Dấu Giày Vatican Trên Quê Hương Tôi - Tập 1

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/DAUGIAY/DauGiay00.php

bản in mục lục | 28-Jun-2021

Tổng Quát:

Bộ sách này nói tổng quát về toàn bộ những sự thật về những rặng núi tội ác mà Giáo Hội La Mã đã liên lục chống lại nhân loại trong gần hai ngàn năm qua và được chia ra làm 3 tập như sau:

Tập I, Tập II, Tập III, Cảm Tạ,

_____________

TẬP I

Tổng quát về tham vọng thống trị toàn cầu và nô lệ hóa nhân dân thế giới bằng hệ thống tín lý Ki-tô. Tham vọng bất chính đại gian đại ác này được chúng tôi phân loại ra thành từng tội danh một. Mỗi tội danh là một đại thảm họa gây ra không biết bao nhiêu chết chóc đau thương khốn khổ cho các dân tộc. Nội dung của Tập 1 gồm có:

Chương 1: Những khu rừng tội ác loạn luân, tham tàn và man rợ trong kinh thánh Ki-tô

Chương 2: Tổng quát về khu rừng tội lỗi của GHLM trong gần 2000 năm qua.

Chương 3: Các đại diện Chúa thực sự chỉ là những tên ác quỷ và dâm tặc.

Chương 4: Các đại diện Chúa tàn sát lẫn nhau và bị người dân dưới quyền sát hại

Chương 5: Tác dụng những gương xấu của các ngài đại diện Chúa đối với xã hội con chiên

Chương 6: Những hành động cực kỳ dã man của bọn con chiên Âu Châu và con chiên người Việt

Chương 7: Chủ trương hủy diệt các tôn giáo khác và nền văn minh nhân loại

Chương 8: Chính sách ngược ngạo và dã man được Vatican triệt để thi hành ở Việt Nam

Chương 9: Con số nạn nhân bị Giáo Hội La Mã &và các bạo quyền tay sai địa phương tàn sát

Chương 10: Con số nạn nhân bị Giáo Hội La Mã &và các bạo quyền tay sai địa phương tàn sát

Chương 11 - 16: Một số tội danh tiêu biểu trong các khu rừng tội ác.

Chương 17: Các nhà trí thức Âu Châu chống đối Giáo Hội La Mã.

Chương 18: Những người vô thần, tín đồ độc thần giáo cuồng tín, và tín đồ đa thần giáo, ai lương thiện? Ai bất lương?

Chương 19: Lòng căm thù của nhân dân thế giới đối với GHLM và cuộc chiến

Chương 20: Lòng Căm Thù Của Nhân Dân Âu Châu Và Cuộc Chiến Chống Vatican Của Các Nhà Trí Thức Âu Châu

__________________

TẬP II

 Nói về những khu rừng hành động tội ác mà Giáo Hội La Mã và tập thể con chiên người Việt đã chống lại đất nước và dân tộc Việt Nam liên tục từ năm 1533 cho đến ngày nay. Nội dung của Tập 2 này gồm có:

Ch. 21: Giáo Hội La Mã can thiệp vào nội tình Việt Nam một cách cực kỳ thô bạo

Ch. 22. Những lời giáo huấn bất lương được GHLM cấy vào đầu óc con chiên người Việt

Ch. 23: Chính sách ngu dân của giáo triều Vatican ảnh hưởng mạnh đến tập thể con chiên người Việt dù họ là các nhà trí thức khoa bảng

Ch. 24-32: Khu rừng tội ác GHLM chống Việt Nam từ năm 1533 đến nay

Ch. 33: Đặc tính xảo quyệt của Giáo Hội La Mã và các ông bà con chiên người Việt

Ch. 34-36: Những Hành Động Bịp Bợm Của Người Việt Cờ Vàng Hải Ngoại

____________

TẬP III

Nội dung:  Những nỗ lực mà Giáo Hội La Mã dụ khi người Việt Nam theo đạo,  và các tổ chức yêu nước chống Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican và Đảng Cộng Sản Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ lịch sử. Nội dung của Tập 3 này gồm có:

Ch. 37: Ki-tô giáo nỗ lực dụ khị người Việt theo đạo rồi tổ chức họ thành những đội quân nội trùng.

Ch. 38: Các phong trào Kháng Chiến Việt Nam đánh đuổi Liên Xâm Lược Pháp – Vatican để giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc

Ch. 39: Đảng Cộng Sản Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ lịch sử giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc.

Ch. 40: Những nguyên nhân khiến cho các tổ chức nghĩa quân kháng chiến khác thất bại

Ch. 41: Mỹ tạo ra Ngô Đình Diệm trong tiến trình thay thế Pháp phục hồi quyền lực cho Vatican ở Việt Nam

Ch. 42: Hậu quả của việc Vatican nỗ lực vận động Pháp và Mỹ cấu kết với Vatican đánh chiếm Việt Nam làm thuộc địa

Ch. 43: Miệng Lưỡi Điêu Ngoa Xảo Trá Của Giáo Hội La Mã

Ch. 44-45: Diễn Biến tình trạng rã đám của ngụy quyền và quân đội miền Nam Việt Nam

Ch. 46: Những bất lợi của một nước nhỏ ở bên cạnh một nước lớn.

Ch. 47-49: Giá trị và tầm quan trọng của ngày thống nhất đất nước 30/4/1975.

Ch. 50: Đề nghị các biện pháp ngăn chặn những thủ đoạn lấn lướt của Vatican và cải huấn con chiên người Việt.

   

CẢM TẠ NHỮNG NGƯỜI ƠN

Thứ nhất: Tác giả xin chân thành kính dâng lời tri ân lên:

1.- Dưỡng phụ Nguyễn Quang Rặc thân kính của tôi:

Bộ sách này được thai nghén từ mùa thu năm 1947. Hồi đó, tôi còn là một em bé liên lạc viên trong Đại Đội Dân Quân huyện Phụ Dực, tỉnh Thái Bình cùng với một số anh em đồng đội còn lại may mắn thoát chết và không bị giặc bắt khi hành quân vào vùng hỏa tuyến vào thượng tuần tháng 6 năm 1947 để thực tập và rút kinh nghiệm chống phá đồn giặc Pháp – Vatican tại Đồn Vọng Hải, huyện Kiến Thụy, tỉnh Kiến An vừa mới trở về. Trong buổi tập họp (meeting)” chào mừng đón quân về do Mặt Trận Việt Minh huyện Phụ Dực tổ chức vào một ngày trong tháng 8 năm 1947, nhà ái quốc Nguyễn Quang Rặc, Chủ Tịch Ủy Ban Hành Chính Kháng Chiến huyện Phụ Dực, nhìn thấy tôi, một em bé thiếu nhi trong đoàn quân chiến bại này, ông hết sức xúc động và đem lòng thương quý tôi vô cùng. Mấy ngày sau, ông ra lệnh thuyên chuyển tôi về làm việc ở bên cạnh ông trong Ủy Ban Hành Chính Kháng Chiến huyện Phụ Dực, trú đóng tại nhà ông Tư Chân trong làng Vũ Hạ. Làm việc ở đây được khoảng chừng một tuần lễ, ông ngỏ ý muốn nhân tôi làm dưỡng tử. Tôi sung sướng nhân lời. Ông yêu cầu tôi phải về xin phép bố mẹ tôi cho tội được làm con nuôi của ông. Tôi về báo tin và xin phép bố + mẹ tôi và được bố + mẹ hoan hỉ đồng ý. Tồi trở lại Ủy Ban Hành Chính Kháng Chiến báo tin cho ông biết tin mừng này. Ông tỏ ra vô cùng sung sướng và đặt tên tôi là Nguyễn Kim Đồng. Ngày kế đó, ông dùng một chiếc xe đạp chở tôi về trình diện thân mẫu của ông là Bà Cụ Phó ở làng Tràng Lũ và tổ chức bữa cơm ăn mừng “gia đinh có thêm đứa con nuôi Nguyễn Kim Đồng.

Cũng nên biết Kim Đồng là tên của một thiếu nhi sinh năm 1929, có tên thật là

Nông Văn Dèn, người Nùng, ở thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Anh là người đội trưởng đầu tiên của tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Đội TNTP HCM được thành lập ngày 15 tháng 5 năm 1941. Bí danh của năm đội viên đầu tiên là: Kim Đồng, Cao Sơn, Thanh Minh, Thanh Thủy, Thủy Tiên…

Kim Đồng đã cùng đồng đội làm nhiệm vụ giao liên, đưa đón Việt Minh và chuyển thư từ. Trong một lần đi liên lạc, khi cán bộ đang có cuộc họp, anh phát hiện có quân Pháp đang tới nơi cư trú của cán bộ, Kim Đồng đã đánh lạc hướng họ để các bạn của mình đưa bộ đội về căn cứ được an toàn. Kim Đồng chạy qua suối, quân Pháp theo không kịp liền nổ súng vào anh. Kim Đồng ngã xuống ngay bên bờ suối Lê Nin(Cao Bằng) ngày 15 tháng 2 năm 1943, khi vừa tròn 14 tuổi. Tháng 7 năm 1990, Kim Đồng được truy tặng danh hiệu Anh Hùng Lực Lược Vũ Trang.

[Dù rằng, cái tên Kim Đồng đã trở thành cái đích cho bọn lính thập ác tại Xóm Đạo Trại Táo [kế cạnh làng Tô Xuyên (quê tôi) trong những năm 1950-1953] nhắm tới và thường xuyên tiến vào làng Tô Xuyên truy tìm tôi để sát hại như chúng đã sát hại các anh Vệ Bất (Phạm Văn Bất), anh Hào Bột (Phạm Văn Bột) cùng nhiều người khác trong làng Tô Xuyên và ở các làng kế cận. Thế nhưng, tôi cũng như mọi người trong gia đình tôi đều cảm thấy rất hãnh diện về chuyện tôi mang cái tên Nguyễn Kìm Đồng. Lý do là cái tên này vừa là biểu tượng cho“người anh hùng tí hon” với những hành động hăng say thoát ly gia đình lên đường đi đáp lời sông núi:

Gặp khi tổ quốc lâm nguy,

Bỏ trường, bỏ bạn tôi đi diệt thù. [Việt Án Anh]

Sau khi trở về Ủy Ban Hành Chính Kháng Chiến huyện Phụ Dực (lúc đó tạm thời đóng chốt tại nhà ông Tư Chân ở làng Vũ Hạ), tôi được chỉ định làm công việc phụ giúp anh Nguyễn Văn Bẳng, Trường Phòng Văn Thư trong Ủy Ban Hành Chính Kháng Chiến Huyện Phụ Dực. Rồi, vào một buổi sáng, ông kéo tôi vào phòng làm việc riêng, ra lệnh cho tôi ngồi vào cái ghế đối diện với ông qua cái bàn giấy của ông, ông nói:

“Con đường cách mạng mà chúng ta đang theo đuổi là một con đường dài được chia ra làm nhiều chặng. Chặng đầu tiên là đại cuộc đuổi giăc cứu nước, giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc.

Con cũng nên biết rằng, chính trị mà không có ý thức cách mạng là thứ chính trị đui, chính trị mà không có quân sự là chính trị què, và quân sự mà không có chính trị là quân sự mù. Làm cách mạng mà kiến thức và văn hóa yếu kém thì sẽ không thể nào tạo nên được nguồn sáng có sức mạnh chiếu rọi vào bức màn u minh che giấu những sự thật lịch sử , và do đó  sẽ loạng quạng ,khó có thể tiến hành những biện pháp cách mạng mang lại lợi ích cho nhân dân và cho đất nước.

“Qua thời gian làm việc chung với con trong những ngày vừa qua cũng như tìm hiểu về việc học hành của con và những hoạt động của con trong những ngày tháng mà con phục vụ trong Đại Đội Dân Quân Phụ Dực từ đầu năm đến nay, bố nhận thấy con là người có nhiều ưu điểm:

- Có tâm huyết và nhiệt tình đối với đất nước và dân tộc.

- Hồn nhiên, chân chất, thất thà, mộc mạc, nhã nhặn, nhưng ngay thẳng,không lệch lạc.

- Có lòng dũng cảm, và có quyết tâm bền chí để theo đuổi một việc làm cho tới thành công.

- Thông minh, biết sử dụng lý trí để phân biệt phải trái, giữa thuận lý và nghịch lý,… Đặc biệt là có trí nhớ rất tốt mà bố cho là tuyệt vời!

Với những ưu điểm trên đây, bố nghĩ rằng nếu con nghe theo những lời dặn dò của bố, thì con có thể trở một nhà viết sử chân chính.

Theo kinh nghiệm của bố, với hoàn cảnh đất nước hiên nay, chính quyền ta có thể dễ dàng huy động hàng triệu thanh niên liều chết hy sinh thân mình để chiến đấu cho đại cuộc đuổi giặc ngoại xâm, giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc. Nhưng cũng có thể nói rằng thật là rất khó mà kiểm được mươi lăm người có đủ tài năng, kiến thức và những đức tính cao qúy để trở thành một nhà sử học chân chính. Bố thiết tha mong muốn mai này con sẽ trở thành một trong các nhà trí thức phất cờ tiên phong mở đường cho Phong Trào Lý Trí để cho các nhà trí thức người Việt theo đó mà tiến lên đem những sự thật lịch sử (đã bị Giáo Hội La Mã cấu kết với giặc Pháp cố tình bưng bít) phơi bày ra trước ánh sáng công luận.

Hiện tại, trình độ văn hóa của con còn quá kém, cho nên con cần phải trở lại trường học để bồi dưỡng thêm văn hóa và kiến thức. Muốn thực hiện được ước mong như vậy của bố, con phải luôn luôn cố gắng tranh thủ thời gian mà trau dồi kiến thức bằng mọi cách để:

- Vượt qua bậc trung học, vào học đại học chuyên về ngành sử học cho đến khi hoàn tất ít nhất là bậc 1 (cử nhân) ở đại học,

- Có khả năng đọc trôi chẩy và hiểu thấu được những tài liệu lịch sử thế giới được biên soạn bằng tiếng Pháp hay tiếng Anh.

Muốn thế, con phải quyết tâm theo đuổi việc học, tìm đến nơi nào có cơ hội thích hợp nhất và dễ dàng cho việc học ngoại ngữ để có thể thực hiện được ý muốn của bố. Kỳ vọng của bố đặt vào nơi con là như vậy! Mong con đừng phụ lòng bố!”  (Tháng 9/1947).

Sau này, đọc bản văn ghi lại nơi hai trang 76-77 trong sách Thập Giá và Lưỡi Gươm (TP Hồ Chí Minh: Nhà Xuất Bản Trẻ, 1988) và Bản Án Chế Độ Thực Dân Pháp đăng trong Trang Điện Tử do Ban Quản Lý Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh (https://www.bqllang.gov.vn/ ), làm chủ, tôi tin rằng dưỡng phụ của tôi hoặc là đã được học tập tài liệu này rồi nung nấu trong lòng mối quốc thù của dân ta đối với Liên Minh giặc Pháp – Vatican mà uy thác cho tôi nỗi lòng này của Người.

Viết xong, ông trao lá thư này cho tôi và bảo tôi đi xuống xã Đồng Tiến, để trao lá thư của ông cho ông Hứa Văn Mam. Ông Mam lúc đó là chủ tịch Ủy Ban Hành Chính Kháng Chiến Xã Đồng Tiến, đang trú đóng trong một ngôi chùa trong làng Đông Tiêm (kế bên làng Hòe Thi). Bố nuôi tôi nhờ ông Mam lo giúp tôi ghi danh theo học Lớp Nhất Trường Cơ Bản huyện Phụ Dực. Lớp học này do thày Vũ Tiến Trưng đảm trách vấn đề ăn và ở trong thời gian tôi theo học ở đây.

