Wednesday, January 7, 2009 9:43 AM

From:

"Bernard Chang"  

Subject:

Tản Mạn Chuyện Ăn Cá

Lại chuyện nhà sư Chân Quang

Off-road về miệt vườn vài hôm, Bernard tui thấy ở đó chúng sanh đang cho lưu hành một CD được chú em Thích Kiếm Chiệng (TKC) của tui sản xuất ở tận bên xứ cờ hoa. Nội dung CD này, cũng như bổn cũ soạn lại là cắt xén, gán ghép để zợt nhà sư Chân Quang ở trên núi dinh BR-VT.

Từ ngày chú em TKC của tui mở web làm ăn đến nay, chú ấy đã thu phục được khá nhiều đệ tử, trong đó có cả những đệ tử với "tiếp đầu ngữ - prefix" đến tận Hòa thượng. Ngành nghề của chú em tui chủ yếu là buôn bán kinh phật và zợt nhà sư Chân Quang. Theo chứng liệu tui thu thập được thì đây là một đối tác bất thành của chú ấy; và các đệ tử "hòa thượng" của chú ấy cũng hùa theo zợt đồng đạo, đồng tu của mình cho đã cái "tâm từ".

Vậy kỳ này chú TKC và đệ tử mở bài zợt nhà sư Chân Quang về vấn đề gì?

Thứ nhất là "đòi cho công an quản lý quý thầy". Với lời kêu gọi này thì "thầy" nào mà chả hùa theo TKC? "quý thầy" đạo cao đức trọng thế mà để công an quản lý thì sao được? Sự thật thì như thế nào?

Bernard tui tìm nghe qua audio CD nói chuyện của nhà sư Chân Quang có liên quan đế vấn đề này có tựa "PHẬT, PHÁP & TĂNG". Trong CD này, đến phần "Tăng", nhà sư Chân Quang có nói về hiện trạng đội lốt tu sĩ PG ở Việt nam hiện nay. Theo nhà sư Chân Quang, để hạn chế pháp nạn đội lốt sư tăng, phật tử cần thận trọng khi cung kính cúng dường, không phải cứ thấy đầu tròn áo vuông là phật tử cứ tin đó là nhà sư PG. Ngoài ra để hạn chế tệ trạng đội lốt này cần phải có sự phối hợp kiểm tra giữa GHPG và chính quyền các cấp. Thế là chú em TKC của tui và các đệ tử gán ngay cho nhà sư Chân Quang cái tội "đòi cho công an quản lý quý thầy".

Vì sao phải cần đến chính quyền các cấp phối hợp với GHPG để xữ lý nạn đội lốt nhà sư PG? vì nếu chỉ riêng GHPG làm việc này thì họ không có chức năng cưỡng chế, truy tố những tên lừa đảo đội lốt sư tăng. Cái chuyện kiểm tra, thanh lọc những phần tử đội lốt nhà sư PG để trục lợi hay những phần tử biếng nhác muốn nương cửa chùa để kiếm cuộc sống an nhàn không phải bây giờ mới có người nói đến mà trong lịch sử Việt nam đã có Hồ Quý Ly làm rồi. Thời ấy, nếu ai không qua nổi bài kiểm tra giáo lý thì lột cà sa cho về quê làm ruộng. Còn ngày nay, Bernard tui đề xuất lột cà ca cho ra công trường phụ hồ vì mấy tay biếng nhác này cũng chả nghề ngổng, kiến thức gì cho đáng mà đất ruộng thì làm sân golf hết rồi.

Nói về thực trạng xuống cấp về đạo đức, giới hạnh trong đội ngũ tu sĩ PGVN, chúng ta có thể tìm kiếm thông tin từ bài "Thực trạng PGVN hiện nay" của Minh Mẫn. Trong bài này, tác giả đã nói khá rỏ vấn đề - nào là tăng ni sinh thân mật quá mức cho phép, nào là ban đêm tu sĩ leo tường trường hạ ra ngoài uống cà phê ghẹo gái, nào là chùa chiền gom trẻ mồ côi nuôi với mục đích trục lợi, nào là tu sĩ giành nhau mối đám tụng kinh thu tiền, . . vân vân và vân vân.

Gần đây một loạt bài trên Báo Người Lao Động cũng vạch mặt hàng loạt tệ nạn sư giả đi ăn xin, quậy chùa, tụng kinh nuôi vợ con. . .

Đọc bài "Giải thực, giải hoặc . . ." của Hoàng Nguyên Nhuận, tác giả cũng mạnh dạn đề nghị đã đến lúc dẹp bớt chùa nhỏ, xây chùa lớn; những "công dân" làm nghề tụng đám ăn tiền cũng cần phải đăng ký kinh doanh, nộp thuế như những ngành nghề khác. Hoặc xem "PG sử luận" của TS Nhất Hạnh cũng thấy đề xuất thành lập ban kiểm tăng, không cho mấy thợ tụng đám mang cà sa của tu sĩ PG, . ..

