icon
< http://sachhiem.net/printemail.php?id=447 >

Lm Gioan Baotixita Đinh Xuân Minh đánh bóng Ngô Đình Diệm ra sao?

LTS: Trong lúc bài phản hồi 1 của Góp Gió căn cứ vào giả sử rằng điều trong hồi ký ông Nguyễn Hữu Duệ mà linh mục Đinh Xuân Minh dẫn là thật, thì bài phản hồi của ông Trần Quang Diệu sau đây hoàn toàn phủ bác ngay chính những điều đại tá Nguyễn Hữu Duệ viết . (SH).

Subject: Lm Gioan Baotixita Đinh Xuân Ninh đánh bóng Ngô Đình Diệm ra sao?!
From: "Tran Quang Dieu" <tranquangdieu@hotmail.com>
Date: 11/12/13 2:32 am

Dẫn bài
“Một Luận Điệu Để Ca Ngô Đình Diệm”


Ông Lm Gioan Baotixita Đinh Xuân Ninh viết đoạn này, làm tôi mắc cười:
“Khi biết đám phản tướng/tá tấn công dinh Gia Long, Phủ Thổng thống, thì đại tá Nguyễn Hữu Duệ[2], chỉ huy Lữ đoàn vệ binh, xin lệnh của Tổng thống, đem xe tăng thiếp giáp lên bộ Tổng Tham Mưu, để bắt nhóm phản tướng và dẹp loạn đảo chính. Nhưng Tổng thống Diệm không chấp thuận. Ông còn nói:
“* Đem quân đội chống quân đội là cách bảo vệ tổ quốc hả?* Chẳng nhẽ, một Tổng tư lệnh quân đội ra lệnh cho quân ta giết quân mình, thì thử hỏi, sự đoàn kết quân đội còn khả năng bảo vệ tỗ quốc được nữa chăng?”

Trong cuộc binh biến đảo chánh chiều và đêm 1.11 sang rạng sáng ngày 2.11.1963, không ai ngây thơ đến độ để không nhận ra rằng anh em ông Diệm luôn nóng lòng mong đợi có những đơn vị trung thành mang quân về thủ đô để cứu giá như ngày 11.11.1963 Trần Thiện Khiêm và Huỳnh Văn Cao đã làm.

Ông Vĩnh Phúc với sách “Những Huyền Thoại & Sự Thật Về Chế Độ Ngô Đình Diệm”, do Văn Nghệ xb, USA, năm 1998, là một cuốn sách mà khi đọc vào đấy, người ta có cảm giác là ông Vĩnh Phúc đã nỗ lực bảo vệ “danh dự” cho gia đình họ Ngô rất nhiều. Tuy nhiên, chúng ta cũng đọc được những nội dung mà tác giả không thể giấu giếm.

Tại trang 224, Vĩnh Phúc viết:

Dù ai có muốn bênh vực anh em ông Diệm tới đâu cũng không thể chối cãi được sự kiện chế độ đã đàn áp và thủ tiêu đối lập. Đây là một vết nhơ khó gột tẩy, đã làm mất hết giá trị của những việc làm tốt đẹp, nếu có, của nhà Ngô”.

Muốn biết có chuyện ông Diệm “không cho quân đội đánh nhau với quân đội” (nhằm cứu giá) trong ngày đảo chánh hay không, chúng ta thử duyệt qua vài sự kiện liên hệ như sau qua cuộc phỏng vấn ông Cao Xuân Vỹ do Vĩnh Phúc thực hiện:

1) Ông Cao Xuân Vỹ cho biết:

“- Ông Nhu là người trí thức. Ổng lý luận: mình cố gắng kéo dài (chờ cứu giá, cho nên mới không xin tỵ nạn vào bất cứ tòa đại sứ nào – tqd) 24 tiếng đồng hồ thì tụi nó thua.”



Vĩnh Phúc:
“- Ông ấy hy vọng như hồi năm 1960?

“- Không. Ổng lý luận: Tất cả các cuộc đảo chánh cách mạng mà lâu lắm 48 tiếng mà không đạt mục tiêu thì cũng trở thành phản loạn” (thế là bọn họ sẽ bị ông Nhu “treo cổ nó trên đường Công lý” – tqd). Ổng nói: “Lần này Mỹ lầm, hắn vô trong Dinh mà không bắt được ông Tổng thống là hắn đâm đầu chạy mà!” (trang 316).



2) Lúc ở nhà Mã Tuyên,

“Ông Vỹ cho biết là đã cố liên lạc với tướng Khiêm cả chục lần từ hồi chiều nhưng bị từ chối, với lý do ông Khiêm bận họp. Liên lạc với Huỳnh Văn Cao không được, vì hình như HVC bị bắt. Tôn Thất Đính không trả lời. Gọi các tướng lãnh, không ông nào trả lời. Các Bộ trưởng như Nguyễn Đình Thuần, Bùi Văn Lương, Ngô Trọng Hiếu, không tìm ra được ông nào. Ông Trương Vĩnh Lễ, Chủ tịch Quốc hội, chỉ nghe chuông điện thoại reo thôi, không ai trả lời.”



Một khi ông Diệm, ông Nhu từ chối xin vào các tòa đại sứ để tỵ nạn, lúc đang ở nhà Mã Tuyên, và liên lạc với các tướng lãnh như thế để làm gì, nếu không là để yêu cầu mang quân đánh nhau với quân đảo chánh để nhằm cứu giá? Chưa nói đến cuộc rượt đuổi Đại tá Hồ Tấn Quyền hướng ngả Thủ Đức, Biên Hòa, vì ông Nhu hy vọng, “sắp xếp trước” gì đó một đơn vị “bí mật” để kéo về thủ đô phản công quân đảo chánh, nhưng không may Hồ Tấn Quyền bị phe đảo chánh hạ sát.

