THIẾT KẾ THÔNG MINH  HAY NGU ĐẦN ??

(INTELLIGENT OR STUPID DESIGN ??)

Trần Chung Ngọc

http://sachhiem.net/TCN/TCNkh/TCNkh12.php

đăng ngày 28  tháng 8, 2007

 

Vài Lời Nói Đầu.-

 

    “Ngay cả một vũ trụ hoàn toàn  hỗn loạn, không có bất cứ một định luật hay sự điều hòa nào, cũng có thể cho rằng đã được thiết kế bởi một tên ngu đần.”

   (Even a universe that is completely chaotic, without any laws or regularities at all, could be supposed to have been designed by an idiot.)

Steven Weinberg, Giải Nobel Vật Lý, Giáo sư Đại học Texas, Austin.

   “Rất nhiều DNA trong đó (những tế bào) không cần đến – chỉ là đồ vô dụng.  Nếu đó là sự “thiết kế thông minh” [của Thượng đế] thì Thượng đế cần phải trở lại trường học”

   (A lot of the DNA in there is not needed – it’s junk.  If it’s “intelligently designed”, then God needs to go back to school)

Phillip Kitcher, Giáo sư Đại học Columbia

   “Bất cứ khi nào mà những người thuộc phái “thiết kế thông minh” tìm được một điều mà các khoa học gia chưa thể giải thích được, họ đều la lên “Thấy không!? Thấy không!?” [Hàm ý đó phải là do sự thiết kế thông minh của Thượng đế]

   (Any time the “intelligent designers” find a mystery that scientists can’t yet explain, they shout: “See!? See!?”)

William Provine, Giáo sư Sinh Học, Đại học Cornell

   “Phải viện tới Thượng đế như là một quy tắc bao quát để giải thích những gì chưa giải thích được là làm cho Thượng đế là bạn hữu của sự ngu dốt.”

   (To invoke God as a blanket explanation of the unexplained is to make God the friend of ignorance.).

Paul Davies, Giáo sư Vật Lý, Đại học Macquarie, Sydney

   “Khoa học mà không có tôn giáo thì què quặt. Tôn giáo mà không có khoa học là mù quáng.”  

   (Science without religion is lame.  Religion without science is blind) [Nhận định này có nghĩa là: Khoa học mà không có sự mở mang trí tuệ để hướng đến tính thiện (mục đích chính của tôn giáo) thì không đầy đủ, và tôn giáo mà không được kiểm chứng bởi những sự kiện hiển nhiên đã chứng minh bởi khoa học thì chỉ là mù lòa tin bướng tin càn]

                                                       Albert Einstein

   “Chỉ cần đọc những gì đám Tin Lành Lê Anh Huy, Huỳnh Thiên Hồng, Nguyễn Huệ Nhật, Nguyễn Ngọc Lan, Nguyễn Lê Ân Điển, Phan Như Ngọc, Khuất Minh v.. v..  viết, ta cũng có thể khẳng định là sự “thiết kế” ra họ thực sự chỉ là những “thiết kế ngu đần”.  [Vì “thiết kế” ra những kẻ không hiểu khoa học mà lại cứ viết bậy về khoa học, không đọc Kinh Thánh mà lại cứ viết bậy về Kinh Thánh]

Trần Chung Ngọc, a Humanist

   Những nhận định trên của một số khoa học gia ở các đại học nổi tiếng nhất trên thế giới, và nhà Nhân Bản tự nhận Trần Chung Ngọc, đã chứng tỏ rằng cái mà các tín đồ Tin Lành cho là “thiết kế thông minh” của Thượng đế, thực ra chỉ là những thiết kế không hề có chút thông minh nào, nếu không muốn nói là ngu đần. Và theo Einstein, Ki-tô-Giáo, một tôn giáo không những không có khoa học mà còn phản khoa học và chống khoa học, thực chất còn tệ hơn là mù quáng. 

   Những khám phá của con người về vũ trụ và thế giới của chúng ta đã loại bỏ sự hiện hữu của một Thượng đế như được viết trong Kinh Thánh của Ki-tô Giáo, và tin vào một Thượng đế không ai thấy (invisible), không thể hiểu được (incomprehensible), và dùng Thượng đế để “giải thích” những điều con người chưa giải thích được là tin vào sự ngu dốt, theo như nhận định của giáo sư Vật Lý Paul Davies.  Nhưng đây chính lại là niềm tin của một số tín đồ Ki-tô Giáo, đặc biệt là Tin Lành, đang cố tìm cách giải thích một số thắc mắc khoa học chưa kiểm chứng được bằng lý luận ngớ ngẩn: “Thấy không!? Thấy không!?”, hàm ý nếu khoa học chưa giải thích được mọi vấn đề thì tất nhiên mọi sự đều là tác phẩm của Thiên Chúa mà họ gọi là một nhà “thiết kế thông minh”. Họ có vẻ như cố ý quên rằng, trong quá trình tiến bộ trí thức của nhân loại, rất nhiều điều thuộc loại “Thấy không!? Thấy không!?” trước đây đã được giải đáp dần dần, và cứ mỗi lần các khoa học gia giải đáp được một điều thắc mắc về vũ trụ nhân sinh, thì quyền năng “sáng tạo” của Thiên Chúa của họ lại bị thu hẹp một cách thê thảm, nhân loại lại ra khỏi được một điều mê tín của Ki-tô Giáo, và dần dần Thiên Chúa bị đẩy ra khỏi đầu óc con người văn minh tiến bộ.

   Đồng nhất hóa sự “ngu dốt [ignorance] hay “chưa biết” (not yet known) của con người với “thông minh của Thiên Chúa” là việc phe bảo thủ Tin Lành đã làm và hiện vẫn tiếp tục làm trong vài ốc đảo nhỏ trên nước Mỹ.  Trong bài này, tôi sẽ luận về quan niệm “thiết kế thông minh” có vẻ rất thiếu thông minh của trường phái bảo thủ Tin Lành Mỹ, và của một số tân tòng Tin Lành gốc Mít.. Và vì bài viết này có nhan đề THIẾT KẾ THÔNG MINH  HAY NGU ĐẦN ?? cho nên tôi phải xin lỗi độc giả trước nếu thấy trong bài tôi dùng khá nhiều từ “ngu đần” vì không có từ nào chính xác hơn vì sẽ được chứng minh hẳn hoi.

*

THIẾT KẾ THÔNG MINH  ??

   Thuyết Tiến Hóa, một thuyết mà căn bản khoa học của nó được Charles Darwin đưa ra vào giữa thế kỷ 19, trải qua gần 150 năm nay đã được nhiều bộ môn khoa học kiểm chứng, hoàn chỉnh.  Ngay cả những khám phá trong các bộ môn khoa học mới, các bộ môn mà chính Darwin cũng không biết đến vì chưa  có trong thời Darwin, cũng phù hợp một cách kỳ lạ với căn bản thuyết Tiến Hóa của Darwin. Tuy rằng thuyết Tiến Hóa, trong tinh thần khoa học, chỉ có mục đích tìm hiểu và giải thích các hiện tượng thiên nhiên chứ không có mục đích chống đối tôn giáo, nhưng ảnh hưởng của thuyết này đã phá đổ toàn bộ thuyết Sáng Tạo trong Kinh Thánh. Vì thuyết Tiến Hóa được xây dựng từ những sự quan sát tỉ mỉ sự vật, thu thập dữ kiện, phân tích dữ kiện, và suy diễn theo tinh thần khoa học, và đã được kiểm chứng qua nhiều bộ môn khoa học khác, trong khi thuyết Sáng Tạo chỉ là niềm tin của những người đầu óc lười suy nghĩ, hoặc không có đầu óc để mà suy suy nghĩ, và nhất là không được kiểm chứng bằng bất cứ sự kiện  nào.

   Đứng trước tình trạng niềm tin vào thuyết Sáng Tạo của tín đồ Ki-tô Giáo ngày càng chao đảo đi đến suy sụp, ngay từ lúc đầu, khi thuyết Tiến Hóa mới ra đời vào giữa thế kỷ 19, Ki-tô Giáo đã lên tiếng chống đối thuyết Tiến Hóa, dựa vào nền thần học Ki-tô Giáo, cho rằng tất cả những gì viết trong cuốn Kinh Thánh của người Do Thái là lời của Chúa cho nên không thể sai lầm. Những luận cứ dựa vào sự “không thể sai lầm” của Kinh Thánh để chống đối thuyết Tiến Hóa đã càng ngày càng trở thành lố bịch (ridiculous) trước sự tiến bộ trí thức của con người với hàng núi những bằng chứng trong nhiều bộ môn khoa học, những bằng chứng chứng minh rằng thuyết Tiến Hóa không còn là một thuyết nữa, mà đã trở thành một sự kiện, và ngay cả Giáo Hoàng John Paul II cùng một số lãnh đạo trong Ki-tô Giáo cũng phải lên tiếng công nhận, khoan kể đến tuyệt đại đa số các khoa học gia và giới trí thức hiểu biết trên thế giới.  [Xin đọc bài CHARLES DARWIN  &  THUYẾT TIẾN HÓA trên Trang Nhà Giao Điểm Tháng 9/2003]

   Mặt khác, những công cuộc nghiên cứu về Kinh Thánh của Ki-tô Giáo trong vòng 200 năm nay của những học giả, hầu hết ở Tây phương, ở trong cũng như ở ngoài các giáo hội Ki-tô, đã chứng minh là Kinh Thánh chứa rất nhiều điều sai lầm về thần học cũng như khoa học ngoài những chuyện độc ác, bất nhân, vô luân, hoang đường v..v.. chứa trên nửa cuốn Kinh Thánh.., và Giê-su trong Tân ước chẳng qua chỉ là một người thường sống với một ảo tưởng, tự khoác lên mình vai trò “Con Thiên Chúa” xuống trần để cứu vớt những người Do Thái, chỉ người Do Thái mà thôi,  và chỉ những người nào có lòng tin vào Thiên Chúa của Do Thái. Do đó, cuốn Kinh Thánh của Ki-tô Giáo chỉ còn có giá trị đối với một số tín đồ Ki-tô thường không có mấy đầu óc và chưa hề đọc cuốn Kinh Thánh. Theo như Russell Shorto đã nhận định trong cuốn Gospel Truth, trang 14, thì các giới lãnh đạo trong Ki-tô Giáo đã được dạy và đã biết rõ điều này, nhưng vì những quyền lợi vật chất cũng như tinh thần trên đám tín đồ thấp kém, nên đã dấu kín những kết quả nghiên cứu về cuốn Kinh Thánh trước đám tín đồ, và: “Do đó những người còn sống trong bóng tối của sự ngu dốt [về chính tôn giáo của mình] là những tín đồ Ki-tô bình thường.” (So the only ones left in the dark (i.e., ignorance) are ordinary Christians).

   Thuyết Tiến Hóa, tuy chưa giải đáp được một số nhỏ thắc mắc của các khoa học gia về một vài khía cạnh của quá trình tiến hóa, nhưng càng ngày con người càng khám phá ra những bằng chứng trong nhiều bộ môn khoa học chứng tỏ tư tưởng căn bản về Tiến Hóa của Darwin là đúng, và các khoa học gia hi vọng trong tương lai các thắc mắc trên sẽ được giải đáp dần dần. Từ trước tới nay, khoa học đã giải đáp được rất nhiều điều mà trong quá khứ con người chưa hiểu được.  Kiên nhẫn là một đức tính của các khoa học gia.  Giáo sư William Provine, đại học Cornell, đã phát biểu: “Thật khó mà tìm hiểu một sinh vật hóa thạch cách đây cả tỷ năm.  Hãy kiên nhẫn!” (It’s difficult to explore a billion-year-old fossil record.  Be patient!) trước sự chống đối thuyết Tiến Hóa của phe “thiết kế thông minh”, rằng những bằng chứng về sinh vật hóa thạch không đủ để chứng minh thuyết Tiến Hóa .  Giáo sư Provine đã nói đúng.  Gần đây, nhiều khám phá mới của khoa học ngoài những bằng chứng của các sinh vật hóa thạch, đã càng ngày càng đưa ra thêm bằng chứng là thuyết Tiến Hóa đúng, bác bỏ những luận cứ mà phái “thiết kế thông minh” dựa vào đó để chống thuyết Tiến Hóa với mục đích đưa con người trở lại thời đại đen tối trí thức: tin vào thuyết Sáng Tạo.  Hơn nữa, đi tìm về nguồn gốc của con người, theo khoa học gia John Joe McFadden trong cuốn “Quantum Evolution”, trang 72: “Để đi sâu vào lịch sử của sự sống, chúng ta cần đào sâu vào DNA thay vì vào các hòn đá (những sinh vật hóa thạch)” [To go deeper into the history of life we need to dig into DNA, rather than rocks].  DNA (DeoxyriboNucleic Acid) là hóa chất trong nhân của mỗi tế bào trong cơ thể của chúng ta và có tác dụng truyền đi những huấn thị truyền giống để tạo thành sinh vật từ buổi sơ khai đến ngày nay.

   Tuy nhiên, phù hợp với nhận định của nhà Phật về căn trí bất đồng của vô lượng chúng sinh, không phải ai cũng có thể theo kịp đà tiến hóa của nhân loại.  Do đó, chúng ta vẫn thấy vài tiếng nói chống đối thuyết tiến hóa thưa thớt cất lên nhưng chẳng ai buồn để ý. Riêng ở Mỹ, niềm tin Ki-tô Giáo của quần chúng dính liền với túi đô-la của các cơ sở Ki-tô Giáo [hãy nhìn vào tài sản của của các nhà truyền giáo Tin Lành như Jerry Falwell, Pat Roberson v..v..], một niềm tin được tạo nên qua sự khai thác sự yếu kém tinh thần và hiểu biết của quảng đại quần chúng để thủ lợi, hoặc về chính trị hoặc về vật chất, cho nên các nhà bảo thủ Ki-tô Giáo, chủ chốt là Tin Lành, sau thảm cảnh hoàn toàn thất bại của những phong trào chống đối thuyết Tiến Hóa với hi vọng có thể hồi phục thuyết sáng tạo, đã thay đổi chiến lược. Thay vì tích cực chống đối, ra luật cấm đoán không cho dạy thuyết Tiến Hóa trong các trường học ở một số địa phương như trước [Vụ án John Scopes ở Tennessee năm 1925], luật này đã bị coi là vi hiến và bãi bỏ vào năm 1968, những tổ chức này đưa ra một sách lược mới, cố nặn óc tạo ra cái gọi là “khoa học sáng tạo” (Creation-science) để “chứng minh” là thuyết Sáng Tạo trong Kinh Thánh rất phù hợp với khoa học. 

