icon
< http://sachhiem.net/printemail.php?id=2634 >

Vãn hồi đến ông Kim Âu Hà Văn Sơn, tác giả bài viết “Nọc Độc Của Tư Tưởng Nô Lệ Vọng Ngoại Ph

Subject: Re: Nọc Độc Của Tư Tưởng Nô Lệ Vọng Ngoại Phi Dân Tộc
From: Tran Quang Dieu
Date: Thu, June 28, 2018 1:23 am

Trong một điện thư gởi đi trên một số các diễn đàn và cá nhân cách nay không lâu, tôi, Trần Quang Diệu đã nêu thẳng là tôi “hoan hô” ông Kim Âu về một số những nội dung mà tác giả đã mạnh mẽ tố cáo rất chích xác vào tác giả bài viết mang chủ đề cực kỳ lố bịch là “Thực dân Pháp tốt hay xấu?" được đài RFA phổ biến”. Đồng thời, tôi cũng có nêu là tôi sẽ trở lại chia sẻ với tác giả Kim Âu về mấy đoạn này:

Kim Âu:
“Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo ở Việt Nam đều là các tôn giáo ngoại lai nương nhờ vào lòng bao dung quảng đại của dân tộc Việt, mượn đất nước Việt Nam làm nơi truyền đạo, hoằng pháp nhưng có lúc sinh ra kiêu căng láo lếu như gia đình họ Ngô mưu toan đem cả dân tộc Việt Nam vào vòng nô lệ giáo triều Vatican.” ?

-- Trần Quang Diệu:
- Trách nhiệm bằng tinh thần bao dung của riêng dân tộc Việt (từ giá trị dẫu là huyền sử “một bọc” cho nên mới có hai chữ “đồng bào” trên vành môi dân tộc Việt ) và tinh thần bao dung của giáo lý Phật giáo (“Thiên nhân sư, tứ sanh chi từ phụ”) mà Phật giáo khi du nhập vào Việt Nam đã biến thành “Đạo Phật Việt Nam” (chứ không hề tuân lịnh, “làm theo” sự chỉ đạo của bất kỳ ngoại bang nào) là sự thật. Phật giáo Việt Nam hoàn toàn ngược lại với tâm cảnh “kiêu căng láo lếu” (Kim Âu) và mưu đồ phi dân tộc “như gia đình họ Ngô mưu toan đem cả dân tộc Việt Nam vào vòng nô lệ giáo triều Vatican” (Kim Âu) như người ta đã tự xác định là “Giáo hội thống trị hoàn vũ”.

Kim Âu:
“Phật giáo đến Việt Nam từ sớm, pháp môn bồ tát đại thừa tương hợp với văn hóa dân tộc Việt nên hòa nhập với triết lý Khổng Lão hình thành hệ thống triết lý Tam Giáo Đồng Nguyên góp phần vun đắp tình tự dân tộc, phụng thờ quốc tổ gia tiên, vun đắp đời sống văn hóa tâm linh cho dân tộc Việt Nam.” ?

-- Trần Quang Diệu:
- Đó là sự thật hiển nhiên trong lịch sử.

Kim Âu:
“Sư sãi tham chính dưới các triều Đinh Lê Lý Trần đã góp công dựng và giữ nước phát triển văn hóa sang tới triều Trần nhưng bọn kiêu tăng thoái hóa khiến Phật giáo rơi vào thời mạt pháp, sau khi Lê Lợi đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi, Phật giáo không còn ảnh hưởng đến việc triều chính suy tàn dần. Năm 1963 Hoa Kỳ mượn lý do xã hội mất ổn định rối ren do nhà Ngô lạm dụng chính quyền kỳ thị tôn giáo làm sút giảm tinh thần quân đội đang đối diện với tình hình chiến sự gia tăng xúi giục gậy ra chính biến lật đổ thanh toán xong anh em Ngô Đình Diệm, Phật giáo được đối xử bình đẳng thì một số sư sãi đấu tranh lại sinh thói kiêu căng nuôi giấc mơ lãnh tụ, hợp tác với Việt Cộng tiếp tục gây rối ren, biểu tình bạo loạn ở miền Trung góp phần vào việc làm suy yếu lực lượng chống cộng. Điều đáng nói ngày 30/4/1975 các lãnh tụ Phật giáo công khai lộ diện là "Cộng Sản Chính Hiệu Bà Lang Trọc" "hồ hởi phấn khởi" kéo cả bầy đàn Vạn Hạnh đi rước "bộ đội cụ hồ".” ?

