icon
< http://sachhiem.net/printemail.php?id=2644 >

Tạ Văn Phụng và các giáo sĩ thừa sai Cato Roma giáo đã từng gây rối loạn và làm quê hương điêu đứng

LTS: Từ lúc Catô Rôma đem người Pháp vào xâm lăng VN cho đến nay, nước việt và dân Việt chưa có một ngày thái bình. Họ để lại một đạo quân thứ 5. Không phải chỉ ở trong nước, mà nó còn ra ngoại quốc tiếp tục đánh phá đất nước ta nữa. Đó là lý do nước ta khó phát triển dễ dàng bằng các nước Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc,...(SH)

Subject: ... Chắc chắn lưỡi gươm lịch sử sẽ không dung thứ
From: Tran Quang Dieu
Date: Thu, July 05, 2018 5:23 am

Chắc chắn lưỡi gươm lịch sử và ý chí dân tộc gồm có đến trên dưới 90 triệu đồng bào Việt Nam sẽ không dung thứ thiểu số những "thần dân" của ngoại bang nhưng lại cực kỳ ngạo mạn giở thói điên rồ lên mảnh đất xứ mẹ Việt Nam (...).

Kinh nghiệm đó đã từng xảy ra rồi gồm tất cả các triều đại nhà hậu Lê (... thời vua Lê Chúa Trịnh), nhà Tây Sơn (...) cho đến triều Nguyễn. Và đây là triều Nguyễn -

Tạ Văn Phụng và các giáo sĩ thừa sai Cato Roma giáo đã từng gây rối loạn và làm điêu đứng quê hương:

“Trong lúc chiến sự xảy ra ở Đà Nẵng (tháng 9/1858 – tháng 2/1859), có một số người công giáo Việt Nam phiêu lưu, tình nguyện đầu quân phục vụ cho quân đội Pháp –Tây Ban Nha, trong đó có tên Tạ Văn Phụng, sinh ở Đà Nẵng, và được các giáo sĩ Pháp tại Xiêm (Thailand – tqd) nuôi dạy tại Poulo-Pinang (Mã Lai – tqd ). Sau khi quân Pháp rời bỏ Đà Nẵng, Tạ Văn Phụng ra Bắc kỳ và, theo lời khuyên của các giáo sĩ, hắn tuyên bố, năm 1861, tên hắn là Lê Duy Ninh, người “kế vị” dòng họ nhà Lê. Hắn tập hợp một số người công giáo Bắc kỳ và khởi quân chống lại quyền hành của triều đại nhà Nguyễn, ở Huế. Hắn vừa liên hệ với các giáo sĩ Tây Ban Nha, vừa yêu cầu viện trợ của quân đội Pháp. Hắn vào Đà Nẵng, gặp đô đốc Rigault de Genouilly. Mặc dù viên đại tá Tây Ban Nha là Palanca rất muốn can thiệp mạnh mẽ vào Bắc kỳ, Regault de Genouilly chỉ có vài lời hứa hẹn suông (ông ta khinh bỉ loại người phản lại chính quê hương xứ sở của hắn – tqd). Trở về Bắc, ông “Hoàng nhà Lê” (chức vị do các giáo sĩ khoác cho Phụng, và sau này được một vài nhà sử học Pháp lặp lại), bèn liên kết với những chủ đảng (chúa đảng? – tqd) khác, tên là Trương, Ước và Độ, kêu gọi cả một số quân cướp biển người Tàu, lúc này đang làm sóng gió ở vùng duyên hải Bắc kỳ, giúp chúng chiếm lấy trấn Hải Ninh (Móng Cái). Hắn còn liên kết với một chủ đảng khác là Nguyễn Văn Thịnh – nổi tiếng dưới cái tên “Cai tổng Vàng” – một người mới theo đạo (để “có gạo mà ăn”? – tqd). Nhóm quân Phụng – Thịnh, nhờ sự ủng hộ mạnh mẽ của các giáo sĩ và giáo dân, chiếm được cả miền Đông Bắc Kỳ. Được thắng lợi địa phương cổ vũ, Phụng lại xin viện trợ lần nữa. Năm 1862, hắn gởi phái viên tới gặp Bonard, vừa đến Sàigòn, thay cho Charner. Hắn đề nghị, đáp lại sự viện trợ, sẽ nhận cho Pháp bảo hộ Bắc kỳ (có nghĩa là nổi loạn cướp chiếm đất đai rồi mang xứ sở giao vào tay giặc – tqd). Nhưng Bonard, cũng như người trước ông ta (Charner), có lẽ vì sợ Tây Ban Nha có dịp thực hiện vai trò của chính họ tại Bắc kỳ (đúng là xứ sở bị bầy Kên Kên ngoại bang và Việt gian bản địa banh da xẻ thịt – tqd), hơn nữa cũng ngại vấp phải dư luận tại Pháp, giữa lúc việc vây hãm thành Puebla (Mễ Tây Cơ) đang gặp nhiều khó khăn, khiến cho dân chúng không ủng hộ cuộc viễn chinh Mễ Tây Cơ nữa, nên ngần ngừ không ủng hộ Phụng.