   Giầu về tiền bạc nhưng nghèo nàn về trí tuệ, phe bảo thủ Tin Lành đã thành lập một số tổ chức, học viện, tuyển mộ được vài khoa học gia hạng hai,  để nghiên cứu các khía cạnh trong thuyết Tiến Hóa, tìm ra những điều thuyết này chưa giải thích được, và đưa ra nhiều lý luận ngụy biện phi khoa học, để trình bày thuyết Sáng Tạo như một khoa học, và đòi hỏi “khoa học sáng tạo” phải được dạy song song với thuyết Tiến Hóa trong các trường học.  Họ đã thành công ở vài tiểu bang như Arkansas năm 1981 và sau đó vài năm ở tiểu bang Louisiana, không phải vì  thuyết Sáng Tạo có một “đặc tính khoa học” nào đó, mà vì áp lực của Ki-tô Giáo trong những cộng đồng mà những nhân viên trong Ủy Ban Giáo Dục địa phương là những nhà Ki-tô bảo thủ.  Họ thành công ở vài nơi vì trong nước Mỹ, các ủy ban giáo dục địa phương có toàn quyền quyết định về chương trình giáo dục của địa phương.  Nhưng rồi phán quyết của Pháp Viện Tối Cao Hoa-Kỳ đã khẳng định là Khoa học Sáng Tạo không phải là khoa học, không theo đúng những tiêu chuẩn của khoa học, và nhất là không có một bằng chứng khoa học nào có thể chứng minh thuyết Sáng Tạo trong Kinh Thánh, tất cả chỉ là chỉ là niềm tin tôn giáo.  Kết quả là vài thành công tạm thời ở vài địa phương trên của phái Sáng Tạo đã bị dẹp bỏ bởi những phán quyết của những Tòa Án  Liên Bang, và cho đến ngày nay, trong các trường công lập trên đất Mỹ, thuyết Sáng Tạo không được phép dạy song song với thuyết Tiến Hóa trong khoa học.

   Tuy nhiên, những kẻ cuồng tín Ki-tô Giáo trên đất Mỹ, vẫn chưa chịu thua, thua keo này bày keo khác, cho nên họ đã biến chế “khoa học sáng tạo”, bỏ từ “sáng tạo” trong sách Sáng Thế Ký, và thay thế bằng một tên khác gọi là “Thiết Kế Thông Minh” (Intelligent Design).  Núp sau một danh từ có vẻ có khoa học tính [thiết kế = design] mà thực chất vẫn là chấp chặt vào thuyết sáng tạo, gần đây Ủy Ban Giáo Dục ở Dover, Pennsylvania, đã bỏ phiếu quyết định là phải khuyến cáo các học sinh trong hạt giáo dục Dover là ngoài thuyết Tiến Hóa của Darwin còn có thuyết khác nói về nguồn gốc vũ trụ và con người, và đó là thuyết “Thiết Kế Thông Minh”.  Đi xa hơn nữa, ở địa hạt Cobb, tiểu bang Georgia, Ủy Ban Giáo Dục địa phương đã chấp thuận cho phép dán vào những cuốn sách giáo khoa về thuyết Tiến Hóa một câu khuyến cáo: “Tiến Hóa chỉ là một thuyết, không phải là một sự kiện.” Nghiệp Đoàn Tự Do Dân Sự Hoa Kỳ (ACLU) lên tiếng chống đối việc đưa thuyết “Thiết Kế Thông Minh” vào chương trình Sinh Học (Biology) và Luật sư Vic Walczak của ACLU phát biểu: “Thiết kế thông minh căn cứ trên một đấng sáng tạo siêu nhiên, đó không phải là khoa học mà là tôn giáo” (Intelligent design is predicated on a supernatural creator, that’s not science, it’s religion).  Và ngày 13 tháng 1, 2005, tòa án bang Georgia đã ra lệnh phải bóc bỏ những tấm dán trên những cuốn sách giáo khoa về Tiến Hóa câu “Tiến hóa là một thuyết, không phải là một sự kiện”.

   Một điều lạ là sự chống đối thuyết Tiến Hóa chỉ xảy ra trên nước Mỹ, bởi phe bảo thủ Tin Lành có rất nhiều thế lực và tiền, muốn chỉ đạo chương trình giáo dục “ngu dân dễ trị” trong đại chúng, muốn học sinh phải học thuyết sáng tạo, trong khi thuyết này đã không còn mấy giá trị trong cộng đồng thế giới. Toàn thể Âu Châu hiện nay đang sống chung hòa bình với thuyết Tiến Hóa. Trên đất Mỹ, khoảng 75% theo Ki-tô Giáo, nhưng bản chất chính quyền và xã hội Mỹ lại là một chính quyền và xã hội thế tục (secular).  Hiến Pháp Mỹ đã tách rời nhà nước và tôn giáo.  Do đó, dù có nhiều thế lực, những nhà bảo thủ Tin Lành cũng không thể tự tung tự tác, muốn làm gì thì làm.  Vì vậy, họ đã nếm mùi từ thất bại này đến thất bại khác. 

   Một điều lạ khác là những tôi tớ tân tòng Tin Lành Việt Nam như Lê Anh Huy, Huỳnh Thiên Hồng, Nguyễn Huệ Nhật, Nguyễn Thanh Vũ, Nguyễn Ngọc Lan, Nguyễn Lê Ân Điển v..v.., những người không hề có một kiến thức nào về Thuyết Tiến Hóa, cũng chỉ nhắc lại như những con vẹt những luận điệu ngụy biện vô trí tuệ của phe bảo thủ Tin Lành để chống Thuyết Tiến Hóa với hi vọng có thể lùa một số người Việt Nam vào trong ngục tù tâm linh của Tin Lành, không biết rằng các công cuộc nghiên cứu trong nhiều bộ môn khoa học với hàng núi bằng chứng đã chứng minh rằng Thuyết Tiến Hóa không còn là một thuyết nữa, mà đã trở thành một sự kiện. [Xin đọc những bài tôi phê bình Lê Anh Huy, Huỳnh Thiên Hồng , Nguyễn Huệ Nhật, trên trang nhà Giao Điểm trước đây, đặc biệt là bài DARWIN HAY THƯỢNG ĐẾ ?? TIẾN HÓA HAY SÁNG TẠO?? phê bình bài “Sáng Thế Ký Dưới Lăng Kính Khoa Học Hiện Đại” Của Nguyễn Lê Ân-Điển.]

   Mặt khác những công cuộc nghiên cứu về Kinh Thánh của Ki-tô Giáo, nhất là Tân ước, trong vòng 200 năm nay đã dứt khoát kết luận: Trong Tân Ước không có tin lành mà chỉ có tin dữ [Xin đọc cuốn “The Bad News Bible: The New Testament” của Giáo sư đại học David Voas].  Ngoài các tin dữ ra, Kinh Thánh không có gì đặc biệt, độc đáo, đáng theo, khoan nói đến chuyện chân lý.  Thật vậy, Regina Schwartz, giáo sư dạy Thánh Kinh trong 20 năm qua tại hai đại học nổi tiếng ở Hoa Kỳ là đại học Northwestern, Illinois, và đại học Duke, North Carolina, sau nhiều năm suy tư và nghiên cứu, đã xuất bản cuốn Lời Nguyền của Cain: Di sản bạo tàn của Tôn Giáo Độc Thần (The Curse of Cain: The Violent Legacy of Monotheism), và dạy sinh viên bài học: "không làm gì có chân lý trong Phúc Âm" (Northwestern University professor's lesson: There are no Gospel truths).   Cuốn sách này đã được đề nghị trao giải thưởng Pulitzer về loại tác phẩm nghiên cứu.  Giáo sư Schwartz cũng nhận ra rằng sinh viên ngày nay tin rằng: Thượng Đế thường là do con người tạo ra theo hình ảnh con người thay vì ngược lại.  Nghĩa là, những thuộc tính của con người như tham lam, hẹp hòi, ghen tuông, và sợ hãi đã thường được gán cho Thượng Đế. (...students come to believe that God is more often created in the image of man than the other way around.  That is, mankind's greed, pettiness, jealousies and fears are often projected onto God). 

   Cách đây hơn một thế kỷ, Herbert Spencer, một khoa học gia nổi tiếng, đã nhận định:

 

   “Những người dũng cảm như hiệp sĩ  bác bỏ thuyết Tiến Hóa vì thuyết này không có đầy đủ sự kiện chứng minh có vẻ như quên rằng thuyết Sáng Tạo của họ không được chứng minh bởi bất cứ một sự kiện nào .” 

   (Those who cavalierly reject the Theory of Evolution, as not adaquately supported by facts, seem quite to forget that their own theory of creation is supported by no facts at all)

   Cho đến ngày nay, những tôi tớ của Chúa, đầu óc thuộc loại vô thượng thiên tài mê tín, mít đặc như cỡ Lê Anh Huy v..v.. cũng không thể kiếm ra một sự kiện nào để chứng minh thuyết Sáng Tạo.  Thế mà họ vẫn cố công lên tiếng chống đối thuyết Tiến Hóa, trong khi thực sự cái hiểu của họ về thuyết Tiến Hóa rất hời hợt và sai lạc, với những lý luận hết sức ấu trĩ mà thực chất là đồng nhất hóa Thiên Chúa của họ với sự ngu dốt, đại khái như sau:  “Nếu thuyết Tiến Hóa chưa giải đáp được hết những thắc mắc về nguồn gốc các chủng loại thì tất nhiên mọi thứ trong vũ trụ này phải là do sự “thiết kế thông minh” của một đấng sáng tạo” mà họ gọi là Thiên Chúa hay Thượng đế, thật ra chỉ là Thiên Chúa của Tin Lành.  Đây chỉ là một khẳng định hoang tưởng về một niềm tin của Tin Lành, vì như Herbert Spencer đã nhận định ở trên,  cái mà họ gọi là “thiết kế thông minh” của Thiên Chúa của họ không được chứng minh bởi bất cứ một sự kiện nào. Do đó, dù thuyết Tiến Hóa có còn vài điểm chưa giải thích được dứt khoát đi chăng nữa thì thuyết Sáng Tạo của Ki-tô Giáo chung qui cũng chỉ là điều mê tín thuộc thời bán khai của dân Do Thái, chỉ là một trong nhiều thuyết Sáng Tạo khác nhau trong các nền văn hóa khác nhau trên thế giới.. 

   Vấn đề của chúng ta trong thế giới văn minh tiến bộ ngày nay không phải là cứ mù lòa tin bướng tin càn vào những điều viết trong sách Sáng Thế Ký của Ki-tô giáo, mà phải xét xem những tường thuật trong đó có giá trị hay không.  Có một điều mà giới hiểu biết về Kinh Thánh đã biết ngay từ đầu thế kỷ 20 là:

   “Các học giả Âu Châu đã phân tích cuốn Kinh Thánh kỹ hơn bao giờ hết, và kết luận của họ là: Kinh Thánh không phải là cuốn sách do Thượng đế [của Ki-tô giáo] mạc khải mà viết ra, như các Ki Tô hữu đã tin, do đó không thể sai lầm.  Thật ra, đó chỉ là một hợp tuyển lộn xộn những huyền thoại cổ xưa, truyền thuyết, lịch sử, luật lệ, triết lý, bài giảng đạo, thi ca, chuyện giả tưởng, và một số ngụy tạo rất hiển nhiên.”

   (European scholars were scrutinizing the Bible more closely than ever before.  They had concluded that it (the Bible) was not, as Christians had long believed, a book dictated by God and therefore infallibly true.  It was, instead, a disorderly anthology of ancient myths, legends, history, law, philosophy, sermons, poems, fiction, and some outright forgeries.).

 

   Do đó, ngày nay, không ai có thể mang bất cứ điều gì viết trong Kinh Thánh, coi đó như là chân lý, để có thể thuyết phục người đọc.  Ngày nay, những tuyên xưng như “Kinh Thánh viết rằng..” hoặc “Kinh Thánh là những lời mạc khải của Thiên Chúa”, hoặc mang những điều viết trong Kinh Thánh ra làm căn bản lý luận, hàm ý đó là những chân lý, không thể sai lầm, đã trở thành những khẳng định lố bịch, ngu si vô trí của hạng người mê tín, không có mấy đầu óc, và đang đi giật lùi trở về thời Trung Cổ.  Nhưng thảm thay, đây chính lại là căn bản “lý luận” của một số tín đồ Tin Lành với hi vọng thuyết phục con người đi vào vòng bóng tối tâm linh của Tin Lành với niềm tin vũ trụ nhân sinh là do sự sáng tạo của một nhà thiết kế thông minh mà họ gọi là Thiên Chúa hay Thượng đế.  Làm sao họ có thể thành công được trước những sự kiện hiển nhiên của khoa học và những kết quả nghiên cứu nghiêm chỉnh về cuốn Kinh Thánh của Ki-tô Giáo.  Cho nên, đối với tôi, trong thời đại ngày nay, người nào còn viện dẫn Kinh Thánh ra làm căn bản lý luận hay đối thoại thì người đó tất nhiên thuộc loại không biết thế nào là lý luận hay đối thoại.

   Nếu thực sự là tất cả những gì trong vũ trụ nhân sinh đều do sự “thiết kế thông minh” của Thiên Chúa Tin Lành, thì chúng ta chỉ cần nhìn vào những gì xảy ra trong xã hội loài người, loài vật, trên trái đất chúng ta cũng có thể thấy đó không phải là một thiết kế thông minh, mà nếu đó là do sự thiết kế của một Thiên Chúa nào đó, thì Thiên Chúa đó phải là một nhà thiết kế ngu đần, vô cùng ác ôn, vô cùng độc hại đối với mọi chủng loại, và như vậy, không thể nào có thể gọi là thông minh được.  Chứng minh?

   Những tín đồ Ki-tô Giáo có đầu mà không có óc thường ca tụng là Thiên Chúa của họ đặc biệt sáng tạo ra loài người và ban cho loài người quyền ngự trị mọi vật trên thế gian, nhất là được quyền sinh sát mọi loại chim muông cầm thú, cũng là sản phẩm sáng tạo của Thiên Chúa,  để ăn cho khoái khẩu.  Họ chỉ ca tụng như con vẹt vậy thôi vì họ không thể giải thích được là con người đã ngự trị những trận thiên tai, bão tố, Tsunami v..v.. như thế nào.  Sau khi sáng tạo ra loài người trong ngày thứ sáu, Thiên Chúa của Ki tô Giáo rất lấy làm hài lòng, xoa tay tự khen về tất cả những tác phẩm sáng tạo của mình: “thật là tốt đẹp” [Genesis 1: 31: God saw all he had made, and it was very good”].  Nhưng những sản phẩm do Thiên Chúa sáng tạo ra lại chẳng “good” tí nào, nhất là loài người, cho nên Ngài hối hận đã “sáng tạo” ra loài người, và Ngài đi đến một quyết định diệt chủng (genocide), chủng đây toàn là con cái của Ngài cả. 