Kể từ đó, tôi mang cái tên Nguyễn Kim Đồng trong suốt thời gian hai niên học 1947-1948 (hoàn tất Lớp Nhất), niên khóa 1948-1949 (học các môn Pháp Văn, Hình Học Và Đại Số với Thày Vũ Tiến Trưng ở làng Quan Đình), và niên khóa 1949-1950 theo học năm thứ 3 (Lớp 8) ở Trường Trung Học Tư Thuc Nguyễn Du tại Làng Cổ Hội, Phủ Thái Ninh, Thái Bình.

Thưa Bố,

Tính đến nay (ngày 1/3/2021), ước nguyện của Bố trao lại cho con đã trải qua một thời gian quá dài gần 74 năm trời, con mới hoàn thành được một phần trong ước vọng này của Bố. Đó là bộ sách “Toàn Bộ Sự Thật Về Khu Rừng Tội Ác Của Giáo Hội La Mã Và Tập Thể Con Chiên Người Việt” để kính dâng lên Bố, mong được Bố hài lòng và cảm thấy vui mừng giống như ngày Bố đem con về trình diện với gia đình Bố năm 1947.

2.  Những người thân trong gia đình tôi:

2.1  Bố + Mẹ:

 Bố + Mẹ tôi là những người chất phác, đã sinh ra và nuôi dưỡng tôi, đặc biệt là đã giáo dục tôi theo nếp sống đạo lý vị tha trong tinh thần cởi mở và “dĩ học vi tiên” của nền văn hóa cổ truyền Tam Giáo Đồng Nguyên của dân tộc. Hơn thế nữa, Bố + Mẹ đã để lại cho cá nhân tôi cũng như tất cả anh, chị, em chúng tôi tấm gương cần cù, lao động chân chất, thật thà, và luôn đọc những câu ca dao thay cho những bài học về đức dục và kinh nghiệm ở đời.  

Nhờ cái đức vĩ đại và cao quý này của Bố+Mẹ tôi mà tôi đã thoát khỏi những khi gặp hoàn cảnh hiểm nghèo cũng như gặp khó khăn từ ngày tôi thoát ly gia đình, bước theo các bậc đàn anh thời Việt Minh, và tiếng gọi của non sông. Thế rồi chìm nổi với thời cuộc và lận đận với đất nước trong suốt chiều dài 30 năm chiến tranh và 46 năm sống tha hương ở nơi quê người đất khách. Trong thời gian này, tôi đã gặp không biết bao nhiếu khó khăn cực nhọc, những trường hợp bị “những phường tiểu nhân đắc thế ” và “bọn cuồng nô vô tổ quốc.”  Có lẽ do thuyết nhân quả của nhà Phật với câu nói “cha mẹ hiền lành để đức cho con”, cứ mội lần tôi gặp khó khăn thì lại có một qúy nhân bất ngờ xuất hiện tự ý giúp tôi thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn môt cách dễ dàng với một tấm lòng hết sức vị tha. Tôi còn nhớ lúc đó, có người báo tin cho gia đình biết là tôi đã hy sinh trong cuộc hành quân ở vùng hỏa tuyến, tấn kích đồn Vọng Hải, huyện Kiến Thụy, tỉnh Kiến An trong một đêm tối trời vào cuối tháng 6 năm 1947. Sau cuộc hành quân đầy nguy hiểm này, tôi về thăm nhà, chị Nghiêm kể lại:

“Hôm nọ, Ủy Ban Hành Chính & Kháng Chiến Xã báo tin cho gia đình mình rằng em và anh Nguyễn Thành Khức (ở làng Tô Đàm) đã hy sinh vì tổ quốc ở Kiến An. Hai ngày sau đó, Ủy Ban Hành Chánh & Kháng Chiến và các đoàn thể trong Mặt Trận Việt Minh của xã tổ chức lễ truy điệu cả em và anh Khức ở Mô Quán Lồ (một mô đất lớn ở kế bên Quan Lồ). Họ mời gia đình mình đến tham dự và cả nhà đều có mặt ở đó, ngoại trừ thày. Thày không tin rằng em đã chết và nói rằng, “Thằng Chon (tên gọi của tôi ở làng) nó không chết. Cái đầu nó ở gáy tròn như cái gáo dừa, nó sẽ sống lâu đến 80, 90 tuổi. Đi đến đâu, nó cũng được qúy nhân phò trợ. Hậu vận của nó rất khá!” Bây giờ thấy em còn sống về nhà, thế mới biết lời thầy nói là đúng phóc! Mừng quá đi!”

Tính ra, trong đời tôi, có tới trên dưới 40 lần được thoát hiểm như vậy. Lần nào cũng xẩy ra đúng như lời nói của Bố tôi mà Chị Nghiêm kể lại như trên. Vấn đề này đã được tội nói rõ từng trường hợp trong bài viết ”Kiểm Nghiệm Luật Nhân Quả Trong Đời Tôi” .

2.2 Các anh em trong gia đình tôi.

Tất cả đã thay tôi lo cho Bố + Mẹ  (từ khi tôi thoát ly gia đình vào đầu năm 1947), gánh chịu những khó khăn và khổ nhục của thời thế trong 30 năm chiến tranh. Khi di chuyển vào miền Nam sinh sống từ cuối tháng 3 năm 1955, tôi được anh Yêm và anh Thể luôn luôn bao dung tôi những khi tôi lận đận ở miền Nam.

2.3  Người bạn đời của tôi.

Người đã kề vai sát cánh và chìm nổi với tôi gần 50 năm trời, nhất là những năm mới đến định cư ở Hoa Kỳ với những khó khăn về tài chính, thiếu thốn trăm bề. Đặc biệt sau nhiều năm  được tôi thuyết phục, nàng đã nhất định cùng tôi theo đuổi lý tưởng chiến đấu cho cái quyền được tìm hiểu và công bố những sự thật ghê tởm của Giáo Hội La Mã cho người dân Việt. Chính Nàng lập ra trang nhà sachhiem.net, sachhiem.org và quản thủ mọi việc, từ văn tới võ… để đăng tải những tác phẩm của chúng tôi và các tác giả khác, có cùng lý tưởng và những giá trị theo nàng tự ý thẩm định. Sau này, với sự phát triển về vấn đề truyền thông, nàng chạy đua theo những kỹ thuật truyền thông mới, để lập thêm kênh Youtube “Mảng Lịch Sử Chưa Viết” ghi lại những cuộc nói chuyện sống động theo nhu cầu thời sự. Quan trọng hơn nữa là nàng cáng đáng luôn các việc chỉnh sửa máy móc trong nhà, nàng còn luôn giúp đỡ tôi hàng ngày trong việc sử dụng máy vi tính, giúp tôi tìm tòi và mua các tài liệu lịch sử cần thiết. Đó là không kể đến công việc thường ngày như nấu nướng, lau quét, dọn dẹp nhà cửa, nhiều khi nàng còn làm cả thợ may, thợ mộc, thợ điện … để giải quyết những nhu cầu lặt vặt trong đời sống, như một người đàn ông vì tôi thực sự không có những năng khiếu để làm những việc đó như nàng. Nàng là tai, là mắt, là đầu óc và chân tay của tôi. Nàng quả thật là một trong những quý nhân phù trợ đúng như lời Bố tôi đã nói về tôi.

2.4  Các con của tôi:

Tôi cám ơn trời đã cho tôi đàn con rất ngoan hiền, sống theo tấm gương chăm chỉ cần cù của vợ chồng chúng tôi. Nhờ các con ngoan mà các con dễ dàng kiếm được việc làm theo đúng nghề mà chúng đã theo học ở đại học. Chúng cũng lập gia đình với những người làm việc chuyên nghiệp và lương thiện. Tất cả các con tôi chưa hề  nghĩ đến những chuyện bất lương, không hề có hành động nào làm xấu hổ mẹ cha hay dân tộc Việt Nam ở nước ngoài.

3. Các thày và các bạn.

Đồng thời, tôi cũng xin chân thành cám ơn:

3.1.- Các thầy cô giáo,

Tất cả đều là những ân sư của tôi. Xin kể ra đây những thày nào tôi còn nhớ: Cụ Đồ Doanh, người thày đầu tiên dạy tôi chữ Hán, và tập đọc, tập viết chữ Quốc Ngữ. Cụ Đồ Ba Suýt dạy tôi học Chữ Hán với cuốn Luận Ngữ.

Tại Trường Làng Tô Xuyên, thày Trần Phác dạy tôi họ hết 3 và tôi tốt nghiệp với Bằng Sơ Học Yếu Lược vào mùa hè năm 1944.

Trong Khóa Học Chu Kỳ Cộng Sản Từ thời Cộng Sản Nguyên Thủy Đến Chủ tại Nghĩa Cộng Sản Khoa Học khi tôi gia nhập Đoàn Thiếu Nhi tại Làng Tô Xuyên: Đồng chí Phạm Quang Hải.

Trong những giờ sinh hoạt chính trị trong Đại Đội Dân Quân Huyện Phụ Dực năm 1947: Đồng chí Nguyễn Duy Khôi.

Tại Trường Sơ Học Bổ Túc Huyện Phụ Dực di tản về hoạt động tại một căn nhà kế bên Đình Làng Quan Đình, Xã Đồng Tiến, năm 1949: Thày Vũ Tiến Trưng dạy tôi Lớp 5, chữ Pháp, Hình Học và Đại Số.

Tại Trường Trung Học Nguyễn Du, ở làng Cổ Hội, Thái Ninh, Lớp 8, Các thày Huân (Việt Văn), Thày Đoan (Anh Văn), Thày Tăng Xuân (Địa Lý), Bà Tăng Xuân An (Pháp Văn), Thày Long (Lịch Sử). không nhớ tên thày dạy Hình Học và Đại Số.

Tại Lớp Luyện Thi Đệ Nhất Cấp, Trương Bách Khoa Bình Dân, Sàigòn 1956 -1957: Thày Nguyễn Sỹ Tế (Việt Văn) Thày Đặng Trần Thường (Anh Văn), thày Quản Quang Hoa (Đại Số và Hình Học)

Tại Trường Trung Học Cộng Hòa ở Đường Pasteur, Sàigòn, Lớp 9 năm 1957: Thày Phạm Văn Vận (Đại Số và Hình Học), Thày Rock Cường (Pháp Văn), Thày Hoàng Lý Văn (Anh Văn), Thày Bàng Bá Lân (Việt Văn), Thày Hư Chu (Sử Địa).

Tại Trường Trung Học Tao Đàn ở Đường Lê Văn Duyệt Sàigon, Lớp 11: Thày Bùi Xuân Yteen (Việt Van), Thay Rọck Cường (Pháp Văn), Thày Hoàng Lý Văn (Anh Văn), Thày Nguyễn Đặc Đại (Hình Học) Thày Phúc (Đại Số , Thày Vỹ (Lý Hóa) Thày Trần Văn Sơn (Thi Văn Pháp trong thế kỷ 19, Thày Nguyễn Duy Diễn (Sửa Và Địa)

Tại Trường Đại Học Sư Phạm Sài gòn, Ban Sử Địa Khóa 4 (1961-1964): Trong 3 niên học này, có khoảng hơn 15 giáo sư giảng dạy, trong đó có gần 1/3 là người Pháp

a). Các giáo sư người Việt gồm có;

Giáo-sư Tăng Xuân An dạy địa lý Việt Nam,

Giáo-sư Hùynh Văn Hai dạy môn sư phạm thực tập,

Giáo-sư Nguyễn Ngọc Cư dạy sử Trung Cổ Việt Nam,

Giiáo–sư Nguyễn Khắc Kham dạy Sử Ấn Độ,

Giáo-sư Trương Bửu Lâm dạy phương pháp sử

Giáo-sư Quách Thanh Tâm dạy cổ sử Ai Cập, cổ sử La Mã và đia lý thực hành,

Giáo-sư Phan Thi Nguyệt Minh (Bà Nguyền Văn Thơ) dạy Anh văn,

Giáo-sư Nguyễn Huy Bảo và Giáo Sư Trương Công Cừu dạy môn tâm lý sư phạm,

Giáo-sư Tước dạy môn quản trị học đường,

Giáo sư Bửu Lịch và Giáo-sư Nguyễn Bình Minh dạy môn xã hội học,

Giáo-sư Nguyễn Bá Nhẫn dạy môn địa lý tài nguyên thiên nhiên.

b). Các giáo sư người Pháp gồm có:

Giáo-sư Rescoussier dạy môn Climatology,

Giáo-sư Teulière dạy môn Geography humaine,

Giáo-sư Bourrier dạy môn Sử Trung Cổ Âu Châu,

Giáo-sư Flamand dạy môn Sử Nhật Bản và Sử Đông Nam Á,

Tại Georgetown University in Washinton DC 1966-1967 Bà Jones dạy ESL.

Tại Ohio University in Athens, Ohio, từ tháng 1967-1969: Tại đây, tôi phải bù đầu đọc quá nhiều sách, trở thành vua tra tự điển, và phải gạo bài để làm các bài thi trong các kỳ thi giữa khóa (midterm examinations), và các bài thi cuối khóa học (final examinations) thường xẩy ra gần như hàng tuần. Vì thế mà tôi không còn có tâm trí nhớ đến danh tính của các giáo sư dạy các lớp học của tôi, ngoai trừ Dr Parmer dạy môn Sử Đông Nam Á, Dr. Ngô Tôn Đạt dạy mộn Politics in South Vietnam, và Dr. Boy, academic advisor của tôi trong thời gian tôi theo học tại trường đại học này.

3.3.  Những ân nhân và những người bạn tốt của tôi

Anh Doãn Quốc Sỹ, người anh kết nghĩa trong thời chúng tôi cùng theo học các lớp ESL tại Georgetown University, Washington D.C. Anh chị Doãn Quốc Sỹ đã bao dung tôi, cho ở nhờ và ăn uống trong thời gian từ ngày 22/9/1969 đến cuối tháng 12/1969 khi tôi mới hồi hương từ Hoa Kỳ về Sàigòn.

Những người bạn tốt trong những năm trôi nổi từ khi tôi phải bỏ làng ra đi để trốn thoát bọn lính đạo Trại Táo truy lùng: Họ là những người tôi luôn luôn ghi lòng tạc dạ. Những gia đình người Mỹ đã đến với chúng tôi trong những ngày đầu bơ vơ ở Hoa Kỳ. Những ông/bà cấp trên và những bạn đồng môn lúc tôi làm việc ở sở Học Chánh Tacoma trong những niên học 1975 -1998. Những người này đều có ít nhiều những hành động hay lời nói ấm lòng trong thời gian làm việc cùng nhau.

3.4.  Xin chân thành cảm tạ các những tác giả và những người bạn thân:

Nhiều anh chị đã gửi tặng tôi những tài liệu vô cùng quý giá để tôi tham khảo khi biên soạn bộ sách lịch sử này và các tác phẩm khác của tôi. Nhờ vậy mà các tác phẩm lịch sử của tôi mới có thêm những chứng từ rất thuyết phục.

Nhân đây, tôi cũng không quên rất nhiều những người bạn trẻ đồng hành hiện nay, có người chưa từng gặp, có người đã gặp năm qua, hàng ngày đã âm thầm giúp chúng tôi phổ biến những bài viết của cho các bạn trẻ trên các mạng xã hội trong khi các sách vở của chúng tôi bị các cơ quan truyền thông chèn ép.

