Wed, 17 Oct 2007 02:02:17 -0700

From:

"Trinh Xuan Luc"

Subject:

  Hoà Thượng và Chú Tiểu,
Hoà Thượng và Chú tiểu,

Trong lịch sử Phật giáo (?) có vị vừa gác kiếm giang hồ, gặp Phật pháp, học đạo và ngộ đạo, có vị cả đời tu không cần đến "trường đời" để học chữ nghĩa gì nhưng vẫn chứng đạo.

Nếu đây là sự thật thì quả là vi diệu, vi diệu, hoặc đây là một "bài giáo lý" để dạy mọi người rằng ai cũng có thể học đạo và ngộ đạo cho dù người đó xuất thân từ đâu, thuộc đẳng cấp nào trong mọi xã hội.

Trên đây là chuyện đời xưa, còn hiện tại thì – Cách đây vài tuần, trong hệ thống thầy trò Chùa Bảo Sơn tại thị xã Long Khánh, Đồng Nai có một nhân vật tên Hùng vừa thọ giới Đại đức. Cách đây vài năm, Hùng là học sinh của một trường Trung học cơ sở tại địa phương này, Hùng thuộc dạng học sinh cá biệt, lêu lỏng, game thủ, học 3 năm lớp 9 mà vẫn không đủ tiêu chuẩn dự thi tốt nghiệp lớp 9 THCS, cuối cùng gia đình phải chuyển Hùng qua học ở Trung tâm giáo dục thường xuyên, song song cho Hùng "xuất gia" luôn. Một học sinh lêu lỏng, cá biệt, game thủ sau vài năm vắng mặt giờ đây trở về là một "vị Đại đức" áo mão chỉnh chu, thiên hạ phải lễ lạy, tôn kính cho phải đạo.

Sự việc này khiến nhiều giáo viên tại địa phương tỏ thái độ khinh miệt nhân vật chính và hoài nghi về Đạo Phật.

Từ xưa đến nay, ở VN, có thói quen, khi sinh con mà không có khả năng nuôi dạy là gởi vào Chùa nương nhờ cuộc sống và cho xuất giá luôn, hoặc, khi con cái có súc khỏe và tin thần, trí lực yếu thì cũng gởi vào Chùa và xuất gia luôn. Một chú tiểu còn quá bé, không hiểu biết gì cả, thẳng thắn mà nói "chỉ là một đứa trẻ" vậy mà mọi nguời, từ già đến trẻ phải lể lạy, hoặc, một người thiểu năng mà trở thành một vị "Thầy thiên hạ" thì thiên hạ sẽ được thuyết giảng, học hỏi cái gì đây?

Tôi không biết ngày xưa, thời Đức Phật, tiêu chuẩn để được xuất gia như thế nào? mà tại VN, mấy trăm năm nay việc xuất gia để thành Thầy thiên hạ lại được thực hiện một cách bừa bãi đến vậy. Hậu quả, những Chú tiểu ngây thơ, những vị Thầy thiếu trí tuệ, giới hạnh, . . . mà được mọi người tôn kính, lễ lạy đã làm cho họ tổn phước trầm trọng và trở thành một đội ngũ Thầy tu "đáng quan tâm và thanh lọc".

Xã hội VN cách đây khoảng 20 năm có câu "chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm", tình trạng này diển biến khoảng 10 năm nhưng VN đã sản sinh ra một đội ngũ thày giáo quá kém về trình độ chuyên môn lẩn đạo đức (một học sinh kém thì không thể chỉ sau 4 năm đào luyện mà thành ông Thầy giỏi được). Hậu quả nền giáo dục VN đã phải như thế nào chúng ta đã thấy.

Chỉ 10 năm sai lầm trong giáo dục, đào tạo mà VN phải trả giá cho hệ thống giáo dục yếu kém là rất đáng quan ngại. Trong khi hàng bao nhiêu trăm năm PGVN sai lầm trong quan niệm tiếp nhận xuất gia, làm Thầy dạy đạo thì chúng ta khó tưởng tượng được hậu quả đang như thế nào.

Là một phật tử, tôi mạn phép đánh động đến quý vị có tâm huyết, hiểu biết về Phật pháp, Chư vị Tôn túc cần thẳng thắn nhìn nhận lại vấn đề.

Đề xuất về tiêu chuẩn xuất gia:

-Tuổi đời trên 18.

-Trình độ học vấn: 12/12, tú tài trở lên.

-Trí lực, thể lực tốt.

-Đã có quan tâm, nghiên cứu về Phật pháp trước khi xuất gia. (không biết gì về Phật pháp thì xuất gia theo lý tưởng gì?). Tôi mong những tác giả, quý Thầy có nhiều bài viết hoặc bài giảng về PG như Hoàng Nguyên Nhuận, Nguyễn Đắc Xuân, Minh Mẫn, Bùi Kha, Thầy Lệ Thọ, Thầy Nhật Từ, Thầy Chân Quang, GS Lê Mạnh Thát, . . . quan tâm, và khai mở thêm vấn đề này.

TXL.

-Chúng ta cần xem lại những quy trình, bài Test thọ giới, phải chăng quá bình thường, để dãi, thiếu đạo lý, thiếu lý tưởng tu hành?

-Giáo pháp của Đức Phật thì quá cao siêu, nhưng chỉ để cho các học giả nghiên cứu, còn hàng loạt mang danh Trưởng tử Như Lai thì mù tịt.

-Phải chăng "Cha làm thầy, con đốt sách" là thực trạng tu hành trong đạo Phật hiện nay?


Các Emails khác