   Vậy sự thiết kế tiên khởi của Thiên Chúa là một thiết kế thông minh hay ngu xuẩn?  Theo như Kinh Thánh thì “Thiết kế thông minh” của Thiên Chúa giống như thiết kế ra một cái tàu bay để bay trên trời nhưng kết quả thành một cái tàu bò bằng giấy, có bò cũng bò không nổi.  Cho nên Ngài phải xóa bỏ tác phẩm sáng tạo rất tốt đẹp của mình để làm lại từ đầu.  Quyết định của Ngài là tạo nên một cơn hồng thủy để giết hết, người cũng như súc vật, chim muông, cầm thú, côn trùng  v...v..., và đặc biệt là giết hết già, trẻ, lớn, bé, tuyệt đối không tha người nào, kể cả những đứa trẻ sơ sinh, hay những đứa trẻ còn nằm trong bụng mẹ chưa ra đời, chưa biết thế nào là tội lỗi xấu xa, chỉ chừa lại có gia đình một tên say rượu, Noah, với mỗi cặp sinh vật sống rải rác trên trái đất, từ những con vi trùng không ai nhìn thấy đến những con khủng long, tất cả là bao nhiêu tỷ cặp sinh vật, nhét lên một chiếc tàu mà kích thước không thấm vào đâu so với những chiếc tàu du lịch ngày nay như Carnival, Princess, hay Queen Mary v..v... Ngài rất lo xa, con người xấu xa tội lỗi nhưng Ngài diệt luôn cả mọi sinh vật khác.  Rất có thể Ngài sợ rằng con kiến con run cũng xấu xa tội lỗi như loài người nên Ngài quyết định tiêu diệt luôn cả mọi sinh vật khác mà Ngài đã “sáng tạo” ra một cách rất thông minh cho chắc ăn. Đây có phải là một quyết định hợp lý hay không, hay đó chỉ là hành động tàn nhẫn ác ôn của một bạo Chúa đầy máu lạnh?  Nói có sách, mách có chứng, sau đây là vài đoạn trong cuốn Kinh Thánh của Ki Tô Giáo.

     Sáng Thế Ký 6: 5-7:  Rồi Thiên Chúa thấy loài người quá xấu xa tội lỗi trên trái đất...Và Thiên Chúa cảm thấy hối hận đã tạo nên loài người, và Ngài đau khổ thấu tim can.

     Và Thiên Chúa nói: “ Ta sẽ tiêu diệt loài người mà ta đã “sáng tạo” ra trên trái đất, người và dã thú, vật bò sát cũng như chim bay trên trời, vì ta hối hận đã “sáng tạo” ra chúng.”

     (Gen. 6: 5-7:  Then the Lord saw that the wickedness of man was great in the earth... And the Lord was sorry that He had made man on the earth, and He was grieved in His heart.

     So the Lord said, “I will destroy man whom I have created from the face of the earth, both man and beast, creeping things and birds of the air, for I am sorry that I have made them”)

   Đọc đoạn trên chúng ta thấy rõ là con người đã tưởng tượng ra một Thiên Chúa theo hình ảnh của con người, cũng có những tình cảm hối hận, đau khổ thấu tim can như con người. Suốt trong Kinh Thánh, Thiên Chúa chẳng có gì có thể gọi là Thiên Chúa cả, mà hội đủ mọi tính xấu xa, độc ác, tàn nhẫn của con người.  Và vấn đề ở đây là Thiên Chúa tạo ra hồng thủy để giết chết mọi người vì Chúa thấy loài người quá xấu xa tội lỗi, tác phẩm do chính Chúa “sáng tạo” ra theo hình ảnh của Chúa và giống như Chúa, mà Chúa tự khen là rất tốt đẹp, nhưng thử hỏi, tại sao Thiên Chúa lại giết tất cả mọi sinh vật hoàn toàn vô tội, gồm có nhiều tỷ chủng loại khác nhau, khi chúng cũng do chính Chúa “sáng tạo” ra và tự khen là sự sáng tạo của mình là toàn hảo (very good), trong khi chúng không hề làm điều gì trái với ý của God?  Vậy thực ra thì loài người quá xấu xa tội lỗi hay chính Thiên Chúa quá xấu xa tội lỗi?  Người Việt Nam gọi hành động ác ôn này của Thiên Chúa là “giận cá chém thớt”, và mọi sinh vật khác loài người đều là nạn nhân của một chính sách bất công của Thiên Chúa: “quít làm cam chịu”.  Vậy mà người ta vẫn tiếp tục ca ngợi là Thiên Chúa nhân từ, quá thương yêu thế gian v..v.. và đi thờ phụng một cái thứ gì đó mà bản chất là một ác quỉ quá ư tàn bạo, tàn nhẫn, vô lương tâm, phi công lý, như đã viết trong Kinh Thánh. 

   Mặt khác, sau khi tạo ra hồng thủy để tiêu diệt hầu hết mọi sinh vật chính mình sáng tạo ra, mục đích hiển nhiên là để “sáng tạo lại từ đầu” một cách thông minh hơn, tốt đẹp hơn, nhưng loài người và các thú dữ có khá hơn không?  Chiến tranh, bệnh tật, cảnh cá lớn nuốt cá bé, hổ báo vẫn tìm kiếm nai để xé xác ăn thịt, người Ki-tô vẫn thích ăn thịt uống máu Chúa v..v.. vẫn xảy ra triền miên.  Bệnh dịch hạch giết chết nửa dân số Âu Châu, toàn là con cái Chúa; con cái Chúa cũng phát minh ra bom nguyên tử, thả một trái giết chết hơn trăm ngàn người; động đất liên tiếp xảy ra; một cơn sóng thần cũng giết hại trên trăm ngàn người; vậy so với thời trước cơn hồng thủy xã hội loài người và loài vật có tốt đẹp gì hơn không và kết quả của cơn hồng thủy là như thế nào?  Hơn thế nữa, khi Thiên Chúa sai “con một” của mình xuống để cứu thế cũng bị người đời giết tốt, đóng đinh trên thập giá.  Vậy tác dụng của cơn Hồng Thủy là cái gì?  Những người Ki-tô giải thích làm sao trước những tra vấn trí thức này.  Câu trả lời điển hình thuộc loại u mê nhất của các tín đồ Ki-tô là:  “Chúa sinh ra thì Chúa có quyền lấy đi” , hoặc “Không ai biết được ý định của Chúa” v..v.. vì họ đã được nhồi sọ cho những câu trả lời thuộc loại có đầu mà không có óc này. Thời buổi này, hành động như vậy thì Chúa vào tù ngồi đếm lịch hay leo lên ghế điện thử tác dụng của một tác phẩm “sáng tạo” của con cái Chúa.  Câu trả lời của tôi là tại vì, theo như nhận định ở trên của Giáo sư Phillip Kitcher, Đại học Columbia, Chúa hãy còn ngu và dốt quá mà lại không chịu trở lại trường học để mà học lại cách thiết kế cho nó thông minh hơn một chút, vì chỉ cần thông minh hơn một chút thôi thì thế giới của chúng ta đã tốt đẹp hơn nhiều rồi..

   Thử hỏi, nếu chúng ta gọi sự thiết kế ra một thế giới mà trong đó có những siêu vi trùng (virus) gây ra hàng trăm thứ bệnh, bệnh dịch hạch trước đây giết hại nửa dân số Âu Châu toàn là con cái Chúa, những quái thai sinh ra đời, những trận núi lửa phun, động đất, sóng thần (Tsunamis), bệnh AIDS, SARS, Cúm Gà v..v.. và trăm ngàn thứ tác hại khác cho nhân loại và cho loài vật là “thông minh” thì thế nào mới là “ngu đần”?  Phải chăng là “thông minh” đối với những đầu óc “ngu đần”, và “ngu đần” đối với những đầu óc “thông minh”?  Ai cho là thông minh, xin lên tiếng!!

   Riêng đối với loài người, nếu chúng ta tin vào thuyết thiết kế thông minh, alias sáng tạo, của Ki Tô Giáo, thì người đầu tiên mà Thiên Chúa của Ki Tô Giáo “thông minh sáng tạo” ra theo “hình ảnh Thiên Chúa” và “giống như Thiên Chúa” là một người vừa mù vừa ngu: Adam.  Cựu Ước viết rõ: chỉ sau khi cưỡng lời Thiên Chúa, ăn một trái trên cái cây hiểu biết, để có được trí tuệ, thì Adam và Eve mới sáng mắt ra, biết là mình đang ở lỗ. [Genesis 2: 9: ..In the middle of the garden (Eden) were the tree of life and the tree of knowledge of good and evil..  Genesis 3: 6-7: Then the woman [Eve] saw that the fruit of the tree (of knowledge) was good for food and pleasing to the eye, and also desirable for gaining wisdom, she took some and ate it.  She also gave some to her husband, who was with her, and he ate it.  Then the eyes of both of them were opened, and they realized they were naked...] 

   Từ những điều vừa trích dẫn từ Kinh Thánh ra, chúng ta thấy mục đích của kế hoạch kỳ diệu “thiết kế thông minh” của Thiên Chúa là muốn giữ con người trong trạng thái vừa mù vừa ngu, vừa trần truồng, theo hình ảnh của Thiên Chúa và giống như Thiên Chúa.  Nhưng con người lại không muốn ở trong trạng thái vừa mù vừa ngu vừa ở lỗ, theo như hình ảnh của Thiên Chúa và giống như Thiên Chúa. Cũng vì vậy mà Thiên Chúa đã trừng phạt nhân loại, theo luận điệu thần học quái gở của Ki-tô Giáo, vì con người dám tự mình ra khỏi cảnh mù tối để đi đến hiểu biết.  Vậy cái gọi là “thiết kế thông minh” của Thiên Chúa là thứ thiết kế có thể gọi là thông minh hay không?  Mặt khác, sau khi thiết kế ra con người, theo hình ảnh của Thiên Chúa, vừa mù vừa ngu như vậy, Thiên Chúa tự khen là công trình thiết kế của mình là tuyệt hảo (very good).  Nhưng con người lại không dậm chân tại chỗ trong cái “tuyệt hảo” của Thiên Chúa mà lại tiến hóa từ thời ăn lông ở lỗ, qua các thời đại đồ đá, đồ đồng, đồ sắt cho đến thời hiện đại văn minh ngày nay.  Chừng đó cũng đủ để vứt sự “thiết kế thông minh” của Thiên Chúa của Ki-tô Giáo vào cái sọt rác mà theo Albert Einstein, là một đồ dùng hữu ích nhất trong khoa học, và nhận thức được sự hiển nhiên của quá trình Tiến Hóa trong thiên nhiên.

   Ai cho rằng thiết kế ra một người vừa mù vừa ngu vừa ở lỗ và không muốn cho nó thay đổi như Thiên Chúa của Ki-tô Giáo đã chủ trương là “thiết kế thông minh” thì xin lên tiếng, và xin giảng rõ thông minh ở chỗ nào?  Nguyễn Thanh Vũ, Lê Anh Huy, Huỳnh Thiên Hồng, Nguyễn Huệ Nhật, Nguyễn Lê Ân Điển, và cả Tiến sĩ Phan Như Ngọc, Mục sư Nguyễn Hồng Quang ở trong nước v..v.. đâu, quý vị có muốn trở lại trạng thái ban đầu của Adam, tác phẩm “thiết kế thông minh” của Thiên Chúa, để khỏi mang cái tội mà thực ra không phải là tội của Adam không?  Các ông có muốn sinh ra những đứa con vừa mù vừa ngu và giữ cho chúng ở tình trạng như vậy để hợp với ý định “thiết kế thông minh” của Thiên Chúa lúc đầu hay không?  Hãy trả lời thành thực đi.  Và quý vị cứ tự nhiên mà trở lại trạng thái vừa mù vừa ngu theo ý định nguyên thủy của Thiên Chúa, tôi tuyệt đối không ngăn cản, nhưng xin đừng kéo chúng tôi vào trong một loại thiết kế ngu đần như trên. 

   Mà thật ra, mắt quý vị đang mở và quý vị cũng có đôi chút đầu óc và có ăn có học đấy, nhưng thực chất của quý vị cũng chẳng khác chi tình trạng mù lòa của Adam và Eve trước khi ăn trái cấm, vì quý vị vẫn cứ u mê, tin vào những cái “không thể tin được”.  Tại sao?  Vì quý vị được dạy là “hãy bước đi trên đường đời bằng đức tin chứ không nhìn bằng mắt” theo đúng như Kinh Thánh đã viết: 2 Corinthians 5:7:  For we walk by faith, not by sight, mà Kinh Thánh tiếng Việt của Tin Lành dịch là: “Vì chúng ta bước đi bởi đức tin, chớ chẳng phải thấy bằng mắt”.  Như vậy, trong Ki-tô Giáo, đức tin là để cho những người mù. Thật vậy, theo định nghĩa của H. L. Mencken thì Faith hay Đức Tin là "một kiểu tin phi-lôgic vào sự xảy ra của những gì không chắc có thực" (an illogical belief in the occurrence of the improbable).  Theo định nghĩa trong tự điển thì Faith hay Đức Tin là "sự tin chắc vào một cái gì đó mà không chứng minh được cái đó có thực" (Firm belief  in something for which there is no proof.). Thánh Ignatius of Loyola (1491-1536), người sáng lập dòng Tên, phán rằng:  “Chúng ta phải luôn luôn sẵn sàng tin rằng cái mà chúng ta thấy là trắng thực sự là đen, nếu hàng giáo phẩm trong Giáo hội [Công Giáo] quyết định như vậy. “ (We should always be disposed to believe that which appears white is really black, if the hierarchy of the Church so decides).  Vậy, đối với các tín đồ Công Giáo và Tin Lành, Thiên Chúa “sáng tạo” ra cặp mắt là thừa, không dùng đến.  Thật là tội nghiệp.  Cái gọi là thông minh nhất của Thiên Chúa là chỉ có thể sáng tạo ra những mẫu người như Lê Anh Huy, Nguyễn Thanh Vũ, Nguyễn Huệ Nhật, Nguyễn Lê Ân Điển, Phan Như Ngọc, Khuất Minh, Nguyễn Hồng Quang v..v.. và đồng bọn tân tòng Tin Lành, cũng như đã thiết kế ra một lô những giáo hoàng, đại diện của Chúa trên trần, và các thuộc hạ hồng y, linh mục trong lịch sử Công Giáo đã phạm đủ mọi thứ tội như giết người, loạn luân, gian dâm, loạn dâm v..v...  Nhưng đây chính lại là những bằng chứng cụ thể nhất để kết luận đó chỉ là một sự “thiết kế ngu đần”.