Thánh nhân còn có khi lầm. Chắc chắn là dù cho có cố gắng bao nhiêu đi nữa, các tác phẩm tôi cũng vẫn còn có ít nhiều thiếu sót về phương diện nào đó.

Tôi cũng thành khẩn ước mong nhận được những lời chỉ giáo của các bậc cao minh trong việc làm vén bức màn dầy đặc do “thế lực đen” dựng nên để phủ kín những sự kiện lịch sử dân tộc Việt Nam từ giữa thế kỷ 17 cho đến ngày nay.

Trân trọng,

Việt Án Anh Nguyễn Mạnh Quang

– Ngày 01/05/2021

 

LỜI NÓI ĐẦU

Cách đây không bao lâu, chúng tôi vừa mới biên soan xong bộ sách Lịch Sử Và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã. Bộ sách này được chia ra làm nhiều phần, mỗi phần chia ra làm nhiều mục, và mỗi mục lại được chia ra làm nhiều chương. Tất cả có 8 phần, 26 mục và khoảng 125 chương. Bộ sách này rất đồ sộ, có thể lên tới hơn 3 ngàn trang (khổ 8 X 11 với khổ chữ Tahoma 11). Một bộ sách đồ sộ như vây, tất nhiên là cũng có cái lợi, nhưng cũng có cái bất lợi.

A.  Lợi Điểm: Lợi điểm của bộ sách này là nó sẽ rất hữu ích đối với các nhà trí thức biên khảo và giới sinh viên ngành sử học cho việc tìm hiểu sâu rộng, và tham khảo các tư liệu cần thiết. Hai giới người biên khảo và sinh viên trong ngành sử học là những người rất quan tâm đến công việc phát huy tinh thần sử học để nuôi dưỡng lòng yêu nước trong tâm hồn các em học sinh và sinh viên, các thế hệ rường cột giữ nước và phát huy tinh thần dân tộc.

B.  Điểm bất lợi: Thế nhưng, đại khối nhân dân không phải là những nhà biên khảo sử học hay sinh viên theo ngành sử học, mà thông thường chỉ là những người đọc sử tài tử. Những cuốn sách đồ sộ như vậy khiến cho họ nản lòng, không muốn đọc. Dĩ nhiên là số người thuộc nhóm B này rất nhiều, có thể nói là nhiều gấp cả trăm hay ngàn lần nhóm A ở trên.  

Trong khi đó, các nhà viết sử say mê thiết tha với công việc biên khảo sách sử đều không muốn mất đi các độc giả thuộc nhóm A và cũng không muốn mất đi các độc giả thuộc nhóm B. Vì vậy mà, họ đều phải cố gắng đáp ứng cho nhu cầu đọc sử của cả hai nhóm độc giả này. Chính vì thế mà:

1.- Sau khi hoàn tất bộ lịch sử Vietnam: A Dragon Embatlled (New York: Frederick A. Praeger, Publishers, 1967) dài 1346 trang, sử gia Joseph Buttinger lại biên soạn một cuốn sách có cùng đề tài nhưng ngắn gọn hơn, có nhan đề là Vietnam: A Political History (New York: Frederick A. Praeger, Publishers, 1968), dài 566 trang.

2.- Sau khi biên soạn Bộ Việt Sử Tân Biên Gồm 7 Tập (Sàigon: xuất bản và phát hành vào năm 1959, mỗi tập khoảng gần 500 trang, năm 1960, sử gia Phạm Văn Sơn lại biên soạn thêm cuốn Việt Sử Toàn Thư dài hơn 700 trang. Sau năm 1975, cả bộ sách Việt Sử Tân Biên và cuốn Việt Sử Toàn Thư này đều được nhà xuất bản Đại Nam in lại và phát hành ở hải ngoại.

3.- Các Nhà sử học Lee Benns, Mary Carlton, và J. H. Hayes dư biết có hàng trăm cuốn lịch sử thế giới được biên soạn thu gọn vào khoảng từ 800 đến hơn 900 trang, mà ông vẫn cố gắng biên sọan bộ sách lịch sử thế giới gồm 3 tập với nhan đề là:

a).- Ancient Civilizations – Prehistory to The Fall of Rome (New York: Macmillan Publishing, Co., Inc., 1983), dài 528 trang.

b).- Medieval and Early Modern Times - The Age of Justinian to The Eighteenth Centrury (New York: Macmillan Publishing, Co., Inc., 1983) dài 505 trang,

c).- Modern Times – The French Revolution to The Present (New York: Macmillan Publishing, Co., Inc., 1983) dai 568 trang.

4.- Hai nhà sử học Lee Benns và Mary Elizabeth Seldon cũng dư biết có hàng trăm tác phẩm lịch sử Âu Châu nói về thời kỳ từ năm 1870 cho đến giữa thập niên 1960 được biên soạn ngắn gọn thành một tập sách khoảng gần một ngàn (1000) trang, họ cũng vẫn biên sọan một bộ sách lịch sử nói về lịch sử Âu Châu trong khoảng thời gian này gồm 3 cuốn:

a).- Europe 1870-1914 (New York: Appleton Century Cropts, 1965) dài 394 trang.

b).- Europe 1914-1939 (New York: Appleton Century Cropts, 1965) dài 522 trang.

c).- Europe 1939 to The Present (New York: Appleton Century Cropts, 1965) dài 532 trang.

Phần trình bày trên đây giúp cho độc giả nhìn thấy rõ lý do tại sao chúng tôi phải biên soạn tập sách này. Tập sách này là phiên bản thu nhỏ của Bộ sách Lịch Sử Và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã đã nói trên, với hy vọng có thể đáp ứng cho nhu cầu đọc sách của các độc giả thuộc Nhóm B. Mục đích cuối cùng là có thêm được nhiều người nắm vững một cách tổng quát đạo Ki-tô giáo La Mã, và tham vọng nô lệ hóa nhân dân thế giới. Trong hoàn cảnh thế giới phương Tây đã tìm cách thoát ra ảnh hưởng của Giáo Hội La Mã, thì Giáo Hội La Mã càng bám víu vào những dân tộc ở nơi xa xôi, như Việt Nam, trong lúc người dân chưa hiểu nhiều về lịch sử đen tối của họ. Họ đang ra sức tuyên truyền láo khoét để những sự thật này phải bị chôn vùi để họ thẳng thớm giày xéo lên quê hương chúng ta. Mong rằng các bạn đọc cùng quan tâm như chúng tôi trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa đặc thù của dân Việt, để tránh cho dân ta không bị rơi vào vòng nô lệ cho một Giáo Hội siêu tham tàn và siêu quỷ quyệt đó.

Trân trọng,

Nguyễn Mạnh Quang –

Ngày 01 tháng 05 năm 2021

 

CHƯƠNG DẪN NHẬP

 Sơ Lược Về Gia Phả Và Cái Chết Của Ông Jesus:

Nhiều người thắc mắc về con người thật của Giê-su. Thật ra vấn đề này cũng không liên quan nhiều đến những hành động của Giáo Hội La Mã đối với nhân loại từ lúc nó ra đời ở thế kỷ thứ 4 đến nay. Vì giáo hội này do Vua La Mã là Constantine lập ra, dựa vào nhân vật Giê-su chứ không phải là đạo Giêu-su nguyên thủy. Tuy nhiên, để đáp ứng thắc mắc cho những ai muốn tìm hiểu thêm, chúng tôi xin ghi ra vài nét về nhân vật Giê-su như sau. Nếu bạn đọc muốn biết thêm chiều sâu của vấn đề, có thể tham khảo tác phẩm của Giáo Sư Trần Chung Ngọc soạn chung với tôi trong tựa bài “Người Việt Nam Theo Đạo Giê-Su Là Vì Cái Gì?” đã đăng trên trang nhà sachhiem.net (https://sachhiem.net/TCN/TCNtg/DAOGIESU/TCN_NMQ1.php)

Về Gia Phả Của Ông Jesus.

a.- Học giả Charlie Nguyễn ghi nhân:

Theo sách Talmud, một cổ thư của các tu sĩ Do Thái, thì Jesus là một đứa con hoang. Vào năm bà Maria lên 16 tuổi, trong dịp đến nhà ông cậu là Gioakim để săn sóc bà vợ của ông ta là I-sa-ve (Elizabeth) lúc đó đang mang bầu Gioan – Baotixita được 6 tháng thì bà Maria đã bị một người lính La Mã tên là Panthera hiếp dâm. Tên này gốc người Sidon (tức Li Băng ngày nay) đi lính lê dương cho Đế Quốc La Mã và được giữ xạ thủ. Y chết tại Đức, lúc đó cũng là thuộc địa của La Mã, vào năm 62 tuổi và được chôn tại Bingerbruck. Hiện nay người ta đã tìm thấy bia mộ của tên lính này, trên đó có khắc hình một người lính La Mã tên là Panthera. Tấm bia mộ này hiện được lưu trữ tại bảo tàng Viện Bad Kreuzenach, Đức quốc. Trường đại học của Dòng Tên tại Trung Tây Hoa Kỳ hiện dùng các tài liệu này để giảng dạy “giáo lý mới” về gia phả Jesus.

b.- Sách Encyclopedia Britannica ghi nhận:

Bốn người anh em và nhiều chị em gái của ông Jesus đều được nói đến ở trong kinh sách của ông Mark 6. (Không có căn bản nào trong bản văn này nói rằng những người anh chị em này là những người cùng cha khác mẹ hay là anh em con chú con bác đối với ông Jesus, và làm như vậy là phản lại động cơ giáo điều chủ nghĩa.) Tất cả các danh tính bà con của ông Jesus chứng tỏ rõ ràng cái tính chất thuần túy Do Thái của gia đình ông ta. Tên mẹ của ông Jesus là Mary (Miriam), tên bố ông ta là Joseph, và tên các người em của ông ta là James (Jacob), JudasSimon.

Về Nguyên Nhân Đưa Đến Cái Chết Của Ông Jesus:
Như vậy là từ ngay từ khi chào đời cho đến khi lớn lên đến tuổi trưởng thành, ông Jesus sống với bà mẹ đẻ là Bà Maria, ông bố ghẻ là ông Joseph làm nghề thợ mộc cùng với đàn em cùng mẹ khác cha. Lớn lên, vào khoảng tuổi 12, ông Jesus thường bỏ nhà đi thang thang và phát ngôn bừa bãi rất ngông nghênh, rất hợm hĩnh và rất thiếu văn hóa. Nhiều khi ông tự xưng là con của Chúa Trời. Ngoài ra, ông thường phóng ra những lời hỗn xược, ngược ngạo rất phi luân. Dưới đây là những lời nói như vậy của ông Jesus:

“Ta đến đây không phải mang lại sự bình an, mà là mang gươm giáo. Ta đến đây để con trai chống lại cha, con gái chống lại mẹ, con dâu chống lại mẹ chồng và làm cho người trong nhà trở thành thù địch chống lại nhau. Kẻ nào yêu kính cha mẹ hơn ta thì không đáng gì đối với Ta, và kẻ nào yêu thương con cái hơn Ta cũng không đáng gì đối với Ta.” (Matthew 10:34-37)

“3 Khi rưọu hết, bà mẹ của Jesus nói với Jesus rằng “không còn rượu nữa” (And when thay ran out of wine, the mother of Jesus said to him, They have no wine.) 4 Jesus nói với Bà rằng, Này bà,Ta với ngươi có mắc mớ gì với nhau? [(John 2: 3- 4)].

Nhiều khi, hứng chí, ông Jesus lên án và chửi bới những người Do Thái thuộc hệ phái Pharisee

Cũng nên biết, vào thời ông Jesus, nước Do Thái đã bị Đế Quốc La Mã chiếm đóng và thống trị từ năm 64 TTL.  Dân Do Thái theo đạo Do Thái (Jewdaism) và vào thời ông Jesus, tôn giáo này đã phân hóa thành nhiều hệ phái:

“- Hệ phái Pharisees độc quyền chiếm giữ đền thánh Jerusalem, có số tín điồ đông nhất.
- Hệ phái Sadducess ít tín đồ, nhưng rất bảo thủ và cuồng tín cực đoan….
-Hệ phái Essenes giáo phái đông thứ nhì sau Pharisees. Giáo phái này cấp tiến nhất.”

Cũng nên biết, bản chất của những người theo tôn giáo độc thần là cuồng tín, rất háo sát và rất hung dữ, hung dữ đến độ họ sẵn sàng tàn sát những ngưởi thuộc các tôn giáo khác và tàn sát cả những người cùng thờ một ông Chúa, nhưng thuộc hệ phái khác. Bằng chứng là người Ki-tô La Mã đã từng tàn sát những người Ki-tô Tin Lành, người Ki-tô Chính Thống và những người Ki-tô Anh Giáo. Cùng là tín đồ Hồi Giáo, người tín hữu Hồi Giáo Sunnei và người Hồi Giáo Shiite cũng giết hại lẫn nhau không khác gì những người Ki-tô giáo La Mã giết hai những người tín hữu Ki-tô thuộc các hệ phái khác. Chính vì thế mà ông Jesus bị những người thuộc các hệ phái Do Thái Giáo khác muốn hãm hại ông.

Đồng thời, có những khi, trong cơn hứng chửi bới lung tung, ông cũng chửi và lên án cả chính quyền Đế Quốc La Mã. Vì thế mà chính quyền La Mã cũng không ưa ông.

Vì nằm dưới ách thống trị của Đế Quốc La Mã, người dân Do Thái rất thù ghét chính quyền La Mã và muốn đánh đuổi quân giặc ngoại thù này ra khỏi đất nước Do Thái. Có những người thấy ông Jesus tự xưng là con của Chúa Trời và nói những lời chống chính quyền La Mã, thỉnh cầu ông đứng ra lãnh đạo tổ chức lực lượng nghĩa quân vũ trang giải phóng nước Do Thái thoát khỏi ách thống trị của Đế Quốc La Mã. Thế nhưng, trong cơn bốc đồng, nổi hứng, ông chỉ chửi bới và lên án chính quyền Đế Quốc La Mã cho đã miệng, chứ thực ra, ông không hề có ý định và cũng không có khả năng làm chuyện lớn như vậy, cho nên, ông không thể đáp ứng được khát vọng của họ. Vì thế mà người dân Do Thái mới khinh rẻ ông, coi ông như một người gây rối xã hội và cần phải khử diệt. Sự kiện này được sách sử ghi lại rõ ràng như sau:

“Cũng như ông Jesus (tin tưởng), nhiều người Do Thái tin rằng ông Jesus là Chúa Cứu Thế mà họ đã ngóng đợi từ lâu. Họ thỉnh cầu ông dấn thân nhận lãnh trách nhiệm lãnh đạo lực lượng vũ trang giải phóng đất nước thoát khỏi ách thống trị của Đế Quốc La Mã, nhưng ông không quan tâm đến việc này. Ông cho biết ông tìm cách giải phóng con người về đạo đức và tinh thần. Thất vọng và giận dữ, nhiều người Do Thái quay ra chống ông, kết án ông và bắt ông nộp cho các viên chức chính quyền Đế Quốc La Mã đề hành hình ông. Viên Thống Đốc của chính quyền La Mã là ông Pontius Pilate ra lệnh xử tử ông theo luật pháp của chính quyền La Mã và hào hồi đó là đóng đinh thân xác ông trên một cái giá chữ thập rồi đem đi cắm ở sườn Núi Sọ cùng với hai tên tử tội khác để phơi nắng phơi mưa cho đến chết.”

Qua những câu chuyện kể trên, chúng tôi có thể suy đoán ra rằng ông Jesus chết vì vạ miệng.

