Tôi Đọc: “Từ Dieu et César đến Thập Giá và Lưỡi gươm”

Của Nguyễn Văn Lục:

Trần Chung Ngọc

http://sachhiem.net/TCN/TCNdt/TCNdt022.php

17 tháng 11, 2008

 

LTS: Để dễ theo dõi bài viết có nhiều chủ thể phát biểu khác nhau, sachhiem.net xin được phép dùng màu để phân biệt như sau:

- Màu xanh thêm nghiêng hay tô màu nền, hoặc đóng khung là những trích đoạn của các tác giả khác.

- chữ màu đen  là nguyên văn trong bài của ông Nguyễn văn Lục.

 

Trước đây tôi đã phê bình ông Nguyễn Văn Lục trong bài “Một Trí Thức Không Biết Ngượng” [http://sachhiem.net/TCN/TCNdt/TCNdt3.php], và bài “Lại Chuyện Bất Đắc Dĩ về
Nguyễn Văn Lục: Một Trí Thức Không Biết Ngượng” [http://sachhiem.net/TCN/TCNdt/ TCNdt1.php], và từ đó đến nay, đã hơn một năm, tôi không còn đọc Nguyễn Văn Lục nữa, tuy đôi khi mấy ông bạn vàng vẫn làm phiền tôi, báo cho tôi biết là Nguyễn Văn Lục viết bài này, bài nọ, trên DCVonline.

Trước đây (xin đọc http://sachhiem.net/TCN/TCNdt/TCNdt3.php) cũng đã có độc giả phê bình ông Nguyễn Văn Lục trên Đàn Chim Việt là:

- Nếu quả thực rằng "Trí thức phải là người biết ngượng", xin mạn phép hỏi tác giả Nguyễn Văn Lục rằng tại sao các "trí thức Công Giáo" không bao giờ tỏ ra rằng họ "biết ngượng" hết ?

- Cá nhân ông có biết ngượng không vậy hả ông Lục ?

- Bài viết nào của ông cũng có tráo trở, không điều này thì cũng điều nọ. Trí thức mà tráo trở nói có thành không, nói không thành có thì là gì nhỉ?

Tôi không trích dẫn mấy câu trên để hạ thấp tư cách của ông Nguyễn Văn Lục đâu. Mà tôi muốn chứng minh tư cách của ông Lục đúng là như vậy trong bài viết này.

Mới đây, có anh bạn khuyên tôi là, “anh phải đọc bài “Từ Dieu et César đến Thập Giá và Lưỡi Gươm” của Nguyễn Văn Lục trên DCVOnline. Tôi nghĩ chắc bài này phải đặc biệt lắm nên anh bạn mới muốn tôi “phải đọc” nên tuy bận tôi cũng bỏ ra chút thì giờ đọc xem trong một năm qua con người và kiến thức của Nguyễn Văn Lục có tiến triển được chút nào chăng. Đọc xong rồi, tôi khám phá ra một điều: Nguyễn Văn Lục quả nhiên vẫn chỉ là Nguyễn Văn Lục, một trí thức Công giáo không biết ngượng, và, nếu biết ngượng thì đó không phải là Nguyễn Văn Lục. Tôi không hiểu tại sao những trí thức Công Giáo như Nguyễn Văn Lục lại không thể lương thiện đi một chút.

Bài “Từ Dieu et César đến Thập Giá và Lưỡi gươm” ông Nguyễn Văn Lục viết để tố khổ Linh Mục Trần Tam Tỉnh, tác giả cuốn “Thập Giá và Lưỡi gươm”, là thiên Cộng, vì:

Toàn bộ cuốn sách là một bản cáo trạng lịch sử giáo hội công giáo với cái nhìn thiên kiến từ khi đạo công giáo có mặt từ thế kỷ 16, qua chế độ thuộc địa, kháng chiến, cuộc di cư, thời ông Diệm và ông Thiệu, cuộc chiến tranh Việt-Mỹ sau đó là thời kỳ sau 1975 - (NVL).

Cái kém của những người như Nguyễn Văn Lục là thiếu trình độ trí thức, vì phê bình một cuốn sách hay một bài viết mà cứ phải gài vào đó những cái mũ như “ thiên Cộng” hay “quốc doanh”, thí dụ như: “lập trường thiên cộng sản của tác giả”, “Người dịch là Vương Đình Bích, một trong 4 linh mục thuộc loại quốc doanh thứ thiệt.” làm như những bài, hay sách, hay bản dịch của những tác giả này tất nhiên là vô giá trị. Tôi đã từng viết nhiều lần là: “Ngày nay mà người nào còn lên án người khác là cộng sản hay thiên cộng thì chỉ tự chứng tỏ là mình ngu xuẩn và thiếu học vấn (stupid and uneducated).” Thật vậy.

Về phương diện trí thức, khi phê bình, người ta chỉ phê bình đúng hay sai với lý luận, với những tài liệu khả tín để phản bác v..v.. chứ không thể chụp lên đầu người khác bất cứ một cái mũ nào. Nếu tác giả viết đúng thì bất kể tác giả là ai, là Quốc gia hay Cộng sản, Vô Thần, Công giáo, Phật Giáo v…v.. cũng không phải là vấn đề. Đây là cái “norm” của nghệ thuật phê bình trí thức. Nhưng ông Lục không biết đến nghệ thuật phê bình trí thức này, mà cứ tưởng rằng chụp mũ như vậy là có thể làm giảm giá trị tác phẩm hay cá nhân của người mà ông ta phê bình. Cho nên ông Lục viết khơi khơi như trong câu trên mà không đưa ra bất cứ một sự chứng minh nào. Đúng, cuốn “Thập Giá và Lưỡi gươm”“một bản cáo trạng lịch sử giáo hội công giáo Việt Nam” nhưng vấn đề là cáo trạng đó đúng hay sai. Nhưng thực ra đó không phải là bản cáo trạng mà chỉ là những sự thực lịch sử về Giáo hội Công giáo Việt Nam mà tác giả Trần Tam Tỉnh, nhân danh là một Linh mục Công giáo, đã can đảm viết ra sự thực. Và viết ra những sự thực về Công giáo không phải là hiếm hoi gì trong thế giới Tây phương, nếu chúng ta đã đọc các Linh Mục Joseph McCabe, Emmett McLoughlin, James Kavanaugh, Charles Chiniqui v..v.., và Việt Nam thì có Charlie Nguyễn, Phạm Hữu Tạo, Bác Sĩ Nguyễn Văn Thọ v..v…

Ông Lục cho rằng LM Trần Tam Tỉnh đã nhìn đạo Công giáo với cái nhìn thiên kiến, nhưng ông không đưa ra bất cứ tài liệu nào để chứng mình là LM Tỉnh đã viết sai với lịch sử ở chỗ nào. Do đó, sự lên án vu vơ của ông Lục như vậy hoàn toàn vô giá trị và chỉ chứng tỏ tư cách và kiến thức kém cỏi của chính mình mà thôi.

Với những tài liệu hiện hữu về Giáo hội Công giáo Việt Nam, đọc cuốn “Thập Giá và Lưỡi gươm” của Linh Mục Trần Tam Tỉnh chúng ta thấy ông ta viết không sai với những sự kiện lịch sử, và thật ra còn rất nhẹ tay và còn thiếu sót nhiều về lịch sử Công giáo ở Việt Nam, chứ chẳng phải là viết với thiên kiến. Trong bài “Từ Dieu et César đến Thập Giá và Lưỡi gươm”, ông Nguyễn Văn Lục thú nhận là :

Trong bài viết “Nhìn lại cuộc di cư 1954-1955”, đăng trên DCVOnline.net tôi có nhắc đến cuốn sách Dieu et César, dịch ra tiếng Việt là Thập Giá Và Lưỡi gươm của linh mục Trần Tam Tỉnh… Trong đó, bạn đọc “Hãy công bằng” xem ra biết rõ tôi và đã phản bác ý kiến của tôi lên án linh mục Trần Tam Tỉnh là “kẻ dẫn đường cho cộng sản”.

Tôi không đọc bài “Nhìn lại cuộc di cư 1954-1955” của ông Lục, nhưng nếu trong đó mà ông Lục lên án Linh mục Trần Tam Tỉnh là “kẻ dẫn đường cho cộng sản” thì đúng là ông lên án bậy.

Vì Linh mục Trần Tam Tỉnh viết cuốn Dieu et César năm 1975 ở Rô-ma, và xuất bản cuốn đó năm 1978 ở Pháp [Trần Tam Tỉnh, Dieu et César: Les Catholiques dans L'Histoire du Vietnam, Sudestasie, Paris, France, 1978 (Bản tiếng Việt: Thập Giá và Lưỡi Gươm, nxb Trẻ)]. Nội dung cuốn sách là viết về Những Người Công Giáo Trong Lịch Sử Việt Nam, vậy dẫn đường cho Cộng sản đi đâu, đi đến Điện Biên Phủ hay đến ngày 30/4/1975? Nếu ông Lục không đồng ý với nội dung của cuốn Thập Giá và Lưỡi Gươm thì cứ đưa ra những lý luận để phản bác những quan điểm của LM Tỉnh, điều mà ông Lục không có khả năng, chứ không thể lên án LM Tỉnh tầm bậy như vậy.