   Đến đây, chắc quý độc giả đã hiểu tại sao tôi, có cùng 99% gen với một con khỉ, lại từ chối thách thức tranh luận của Lê Anh Huy, có 100% gen của Thượng đế, về thuyết Tiến Hóa. Lê Anh Huy lấy cái gì ra để mà đối thoại và tranh luận?  Lấy sự mù lòa tin bướng tin càn hay lấy “thiết kế thông minh” của Thượng đế ra để mà tranh luận?  Ở trên cõi đời này, có ai lại điên đến độ hạ mình đi tranh luận với những hạng người không hề có kiến thức mà chỉ mù lòa tin bướng tin càn, bước trên đường đời bằng đức tin chứ không nhìn đời bằng mắt. Đọc bài Nguồn Gốc Con Người của Lê Anh Huy chúng ta thấy rõ ông ta chẳng hiểu gì về thuyết Tiến Hóa, chỉ đưa ra những lý luận bậy bạ vô căn cứ của phe “thiết kế thông minh”. Quyền tin bướng tin càn là quyền của quý vị Tin Lành, tôi không ngăn cản, nhưng đừng có mang mấy cái đó ra mà quảng cáo với hi vọng có thể thuyết phục người đời quay đầu trở lại thời bán khai.

   Để vấn đề được rõ ràng hơn, chúng ta hãy thử tìm hiểu thực ra cái gì là “thiết kế thông minh” của Tin Lành.  Như trên đã nói, “thiết kế thông minh” thật ra chỉ là cái vỏ mới của bình rượu “khoa học sáng tạo” mà thế giới cũng như các nhà lập pháp trên nước Mỹ đã đổ xuống cống. Những khuôn mặt nổi tiếng nhất trong trường phái “thiết kế thông minh” là Philip E. Johnson, một luật gia, nguyên giáo sư đại học Berkeley, với hai cuốn “Darwin on Trial” và “Defeating Darwin with Open minds”.  Johnson là một tín đồ thuộc hệ phái Tin Lành Presbyterian (Tin Lành có mấy trăm hệ phái khác nhau nhưng không có hệ phái nào là chính thống, vì hệ phái nào cũng cho mình là chính thống, hàm ý các hệ phái Tin Lành khác đều là tà phái), William Dembski, một nhà triết lý toán học (mathematical philosopher) với tác phẩm “Sự Suy Lý Thiết Kế” (The Design Inference), và Michael Behe với cuốn “Darwin’s Black Box”

   Họ đưa ra những lý luận giả-khoa-học (pseudoscience), có thể vì không hiểu rõ hoặc cố ý diễn giải sai thuyết Tiến Hóa (proponents of intelligent design display either ignorance or deliberate misrepresentation of evolution science) để bác thuyết Tiến Hóa, đồng thời lập luận rằng vũ trụ và thế giới của chúng ta quá phức tạp, các hằng số vật lý quá tinh vi để cho sự sống của chúng ta có thể tồn tại trên trái đất, và cho tất cả những thiên sai vạn biệt trong thế giới này v..v.., do đó tất nhiên phải có một nhà thiết kế thông minh (an intelligent designer) đàng sau những hiện tượng thiên nhiên như nguồn gốc vũ trụ, sự phức tạp của cơ thể con người v..v.. chứ không thể ngẫu nhiên như thuyết Tiến Hóa đã chủ trương mà hình thành. Và nhà thiết kế thông minh này, đó  chính là Thiên Chúa của Tin Lành. Nhưng chính cái từ “thiết kế” hay “vẽ kiểu” [design] dùng để chứng minh sự hiện hữu của một Thiên Chúa lại bị các nhà phân tích khoa học và tôn giáo dùng để chứng minh sự thiếu thông minh của những người phát minh ra từ “thiết kế thông minh”, một từ rất mâu thuẫn với thuộc tính toàn năng và toàn trí mà họ đã gán cho Thiên Chúa của họ. 

   Thật vậy, theo sách Sáng Thế Ký trong Kinh Thánh của Ki-tô Giáo thì God “sáng tạo” (sic) ra vũ trụ muôn loài bằng những lời phán. Thí dụ, Thượng đế chỉ cần phán: “Có ánh sáng nè”, lập tức có ánh sáng v..v.. Nghĩa là God muốn cái gì thì tức khắc cái đó có liền. Phải dùng đến bất cứ một phương tiện nào để thực hiện bất cứ điều gì, thí dụ như “thiết kế thông minh” trước rồi mới thực hiện sự thiết kế, hay dùng phương tiện tàn nhẫn, hi sinh con một của mình để chuộc tội cho con người, hoặc dùng đến những tên truyền đạo không có mấy đầu óc như đám Lê Anh Huy để kéo người khác vào vòng mù quáng tin God v..v.. đương nhiên đã loại bỏ thuộc tính toàn năng của God. Suy rộng ra, chúng ta không thể nói là God có bất cứ “hành động” nào, vì hành động đòi hỏi phải dùng đến phương tiện để đạt tới mục đích. Lại nữa, cũng không thể nói là God có mục đích, vì điều này uẩn hàm God có những điều chưa thực hiện được. Tất cả những điều trên đã chứng minh không thể nào có một God “toàn năng”.  Và như vậy, từ “thiết kế thông minh” trở thành vô nghĩa và cực kỳ mâu thuẫn với những thuộc tính mà người Ki-tô Giáo gán cho Thiên Chúa của họ, một ảo tưởng chỉ có trong đầu óc của những người thiếu thông minh, những người phát minh ra từ “thiết kế thông minh” và những người theo đuôi thuyết “thiết kế thông minh” để bảo vệ sự mê tín thuộc thời bán khai của mình.

   Bất kể là Thiên Chúa của Ki-tô Giáo có thiết kế ra vũ trụ này hay không, điều thiết thực mà chúng ta cần quan tâm là những sự việc xảy ngay trên trái đất này.  Qua sự phân tích ở trên về sự sáng tạo ra loài người và những sự việc xảy ra trong xã hội loài người cũng như loài vật, người nào cho rằng đó là do một sự thiết kế thông minh thì người đó ắt hẳn là rất thiếu thông minh.

   Những lý luận ngớ ngẩn của Johnson, Dembski, và Behe để chống thuyết Tiến Hóa đã bị nhiều khoa học gia chính hiệu phê bình và bác bỏ vì lý do những người này hiểu sai hoặc cố ý hiểu sai thuyết Tiến Hóa và dựa vào đó để chống thuyết Tiến Hóa. Chúng ta có thể đọc bài “Evolution Response To Michael J. Behe: Intelligent Design Fails The Biochemistry Test” của Kenneth R. Miller; bài “Evolution Response To William A. Demski Mystery Science Theater” của Robert T. Pennock; bài “The Newest Evolution of Creationism: Intelligent Design Is About Politics and Religion, Not Science” của Barbara Forrest và hàng trăm bài viết hoặc sách khác bác bỏ những luận cứ của phe “Thiết Kế Thông Minh”.  Trong bài này, tôi không có cách nào đưa ra tất cả những tài liệu này vì chúng có quá nhiều.  Điểm cần chú ý là những sách hoặc bài viết của nhóm “Thiết kế thông minh” chỉ có thể lưu truyền trong nhóm người thiếu thông minh và nghiện đạo  với nhau, không được bất cứ một tờ báo khoa học có tiếng nào đăng, cũng như không được bất cứ một cá nhân hay ủy ban duyệt trước nào trong ngành khoa học giới thiệu.  Những bài phản bác của giới khoa học chỉ có mục đích vạch ra những sai lầm của phái “thiết kế thông minh” để cho giới độc giả thấy rõ vấn đề, khỏi bị lừa bởi những luận điệu giả khoa học bịp bợm, chứ không phải để tranh luận với phái “thiết kế thông minh”.  Và tôi viết bài này cũng trong tinh thần như vậy, không phải để đối thoại với những người chỉ biết đặt căn bản đối thoại trên sự mù lòa tin bướng tin càn của mình vào cuốn Kinh Thánh chứa đầy những sự sai lầm.

   Đọc những luận điệu chống thuyết Tiến Hóa để tuyên dương thuyết Sáng Tạo của Ki-tô Giáo của mấy ông Tin Lành Việt Nam chúng ta mới thấy thật là thương hại cho đầu óc của họ.  Họ toàn đi cóp nhặt những kiểu ngụy biện của Tin Lành Mỹ trong khi bản thân họ không hiểu thế nào là thuyết Tiến Hóa, thế nào là tinh thần khoa học, và thế nào là niềm tin tôn giáo của họ. Trên thực tế, không phải là chỉ có thuyết Tiến Hóa là yếu tố duy nhất làm cho thuyết Sáng tạo không còn chỗ đứng trong thế giới ngày nay mà còn có sự góp phần của rất nhiều bộ môn khoa học khác như Vật Lý, Sinh Học, Sinh Hóa Học, Di truyền học, vũ trụ học v..v.. Nhưng họ chỉ tập trung sự tấn công vào thuyết Tiến Hóa vì ảnh hưởng quá to lớn của thuyết này đã phá đổ toàn bộ thuyết Sáng Tạo trong Kinh Thánh. Để thấy rõ đầu óc của loại người này, trong bài này tôi muốn bàn đến một bài “chống thuyết Tiến Hóa” của một người Việt Nam mà những lý luận trong đó chỉ đi cóp nhặt những điều ngụy biện của Tin Lành, chứng tỏ chính bản thân tác giả không hiểu gì về thuyết Tiến Hóa nói riêng, về khoa học nói chung: đó là bài dài Bàn Luận: Tiến Hóa Hay Tạo Hóa? trên trang nhà www.banluan.com, gồm 7 chương, không thấy đề tên tác giả, nhưng có người cho tôi biết tác giả là Kỹ-sư Nguyễn Ngọc Lan [xin đừng lầm với LM Nguyễn Ngọc Lan ở Việt Nam].  Nội dung chống thuyết Tiến Hóa trong bài này có cùng một loại những “lý luận” tương tự như của Lê Anh Huy, Nguyễn Lê Ân Điển, Phan Như Ngọc v..v..  Tôi phải xin lỗi quý độc giả trước vì trong phần phê bình sau đây tôi phải dùng đến vài danh từ nặng nề như “đần độn” hay “ngu si” vì tôi không thể kiếm ra từ nào cho chính xác hơn.  Chê một người khác là “đần độn” hay “ngu si” là một điều vạn bất đắc dĩ, không thể nói chơi, mà phải chứng minh đàng hoàng.  Sau đây là phần chứng minh.

*

   Đây là một bài mà tác giả phịa ra một cuộc đối thoại giữa một “bà Giáo sư” [không biết là giáo sư dạy môn gì] và một ông Mục-sư tự cho là “am tường về khoa học” (sic) trên một chuyến bay từ Úc sang Mỹ.  Vì là sản phẩm ngụy tạo của một đầu óc do sự “thiết kế thông minh” của Thiên Chúa “sáng tạo” nên đọc xong bài này chúng ta có thể nhận rõ ngay là cả “bà giáo sư đang đi thuyết trình ở các trường đại học ở Hoa Kỳ” và “ông Mục sư am tường khoa học” đều là những người thuộc loại ngu si đần độn, ngu si đần độn đến mức khó tưởng.  Ông mục sư quá đần độn vì không biết gì về khoa học và ngày nay còn tin vào những chuyện “không thể tin được” và cho rằng Kinh Thánh không thể sai trật.  Còn bà giáo sư đần độn vì không biết vặn lại những lý luận hoang đường của ông mục sư và bị thuyết phục và tự nhận là mình ngu dốt, không biết đến Thiên Chúa của ông mục sư, phải nhờ ông mục sư giảng láo mới mở mắt ra. Nhưng đây chính là mục đích của tác giả. Nội dung của bài không ngoài đưa ra những lý luận ngớ ngẩn để bác thuyết Tiến Hóa và quảng cáo cho cái gọi là “Sáng Tạo” của Thượng đế.  Lẽ dĩ nhiên trong bài này, tôi không thể lãng phí thì giờ để mà phê bình tất cả bài, cho nên tôi chỉ điểm qua vài điểm lý luận điển hình của ông “mục sư am tường khoa học”.

   Mở đầu tác giả viết:

   Chiếc Bô-ing 747 khổng lồ vừa cất cánh khỏi phi trường Sít-ni, Úc Đại-lợi. Có hai người hành khách lịch sự ngồi cạnh nhau. Một người đang đọc một tập san khoa học bóng nhoáng, ngoài bìa có hình ảnh tàu "con thoi" đang khởi hành bay vào vũ trụ. Còn người kia đang đọc quyển Kinh Thánh đă sờn gáy. Người thứ nhất là bà giáo sư đang trên đường đi thuyết trình ở các trường đại học ở Hoa Kỳ, người thứ hai là một mục sư. Sau nửa giờ yên lặng, đột nhiên bà giáo sư quay sang ông mục sư với giọng mỉa mai: "Tôn giáo các ông chẳng có gì gọi là khoa học, các ông chỉ có niềm tin thôi". Ông mục sư mỉm cười khiêm tốn. Thật đáng buồn, bà ta không ngờ rằng ông này đă từng là người am tường khoa học, trước khi dâng mình phục vụ Chúa.

   Chúng ta phải hiểu rằng, tác giả viết bài này đã đặt chính sự hiểu biết của mình trong hai vai.  Nhưng chỉ có cái đầu óc rất đặc biệt của ông ấy mới có thể phịa ra một chuyện vừa phi lý, vừa đần độn như trên.  Bởi vì không có một bà giáo sư “lịch sự” nào, có ăn có học, tự nhiên lại đi mỉa mai niềm tin tôn giáo của một người chưa hề quen biết trên một chuyến máy bay.  Tôi tự hỏi, những đại học nào ở Hoa Kỳ mời một người  như bà giáo sư trên đến thuyết trình ở trường mình.  Mặt khác, ông mục sư có lẽ cũng thuộc loại có đầu óc đặc biệt như bà giáo sư nên vẫn còn tin vào những điều viết trong cuốn Kinh Thánh của Do Thái trong khi khoa học gia Ira Cardiff đã  đưa ra nhận xét:  “Nếu một người thông minh đọc cả cuốn Kinh Thánh với một óc phê phán thì chắc chắn là anh ta sẽ vứt bỏ nó đi” (If an intelligent man should critically read it (the Bible) all, he would certainly reject it). Nhưng chúng ta hãy đi vào phần tiếp theo để xem đầu óc của tác giả thuộc loại nào.