Đạo Ki-tô Do Thái Nguyên Thủy
  
Chết rồi, ông Jesus được tôn vinh là Chúa Cứu Thế. Môn đệ của Jesus lập đạo Ki-tô Do Thái và lột xác thành đạo Ki-tô La Mã.

Đế Quốc La Mã chiếm nước Do Thái làm thuộc địa từ năm 63 trước Công Nguyên và thống trị quốc gia này kể từ đó cho đến ngày đế quốc La Mã sụp đổ. Ông Jesus bị bắt và bị hành hình vào năm 33. Mãi tới cuối thế kỷ thứ 1 đạo Ki-tô Do Thái mới xuất hiện. Vào thời đó, đại đa số người dân trong đế quốc La Mã theo đa thần giáo. Tập quán của họ là thờ đủ mọi thứ thần như thần núi, thần sông, thần đồng ruộng, thần ái tình, vân vân. Cũng vì thế mà việc người Do Thái tôn vinh ông Jesus lên là Chúa Cứu Thế và lập đạo để thờ cúng cầu khấn không bị chính quyền ngăn cấm.

1.- Tín Đồ Ki-tô Do Thái Không Chấp Nhận Quyền Lực Nhà Nước:
Cho tới đầu thập niên 230, thời Giáo Chủ Pontianus (230-235), tức là vào khoảng hai trăm năm sau khi Chúa Jesus thọ hình, con số tín đồ Ki Tô Do Thái trong Đế Quốc La Mã lên tới vào khoảng 70 ngàn người. Con số này so với khối dân khổng lồ sống trong Đế Quốc La Mã thì thật là quá khiêm tốn. Chính quyền đương thời thi hành chính sách khoan dung đối với tất cả các tôn giáo ở trong đế quốc miễn rằng họ phải tuân hành luật lệ của nhà nước. Trong khi đó thì các nhà truyền giáo Ki Tô Do Thái lại rao truyền dạy dỗ tín đồ chỉ được thờ có Thượng Đế Jehovah và Chúa Jesus thôi. Họ không được phép thờ bất cứ ông thần nào khác. Đồng thời, tín hữu Ki Tô Do Thái lại từ chối, không chịu tuân hành một số luật pháp của chính quyền, đặc biệt là họ từ chối cái khoản luật lệ đòi mọi người phải thờ phượng vị thần mà Hoàng Đế La Mã đang thờ cúng. Sự kiện này được sách Living World History ghi lại như sau:

“Viên chức chính quyền La Mã lức bấy giờ chấp nhận nhiều tôn giáo hiện diện ở trong đế quốc miễn là các tôn giáo này chấp nhận quyền lực của chính quyền. Tuy nhiên, nhiều luật lệ của Đế Quốc La Mã, đặc biệt là những luật về việc thờ phượng của hoàng đế lại bị các tín đồ Kitô giáo từ chối, không chịu tuân hành.”

Hậu quả là họ bị coi như là kẻ thù của nhà nước, tất nhiên là bị đối xử như kẻ thù trong đế quốc, nghĩa là họ bị ngược đãi, bị bách hại, bị tấn công và bị tàn sát không một chút nương tay.

2.- Đạo Ki tô Nguyên Thủy Bị Bách Hại Như Thế Nào?
Khi tình hình trở nên bất ổn, lại thêm thiên tai xẩy ra triền miên khiến cho nhân dân đói khổ, loạn lạc nổi lên cướp phá và viên chức chính quyền trở thành những thứ sâu dân mọt nước, gây nên rất nhiều bất công trong xã hội và bất mãn trong nhân dân. Tất nhiên là tín hữu Ki Tô Do Thái không thể nào tránh khỏi trở những con dê tế thần của chính quyền đế quốc, và trăm tội sẽ đổ lên đầu họ.

Thường thì họ bị truy lùng, tóm cổ, rồi bị đưa ra tòa xử tội và trừng phạt tùy theo chức vụ hay địa vị của mỗi người trong tổ chức hay hội đoàn tôn giáo của họ. Hình phạt sẽ được quyết định tùy theo thành tích đã làm của họ, tùy theo mức độ thù ghét của chính quyền và tùy theo lòng dân địa phương đối với họ. Có rất nhiều người bị xử tử theo kiểu ông Jesus thọ hình trước kia. Có khị họ bị liệng cho thú dữ cào cấu và ăn thịt ở ngay giữa đấu trường.


Hoàng đế
Diocletian (284-305)

Hoàng Đế Neron (54-68) quy trách nhiệm cho người theo đạo Ki Tô Do Thái về vụ hỏa hoạn trong kinh thành La Mã vào năm 64 sau TL. Ông ra lệnh trừng phạt họ rất là tàn nhẫn. Vào những năm từ 249 đến 251 và nhất là lần chót vào năm 303 dưới thời Hoàng Đế Diocletian (284-305), tình trạng của họ thật là vô cùng khốn khổ. Người tín hữu Ki Tô Do Thái sống trong cảnh ám ảnh không biết bị bắt và bị giết vào lúc nào. Tình trạng này được sách The Decline and Fall of The Roman Church ghi nhận như sau:

“Từ khi Tông đồ Simon Peter chết vào năm 67 sau TL cho đến năm 312, có 31 vị kế nghiệp ông ta làm giáo chủ, giữ vai trò như là vị giám mục tại La Mã. Không có ai trong số 18 vị giáo chủ đầu tiên được chết yên lành trên giường bệnh. Tất cả đều là bất đắc kỳ tử.”

“Cá nhân ông (Giáo Chủ Pontian), là một tín hữu Ki Tô (Do Thái), dĩ nhiên, ông nhìn thấy tương lai rất là đen tối. Vào bất cứ lúc nào, ngày hay đêm, ông cũng có thể bị giết ngay tại chỗ. Luật pháp La Mã cho phép như vậy. Hoặc là ông có thể bị bắt, bị bỏ tù rồi bị giết ở trong tù hay bị dẫn đi diễn hành tới một vận động trường ở La Mã cho dã thú ăn thịt trước con mắt thích thú của khoảng chừng 80 ngàn khán thính giả để xem như một màn thể thao, hoặc là có thể bị gửi đi làm việc cực nhọc cho đến chết trong các khu mỏ của người La Mã ở một nơi nào quanh vùng Địa Trung Hải.”
“Ngày 27/9/235, tân hoàng đế Maximinus ban hành một sắc lệnh theo đó thì tất cả các nhà lãnh đạo Ki Tô Do Thái giáo từ tu sĩ, phụ tế, học giả cho đến các giám mục đều bị bắt; các tòa nhà của họ đều bị đốt; nghĩa địa của họ bị đóng cửa; tài sản cá nhân của họ bị tịch thu. (Trong những thời kỳ có chính sách khoan hồng, những người theo đạo Ki Tô Do Thái được phép chôn cất người chết của họ ở những nơi đặc biệt, và ngay cả khi còn sống ở ngoài xã hội, họ cũng không được làm chủ bất động sản.” “Giáo Chủ Pontian bị lính của Hoàng Đế Maximinus bắt vào ngày 27/9/235 và bị đưa vào Khám Đường Mamertine ngay ngày hôm đó... Đồng thời ông Hippolytus 70 tuổi, một nhân sĩ Ki Tô Do Thái có tiếng tăm cũng bị bắt vào ngày 29/9, và bị đưa đi khu mỏ chì tại đảo Sardinia. Bị đưa đến La Mã, Giáo Chủ Pontian bị tra tấn hành hạ vào khoảng mười ngày, hy vọng là ông sẽ khai cho nhà cầm quyền biết những tin tức về các nhà lãnh đạo khác của đạo Ki Tô Do Thái (nhưng ông đã không tiết lộ gì cả), rồi sau đó ông cũng bị kết án và bị đưa đi các khu hầm mỏ ở Sardinia. Ông tới đây vào ngày 12/10/235.”

3.- Hoàn Cảnh Lịch Sử Đưa Đến Việc Đạo Ki-tô Do Thái Lột Xác:
Trong thời gian này, vì muốn gây thanh thế trong cuộc chiến giành giật ngai vàng, Hoàng Đế Galerius đã từng nổi tiếng bách hại đạo Kitô quay ra thay đổi chính sách bằng cách ban hành “Sắc Chỉ Khoan Dung” (Edict of Toleration) vào ngày 30 tháng 4 năm 311 với mục đích lôi kéo Giáo Hội Ki-tô Do Thái và tín đồ của tôn giáo này về phe ông để chống lại các đối thủ chính trị. Nhờ vậy mà các tu sĩ và tín đồ Kitô được sống đời tự do, không còn bị bách hại như những ngày trước đó. "Bạng duật tương trì, ngư ông đắc lợi." Cuộc chiến giành giật ngai vàng vẫn còn tiếp diễn, các thế lực chống đối nhau cũng muốn tỏ ra khoan dung và độ lương đối với tín đồ Ki-tô để lôi kéo họ về phe cánh của mình. Không thể để cho Hoàng Đế Galerius độc quyền độ lượng, Hoàng Đế Maxentius (anh em rể với Hoàng Đế Constantine) bèn ra lệnh trả lại cho giáo hội và tín đồ Kitô tất cả những khoản tài sản đã bị chính quyền tịch thu trong những năm trước đó. Nhưng rồi, sáng sớm ngày 28/10/312 Hoàng Đế Maxentius bị Hoàng Đế Constantine đánh bại trong trận đánh tại Cầu Milvian.


Hoàng Đế Constantine

Thấy rằng thu phục Giáo Hội Kitô là một thủ đoạn chính trị khôn ngoan để gia tăng thanh thế, vì thế mà ngay buổi chiều hôm đó, Hoàng Đế Constantine thân hành đến gặp các nhà lãnh đạo của Giáo Hội Kitô Do Thái để thuyết phục. Đây là một buổi họp giữa một bên là những người đại diện cho Giáo Hội Ki-tô là Giáo Chủ Miltiades (gốc Phi Châu sinh tại La Mã), 62 tuổi, cùng với người phụ tá là Giám-mục Silvester 59 tuổi (thân mẫu rất có thể là người La Mã, và chính ông ta tự nhận là gốc Đức, các sử gia nghi ngờ ông là người La Mã), và một bên đại diện cho chính quyền Đế Quốc La Mã là Hoàng Đế Constantine, một người La Mã chính tông, mới có 31 tuổi. Chủ đích của Hoàng Đế Constantine trong cuộc họp này là kiến tạo một liên minh giữa thế quyền (chính quyền) và thần quyền (tôn giáo) với mục đích lôi kéo khối tín đồ Kitô Do Thái về phe ông để tăng cường thế lực, và cũng là dùng họ làm thành phần nòng cốt để bảo vệ chế độ.

4.- Hoàng Đế Constantine Và Giáo Hội Do Thái:
Theo Collier's Encyclopedia, (Macmillan Education Company, New York: 1990, page 212), thì tên thật của ông là Flavius Aurelius Constantinus và sinh vào khoảng năm 280 (có tài liệu nói là ông sinh năm 217) tại Naissus (ngày nay nằm trong xứ Serbia). Ngày 1/5/305, Hoàng Đế Diocletian thoái vị. Một hội đồng bốn người nhiếp chính được thành lập và thân phụ của ông trở thành một trong bốn người trong hội đồng nhiếp chính này. Cũng vào năm đó, thân phụ ông lên ngôi tức là Hoàng Đế Constantius Đệ Nhất, và cũng từ đó ông thường theo cha trong những chiến dịch tiến đánh người Picts tại Anh quốc. Năm 306, Hoàng Đế Constantius Đệ Nhất qua đời. Ông được quân sĩ tôn lên nối nghiệp cha, nhưng mãi hơn một năm sau ông mới được chính thức nhìn nhận là hoàng đế. Lúc bấy giờ có nhiều người thuộc nhiều phe tranh giành ngôi hoàng đế. Những người đó là:

- Constantine,
- Maximilian (bố vợ của Constantine, bị Constantine giết chết vào năm 310)
- Galerius (chết vào năm 311)
- Maximinus (Marcus Aurelius Valerius Maximnus),
- Valerius Licinius
- Maxentius (Con của Maxmian, bị Constantine đánh bại vào năm 312)
- Maximinus Daia.

Constantine là con người đầy thủ đoạn, xảo quyệt, bất nhân và tàn ác hơn bất kỳ chính trị gia nào khác từ trước tới lúc đó và cả cho đến ngày nay. Khi phải đương đầu với quá nhiều đối thủ chính trị, Constantine cầu hôn với công chúa Fausta, con gái của Maxiamin, với thâm ý là làm giảm bớt đi được một kẻ thù. Cơ hội đến, ông giết luôn cả cha vợ. Sau đó, ông lại giết luôn cả em vợ. Và cuối cùng khi thành công rồi, vào năm 326, ông giết luôn cả người vợ thân yêu của ông là bà Fausta và người con trai của ông là Crispus. “Cọp dữ không nỡ ăn thịt con”, dã thú như loài cọp còn không nỡ ăn thịt con. Ấy thế mà Constantine đã giết luôn cả người con ruột của ông ta. Như vậy là ông ta còn tệ hơn cả loài dã thú. Việc làm bất nhân và bạo ngược này khiến cho sử gia Caleb W. Davis phê bình rằng:

“Ông có nhiều đức tính đáng quý, nhưng việc sát hại người con trai của ông là Crispus và người vợ của ông là bà Fausta vào năm 326, dù là vì lý do cá nhân hay chính trị thì nó cũng cho ta thấy bề trái của cái đức tính tốt này của ông ta.”

Dưới đây là sách lược thanh toán các đối thủ chính trị của Constantine. Khởi đầu, năm 307, Constantine xin kết hôn với Công Chúa Fausta, ái nữ của Maximian, một địch thủ mạnh nhất trong các địch thủ của ông. Như vậy là ông đã có được một liên minh mạnh nhất, trội hơn rất nhiều so với các đối thủ còn lại. Đến năm 310, ông tìm cách hạ thủ bố vợ ông là Maximian. Năm 311, Galerius qua đời. Như vậy, Constantine chỉ còn lại có hai đối thủ. Chính ông và người em vợ của ông là Maxentius (em ruột của bà Fausta) thống lãnh vùng lãnh thổ phía Tây. Valerius Licinius và Maximinus Daia thống lãnh vùng phía Đông. Để giảm bớt số kẻ thù, Constantine gả em gái cho Licinius. Thế là ông có Licinius liên minh với ông để canh chừng và cầm chân đối thủ Maximinus Daia ở phía đông. Ngay sau đó, ông tính đến việc thanh toán đối thủ ở ngay gần kế ông là Maxentius, người em vợ thân yêu của ông.

Nhớ đến cái khối hơn 70 ngàn tín hữu Ki Tô Do Thái thà chết chứ không bỏ đạo, ông liền nghĩ ra một kế hoạch vô cùng tinh vi để lôi cuốn họ vào phe của ông. Sau khi thắng được trận đánh tại Cầu Milivian, ngày 28/10/312, ông thân hành đến gặp giáo chủ Miltiades có Giám Mục (bishop) Silvester ở bên cạnh. Ông nói với hai nhà lãnh đạo tôn giáo này rằng vào buổi chiều hôm trước khi chuẩn bị quân sĩ cho trận đánh, ông thấy có một dấu hiệu: cây thánh giá của Jesus nằm đè lên mặt trời, và có một giọng nói huyền diệu nói với ông rằng: “Trong dâú hiệu này ngươi sẽ chiến thắng.” Ông cho biết chuyện đó xẩy ra vào đêm hôm trước (đêm vừa qua). Sáng nay, ông ra trận với dấu hiệu (thánh giá) đó sơn lên trên những tấm khiên (mộc) và đầu ngựa. Ông tin rằng ông đã thắng trận đánh tại Cầu Milvian là do quyền lực và sức mạnh của cái dấu hiệu (thánh giá) đó.”