Đọc bài “Từ Dieu et César đến Thập Giá và Lưỡi gươm” của ông Lục chúng ta thấy nhiều chỗ ông ta viết rất ngớ ngẩn và đầy thiên kiến, chứng tỏ trình độ hiểu biết rất thấp kém của mình. Nhưng dù sao ông ta cũng thành công vì được vài lâu la Công giáo ngu ngơ cuồng tín nghiện đạo của ông ta, chưa từng đọc cuốn sách của LM Trần Tam Tỉnh, như họ tự nhận, chỉ đọc bài của ông Nguyễn Văn Lục đã lên tiếng nguyền rủa, tố khổ LM Trần Tam Tỉnh một cách rất hạ cấp, thí dụ như :

- Trần Tam Tỉnh là hiện thân của một con quỷ Sa-tan đội lốt linh mục công giáo nhằm tiếp tay cho cộng sản tiêu diệt người công giáo Việt Nam…. Này Sa-tan Trần Tam Tỉnh, máu của rất nhiều người vô tội đã đổ, mà chính ngươi là kẻ tiếp tay cổ động cho những kẻ giết người. Ông hãy trả mạng sống lại cho những kẻ chết oan khuất kia hỡi Sa-tan Trần Tam Tĩnh. Sa-tan Trần Tam Tĩnh ngươi có nghe không? [Người này có đầu óc của một con bò Tây Ban Nha]

- “Chúa Ki tô đã đi vào Nam”. “Đức Mẹ đã rời bỏ Bắc Việt”.

Tôi cũng là người theo đạo CÔNG GIÁO … Từ nhỏ tới lớn tôi cũng chưa hề nghe chuyện vào Nam vì những lời ngớ ngẩn bên trên do tên Trần Tam Tĩnh bào chữa cho VIỆT CỘNG.. Nên hắn phải bịa đặt những lý do trên để bợ đỡ bọn VC, với tôi hắn chẳng phải là linh mục mà là một tên vô liêm sỉ !

[Đúng là một con chiên Công giáo, chắc chắn là tên này chưa đọc cuốn sách của LM Trần Tam Tỉnh, mà có đọc chắc cũng không hiểu gì]

Đó là sự thành công vĩ đại của ông Nguyễn Văn Lục.

Bây giờ chúng ta hãy đọc vài đoạn văn trong bài của ông Nguyễn Văn Lục để thấy rõ mánh mưu thủ đoạn của ông ta trong mục đích phê bình tầm bậy cuốn sách của LM Trần Tam Tỉnh, người mà về sở học cũng như về hiểu biết ông Lục không thể bén gót. Ông Lục viết:

Bản chính đã được Vương Đình Bích dịch sát, đầy đủ, không thêm bớt, không cắt xén. Có thể nói, dịch trung thực, tôn trọng ý của tác giả, chỉ trừ nhan đề cuốn sách có khác như đã trình bày ở trên. Người dịch là Vương Đình Bích, một trong 4 linh mục thuộc loại quốc doanh thứ thiệt.

Cho nên, không phải vô tình mà ông Vương Đình Bích chọn dịch cuốn sách của Trần Tam Tỉnh. Người viết sách và người dịch sách có cùng một chủ đích, một mẫu số chung: gián tiếp suy tôn chế độ hay đánh bóng chế độ.

Nếu cuốn Dieu et César của LM Trần Tam Tỉnh đã được LM Vương Đình Bích dịch sát, đầy đủ, không thêm bớt, không cắt xén, thì chúng ta phải khen sở học và sự lương thiện trí thức của ông ta. Chuyện ông ta là linh mục quốc doanh hay quốc gia không liên can gì đến khả năng dịch của LM Vương Đình Bích. Ông Lục chụp mũ tác giả và dịch giả là có cùng một chủ đích: : gián tiếp suy tôn chế độ hay đánh bóng chế độ. Nhưng ông Lục lại không chứng minh là trong cuốn sách của LM Trần Tam Tỉnh có những chỗ nào là suy tôn chế độ hay đánh bóng chế độ. Ông Lục chỉ đưa ra vài nhận xét theo sự hoang tưởng hết sức sai lầm về lịch sử của mình để từ đó bài bác tác phẩm của LM Trần Tam Tỉnh. Chứng minh?

Trong toàn bài, ông Nguyễn Văn Lục chỉ đưa ra ba luận điểm để bài bác cuốn Thập Giá Và Lưỡi Gươm của LM Trần Tam Tỉnh. Chúng ta hãy xem màn tố khổ thứ nhất của ông Lục:

1. Về tài liệu dùng để viết cuốn sách

Ông Lục viết: “Trước khi đánh giá cuốn sách, tôi đánh giá tài liệu mà tác giả dùng để viết.”

Rồi ông Lục liệt kê một số tài liệu của Phan Phát Huồn, Cao Văn Luận, Đoàn Độc Thư, Nguyễn Ngọc Lan, Lý Chánh Trung và một số báo chí trong Nam và ngoài Bắc và cho rằng: “tài liệu phần lớn thiên tả hay thiên cộng”.

Nhưng câu kết luận của ông Lục Có thể đây là phần tài liệu chính thức ông dựa vào để viết cuốn sách”; “Tài liệu tham khảo như thế làm tôi thất vọng không ít.” đã quật ngược lại mánh mưu của ông Lục. Vì hai chữ “Có thể” có nghĩa là không chắc chắn, và vì ông Lục không hề chứng minh để vấn đề được rõ ràng, điều này chứng tỏ là ông Lục chỉ “đoán mò”, và dựa vào sự “đoán mò” này để mà bài bác LM Trần Tam Tỉnh thì thực chất chỉ là chuyện “ruồi nhặng vo ve”. Thủ đoạn quen thuộc này của ông Lục là dựng lên một người rơm rồi tự tay mình quật ngã người rơm đó xuống. Thực ra thì ông Lục không biết LM Trần Tam Tỉnh đã dùng những tài liệu nào, vì những chi tiết về Công Giáo Việt Nam mà LM Tỉnh viết là những tài liệu lịch sử đã thành văn và có đầy trong thế giới Tây phương, nhưng vì không biết nên ông Lục chụp mũ vu vơ qua câu: tài liệu phần lớn thiên tả hay thiên cộng” mà không trích dẫn bất cứ chỗ nào lấy từ tài liệu thân Cộng nào. Đây là một câu quy kết vô trách nhiệm, chỉ chứng tỏ sự thiếu hiểu biết của mình về các tài liệu lịch sử. Thật vậy, có vài đoạn ông Lục trích dẫn từ cuốn Thập Giá và Lưỡi Gươm để bài bác thì lại chứng tỏ là sự hiểu biết của ông Lục về vấn đề rất nghèo nàn và xảo trá xuyên tạc, chụp mũ một cách khá ấu trĩ. Bây giờ chúng ta hãy bước sang màn tố khổ thứ hai của ông Lục:

2. Dẫn chứng lời nói đầu của tác giả chứng tỏ tác giả là người bài bác công giáo một cách thiên lệch

Từ đầu sách đến cuối sách, tác giả viết như một thứ cán bộ tuyên truyền và thiên lệch. Xin đọc:

[Vì bàn dịch chính xác và trung thực nên tôi bỏ phần tiếng Pháp]

“Chuông của một số chùa trang trọng ngân vang, hòa tiếng với những lời reo vui của một bộ phận dân chúng. Nhưng chuông các nhà thờ thì im lặng. Từ bốn tháng nay, phần đông, người công giáo miền Nam sống trong sự lo âu sợ hãi. Bước tiến như vũ bão của quân đội cách mạng càng tăng thêm những đồn đoán về một cuộc “tắm máu”, lời đồn đoán được nuôi đưỡng ngày này qua ngày khác bởi các luận điệu tuyên truyền rùm beng, ở quốc nội cũng như ở nước ngoài”.

Xin đọc tiếp trong lời mở đầu:

Chiến thắng của Mặt trận giải phóng và công cuộc giải phóng miền Nam Việt nam khỏi sự thống trị của Mỹ, phải chăng đánh dấu sự chấm dứt tự do tôn giáo đối với cách suy nghĩ của phần đông người công giáo?

Đoán biết trước sự thất bại hầu như chắc chắn của quân đội Nam Việt, những người đã làm giàu nhờ chiến tranh đều bỏ chạy, mang theo hàng triệu đô la chiếm được nhờ tham nhũng và những phương thế bất chính. Bị lôi cuốn vào làn sóng di tản đó, nhiều người công giáo đã lên những chiếc thuyền mỏng manh, hy vọng khi ra khơi thì được gặp tầu của Mỹ vớt họ và chở họ tới các nước có đạo, để họ bảo vệ được đức tin. Cơn hoảng hốt đó là hậu quả của những tiếng đồn ”cộng sản sẽ giết hết người công giáo gốc di cư 1954 “hoặc” trong các vùng giải phóng, nhiều linh mục đã bị tàn sát, các nữ tu bị hãm hiếp, các nhà thờ bị triệt hạ”.

Phê bình 2 đoạn trên ông Nguyễn Văn Lục viết:

Vài nhận xét: Người đọc nhận ra tác giả có một ám ảnh đen tối, tiêu cực về người công giáo. Sự việc gì cũng lôi công giáo vào như thể là yếu tố chính, nguyên do của mọi biến động. Lối viết mơ hồ giả tưởng, chỉ dựa trên những tin đồn, dựa trên những câu truyện ngoài đường phố, ác ý đến xuyên tạc.

Đọc tác giả thấy rõ tâm địa, thấy rõ tác giả muốn ám chỉ, muốn bôi nhọ.

Hàng triệu người còn ở lại có thể làm chứng cho biết tiếng chuông chùa nào, ở đâu ngân vang hòa điệu “trang trọng ngân vang”, hòa với lời reo vui? Ai reo vui, reo vui lúc nào? ở đâu? Nào phải chỉ riêng người công giáo “sống trong sự lo âu sợ hãi”? Cả miền Nam sợ hãi cộng sản. Không phân biệt tôn giáo, giàu nghèo, địa vị xã hội. Có hơn trăm ngàn người bỏ ra đi vào lúc đầu, nào phải chỉ người công giáo? Và chỉ có những người ôm hàng triệu đô là do tham nhũng. Ai? Có bao nhiêu người? Tại sao vơ đũa cả nắm như vậy?