   Rồi tác giả Mục sư bắt đầu giảng đạo bằng cách bài bác thuyết Tiến Hóa:

   Ông Mục sư:  “Thực ra con người ai cũng phải có niềm tin. Nhà hàng hải Cô-lum-bô nhờ tin Trái Đất tròn mới dám đi thám hiểm và phát hiện ra châu Mỹ. Bản thân bà cũng phải tin chiếc máy bay này có khả năng bay an toàn và phi công đủ trình độ mới dám lên đây ngồi phải không? Là nhà khoa học, bà phải dùng thuyết tiến hóa để giải thích nguồn gốc mọi sinh vật trên thế gian này. Thực ra thuyết tiến hóa là một học thuyết dựa trên niềm tin hơn là cơ sở khoa học. Có đúng vậy không?

   Trong thực tế, một chiếc xe không được chăm sóc sẽ trở nên một đống sắt rỉ lẫn lộn với một mớ cao su lăo hóa và băi xăng nhớt vô dụng. Một ngôi nhà không được sửa sang, sớm muộn cũng sẽ bị hư hại. Một sinh vật, dù sống lâu đến đâu cũng trở nên già cỗi, bệnh tật và chết dần v.v... Đó là nguyên tắc Êntropi (entropy) hay còn gọi là định luật Nhiệt Động Lực thứ hai: Mọi quá trình biến đổi xảy ra trong tự nhiên đều theo chiều đi xuống và thoái hóa, từ tình trạng cấp cao xuống tình trạng cấp thấp, từ trật tự xuống hỗn loạn, từ năng động xuống "thụ động"...

   Thế mà thuyết tiến hóa lại nói rằng vũ trụ và sinh vật đang được biến đổi theo chiều hướng phát triển, từ cấp thấp lên cấp cao, từ đơn giản lên phức tạp, từ hỗn độn lên trật tự, từ tình trạng thụ động lên tình trạng năng động v.v... Vậy thuyết Tiến hóa có hợp lý hay không?”

   Quý vị có thấy tác giả đã bịa ra một chuyện quá đần độn hay không?  Thứ nhất, nếu thật là có một bà giáo sư nào đó mỉa mai: : "Tôn giáo các ông chẳng có gì gọi là khoa học, các ông chỉ có niềm tin thôi" thì ông Mục sư phải thuyết phục bà ta là tôn giáo của mình rất là khoa học, theo đúng những tiêu chuẩn của khoa học, và đã được kiểm chứng bởi khoa học, chứ tại sao lại lôi thuyết Tiến Hóa vào trong câu trả lời.  Mà bà ta có nói gì đến thuyết Tiến Hóa đâu mà tự nhiên ông mục sư lại lên tiếng bài bác thuyết Tiến Hóa?  Người ta phê bình một đằng, ông trả lời một nẻo.  Hơn nữa, ông lại còn cho rằng: Là nhà khoa học, bà phải dùng thuyết tiến hóa để giải thích nguồn gốc mọi sinh vật trên thế gian này.  Thế chính ông cũng là nhà “am tường khoa học”, ông có dùng thuyết Tiến Hóa hay không?  Rồi ông lại nói bậy: “Thực ra thuyết tiến hóa là một học thuyết dựa trên niềm tin hơn là cơ sở khoa học.  Có đúng không?”  Làm sao mà đúng được? Hàng núi sự kiện, bằng chứng đã được kiểm chứng trong nhiều bộ môn khoa học và chứng minh chúng rất phù hợp với thuyết Tiến Hóa ông có biết đến hay không?  Nếu không biết thì đứng có nói bậy.  Ông quên rằng chính thuyết Sáng Tạo của ông mới chỉ là một niềm tin, một niềm tin thuộc loại mù quáng, không cần biết, không cần hiểu, vì không có một sự kiện nào có thể dùng để chứng minh là thuyết Sáng Tạo đúng.  Mục đích của tác giả đã rõ rệt: bịa ra một câu chuyện để bác bỏ thuyết Tiến Hóa đồng thời truyền đạo.  Nhưng vì quá ấu trĩ trong lập luận và lô-gic nên cách truyền đạo của ông trở thành lố bịch, rẻ tiền và khá đần độn.

   Thứ nhì, bà giáo sư “lịch sự” chỉ thấy một người ngồi cạnh đọc cuốn Kinh Thánh mà đã cho rằng ông ta tất nhiên phải theo Ki-tô Giáo và vội mỉa mai tôn giáo của ông ta. Vậy thì lịch sự ở chỗ nào?  Cái “lịch sự” này chỉ có trong đầu của ông mục sư hay người bịa ra câu chuyện vô lý này. Ở trên cái thế giới văn minh ngày nay, chẳng có ai ngu như vậy, trừ đám cuồng tín Tin Lành. Cứ thấy ai đọc Kinh Thánh là người ấy phải theo Ki-tô Giáo hay sao?  Tôi có thể tin rằng tôi đọc Kinh Thánh kỹ hơn mấy ông mục sư nhiều.  Nếu bà ấy ngồi cạnh tôi trên máy bay thì sẽ thấy rằng tôi luôn luôn đọc sách về Ki-tô Giáo hay đọc Kinh Thánh.  Vậy nếu bà ấy mỉa mai là tôn giáo của tôi (hàm ý Ki-tô Giáo) chẳng có gì là khoa học thì tôi sẽ đồng ý ngay và giảng thêm cho bà ấy biết là Ki-tô Giáo chẳng có gì là khoa học ở chỗ nào, và chứng minh bằng những đoạn tôi ghi dấu sẵn trên cuốn Kinh Thánh cho dễ tìm.

   Thứ ba, ông mục sư dựa vào Định Luật Nhiệt Động Lực Thứ Hai để bác thuyết Tiến Hóa, nhưng tôi có cảm tưởng rằng ông ta chẳng hiểu gì về định luật này và chỉ nhắc lại một luận cứ ấu trĩ phi khoa học của phe “Thiết kế thông minh”.  Tôi có thể khẳng định như vậy.  Tại sao? Vì Định Luật này chỉ có thể áp dụng cho một “hệ thống kín” [closed system] hay một hệ thống riêng biệt (self-contained or isolated system) chứ không thể áp dụng cho bất cứ một hệ thống nào khác.  Nhiệt Động Lực (Thermodynamics), cái tên của nó đã nói rõ, là một môn học trong Vật Lý Học (Physics) về sự biến đổi của Nhiệt (Heat) từ hay sang (from or into) các dạng năng lượng khác nhau (the transformation of heat into or from other forms of energy).  Định luật Nhiệt Động Lực Thứ Hai (The Second Law of Thermodynamics) không thể áp dụng cho một chiếc xe, một ngôi nhà, hay sự già chết của các sinh vật, và quan niệm về Entropy chẳng dính líu gì đến những thứ mà ông “mục sư am tường khoa học” nói năng nhảm nhí như trên..  Đem Định Luật Nhiệt Động Lực Thứ Hai áp dụng cho một chiếc xe, một ngôi nhà, một sinh vật thì chỉ có những ông mục sư tự cho là “am tường khoa học” làm, chứ những người am tường khoa học thật, không có ai làm chuyện ngớ ngẩn  như vậy.

   Tôi thật không có hứng thú giảng cho ông mục sư “am tường khoa học” mọi chi tiết và suy diễn về Định Luật Nhiệt Động Lực Thứ Hai qua những phương trình toán học và những áp dụng của nó vì tôi thực tình nghĩ rằng, dựa trên “lý luận” của ông mục sư viết như trên, ông ta chưa đủ trình độ để hiểu.  Tôi nghĩ ông nên theo Thượng đế, trở lại trường học để Thượng đế có thể thiết kế ra ông thông minh hơn một chút và ông cũng có thể hiểu Định Luật Nhiệt Động Lực Thứ Hai rõ hơn một chút.

   Không có gì mâu thuẫn hay đối nghịch giữa quan niệm về Entropy và Tiến Hóa.  Các sinh vật hiển nhiên không phải là những hệ thống kín, chúng luôn luôn tiếp nhận năng lực từ rất nhiều nguồn: thức ăn, thức uống, ánh sáng mặt trời v..v... Hành tinh của chúng ta mà trên đó các sinh vật, trong đó có chúng ta, có sự sống, cũng không phải là một hệ thống kín, mà luôn luôn tiếp nhận được năng lượng từ mặt trời và rồi lại phát ra một phần năng lượng trở lại vũ trụ, nếu không nhiệt độ của trái đất sẽ tăng lên khủng khiếp, và không có một sinh vật nào có thể sống nổi.  Sự sống của các sinh vật đã tiến hóa từ trong vòng 4 tỷ năm nay.  Lẽ dĩ nhiên, cá thể sinh vật luôn luôn chết đi và sự sống trên trái đất sẽ không còn nữa khi, vào khoảng 5 tỷ năm nữa, mặt trời ở giai đoạn cuối của quá trình sinh, trụ, hoại, diệt, như tất cả các ngôi sao khác.  Mặt trời là một ngôi sao, và cũng như mọi vật trong vũ trụ, được sinh ra và sẽ chết đi.  Entropy KHÔNG phải là để đo sự vô trật tự hay hỗn độn hay từ trật tự xuống hỗn loạn như ông mục sư viết, và cũng không phải luôn luôn biến chuyển trị số theo chiều hướng từ thấp (trật tự) đến cao (hỗn loạn).  Ông lấy một miếng thủy tinh, một chất vô hình dạng (an amorphous material) và để nó vào trong tủ lạnh.  Cấu trúc của nó không thay đổi, vị trí của các phân tử trong đó cũng không thay đổi.  Nhưng Entropy của nó tăng vì nhiệt độ của nó giảm (Entropy tỷ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối) nhưng nó không đi từ trật tự xuống hỗn loạn.  Khi nhiệt được hấp thụ, entropy của hệ thống tăng, khi nhiệt phát ra khỏi hệ thống, entropy giảm.  Khi ăn thức ăn, nghĩa là hấp thụ năng lượng, entropy của con người tăng, khi tiêu hóa hay hoạt động, nhiệt năng phát ra khỏi người và entropy giảm.  Như vậy, entropy thường xuyên tăng giảm đối với trái đất và đối với cả con người, một sinh vật, không phải là một hệ thống kín.  Kết luận? Khoa học không phải để cho những người có trình độ “am tường khoa học” như của ông mục sư viết láo.

   Chúng ta hãy đọc tiếp một đoạn khác của ông Mục sư “am tường khoa học”.  Đoạn này hơi dài vì tôi đã ghép vài đoạn lại với nhau để phê bình một lượt, vậy xin quý độc giả hãy kiên nhẫn đọc đoạn văn rất phi khoa học, thuộc thời đại Trung Cổ như sau:

   “Chúng ta biết "năng lượng không tự nhiên sinh ra, không tự nhiên mất đi, nó chỉ biến từ dạng này sang dạng khác" (theo định luật bảo toàn năng lượng) và "trong quá trình biến đổi, năng lượng càng ngày càng trở nên ít hữu dụng hơn" (theo định luật Nhiệt Động Lực thứ hai). Vậy ngay từ đầu đă phải có năng lượng và năng lượng ban đầu là năng lượng toàn hảo. Ngày nay chúng ta chỉ có được năng lượng cấp thấp, thoái hóa theo quá trình Êntropi. Muốn tồn tại (hoặc đi muốn nguợc quá trình thoái hóa, biến đổi từ dạng thấp cấp thành dạng cao cấp hơn), vật chất đòi hỏi nguồn năng lượng bên ngoài. Vậy nguồn năng lượng đầu tiên đến từ đâu? Nguồn năng lượng tiếp trợ, bảo trì sự sinh tồn, vận chuyển của các tinh tú, của tinh thể, vật thể và của thế giới hữu sinh ... do Ai đưa đến. Thật chúng ta không thể trả lời được nếu từ chối một Đấng Quyền Năng lớn hơn cả Vũ trụ. Ngài không những đă cung cấp năng lượng cho thế giới tốt đẹp ban đầu nhưng còn gìn giữ nó cho đến ngày hôm nay bởi quyền năng của Ngài. Định luật nhiệt động lực học thứ hai chứng minh cho thuyết tạo hóa và làm cho thuyết tiến hóa trở nên phản khoa học.”

   Theo bà Giáo sư, tuổi vũ trụ của là bao nhiêu? Ba mươi tỷ năm? Sở dĩ các nhà khoa học nói như vậy bởi họ cho rằng bán kính của vũ trụ khoảng 30 tỷ năm ánh sáng. Chẳng có ai đo được kích thước của vũ trụ và biết được đâu là trung tâm khoảng không vô tận, vô biên chứa đựng các vì sao. Chẳng có ai có thể chứng minh được rằng vũ trụ hình thành từ một "Vụ Nổ Lớn" và các thiên thể bị bắn ra xa với tốc độ ánh sáng. Vậy chẳng ai có thể chắc chắn được tuổi của vũ trụ...

Vũ trụ không phải là một mớ vật chất hỗn độn, nhưng là một hệ thống vô cùng phức tạp và trật tự.... Sự vận chuyển trong của hệ thống Mặt Trời chính xác đến nỗi không có hành tinh nào bị hút vào khối lượng khổng lồ của Mặt Trời hoặc bay tuột vào khoảng không vũ trụ bao la.

   ...Kinh Thánh cho biết trong ngày thứ bốn của quá trình tạo hóa Đức Chúa Trời sáng tạo ra Mặt Trời và Mặt Trăng để con người có thể phân biệt ngày và đêm và biết cách xác định thời tiết, ngày, tháng, mùa và năm ( Sáng Thế Ký 6 1:14-19)

   Vì chắc chắn là không “am tường khoa học” nên ông Mục sư đã viết rất ngớ ngẩn như trên, chứng tỏ kiến thức của ông ấy chính là loại kiến thức đặc thù của Tin Lành, có đặc tính là “vô kiến thức”.  Vô kiến thức mới hỏi một câu ngớ ngẩn: Vậy nguồn năng lượng đầu tiên đến từ đâu?... do Ai đưa đến. Ngớ ngẩn ở câu “do Ai đưa đến” vì người ta sẽ hỏi lại: “Nếu năng lượng đầu tiên phải có một cái Ai đưa đến thì cái Ai đó do Ai đưa đến, và cứ tiếp tục như vậy đến vô tận”  Viện tới một “ai đó” để giải thích thật sự là không giải thích cái gì cả.  Nếu đó là một lối thoát của những người lười biếng không chịu suy nghĩ hay không có đầu óc để mà suy nghĩ thì thay vì nói “Ai đó tự hữu và hằng hữu” tại sao ta không thể nói “năng lượng ban đầu Tự Hữu và Hằng Hữu (tự nhiên mà có - đă có, đang có và còn có đời đời)?” và thế là xong chuyện, chẳng cần phải thắc mắc làm chi về những câu hỏi ngớ ngẩn. Hơn nữa, cái Ai đó, nếu thực sự có đi chăng nữa, thì cũng không nhất thiết phải là Thiên Chúa của Tin Lành, bởi vì không có lý do hay bằng chứng nào để tin như vậy, mà rất có thể là “Con Cóc Là Cậu Chúa Trời”, hay bất cứ một vị Thần nào trong số khoảng 2500 Thần được biết trên thế gian, tùy theo niềm tin của mỗi người trong mỗi nền văn hóa.

