Tue, 2 Oct 2007 08:21:49 -0700

From:

"Caphe toi" <caphetoi@gmail.com> 

Subject:

Nếu một ngày nào, đạo Phật không còn nữa

TRƯỚC NHỮNG TOAN TÍNH CỦA TÔN GIÁO BẠN

 

Hiện nay, có vấn nạn lớn liên hệ đến sự trường tồn của đạo Phật:

  • Nếu một ngày nào, đạo Phật không còn nữa, thế giới sẽ ra sao? Việt Nam ta sẽ ra sao?
  • Vì sao có những thế lực muốn phá hoại đạo Phật?
  • Làm gì để cứu nguy cho đạo Phật hiện nay?

 

Có nhiều điều thật khó hiểu trên đời! Chẳng hạn tại sao con người vẫn tin có một vị đầy quyền năng trong thời đại khoa học tiến bộ thay vì tin theo Nhân Quả rất logic của đạo Phật. Có phải câu ví von "Bình minh của khoa học là hoàng hôn của niềm tin tôn giáo" đã sai? Có phải vì tôn giáo bạn tích cực tổ chức hoạt động bài bản rao giảng niềm tin vào đấng quyền năng và người của tôn giáo bạn đầy quyết tâm thu phục tín đồ?

Tín đồ đạo Phật sống nhân ái, vị tha nhưng rất vô tư không hề hay biết việc tranh thủ tăng gia số lượng tín đồ của tôn giáo bạn. Nếu tín đồ đạo Phật không quan tâm tình hình gay gắt này, ngày xóa sổ đạo Phật sẽ không xa.

Chúng ta có thể ghi nhận một số khả năng mưu tính từ phía tôn giáo bạn nhằm triêt tiêu đạo Phật như sau:

 

1.  Đạo Phật vốn gắn bó với dân tộc, người của tôn giáo bạn muốn thay thế đạo Phật bằng tôn giáo họ vì họ thường dính líu những thế lực chính trị thế giới. Nhất là khi tôn giáo bạn muốn can thiệp, muốn xâm lược Việt Nam ta, việc trước tiên của họ là cần phải giải quyết người theo đạo Phật. Điều này chúng ta thấy đã   từng xảy ra trong lịch sử nước ta, đó là trường hợp những anh hùng kháng chiến bị chính người Việt Nam theo tôn giáo bạn chỉ điểm cho giặc bắt giết.

2.  Người của tôn giáo bạn nỗ lực truyền đạo của họ để bao vây đạo Phật, ngăn chận sự phát triển của đạo Phật. Họ đến vùng sâu, vùng xa, vùng cao nguyên, vùng biên giới, nơi chưa có đạo Phật, hoặc họ gặp những người biết rất mơ hồ về đạo Phật để thuyết phục, khuyến dụ, lôi kéo. Đó là lỗi của Giáo Hội, của tu sĩ Phật Giáo và tín đồ đạo Phật đã ngại khó, ngại khổ, quen sống thụ động, khép kín. Người của tôn giáo bạn thường dùng tình yêu và hôn nhân để trói buộc con người hoặc dùng tiền bạc hỗ trợ việc ăn học, việc làm ăn thua lỗ để dụ dẫn Phật tử cải đạo theo họ.

2.  Họ dựng chuyện, khích động tín đồ phản đối Nhà Nước ta. Nếu Nhà Nước không đồng ý việc quấy rối an ninh chung của đất nước, họ rêu rao ra nước ngoài rằng: 'Ở Việt Nam, Nhà Nước làm khó dễ tôn giáo. Ở Việt Nam, không có tự do tín ngưỡng'. Thật ra, họ dùng tín ngưỡng, dùng tôn giáo như một công cụ để thực hiện mưu đồ thống lĩnh quần chúng khắp thế giới.

3.  Nếu so sánh với đạo Phật, Tăng Ni Phật tử chúng ta tôn kính Phật tuyệt đối và quý kính Phật pháp hết lòng nên khi chúng ta truyền đạo, chúng ta chỉ muốn chia sẻ sự tu học, niềm tin và an vui khi hành trì Phật pháp. Nhưng lỗi lớn nhất của Tăng ni Phật tử chúng ta là vì chúng ta quá thụ động nên đã bỏ sót rất nhiều người chưa có niềm tin về đạo Phật hay dễ mềm lòng trước sự săn đón của tôn giáo bạn.