Ông Nguyễn Văn Lục quên rằng tên cuốn sách của LM Trần Tam Tỉnh là: Dieu et César: Les Catholiques dans L'Histoire du Vietnam, có nghĩa là: “Thiên Chúa và César: Người Công Giáo Trong Lịch Sử Việt Nam”, vậy tác giả không viết về Công giáo thì viết về cái gì? Tôi dám chắc là ông Nguyễn Văn Lục không hiểu tại sao LM Trần Tam Tĩnh lại chọn đầu đề của cuốn sách là “Dieu et César” và chắc là LM Vương Đình Bích đã hiểu nên dịch thoát là “Thập Giá và Lưỡi Gươm”. Xin tặng ông Lục một đoạn bằng tiếng Anh để ông hiểu rõ hơn bản chất của Công giáo và hiểu tại sao LM Trần Tam Tỉnh đã chọn tên cho cuốn sách như vậy:

[Catholicism seeks to unite the realms of God and Caesar, and did so during dark ages. The concepts of Crusade, monotheism, missionary zeal, Christian passion, teleological and apocalyptic views distinguish it from other major world religions]

Những người Công giáo như Nguyễn Văn Lục không muốn cho ai biết những sự thực về Công giáo, nhất là Công giáo Việt Nam, vì Công giáo không sợ bất cứ cái gì khác mà chỉ sợ sự thật. Nhưng thực ra có phải là LM Trần Tam Tỉnh viết chỉ dựa trên những tin đồn hay không? Nếu ông Lục chịu khó đọc sách và những tài liệu, kể cả của Mỹ, sau 1975 thì ông sẽ thấy rằng LM Tỉnh không viết gì ngoài sự thật. LM Tỉnh mô tả một khung cảnh tổng quát mà ông Lục khi trích dẫn đã cắt đi đoạn đầu. Nguyên văn đoạn đầu đó như sau trong “Phần Dẫn Nhập”:

Ngày 30 tháng 4 năm 1975 lúc gần trưa, tiếng súng đã im, lần đầu tiên từ ba mươi năm nay, trên toàn cõi đất nước Việt Nam. Từ bốn phía, lực lượng cách mạng tiến hướng về trung tâm Saigon trước những cặp mắt kinh hoàng của người này, hay giữa những tràng pháo tay hoan hô của những người khác. Chuông của một số Chùa trang trọng ngân vang, hòa tiếng với những lời reo vui của một bộ phận dân chúng. Nhưng chuông Nhà thờ thì im lặng…

Đây là một hình ảnh trung thực của người dân Saigon và ngoại ô Saigon khi đoàn quân Bắc Việt tiến vào Saigon. Nếu ông Lục đọc một số sách về đề tài “Lịch sử cuộc chiến qua hình ảnh” của Mỹ thì ông sẽ thấy có những hình ảnh người dân ngơ ngác và cũng có những hình ảnh về người dân, kể cả các em học sinh cầm cờ đỏ sao vàng, mặt mũi vui tươi, đón đoàn quân Bắc Việt. Vậy thì LM Tỉnh viết đâu có sai. Mặt khác, LM Tỉnh đã đưa ra một hình ảnh lịch sử đối chiếu qua tiếng chuông của một số Chùa ngân vang, và sự im lặng của tiếng chuông nhà thờ, hàm ý: Phật Giáo luôn luôn đồng hành với dân tộc, tham gia kháng chiến chống ngoại xâm, trong khi người Công giáo từ ngày đầu đến ngày cuối, luôn luôn liên kết với các lực lượng ngoại quốc hay nội địa chống lại tổ quốc. Người Công giáo sợ hãi là phải vì họ được nhồi sọ để chống Cộng cho Chúa của họ, và trước viễn tượng chiến thắng của Cộng sản kèm theo với những lời tuyên truyền về một cuộc tắm máu trả thù của người CS, làm sao mà họ không lo âu sợ hãi. Vào tháng 4, 1975, những lời đồn đãi như CS sẽ lột móng tay những người đánh móng tay, cạo trọc những kẻ để tóc dài, và bắt những người chiêu hồi hay dân di cư năm 1954 đi bộ về Bắc v..v.. đã lan tràn ở miền Nam, điều này ai mà không biết. Nhưng tất cả những hình ảnh khủng khiếp mà bộ máy tuyên truyền của Mỹ và Nam Việt Nam đưa ra đã không xẩy ra. Cũng như vào năm 1954 ở ngoài Bắc, người ta đã đưa ra những lời đe dọa như vậy và còn hơn nữa, điển hình là chuyện bịa đặt của tên Bác sĩ Công giáo Tom Dooley, con cưng của Hồng Y Spellman, để lừa dối dư luận thế giới và khủng bố tinh thần những người muốn ở lại ngoài Bắc.

Ông Lục đặt một câu hỏi ngớ ngẩn như sau: Hàng triệu người còn ở lại có thể làm chứng cho biết tiếng chuông chùa nào, ở đâu ngân vang hòa điệu “trang trọng ngân vang”, hòa với lời reo vui? Ai reo vui, reo vui lúc nào? ở đâu? thì chỉ có Chúa của ông mới trả lời được, vì Chúa của ông là bậc toàn trí mà. Ông Lục còn viết bậy: Cả miền Nam sợ hãi cộng sản. Nếu cả miền Nam sợ hãi cộng sản thì làm gì có Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, làm gì có đường hầm Củ Chi, làm gì có Tết Mậu Thân v..v… Chỉ có những người Công giáo chống Cộng chết bỏ cho Chúa hay những người đã từng hợp tác với Mỹ hay nằm trong chính quyền Miền Nam mới sợ CS chứ còn thường dân, nhất là dân vùng quê, hàng ngày họ giúp che dấu CS thì việc gì phải sợ CS?

Ông Nguyễn Văn Lục đưa ra một kết luận vu vơ như sau:

Toàn bộ cuốn sách là một bản cáo trạng lịch sử giáo hội công giáo với cái nhìn thiên kiến từ khi đạo công giáo có mặt từ thế kỷ 16, qua chế độ thuộc địa, kháng chiến, cuộc di cư, thời ông Diệm và ông Thiệu, cuộc chiến tranh Việt-Mỹ sau đó là thời kỳ sau 1975.

Cách viết ấy, giọng văn ấy, cách trích dẫn thiếu dẫn chứng cứ miên man như thế, từ đầu đến cuối cuốn sách. Những hiểu biết hạn hẹp, một chiều, bài bản thuộc loại kiến thức ngoài phố gom góp do những tin đồn phải chăng là những chứng liệu lịch sử? Lịch sử đạo công giáo nhìn từ quan điểm của một Puginier đã đủ cho một bản cáo trạng công giáo cấu kết với thực dân Pháp? Những chiêu bài chính trị Mỹ-Diệm về cuộc chiến tranh tác giả dựa vào đâu? Bên kia là chiến tranh giải phóng dân tộc, bên này là chiến tranh thực dân đế quốc? Nói như thế thì dễ dàng quá, con nít cũng nói được. Hay là chỉ còn biết dựa vào những tuyên truyền của Hà Nội?

Tại sao ông Nguyễn Văn Lục không đưa ra những đoạn văn nào trong cuốn Thập Giá Và Lưỡi Gươm mà ông cho rằng chỉ là Những hiểu biết hạn hẹp, một chiều, bài bản thuộc loại kiến thức ngoài phố gom góp do những tin đồn phải chăng là những chứng liệu lịch sử? Nhưng sự thực thì có phải những hiểu biết của LM Trần Tam Tỉnh là hạn hẹp, một chiều hay chính những hiểu biết của ông Nguyễn Văn Lục mới chính là hạn hẹp, một chiều. Phần phân tích ở sau sẽ cho chúng ta câu giải đáp. Ở đây, trước hết, tôi muốn khai sáng cho ông Lục về vài điểm ông đặt ra như là nghi vấn hoặc không đúng.

- Lịch sử đạo công giáo nhìn từ quan điểm của một Puginier đã đủ cho một bản cáo trạng công giáo cấu kết với thực dân Pháp? Công giáo cấu kết với thực dân Pháp từ ngày đầu cho đến ngày cuối nay đã là một sự kiện lịch sử không ai có thể chối cãi, và không phải chỉ có quan điểm của Puginier mà còn có nhiều quan điểm khác của các học giả ngày nay nghiên cứu về lịch sử Việt Nam. Tôi có thể giới thiệu với ông Lục vài cuốn sách sau đây để ông đọc và biết Giáo hội Công giáo Việt Nam có cấu kết với thực dân Pháp hay không: “L'Empire Vietnamien Face à la France et à la Chine" của Yoshiharu Tsuboi ; “Les Missions Étrangères et la Pénétration Francaise au Viet-Nam” của Nicole-Dominique Lê; “Annam-Tonkin 1885-1896” của Charles Fourniaux; “La Place du Catholicisme dans les Relations Entre la France et le Vietnam, de 1851 à 1870” của nhà trí thức Công giáo Étienne Võ Đức Hạnh; “French Catholic Missionaries and the Politics of Imperialism in Vietnam, 1857-1914” của Patrick J. N. Tuck; và nhất là cuốn “The Vietnam Response to French Intervention, 1862-1874” của Mark W. McLeod. Ông cứ can đảm mà đọc đi, đọc sách không bị Chúa vật chết đâu mà sợ. Nhiều đoạn trích dẫn từ những cuốn sách này có trong http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/CGchinhsu/CGCS8.php

- Bên kia là chiến tranh giải phóng dân tộc, bên này là chiến tranh thực dân đế quốc? Nói như thế thì dễ dàng quá, con nít cũng nói được.