-- Trần Quang Diệu:
Phật giáo Việt Nam từ ngày du nhập trực tiếp từ các vị thiền sư Ấn Độ, và qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần đã gắn liền với dân tộc Việt Nam qua mọi bước thăng trầm và hưng vong của lịch sử là điều không thể phủ bác.

Ngày nay, với chế độ CSVN, người ta vẫn tổ chức Hội Thảo về vai trò hộ quốc an dân của Phật giáo Việt Nam như thế này:

- Vai trò quan trọng của Phật giáo thời Đinh và Tiền Lê, baoninhbinh.org.vn

- Vai trò của Phật giáo thời Lý với sự hình thành và phát triển văn minh Đại Việt, daitangkinhvietnam.org

Dưới thời tiền Lê, con người nầy đã giúp vua trong vấn đề vệ quốc an dân trước ngoại bang Tống triều cách rất ngoạn mục - Pháp Thuận:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A1p_Thu%E1%BA%ADn

- Phật giáo dưới thời Nhà Lý - http://www.sachhiem.net/index.php?content=showrecipe&id=7156

Cuối nhà Lý đầu nhà Trần:
“Năm Đinh Dậu (1237), nhân bị Trần Thủ Độ ép làm việc thương luân, vua Thái Tông chán nản cảnh đời liền bỏ vào chùa Phù Vân, núi Yên Tử (1) yết kiến Phù Vân Quốc sư, xin ở lại tu hành. Biết tin ấy, Trần Thủ Độ liền đem quần thần đến rước Thái Tông về. Thái Tông không chịu về, nói rằng: “Trẫm còn nhỏ dại, không kham nổi việc to lớn, các quan nên chọn người khác để cho khỏi nhục xã tắc”. Thủ Độ khuyên mãi không được, liền bảo các quan rằng: “Hoàng thượng ở đâu thì triều chính ở đó”. Nói đoạn truyền sắp sửa xây dựng cung điện ở chùa Phù Vân. Thấy thế, Quốc sư liền đến mời xin Thái Tông về và tâu: “Trong núi vốn không có Phật, Phật chỉ ở trong tâm, nếu Thánh thượng hiểu được tâm thì đứng đâu là Phật ở đấy”.

Thái Tông bất đắc dĩ phải truyền xa giá về kinh:
Phật giáo đời nhà Trần (1225-1400), phatgiao.org.vn

Và:
“Sau thời kỳ hoàng kim của Phật giáo Lý – Trần, Phật giáo đời Hậu Lê không còn giữ vai trò quốc giáo, mà từng bước đi vào giai đoạn phát triển mới. Thời kỳ này, tuy Phật giáo từ bỏ vũ đài chính trị, cộng thêm phải gánh chịu hậu quả tàn phá nặng nề trong chính sách tiêu diệt văn hóa Đại Việt của giặc Minh (như họ đã cho hai Ts Hạ Thanh và Hạ Thì sang Đại Việt thu góp những tác phẩm sáng tác của người Việt đóng thùng chở về Kinh đô Kim Lăng – tqd), nhưng không vì thế mà mất dấu trên đất nước ta. Ngược lại, Phật giáo vẫn đứng vững trong lòng quần chúng nhân dân.

Nếu tìm hiểu các nguồn sử liệu và những di văn còn sót trong dân gian, chúng ta sẽ thấy diện mạo khả quan của Phật giáo thời Lê sơ, Mạc, Lê trung hưng, Trịnh – Nguyễn phân tranh và Tây Sơn. Nhân vật Phật giáo tiêu biểu cho suốt chiều dài bốn thế kỷ từ 15 đến 18 không phải là ít. Các ngài Chân Nguyên, Hương Hải, Chuyết Công, Nguyên Thiều, Thạch Liêm, Minh Hải Pháp Bảo, Liễu Quán,… là những bậc Tổ sư, có vị trí nhất định trong quá trình phát triển Thiền phái Trúc Lâm, hình thành tông Lâm Tế, Tào Động, Chúc Thánh, Liễu Quán lưu truyền mãi đến tận ngày nay. Hoặc nhục thân của các bậc chân tu như Vũ Khắc Trường, Vũ Khắc Minh,… là minh chứng hùng hồn cho nội lực tu tập của giới Tăng sĩ thời bấy giờ.