4.  Chẳng những thế, họ tìm cách mua chuộc các tu sĩ Phật Giáo, ủng hộ những người này lọt vào Giáo Hội để thao túng, lũng đoạn Giáo Hội, làm tín đồ mất niềm tin vào Giáo Hội. Họ gài những điều mang tính phàm tục như nữ sắc, danh vọng, địa vị… dễ dàng làm những tu sĩ không vững vàng đạo tâm, đạo lực bị biến chất. Một khi các tu sĩ Phật Giáo rơi vào bẫy, họ sẽ đứng phía sau lèo lái, chỉ huy các vị này có những quyết định, những ý kiến bất lợi cho sự phát triển của đạo Phật hoặc gây khó khăn cho Nhà Nước, tạo mối bất hòa giữa Nhà Nước và đạo Phật.

Ý niệm 'một tu sĩ là một siêu công dân' được họ thổi phồng làm các tu sĩ bị mua chuộc vô tình làm tay sai cho họ, đòi hỏi "tự do tín ngưỡng" một cách vô lý. Chúng ta nên nhớ rằng đạo đức trong giáo lý đạo Phật rất tế nhị, chúng ta được dạy nhớ ơn Phật, nhớ ơn đàn na tín thí, nhớ ơn kẻ công quả, phụng sự, nhớ ơn đất nước giữ gìn cho đạo Phật an ổn. Chúng ta là công dân trong đất nước Việt Nam như bao nhiêu người công dân khác, chúng ta phải tỏ ra là một công dân gương mẫu mới xứng đáng là một tín đồ đạo Phật chân chính. Chúng ta phải hiểu tự do tín nguỡng không thể là tự do tùy tiện. Là người dân trong một quốc gia, chúng ta phải tuân thủ phải chấp nhận sự kiểm soát của Nhà Nước trong quốc gia mình vì chính Nhà Nước đã bảo vệ an ninh trật tự cho đạo Phật sinh hoạt bấy lâu. Không có Nhà Nước, chúng ta dựa vào đâu để tu học, hành đạo?

Ngày xưa, vua quan cai trị đất nước, quản lý cả tu sĩ Phật Giáo và các chùa chiền, tự viện nên không có Giáo Hội.

Dần về sau, thời thực dân Pháp, có sự xuất hiện, chi phối của người thuộc tôn giáo bạn. Họ kế cận quan chức triều đình, đưa ra yêu cầu khống chế đạo Phật để đem 'đức tin mới" cho người dân Việt. Tu sĩ Phật Giáo bắt đầu có khuynh hướng co cụm lại trước sự đàn áp này. Gần đây hơn là sự thống trị của gia đình Ngô Đình Diệm và thái độ ném đá dấu tay của tôn giáo bạn đối với đạo Phật, gây ra sự công phẫn trong hàng ngũ Tăng Ni Phật tử. Và từ đó, Giáo Hội Việt Nam chính thức có mặt để bảo vệ Phật Pháp.

5.   Họ gài người vào chùa với hình tướng tu sĩ hay cư sĩ, rủ rê lén lút bài bạc, ăn nhậu, xem hình ảnh đồi trụy. Ở các chùa kiểm soát lỏng lẻo, Tăng chúng hư hỏng, sa đọa ngay từ bên trong nội viện. Sự lan tràn càng nhanh chóng khi chư Tăng không nằm trong tầm giám sát của quần chúng. Nhưng đến một lúc nào đó, những tệ nạn trong chùa bùng nổ! Niềm tin dành cho Tam Bảo của quần chúng bị đổ vỡ vì những hiện tượng không tốt đẹp này.

6.   Họ với tư cách Phật tử cúng dường rất nhiều cho chùa, khi được tin yêu, họ sẽ gợi ý cho chư Tăng nội viện nghi ngờ nhau, kình chống nhau hoặc gây hiềm khích giữa tự viện này với tự viện kia nhằm làm đạo Phật phân tán, chia rẻ, không sao đứng vững giữa cuộc đời.

7.   Họ viết những bài lưu loát, trình bày đạo lý như là của đạo Phật để rồi họ sẽ có những lời khuyên "không cần thờ Phật mà chi nữa". Họ tìm cách triệt hạ bất cứ chư tôn đức đáng kính, có uy tín với đại đa số tín đồ Phật tử. Họ bới móc, dựng chuyện gây hoang mang để không còn ai tập trung theo đạo Phật. Họ quyết tâm làm cho đạo Phật không thể qui về một mối, mà trở nên suy yếu, manh mún, vụn vặt.

