THÂM CUNG BÍ SỬ

Trần văn Kha

Gửi bài này cho bạn bè 10  tháng 9, 2007

 


 

na24fo01.jpg (7937 bytes)

 

Đức Ông LUIGI MARINELLI: “Tôi chỉ kể lại những điều tôi đã sống trong 35 năm ở giữa triều đình. Quỷ có mặt ở đó, nó làm việc trong lòng Giáo Hội. Ngay như GH Paul VI đã có lần nói: “Mùi vị của Satan đã vào trong Vatican”.


Tranh giành quyền hành trong Triều Đình
(Curée à la curie)

(Chú thích của người dịch: Vấn đề này viết bằng tiếng Anh trong báo “The Register” đã được dịch ra tiếng Việt cùng với nguyên văn tiếng Anh, ở các trang từ 258 đến 265.
Bài này dịch ra từ tiếng Pháp, báo “L’Express” tuần lễ 12 đến 18 tháng 8, 1999, với những chi tiết đặc biệt. Quý vị sẽ có dịp nhận thấy, Tòa Thánh không có gì thánh thiện, giống y hệt “triều đình của một thể chế quân chủ tuyệt đối”, mà ở đó người ta tranh giành nhau quyền hành một cách đê tiện, làm cho Giáo hoàng Paul VI phải bảo: “Mùi vị của Satan đã vào trong Vatican”.
Giáo hoàng không kiểm soát gì cả. Trái lại, người cai quản ngôi nhà giáo hoàng có thể dẫn dắt Ngài, như dắt ngựa, bằng hai sợi dây cương. Ngài đau yếu và bất lực. Đọc bản tin này chúng tôi bàng hoàng sửng sốt, và thầm kính phục Bộ Thông Tin Tuyên Truyền của Tòa Thánh. Bộ này đã có thể biến một giáo hoàng bệnh hoạn, bất lực, thành một vị Thánh sống, mà tín đồ đến khúm núm lễ lạy, để được ban phép lành).

-----------------------------------------

Bản dịch: Trong một quyển sách gây tai tiếng, một cựu giám mục tố cáo những tranh chấp quyền hành làm rung động Tòa Thánh. Một thứ không khí cuối triều đại xung quanh Jean-Paul II
(Bài của đặc phái viên Jean-Michel Demetz)

Vào lúc khởi đầu, hay gần lúc đó, có một cái thư. Đúng hơn là một trát đòi ra hầu tòa. Trát tòa có đóng dấu Tòa Thánh La-mã, chính trát tòa này đã gây nên nhiều nhức nhối khủng khiếp. Viết bằng tiếng La-tinh, ngôn ngữ chính thức của Vatican, trát tòa ra lệnh cho Luigi Marinelli, 72 tuổi, một giám mục đã hồi hưu của Thánh Hội Những Giáo Hội Đông, phải ra trình diện, ngày 16 tháng Bảy vừa qua (1999), với những quan tòa được biết đến nhiều trong việc tuyên bố hủy bỏ những đám cưới của những người quyền thế trên thế giới. Đức Ông phải giải thích về một quyển sách mà các quan tòa của Vatican đòi thu hồi về từ các hiệu sách, “để không gây nên những thiệt hại nặng nề hơn”.
Cho đến lúc này, tác phẩm mang tên “Cuốn Theo Chiều Gió ở Vatican” (Via col vento in Vaticano, “Autant en emporte le vent au Vatican”) chỉ được phổ biến hạn chế trong vòng thân hữu, bây giờ được người ta tranh nhau mua. “Sách cấm, là sách ưa thích”: trong một khẩu hiệu đẹp, người chủ bút gốc Milan Lorenzo Ruggiero (nhà xuất bản Kaos) đã nói lên tất cả. Sự sai lầm trầm trọng của tòa án Vatican trở thành một cách quảng cáo hữu hiệu nhất: đó là phép lạ làm cho nhà xuất bản in ra thêm nhiều bản. “Đức ông Gorge tối tăm” trở thành miếng mồi của giới truyền thông. Vấn đề được đưa lên tới Hạ Viện mà tại đó một nghị viên cộng sản đã lên tiếng đòi hỏi chính phủ giải thích về hành động đe dọa đối với một công dân Ý và với một tác phẩm xuất bản ở Ý, mà theo nguyên tắc vượt ra khỏi luật lệ của Vatican. Đó là chuyện Peppone chạy tới cứu nguy cho Don Camillo!
Trong lòng triều đình, chính phủ của Giáo Hội Gia-tô, người ta nhận lấy cú đấm và người ta nói đến chuyện thanh toán cá nhân. Tuy nhiên, trong những hành lang vô tận của các lâu đài giáo hoàng, người ta công khai chế giễu những hình ảnh không mấy tốt đẹp của các vị hồng y, với tên tuổi ngụy trang nhưng dễ nhận ra. Người ta cười, nhưng một đôi khi run sợ.
Bởi vì đó là tác phẩm đầu tiên. Marinelli và những tác giả khác, dấu tên – họ ký bút hiệu I Millenari – đến từ bên trong một guồng máy nổi tiếng với sự mờ ảo kinh khủng. Bằng chứng là họ biết rõ guồng máy. Được viết bởi nhiều người, quyển sách đó là một vụ kết tội mà người ta đọc với những trình độ khác nhau. Từ một quyển sách ít nhân từ đó, người ta có thể ghi nhớ những mẩu chuyện tình dục. Chuyện một giám mục bị các nhân viên Tòa Thánh đòi phải trả lời về vụ ông ta vui chơi, ở gần Circo Massimo, với một người trẻ tuổi “mặc quần áo Adam hay gần thế” (ở truồng). Cũng trong chương đó về đồng giống luyến ái, được trình bày như là một dụng cụ để thăng cấp cấp tốc (để cho một người cao cấp làm tình?), người ta biết một thư ký riêng, được giáo hoàng Paul VI che chở, có triển vọng thăng chức hồng y. Nhưng thảm thương cho ông ta, người trẻ tuổi nhiều tham vọng bị bắt ở biên thùy Thụy Sĩ với một va-li đầy nhóc tiền mà ông ta đem đi cất dấu. Thế là hết mũ đỏ! Ở chỗ xa hơn, người ta đọc chuyện “một giám mục tên tuổi, rất khắt khe về đạo đức với những người khác”, đã “thú nhận đồng giống luyến ái” để không phải vi phạm luật cấm đụng đến đàn bà.