Trận chiến ở cầu Milvian

Để tỏ ra là người thành khẩn tin vào sức mạnh huyền diệu của cây thánh giá đó, ông khẩn khoản Giáo Chủ Miltiades cho ông xin hai trong ba cái đinh kỷ vật mà trước kia đã được dùng đóng Chúa Jesus lên cây thập giá khi thọ hình. Ông cho biết ông sẽ dùng:

- Một cái (đinh) cắm vào vương miện của ông, và nói rằng ông sẽ nhân danh Chúa Jesus cai trị Đế Quốc La Mã.

- Cái đinh thứ hai sẽ được dùng làm hàm thiếc cho con ngựa của ông. Ông cũng nói cho họ biết rằng ông sẽ nhân danh Chúa Ki Tô, cỡi con ngựa này ra trận chống lại tất cả kẻ thù của Chúa Ki Tô cũng như chống lại kẻ thù của đại diện của Chúa (tức là vị giám mục hay giáo chủ của giáo hội Ki Tô) tại La Mã). Ông nói: “Trong tương lai, là tông đồ của Chúa Ki Tô, chúng ta sẽ tuyển chọn vị giám mục tại La Mã (giáo hoàng)." Ngoài ra, ông còn hứa là ông sẽ ra lệnh xây một ngôi thánh đường (basilica) Peter đồ sộ ở ngay trên ngọn đồi tại La Mã và di hài của Thánh Phao Lồ sẽ được đưa đến chôn cất ngay tại chỗ Ngài (Peter) bị giết.

Ngày hôm sau, ngay từ lúc rạng đông, Hoàng Đế Constantine cùng Hoàng Hậu Fausta đến thăm Giáo Chủ Miltiades và Giám Mục Silvester, rồi kéo nhau đi dạo quanh khu Đồi Vatican. Tất cả những lâu đài và dinh thự trên vùng này trước kia thuộc gia đình Laterani (gia đình bà Fausta), một gia đình danh gia vọng tộc ở La Mã. Đây là một dinh thự lớn nhất và đồ sộ nhất, di sản của Hoàng Đế Maximian, và trở thành của hồi môn của Hoàng Hậu Fausta. Hoàng Đế Constantine dẫn hai ông Miltiades và Silvester vào trong căn dinh thự này và long trọng tuyên bố: “Kể từ đây, tòa dinh thự này là của Giáo Chủ Miltiades và của những người tiếp nối ngôi Tông Đồ Peter.”

Sau đó, tất cả trở lại nhà Giáo Chủ Miltiades. Hoàng Đế Constantine nhận lãnh hai cái đinh. Giáo Chủ Miltades giữ lại cái đinh thứ ba.

5.- Đạo Ki-tô Do Thái Biến Thành Giáo Hội Ki-tô La Mã:

Những lời tuyên bố và hứa hẹn hào hiệp cũng như tất cả những cử chỉ ưu ái của Hoàng Đế Constantine làm cho Giáo Chủ Miltiades ngạc nhiên như từ trên trời rớt xuống. Ông không thể trả lời được câu nào mà chỉ gật đầu lìa lịa. Suốt đời ông, cho đến bây giờ đã 62 tuổi trời, ông chỉ biết có những ngôi nhà thờ tầm thường giống như một căn nhà nhỏ bé, chưa bao giờ ông lại mơ tưởng đến một ngôi thánh đường nguy nga đồ sộ như Constantine vừa nói. Tuy nhiên, ông chỉ ước mong chính quyền hủy bỏ chính sách khủng bố và từ bỏ chính sách bách hại và ngược đãi đạo Ki Tô, để cho các tu sĩ và tín hữu của ông được tự do truyền đạo và hành đạo. Có lẽ, trong thâm tâm, ông muốn từ chối hết tất cả những đặc quyền, đặc lợi về chính trị và vật chất do chính quyền ưu đãi.

Có thể ông đã biết rằng một khi mà tôn giáo lãnh nhận ân sủng của quyền lực hay dựa vào chính quyền để có những đặc quyền đặc lợi thì tôn giáo sẽ bị hư thối như tất cả các tổ chức chính trị khác từ trước đến giờ, và hậu quả là tôn giáo sẽ bị quần chúng khinh rẻ, coi như là một đảng cướp không hơn không kém. Như vậy là phản lại cái lý tưởng cao đẹp của Chúa Ki Tô. Vì thế mà ông chỉ muốn thi hành đúng theo những gì Chúa Ki Tô đã truyền dạy, và không bao giờ ông lại mơ màng đến chuyện đem tôn giáo vào nương bóng và dựa thế chính quyền để thị oai và mở rộng tôn giáo. Trong khi đó thì Silvester lại cho rằng Constantine "có thể giúp ích cho kế hoạch cứu rỗi toàn cầu của Chúa Jesus."

Với kinh nghiệm nhiều năm lăn lộn trên chính trường và chiến trường, với kinh nghiệm lão luyện đã từng sử dụng những mánh mung để loại bỏ các đối thủ chính trị ra khỏi đấu trường, và với khả năng sắc bén trong việc nhận xét những người đối thoại, cho nên ngay khi vừa mới tiếp xúc và nói chuyện với hai nhà lãnh đạo của Giáo Hội Ki-tô Do Thái, Hòang Đế Constantine đã thoáng nhìn ra có sự bất đồng chính kiến như trên giữa hai nhà lãnh đạo Ki-tô Do Thái giáo về vận đề cộng tác với ông, và ông cũng đã nghĩ đến phương cách khai thác tình trạng sức khỏe suy yếu của Giáo Chủ Miltidates để lôi kéo Giám-mục Silvester đi theo ông. Vì thế ông nói lời bóng gió như nhắn nhủ với họ rằng:

"Trong tương lai, cùng là tông đồ của Chúa Ki Tô, chúng ta sẽ giúp nhau tuyển chọn vị giám mục tại La Mã (giáo chủ).”

Rõ ràng là câu nói này nhằm để khích lệ Silvester rằng nay mai khi tuyển chọn vị giáo chủ kế tiếp, sẽ có bàn tay ông trong việc này. Nói xong, ông đi liền ra mặt trận để thanh toán những kẻ thù còn lại.

Mười lăm tháng sau, tháng 1 năm 314, Giáo Chủ Miltiades qua đời. Cho đến khi chết, ông vẫn giữ vững lập trường là giáo hội Ki Tô Do Thái không nên nhận một đặc ân hay đặc quyền nào của chính quyền. Ông nghĩ rằng giáo hội có thể lãnh nhận đất đai và các căn nhà ở của nhà nước ban phát cho cũng đã là quá lắm rồi. Ông không thể nào chấp nhận việc dùng quyền lực chính trị và quân sự để làm phương tiện truyền bá đạo Kitô. Sau khi Giáo Chủ Miltiades qua đời, Hoàng Đế Constantine cho tổ chức một hội nghị gồm tất cả các tu sĩ Ki Tô tại La Mã. Tại hội nghị, ông tuyên bố:

“Chúng ta đã tuyển chọn để chấp nhận Silvester là người lên nối nghiệp Giáo Chủ Miltiades và Tông Đồ Peter để làm đại diện của Chúa Ki Tô Jesus.”

Toàn thể hội nghị đồng ý việc Hoàng Đế Constantine chọn ông Silvester làm giáo chủ. (Đúng ra là Giám Mục ở địa phận Rome) Ngay sau đó, Silvester được tấn phong long trọng mà có lẽ từ trước cho đến lúc đó chưa có ông giáo chủ (giám mục ở Rome) nào có được cái vinh dự này. Sau đó, Giám-mục Silvester [sau này được gọi là Giáo Hoàng Sivester I (314-335)] cùng vào họp bàn với Hoàng Đế Constantine trong Dinh Lateran. Không ai biết được hai người đã bàn thảo về những vấn đề gì. Nhưng chắc chắn là họ đã thỏa thuận với nhau về nhiều vấn đề quan trọng.

Kể từ đây, quyền hành điều khiển Giáo Hội nằm trong tay Hoàng Đế Constantine và Giáo Hội Ki-tô Do Thái trở thành một tổ chức tay sai tiếp sức cho Hoàng Đế Constantine củng cố uy quyền và duy trì quyền lực. Vì thực trạng này, bộ máy quản trị tín đồ của giáo hội cũng được tổ chức rập khuôn theo tổ chức bộ máy quản lý nhân dân của Đế Quốc La Mã. Thế rồi, không biết vì lý do gì mà năm 324, Hoàng Đế Constantine chia đôi Đế Quốc La Mã thành:

1) Đế Quốc Tây Phương với thủ đô hành chánh là Rome,

2) Đế Quốc Đông Phương với thủ đô hành chánh là Constantinople (thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay).

Rồi ông dời đô sang Constantinople. Nhờ vậy mà vị giám mục ở Rome (sau này gọi là giáo hoàng) được ủy nhiệm quyền hành rộng rãi về thế tục và được hưởng rất nhiều đặc quyền đặc lợi trong đế quốc. Sự kiện này được sách sử ghi lại như sau:

"Vào năm 324, Hoàng Đế Constantine quyết định bỏ Rome và dời đô đến Constantinople, nay là thủ đô Istambul của Thổ Nhĩ Kỳ. Lý do là lãnh thổ của Đế Quốc La Mã lúc đó trải rộng về phía đông gồm có những quốc gia thuộc Bắc Phi, Trung Đông, Tiểu Á và một phần Đông Âu. Thủ đô cũ của đế quốc đặt tại Rome trở nên quá xa đối với lãnh thổ phía đông, cho nên không còn thích hợp cho việc cai trị của đế quốc nữa. Thủ đô mới của Đế Quốc La Mã tại Constantinople tồn tại và phát triển trong hơn một ngàn năm (từ năm 324 đến 1453) với 88 đời hoàng đế kể từ Constantine.

Từ sau khi Rome bị các hoàng đế La Mã bỏ trống từ năm 324, thì các giám mục ở Rome bắt đầu âm mưu củng cố quyền lực bằng cách liên kết với các vua chúa của các nước Tây Âu để tách rời khỏi quyền lực của hoàng đế La Mã tại Constantinople. Dần dần, Constantinople không còn đủ sức kiểm soát lãnh thổ phía Tây gồm các nước Âu Châu nên Đế Quốc La Mã bị tách làm hai. Kitô giáo gắn liền với đế quốc cũng bị tách ra làm hai giáo hội.

Giám-mục ở Rome tự xưng là "Thượng Phụ của Giáo Hội Tây Phương" (Patriarch of the West Church) và giám mục tại Constantinople tự xưng là "Thượng Phụ của Giáo Hội Đông Phương (Patriarch of the East Church) Hai Giáo Hội Đông và Tây của Kitô Giáo vẫn cố gắng thuận thảo với nhau từ thế kỷ 4 đến 1054 thì tách rời hẳn. Năm 1204, Vatican tổ chức cuộc Thập Tự Chinh Thứ Tư (The Fourth Crusade) tàn phá Constantinople gần thành bình địa. Constantinople trở thành thuộc địa của Vatican trong 57 năm (1204-1261).

 Sự kiện này cũng được sách The Decline and Fall of The Roman Church ghi lại như sau:

Cấp tiến nhiều hơn và việc ban cấp quyền hành là tổ chức mới của giáo hoàng. Kinh thành Rome được chia ra thành 7 giáo khu, mỗi giáo khu do một viên chức của Tòa Thánh Vatican quản nhiệm. Hoàng Đế Constantine đã chia toàn thể các vùng có ảnh hưởng của giáo hội ra làm 3 vùng. Kinh thành La Mã (territory) hay địa phận Tông Đồ là Rome, Alexelandria (Ai Cập) và Antioch (một thành phố nằm trên sông Orontes ở miền Nam nước Thổ Nhĩ Kỳ, ngày xưa là thủ đô của nước Syria). Sau này, lại có thêm hai địa phận phi Tông Đồ nữa là Jerusalem và Constantinople (một thành phố lớn thuộc lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ, có tên mới là Istanbul, nằm trên thủy lộ nối liền Hắc Hải với Địa Trung Hải). Thẩm quyền của vị giám mục cai quản địa phận Rome bao trùm cả Rome, Ý Đại Lợi, vùng Balkan, Châu Phi, Sicily (miền Nam Ý Đại Lợi ngày nay) Pháp, Đức và Anh. Với thần quyền bao trùm như vậy, vị giám mục cai quản địa phận Rome có ưu thế quyền lực trong các phạm vi chính trị, dân sự và ngay cả quân sự nữa. Uy tín của ông ta lan rộng ra toàn cầu. Giáo hội được sử dụng các phương tiện của chính quyền đế quốc (như đường xá, trạm xe, xe cộ, đội quân hộ tống, trại lính, đồn binh, luật sư, quan toà, tòa án, công thự và ngân khố) cho các công việc truyền giáo. Giáo hội đã có chứng từ bằng khoán của những bất động sản ở ngoài kinh thành Rome. như ở Campagna, ở Ostia (hải cảng Rome), về phía đông trên bờ biển Adriatic, xuống phiá namCalabria và Sicily. Tất cả những thứ này đã có trong thời Giáo Hoàng Silvester I (314-335)”

Như vậy là kể từ năm 324, Giáo Hội La Mã, với những mánh mung bịp bợm được tàng hình bằng danh xưng tôn giáo, rồi dùng đủ mọi thủ đoạn gian manh và bạo lực thiết lập các chế độ đạo phiệt tại các địa phương để làm phương tiện cưỡng bách nhân dân dưới quyền phải tin theo niềm tin quái đản của cái đạo quái đản Kitô La Mã. Sự việc này được sử gia Malachi Martin ghi nhận như sau:

“Giữa bàn tay của Giáo Chủ Silvester và Hoàng Đế Constantine, giáo quyền do ông Jesus trao cho ông Peter ở gần Hermon chỉ được tập trung vào một nền văn hóa (La Mã), một nhóm chủng tộc (da trắng), trong một vùng địa lý (Tây Âu), và nằm trong một tổ chức thống lãnh chính trị (đế quốc La Mã).”

Ngày 20 tháng 5 năm 325, Hoàng Đế Constantine (280-337) triệu tập tất cả các giáo sĩ trong tòan đế quốc đến tham dự hội nghị được tổ chức tại Nicaea, một địa điểm thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Hội nghị thông qua một tín lý về Chúa Ki-tô và sửa lại các lời lẽ ở trong Tân Ước sao cho phù hợp với chủ trương thống nhất tin lý Ki-tô mà ông nghĩ rằng có thể phục vụ cho quyền lực chính quyền đế quốc của ông. Tại Hội Nghị này, Hoàng Đế Constantine và các nhà lãnh đạo Giáo Hội Ki-tô đã dùng bạo lực để cưỡng bách các giáo sĩ tham dự hội nghị và phải chấp nhận những tín lý thần học đã được chính quyền và giáo hội biên soạn sẵn đưa ra. Sư kiện này được sách Living World History ghi lại như sau:

"Thiên Chúa Giáo được tăng cường bằng một tín điều chung. Vì ông Jesus không để lại bản văn viết nào về tín lý cho nên mới có những tranh luận giữa các tín đồ về niềm tin Ki-tô. Để giải quyết vấn đề này, năm 325, Hòang Đế Constantine cho triệu tập một hội nghị nhóm họp ở Nicaea. Hội Nghị này sọan thảo một tín điều cho rằng Thượng Đế và ông Jesus Ki-tô có cùng một linh thể. Tất cả mọi người tham dự hội nghị đều đồng ý tín điều này, ngọai trừ một tu sĩ có tên là Arius và một số đồ đệ của ông ta. Những người này cho rằng Thượng Đế và ông Jesus Ki-tô có những linh thể khác nhau. Họ bị gán cho là tà giáo và bị trục xuất ra khỏi hội nghị. Những năm sau đó, phe theo ông Arius và phe theo quyết định tín điều Nicene (gọi là phe Nicene) tranh nhau giành quyền lãnh đạo giáo hội, nhưng cuối cùng thì phe Nicene chiến thắng. Thêm vào tín điều Nicene, hội nghị còn khai triển những bản văn trong kinh thánh. Kinh thánh của người Do Thái mà lúc đầu Giáo Hội Kitô Do Thái chọn làm kinh thánh được gọi là Cựu Ước Kinh và được thêm vào những cuốn sách biên sọan sau khi ông Jesus đã bị hành hình. Có rất nhìều cuốn đuợc biên sọan sau khi ông Jesus qua đời, nhưng chỉ có 27 cuốn được chọn, gom lại được gọi là Tân Ước Kinh."