Thiết tưởng, nghiên cứu về Phật giáo Việt Nam giai đoạn thế kỷ 15 đến 18 sẽ giúp chúng ta có nhận định chính xác hơn hệ tư tưởng của các Thiền phái, đồng thời rút ra nhận xét công bằng hơn về một thời kỳ Phật giáo ẩn mình trong lòng dân tộc.”

(Có lúc nhiễu nhương mà không “ẩn mình” thì không chừng xảy ra như thế này chăng: https://trithucvn.net/van-hoa/ai-la-hung-thu-khien-nguyen-trai-bi-giet-oan-ba-ho.html? - tqd).

- Ai là hung thủ khiến Nguyễn Trãi bị giết oan ba họ? trithucvn.net

Nguồn: Phật giáo thời Hậu Lê - THƯ VIỆN PHẬT GIÁO
www.thuvienphatgiao.com


Đại lượt là như vậy chứ không thể “quét sải một dãy thời gian qua mấy thế kỷ” để rồi mạ lỵ tầm ruồng như thế này:
“…sang tới triều Trần nhưng bọn kiêu tăng thoái hóa khiến Phật giáo rơi vào thời mạt pháp, sau khi Lê Lợi đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi, Phật giáo không còn ảnh hưởng đến việc triều chính suy tàn dần. Năm 1963 Hoa Kỳ mượn lý do xã hội mất ổn định rối ren do nhà Ngô lạm dụng chính quyền kỳ thị tôn giáo làm sút giảm tinh thần quân đội đang đối diện với tình hình chiến sự gia tăng xúi giục gậy ra chính biến lật đổ thanh toán xong anh em Ngô Đình Diệm, Phật giáo được đối xử bình đẳng thì một số sư sãi đấu tranh lại sinh thói kiêu căng nuôi giấc mơ lãnh tụ, hợp tác với Việt Cộng tiếp tục gây rối ren, biểu tình bạo loạn ở miền Trung góp phần vào việc làm suy yếu lực lượng chống cộng. Điều đáng nói ngày 30/4/1975 các lãnh tụ Phật giáo công khai lộ diện là "Cộng Sản Chính Hiệu Bà Lang Trọc" "hồ hởi phấn khởi" kéo cả bầy đàn Vạn Hanh đi rước "bộ đội cụ hồ".” ?

Rằng, “Năm 1963 Hoa Kỳ mượn lý do xã hội mất ổn định rối ren do nhà Ngô lạm dụng chính quyền kỳ thị tôn giáo làm sút giảm tinh thần quân đội đang đối diện với tình hình chiến sự gia tăng xúi giục gậy ra chính biến lật đổ thanh toán xong anh em Ngô Đình Diệm,” ?

Hoa Kỳ đưa Diệm trở lại Việt Nam sau thời gian Diệm lưu vong, và rồi cũng Hoa Kỳ “dứt điểm” Diệm thì số phận nhược tiểu tay sai bằng “thằng nhải” – “a boy” – mà họ “có được ở đó” (Nam Việt Nam) thì phải chịu số phận nhục nhã như vậy chứ làm sao?

Tuy nhiên, không hẳn hoàn toàn là như vậy, nếu nói về thời gian!

Biến cố Phật giáo chỉ xảy ra bắt đầu từ vụ Cato Diệm tam đại Việt gian cấm treo cờ Phật giáo trong mùa Phật Đản Pl 2507 và biến cố Diệm cho gia nô sát hại Phật tử ở Huế đêm 8.5.1963 (sau khi Diệm đã tiêu diệt hoàn toàn Cao Đài và Hòa Hảo…!). Trong khi đó, Trung Tướng Trần Văn Đôn đã nêu thẳng trong hồi ký “Việt Nam Nhân Chứng”:
- “Những gì chúng tôi nung nấu từ đầu năm 1960 đến nay đã đến lúc phải bộc phát. Những độc tài, bất công, đàn áp của chính quyền mà suốt mấy năm trời chúng tôi bất bình đến nay phải bùng nổ. Những chuẩn bị từ lâu nay đến lúc phải thi hành.”
- “….chúng tôi cúi đầu nhẫn nhục chờ ngày không xa chúng tôi sẽ trả lời với mọi người bằng hành động.”