Hơn là những chuyện khôi hài, nhiều khi hóm hỉnh, những chuyện đó trong thực tế không cho biết cái gì mới hơn những điều mà người ta đã biết, hay nghi hoặc, nhưng sự lột trần cơ cấu quyền hành nội bộ làm cho người ta thích thú. Với những chuyện nổi bật làm cho nhớ đến người trẻ Luther bị choáng váng khi khám phá ra những thú vui của La-mã thời Phục Hưng, đây là một thành phố mới của Borgia (dâm loạn) vừa thành hình.

Xung quanh một giáo hoàng không còn kiểm soát gì cả, là những cuộc chạy đua dữ dội để tranh giành chức vụ, những cuộc tranh đấu của các phe nhóm mà tất cả những thủ đoạn đê tiện đều được chấp nhận, những việc này đã được mô tả không e dè. Tòa Thánh Vatican giống như một chuyện cờ bạc về quyền hành. Tranh giành quyền hành trong giáo hoàng triều: đó là sách phúc âm mới của các giám mục, nếu người ta tin vào những tác giả của sách.

Những người này nhớ lại lời ước nguyện của họ đòi hỏi phải có sự cải cách cần thiết. “Đã đến lúc Giáo Hội phải lên tiếng xin lỗi Đấng Christ vì các quan chức của họ đã phạm phải không biết bao nhiêu điều bất trung và phản bội. (…) Quyển sách này là một con dao mổ đâm vào vết thương sâu và mưng mủ”. Tất cả những căn bản quyền hành thế tục của Vatican đều bị tố cáo. Đường lối chính trị của Tòa Thánh? “Một sự giả đạo đức thuần túy được hợp thức hóa”. Quần thần bao quanh Jean-Paul II?

“Những giám mục Ba-lan bám chặt vào đòn bẩy quyền hành với một tinh thần ngạo mạn nhất và chìm đắm trong những sự gửi gấm và những lời ca tụng của những kẻ nịnh hót muốn làm vừa lòng giáo hoàng”. Việc phong chức cho các giám mục? Là một hội chợ mà ở đó “những người bảo trợ và được bảo trợ” gặp nhau. Sự tranh giành? “Ai khéo uốn lưỡi, không cần biết người ấy suy nghĩ và suy nghĩ như thế nào, người ấy thành công”. Trong bản chất, đó là quang cảnh triều đình của một thể chế quân chủ tuyệt đối cuối cùng ở Âu Châu mà những người Saint-Simon La-mã mô tả tỉ mỉ với ác ý. Một triều đình mà ở đó “người cai quản ngôi nhà giáo hoàng, nếu ông ta biết cách, có thể dẫn dắt giáo hoàng theo như ý muốn, như người cầm dây cương dắt ngựa”. (Saint-Simon sinh ra ỏ Paris, 1675-1755, đã kể trong sách “Mémoires” hàng ngàn biến cố trong đời sống triều đình).