Kể từ đó, tôn giáo này trở thành đại thảm họa cho các dân tộc trong lãnh thổ Đế Quốc Lã Mã rồi lan dần ra hầu hết các nước Âu Châu và các quốc gia trong vùng ven Biển Địa Trung Hải mà nạn nhân đầu tiến là những tín hữu Ki-tô Do Thái (Jewish Christianity). Sự kiện này được sách sử nói rõ như sau:

"Năm 340, Đế Quốc La Mã tiêu diệt hết các giáo phái Kitô đi ngược lại các giáo điều của Hội Nghị Nicaea do Hoàng Đế Constantine triệu tập vào năm 325 và chính thức đặt tên cho Giáo Hội Kitô mới của toàn đế quốc là Công Giáo (tiếng La-tinh là Catholica, tiếng Hy Lạp là Katholicos, có nghĩa là tôn giáo của hoàn cầu). Saint Cyril of Jerusalem đã viết như sau: "Tất cả mọi người thờ Chúa đều phải qui tụ trong một hệ thống thiêng liêng đặt dưới quyền cai trị của Giáo Hoàng La Mã. Bất cứ ai không phải là thành viên của Giáo Hội đều bị vứt bỏ ra khỏi cuộc đời này và điều quan trọng hơn là bị vứt bỏ ra đời sau". (All who worshiped God were united in one sacramental system under the government of the Roman Pontiff. Anyone not a member of the Church must be cast out of this life and more important, out of next). Đây là một lệnh cưỡng bức toàn dân thuộc đế quốc phải theo đạo Công Giáo. Mọi người chống đối đều bị giết. Riêng những người Kitô thuộc giáo phái Arius (Arian Christians) bị giết trên 3.000 người."

Con số giáo sĩ và tín đồ Ki-tô Do Thái bị Giáo Hội La Mã sát hại sau vụ tàn sát những tín đồ Ki-tô theo phe Giám-mục Arius: Không ai biết rõ con số nạn nhân này là bao nhiêu. Trong cuốn The Decline and Fall of the Roman Church, cựu giáo-sĩ Martin Malachi nói về thảm cảnh của họ như sau:

“Họ cố gắng để tồn tại cho đến mấy chục năm đầu của thế kỷ thứ 5. Rồi thì họ biến mất từng người một. Một số thì nhập vào Giáo Hội La Mã – luôn luôn là tư cách cá nhân, không bao giờ có trường hợp cả cộng đồng hay toàn thể các nhà thờ Kitô Do Thái theo đạo Ki-tô La Mã. Một số khác lẩn vào trong khối người theo nghi lễ mới của Giáo Hội Đông Phương - người Syriac, người Assyrian, người Hy Lạp, người Armenian. Nhưng rất nhiều người đã chết, chết vì lưỡi gươm (của quân lính La Mã truy lùng họ như những hạng người sống ngoài vòng pháp luật), chết đói (vì bị tước đoạt mất ruộng đất để sinh nhai và không thích nghi được với cuộc sống ở các nơi đô thị). Một yếu tố khác nữa là sinh suất của họ lại giảm xuống tới số không. Vào khi tiêu sử của ông Jesus (khác hẳn với Phúc Âm) được viết bằng tiếng Trung Hoa và lưu hành ở Trung Hoa vào đầu thế kỷ thứ 7 thì không còn tín đồ Kitô Do Thái tồn tại nữa và “dòng dõi bà con của Chúa” cũng không còn nữa. Khắp mọi nơi, Giáo Hoàng La Mã đều ra lệnh phải tôn trọng và hành sử quyền hành của giáo triều Vatican.”

Rồi vào giữa thế kỷ 15, giáo triều Vatican ban hành Sắc Chỉ Romanus Pontifex vào ngày 08 tháng 01 năm 1454 trong thời Giáo Hoàng Nicholas V (1447-1455). Nội dung của sắc chỉ này được Linh-mục Trần Tam Tỉnh nói rõ như sau:

Sắc chỉ "Romanus Pontifex" do Đức (Giáo Hoàng) Nicholas V (1447-1455) ra ngày 8 tháng Giêng năm 1454. Theo quyền lực Chúa ban và quyền lực của Tòa Thánh, Đức Giáo Hoàng ban cho triều đình Lisbon (Bồ Đào Nha) "toàn quyền tự do xâm lăng, chinh phục, chiến đấu, đánh giặc và khuất phục tất cả các quân Sarrasins (tức người Ả Rập), các dân ngoại đạo và các kẻ thù khác của Giáo Hội, gặp bất cứ nơi nào: được toàn quyền chiếm cứ tất cả các vương quốc, lãnh địa, vương hầu, đất đô hộ và tài sản của chúng; toàn quyền chiếm đoạt tất cả của nổi và của chìm của chúng và bắt tất cả chúng nó làm nô lệ vĩnh viễn."

Kể từ đó, các nhà lãnh đạo của tôn giáo này thi hành kế sách cấu kết với các cường quyền bản địa để duy trì và củng cố quyền lực tại các địa phương đã có chân đứng, và các cường quốc Âu Mỹ như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp, Bỉ và Hoa Kỳ (riêng Hoa Kỳ từ năm 1945) đem quân đi đánh chiếm các nước ở ngoài lục địa Âu Châu làm thuộc địa. Sự kiện này được sử gia Avro Manhattan xác quyết rõ ràng với nguyên văn như sau:

"Nghiên cứu các tiêu chuẩn lịch sử cho thấy rằng trong nhiều thế kỷ, Giáo Hội La Mã liên kết (đồng hóa) các mục tiêu tôn giáo với các mục tiêu của các cường quốc đương thời. Như chúng ta đã thấy, Giáo Hội đã dùng sách lược (công thức) này ở Á Châu khi Giáo Hội liên kết với các cường quốc Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Pháp trong một thời kỳ.

Ở Âu Châu, sách lược trên đây cũng được áp dụng nhiều lần trong thế kỷ 20 này. Có lúc, Giáo Hội đã liên kết với nước Pháp, liên kết với Đế Quốc Gia-tô Áo - Hung trong thời Đệ Nhất Thế Chiến, rồi trước và trong thời Đệ Nhị Thế Chiến thì Giáo Hội lại liên kết với các chế độ độc tài Ý và Đức của phe hữu. Bằng cách đồng hóa với các cường quốc trên đây vào thời đang lên về các quyền lợi kinh tế, chính trị và chiến tranh, Giáo Hội đã thâu tóm được rất nhiều quyền lợi.

Vì rằng không còn một siêu cường Da-tô nào kể từ khi Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt mang theo sự hủy diệt của chế độ phát xít ở Âu Châu, Giáo Hội La Mã quay ra chọn Hoa Kỳ để liên kết thành một liên minh chính trị. Đây là hành động để đối phó với sự bành trướng của nghĩa Cộng Sản Bôn-sê-vích và siêu cường Nga Sô sau thời Đệ Nhị Thế Chiến. Tình trạng này khiến cho cả Giáo Hội La Mã lẫn Hoa Kỳ cùng lo sợ và bắt buộc hai thế lực này liên kết với nhau thành một liên minh thực sự trong thời Chiến Tranh Lạnh.”

Cũng từ đó, Giáo Hội La Mã hay Ki-tô giáo trở thành đai thảm họa không những cho các dân tộc Âu Châu và các dân tộc trong các vùng ven Biển Địa Trung Hải, mà còn là đại thảm họa cho các dân tộc thuộc địa của các đế quốc thực dân xâm lược cấu kết với Ki-tô giáo ở khắp mọi nơi trên thế giới.

6. Những nhận xét cay đắng về  Giáo Hội La Mã ở khắp nơi.

Như vậy là các dân tộc Âu Châu là nạn nhân đầu tiên điêu đứng nhất, và lâu đời nhất của đạo Ki-tô. Chính vì thế mà các danh nhân, các đại triết gia người Âu Châu có rất nhiều kinh nghiệm để đưa ra những lời lên án và tố cáo những hành động vô cùng độc ác, hết sức xấu xa và cực kỳ ghê tởm trong kinh thánh (Cựu Ước, trong Tân Ước) cũng như những hành động tội ác, siêu bịp bợm, cực kỳ bạo ngược và dã man đến cùng độ dã man của đạo Ca-tô và của giới tu sĩ áo đen . Bằng chứng là:

6.a.- Tại Hy Lạp:

- Thi sĩ Simonides (556-TTL = Trước Thường Lịch) tuyên bố:

Càng suy nghĩ về “chủ đề Thần Thượng Đế, tôi càng cảm thấy trở nên tối tăm.” (The more in consider the subject of God, the more obscure it becomes.)

- Triết gia Empedocles (495-435) nói:

“Không có thần nào làm ra thế giới, cũng chẳng có người nào làm ra thế giới; thế giới tự nó vẫn luôn luôn như vậy.” (None of the gods has formed the world, nor has any man; it has always been.)

- Đại triết gia Aristotle (384-322l TTL) tuyên bố:

Con người tạo ra thần theo hình ảnh của chính con người, không chỉ theo hình dạng của con người mà còn theo lối sống của con người.” (Men creates gods after their own image, not only with regard to theirs from but with regaed to their mode of life.)

6.b.- Tại Pháp:

●- Văn hào Voltaire gọi đạo Ca-tô  là: “cái tôn giáo ác ôn”

●- Học giả Henri Guillemin gọi Giáo Hội La Mã là: “cái giáo hội khốn nạn!

●- Hoàng Đế Napoléon I (1769-1821) nói rằng,

Ở bất cứ thời đại nào và ở bất cứ nơi nào, linh mục cũng đem đến cho người ta những gian dối và sai lầm.” (Priests have everywhen and everywhere introduced and falsehood) .

●- Hoàng Đế Francis I (1494-1547) coi việc Giáo Hội chia đôi trái đất cho riêng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha vào năm 1493 là một hành động ngang ngược, rồi lớn tiếng công khai đưa ra lời tuyên bố khinh thường và nhạo báng quyền lực Vatican như sau:

- Ai là người có thể chỉ cho ta thấy tờ di chúc của ông tổ Adam nói rằng qủa địa cầu này được để lại cho hai nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha?"

-  “Ta sẽ rất hân hoan nếu thấy trong lời chứng của Adam có câu nói loại Ta ra khỏi một phần chia của thế giới. “Leturia 1959, I:280).”

●- Sử gia Pierre Gaxotte ghi nhận mấy điểm quan trọng nhất trong những điều khoản căn bản này như sau:

Thượng Đế không hề trao cho tôn giáo (Giáo Hội La Mã) một thứ quyền hành gì về các vấn đề thế tụcvà “Giáo hội không có quyền trực tiếp hay gián tiếp truất phế các vua chúa."

●- Denis Diderot (1713-1785) nhận xét:

-  “Ki-tô giáo dạy chúng ta phỏng theo một vị thần độc ác, ngấm ngầm ghen tuông, và không thể nguôi trong những cơn phẫn nộ của ông ta.” (The Christian religion teaches us to imitate a god is cruel, insidious, jealous, and implacable in his wrath.)

-  “Sự cuồng tín chỉ cách sự man rợ có một bước.” (Fanaticism is just one step away from barbarism).

-  “Hãy xét cái hình ảnh mà người ta vẽ cho chúng ta thấy về Đấng Tối Cao, người có đầu óc ngay thẳng nhất sẽ ước rằng hắn ta đừng hiện hữu.” (Considering the picture that is drawn for us of the Supreme Being, the most righteous soul must be tempted to wish he fid not exist.)

●- Văn hào Victor Hugo (1802-1885) viết:

-  "Khi anh bảo tôi rằng Thần của anh đã tạo ra anh theo hình ảnh của ông ấy, tôi trả lời rằng hắn ta phải thậtxấu trai.". (When you tell me that your deity made you in his own image, I reply that he must have been very ugly).

-  "Trong mỗi làng đều có một ngọn đuốc soi sáng là người thầy giáo - và một kẻ làm tắt bó đuốc đó là ông linh mục xứ (sở tại)". (There is in every village a torch: the schoolmaster - and an extinguisher: the parson).

●- Baron de Montesquieu (1689-1755), một thành viên Hàn Lâm Viện Pháp Baron de Montesquieu (1689-1755) tuyên bố:

-  "Không có vương quốc nào phải chịu đựng nhiều nội chiến như là vướng quốc của Chúa Kitô." (No kingdom has ever suffered as many civils wars as the kingdom of Christ.)

-  "Nếu các hình tam giác mà tạo ra một vị thần thì chúng sẽ làm cho ông ta có ba cạnh." (If triangles made a god, they would give him three sides.)

- "Lịch sử có đầy những cuộc chiến tranh tôn giáo, nhưng chúng ta phải nhận xét cẩn thận, không phải vì có nhiều tôn giáo mà có nhiều chiến tranh, mà vì tinh thần bất khoan dung của một tôn giáo (Ca Tô hay Da-tô) nghĩ rằng mình có quyền thống trị." (History is full of religious wars, but we must take care to observe, it was not the multiplicity of religions that produce these wars, it was the intolerating spirit which animated that one which thought she had the power of governing.)

●- Nhà báo Jacques René Hebert (Nov. 15, 1757- March 24, 1794) tuyên bố:

"Các bạn người Pháp, các bạn hãy nói cho tôi nghe xem có được không? Nếu cái người mà các bạn gọi là Đức Thánh Cha cướng quyết chống lại luật pháp của các bạn, các bạn có ngu xuẩn và hèn hạ đến độ phải từ bỏ luật pháp của các bạn. Các bạn hy vọng gì ở một ông Giáo Hoàng. Đ.M Giáo Hoàng, hãy tintôi đi, bây giờ là đến lượt các bạn; cả trong mười thế kỷ qua, Giáo Hoàng đã áp bức các bạn quá nhiều rồi.".

●- Người dân Pháp gọi giới tu sĩ Ki-tô là “lũ quạ đen” (Les corbeaux noir).
6.c.- Tại Ý Đại Lợi:

Nhà cách mạng lão thành Ý Đại Lợi Giuseppe Garibaldi (1807-1882) khẳng định rằng:

-Vatican là con dao găm đâm vào tim nước Ý” (The Vatican is a dagger in the heart of Italy.)

-Linh mục là hiện thân của sự sai lầm.” (The priest is the personification of falsehood”,

-Giáo Hội Ca-tô là nàng hầu của sự chuyên chế và là kẻ thù trung kiên của tự do” (The Catholic Church is the handmaid of tyranny and the steady enemy of liberty.)