   Trong phần trên tôi đã chứng minh là ông Mục sư chẳng hiểu gì Định Luật Nhiệt Động Lực Thứ Hai cả.  Tiếp theo đây tôi lại chứng minh ông Mục sư chẳng hiểu gì về những sự tiến bộ của ngành Vũ Trụ Học trong Khoa Học, và vì “vô kiến thức” nên vẫn tiếp tục tin vào những điều nhảm nhí không có bất cứ một bằng chứng nào để chứng minh.  Sau đây là một bài học về vũ trụ học ở cấp sơ đẳng để mở mang đầu óc, nếu ông Mục sư còn có một đầu óc lành mạnh, của ông Mục sư “am tường khoa học”. 

   Thực ra, khoa học ngày nay đã biết rõ năng lượng ban đầu từ đâu đến và đã có không thiếu bằng chứng kiểm chứng sự hiểu biết này. [Xin đọc bài Câu Chuyện Big Bang của Trần Chung Ngọc trên Trang Nhà Giao Điểm trước đây]  Trước hết, chúng ta nên hiểu, từ “Tiến Hóa” thường để chỉ sự “tiến hóa sinh học” (biological evolution) của các sinh vật.  Nhưng quá trình hình thành của các hành tinh, ngôi sao, thiên hà và vũ trụ qua thời gian cũng là một dạng tiến hóa, tuy rằng khác với sự tiến hóa sinh học.

   Trong thập niên 1920, một khoa học gia Mỹ, Edwin Hubble đã khám phá ra một điều rất ngoạn mục và quan trọng trong khoa học.  Đó là những ngôi sao và thiên hà ở rất xa trái đất đang càng ngày càng di chuyển ra xa trái đất trên mọi hướng. Vận tốc lùi xa này tỉ lệ thuận với khoảng cách của ngôi sao hay thiên hà đối với trái đất, nghĩa là càng xa bao nhiêu thì càng lùi nhanh bấy nhiêu. [Sự kiện này chứng tỏ ông mục sư đã viết láo khi cho rằng “các thiên thể bị bắn ra xa với tốc độ ánh sáng” từ Big Bang, vì tốc độ của ánh sáng là tốc độ giới hạn của mọi vật chất.] Khám phá này đã được kiểm chứng lại bởi rất nhiều khoa học gia khác và phương pháp đo lường khác sau Hubble.  Khám phá căn bản này chứng tỏ vũ trụ càng ngày càng nở rộng.

   Nếu vũ trụ hiện nay đang nở rộng thì trong quá khứ nó phải nhỏ hơn ngày nay.  Điều này đưa tới sự suy diễn là vật chất và năng  lượng khởi thủy của vũ trụ ngày nay là bắt đầu từ một điểm vô cùng nóng, vô cùng đặc.  Đặc biệt là các phương trình của Einstein cho phép chúng ta đi ngược thời gian thật xa, tới một thời điểm mà tất cả vũ trụ được thu gọn trong một điểm mà danh từ khoa học gọi là "dị điểm" (singularity),.  Vì tất cả vật chất và năng lượng trong vũ trụ không thể gói ghém trong một thể tích càng ngày càng nhỏ đi đến vô cùng tận, nên như tức nước vỡ bờ, tới một độ nào đó dị điểm đó phải nổ bùng ra, và khiến cho vật chất và năng lượng được phân tán tung ra mọi hướng, danh từ khoa học gọi là “tán xạ” (scattering) và ngày nay vẫn còn tiếp tục tán xạ.  Các khoa học gia đã tính được vào thời điểm vào khoảng 0.0001 (một phần mười ngàn) của một giây đồng hồ (10-4 sec.) sau khi dị điểm bùng nổ, nhiệt độ của dị điểm là khoảng 1000000000000 (một ngàn tỷ) độ tuyệt đối (1012 oK), và tỷ trọng của dị điểm là 100000000000000 (một trăm ngàn tỷ) gram (1014 g) cho một phân khối.  Để có một ý niệm về các con số trên,  nhiệt độ ngoài biên của mặt trời chỉ vào khoảng 6000 độ K, và tỷ trọng của nước chỉ là 1 gram cho một phân khối. 

   Một điểm quan trọng trong thuyết Big Bang mà chúng ta cần hiểu là: không phải dị điểm nổ bùng và nở rộng trong một không gian hay vũ trụ có sẵn, thí dụ như pháo bông nổ trên trời, mà là thời gian và không gian được gói ghém trong dị điểm, nghĩa là thời gian và không gian của vũ trụ ngày nay được sinh ra cùng với sự nổ bùng của dị điểm.  Trong khoa học, không có vấn đề “trước Big Bang” và do đó dứt khoát loại bỏ sự hiện hữu của một Thiên Chúa Tự Hữu và Hằng Hữu có khả năng tạo ra Big Bang như một số người nghiện Thiên Chúa ngụy biện, tuy rằng đây không phải là mục đích chứng minh của khoa học.  Từ những con số về tỉ trọng của khối vật chất trong dị điểm, nhiệt độ của dị điểm, và tuổi của vũ trụ, với một sai số nào đó, khoa học đã đi đến đến kết luận là: Nếu vũ trụ sinh ra từ một Big Bang cách đây khoảng 15 tỷ năm [không phải là 30 tỷ năm như ông Mục sư nói] thì trong vùng sâu thẳm của không gian vũ trụ ngày nay phải có một loại bức xạ (radiation) gọi là “bức xạ nền vũ trụ” (cosmic background radiation) và nhiệt độ của bức xạ nền này chỉ khoảng vài độ trên “Không độ tuyệt đối” (Absolute Zero). Bức xạ nền trong vũ trụ đã được Arno Penzias và Robert Wilson dò ra được năm 1965, và nhiệt độ của bức xạ nền này đã đo được đúng như đã tiên đoán và do đó kiểm chứng thuyết Big Bang.  Tuy nhiên, các khoa học gia, qua sự khám phá và đo lường này, cũng không thể kết luận dứt khoát là vũ trụ bắt đầu với một Big Bang, mà còn một mắt xích cuối cùng trong thuyết Big Bang cần phải giải quyết. Mắt xích cuối cùng này là, vì sự hiện diện của các khối vật chất (các thiên hà) trong vũ trụ, bức xạ nền không thể đồng đều khắp nơi trong vũ trụ mà phải có những vân nhỏ (ripples), trong khi bức xạ nền trong vũ trụ mà Arno Penzias và Robert Wilson dò ra được thì vô cùng nhuyễn, đồng nhất như nhau trong chín phương trời mười phương Phật. Mãi tới năm 1992, phi thuyền COBE (COsmic Backgroung Explorer) mới tháo gỡ được cái mắt xích cuối cùng này và đưa đến sự hoàn chỉnh của thuyết Big Bang.  Đó là phi thuyền COBE dò ra được những vân (ripples) trong bức xạ nền của vũ trụ,

   Kết luận là khoa học đã dứt khoát từ chối một Đấng Quyền Năng lớn hơn cả Vũ trụ và đã trả lời được là năng lượng ban đầu từ đâu tới và tới như thế nào, thay vì mù quáng tin vào sự mang tới của một Đấng Quyền Năng mà không hề biết là Đấng Quyền Năng đó như thế nào và đã mang tới như thế nào.  Ki-Tô Giáo cho rằng đấng quyền năng mang năng lượng tới trong sự “sáng tạo từ không” (creation ex-nihilo) nhưng ông mục sư “am tường khoa học” phải biết rằng, theo công thức phổ quát của Einstein, E = mc2, thì năng lượng E liên hệ tới khối lượng m, vậy nếu m = 0 (hư không), thì năng lượng từ đâu mà ra?  từ cái đầu óc trống rỗng của ông mục sư? 

   Ông Mục sư còn viết: Sự vận chuyển trong hệ thống Mặt Trời chính xác đến nỗi không có hành tinh nào bị hút vào khối lượng khổng lồ của Mặt Trời hoặc bay tuột vào khoảng không vũ trụ bao la. Khoa học ngày nay đã giải thích được sự chuyển động của các hành tinh và vệ tinh trong Hệ Thống Mặt Trời mà không cần viện tới bất cứ một thứ quyền năng nào khác ngoài thiên nhiên.  Ngoài ra khoa học còn biết được những sự chuyển động đó không phải là hoàn toàn cố định, chính xác, cho nên không cần phải thay đổi gì. Thực tế là mặt trăng càng ngày càng di chuyển xa khỏi trái đất, và vận tốc quay của trái đất cũng chậm dần, nghĩa là ngày và đêm càng ngày càng dài hơn.  Lẽ dĩ nhiên, ảnh hưởng của những sự thay đổi nhỏ này trong vũ trụ chúng ta không thể thấy rõ suốt trong cuộc đời của chúng ta, nhưng đó đã là những sự kiện khoa học.  Nhưng bậy hơn cả là ông mục sư viết: Kinh Thánh cho biết trong ngày thứ bốn của quá trình tạo hóa Đức Chúa Trời sáng tạo ra Mặt Trời và Mặt Trăng để con người có thể phân biệt ngày và đêm và biết cách xác định thời tiết, ngày, tháng, mùa và năm ( Sáng Thế Ký 6 1:14-19).

   Kinh Thánh cho biết?  Cho ai biết?  Cho ông mục sư biết hay cho tôi biết, và biết như thế nào?  Nhưng có lý do gì để tin rằng cái biết trong Kinh Thánh nhất định phải đúng? Cũng từ những cái biết trong Kinh Thánh mà Bruno bị thiêu sống, Galilei bị giam tại gia cho đến chết, hàng triệu người bị tra tấn, ngục tù và thiêu sống v..v.. Ông mục sư có dám phủ nhận điều này không?  Như trên đã nói, ngày nay không ai có thể mang bất cứ điều gì viết trong Kinh Thánh, coi đó như là chân lý, để có thể thuyết phục người đọc.  Ngày nay, mang những điều viết trong Kinh Thánh ra làm căn bản lý luận, hàm ý đó là những chân lý, không thể sai lầm, đã trở thành những khẳng định lố bịch, ngu si vô trí của hạng người mê tín, không có mấy đầu óc, và đang đi giật lùi trở về thời Trung Cổ.  Nếu Kinh Thánh viết ngu thì sao?  Thật vậy, Kinh Thánh viết quá ngu đi vì cho rằng Đức Chúa Trời sáng tạo ra Mặt Trời và Mặt Trăng trong “ngày” thứ 4, trước khi sáng tạo ra Mặt Trời và Mặt Trăng để biết ngày và đêm, và sau khi có trái đất, nghĩa là trái đất có trước mặt trời, và còn nữa, mặt trời và mặt trăng cùng được tạo ra trong một ngày.

   Khoa học ngày nay đã chứng minh rất chính xác là mặt trời có trước rồi mới tới trái đất và sau cùng là mặt trăng theo một quá trình như sau, một bài học sơ đẳng nữa cho ông mục sư “am tường khoa học”:

   Khi vũ trụ nở rộng từ một Big Bang, lúc đầu gồm hầu hết là những nguyên tử Hydrogen và Helium, theo sự hiểu biết hiện nay trong khoa học, các bụi vật chất tung ra họp lại thành từng đám mây và bắt đầu kết tụ lại và quay trong vũ trụ, bắt đầu cho sự hình thành các thiên hà (galaxies).  Vũ trụ ngày nay có cả tỷ tỷ thiên hà, trong mỗi thiên hà có cả tỷ tỷ ngôi sao.  Trong các thiên hà, thí dụ như giải ngân hà (Milky Way) mà Thái Dương Hệ nằm trong đó, sự thay đổi áp suất làm cho bụi và khí họp thành những đám mây riêng biệt.  Một số những đám mây này, vì trong đó có số khối lượng (mass) và lực thích ứng, nên tự thu nhỏ lại do lực vạn vật hấp dẫn.  Nếu vật chất trong đám mây kết tụ lại đủ mức, các phản ứng hạch tâm bắt đầu xảy ra trong đó và một ngôi sao được hình thành.  Mặt trời là một ngôi sao và cũng được hình thành ở giữa một cái đĩa đang quay tít trong vũ trụ (a flattened spinning disk).  Bụi vũ trụ và khí trong cái đĩa này đụng nhau và họp thành những hạt nhỏ (small grains), và những hạt này họp thành những thiên thể lớn gọi là những hành tinh nhỏ (planetesimals), một vài hành tinh nhỏ này có thể có đường kính khoảng vài trăm cây số.  Sau cùng, các hành tinh nhỏ này kết tụ với nhau thành 9 hành tinh quay xung quanh mặt trời và những vệ tinh của chúng, cùng với mặt trời họp thành Thái Dương Hệ. Trái đất là một trong 9 hành tinh này, nguội dần và vỏ trở thành cứng trong khi những hành tinh ở xa mặt trời hơn vẫn còn ở trong trạng thái khí hay nước đá (ice).  Mặt trăng là một vệ tinh của trái đất, thành hình do sự va chạm của một thiên thạch vào trái đất, các mảnh của thiên thạch văng ra, qua thời gian dần dần kết tụ lại với nhau do lực hấp dẫn (gravitational pull), quay xung quanh trái đất, sau cùng trở thành một vệ tinh của trái đất. [IMP AB Secrets of the Universe, Card # 4: “About 4.6 billion years ago, the Earth was hit by another body.  The colliding body shattered completely under the force of the impact, which also melted part of the Earth’s outer layers.  The debris from the collision then went into orbit around the Earth, where they collected together to form the Moon]. Sau khi thành hình, mặt trăng tiếp tục quay xung quanh trái đất và càng ngày càng xa trái đất.  Các khoa học gia đã tính được là mỗi năm, mặt trăng xa thêm  ra khoảng 1.5 inch, và cách đây 1 tỷ năm, một tuần trăng chỉ dài có 6 giờ rưỡi chứ không phải 29.5 ngày như ngày nay (không phải là 30 ngày như ông mục sư viết). Ảnh hưởng của mặt trăng trên trái đất tạo ra thủy triều, ai cũng biết.  Thủy triều có tác dụng như thắng bớt vận tốc quay của trái đất, do đó ngày và đêm trên trái đất không phải là luôn luôn dài đúng 24 giờ như ngày nay, mà trong một tỷ năm nữa có thể là dài hơn 24 giờ nhiều.