Nếu con nít mà nói được như vậy thì con nít hiển nhiên là hiểu biết hơn ông Nguyễn Văn Lục nhiều. Chứng minh?

Hỏi ông Lục một câu: Vậy thì cuộc kháng chiến chống Pháp toan tính trở lại đặt nền đô hộ trên đất nước Việt Nam có phải là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc không? Pháp có phải là thực dân không? Lẽ dĩ nhiên ông Lục không công nhận như vậy vì Pháp là quan thầy của Công giáo Việt Nam [Giám mục Nguyễn Bá Tòng đã ngỏ lời trước Toàn Quyền Decoux là “con dân Việt Nam "(sic) rất biết ơn nước Pháp]. Còn Mỹ có phải là đế quốc không? Mời ông Lục đọc một đoạn của Mục Sư Tin Lành Robert McAfee Brown, Giáo sư Tôn Giáo Học tại đại học Stanford, viết trong cuốn Việt Nam: Sự Khủng Khoảng của Lương Tri (Vietnam: Crisis of Conscience, Association Press, N.Y., 1967), trang 24:

Trật tự thế giới ngày nay rất lợi lộc cho những nhà tư bản Mỹ, những người ngồi trên chóp của đống lợi nhuận. Ngoại viện của Mỹ cho những nước kém mở mang được coi như là một chủ nghĩa đế quốc mới; không phải là đế quốc quân sự mà là đế quốc đô-la. Đế quốc đô-la không hiển nhiên như đế quốc thực dân; nó không toan tính thiết lập một văn phòng chính trị thực dân. Nó mua chuộc những chính trị gia bản xứ sẵn sàng bán linh hồn và xen vào nội bộ của quốc gia qua những phương pháp kinh tế chứ không phải là chính trị. Nó cũng có hiệu lực như là thực dân quân sự nhưng khó mà có thể lột mặt nạ của nó ra.

(The present world order is very profitable for capitalists in the United States, who are sitting on top of the heap. The foreign aid given by the United States to underdeveloped nations is regarded as a new kind of imperialism: not military but dollar imperialism; it does not attempt to set up a colonial political office. Instead, it buys out willing native politicians and interferes in the country through economic rather than political methods. It is just as effective as colonial imperialism, though harder to unmask.)

Có lẽ không có gì rõ ràng hơn là đoạn sau đây của Daniel Ellsberg trong cuốn Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon Papers, Viking, 2002, p.255:

Không làm gì có chiến tranh Đông Dương thứ nhất và thứ nhì, chỉ có một cuộc xung đột nối tiếp trong một phần tư thế kỷ..

Dùng ngôn từ thực tế, đứng về một phía (Mỹ), ngay từ đầu nó đã là một cuộc chiến của Mỹ: mới đầu là Pháp-Mỹ, sau đến toàn là Mỹ. Trong cả hai trường hợp, nó là một cuộc đấu tranh của người Việt Nam – không phải là tất cả người Việt Nam nhưng cũng đủ để duy trì cuộc đấu tranh – chống chính sách của Mỹ và những kinh viện, ủy nhiệm, kỹ thuật gia, hỏa lực, và cuối cùng, quân đội và phi công, của Mỹ.

Bảo rằng chúng ta “xía vào” cái gọi là “đích thực là một cuộc nội chiến”, như hầu hết các tác giả Mỹ, và ngay cả những người có khuynh hướng tự do chỉ trích cuộc chiến cho rằng như vậy cho đến ngày nay, đơn giản chỉ là che dấu một sự thực đau lòng hơn, và cũng chỉ là một huyền thoại như là luận điệu chính thức về một “cuộc xâm lăng từ miền Bắc”.

Theo tinh thần Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và theo những lý tưởng mà chúng ta công khai thừa nhận, đó là một cuộc ngoại xâm, sự xâm lăng của Mỹ.

[There had been no First and Second Indochina Wars, just one continuous conflict for almost a quarter of century.

In practical terms, on one side, it had been an American war almost from its beginning: at first French-American, eventually wholly American. In both cases it was a struggle of Vietnamese – not all of them but enough to persist – against American policy and American financing, proxies, technicians, firepower, and finally, troops and pilots…

To say that we had “interfered” in what is “really a civil war”, as most American writers and even liberal critics of the war do to this day, simply screened a more painful reality and was as much a myth as the earlier official one of “agression from the North”. In terms of the UN Charter and our own avowed ideals, it was a war of foreign agression, American aggression.]

Ellsberg là viên chức trong chính quyền Mỹ, đã từng đọc được những tài liệu mật nhất của Mỹ và biết rõ nhất về thực chất cuộc chiến ở Việt Nam. Chính ông là người đã tiết lộ Tài Liệu Ngũ Giác Đài. Và ông viết đoạn trên năm 2002 chứ không phải là trong thời kỳ “phản chiến” sôi nổi trên đất Mỹ. Nếu chúng ta đã đọc một số những sách viết về cuộc chiến Việt Nam, viết sau 1975, của các học giả và cựu quân nhân Mỹ, thì chúng ta sẽ thấy rằng đa số đồng ý với Daniel Ellsberg về điểm này.

Có lẽ chúng ta cũng nên biết thêm một tài liệu khác về bản chất của cuộc chiến ở Việt Nam cách đây trên 30 năm. Trong cuốn Chiến Tranh Việt Nam Và Văn Hóa Mỹ (The Vietnam War and American Culture, Columbia University Press, New York, 1991), Giáo sư John Carlos Rowe và Rick Berg viết, trang 28-29:

Cho tới năm 1982 – sau nhiều năm tuyên truyền liên tục mà hầu như không có tiếng nói chống đối nào được phép đến với đại chúng – trên 70% dân chúng vẫn coi cuộc chiến (ở Việt Nam) “căn bản là sai lầm và phi đạo đức”, chứ không chỉ là “một lỗi lầm.”

Tưởng cũng nên nhớ lại vài sự kiện. Mỹ đã dính sâu vào nỗ lực của Pháp để tái chiếm thuộc địa cũ của họ, biết rằng kẻ thù là phong trào quốc gia của Việt Nam. Khi Pháp rút lui, Mỹ lập tức hiến thân vào việc phá hoại Hiệp Định Genève năm 1954, dựng lên ở miền Nam một chế độ khủng bố [chế độ Ngô Đình Diệm], cho đến năm 1961, giết có lẽ khoảng 70000 “Việt Cộng”, gây nên phong trào kháng chiến mà từ 1959 được sự ủng hộ của nửa miền Bắc tạm thời chia đôi bởi Hiệp Định Genève mà Mỹ phá ngầm.

Mỹ chưa bao giờ coi những tay sai mình dựng lên là có chủ quyền, và thật ra Mỹ thường thay đổi những chính phủ này khi họ không có đủ thích thú trước sự tấn công của Mỹ hay tìm kiếm một sự dàn xếp trung lập được mọi phía ủng hộ nhưng bị coi là nguy hiểm cho những kẻ xâm lăng, vì như vậy là phá ngầm căn bản cuộc chiến của Mỹ chống Nam Việt Nam. Nói ngắn gọn, Mỹ xâm lăng Nam Việt Nam, ở đó Mỹ đã tiến tới việc làm ngơ tội ác xâm lăng với nhiều tội ác khủng khiếp chống nhân lọại trên khắp Đông Dương.

(As late as 1982 – after years of unremitting propaganda with virtually no dissenting voice permitted expression to a large audience – over 70% of the general population (but far fewer “opinion leaders”) still regarded the war as “fundamentally wrong and immoral,’ not merely “a mistake”..

It is worth recalling a few facts. The US was deeply committed to the French effort to reconquer their former colony, recognizing throughout that the enemy was the nationalist movement of Vietnam. The death toll was about half a million. When France withdrew, the US dedicated itself at once to subverting the 1954 Geneva settlement, installing in the south a terrorist regime that killed perhaps 70000 “Viet Cong” by 1961, evoking resistance which, from 1959, was supported from the northern half of the country temporarily divided by the Geneva settlement that the US had undermined.

The US never regarded the clients it installed as having any such claim, and in fact it regularly replaced them when they failed to exhibit sufficient enthusiam for the American attack or sought to implement the neutralist settlement that was advocated on all sides and was considered the prime danger by the aggressors, since it would undermine the basis for their war against South Vietnam. In short, the US invaded South Vietnam, where it proceeded to compound the crime of aggression with numerous and quite appalling crimes against humanity throughout Indochina.)

Vậy thì cái chuyện “Bên kia là chiến tranh giải phóng dân tộc, bên này là chiến tranh thực dân đế quốc” nó hiển nhiên và dễ dàng như vậy, nhưng lẽ dĩ nhiên con nít không đủ hiểu biết để nói lên như vậy như ông Nguyễn Văn Lục khẳng định là “con nít cũng nói được”, và ông Nguyễn Văn Lục cũng không có đủ lương thiện hay khả năng để nói lên như vậy. Tuy nhiên, những bậc trí thức như viên chức cao cấp trong Ngũ Giác Đài (Ellsberg); Mục sư Tin Lành Robert McAfee Brown, Giáo sư Tôn Giáo Học tại đại học Stanford; và các Giáo sư John Carlos Rowe và Rick Berg ở Đại học Iowa lại có thể nói như vậy, đúng như LM Trần Tam Tỉnh đã nói như vậy. Đó là sự khác biệt giữa “lương thiện trí thức” và “bất lương trí thức”, hay giữa “trình độ thực” và “vô trình độ hoặc trình độ dỏm”.

Sau đây, muốn biết LM Trần Tam Tỉnh có phải như ông Nguyễn Văn Lục phê bình như trên không chúng ta hãy sang màn tố khổ thứ ba của ông Lục:

3. Cái nhìn sai lạc về cuộc di cư 1954

Ông Lục viết: Xin mời đọc: [Tôi để nguyên phần tiếng Pháp để chứng minh trò tiểu xảo gian manh của ông Nguyễn Văn Lục.]