6.d.- Tại Đức:

●- Hoàng đế Phổ quốc Frederick the Great (1712-1786) tuyên bố:

"Mọi nhà thần học đều giống nhau. Mục đích của họ là luôn luôn đặt bạo quyền lên trên tâm thức con người. …Do đó, họ khủng bố tất cả những người nào trong chúng ta dám liều phanh phui sự thật này của họ." (Theologians are all alike. Their aim is always to wield despotic authority over men's consciences They therefore persecute all of us who have the temerity to unveil the truth.)

●- Nhà xã hội Đức August Bebel (1840-1913) tuyên bố:

"Kitô giáo là kẻ thù của tự do và kẻ thù của văn minh. Nó kìm hãm nhân loại trong gông xiềng." (Christianity is the enemy of liberty and of civilization. It has kept mankind in chains.)

6.e.- Tại Anh:

Triết gia Anh Thomas Paine (1737-1809), tác giả cuốn sách nổi tiếng "Thời Đại Của Lý Trí" (Age of Reason) nhận xét:

- "Cuốn Tân Ước dạy chúng ta những gì? Tin rằng Đấng Toàn Năng phạm tội lăng nhăng với một người đàn bà đã có chồng; và tin vào cái chuyện lăng nhăng này gọi là đức tin." (What is the New Testament teache us? To believe that the Almighty committed debauchery with a woman engaged to be mariied; and to belief of this debauchery is called faith.)

- "Nguồn gốc của những sự độc ác ghê tởm nhất, của những sự tàn bạo dã man khủng khiếp nhất và của những nỗi khốn khổ to lớn nhất giáng lên đầu nhân loại nằm ở trong cái gọi là mặc khải, hay tôn giáo mặc khải." (The most detestable wickedness, the most horrid cruelties, and the greatest miseries that have afflicted the huma race have had their origin in this thing called revelation or revealed religion.)

- "Tin vào một vị thần độc ác làm cho con người thành độc ác." (Belief in a cruel god makes a cruel man.)

- Một thầy giáo giỏi có ích hơn lá 100 (một trăm) ông linh mục." (One good school master is of more use than a hundred priests.)

6.f.- Tại Hoa Kỳ:

●- Tổng Thống Hoa Kỳ James Madison (1751-1836) nhận xét:

“Trong gần 15 thế kỷ cơ sở hợp pháp của Kitô giáo đã được phán xét, hoa trái của Kitô giáo là gỉ? Ở khắp nơi, không nhiều thì ít, sự lười biếng và hợm hĩnh của giới giáo sĩ, sự ngu tối và quỵ lụy của giới tín đồ, sự mê tín, sự cố chấp và bạo hành trong cả hai giới." (During almost 15 centuries has the legal establishment of Christianity been on trial? More or less in all places, pride and indolence in the clergy; ignorance and servility in the laity, in both, supersdtition, bigotry, and persecution.)

●- Tổng Thống Hoa Kỳ Thomas Jefferson (1743-1826) tuyên bố:

- "Trong mọi quốc gia và trong mọi thời đại, linh mục đã thù nghịch đối với tự do." (In every country and in every age, the priest has been hostile to liberty.)

- "Thượng Đế (của Giáo Hội La Mã) là một nhân vật có những đức tính cực kỳ độc ác, ưa thích trả thù, bất khoan dung, đồng bóng và bất công." (The God is a being of terrific character - cruel, vindictive, capricious, and unjust).

- "Đã tới 50, 60 năm tính từ ngày tôi đọc cuốn Khải Huyền, và từ đó tôi coi nó chỉ là những lời điên dại mê sảng của một kẻ cuồng điên." (It has been 50 and 60 years since I read the Apocalypse, and I then considered it merely the ravings of a maniac.)

●- Nhà cách mạng Hoa Kỳ Ethan Allen (1738-1789) nhận xét:

"Giáo lý Chúa Ba Ngôi là vô căn cứ, và có khuynh hướng đưa đến mê tín và thờ hình tượng." (The doctrine of the Trinity is destitute of foundation and tend manifestly to superstition and idolatry.)

●- Khoa học gia Hoa Kỳ Benjamin Franklin (1706-1790) nói:

"Cách nhìn mọi sự việc bằng đức tin là phải nhắm con mắt của lý trí lại (không được sử dụng đến lý trí.)" (The Way see by faith is to shut the eye of reason.)

●- Học giả Hoa Kỳ Robert G. Ingerssoll (1833-1899) tuyên bố:

  • Tôi muốn gì cho ngày giáng sinh? Tôi sẽ bắt giáo hoàng phải vứt đi cái mũ ba tầng của ông ta, cởi bỏ bộ quần áo thiêng liêng của ông ta, và thừa nhận rằng ông ta không hành động cho Thần Kitô (Chúa Kitô hay ông Thượng Đế của Giáo Hội La Mã - NMQ) - không phải là không thể sai lầm - mà chỉ là một người Ý thông thường. Tôi sẽ bắt tất cả những ông hồng y, tổng giám mục, giám mục, linh mục phải thừa nhận rằng họ chẳng biết gì về thần học, chẳng biết gì về thiên đường hay hỏa ngục, chẳng biết gì về tương lai của nhân loại, chẳng biết gì về hồn ma hay bóng quỷ, và cũng chẳng biết gì về thiên thần hay thần thánh. Tôi muốn toàn thể thế giới không còn bất công nữa, không còn mê tín nữa." (What I want for Christmas? I would have the pope throw away his tiara, take off his sacred vestments, and admit that he is not acting for God - is not infallible - but is just an ordinary Italian. I would have all the cardinals, archbishops, bishops, priests admit that they know nothing about theology, nothing about hell or heaven, nothing about the destiny of human race, nothing about devils and ghosts, gods and angels. I would like to see the whole world free - free from injustice - free from superstition).

 

  •  "Một thày giáo giỏi có giá trị hơn 1000 (một ngàn) linh mục". (good teacher is worth a thousand priests).
  •  "Trong nhiều thế kỷ, cây thập giá và lưỡi gươm là đồng minh của nhau. Cùng với nhau, chúng tấn công nhân quyền, chúng chống đỡ cho nhau". (For many centuries, the sword and the cross were allies. Together they attacked the rights of men. They defended each other).

 

  •  "Nếu Kitô giáo chỉ ngu đần và phản khoa học, nếu Thần (Thượng Đế) của Kitô giáo chỉ dốt nát và có lòng tốt, nếu Kitô giáo chỉ hứa hẹn cho các tín đồ một sự hỉ lạc vĩnh hằng, và nếu tín đồ (Kitô) thực hành đức hạnh tha thứ mà Kitô giáo răn dạy, thì tôi là người chẳng đụng gì đến tín ngưỡng của họ. Nhưng Kitô giáo còn có một mặt khác. Tôn giáo này không những ngu đần mà còn lắt léo, không những phản khoa học mà còn vô nhân tính. Thần (Thương Đế) của tôn giáo này không những dốt nát mà còn ác độc. Tôn giáo này không những hứa hẹn cho tín đồ một phần thưởng vĩnh hằng mà còn khẳng định rằng hầu hết mọi người (tín đồ hay không tín đồ - TCN) đều bị giam cầm trong tòa hình ngục của Thần (Thượng Đế) và sẽ vĩnh viễn đau đớn. Đó là sự man rợ của Kitô giáo." (If Christianity were only stupid and unscientific, if its god were ignorant and kind, if it promised eternal joy to believers, and if the believers practiced the forgiveness they teach, for one I should let the faith alone. But there is another side to Christianity. It is not only stupid, but malicious. It is not only unscientific, but it is heartless. Its god is not only ignorant, but infinitely cruel. It is not only promise the faithful an eternal reward, but it declares that nearly all of the children of men imprisoned in the dungeons of god will suffer eternal pain. This is the savagery of Christianity).

6.g.- Tại Phi Luật Tân:

Gần đây nhất, Tổng Thống đắc cử Rodrigo Duterte của Phi Luật Tân, một quốc gia có tới trên dưới 90% là con chiên, đã không ngần ngại thốt ra một câu nói đầy lòng khinh bỉ và lên án “cái giáo hội khốn nạn” này và băng đảng tu sĩ áo đen tại quốc gia của ông. Câu nói lịch sử này như sau:
Giáo Hội Công Giáo La Mã đầy ưu thế là “định chế đạo đức giả nhất”, và tố cáo một số giám mục là đã tham nhũng vì từng xin ân huệ những chính trị gia, kể cả xin ông ta.” Kevin Trần, Tổng Thống Đắc Cử Phi Luật Tân Nguyền Rủa Giáo Hội Công Giáo Và Các Giám Mục, ngày 1 tháng 6 năm 2016.

Cũng nên biết, nơi mà ngày nay gọi là vùng lãnh thổ của nước Phi Luật Tân vào thời trước thập niên 1560 là địa bàn sinh sống của người dân bản địa mà đại đa số là người Malaysia. Họ sống quần tụ với nhau thành từng nhóm giống như các nhóm dân Mỹ bản địa (native Americans) ở Mỹ Châu. Năm 1565, các dân tộc sống trên quần đảo mà ngày nay gọi là Phi Luật Tân bị Liên Minh Thánh Xâm Lược Tây Ban Nha – Vatican cưỡng chiếm và bị thống trị bằng những chính sách vô cùng tham tàn, cực kỳ bạo ngược và hết sức dã man y như chúng đã làm ở Châu Mỹ La Tinh trong các thế kỷ 16, 17 và 18. Hậu quả của chính sách cai trị ác độc và dã man này đã làm cho dân tộc Phi Luât Tân rơi vào thảm trạng không khác gì thảm trạng của các dân tộc bản địa ở Châu Mỹ La-tinh. Sự kiện này được tác giả Phan Quốc Đông ghi lại trong bài viết “Nỗi Ăn Năn Thống Hối Của Một Người Theo Công Giáo” với nguyên văn như sau:

"Tôi cũng đã đọc kỹ lịch sử của Giáo Hội Vatican, tiểu sử của từng vị giáo hoàng, các phương pháp bành trướng tôn giáo của họ tại các lục địa khác ngoài Âu Châu, phương pháp nào nhanh, phương pháp nào chậm. Phương pháp nhanh nhất được thực hiện bởi thực dân Tây Ban Nha tại các xứ thuộc Châu Mỹ La Tinh thật là vô cùng tàn ác. Họ dùng gươm giết hết những người đàn ông bản xứ, chỉ còn lại toàn đàn bà con gái thôi, để họ vừa bắt buộc theo đạo, vừa hãm hiếp đồng hóa. Số người bị giết lên tới mấy chục triệu. Đây là phương pháp truyền đạo của phái bộ truyền giáo Tây Ban Nha được Giáo Hoàng Alexander VI (1492-1503) hỗ trợ. Đi du lịch ở các xứ này ta chỉ thấy toàn những người lai mà thôi, hầu như không còn một người bản xứ nào sống sót. Tại Phi Luật Tân, họ cũng giết hàng triệu người, đập phá toàn bộ các đền thờ cổ, thủ tiêu hoàn toàn mọi chứng tích của nền văn minh cổ của xứ này. Ngôn ngữ, văn tự, truyền thống, văn hóa hoàn toàn mất hẳn…"

Vì Liên Minh Xâm Lược Tây Ban Nha – Vatican thi hành các chính sách vô cùng bạo ngược và cực kỳ dã man như vậy mà ngày nay (vào năm 1995), tại Phi Luật Tân, dù rằng con số tín đồ Ca-tô lên tới 83% , ổng Tống đắc cử Rodrigo Duterte cũng phải công khai lên án rằng: “Giáo Hội Công Giáo La Mã đầy ưu thế là “định chế đạo đức giả nhất”, và tố cáo một số giám mục là đã tham nhũng vì từng xin ân huệ những chính trị gia…”

6.h.- Tại Việt Nam:

1)- Học giả Charlie Nguyễn gọi đạo Ki-tô là “đạo bịpđạo máu.”

2)- Người viết gọi “cái tôn giáo ác ôn” này là “đạo lưu manh, đạo ăn cướp”. Gọi như thế là căn cứ vào những khu rừng tội ác mà “cái giáo hội khốn nạn” này đã liên tục chống lại nhân loại trong gần hai ngàn năm qua, và liên tục chống lại dân tộc Việt Nam từ hậu bán thế kỷ 17 cho đến ngày nay.

*
***

Chịu ảnh hưởng sâu nặng của nền đạo lý Ca-tô với chủ trường “duy ngã độc tôn”, nền đạo lý này tự cho là số 1 trong thiên hạ. Gần như toàn thể giới người được gọi là “các đấng chủ chăn”    và tập thể con chiên người cuồng tín đều mang nặng tất cả các đặc tính của nền văn hóa Ca-tô. Vì thế mà dù linh mục Trần Lục là một người thâm Nho và có bằng Cử Nhân Nho học, thì đó cũng chỉ là một nước sơn ở ngoài giống như chiếc áo tu hành của hắn mà thôi! Cốt lõi trong tâm hồn của hắn là kinh thánh Ki-tô và toàn bộ những lời phán dạy bất lương của các đấng bề trên trong Giáo Hội La Mã như sau.

1.- Giáo sĩ điệp viên Dòng Tên Alexandre de Rhodes đã thóa mạ, chà đạp tất cả các tôn giáo truyền thống của Việt Nam trong cuốn Phép Giảng Tám Ngày (Roma: Bộ Truyền Giáo Roma, 1651),

2.-Tên giáo sĩ nào đến Việt Nam truyền đạo cũng đều dạy bảo con chiên người Việt phải  “Hết lòng phục vụ Chúa” (Thực ra là phục vụ Giáo Hội La Mã hay Ki-tô giáo), “Coi giáo triều Vatican như là cha mẹ”, và  đặt quyền lợi của Giáo Hội La Mã lên trên tổ quốc và gia đình cha, mẹ, anh, em, con, cháu, và vợ hay chồng.”

Những đặc tính vong thân, vong bản, phản quốc, phản dân tộc và mất hết nhân tính của bọn người này đều được sách sử cũng như các nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam thời cận và hiện đại đều khẳng định như thế. Chính vì vậy mà trong suốt chiều dài lịch sử từ giữa thế kỷ 16 cho đến ngày nay, các linh mục và con chiên người Việt đã liên tục tiếp tay với giáo triều Vatican trong Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican và Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican trong những hành động tội ác cưỡng chiếm đất nước ta làm thuộc đia. Hành động bất chính phản quốc đại gian đại ác này được Giáo Hội La Mã và bọn con chiên người Việt gọi là “mở rộng nước Chúa”. Hàng ngày họ đọc kinh “Lạy Cha” để cầu cho việc cưỡng chiếm nước ta được thành công trong cụm từ “nước Cha trị đến”. Vì thế mà chúng ta có thể nói rằng, những người đã trở thành con chiên của Giáo Hội La Mã đều là những người đứng vào hàng ngũ của những phường phản quốc, phản dân tộc.

3.- Lời phán dạy của Giáo Hoàng Paul IV (1555-1559) được sách sử đã ghi nhận như sau:

"Năm 1232, Giáo Hoàng Gregory IX (1227-1241) thiết lập tòa án xử bọn dị giáo, gọi là Inquisition… Cha con tố các nhau, vợ chồng tố cáo nhau, anh em tố cáo nhau, bạn hữu tố cáo nhau, hàng xóm láng giềng tố cáo nhau, v.v. trước tòa án của Giáo Hội.
Giáo Hoàng Paul IV (1555-59) tuyên bố: "Nếu bố tôi là dị giáo đồ, tôi cũng sẽ chụm củi thiêu sống ông ta luôn."