Tổng hợp, đối chiếu các quyển hồi ký của các Tướng lãnh trong cuộc như Trần Văn Đôn, Tôn Thất Đính, Đỗ Mậu v.v… thì thực lực của quân đảo chánh không khác gì hiệu quả phản bác của ông Góp Gió! Người ta nắm trọn không lực ở phi trường Tân Sơn Nhất (chỉ cho xuất kích bắn yểm trợ tượng trưng lúc vây hãm thành Cộng Hòa):

-Trung tâm Huấn luyện Quang Trung báo cáo “đã nắm giữ căn cứ hải quân”;
- chiến đoàn thiết giáp của Bộ Tự lệnh Quân Đoàn 3 đã vào cuộc;
-những con ngựa sắt ở Trung tâm Huấn luyện Vạn Kiếp cũng kịp thời kéo về thủ đô làm đảo chánh;
- Trung Tá Trần Ngọc Huyến ở Đà Lạt gọi về cho Bộ Tổng Tham mưu là đã khởi sự;
- Trung Tá Nguyễn Vĩnh Xuân gọi hỏi tướng Đôn có cần khu trục cơ tại phi trường Phan Rang vào tiếp chiến thì ông sẽ cho cất cánh;
- ở Mỹ Tho thì quyền Tổng Tham mưu trưởng đã ra lịnh Đại Tá Bùi Đình Đạm phải giao Sư đoàn 7 qua cho Đại Tá Nguyễn Hữu Có,
- và ông Có đã cho kéo hết tàu bè sang bên Mỹ Tho, làm cho lính của của Đại Tá Bùi Dinh bị trói chân bên phía Bến Tre;
- Cảnh Sát đô thành thì tiểu đoàn 1 do Trung úy Trần Văn Nhựt bao vây chiếm giữ;
- Trung úy Lê Hằng Minh thì đang vây bọc Dinh Gia Long v.v…

Vậy mà, nói như Lm Baotixita Đinh Xuân Ninh là chuyện vô lý.
Đánh bóng đạo đức cho Ngô Đình Diệm mà bất chấp sự thật, khinh thường quảng đại quân nhân QLVNCH là điều vô cùng ngây thơ, ấu trĩ.

Không có chuyện ông Diệm ngăn chận những đơn vị trung thành của mình khai hỏa (nếu có thể) để chống lại quân đảo chánh nhằm cứu giá cho ông. Nên nhớ, ông Diệm đã yêu cầu bên đảo chánh bằng nội dung sau đây mà Trung Tướng Đôn đã thuật lại:

“Đến 6 giờ sáng, Đại úy Đỗ Thọ, sĩ quan tùy viên của ông Diệm điện thoại cho Đại Tá Đỗ Mậu cho biết là ông Diệm còn ở Sài gòn. Một lát sau, ông Diệm gọi số điện thoại ở phòng ông Khiêm, để nói chuyện với tôi nhưng tôi đang bận làm việc với các bạn ở phòng bên cạnh, lúc nầy chúng tôi đều ở tầng lầu tòa nhà chính của bộ Tổng Tham Mưu. Nghe điện thoại, ông Khiêm cho mời tôi qua.

Ông Diệm nói:

- Thôi được! (có nghĩa như là sự đầu hàng – tqd) Nhưng tôi yêu cầu dành cho những người lính chiến đấu cho chúng tôi tại dinh Gia Long được danh dự lần cuối cùng, honneurs militaries.

Tôi hỏi ý kiến các Tướng lãnh đang vây quanh tôi thì không ai đồng ý dành honneurs militaries theo như ông Diệm yêu cầu vì lúc sáng sớm khi tấn công vào dinh Gia Long, quân trong dinh phất cờ trắng xin đầu hàng, nhưng khi anh em đảo chánh tiến vào thì phía trong bắn xối xả khiến cho Đại úy Thiết Giáp Bùi Ngươn Ngải chết tại chỗ.

Tôi trả lời:

- Không được, thưa Cụ. Tôi yêu cầu Cụ từ chức vô điều kiện. Tôi sẽ bảo đảm sinh mạng Cụ và gia đình.

Tôi cho ông Diệm biết vì vụ lừa gạt đã làm chết Đại úy Ngải nên anh em tướng tá ở đây không chấp nhận.

Ông Diệm im lặng. Tôi nói tiếp:

- Thưa Cụ, Cụ nên đi với gia đình sang ngoại quốc.

- Tôi còn bà mẹ già làm sao tôi đi được.

- Thưa Cụ, xưa nay ông Cậu ở Huế lo cho bà Cụ cố chứ không phải Cụ.

Ông Diệm không trả lời, cúp điện thoại.” (Trần Văn Đôn, “Việt Nam Nhân Chứng”, Xuân Thu, USA, 1989, trang 228, 229).

Đọc đoạn trên, nhất là ông Diệm đòi hỏi Hội đồng Tướng lãnh dành danh dự “cho những người lính chiến đấu cho chúng tôi tại dinh Gia Long được danh dự lần cuối cùng, honneurs militaries.” đã bác bỏ điệu bộ tào lao, đánh bóng đạo đức Ngô Đình Diệm về việc nói chưng hửng rằng ông không cho quân đội đánh nhau là không thể nào đứng vững.

Trần Quang Diệu