Des rumeurs circulaient aussi que les Américains anéantiraient le Nord-Vietnam avec les bombes atomiques...

En premier lieu, on utilisa Notre-Dame de Fatima dont la dévotion des dernieres années était renforcée par la formation de la Légion de Marie, de la Légion bleue, de la Confrérie des militants de la sainte Vierge. La Madone aussi intervient, bien sur, pour sauver ses dévots. Elle apparut disait-on à Ba Lang, Thanh Hoa, pour donner l’ordre à ses fidèles d’aller vers le Sud car elle aussi, elle allait quitter le Nord-Vietnam. “L’apparition” semble avoir été ingénieusement montée par un prêtre qui aurait habillé un adolescent en Madone et l’aurait installé derrìere l’autel de Notre-Dame de Fatima. Devant la lumière vacillante de quelques bougies, quelques pieuses dames virent ainsi apparaitre la Sainte Vierge leur disant d’une voie douce mais claire. Il leur faudrait quitter à tout prix le sol communiste pour regagner la zone libre. La Madone devrait abandonner bientot le Nord. De bouche à oreille, la nouvelle se propageait comme une tâche d’huile, embellie de nouveaux détails, enrichie de nouvelles prophéties ou accompagnés de signes fantasmagoriques précurseurs des malheurs futurs. L’imagination populaire créait ensuite des massacres des prêtes, des ordres secrets de Ho Chi Minh selon lesquels il faudrait exterminer tous les catholiques, ou les faire apostasier.

“Fuir pour sauver sa vie et sa foi”. “Le Christ est parti vers le Sud”. “La Vierge Marie a quitté le Nord”.

Ces slogans absurdes qui auraient fait rire un chrétien occidental avaient pourtant un impact considérable sur une communauté catholique maintenue depuis toujours dans l’obscurantisme et dans une foi que l’on peut qualifier de moyenâgeuse. Dans ce ghetto chrétien, les révélations de Notre-Dame de Fatima, basées uniquement sur quelques brochures de propagande, étaient des articles de foi. Si en 1949-1954, les prêtres avaient pu transformer ces chrétiens si doux et si innocents en fanatiques tueurs grâce au slogan “exterminer les communistes pour la gloire de Dieu”. Ils pouvaient sans grande difficulté provoquer le fameux “grand Exode” de 1954-1955...
Ainsi, par des moyens de pression des plus variés, par une propagande mensongère qui créait une véritable psychose de peur dans la population catholique, on a réussi à drainer vers le Sud des centaines de milliers de paysans, car la masse des réfugiés catholiques constituera pour le gouvernement Ngo Dinh Diem une force politique considérable”.

“Tout le monde doit reconnaitre que cet exode massif est essentiellement le resultat d’une operation de guerre pshychologique americaine, et aussi de l’armée francaise “B. Fall, les deux VietNam.”

(Trích Dieu et César, Trần Tam Tỉnh, trang 93-95)


Tạm dịch:?? [Ai tạm dịch?? Đoạn sau đây là nguyên văn trong bản dịch ra tiếng Việt cuốn Dieu et César của LM Thần Tam Tỉnh, trang 103-105, nhưng ông Lục viết là “Tạm dịch” làm như chính ông ấy “tạm dịch”]

“Cũng có những tin đồn rằng quân Mỹ sẽ ném bom nguyên tử tiêu diệt miền Bắc

Trước tiên, họ xử dụng Đức Mẹ Fatima, mà việc tôn sùng mấy năm gần đây đã được tăng cường, qua việc thành lập Đạo binh Đức Mẹ, Đạo binh Xanh, Hiệp hội chiến sĩ Đức Mẹ. Tất nhiên Đức Mẹ được giao cho chức năng chính trị là để giải thoát những kẻ tôn sùng Ngài. Người ta đồn rằng Đức Mẹ hiện ra ở Ba Làng, Thanh Hóa để ra lệnh cho giáo dân đi vào Nam, bởi vì Mẹ cũng bỏ miền Bắc Việt Nam. Việc “hiện ra” hình như đã được dàn dựng tài tình bởi một linh mục, ông đã mặc áo Đức Mẹ cho một thiếu niên và đã cho em đứng vào sau bàn thờ Đức Mẹ Fatima. Trước mấy cây nến tung ánh lung linh, một vài nhà “đạo đức” coi đó là Đức Mẹ hiện ra, nói với họ bằng một giọng dịu dàng, nhưng minh bạch rằng, phải từ bỏ đất cộng sản bất cứ với giá nào, mà tìm lánh sang vùng đất tự do, Đức Mẹ sắp sửa bỏ miền Bắc. Từ miệng qua tai, tin đồn được loan ra như một vết dầu loang được thêm thắt những nét chấm phá mới, kèm theo những lời tiên tri mới, hoặc những điềm gở tiên báo tai ương sắp đổ tới. Óc tưởng tượng của dân chúng lại bày ra những chuyện linh mục bị tàn sát, những mật lệnh của Hồ Chí Minh bảo phải tiêu diệt cho hết người công giáo, hay là bắt họ phải bỏ đạo.

Chạy trốn để cứu lấy mạng sống và cứu lấy đức tin”. “Chúa Ki tô đã đi vào Nam”. “Đức Mẹ đã rời bỏ Bắc Việt”. Những khẩu hiệu phi lý đó làm cho người Ki tô hữu phương Tây phải cười, nhưng lại có tác dụng rất lớn nơi một cộng đồng Ki tô hữu đã từng bị giam nhốt xưa nay trong sự ngu dốt và trong một kiểu tin đạo nói được là thời Trung cổ. Trong cái ốc đảo khép kín đó của giáo dân, những gì gọi là ”bí mật của Đức Mẹ Fatima” đều được coi như là tín điều bắt buộc, đang khi nó chỉ dựa vào một mớ tài liệu tuyên truyền nhảm nhí. Nếu những năm 1949-1953, các linh mục đã thề biến giáo dân hiền lành vô tội đó thành những tên sát nhân cuồng nhiệt nhờ khẩu hiệu “tiêu diệt cộng sản để làm vinh danh Chúa”, thì họ chẳng khó khăn gì trong việc tạo ra cuộc “xuất hành vĩ đại” năm 1954-1955 .

Ông Lục, khi “tạm dịch” đã bỏ đi đoạn cuối như sau, có trong bản tiếng Pháp ở trên: “Thế là với những áp lực đủ kiểu đủ cách, nhờ một lối tuyên truyền xảo trá, tạo ra một cơn hốt hoảng tinh thần nơi dân chúng Công giáo, người ta đã thành công đưa vào Nam hàng trăm ngàn nông dân, bởi vì khối di cư Công giáo sẽ là một lực lượng chính trị to lớn hỗ trợ cho chính quyền Ngô Đình Diệm.”

Tại sao ông Lục, khi “tạm dịch” [sic], lại bỏ đi đoạn quan trọng này, nói lên nguyên nhân giáo dân di cư vào Nam? Nhưng không phải chỉ có vậy. Ông Lục viết tiếp:

“Một nhà viết sử không phải của giáo hội đã gióng lên một tiếng chuông khác:

“Mọi người phải công nhận rằng cuộc di cư hàng loạt như thế chủ yếu là kết quả một cuộc hành quân chiến tranh tâm lý của Mỹ, và của cả quân đội Pháp”.

(Bernard Fall, Hai nước Việt Nam)

Tôi nghĩ rằng trích dẫn hai cuốn sách như vậy cũng đã đủ. Qua những dòng trích dẫn trên, ông Trần Tam Tỉnh có thái độ kẻ cả, người khôn ngoan, hiểu biết, người thức thời. Ông chỉ coi giáo dân như những bầy cừu khờ dại và những tên sát nhân cuồng tín. Đó là sự khuyếch trương, phóng đại và cường điệu hóa một vài chi tiết nhỏ nhặt biến câu truyện lịch sử cuộc di cư thành một trò lừa bịp của các lãnh đạo tôn giáo và của Mỹ-Pháp. Đó là cái nhìn giản lược, tổng quát hóa một cách vô bằng. Ông đã biến một vài tin đồn, một vài dư luận và coi đó như là nguyên nhân chính đưa đến cảnh gần một triệu người bỏ đất Bắc để ra đi. Và cuộc di cư chỉ là một màn lừa bịp trắng trợn những người dân khờ khạo, ngây thơ, vô tội.

Ông đã quá coi thường những người di cư đủ loại. Đánh giá họ thấp quá, chỉ coi họ là những người mê muội, ngu dốt đến buồn cười.”

Trước hết, ông Lục không mấy lương thiện khi viết “Tôi nghĩ rằng trích dẫn hai cuốn sách như vậy cũng đã đủ”, vì đoạn:

Một nhà viết sử không phải của giáo hội đã gióng lên một tiếng chuông khác:

“Mọi người phải công nhận rằng cuộc di cư hàng loạt như thế chủ yếu là kết quả một cuộc hành quân chiến tranh tâm lý của Mỹ, và của cả quân đội Pháp”.