Vậy, những người có trăn trở về tệ trạng đội lốt đang hoành hành tôn giáo của mình đều có những đề xuất mang tính thiện chí xây dựng nhằm trong sạch hóa nội bộ, còn mấy ông có máu đội lốt thì muốn chống lại ý kiến này.

Thứ nhì là "ăn cá được phước". Với cách đặt vấn đề láu cá này cũng đã gây ngộ nhận đối với nhiều người.

Sự thật nó như thế nào? Lại phải tốn công nghe audio CD "TU HÀNH CÓ NHIỀU NGHĨA". Trong bài nói chuyện này, phần cuối khi trả lời câu hỏi của ngư dân về tội sát sanh khi làm nghề cá, nếu hành nghề đánh cá thì làm sao đi chùa; nhà sư Chân Quang trả lời với ý đại khái như sau:

-Đánh cá thì chắc chắn mắc tội sát sanh, không thể phủ nhận. Nhưng do nghiệp quá khứ nên ngư dân phải làm nghề này và tiếp tục tạo tội.

-Để giảm bớt tội lổi khi làm nghề đánh cá, ngư dân phải đi chùa cúng phật, truyền bá phật pháp để người khác có cuộc sống đạo đức hơn như thế ngư dân sẽ giảm bớt tội.

-Khi ngư dân đánh cá, đem bán. Nếu người ăn con cá đó có nghe và hiểu phật pháp để làm những điều phước thiện thì "con cá bị ăn" cũng được hưởng một phần phước thiện và hy vọng sẽ tái sinh lên bậc cao hơn và ngư dân cũng giảm bớt tội. Nếu người ăn cá không nghe và hiểu phật pháp và làm điều ác nghiệp thì "con cá bị ăn" chẳng được chút phước thiện nào và ngư dân tội càng chất tội.

Quá rõ ràng, chả có chuyện ăn cá mà được phước gì ở đây cả.

Theo Bernard tui biết, bên PG có cụm từ "tùy duyên và bất biến". Trong việc duy trì mạng mạch giáo lý nhà phật có những ý như Nhân quả, Tội phước, Luân hồi, Tái sinh, . . . là bất biến, không ai có thể cải biên được, còn khi du hóa chúng sanh thì đệ tử nhà phật có thể tùy duyên hóa độ. Trong trường hợp này nhà sư Chân Quang đã tùy duyên hóa độ chứ không phải "nói pháp cho vừa lòng chúng sanh" như một ông (TS – ĐĐ) Tiến sĩ đờ đờ đã sung ba khía kết tội.

Nếu nhà sư Chân Quang ào ào lên án ngư dân đánh cá là có tội thì họ có bỏ ngay nghề cá đang nuôi sống gia đình họ không? Chắc chắn là không. Người có trí, nếu đoán được kết quả thì không nên nói điều thừa thải. Vì thế nhà sư Chân Quang chọn cách "đi đường vòng" là hợp tình hợp cảnh, chưa bỏ được nghề sát sanh cũng cần đi chùa để học điều hay lẻ phải trong kinh phật. Trách nhiệm của tu sĩ các tôn giáo trước hết là quảng bá giáo lý tôn giáo mình, khuyến khích tín đồ PG đến chùa học giáo lý rồi mọi chuyện tính sau.

Về giới sát sanh của cư sĩ PG tại gia, Bernard tui có đọc 1 bài của tác giả Bùi Kha trên Giao điểm và mới đây có xem BBT báo Giác Ngộ trả lời bạn đọc, theo ý của hai nơi này – giới sát sanh của cư sĩ chủ yếu là giới sát nhân; sát nhân là trọng giới còn sát các loại vật nhỏ thì thuộc về khinh giới. Trọng giới cần phải giữ nghiêm còn khinh giới thì cư sĩ chỉ cần hướng tới. Thế thì TKC và đệ tử kết án nhà sư Chân Quang về vụ này cũng chỉ là vì tư thù hay ghen ăn tức ở mà thôi.

Thế mà gần đây có một ông Tiến sĩ đờ đờ cũng a dua làm đệ tử chú em TKC của tui theo kiểu "hội chứng bầy đàn của những con cừu của Panurge". Tiến sĩ đờ đờ này lý luận – ngày xưa khi phật đi qua làng chài phật không nói gì, phật thương chúng sanh, thương đến từng ngọn cỏ non, . .. và vị đờ đờ này còn rủa kẻ khác là vô minh.