Đức ông Marinelli bình luận, “sách này là một hành động yêu thương Giáo Hội”. Trong một căn nhà nhỏ, mà ở sân thượng người đã xây một nhà nguyện để vinh danh Padre Pio (một tu sĩ dòng Capucin với những dấu sẹo, được phong chuẩn thánh trong tháng Năm vừa qua), mà người biết rõ, giám mục trong chiếc áo chùng thâm không rời bỏ sự khiêm nhượng cố hữu một đôi khi nhuốm vẻ khôi hài. “Tôi chỉ kể lại những điều tôi đã sống trong 35 năm ở giữa triều đình. Quỷ có mặt ở đó, nó làm việc trong lòng Giáo Hội. Ngay như Paul VI đã có lần nói: “Mùi vị của Satan đã vào trong Vatican”. Quyển sách này muốn tố cáo sự tham lam quyền hành quá độ tràn lan ở trong triều, tổ chức kim tự tháp của Giáo Hội và sự xâm nhập của phái Tam Điểm”. Một điều tố cáo cuối cùng, điều này có thể làm cho buồn cười, nếu người ta không nhớ lại những giao thiệp thân hữu lạ lùng của người cựu bộ trưởng tài chánh Vatican, tổng giám mục Paul Marcinkus, đã bị cho nghỉ việc cách đây mười năm, sau khi chuyện tai tiếng tài chánh có dính dáng tới Mafia và chi nhánh P2 của Tam Điểm được tiết lộ. Một vấn đề đen tối không giải quyết, giống như tất cả những chuyện bí mật xảy ra trong lòng Quốc Gia nhỏ: cái chết của vị chỉ huy lính gác Thụy sĩ, Alois Estermann, vợ của ông ta và viên cai Cédric Tornay, ngày 4 tháng 5, 1998, vấn đề được xếp lại vào tháng Hai vừa qua (luận cứ chính thức “một cơn điên” của anh này…); việc kết tội cho vay lãi, bắt chẹt để đòi tiền và gia nhập một hiệp hội của hồng y-tổng giám mục thành phố Naples, nhưng vẫn được giáo hoàng giữ lại trong chức vụ.


Tổng giám mục Paul Marcinkus
http://www.amnistia.net/news/articles/argsal/banqdieu/banqdieu_833.htm
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_I06/206_td-marcinkus.htm
http://www.pagina12.com.ar/1999/99-08/99-08-22/pag25.htm



Một truyền thống không thay đổi. Những bức tường cao bao quanh Vatican không để lọt ra ngoài một sự thật có thể gây phiền muộn cho tín đồ. Chỉ vì không tôn trọng luật về im lặng mà Marinelli bây giờ bị đưa ra tòa, và cả hăm dọa nữa. Có một điều lạ lùng, những báo hằng ngày của Ý không nhắc lại lời kêu gọi cải cách của Đức Ông, mà chỉ thích bàn đến những chuyện có những chi tiết đồi bại nhất. “Đó là chuyện bình thường, người chủ bút Lorenzo Ruggiero đã giải thích. Với hãng Fiat, Vatican trở thành một trong những đề tài cấm kỵ ở Ý. Chính vì sự từ chối của các nhà xuất bản khác mà con người tả
phái này, chống tu sĩ, đã chấp nhận phát hành sách của Đức Ông.
Giống như những nhà nghiên cứu về Kremlin thời trước, những người nghiên cứu về Vatican, với khả năng đáng nghi ngờ, tự hỏi. “Cuốn theo chiều gió ở Vatican” phải chăng là dấu hiệu tranh chấp nối ngôi? Đó có phải là tác phẩm của những người bảo thủ liên hệ với Opus Dei, rất hoạt động ở La-mã (những cuộc tấn công vào con “mực ma tam điểm”), hay của những người tiến bộ (lời kêu gọi hỗn láo để thành lập một Solidarnosc tu sĩ, một nghiệp đoàn của những nhân viên Giáo Hội)? Hay sách đó chỉ chứng nhận một sự khó chịu thực sự của một tổ chức trở về già?