(Bernard Fall, Hai nước Việt Nam)

không phải là ông Lục đọc trong cuốn sách thứ hai, cuốn Hai Nước Việt Nam của Bernard Fall, rồi trích dẫn, mà nguyên văn ở trong cuốn Thập Giá và Lưỡi Gươm của LM Trần Tam Tỉnh, trang 117. Nhưng mà đủ là đủ như thế nào, và đủ với ai? Phải chăng đủ để chứng minh rằng Linh Mục Trần Tam Tỉnh “chỉ coi giáo dân như những bầy cừu khờ dại và những tên sát nhân cuồng tín. Đó là sự khuếch trương, phóng đại và cường điệu hóa một vài chi tiết nhỏ nhặt biến câu truyện lịch sử cuộc di cư thành một trò lừa bịp của các lãnh đạo tôn giáo và của Mỹ-Pháp. Đó là cái nhìn giản lược, tổng quát hóa một cách vô bằng. Ông đã biến một vài tin đồn, một vài dư luận và coi đó như là nguyên nhân chính đưa đến cảnh gần một triệu người bỏ đất Bắc để ra đi. Và cuộc di cư chỉ là một màn lừa bịp trắng trợn những người dân khờ khạo, ngây thơ, vô tội.” Ông Lục viết như trên vì không hiểu rằng chính những hoạt động nằm trong “cuộc hành quân (chiến dịch??) chiến tranh tâm lý của Mỹ, và cả của quân đội Pháp (và của cả chính quyền Diệm) lại là những điều mà LM Trần Tam Tĩnh viết trong cuốn sách của ông ta, chứ không phải chỉ là vài tin đồn, vài dư luận, như tôi sẽ chứng minh sau đây. Mặt khác, trong đoạn trên, LM Trần Tam Tỉnh chỉ viết về sự ngu dốt, tin nhảm tin nhí của giáo dân, nhưng ông Lục lại xuyên tạc cho rằng LM Tỉnh nói về tất cả người di cư. Đó là sự thiếu lương thiện của ông Lục.

Tôi phải nói ngay rằng, càng viết ông Nguyễn Văn Lục càng để lộ ra sự hiểu biết rất kém cỏi của mình về lịch sử nước nhà. Cái câu mà ông bỏ đi không dịch đã nói lên tất cả nguyên nhân chính đưa đến cảnh gần một triệu người mà đa số là Công giáo bỏ đất Bắc ra đi.

Tôi không đọc bài Nhìn lại cuộc di cư 1954-1955 của ông Nguyễn Văn Lục, nhưng qua sự phân tích bài “Từ Dieu et César đến Thập Giá và Lưỡi Gươm”, tôi tin rằng ông Lục có viết gì đi chăng nữa về cuộc di cư 1954-1955 thì cũng chẳng có giá trị gì. Bởi vì trước những tài liệu lịch sử bất khả phủ bác mà ông Lục vẫn cho là LM Trần Tam Tỉnh đã “khuếch trương, phóng đại và cường điệu hóa một vài chi tiết nhỏ nhặt biến câu truyện lịch sử cuộc di cư thành một trò lừa bịp của các lãnh đạo tôn giáo và của Mỹ-Pháp”“biến một vài tin đồn, một vài dư luận và coi đó như là nguyên nhân chính đưa đến cảnh gần một triệu người bỏ đất Bắc để ra đi.”

Chắc ông Nguyễn Văn Lục không hề biết, hay có biết mà cũng coi như không biết, rằng cuộc di cư vĩ đại năm 1954-1955 là kết quả của một chiến dịch tuyên truyền rất tinh vi của Mỹ và Diệm, phối hợp những luận điệu lừa bịp hoang đường nhưng lại có tác dụng đối với đám người mê tín vốn không có đầu óc, và những màn hù dọa, những thông tin bịa đặt, những hành động pháo hoại v…v… ở ngoài Bắc để lùa người dân miền Bắc đi vào Nam mà tuyệt đại đa số là người Công giáo. Chứng minh?

Trong cuốn “The Two Viet-Nams", nơi trang 153, sau câu “Mọi người phải công nhận rằng cuộc di cư hàng loạt như thế chủ yếu là kết quả một cuộc hành quân chiến tranh tâm lý của Mỹ, [và của cả quân đội Pháp]” Bernard Fall viết:

“Những khẩu hiệu và truyền đơn tuyên truyền với những chủ đề như “Chúa đã đi vào Nam” “Đức Mẹ đồng trinh đã bỏ miền Bắc” có sức quyến rũ đối với những tín đồ Công giáo sùng đạo, và toàn thể nhiều giáo phận, thí dụ như Bùi Chu và Phát Diệm, và từ các ông giám mục, đến hầu như là ông linh mục và giáo dân cuối cùng trong làng, đã cuốn gói, mất cả chì lẫn chài [pack up lock, stock, and barrel].

Tuy rằng có 65% trên toàn thể giáo dân bỏ miền Bắc Việt Nam, hơn 99.5% những người dân phi- Công giáo ở lại”

[Propaganda slogans and leaflets appealed to the devout Catholics with such themes as “Christ has gone to the South” and the “Virgin Mary has departed from the North”; and whole bishoprics – Bui Chu and Phat Diem, for example – pack up lock, stock, and barrel, from the bishops to almost the last village priest and faithful.

Although 65% of the total Catholic population left North Vietnam, more than 99.5 % of the non-Catholics stayed put.]

Marilyn B. Young, viết trong cuốn The Vietnam Wars: 1945-1990, p. 45:

“Đặc biệt có giá trị tuyên truyền cho Diệm là cuộc xuất hành của gần 1 triệu tín đồ Công giáo bỏ miền Bắc vào Nam mà người ta bảo là họ đã “bỏ phiếu bằng chân”. Thực ra họ không có dùng chân cũng như cuộc bỏ chạy của họ không hoàn toàn vì tự do. Được khuyến khích bởi các bề trên và được tổ chức bởi Lansdale và tổ [gián điệp] của ông ta, toàn thể nhiều giáo xứ được chở vào Nam trên tàu Mỹ, đi theo các linh mục đã bảo họ là Chúa đã vào Nam.”

[Of particular propaganda value to Diem was the exodus of almost 1 million Catholics from north to south who were said to have “voted with their feet” for freedom. They did not really use their feet, nor was their flight entirely about freedom. Encouraged by the Catholic hierarchy and organized by Lansdale and his team, entire parishes were carried south in American ships, following priest who told them Christ had moved south.]

Và Avro Manhattan viết trong cuốn “Vietnam: Why Did We Go”, Chapter 8, “Jesus Christ and the Virgin Mary Go South,” pp. 59-68:

Ngay lập tức, Diệm phát động chiến lược lớn lao của Mỹ - CIA, nhằm mục đích duy trì và củng cố Nam Việt Nam. Sự hăng say của hắn ta như là một chính trị gia Mỹ đỡ đầu, và nhiệt tâm của hắn như là một đứa con của giáo hội rất ít khi được biểu lộ một cách tức thời cụ thể như vậy.

Ban hành luật pháp nghiêm ngặt, bằng những đạo luật và sắc lệnh, tất cả đều phù hợp với những ý nghĩ của hắn, được làm thành công thức và bắt buộc thi hành, hầu như ngay lập tức. Người Công giáo nắm giữ mọi cấp trong chính quyền làm cho nhiều người – kể cả một số người Công giáo – ngạc nhiên. Trong quân đội, tín đồ Công giáo được đặt vào những chức vụ chỉ huy một cách không thể giải thích được. Ngành cảnh sát cũng trở thành độc quyền của nội bộ những người Công giáo năng nổ. Người em của Diệm trở thành người cầm đầu ngành mật vụ, với quyền hành vô giới hạn.

Trong khoảng thời gian ngắn nhất, toàn bộ guồng máy chính quyền của Diệm được “linh cảm” [inspired] và thực hiện chức năng bởi cấu trúc chặt chẽ của cộng đồng Công giáo. Mục tiêu đã được hoạch định và sửa soạn kỹ để củng cố quyền hành của Diệm trong bước đi sắp tới rất có thể bị phản đối: từ chối tổ chức cuộc tông tuyển cử [vào năm 1956 để thống nhất đất nước] như Hiệp định Geneva đã qui định. Diệm đã quyết định và thỏa thuận ngầm với Mỹ là sẽ không thi hành Hiệp định Geneva về cuộc tổng tuyển cử từ lâu, đã phải lập một guồng máy cảnh sát đáng tin cậy, đề phòng mọi bất trắc trong nội bộ. Sự từ chối tổ chức tổng tuyển cử này có thể làm cho Bắc Việt nghĩ tới những hành động quân sự quyết liệt, trong khi ở miền Nam, những người yêu nước bất mãn có thể nổi lên chống đối việc phá Hiệp định Geneva của Diệm. Sau cùng, khi thời điểm tổng tuyển cử tới, Diệm, được Mỹ ủng hộ, từ chối không tham gia. Sau một vài chống đối vớ vẩn ở ngoại quốc, cái chuyện đã rồi đó (fait-accompli) được chấp nhận bởi một dư luận quốc tế thờ ơ.

Diệm cũng đẩy mạnh một bước khác không kém ngoạn mục (another no less spectacular move). Ý tưởng căn bản là phá chính quyền Bắc Việt bằng một cuộc di dân từ Bắc vào Nam, gồm ba mục đích:

- Làm yếu đi miền Bắc. [The weakening of the North]

- Mở chiến dịch bôi bẩn Cộng sản [A damaging smear campaign against the Communists]

- Tăng cường miền Nam Việt Nam bằng khối di dân Công giáo [The immediate strengthening of South Vietnam].

Chính sách này liên can nghiêm trọng đến miền Bắc cũng như miền Nam. Kế hoạch được hình thành đồng thời ở Việt Nam, ở Washington và ở Vatican. Đó là đứa con sinh ra từ đầu não (brain child) của hồng y Spellman, của giáo hoàng Pius XII, của hai anh em ngoại trưởng Dulles, của Diệm và được ngay sự ủng hộ của một số nhà quân sự Mỹ.

Tất cả những thủ đoạn cần thiết đều được khởi sự ngay. Một chiến dịch tuyên truyền rộng rãi của mọi cấp tôn giáo (hierarchical religious) và những guồng máy phá hoại (sabotage machineries) được bắt tay vào việc ngay.