4.- Các nhà truyền giáo dạy dỗ con chiên người Việt Nam rằng:

“Đừng thừa nhận chính quyền nào không chịu thần phục Tòa Thánh Vatican. Giáo hoàng ở trong Tòa Thánh Vatican mới là vị vua tối cao nhất của họ. Chỉ phải tuân phục quyền lực của Tòa Thánh Vatican mà thôi.”

5.- Linh mục Hoàng Quỳnh dạy rằng, “Thà mất nước, chứ không thà mất Chúa.”:

Ngày 27/8/1964: Tướng Khánh đã triệu tập Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng bầu “Tam Đầu Chế” gồm: (1) Đại Tướng Nguyễn Khánh làm thủ tướng VNCH, (2) Đại Tướng Dương Văn Minh làm chủ tịch chính phủ (thực chất làm bù nhìn cho bù nhìn), (3) Đại Tướng Trần Thiện Khiêm làm chủ tịch Hội Đồng Quân Đội VNCH.

Trong khi các tướng đang họp ở Bộ Tổng Tham Mưu, thì ở ngoài hàng rào BTTM, Nguyễn Khánh giật dây Linh-mục Hoàng Quỳnh (Tổng Quỳnh) xách động các phần tử cuồng tín từ các trại định cư Xóm Mới, Hố Nai, Gia Kiệm, Bùi Môn biểu tình trước Bộ Tổng Tham Mưu đòi hỏi, yêu sách phục quyền cho các phần tử Cần Lao với khẩu hiệu “Thà mất nước, chứ không thà mất Chúa.

4.- Ông Nguyễn Ngọc Ngạn nói cả xóm đạo đều xem “Nhất Chúa, nhì cha, thứ ba Ngô Tổng Thống!”:

Mấy ngàn giáo dân ở đây, không ai bảo ai, nhưng trong lòng mỗi người đều ngầm mang một cái ý nhiệm về trật tự trên dưới y “Nhất Chúa, nhì cha, thư ba Ngô Tổng Thống!”:

5.- Giáo dân được dạy phải hãnh diện “được làm tôi tớ hèn mọn cho Chúa.” Chính vì thế mà nhà báo Long Ân mới đưa ra nhận xét:

Con người đã nhân danh tôn giáo để làm những chuyện điên cuồng nhất, đã nhân danh tôn giáo để biện minh cho quyền lực phi nhân áp đặt lên đầu kẻ khác. Con người đã phản lại tôn giáo, đã chặt đứt cây cầu đưa đến cuộc tìm kiếm chính mình, đã cúi đầu đi trên bốn chân để từ con người trở về với nguồn gốc của con người súc sinh.”

Đặc biệt là bọn người đã bị “súc vật hóa” trên đây luôn luôn hành xử cực kỳ gian trá, vô cùng xảo quyệt và dã man đến cùng độ của dã man không khác gì loài dã thú trong rừng xanh. Sự kiện này được sử gia Loraine Boettner nói ngắn gọn như sau:

Rome in the minority is a lamb (Khi là thiểu số, Giáo Hội La Mã là con cừu).
Rome as an equal is a fox (khi ngang số, Giáo Hội La Mã La Mã là con cáo).
Rome in the majority is a tiger (khi chiếm đa số, Giáo Hội La Mã là con cọp.)

Phần trình bày dưới đây sẽ làm rõ nét những khu rừng của đủ mọi thứ tội ác mà Giáo Hội La Mã gồm các hàng giáo phẩm kể cả các con chiên, đã liên tục chống lại nhân loại trong gần hai ngàn năm qua. 

 

CHÚ THÍCH


NHỮNG LỜI TRÂN TRỌNG CÁM TẠ

(1) Theo Bách Khoa Toàn Thư mở Wikipedia (“https://vi.wikipedia.org/wiki/Kim_%C4%90%E1%BB%93ng)

(2) Bài viết này đã được phổ biến trên Fb. Nguyễn Mạng Quang ngày 21/9/2020 ((https://www.facebook.com/HSteacher/posts/1300401933629647)

 


Charlie Nguyễn, Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2001), tr. 253.

Arnold Schrier & T. Walter Wallbank, Living World History (Glenview, Illinois: Scott, Foresman and Company, 1974) Nguyên văn: Many Jews believed, as Jesus Himself did, He was a long-awaited Messiah or Christ. They urged Him to help them win freedom by force, but He was not concerned with leading a Jewish rebellion. He sought to liberate men morally and spiritual. In anger and disappointment, many Jews turned against Him. He was condemned and turned over to Roma officials for execution, and the Roman governor, Pontius Pilate ordered Him crucified.”

Charlie Nguyễn, Công Giáo Huyền Thoại Và Tội Ác (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2001), tr.223.”

Arnold Schrier, & Walter T Wallbank,, Living World History (Glenview, Illinois: Scott Foresman and Company, 1974), p. 118. Nguyên văn: "Officials of the Roman government tolerated the many existing religions in the empire so long as the people accepted government authority. The Christians, however, refused to comply with many of the Roman laws - particularly that of emperor worship."

Malachi Martin, The Decline and Fall of the Roman Church (New York: G.P. Putnam’s Sons, 1981), p. 13-14. Nguyên văn: "Between the death of Simon Peter the Apostle in A.D. 67, and the year 312, there were thirty-one popes, successors as bishops of Rome. Not one of the first eighteen popes died in bed. All perished violently”).

Malachi Martin, Ibid., p. 20 Nguyên văn: “Personally, of course, as a Christian his outlook was bleak. At any moment of day or night, he (Pontian) could be killed on the spot; Roman law permitted this. Or he could be arrested, imprisoned, then killed in prison or paraded in the Roman stadium to be eaten by animals to the delight of as many as 80,000 screaming fans, or be sent to work and to die in Roman mines somewhere around the Mediterranean.”

Malachi Martin, Ibid., p. 24. Nguyên văn “On September 27, 235, an edict came from the new emperor, Maximinus: Arrest all the Christian leaders - priests, deacons, scholars, bishops, all! Burn all their buildings. Close all their cemeteries. Confiscate their personal wealth. (During periods of guarded toleration, Christians were permitted to bury their dead in certain specified places, and even to live in society, but not to own property.” ... “Pontian was picked up by Maximinus' guards on that September 27, 235, and thrown into the Mamertine Prison.... In the meanwhile, the seventy- year-old Hippolytus, as a long-standing and prominent Christian, was also arrested, on September 29, and immediately shipped off to the lead mines on Sardinia. Back in Rome, Pontian was tortured about ten days in the hope that he would inform on other Christian leaders (he did not), and then he too was condemned to the Sardinan mines, where he arrived about October 12.”

Collier’s Encyclopedia, (New York: McMillian Education Company, 1990), p. 212. Nguyên văn: “He had many admirable qualities, but the murders of his son Crispus and his wife Fausta in 326, for either personal or political reasons, are indicative of another side to his character.”

Malachi Martin, Ibid., p. 31 & 32.

Malachi Martin, Ibid., p. 34. Nguyên văn: “ Henceforth, this is the House of Miltiades and of every successor of the blessed apostle, Peter.”

 

Malachi Martin, Ibid., p. 34. (“Constantine could serve in Jesus' plan of universal salvation).”

Malachi Martin, Ibid., p. 34. (“Constantine could serve in Jesus' plan of universal salvation).”

Malachi Martin, Ibid., p. 34-35. Nguyên văn: He tells them simply: “We have chosen to approve of Silvester as successor to Miltiades and to Peter, the Apostle, as representative of Jesus the Christ."

Charlie Nguyễn,Thực Chất Đạo Công Giáo và Các Đạo Chúa (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2003), tr. 40-41.

Malachi Martin, Ibid., p.50. Nguyên văn: “Far more radical and power-giving is the new papal organization. Rome is now divided into seven ecclesiastical districts, each one in the charge of a Vatican official. The Church as a whole is divided, has been divided by Constantine into three Apostolic Patriarchates – Rome, Alexandria, and Antioch. Later, there will be the non-Apostolic Patriarchates of Jerusalem and Constantinople. The bishop of Rome has full jurisdiction over Rome, Italy, the Balkan, Africa, Sicily, France, Germany, Britain. And, with that spiritual jurisdiction, he wields already preponderant political, civil, even military power. His prestige is worldwide. The church’s missionary efforts use all the imperial facilities: roads, stations, convoys, guards, garrisons, lawyers, judges, courts, forts, public buildings, treasuries. Already, the bishop of Rome possesses by legal title huge estates outside the city, in Campagna, over at Ostia (the port of Rome) eastward on the Adriatic coast, and down in Calabria and Sicily. All this has come under Pope Silvester’s rule.”

Malachi Martin, Ibid., p.49["Between the hands of Silvester and Constantine, the spiritual power promised to Peter by Jesus near Hermon was concentrated exclusively within one culture (Roman), one ethnic group (white men) in one geographical area (Western Europe), and within one political governing structure (imperial Rome)".

Arnold Schrier, & Walter T. Wallbank, Living World History (Glenview, Illinois Scott Foresman and Company,1974) p. 118-119. Nguyên văn: Christianity was strengthened by a common creed. Because Jesus left no written messages, disputes about Christian beliefs arose among his followers. To resolve this conflict, the emperor Constantine convened the Council of Nicaea in 325. This body formulated a creed supporting the doctrine that God and Christ were the same substance. All members present agreed to the doctrine except a priest named Arius and his few followers, who maintained that God and Christ were of different substances. He and his followers were therefore banished from the Church as heretics (persons who hold a belief different the accepted view). As the years passed, the Nicenes and the Arians vied for leadership in the Church, but finally, the Nicenes were victorious. In addition to the Nicene Creed, there had developed an official book of sacred writings. To the holy writings of the Jews, which the early Christians adopted and called the Old Testament, were added religious writings compiled after the death of Jesus. Twenty-seven of these compilations, or books, were selected to make the New Testament.")

Charlie Nguyên, Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2001), trang 18-19.

Malachi Martin.The Decline and Fall of The Roman Church (New York: G.P. Putnam's Sons,1981), page 44. Nguyên văn:“They managed to survive until the first decades of the fifth century. Then, one by one, they disappear. A few individuals reconcile themselves with the Roman Church – always as individuals, never communities or whole Jweish Christian churches. Another few pass into anonymity of the new Eastern rites – Syriac, Assyrian, Greek, Armenian. But most of them die – by the sword (Roman garrisons hunted them as outlaws), by starvation (they were deprived of their small farms and could not or would not adapt themselves to life in the big cities) by the attrition of zero birthrate. By the time that the first biography of Jesus (apart from the Gospel) is published in Chinese and in China at the beginning of the seventh century, there are no more surviving Jewish Christians. The desposyni have ceased to exist. Everywhere, the Roman pope command respect and exercises authority.”

Trần Tam Tỉnh, Thập Giá Và Lưỡi Gươm (TP Hồ Chí Minh: Nhà Xuất Bản Trẻ, 1988), tr. 14-15.

Avro Manhattan, Vietnam why did we go (Chino, CA: Chick Publication, 1984), P. 157.Nguyên văn:"The study of historical patterns reveals a formula which the Catholic Church has used for centuries, namely identification of her religious objectives with those of a major lay political power of a given period. As we have seen, she used this formula in Asia when she identified herself with the major powers of those days, Prortugal, Spain, and France.
In Europe the formula was applied several times in this century. She identified herself at various intervals with France, then with the Catholic Empire of Austria-Hungry during the First World War, and with the right- wing dictatorships of Italy and Germany, before and during the Second World War. She advanced her interests in the wake of these Powers by identified herself with their economic, political and war interest.

Since the end of the Second World War and the annihilation of European fascism she adopted the U.S. as her lay partner, in the absence of a Catholic superpower. This was prompted by the grim reality of the appearance of Boshevism and the growing military presence of Soviet Russia after World War II. The menacing reality of these two compelled the Vatican and the U.S. together and in due course force them into veritable alliance known as the Cold War.”

Trần Chung Ngọc, Đức Tin Công Giáo, (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2000), tr. 285.

Trần Chung Ngọc, Sđd., tr 285.

Trần Chung Ngọc, Sđd., tr 285.

Bùi Đức Sinh, Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo Phần Nhì (Sàigòn: Chân Lý, 1972), tr 165).

Nhiều tác giả, Vatican Thú Tội Và Xin Lỗi? (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2000), tr 92.

Trần Chung Ngọc, Sđd., tr. 292.

" Brown, Hariette McCune, Ludlum, Robert P. & Wilder Howard B, This Is American's Story (Atlanta, GA: Houghton Mifflin Company Boston, 1975, page 63. Nguyên văn: "Who can show me the will of Father Adam leaving all the world to Spain and Portugal.

Nguyên Vũ, Ngàn Năm Soi Mặt (Houston, TX: Văn Hóa, 2002), tr. 392.

Pierre Gaxotte, Age of Louis XIV (New York: The Mamillan Company, 1958), p. 198. Nguyên văn: “God gave no power to any ecclesiastical authority over kings and sovereigns and that “they cannot be deposed either directly or indirectly by the authority of the heads of the Church.”

Trần Chung Ngọc, Sđd., tr 228-229.

Trần Chung Ngọc, Sđd., tr. 51.

Trần Chung Ngọc, Sđd., tr 287.

J .E. Boshier, The French Revolution (New York: W. W Norton & Company, 1988), p 155. Nguyên văn: (Tell me, Frenchmen, is it possible? if that man you call the Holly Father takes it into his head to oppose your laws, do you dare, are you stupid and base enough, to give them up? What do you expect from a Pope? Screw the Pope, believe me; it is your turn at last; for ten centuries the Pope has screwed you."


Trần Chung Ngọc, Sđd., tr 300.

Trần Chung Ngọc, Sđd., tr 290.

. Trần Chung Ngọc, Sđd., tr 299.

Trần Chung Ngọc, Sđd., 191.

Trần Chung Ngọc, Sđd.; tr. 292.

Trần Chung Ngọc, Sđd.; tr.292.

Trần Chung Ngọc, Sđd.; tr.291.

Trần Chung Ngọc, Sđd.; tr.290.

Trần Chung Ngọc, Sđd.; tr.295-296.

Nguồn: (https://sachhiem.net/SACHNGOAI/snT/TranKevin_02.php. Nguyên văn: “The presumptive Philippine president-elect has blasted the country's dominant Roman Catholic church as "the most hypocritical institution" and accused some of its bishops of corruption for allegedly asking favors from politicians, including him.” JIM GOMEZ, ASSOCIATED PRESS / ABCNews. Source: http://abcnews.go.com/International/wireStory/philippine-president-elect-blasts-catholic-church-bishops-39285940

Nhiều tác giả, Đối Thoại Với Giáo Hoàng Gioan Phao Lồ II (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 1995), tr 339-340.

Rand McNally, World Facts & Maps, 1995 Edition), tr 171

Chartlie Nguyễn, Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2000), tr 226, 228 và 272.

Phan Đình Diệm, Kiến Nghị 6 ngày 15/6/1999,(Tanvien@kitohoc.com).

Nguyễn Xuân Thọ, Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp Ở Việt Nam 1858-1897 (Saint Raphael, Pháp, 1995), tr. 17.

Chu Văn Trình, Văn Sử Địa (Tavares, Florida: Ban Tu Thư Tự Lực, 1989), tr. 80.

Trích trong Mục Thiên Hạ Phong Trần, Nguyệt San Việt Nam Mới, Seattle, Số 207 ra ngày 23/12/1994 và Số 208 ra ngày 30/12/1994.

Loraine Boettner, Catholicism (Phillipsburg, New Jersey: The Presbyterian and Reformed Publishing Company, 1962), tr. 424.

 

 

Trang Nguyễn Mạnh Quang