Một cơ quan hiển nhiên đã bị chặn đứng
Sau hết, những hồng y Bernard Gantin và Joseph Ratzinger đã, tiếp theo sau quyển sách, đến lượt họ tố cáo tinh thần “tham lam chức vụ” của các giám mục. Và trước khi chết, vào tháng Sáu vừa qua, giáo chủ Anh quốc, hồng y Basil Hume, đã chỉ trích dữ dội sự tập trung cực độ của La-mã, đặc biệt là trong việc chọn lựa các giám mục, và sự xóa bỏ những Giáo Hội quốc gia. (Không cho độc lập, bắt buộc phải lệ thuộc La-mã).

http://www.traditioninaction.org/bkreviews/A_005br_GoneWithWind.htm
http://www.geocities.com/marcelorius/vaticano.html




Tác phẩm CUỐN THEO CHIỀU GIÓ Ở VATICAN

(Via col vento in Vaticano)

Nhưng có phải là đã quá trễ để cải tổ một cơ quan hiển nhiên đã bị chặn đứng? “Không bao giờ được tiết lộ, bí mật thứ ba của Fatima (1), lời tâm sự này được Đức Bà Đồng Trinh nói với những trẻ mục đồng Bồ, đã gây nên, Đức Ông Marinelli thì thầm, sự chia rẽ giữa các giám mục và hồng y, trước mắt một giáo hoàng đau yếu và bất lực. Chúng ta ở chỗ đó”. Đó là số phận của Giáo Hội La-mã. Jean-Paul II đã ám chỉ tới, một lần, ở bên Đức. Để tránh số phận đó, Ngài đã nói, chỉ có một giải pháp: cầu nguyện, cầu nguyện”.


http://www.rense.com/general6/maf.htm

Jean-Michel Demetz
Curée à la curie
Dans un livre qui fait scandale, un ancien prélat dénonce les jeux du pouvoir agitant la cité pontificale.
Atmosphère de fin de règne autour de Jean-Paul II.