Nói chung về những biến cố nghiêm trọng đã từng xảy ra dưới triều Diệm Cato tam đại Việt gian:

- Lần thứ nhất, Tướng Nguyễn Văn Hinh cuối năm 1954 bao vây Dinh Độc Lập, chiếm đài phát thanh, chỉ hằng ngày cho phát thanh chửi rủa gia đình họ Ngô nhưng không làm gì hơn nữa nên người ta gọi “đó là cuộc đảo chánh rùa bò”.

- Lần thứ hai, Tướng Nguyễn Văn Vỹ đảo chánh ngày 1-1-1955.

- Lấn thứ ba, ông Hà Minh Trí (Cao Đài) ám sát hụt Tổng Thống Diệm ngày 21-2-1957 tại Hội Chợ Buôn Mê Thuột.

- Lần thứ tư, Nguyễn Chánh Thi và Vương Văn Đông trong cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960.

- Lần thứ năm, hai phi công Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử lái chiến đấu cơ giội bom xuống Dinh Độc Lập sáng ngày 27-2-1962.

- Lần thứ sáu, đảo chánh thành công bởi một tập đoàn tướng lãnh hùng hậu nhất từ trước, bắt đầu từ chiều ngày 1-11-1963 đến sáng ngày 2-11-1963 thì kết thúc chế độ.

Đấy là những sự kiện bất khả phủ bác đã từng xảy ra qua nhiều năm dưới thời Ngô Đình Diệm.

Kim Âu viết:
“…một số sư sãi đấu tranh lại sinh thói kiêu căng nuôi giấc mơ lãnh tụ, hợp tác với Việt Cộng tiếp tục gây rối ren, biểu tình bạo loạn ở miền Trung góp phần vào việc làm suy yếu lực lượng chống cộng.” (sic)?

-- Trần Quang Diệu:
Cả triệu quân VNCH (?), trên nửa triệu lính Mỹ, và với những sư đoàn của Nam Triều Tiên, Thái Lan, Phi Luật Tân, Tàu Đài Loan, Úc, Gia Nã Đại, Tân Tây Lan, và “bao gói” chống cộng bởi hai đời lãnh tụ con chiên Cato - Diệm + Thiệu - mà để cho thua cuộc rồi bây giờ ngoác miệng ra chửi rủa vì “biểu tình bạo loạn ở miền Trung” (sic)?

Thế này:

Đảo chánh xong chế độ ông Ngô Đình Diệm ngày 2.11.1963, thì đến ngày 30.1.1964 tướng Nguyễn Khánh đảo chánh lần nữa, gọi là “chỉnh lý”. Bắt nhốt hết mấy ông tướng nòng cốt lúc móc nối, đứng ra đảo chánh ông Diệm như Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim, Tôn Thất Đính, Mai Hữu Xuân,... và bắt luôn người cận vệ tướng Dương Văn Minh (nhưng ông Minh không dám can thiệp, che chở) là Thiếu Tá Nguyễn Văn Nhung (cho rằng là tay súng đã ám sát ông Diệm ông Nhu). Sau đó Nguyễn Văn Nhung chết.