   Như vậy, Kinh Thánh cho ông mục sư biết là đức Chúa Trời của ông ta đã sáng tạo ra mặt trời và mặt trăng như thế nào, nhưng cái biết đó lại khiến cho những người biết thật phải phì cười vì quá ngu xuẩn, vì ông mục sư không biết đức Chúa Trời đã sáng tạo ra như thế nào để có mặt trời và mặt trăng trong một ngày, và trái đất lại có trước mặt trời, tất cả đều trái ngược với những sự kiện bất khả phủ bác trong khoa học.  Như vậy mà ông mục sư dám tự nhận là “am tường Khoa học” trước khi đầu phục Chúa.  Nếu ông thực sự “am tường Khoa học” thì ông không thể nào đầu phục Chúa, nhất lại là Chúa của Tin Lành.  Chúng ta hãy đọc tiếp một đoạn khác của ông mục sư:

   Con người chúng ta chỉ sống giỏi lắm là 80 năm, hiếm người sống tới 100 năm. Chính vì vậy khái niệm vĩnh cửu là gì mà trí óc chúng ta không thể hiểu nổi. Chính vì vậy nếu mê tín dị đoan thì con người chỉ muốn sống phước hạnh hơn ở một đời sau mà thôi. Nhưng Chúa Giê-su phán rằng: "Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đă ban Con Một của Ngài, hầu cho hễ ai tin nhận con ấy sẽ không bị hư mất nhưng được sự sống đời đời." Nếu các nhà khoa học biết về sự vĩnh cửu tương đối của các thiên thể và sự vĩnh cửu tuyệt đối của Đấng Sáng Tạo, thì niềm tin nơi Chúa Giê-su chẳng có gì khó hiểu hay trái nghịch với khoa học. Ngược lại nó sự đem lại niềm hi vọng ý nghĩa và mục đích của cuộc sống

   Tôi không muốn phê bình quá gắt gao, nhưng vì ông Mục sư đã trích dẫn một câu trong Kinh Thánh (John 3:16) một cách có tính cách lạc dẫn, đượm màu mê tín, dị đoan v..v.. nên tôi đành phải nói thẳng những ý nghĩ của tôi về đoạn trên.

   Thứ nhất, không có một lý do hay một cơ sở nào để mà tin là những lời “Chúa phán” ở trên là đúng, vì trong Tân ước chúng ta có thể kiếm thấy nhiều điều Giê-su “phán bậy”.  Đây chỉ là điều bắt nguồn từ sự hoang tưởng của Giê-su giống như Vô Thượng Sư Thanh Hải mà thôi, vì không có bất cứ một bằng chứng nào, từ trước tới nay, chứng minh đó là sự thực và đã được thực hiện.  Mặt khác, trong câu John 3:16 ở trên, chữ “perish”, áp dụng cho người, phải dịch là chết, bỏ mạng chứ không thể dịch là “hư mất”, nghĩa áp dụng cho đồ vật.  Trong cuốn Bước Qua Ngưỡng Cửa Hi Vọng , trang 76, các dịch giả đã dịch câu John 3:16 như sau:  “Thiên Chúa quá thương yêu thế gian đến nỗi ban Con duy nhất của Ngài, để những ai tin vào Người sẽ không bị luận phạt, nhưng được sống đời đời.”   Câu này là dịch theo ý chứ không dịch theo nghĩa của từ “perish”, nhưng rất đúng với ý định của Giê-su.  Thật vậy, điều rõ ràng là Giê-su phán như trên trong tâm cảnh hoang tưởng, tự cho mình là “con một” của Thượng đế trong khi tất cả loài người, theo Ki-tô Giáo, đều là con của Thượng đế.  Giê-su cũng cho rằng con người phải tin ông ta mới có được cuộc sống đời đời, nếu không sẽ bị ông ta luận phạt, đầy đọa xuống hỏa ngục và bị thiêu đốt bởi ngọn lửa không bao giờ tắt và sống với loài sâu bọ vĩnh viễn, như nhiều đoạn khác trong Tân ước đã viết rõ.  Điều này, đối với tôi, phản ánh một tâm địa cực kỳ ngạo mạn huênh hoang, độc ác, bất nhân, tàn nhẫn, thiển cận, ngu dốt, hẹp hòi v..v..  Ai muốn tin vào Giê-su để có cuộc sống đời đời trên thiên đường với ông ta, xin cứ tự nhiên, tôi không ngăn cản. Riêng đối với tôi, dù Giê-su có sống lại đích thân đến mời tôi cũng xin hai chữ “em chạ”.  Tôi xin nhắc để ông Mục sư và những người có cùng niềm tin với ông nhớ rằng, chính Giáo Hoàng John Paul II của Công Giáo với gần tỷ tín đồ, đã phủ nhận sự hiện hữu của thiên đường (nơi những người có đầu mà không có óc hi vọng được một cuộc sống đời đời, lẽ dĩ nhiên sau khi chết), và hỏa ngục (nơi những người yếu bóng vía sợ Giê-su hù dọa đầy đọa xuống đó nếu không chịu tin ông ta.)

   Thứ nhì, theo ý tôi, câu phán trên của Giê-su là một câu ngu xuẩn nhất trong Tân ước.  Tại sao. Tại vì nó hoàn toàn sai sự thực và hoàn toàn vô nghĩa và phi lý.  Vô nghĩa và phi lý ở chỗ là Giê-su mới sinh ra đời cách đây 2000 năm.  Do đó, chỉ có những người sinh sau Giê-su mới có thể biết đến Giê-su và tin Giê-su để không bị luận phạt, hay không bị hư mất, theo Tin Lành,  và sống cuộc sống đời đời với Giê-su, lẽ dĩ nhiên sau khi chết.  Như được viết rõ trong Tân Ước, ngay cả bố mẹ Giê-su là Joseph và Maria, cùng các em trai em gái Giê-su cũng không tin Giê-su là đấng cứu thế, trái lại còn cho là Giê-su đầu óc bất bình thường (out of his mind), cho nên chắc chắn là Giê-su sẽ luận phạt và đày đọa bố mẹ và các em mình xuống hỏa ngục vĩnh viễn.  Dù chúng ta có tin theo thuyết Sáng Tạo trong Thánh Kinh mà ngày nay hầu hết thế giới đã loại bỏ, nghĩa là Thượng đế tạo ra loài người cách đấy 6-7000 năm, thì đã có bao nhiêu người sinh ra trước Giê-su?  Vậy Giê-su sẽ phán xét họ ra sao? dựa vào đâu mà phán xét để cho họ sống cuộc sống đời đời hay luận phạt họ? 

   Thực tế thì loài người đã xuất hiện trên trái đất ít ra là vài trăm ngàn năm, nhiều ra là vài triệu năm, và các khoa học gia đã ước tính từ trước tới nay có khoảng 50 tỷ người đã xuất hiện trên trái đất. Trải qua bao nhiêu thế hệ như vậy, trong đó có các thế hệ của tổ tiên, ông bà Giê-su.  Ai biết đến Giê-su? Ai tin Giê-su?  Vậy tất cả cũng đều bị Giê-su luận phạt hay sao?  Riếng đối với dân Việt Nam thì trước năm 1533, người Việt Nam không ai nghe và biết đến tên Giê-su, hiển nhiên không ai có thể tin Giê-su, vậy tất cả dân tộc Việt Nam trong bao nhiêu ngàn năm trước năm 1533 cũng bị luận phạt hay sao?  Những người Việt Nam tân tòng Ki-tô Giáo như ông mục sư trên và đám Lê Anh Huy, Nguyễn Lê Ân Điển v..v.. có nghĩ đến các điều hoàn toàn vô nghĩa như trên hay không?   Trong Tân Ước có nhiều câu Chúa phán rất ngu, vì bắt nguồn từ một niềm hoang tưởng mình chính là Chúa Cứu Thế và có khả năng phán xét kẻ sống cũng như kẻ chết trong ngày Tận Thế mà ông tin rằng sắp sửa xảy ra, ngay khi một số môn đồ của ông còn sống. Tôi đố ai kiếm được trong Kinh Thánh một câu ngu hơn câu này. Thật là tội nghiệp cho những người đọc Kinh Thánh mà không thấy những sự phi lý trong Kinh Thánh, lại cứ luôn luôn mang những điều phi lý tầm bậy tầm bạ trong Kinh Thánh ra để mà làm căn bản lý luận.

   Nhiều điều phi lý tầm bậy tầm bạ khác trong Kinh Thánh đã được ông mục sư lôi ra để làm căn bản lý luận là cái mà ông ta gọi là “Cách Tính Thời Gian Trong Thánh Kinh” để chứng minh là tuổi của trái đất chỉ trong kho ảng 6000-7000 năm mà thôi.  Tôi xin miễn phê bình đoạn này, chỉ ghi thêm vài nhận định ngắn, xin để cho quý độc giả thưởng thức đoạn sau đây của ông mục sư và cứ tự nhiên cười cho thoải mái:

   Gia phả trong Kinh Thánh được ghi chép [ai ghi chép? Moses?] trong sách Sáng Thế ký chương 5 như sau: "Đây là dòng dõi A-đam. Đức Chúa Trời đă sáng tạo A-đam [vừa mù vừa ngu] giống như hình ảnh Ngài . Ngài tạo ra người nam [đần như ông mục sư] và người nữ. Ngay từ đầu Ngài chúc phước cho họ và đặt tên họ là Người. A-đam được 130 tuổi thì sinh một con trai, đặt tên là Sết. Sau đó ông còn sống 800 năm, sinh ra con trai con gái. Vậy A-đam thọ 930 tuổi. [Tuổi thọ trung bình của con người cách đây mấy ngàn năm chỉ vào khoảng 40, 50 là nhiều. Ông mục sư không đọc Kinh Thánh.  Trong Sáng Thế Ký 6: 3, Đức Chúa Trời đã quyết định là con người chỉ sống được 120 năm (My Spirit will not contend with man forever, for he is mortal, his days will be 120 years)] Sết được 105 năm thì sinh ra Ê-nót.... Ê-nót được 90 tuổi thì sinh ra Cai-nan.... Cai-nan được 70 tuổi thì sinh ra Ma-ha-la-ên v.v...."

   Muốn biết thời gian xảy ra nạn Hồng Thủy chúng ta sẽ cộng tất cả năm sinh đứa con đầu lòng của các thế hệ, cho đến ông Nô-ê sinh ra rồi cộng thêm 600 năm là tuổi của ông Nô-ê khi Nạn Hồng Thủy bắt đầu. [Hồng Thủy là một huyền thoại hoang đường nhất trong những huyền thoại]

Nạn Hồng thủy xảy ra lúc Nô-ê 600 tuổi, tức là 1656 năm tính từ ngày đầu tiên, hoặc khoảng trên dưới 2300 TCN. Nạn Hồng Thủy được tiên tri lần đầu tiên bởi Hê-nót, khi ông sinh con trưởng và đặt tên là Ma-thu-sê-la, có nghĩa rằng “sau nó việc ấy sẽ xảy ra”. Ông sinh ra năm 687 kể từ Ađam, sống 969 năm, chết năm 1656, trong năm xảy ra nạn Hồng Thủy.

   Nạn Hồng Thủy xảy ra vào ngày 17 tháng Hai và kết thúc ngày 1 tháng giêng năm sau. Sau đó Nô-ê còn sống thêm 350 năm nữa tổng cộng ông thọ 950 tuổi.

   Cũng theo cách tính ấy chúng ta tìm đến được năm sinh ông Áp-ra-ham là năm 1950 Isác sinh năm 2050, và Gia-cốp sinh năm 2110 từ ngày Chúa tạo Ađam. Gia-cốp tới Aicập lúc 130 tuổi tức năm 2240.

   Chúng ta biết lịch sử Ai-cập khoảng 4000 năm cho đến ngày hôm nay. Vậy từ Ađam cho đến thời đại chúng ta khoảng 2240+4000 = 6240 năm.

   Xin nhớ năm trong Kinh Thánh được tính theo lịch mặt trăng, (1 năm có 360 ngày) [Ông mục sư không biết tính Lịch Ta: Tháng Ta có tháng 29, có tháng 30 ngày, vì một tuần trăng trung bình là  29.50 ngày.  Con số đúng là 29.53059 ngày cho một tháng Ta.  Do đó một năm theo lịch Ta, tính theo 12 tuần trăng, chỉ có 354 ngày, ít hơn một năm theo lịch Tây là 11 ngày..] Vậy muốn chuyển sang hệ mặt trời (một năm có 365.25 ngày) chúng ta phải nhân thêm 0.9856 (360/365.25=0.9856). Vậy nếu Nạn Hồng Thủy xảy ra năm 1656 theo lịch mặt trăng, đấy là năm 1632 theo lịch mặt trời là lịch chúng ta dùng ngày hôm nay. Từ Ađam đến nay khoảng 6150 năm theo lịch mặt trời.

   Kinh thánh không thể sai trật, [Ai bảo vậy?  Kinh Thánh sai trật rất nhiều, chỉ có người mù chữ mới không nhận ra] nhưng giả sử có chút nhầm lẫn trong cách tính toán cộng trừ của tác giả, lịch sử loài người cũng như tuổi trái đất ước chừng 6000 -7000 năm không phải là quá phi lý.

   Tin tức trên báo chí Mỹ cho biết, các khoa học gia vừa tìm thấy dấu vết chân của loài người và loài vật ở miền Nam Mexico đã sống cách đây khoảng 48000 (48 ngàn) năm.  Và ở Delani National Park trên Alaska, người ta cũng tìm thấy dấu vết của loài khủng long sống cách đây khoảng 70 triệu năm.  Những tảng đá lâu đời nhất trên trái đất là ở miền Tây Bắc Canada, có tuổi khoảng 3.96 tỷ năm, nhưng người ta cũng còn kiếm thấy những tảng đá khác có cùng tuổi ở nhiêu nơi trên thế giới.  Ở miền Tây Úc Đại Lợi, những tinh thể Zirconium lẫn ở trong những tảng đá ít tuổi hơn có tuổi vào khoảng 4.3 tỷ năm.  Con số ước tính ngày nay là 4.54 tỷ năm cho tuổi của trái đất.  Sự sống bắt đầu xuất hiện từ bao giờ, cho tới nay chưa thể xác định chính xác, nhưng có nhiều bằng chứng chứng tỏ rằng có những vi khuẩn sống trên trái đất khoảng 3.5 tỷ năm trước.  Nếu ông mục sư muốn biết làm cách nào để đo tuổi của các sinh vật và trái đất thì xin ông hãy trở lại trường học học thêm, nếu ông có đủ khả năng để được nhận vào một đại học có uy tín ở Mỹ. Còn không cũng có thể đọc thêm sách ngoài cuốn Kinh Thánh ra để biết nhiều hơn về những sự tiến bộ của nhân loại so với những cái “không thể sai trật” trong Kinh Thánh.  Đến đây, tôi nghĩ phần phê bình như vậy cũng tạm đủ để chúng ta thấy rõ đầu óc của những người Tin Lành như ông mục sư thuộc loại nào.

