỏa ngục, cũng như những khẳng định “bất tín” của Giám mục John Shelby Spong ở trên, chúng ta thấy rằng các tác giả cuốn Gia Tô Tây Dương Bí Lục đã viết rất chính xác khi cho rằng Giê-su đã nghĩ ra những “phép bịp để lừa người”, vì đúng là những lời rao giảng của Giê-su về tội tổ tông, về thiên đường và hỏa ngục và những tín lý của Ki Tô Giáo bày đặt ra về sau và cho đó là của chính Jesus chỉ là những “phép bịp để lừa người”. Ai không đồng ý xin mời lên tiếng.

Với những tài liệu nêu trên, chúng ta thấy rõ ông Phạm Quang Tuấn cũng như linh mục Nguyễn Ngọc Lan, khi lên tiếng phê bình bậy cuốn Gia Tô Tây Dương Bí Lục đã tỏ rõ trình độ hiểu biết rất thấp kém của họ về Thánh Kinh, về những giáo lý của Ca Tô Giáo, về những tác phẩm nghiên cứu về Thánh Kinh và Ki Tô Giáo, và về những thú nhận mới nhất của chính Giáo hoàng của họ. Tôi thực tình không hiểu tại sao trong thời buổi này mà giới chăn chiên Ca-Tô, đặc biệt là giới chăn chiên Việt Nam, vẫn còn dẫn dắt tín đồ trong bóng tối của những điều mê tín vô cùng phi lý, phi lô-gic, phản khoa học v..v.. mà trong thế giới văn minh ngày nay, không một người nào có đầu óc lại có thể tin vào những điều chỉ hợp với một số người trong thời bán khai. Họ có chút lương thiện trí thức nào không khi họ vẫn tiếp tục dẫn dắt đám tín đồ của họ vào trong vòng ngu tối, bất kể là biết bao bằng chứng khoa học và nhân sinh mới, cũng như chính giáo hoàng của họ, vị tự nhận là “đại diện của Chúa trên trần”, đã bác bỏ hầu hết những tín điều căn bản trong đạo Ca-Tô. Rất có thể là các giới “chăn chiên” trong Ki Tô Giáo nói chung cũng biết rõ đầu óc của đám con chiên nên họ không mấy quan tâm đến vấn đề con chiên biết rõ sự thật và bỏ đạo. Họ biết rõ hơn ai hết là đa số con chiên của họ thuộc những thành phần thấp kém, đã bị nhồi nặn từ nhỏ, nên vẫn mơ tưởng đến một thiên đường trong một đời sau, nơi đây họ có thể hưởng nhan thánh Chúa, không cần biết đến chuyện Chúa đã chết gần 2000 năm nay rồi, và đã chôn ở Jerusalem trong một nấm mồ chung với vợ và con, do đó, để duy trì địa vị và quyền lợi vật chất, họ vẫn tiếp tục mê hoặc đầu óc của đám con chiên bằng những chuyện mê tín hoang đường..

Thật là tội nghiệp cho đám tín đồ thấp kém, họ không biết rằng họ đang bị dẫn dắt vào những lò sát sinh tâm linh, có thể vì họ chưa từng biết đến lời cảnh báo Chúa rất chính xác của nhà đại văn hào Pháp Victor Hugo trong thế kỷ 19, :

Ngày nay, người dẫn dắt đàn chiên của Ngài trong bóng tối
Không phải là kẻ chăn chiên, mà là tên đồ tể đó, Chúa ạ!
(Ce qui mène aujourd’hui votre troupeau dans l’ombre
Ce n’est pas le berger, c’est le boucher, Seigneur!)
Victor Hugo, Les Châtiments, liv. 1, 2


Các bài về tôn giáo cùng tác giả

Trang Trần Chung Ngọc