Kế hoạch di dân tập thể thực hiện được là nhờ hoàn toàn vào giáo hội Công giáo (thanks exclusively to the Catholic Church.) Đó là vì đa số lớn người Công giáo sống ở miền Bắc, có nhiều quyền thế và hưởng những đặc quyền trong nhiều thập niên. Người Pháp đã duy trì tình trạng đó vì họ có thể tin cậy vào người Công giáo để tiếp tục chính quyền thuộc địa (better to rely upon them for the continuance of their colonial administration). Người ta đã nhận biết rằng chủ nghĩa thuộc địa của Pháp và Giáo hội Công giáo là anh em sinh đôi không thể tách rời nhau trong một thời kỳ rất lâu dài ở Việt Nam (French colonialism and the Catholic Church had been identified as two inseparable twins for a very long period in Vietnam)

Khi người Việt Nam bắt đầu kháng chiến chống Pháp thì người Công giáo ở ngoài Bắc sát cánh cùng người Pháp chiến đấu chống người Việt Nam vì những người này là cộng sản. (When the Vietnamese started to fight the French, most Catholics in the North fought on behalf of the French and against the Vietnamese because the latter were Communists)

Sau Hiệp Định Genève, những tin đồn do chính quyền Diệm và CIA lan ra như cháy rừng, rằng mọi người công giáo sẽ bị bắt và hành quyết (Catholics would be arrested and executed). Để đẩy mạnh cuộc di dân, người ta đã lợi dụng yếu tố tôn giáo. Đột nhiên, tất cả các làng mạc công giáo đều tràn ngập bởi những tờ truyền đon, nói rằng, Chúa Ki Tô đã đi vào Nam. Khi có một số người công giáo nghi ngờ chuyện này thì hàng triệu tờ truyền đơn khác được trải xuống, khẳng định Mẹ Thiên Chúa, Mary đồng trinh, cũng đã rời bỏ miền Bắc. Tại sao Mary đồng trinh bỏ miền Bắc? – Bởi vì Mẹ Thiên Chúa muốn đi vào Nam để sống dưới ông thủ tướng Công giáo, Diệm. (When some Catholics expressed their doubts about Jesus' migration, additional millions of leaflets appeared all over, declaring that His mother, the Virgin Mary, had departed from the North. Why had the Virgin Mary left the North?—Because the Mother of God wished to go south and live under a Catholic premier, Diem.)

Sau đây chúng ta có thể đọc trên Internet thêm vài tài liệu với nhiều chi tiết hơn về cuộc di cư 1954-1955.

Trích dịch từ: http://www.tripatlas.com/Operation_Passage_to_Freedom

Mỹ cũng dự phần lớn trong một chiến dịch tuyên truyền điều khiển bởi CIA để tăng số người di cư từ miền Bắc . Chương trình này được quản trị và điều khiển bởi Đại Tá Edward Lansdale, chỉ huy một tổ hoạt động ngầm, chuyên về chiến tranh tâm lý. [The program was managed and directed by Colonel Edward Lansdale, who leads a covert group that specialised in psychological warfare.]

Lansdale sử dụng nhiều hoạt động có tính cách phá hoại để thúc ép người dân miền Bắc đi vào Nam. Lính miền Nam mang y phục thường dân được gửi ra ngoài Bắc để tung những tin đồn về sự diệt vong sắp sửa xảy đến cho miền Bắc. Một trong những tin đồn này là Việt Minh đã thỏa thuận để cho kẻ thù truyền kiếp của Việt Nam, Trung Quốc, được mang hai sư đoàn xâm nhập miền Bắc. [One such story was that the Vietminh had done a deal with Vietnam’s traditional enemies China that had allowed two Chinese divisions to invade the north.] Tin đồn kể rằng lính Trung Quốc đã hãm hiếp phụ nữ và cướp bóc của cải với sự cho phép của Việt Minh. Lansdale cũng thuê những người làm giấy tờ giả mạo, ngụy tạo ra những truyền đơn của cộng sản nói về người dân phải sống ra sao trong chế độ cộng sản, phải kê khai tài sản để dẽ bề bị tịch thu, gây bất mãn trong giới nông dân. Lời đồn đại có tính cách khích động nhất là Washington có ý định tấn công giải phóng miền Bắc ngay sau khi những người chống Cộng đã vào Nam. Lời đồn đại này khẳng định là Mỹ sẽ dùng bom nguyên tử thả ở Bắc và con đường duy nhất để khỏi chết trong lò sát sinh nguyên tử là phải đi vào Nam. [The most inflammatory rumour was that Washington intended to launch an attack to liberate the north as soon as all anti-communists had fled to the south. It claimed that the Americans would use atomic bombs against the north and that the only way of avoiding death in a nuclear holocaust was to move south.]

Lansdale đặc biệt nhắm vào những người Công giáo ở miền Bắc, được biết là có khuynh hướng chống Cộng cực đoan. Cán bộ của ông ta in nhiều chục ngàn tập truyền đơn với những khẩu hiệu như “Chúa đã đi vào Nam” và “Mary đồng trinh đã bỏ miền Bắc” và khẳng định sự bạo hành chống Công giáo dưới chế độ Hồ Chí Minh [His staff printed tens of thousands of pamphlets with slogans such as “Christ has gone south” and “the Virgin Mary has departed from the North” and alleging anti-Catholic persecution under Ho Chi Minh.]

Trích dịch từ:

http://www.vietnam.ttu.edu/vietnamcenter/events/2002_symposium/2002papers_files/coy.htm

Trong tất cả tài liệu tuyên truyền tung ra bởi cơ quan SMM (Saigon Military Mission), có một tài liệu đặc biệt hữu hiệu để khuyến khích người Công giáo di cư vào Nam. SMM trải truyền đon nói rằng Mỹ sẽ can thiệp quân sự vào Việt Nam, và khi đó, Mỹ sẽ dùng bom nguyên tử thả trên miền Bắc. [The SMM distributed a leaflet that stated that the United States was planning on getting militarily involved in Vietnam, and that when they did, they would be using atomic weapons on the North]. Sau khi tờ truyền đơn đó tung ra, số người di cư tăng lên gấp ba.

SMM đi thêm một bước đe dọa người Công giáo ở ngoài Bắc để họ phải di cư vào Nam. [The SMM went a step further in its attempt to scare the Northern Catholics into moving to the South.] Một khẩu hiệu nổi tiếng được loan truyền khi đó trong những nhà thờ ở ngoài Bắc là “Đức mẹ đồng trinh đã đi vào Nam” và bổn phận các người Công giáo là phải đi theo. [A famous slogan that circulated during this time among the Northern churches stated that “The Blessed Virgin has gone south,” and that it was the Catholics' duty to follow.] Tài liệu này rất hữu hiệu cho nên hầu như toàn thể các giáo phận đều thu xếp để đi vào Nam.

Trích dịch từ: http://www.mercurynewsphoto.com/vietnam/?p=20

Tổng thống Công giáo Diệm muốn tạo nên tình trạng kinh tế và chính trị hỗn loạn ở ngoài Bắc qua cuộc di cư của người miền Bắc. Các linh mục công giáo và đài phát thanh Nam Việt Nam loan tin là Mary đồng trinh và ngay cả con bà ta, Giê-su Ki Tô, đã đi vào Nam để sống dưới chính thể Công giáo Diệm. Do đó trong vòng vài tháng mà tới 750000 người Công giáo miền Bắc đã bỏ làng bỏ xứ.

Để khuyến khích những người còn ngần ngừ, những lời đồn đại khác, không kém giật gân, là: miền Bắc sẽ bị ném bom nguyên tử [the North was going to be atom-bombed]. Chỉ có miền Nam là an toàn cho những người Công giáo. Một ủy ban di tản trung ương được thành lập, cầm đầu bởi một linh mục Công giáo, và được trực tiếp tài trợ bởi Mỹ [A Central Evacuation Committee was set up. It was headed by a Catholic priest, and was financed directly by the U.S.]

Bây giờ chúng ta hãy đọc lại vài câu của Linh Mục Trần Tam Tỉnh xem chúng có phù hợp với những tài liệu trên không:

“Cũng có những tin đồn rằng quân Mỹ sẽ ném bom nguyên tử tiêu diệt miền Bắc …

Óc tưởng tượng của dân chúng lại bày ra những chuyện linh mục bị tàn sát, những mật lệnh của Hồ Chí Minh bảo phải tiêu diệt cho hết người công giáo, hay là bắt họ phải bỏ đạo…

Chạy trốn để cứu lấy mạng sống và cứu lấy đức tin”. “Chúa Ki tô đã đi vào Nam”. “Đức Mẹ đã rời bỏ Bắc Việt”. Những khẩu hiệu phi lý đó làm cho người Ki tô hữu phương Tây phải cười, nhưng lại có tác dụng rất lớn nơi một cộng đồng Ki tô hữu đã từng bị giam nhốt xưa nay trong sự ngu dốt và trong một kiểu tin đạo nói được là thời Trung cổ.