 

Vài Lời Kết.-

   Qua sự phân tích vài đoạn trong bài Tiến Hóa Hay Tạo Hóa? của một tác giả đóng vai trò Mục sư, chúng ta thấy đối thoại với những người Tin Lành Việt Nam thực sự là rất khó khăn phiền phức vì đầu óc của họ đã bị điều kiện hóa đến độ ngoài cuốn Kinh Thánh ra họ không còn biết gì đến thế giới bên ngoài và những tiến bộ của loài người.  Để bảo vệ niềm tin vào thuyết Sáng Tạo trong Kinh Thánh, họ cố gắng vùng vẫy chống thuyết Tiến Hóa, và chỉ thuyết Tiến Hóa mà thôi, trong khi rất nhiều bộ môn khác trong khoa học, cùng với thuyết Tiến Hóa, đã dứt khoát phá đổ thuyết Sáng Tạo trong Kinh Thánh, dù đó không phải là chủ đích của khoa học.

   Điều đáng nói là họ chống thuyết Tiến Hóa trong khi họ không hiểu rõ thuyết Tiến Hóa, hoặc cố tình xuyên tạc, bẻ cong thuyết Tiến Hóa để cho phù hợp với lý luận của họ.  Và điều rõ ràng hơn nữa là họ luôn luôn mang Kinh Thánh ra làm căn bản lý luận, hàm ý mọi điều viết trong Kinh Thánh phải là đúng, trong khi họ không nhìn thấy những mâu thuẫn và sai trật có đầy dẫy trong Kinh Thánh.

   Lập luận sai lầm chính của họ để chống Thuyết Tiến Hóa là cho rằng thuyết này của Darwin không thể giải thích được tất cả những sắc thái của các sinh vật.  Đúng vậy, nhưng Darwin đâu có cần phải giải thích như vậy.  Darwin đưa ra một ý tưởng căn bản và từ đó khoa học có kiểm chứng được hay không là chuyện khác.  Sự kiện là, ngày nay khoa học đã giải thích được những sắc thái của các sinh vật, không những chỉ dựa trên ý tưởng căn bản về sự chọn lọc tự nhiên (natural selection) của Darwin, mà còn dựa trên những quá trình sinh học mà chính Darwin cũng không biết tới vì chưa được khám phá ra và phát triển, thí dụ như sự chuyển giao các gen (gene transfer), ngành khảo cứu về các sinh vật sống chung với nhau (symbiosis), sự xếp đặt lại các nhiễm sắc tố (chromosomal rearrangements), và hoạt động của các gen điều hòa (action of regularor genes) v..v..  Kết quả là, sự phân tích hiện đại về các gen đã cung cấp những bằng chứng minh xác lý thuyết của Darwin là mọi chủng loại sinh vật đều được tiến hóa từ cùng những chủng loại tổ tiên (ancestral species). 

   Sự hiểu biết sai lầm căn bản của họ về thuyết Tiến Hóa là cho rằng thuyết Tiến Hóa chủ trương mọi sự đều do sự ngẫu nhiên hay tình cờ qua thời gian mà hình thành. Cho nên họ đã dùng những con số về xác suất rất nhỏ, có thể coi như là số không, thí dụ như về một cơn gió lốc thổi qua một đống sắt vụn và hợp những mảnh sắt để thành một chiếc máy bay, hay một con khỉ ngồi gõ máy chữ để viết thành quyển sách v..v.., để bác thuyết Tiến Hóa. Thí dụ, chúng ta hãy đọc  Lê Anh Huy trong bài Nguồn Gốc Con Người: Học Thuyết Và Đức Tin:

   “Thuyết Tiến Hóa là một hệ thống tư duy tin rằng chất vô cơ, theo giòng thời gian, có thể ngẫu nhiên kết hợp thành chất hữu cơ và từ đó cũng qua quá trình ngẫu nhiên sự sống được tạo thành.”; “Xác suất tạo thành một cách ngẫu nhiên một protein chứa 100 acid amino thật là nhỏ nhoi.”;  “Xác suất để tạo ra con người bằng các phản ứng hóa học ngẫu nhiên thực sự bằng 0” “đặc tính cơ bản của tiến hóa là ngẫu nhiên”  v..v..

   Lê Anh Huy viết bậy, Darwin không bao giờ nói đến chuyện ngẫu nhiên mà chỉ cho rằng các sinh vật trên trái đất có cùng một nguồn gốc, và Tiến Hóa là sự thay đổi tiệm tiến rất nhỏ của các chủng loại qua những khoảng thời gian rất lâu dài, và theo một quá trình gọi là “Chọn Lọc Tự Nhiên” (Natural Selection).  Darwin cũng không bao giờ cho rằng con người là do sự tiến hóa của con khỉ mà thành mà chỉ nói rằng người và khỉ (3 loại khỉ) đều do sự tiến hóa của những tổ tiên rất xa.  Đã là chọn lọc thì không thể là ngẫu nhiên, bởi vì chọn lọc có nghĩa là lọc lựa trong vô số những điều kiện, rồi chọn những điều kiện thích hợp nhất để sinh tồn.  Trở về nguồn gốc của các sinh vật là các sinh thể ban khai gồm các phân tử hữu cơ (organic molecules).  Các phân tử hữu cơ, được hình thành bởi sự nối các nguyên tố, thí dụ như C, H, O, N, theo đúng những định luật vật lý, hóa học v..v.. chứ không phải ngẫu nhiên, có khuynh hướng tự nhiên kết nối với nhau thành những phân tử lớn hơn theo một cách nào đó và phù hợp với điều kiện thích hợp chứ không phải là theo bất cứ cách nào.  Điều này chứng tỏ là sự tiến hóa của các phân tử sơ khai không phải là ngẫu nhiên hay tình cờ, mà đó là sự đáp ứng với môi trường xung quanh phù hợp với những định luật hóa học.  Nếu cho quá trình này là ngẫu nhiên thì ta phải nói đó là sự tổ hợp (combination) của ngẫu nhiên và các định luật vật lý, hóa học mà chúng ta biết ngày nay, chứ không thể hoàn toàn ngẫu nhiên. Tất cả những sự kiện khoa học này có thể tóm gọn trong một từ của nhà Phật: “Duyên”.  Trong tiếng Việt, từ “Duyên” có nghĩa rất rộng và có vẻ như là một từ đặc thù của Phật Giáo.  Một thuyết căn bản bao trùm vũ trụ của Phật Giáo là thuyết “Duyên sinh” hay “duyên khởi”.  Vạn Pháp đều do duyên mà thành, trụ, hoại, diệt. Đủ duyên thì thành rồi trụ, thiếu duyên đi thì trở thành hoại, và hết duyên thì diệt. Đây là chân lý ngàn đời không thay đổi của nhà Phật. Chân lý này không loại trừ bất cứ cái gì trong vũ trụ, từ thượng đế cho đến con sâu con kiến v..v..., và lẽ dĩ nhiên, rất phù hợp với thuyết Tiến Hóa.

   Ngoài ra, những công cuộc khảo cứu mới nhất về những con bọ (fruit flies), chương trình khảo cứu “evo devo” [evolutionary development biology] trong sinh học về quá trình phát triển tạo ra cơ thể sinh vật và thay đổi chúng qua thời gian [đại học Wisconsin-Madison] đã chứng tỏ rõ ràng là loài người có cùng họ hàng không chỉ với những con khỉ mà còn với những con bọ, con sâu trong quá khứ xa nữa (Analysis of the genes that build our bodies show our clear skinship not just to the apes but all the way back to bugs, worms and beyond); rồi chương trình điện toán Avida về các sinh vật tượng trưng bằng số (digital organisms) ở đại học Michigan, Avida không phải là sự tái tạo tiến hóa trên máy điện toán mà chính là hiện tượng tiến hóa (Avida is not a simulation of evolution; it is an instance of it); và nhiều khám phá mới trong mọi ngành khoa học đã càng ngày càng cho thấy Tiến Hóa không còn là một lý thuyết mà là một sự kiện. Kết luận: Không còn nghi ngờ gì về thuyết Tiến Hóa cũng như không còn nghi ngờ gì về ung thư [There is no doubt about evolution than about cancer].

   Thật vậy, theo nghĩa rộng, Tiến Hóa có nghĩa là những gì mà chúng ta thấy ngày nay thì khác với những gì trong quá khứ.  Các thiên hà, ngôi sao, mặt trời, thái dương hệ, và trái đất đều thay đổi qua thời gian, sự sống trên trái đất cũng vậy.  Đối với loài người, bằng chứng rõ rệt nhất về sự tiến hóa là con người đã trải qua những thời đại đồ đá, đồ đồng, đồ sắt cho đến thời đại kỹ nghệ tân tiến ngày nay.  Con người cũng trải qua những thời đại bán khai, man rợ như được kể trong Kinh Thánh, qua thời kỳ thần quyền thắng công lý của giáo hội Ki-tô trong thời Trung Cổ, đến thời đại dân chủ ngày nay, trong khi Thiên Chúa của Ki Tô Giáo “sáng tạo” ra loài người và cho rằng rất tốt đẹp (very good), nghĩa là không còn gì phải thay đổi nữa.  Sự thay đổi không nằm trong ý định của Thiên Chúa, chuyện Adam ăn trái cấm là một thí dụ điển hình.

   Một điểm cuối, người Ki-tô Giáo cho rằng Thiên Chúa của họ đặc biệt tạo ra loài người, tạo vật yêu thích nhất của Thiên Chúa, và loài người chúng ta phải cám ơn Thiên Chúa vì đã tạo ra chúng ta.  Nhưng nếu họ biết rằng trái đất chỉ là một hạt bụi trong vũ trụ chứa hàng tỷ thiên hà, mỗi thiên hà chứa hàng tỷ ngôi sao như mặt trời, và do đó con người cũng chỉ là một hạt bụi trong một hạt bụi, với tất cả những bất hạnh lúc nào cũng có thể xảy đến với con người, thì có lẽ họ sẽ đánh giá khác hơn về Thiên Chúa của họ.  Nhưng có thật là mục đích chính của Thiên Chúa là “sáng tạo” ra loài người hay không?  Hay là mục đích chính của Thiên Chúa chỉ là tạo ra các sinh vật khác?  Tính ra trong thế giới ngày này có nhiều ngàn tỷ sâu bọ (trillions of insects) trong khi loài người chỉ có hơn 6 tỷ (6 billion), trong đó lại có hơn 4 tỷ không thèm biết đến Thiên Chúa của Ki Tô Giáo là gì?  Rất có thể là hàng ngàn tỷ sâu bọ đó tuyệt đối tin vào đấng sáng tạo của chúng, trong khi con người chỉ là một phó sản ngoài ý muốn của Thiên Chúa, nên đa số không tin Thiên Chúa.  Mặt khác, khoa học đã khám phá ra nhiều hệ thống giống như Thái Dương Hệ, gồm có các hành tinh quay xung quanh một ngôi sao.  Có gì bảo đảm là trong các hành tinh đó không có sự sống, không có các sinh vật thông minh hơn loài người?  Nếu có thì chúng ta có nên hãnh diện vì Thượng đế đã tạo ra một chủng loại thấp kém như chúng ta hay không? 

   Khoa học gia nổi tiếng Steven Weinberg, trong bài thuyết trình nhan đề A Designer Universe?? trong cuộc hội thảo của Hội Phát Tiến Khoa Học Hoa Kỳ ở Washington D.C., đã phát biểu như sau:

   “Từ đầu đến cuối, ý định chính của Thiên Chúa là tạo ra các sâu bọ, và làm ra các định luật vật lý rất tinh tế chính xác (fine-tuned) để cho các sâu bọ tồn tại.  Quý vị có thể hỏi là tại sao Ngài lại muốn tạo ra nhiều sâu bọ như vậy.  Thú thực là tôi không biết.  Nhưng tôi cũng không biết là tại sao Ngài lại muốn tạo ra loài người.”

   Thiên tai, núi lửa, bão lụt, bệnh tật v..v.. không chừa một ai. Chiến tranh triền miên.  Bệnh tật càng ngày càng nhiều, càng khó ngăn chận.  Vậy thì thế giới mà Thiên Chúa tạo ra, trong đó có loài người,  có gì là hay ho tốt đẹp mà chúng ta phải ca ngợi Thiên Chúa khôn ngoan sáng suốt hay thông minh?  Tại sao chúng ta không thể chấp nhận thiên nhiên như nó là như vậy mà cứ phải lý luận quanh quẩn về sự “sáng tạo” không hề có của một Thiên Chúa mà thực ra chỉ có trong đầu óc tưởng tượng của người Do Thái khi xưa?

   Tôi muốn chấm dứt bài này bằng một nhận định về một câu của Lê Anh Huy trong bài Nguồn Gốc Con Người: Học Thuyết Và Đức Tin: “Sự bất toàn của thuyết Tiến Hóa hướng nhân loại về niềm tin cũ: Đó là có vai trò của một đấng thiêng liêng trong việc tạo dựng nên con người.”  Bỏ qua chuyện ông Lê Anh Huy nhập nhằng “nhân loại” với “một số tín đồ Ki-tô không có đầu óc như ông ấy” và niềm tin cũ là niềm tin của những ai, điều hiển nhiên là sự “thiết kế thông minh” của đấng thiêng liêng, trong đó có loài người, lại chứa đầy những sự bất toàn.  Do đó, sự bất toàn của thuyết “thiết kế thông minh” chắc chắn sẽ hướng cả nhân loại, theo luật tiến hóa, về niềm tin vào thuyết Tiến Hóa, vì một lẽ rất giản dị:  “Thuyết Tiến Hóa, tuy chưa giải thích được hết mọi thắc mắc của con người, nhưng đã có hàng núi sự kiện bằng chứng khoa học kiểm chứng, trong khi thuyết “tạo dựng” không được chứng minh bởi bất cứ một sự kiện nào.”  Thật đúng như Einstein đã nói: Tôn giáo mà không có khoa học là mù quáng (Religion without science is blind).  Tin Lành mù hay sáng?  Xin để các độc giả phán xét.

 

Trang khoa học