Triều đình Huế quyết định chấm dứt hoạt động của bọn nổi loạn tay chân của ngoại bang này, bèn cử Thống chế Nguyễn Tri Phương, cầm quân ra Bắc. Chẳng bao lâu quân của Phụng bị tan vỡ trước sự tấn công của quân đội nhà vua, dồn dập và mãnh liệt, vì lúc này hiệp ước Sàigòn vừa mới ký kết. Tuy vậy, theo lời xúi giục của các giáo sĩ, nên tấn công một lần cuối cùng vào chính phủ trung ương, tên phiêu lưu người công giáo quyết định đánh một trận bất ngờ vào thành Huế. Không may cho hắn, một trận gió đánh dạt cả đoàn chiến thuyền của hắn vào bờ: con người, mà các giáo sĩ đã đặt tên cho là “Ông Hoàng”, hay là “Người có quyền kế vị nhà Lê” ấy, bị bắt sống đem về Huế. Theo luật lệ hiện hành đối với những tội nổi loạn, nhà vua ghép hắn vào tội lăng trì, tháng 9/1867.”

Cái nhìn thoáng qua ấy đủ làm nổi bật lên những khó khăn dồn dập mà triều đình Huế phải đối phó với tình hình Bắc kỳ. Tình hình hỗn độn ấy làm tê liệt hầu hết những hoạt động mà triều đình có ý định phát huy ở các vùng khác của đất nước.”
(Tiến sĩ Tối ưu ngay tại Pháp Nguyễn Xuân Thọ - “Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp Ở Việt Nam (1858 – 1897)”, trang 156, 157. Dịch từ bản Pháp Văn: Les Débuts de D’installation du Système Colonial Francais au Viet Nam (1858 – 1897), tác giả xuất bản 1995 và giữ bản quyền).

Trần Quang Diệu
_______________________
From: Tran Quang Dieu
Sent: Wednesday, July 4, 2018 6:30 PM
To:
Subject: Chắc chắn lưỡi gươm lịch sử và ý chí dân tộc sẽ không dung thứ bọn vong nô phản dân tộc

Thử hỏi có đứa con nào của dòng họ Hồng Bàng; có đứa con nào mang dòng máu "đạo thờ ông bà"; và có người con Phật nào mà lại có thể không chịu thức tỉnh để phải vô hình trung lâm vào cảnh vô trí "hiệp thông" cùng bọn vong nô, phi dân tộc và phản dân tộc?

Thật không thể hiểu nổi...!

Chắc chắn lưỡi gươm lịch sử và ý chí dân tộc gồm có đến trên dưới 90 triệu đồng bào Việt Nam sẽ không dung thứ thiểu số những "thần dân" của ngoại bang nhưng lại cực kỳ ngạo mạn giở thói điên rồ như thế này lên mảnh đất xứ mẹ Việt Nam:
_____________________
● Bản rời
Giáo phận Vinh ngang nhiên hô "Chào cờ" mở đầu chương trình bóng đá bằng cờ Vatican

LTS: Sự việc hôm nay 2 tháng 7, 2018 như mô tả dưới đây thực sự đã nói lên tính chất Đặc Khu của dân theo đạo Ca-tô La Mã, lộng hành, ngang ngược, xem đất nước này vô chủ, họ không công nhận quốc kỳ, và quốc ca Việt Nam. Đồng thời họ ngang nhiên xem Vatican là chủ trên xứ sở của chúng ta. Hành động này khác chi là bọn CƯỚP NƯỚC! Với tình trạng ngày càng tệ như thế, người ta tự hỏi chính quyền địa phương đã làm gì, và sẽ làm gi? (SH)

(xem tiếp...http://sachhiem.net/index.php?content=showemail&id=2640)