De notre envoyé spécial
(L’Express No 2510, Semaine du 12 au 18 Aout 1999)
Au commencement, ou presque, il y a une lettre. Une citation à comparaitre, plus précisément. Frappée du sceau du tribunal de la rote romaine, c’est elle qui a déclenché un charivari d’enfer. Rédigé en latin, la langue officielle du Vatican, ce decretum turni ordonnait à Luigi Marinelli, 72 ans, un prélat retraité de la Congrégation pour les Eglises orientales, de se présenter, le 15 juillet dernier, devant des juges surtout connus pour pro-noncer la nullité des mariages des puissants de ce monde. Le monsignore devait s’expliquer sur un livre dont les magistrats du Vatican demandaient le retrait (sequestratio) des librairies, “ne damna graviora forte provocentur”, afin d’éviter des dom-mages plus graves”.
Jusqu’àlors confiné à une diffusion confidentielle, l’ouvrage incriminé, Via col vento in Vaticano (“Autant en emporte le vent au Vatican”), s’arrache aussitôt. “Un livre interdit, c’est un livre désiré”: en une jolie formule, son éditeur, le Milanais Lorenzo Ruggiero (éditions Kaos), résume tout. La bévue de la juridiction vaticane a fourni la plus efficace des publicités; c’est le miracle de la multiplication des exemplaires. “Mgr Gorge profonde” devient la proie des médias. L’affaire remonte jusqu’à la Chambre des députés, où un élu communiste interpelle le gouvernement sur cet acte d’intimidation à l’encontre d’un citoyen italien et d’un ouvrage publié en Italie, qui échappe donc, en principe, aux lois du Vatican. C’est Peppone volant au secours de Don Camillo!
Au sein de la curie, le gouvernement de l’Eglise catholique, on encaisse le coup et on évoque un règlement de comptes personnel. Cependant, dans les interminables couloirs des palais pontificaux, on se gausse des portraits peu charitables de cardinaux, à l’identité certs maquillée mais aisément recon-naissable. On rit, mais parfois aussi on tremble.
Car c’est une première. Marinelli et les autres auteurs, restés anonymes – ils ont signé I Millenari – viennent de l’intérieur d’une machine réputée pour sa formidable opacité. A l’évidence, ils en connaissent les rouages. Ecrit à plusieurs mains, le livre est une charge qui se lit à différents degrés. De ce bréviaire peu édifiant, on peut retenir les anecdotes salaces.. Celle de ce prélat alors qu’il s’ébattait, près du Circo Massimo, avec un jeune homme en “tenue d’Adam ou presque”. Dans le même chapitre sur l’homosexualité, présentée comme un instrument de promotion accélérée, on apprend qu’un secrétaire particulier, protégé du pape Paul VI, était ainsi promis à la pourpre cardinalice. Hélas pour lui, le jeune ambitieux se fit arrêter à la frontière suisse avec une valise bourrée d’argent qu’il allait mettre à l’abri. Adieu, barrette! Plus loin, on lit qu’”un prélat bien connu, d’une haute intransigeance morale pour les autres”, aurait fait voeu d’homosexualité” pour ne pas transgresser l’interdit sur le corps de la femme.
Plus que ces historiettes, souvent malicieuses, qui, en réalité, n’apprennent rien que l’on ne sache ou soupconne déjà, c’est la mise à nu des mécanismes du pouvoir interne qui fascine. Avec des accents qui rappellent le jeune Luther découvrant, atterré, les plaisirs de la Rome de la Renaissance, c’est une nouvelle cité des Borgia qui se fait jour. Autour d’un pape ne contrôlant rien, ce sont la course infernale aux postes, la lutte de clans où tous les coups bas sont permis qui sont crument dépeintes. Le Vatican comme un enjeu de pouvoir. Curée à la curie: voilà le nouvel évangile des prélats, à en croire les auteurs du livre.
Ces derniers appellent de leurx voeux l’indispensable réforme. “Le temps est venu pour l’Eglise de demander pardon au Christ pour tant d’infidélité et tant de trahisons. (…) Ce livre est un bistouri plongé dans une plaie profonde et purulente”. Tous les fondements du pouvoir temporel du Vatican sont dénoncés. La diplomatie du Saint-Siège? “Un concentré d’hypocrisie institu-tionnalisée”. L’entourage de Jean-Paul II? “Les prélats polonais s’accrochent aux leviers du pouvoir avec la plus grande impertinence et baignent dans les recommandations et lou-anges de la part de courtisans désireux de plaire au pape”. La nomination des évêques? Une foire où croisent “protecteurs et protégés”. La Curie? “Celui qui sait manier la langue, peu importe s’il pense et comment, celui-là fait carrière”. Au fond, c‘est le spectacle de cour de la dernière monarchie absolue d’Europe que ces Saint-Simon romains peignent avec une minutie maligne. Une cour où “le préfet de la maison ponti-ficale, s’il sait s’y prendre, guide le pape à sa guise comme les rênes un cheval”.
“Ce livre est un acte d’amour envers l’Eglise”, commente Mgr Marinelli. Dans son petit appartement, sur la terrasse duquel il a bâti une chapelle en l’honneur de Padre Pio (le moine capucin aux stigmates, béatifié en mai dernier), qu’il a bien connu, le prélat dans san robe noire ne se départit pas d’une humilité affectée où transparait parfois l’ironie. “Je raconte seulement ce que j’ai vécu trente-cinq ans durant au sein de la curie. Le démon est là, il travaille au sein de l’Eglise. Paul VI lui-même l’a dit un jour: “Le fumet de Satan est entré dans le Vatican”. Ce livre veut dénoncer le carriérisme effréné régnant à la curie, l’organisation pyramidale de l’Eglise et l’infiltration de la franc-maconnerie”. Une dernière accusation qui pourrait faire sourire si on ne se rappelait les étranges accointances de l’ancien argentier du Vatican, l’archevêque Paul Marcinkus, mis à l’écart il y a dix ans, après les révélations sur un scandale financier où étaient mêlées la Mafia et la loge maconnique P2. Sombre affaire restée irrésolue, comme tous les épisodes mystérieux survenus au sein du petit Etat: la mort du com-mandant de la garde suisse Alois Estermann, de son épouse et du vice-caporal Cédric Tornay, le 4 mai 1998, affaire classée en février dernier (version officielle: “un coup de folie” de ce dernier…); l’inculpation pour usure, extorsion de fonds et association de malfaiteurs du cardinal-archevêque de Naples, pourtant maintenu à son poste par le pape.
La tradition reste immuable. Les hautes murailles qui entou-rent le Vatican ne sauraient laisser filtrer une vérité suscep-tible de troubler les fidèles. C’est pour ne pas avoir respecté cette loi du silence que Marinelli est aujourd’hui poursuivi, et même intimidé. Curieusement, les quotidiens italiens n’ont guère relayé son appel à la réforme, préférant s’arrêter sur les anecdotes les plus croustillantes. “C’est normal, explique son éditeur, Lorenzo Ruggiero. Avec Fiat, la Vatican reste l’un des sujets tabous en Italie”. C’est d’ailleurs après le refus d’autres maisons d’édition que cet homme de gauche, anticlérical, a accepté de publier le monsignore.