Khi trao đổi với tintuc24@gmail.com, ông tiến sĩ đờ đờ đã nói "người đặt câu hỏi (ngư dân) này đã vô minh, tintuc còn vô minh hơn; người trả lời câu hỏi của ngư dân là nói pháp cho vừa lòng chúng sanh . . .". Nói về học vấn, chắc chắn bà con ngư dân không có điều kiện để qua bên Âu, bên Ấn mà lượm cái bằng TS như ông đờ đờ này. Nhưng họ là những công dân VN làm ăn lương thiện, không vi phạm luật pháp và biết suy xét về đức tin của mình, biết hướng đạo. Còn cái ông tiến sĩ đờ đờ ỷ vào chút kiến thức vẹt lại đi sân si rủa sả kẻ khác, vậy ông có xứng đáng khoác cái áo tu sĩ đi dạy đạo đức cho kẻ khác không, có xứng đáng đứng trên bục giảng để dạy cho một thế hệ tăng – ni sinh ở Vạn Hạnh không, một lứa tu sĩ do ông đờ đờ này đào tạo sẽ ra những con người gì hay họ đã thường xuyên bị ông đ đờ rủa và đã bị biến thái nhân cách? Đạo đức cơ bản của một người có học nằm ở đâu hả ông tiến sĩ? Kinh phật là lời dạy của phật để mọi tín đồ PG học và thực hành để sống tốt đời đẹp đạo chứ không phải chỉ để cho mấy ông đem đi tụng đám ma hay để cho nội bộ tu sĩ vẹt đi vẹt lại, hý luận trong mấy trường phật học. Trí tuệ chúng sanh có nhiều cấp độ, nói sao cho mọi tầng lớp hiểu mới là quan trọng; còn hoặc nhắm mắt khua mỏ cầu nguyện như hữu thần giáo hoặc làm mọt sách khai thác khía cạnh triết học rồi tụ năm tụ ba khua môi múa mép, đấu đá ăn thua thì không vô minh cũng chỉ là vô dụng. Sống sao cho xứng cơm mẹ, áo cha, học phí đàn na tín thí.

Ông tiến sĩ đờ đờ ơi, bernard tui tin là phật từ bi thương đến từng ngọn cỏ như ông nói đấy nhưng ông đờ đờ thì thuộc loại cừu sân si bà cố rồi. Phật thương từng ngọn có non còn ông có làm được không mà lên lớp dạy đời? Trồng rau trong vườn ông có can đảm hái lá già, lá úa ăn còn thương lá non mà để lại không? Tui nghe câu lên lớp này mà thấy ông như con vẹt đấy. Còn ngày xưa phật đi ngang làng chài mà không nói gì? Có người hỏi mà phật không trả lời gì cả vì đó là nghiệp chúng sanh? Vụ này cần xem lại đi ông đờ đờ ạ.

Trong lịch sử Việt nam từ triều Đinh, Lê, Lý, Trần không ít vị cao Tăng tham gia chính sự, trong đó có việc hiến kế cho triều đình đánh giặc phương bắc để giữ yên bờ cõi, nổi bật là sư Khuông Việt, sư Vạn Hạnh. Ngoài ra khi không còn làm vua, thiền sư Trần Nhân Tông cũng tham gia hiến kế để nước ta mở mang bờ cõi về phía nam nữa đấy.

Khi giặc đến, ta đánh giặc cũng là sát sanh đấy. Nếu nói như ông tiến sĩ đờ đờ này mọi cái điều do nghiệp chúng sanh thì các vị cao Tăng đó cứ để yên cho dân ta chịu chết mà trả nghiệp chứ? Nhưng các vị cao Tăng ngày xưa không ù lì như thế đâu, chỉ có ông đờ đờ ngày nay biện dẩn vớ vẩn thôi.

Ông tiến sĩ đờ đờ ơi, ông đừng làm bộ lý tưởng hóa rồi hý luận lung tung. Ai cũng biết cư sĩ tại gia chỉ hướng đến giữ 5 giới trong đó có giới sát sanh (sát nhân) còn mấy ông phải giữ đến 250 giới lận đó. Tu sĩ đi truyền đạo cũng tùy đối tượng "giữ giới" mà nói chuyện thôi ông đờ đờ ạ.

Xét cho cùng, thằng chú em của tui là khôn nhất. Hắn biết nội tình PG luôn lộn xộn nên đã khai thác tốt điểm này để hành nghề quậy phá. Chỉ tiếc là mấy ông mang prefix từ 'hòa thượng" đến "tiến sĩ đờ đờ" cứ thế mà sắp hàng làm những con cừu của Panurge làm đệ tử cho chú ấy.

Này, những con cừu của Panurge, nếu làm đệ tử của em tui thì phải gọi Bernard này bằng sư bá đấy nhé.

Chuyện đấm đá nội bộ này còn nhiều vụ lắm, sẽ tiếp tục sau. Lần tới, khi nghe xong cái album mà họ hạch tội nhà sư Chân Quang, Bernard tui sẽ nói đến các con cừu "tinh thông kinh pháp" ở GHPG BR-VT.

Ai có ý kiến, xin mời, càng sung càng khoái.

Bernard Chang 555


Các Emails khác