Như vậy, phải chăng là LM Trần Tam Tỉnh đã “biến một vài tin đồn, một vài dư luận và coi đó như là nguyên nhân chính đưa đến cảnh gần một triệu người bỏ đất Bắc để ra đi. Và cuộc di cư chỉ là một màn lừa bịp trắng trợn những người dân khờ khạo, ngây thơ, vô tội.” như ông Nguyễn Văn Lục phê bình bậy, hay đó chỉ là những sự kiện lịch sử mà LM Trần Tam Tỉnh viết lại. Có lẽ chúng ta cũng nên biết về thành phần những người di cư năm 1954-1954:

Trong số gần một triệu người thì hơn 700,000 là Công giáo, phần còn lại là những quân nhân, công chức của chính quyền Bảo Đại nằm dưới cái dù của Pháp [tuy nhiên trong các thành phần này cũng có một số ở lại, không di cư] và một số địa chủ, phú hào, hay thường dân. Tuyệt đại đa số người dân thường không chịu bỏ làng, bỏ xứ. Tỷ lệ này cho thấy rõ là người dân thường khi đó đâu có biết gì về Cộng sản, họ chỉ biết là Việt Minh đã chiến thắng quân đội Pháp ở Điện Biên Phủ, Hiệp Định Genève đã ký kết và đất nước tạm thời chia đôi chờ ngày thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử năm 1956. Vậy tuyệt đại số người di cư là người Công giáo, chẳng phải là khờ khạo như ông Lục viết, mà là ngu dốt như LM Trần Tam Tỉnh đã nhận định. Không ngu dốt thì làm sao tin được những chuyện phi lý như “Chúa đã đi vào Nam”“Đức Mẹ đã bỏ miền Bắc”. Họ tưởng là đi vào Nam là đi theo Chúa và mẹ Chúa để giữ đức tin, nhưng họ có biết đâu là chính hành động đi theo này của họ lại chứng tỏ là Chúa và Mẹ Chúa chẳng có quyền năng gì trên thế gian, cho nên mới phải chạy trốn Cộng sản, và cũng chứng tỏ rằng họ là lớp người ngu dốt, cuồng tín, nên mới tin vào những điều nhảm nhí nhất trong những điều nhảm nhí. Tất nhiên là Lansdale và toán tâm lý chiến của ông đã biết rõ là giới chăn chiên và con chiên ở ngoài Bắc nhu dốt như thế nào nên mới bầy ra cái trò tuyên truyền “Chúa đã đi vào Nam” và “Mary đồng trinh đã bỏ miền Bắc” và Lansdale đã thành công, đại thành công. Đây là điều không ai có thể phủ nhận.

Vấn đề chính là LM Trần Tam Tỉnh không chỉ viết về vài chi tiết lặt vặt mà ông Nguyễn Văn Lục lôi ra phê bình theo thiên kiến để chụp mũ LM là thiên Cộng hay thân Cộng. Ông Lục không hiểu rằng, đối với đa số người dân Việt Nam thì thiên Cộng hay thân Cộng không phải là điều xấu xa hay tội lỗi mà vì chính Cộng đã dẫn nước nhà ra khỏi sự đô hộ của người Pháp và sau cùng đi đến thống nhất đất nước, bất kể là sau khi chiến tranh chấm dứt, Cộng sản đã có những sai lầm như thế nào về chính sách cai trị đất nước. Ngoài ra, chúng ta đã biết là LM Trần Tam Tỉnh viết về “Người Công Giáo Trong Lịch Sử Việt Nam” cho nên trong cuốn sách của LM Tỉnh có rất nhiều đoạn nói về chủ đề này mà tôi tin chắc ông Lục cũng như Giáo hội Công giáo La Mã ở Việt Nam lho6ng muốn đọc và không muốn cho ai đọc hay biết đến. Sau đây là một đoạn điển hình trong cuốn Thập Giá Và Lưỡi Gươm của LM Trần Tam Tỉnh, dưới chủ đề: 5. Cuộc Thánh Chiến, trang 93-94:

Từ năm 1950, nhiều làng công giáo vùng đồng bằng được vũ trang, nhận súng ống của Pháp, dưới quyền chỉ huy trực tiếp của các linh mục. Đội quân vũ trang của Phát Diệm gồn 10 ngàn người, ở dưới quyền chỉ huy của giám mục Lê Hữu Từ, còn quân Bùi Chu thì do giám mục Phạm Ngọc Chi điều khiển. Vai trò của đội quân tự vệ vượt xa tư cách gọi là chỉ để tự vệ khi bị cộng sản tấn công, bởi vì nó được tung ra các hoạt động chủ yếu là hành quân càn quét, có khi bao trùm cả vùng, có lúc chỉ ở địa phương nhỏ. Chẳng hạn trong trận Ký Con ở Nam Định, một bộ tham mưu liên quân gồm có trung tá Candou ở Nam Định, trung đoàn trưởng Mollat ở đồn Phát Diệm và linh mục Hoàng Quỳnh [người nổi tiếng với câu: Thà mất nước chứ chẳng thà mất Chúa. TCN], tổng tư lệnh đội quân công giáo, đã thành công loại khỏi vòng chiến cả tiểu đoàn Việt Minh ở đây. Lính công giáo cũng có lúc tham dự các cuộc hành quân gồm nhiều tiểu đoàn của Pháp.

Nhưng ở cấp địa phương, quân lính công giáo mới là đội quân hung hăng nhất. Nhằm lo cho các xứ được bảo vệ hữu hiệu hơn, bọn chúng tổ chức ruồng bố liên tục các làng lương chung quanh, bắt giam hoặc giết chết, khỏi cần tòa án, tất cả các chiến sĩ du kích và những ai bị tình nghi là Việt Minh. Theo gương lính Pháp, chúng cướp bóc các làng, lấy trộm, tàn sát, thiêu rụi tất cả những gì bị coi là ổ kháng chiến [kháng chiến chống Pháp. TCN]. Nực cười hết cỡ, có những “linh mục – đại úy” nghĩ rằng giờ đem cả nước theo Ki-tô đã tới: họ ra lệnh cho lính (công giáo) đi cướp phá các Chùa Phật Giáo, mang hết tượng Phật về làm củi chụm, rồi cắm thánh giá lên Chùa hay là đặt tượng Đức mẹ vào trong đó. Thật phải rùng mình, khi nhắc lại tên tuổi của một số linh mục như Khâm, Tôn, Luật…

Đây là những tài liệu lịch sử không chỉ có trong cuốn Thập Giá Và Lưỡi Gươm của LM Trần Tam Tỉnh mà còn ở trong nhiều tài liệu khác của tây phương nữa. Ông Nguyễn Văn Lục có dám lên tiếng phủ nhận những sự kiện này không.?

Bởi vậy, cho đến ngày nay, đối với tuyệt đại đa số người dân Việt Nam thì hồ sơ Việt Gian Bán Nước, phi dân tộc, của người Công giáo vẫn còn treo trên đầu Giáo hội Công giáo Việt Nam và không có ai, không có cách nào có thể làm cho người dân Việt Nam quên đi những tội ác của Công giáo đối với dân tộc, đất nước.

Có một điều tôi không hiểu là đến thời buổi này mà tại sao các trí thức Công giáo như Nguyễn Văn Lục lại không thể lương thiện đi một chút. Tài liệu về Công giáo Việt Nam nay đã tràn ngập thế gian, làm sao họ có thể che dấu hay xuyên tạc để chống đỡ cho cái bản chất cuồng tín, phi dân tộc của Công giáo Việt Nam. Vụ cầu nguyện từ ngày này sang ngày khác, tháng này sang tháng khác, ở đầu đường xó chợ, với búa, kìm, và xà beng ở Tòa Khâm sứ và Thái Hà gần đây đã chứng tỏ hơn gì hết qua bao năm với sự chuyển biến của lịch sử như vậy mà người Công giáo vẫn chưa từ bỏ cái bản chất ngu ngơ, cuồng tín, và phi dân tộc của mình. Quả thật là tội nghiệp cho họ. Nhưng những người Công giáo cũng nên nhận rõ một điều: Kết quả của các vụ cầu nguyện trái phép, làm càn, và kết quả lời tuyên bố của “Kiệt nhục nhã” là đã gây nên một làn sóng phản ứng của người dân chưa từng có trước đây. Càng ngày chúng ta càng thấy có nhiều người tham gia vào mặt trận văn hóa, trong đó có nhiều giới trẻ, không ngần ngại viết ra những sự thật không ai có thể chối cãi về đạo Công giáo La Mã trên thế giới cũng như ở Việt Nam.

Gần đây tôi có đọc trên Sách Hiếm một bài viết và những vần thơ rất đặc sắc, để đời cho hậu thế, của Trần Quang Lộc: “Tản Mạn và đôi vần thơ về vụ TOÀ KHÂM, THÁI-HÀ “. [Xin đọc: http://sachhiem.net/VANHOC/TranQuangLoc.php ]

Tác giả Trần Quang Lộc có đưa ra một nhận xét về Công giáo Việt Nam:

Một nền Thần học hoang đường, nhảm nhí, đầy mê tín, tha hồ vẽ hươu vẽ vượn, chắp vá, phản khoa học, mà ngày nay thề giới Âu-Mỹ xem như đồ phế-thải cần phải dụt vào thùng rác. Giáo hội Ca tô Việt Nam nhốt tín đồ trong ngục-tù tâm linh, trong những “pháo đài u-tối” của các họ đạo, giáo xứ, tha hồ nhồi sọ, truyền những độc-tố cuồng-mê-tín cho bầy chiên. Nhưng nhân loại và Toàn Dân Việt ngày nay hiểu quá rõ ràng cái bản mặt đen tối của Kitô giáo.

Thế mà còn lên giọng đạo-đức-giả làm như cái bản mặt đen tối của Catô giáo Lamã, của "Kiệt nhục nhã" và GH Catô Việt Nam là ngon lắm, là vinh lắm !

Và tác giả đã đưa ra một đề nghị mà tôi thiết tha mong Nhà Nước Việt Nam cần phải quan tâm và đặt trong chính sách giáo dục hàng đầu của quốc gia:

Phải cho Dân chúng hiểu rõ ràng, rành mạch bản-chất của Catô giáo qua sự quảng bá rộng rãi những tác-phẩm nghiên cứu về Kitôgiáo. Trong học đừơng phải cho học sinh, sinh viên học về Lịch sử Thế giới, trong đó có phần về thời kỳ Trung cổ.

Trần Chung Ngọc

Grayslake, IL., Tháng 11/2008