Comme les kremlinologues d’antan, les vaticanologues à la fiabilité aussi incertaine, s’interrogent. “Autant en emporte le vent au Vatican” s’inscrit-il déjà dans la lutte de succession? Est-il l’oeuvre de conservateurs liés à l’Opus Dei, actif à Rome (les attaques contre la “pieuvre maconnique”), ou de progres-sistes (l’appel insolent à un Solidarnosc ecclésiastique, un syndicat des gens d’Eglise)? Témoigne-t-il seulement du ma-laise avéré d’une institution vieillissante?

Une institution à l’évidence bloquée
Après tout, les cardinaux Bernard Gantin et Joseph Ratzinger ont, à la suite du livre, à leur tour dénoncé “le carriérisme” des prélats. Et avant de mourir, en juin dernier, le primat d’Angleterre, le cardinal Basil Hume, critiquait violemment l’extrême centralisation romaine, notamment dans le choix des évêques, et l’effacement des Eglises nationales. Mais n’est-il pas trop tard pour réformer une institution à l’évidence bloquée? “Jamais révélé, le troisième secret de Fatima, cette confidence faite par la Vierge à des bergers portugais, évoque, murmure Mgr Marinelli, des dissensions entre évêques et cardinaux sous les yeux d’un pape malade et impuissant. Nous y voilà”. Ainsi en irait-il du destin de l’Eglise de Rome. Jean-Paul II y a fait allusion, une seule fois, en Allemagne. “Pour l’éviter, a-t-il dit, il n’y a qu’une seule solution: la prière, la prière”.

Jean-Michel Demetz

 

Nguồn: Sách " Đức Tin Và Lý Trí " , trang 729-738. Tác giả Trần văn Kha, nhà xuất bản Văn Nghệ, P.O Box 2301, Westminter , CA. 92683, USA.
--------------------------------------------
(1) Tài liệu của Avro Manhattan, “Vietnam why did we go”, trang 28.


- Bi mật thứ nhất là hình ảnh của hỏa ngục. (John Paul II đã bác bỏ hỏa ngục).

- Bí mật thứ hai, Nga Sô-viết sẽ cải đạo theo Giáo Hội Gia-tô La-mã. (Dân Nga đã không cải đạo, mà còn chống, trang 257).

- Bí mật thứ ba không được tiết lộ trước năm 1960. (Bây giờ là năm 2000, nhưng bí mật này vẫn không được tiết lộ, chắc chắn chỉ vì một lý do, “nó không giống ai”. Tiết lộ ra thì vỡ nợ).


Via col vento in Vaticano
recensione di Stefano Bolognini al libro Via col vento in Vaticano (1999) di I Millenari (Pseud.) inserita il 24/10/2005
Denuncia di un gruppo di cardinali delle rilassatezze, degli agi, dei raggiri, degli ozi, dell'ambizione, dell'arrivismo, della corruzione, degli intrighi, degli inganni, dei tradimenti e dei privilegi che si godono, o si mettono in pratica, in Vaticano.
L'intenzione degli autori, di cui si è fatto portavoce Monsignor Luigi Marinelli, è quella di riportare la Chiesa sulla "retta via".
Contiene un capitolo sull'omosessualità che
racconta quanto possa essere utile prestarsi ai "vizi" del cardinale o del vescovo giusto per far carriera ecclesiastica.
Il testo per oltre trecento pagine si limita a narrare gli intrighi di Palazzo e a denunciare quanto la stupidità sia, in Vaticano, una sorta di lasciapassare per i posti più in vista nella gerarchia ecclesiastica.
Via col vento in Vaticano poteva essere un testo epocale, ma, purtroppo, si limita a proporre quanto è già di dominio pubblico senza offrire il supporto di prove documentabili.
La Sacra Rota il 27 gennaio 1999 ha comunque ordinato il sequestro del libro e ne ha vietata la traduzione (per quanto consente la giurisdizione vaticana...).

Voto:
La riproduzione di questo testo è vietata senza la previa approvazione dell'autore.

Scheda dell'opera
Tutte le recensioni di Stefano Bolognini
Segnala a un amico


Các bài cùng tác giả

Trang Tôn Giáo