8.   Họ chu cấp mọi nhu cầu cho trụ trì một tự viện nào đang có uy tín để chuẩn bị sự chiếm đoạt, khống chế êm ái đối với đạo Phật. Họ sẵn sàng giúp chùa đó phát triển tín đồ nhưng mọi sự giúp đỡ đều ghi thành văn bản, sau này là bằng cớ buộc vị trụ trì kia ra lệnh cho toàn thể tín đồ mình phải thuận theo chứ không được làm nghịch lại khi họ chính thức mang "niềm tin mới" truyền trao cho tự viện. Đây là bài học chua cay của những ngôi chùa ở Thái Lan khi Hồi Giáo đảo chánh và lên nắm quyền. Chúng ta nên nhận định rõ kịch bản của người anh em thuộc tôn giáo bạn để cảnh giác trước những tấm lòng quá nhiệt tình mà ta không rõ nguồn gốc nguồn tài trợ từ đâu.

9.   Họ làm quen các viên chức Nhà Nước trong hàng ngũ lãnh đạo, xúi giục họ gây khó dễ cho Tăng Ni như làm chậm trễ giấy tờ, không cho phép tổ chức lễ hội hay thuyết giảng, không cho phép tu bổ chùa…, quý Thầy Cô không được duyệt xét giúp đỡ nên đâm ra bực bội, trở nên gay gắt với chính quyền địa phương mà không biết người của tôn giáo bạn ngấm ngầm tác động sau lưng quan chức.

 

Trước tình hình nghiêm trọng này, Tăng Ni Phật tử chúng ta không khỏi trăn trở, băn khoăn: chúng ta nên làm những gì để vực đạo Phật dậy?

1.  Chúng ta huy động tất cả sức mạnh Tăng Ni Phật tử chống lại âm mưu thâm độc của tôn giáo bạn. Chúng ta làm bất cứ điều gì theo khả năng mình có được nhắm góp sức bảo vệ đạo Phật tới cùng.

2.  Chúng ta kêu gọi Nhà Nước ủng hộ, giúp đỡ chúng ta phát hiện, vạch mặt kẻ nào rủ ren tu sĩ Phật Giáo vào con đường sa đọa, mất phẩm hạnh, kẻ nào lũng đoạn Giáo Hội, kẻ nào ly gián Tăng Ni Phật tử nhằm thanh lọc lại hàng ngũ Tăng Ni, củng cố lại niềm tin cho Phật tử. Không có sự hỗ trợ của Nhà Nước, chúng ta không vượt qua nỗi sự phá hoại tinh tế đang luồn lách trong hàng ngũ tu sĩ Phật Giáo hiện nay. Ngày xưa, Hồ Quý Ly lên ngôi, phải sa thải phân nửa số tu sĩ để loại bỏ thành phần không chân chính cho đạo Phật có cơ hội củng cố và vươn lên.

3.  Chúng ta cần một thanh quy chặt chẽ cho tất cả tự viện, ghi những điều qui định về sức kiên định, về lòng trung thành đối với Phật Pháp – với đất nước, về kỷ luật, về giới hạnh, về tinh thần đoàn kết hợp tác, về đường lối tu học rõ ràng, hợp lý. Và quan trọng là chính quyền cùng Phật tử cư sĩ khi cần thiết, có quyền giám sát, kiểm soát, nhắc nhở, xây dựng Tăng Ni - Thậm chí, có cả quyền đề nghị lên Giáo Hội sa thải, truy tố trước Chính quyền. Dứt khoát chúng ta không cho phép một tu sĩ kém khuyết đạo đức, giới hạnh tiếp tục làm ô uế chốn thiền   môn. Một tu sĩ sống nghiêm túc không hề sợ bị giám sát nên vấn đề tu sĩ và tự viện phải đặt dưới sự giám sát của 3 thành phần Giáo Hội – Nhà Nước – cư sĩ Phật tử chỉ góp phần hỗ trợ, chấn chỉnh những tu sĩ non kém đạo lực, đạo tâm.

 

Đây là công việc cải cách rất lớn, đòi hỏi sự đồng bộ và toàn diện trong đạo Phật. Để cải cách, chúng ta rất cần những con người chiến đấu. Phẩm chất người chiến sĩ mang hoài bão xây dựng lại đạo Phật, chấn hưng lại Phật Pháp, uốn nắn lại nhân cách, phẩm chất đạo hạnh tu sĩ Phật Giáo là:

v  Dũng cảm

v  Dám đối đầu với cái sai, cái xấu.

 

Tuy nhiên, chúng ta là đệ tử Phật, chúng ta không để nhiệt tình bảo vệ đạo Phật làm cho chúng ta trở nên hung dữ, hiềm khích, kiêu mạn, độc tôn. Chúng ta phải siêng năng cầu Phật gia hộ và trau dồi đạo đức sâu dày hơn bằng cách trang bị cho mình đức tính khiêm hạ, độ lượng, từ ái, khoan hòa. Chúng ta xác định rõ khi xử lý:

·  nếu một tu sĩ hư hỏng, sa đọa còn sửa đổi được, ta giữ lại để vị này sám hối và tiếp tục con đường tu học.

·  nếu một tu sĩ quá tệ, bắt buộc chúng ta yêu cầu vị này trả lại áo cà sa cho chùa để lưu giữ hình ảnh trong sáng cao quý của chư Tăng trong tâm hồn dân tộc.

 

Cụ thể, chúng ta có thể thực hiện một số biện pháp mang tính khả thi. Đó là:

v  Chúng ta xem lại, thẩm định lại toàn bộ giáo lý trên tinh thần tìm lại đạo Phật chung, so sánh có đúng với lời Phật dạy trong kinh điển còn lưu truyền hay không, có phù hợp Nhân Quả và Bát Chánh Đạo hay không.

v  Chúng ta sống dấn thân, từ bi, vị tha, vô ngã và chấm dứt sự thụ động, thiếu thực tế, cố chấp và độc tôn bấy lâu.

v  Chính quyền phải giám sát cả hàng ngũ lãnh đạo Giáo Hội để tránh sự kích động từ kẻ xấu, giữ cho đạo Phật luôn đồng hành với dân tộc và Giáo Hội luôn gắn bó với Nhà Nước.

v  Chúng ta tích cực kiểm soát mọi thông tin, không để kẻ xấu dựng chuyện, bôi lọ những bậc tôn túc đáng kính trong đạo Phật.

v  Chúng ta luôn luôn tích cực Phật hóa gia đình và cộng đồng ta chung sống. Ngay cả nơi vùng sâu, vùng xa, có được người nào quen biết, ta không bỏ lỡ cơ hội, phải đem băng đĩa đến giới thiệu và khuyến khích người này càng ngày càng phổ biến cho nhiều người biết đến Nhân Quả, biết về Bát Chánh Đạo. Chúng ta hướng dẫn người này quy y, tích cực động viên nhiều người nơi trú xứ ấy cùng về quy y và cùng nhau tin hiểu, hành trì theo Phật Pháp.

 

Để nuôi dưỡng tâm nguyện chấn hưng lại đạo Phật dựa vào những điều khả thi nêu trên, hằng ngày, chúng ta hãy quỳ trước Đức Phật, phát nguyện Mười Điều Nguyện Lớn.

 

I.  NGUYỆN TÔN KÍNH PHẬT TUYỆT ĐỐI.

II.  NGUYỆN YÊU THƯƠNG ĐẤT NƯỚC TRỌN LÒNG.

III.  NGUYỆN CÚI ĐẦU CUNG KÍNH TRƯỚC BẬC CHÂN TU ĐẠO HẠNH.

IV.  NGUYỆN GÓP SỨC THANH LỌC NHỮNG AI SA ĐỌA HƯ HỎNG.

V.  NGUYỆN LÀM CHO HÒA HỢP NHỮNG AI GÂY CHIA RẼ.

VI.  NGUYỆN SẴN SÀNG TIÊU DIỆT KẺ NÀO DÙNG BẠO LỰC TẤN CÔNG PHẬT GIÁO.

VII.  NGUYỆN PHÁ VỠ ÂM MƯU PHÁ HOẠI ĐẠO PHẬT TỪ BÊN TRONG.

VIII.  NGUYỆN TRUYỀN BÁ ĐẠO LÝ ĐẾN NHỮNG AI CHƯA THÔNG HIỂU PHẬT PHÁP.

IX.  NGUYỆN HỖ TRỢ SINH KẾ CHO HUYNH ĐỆ.

X.  NGUYỆN TINH TẤN TU HÀNH ĐỂ DIỆT TRỪ CHẤP NGÃ.

 

Việt Nam, mùa thu 2007

CDT.


Các Emails khác