Chúng ta hãy thử theo dõi đoạn này của vị cựu Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH qua hai thời kỳ Đệ Nhất và cuối thời kỳ Đệ Nhị VNCH, Trung Tướng Trần Văn Đôn mô tả trong Hồi Ký Việt Nam Nhân Chứng của ông, do Nhà Xuất Bản Xuân Thu, năm 1989 tại Hoa Kỳ, từ trang 367 đến 369 :

“Sau cuộc chỉnh lý, Nguyễn Khánh lên cầm quyền được các giới chức Mỹ ủng hộ. Tổng Thống Johnson gởi một thơ viết tay cho Nguyễn Khánh khen ngợi và hứa sẽ ủng hộ triệt để vì Nguyễn Khánh là người đang lãnh đạo Việt Nam chống Cộng đắc lực. Khối Thiên Chúa giáo coi ông như người của chế độ cũ ra chỉnh lý để trả thù cho ông Diệm. Với Phật giáo thì ông Khánh cho nha sĩ Châu là anh em bạn rể đến chùa Ấn Quang lân la phục vụ Thầy Trí Quang. Trong quân đội thì Nguyễn Khánh thăng cấp cho nhiều sĩ quan trong đó có Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Hữu Có… lên Trung Tướng và Nguyễn Cao Kỳ lên Thiếu Tướng.
(Như vậy, với cấp bậc quân hàm cuối cùng là Trung Tướng và Thiếu Tướng của ông Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ là do Nguyễn Khánh ban cho - tqd).

Lúc đầu Nguyễn Khánh được Tổng Trưởng Quốc Phòng Mỹ McNamara triệt để ủng hộ. Sau ông nầy thấy tham vọng của Khánh và kết quả của những việc ông ta làm nên thất vọng không nói gì đến Nguyễn Khánh nữa. Đến lúc Mỹ không những không tin tưởng mà còn đem lại nhiều khó khăn nên ông ta xoay qua liên lạc với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam." (Y chang anh em ông Diệm! - tqd).

Vợ Huỳnh Tấn Phát bị bắt, Nguyễn Khánh ra lệnh thả và viết thư riêng gởi cho Huỳnh Tấn Phát. Sau đó họ trả lời với Nguyễn Khánh là sẵn sàng đón tiếp về trong hàng ngũ của họ những người như Khánh. (Tháng 1 năm 1965 Khánh đến thăm tôi tại nhà 205 Hồng Bàng Chợ Lớn, có khoe và đưa tôi đọc thư của Huỳnh Tấn Phát.)

Tình báo Mỹ biết nên Nguyễn Khánh phải ra đi ngày 25 tháng 2 năm 1965.

Trước đó Nguyễn Khánh là Chủ Tịch Hội Đồng Quân Lực. Khánh ra đi, Hội Đồng Quân Lực phải lựa người để đưa lên làm Chủ Tịch. Lẽ ra người đó phải là ông Dương Văn Minh – thâm niên nhất – nhưng ông minh đang lưu vong. Không ai dại gì dâng chức vụ cho ông ta khi họ nghĩ mình có thể nắm được. Vì vậy khi ông Dương Văn Minh về đến Bangkok thì người có thế lực lúc đó là các ông Thiệu, Kỳ không cho về nên phải lưu vong ở Bangkok. Những tướng trẻ đang dùng thì giờ làm những gì cần thiết để nắm chánh quyền. Tháng 4 năm 1965, nhóm tướng trẻ kéo nhau lại nhà Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu để yêu cầu ông cho về hưu tất cả Tướng Tá quân nhân đã hơn 25 năm ở trong quân đội tính luôn thời gian ở trong quân đội Pháp. Lúc đầu ông Sửu đắn đo không ký nhưng về sau ông phải ký vì áp lực quá nặng. Vậy là tôi và Lê Văn Kim bị loại luôn.

(Lúc ông Đôn là ông Tướng chỉ mới ở tuổi 48 – sinh năm 1917. Trong khi biết bao nhiêu Tướng, Tá Bắc Việt họ còn lớn tuổi hơn ông Đôn nhưng người ta vẫn đương nhiệm kinh nghiệm xông pha chỉ huy nơi chiến trường? - tqd).

Xong vấn đề nhân sự, còn lại là vấn đề thời thế và tình hình trong nước. Lúc đó ở thôn quê Việt Cộng gia tăng tấn công với những trận chiến khốc liệt. Trong thành phố lại biểu tình, biểu dương lực lượng mà hầu hết những vụ xuống đường này là phía Thiên Chúa giáo phản đối chính quyền yếu kém.
(Đây là đám “thần dân của thành Rome” gây náo loạn trên đất nước Việt Nam! – tqd).

Ngày 5 tháng 6 năm 1965, Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu và Thủ Tướng Phan Huy Quát cảm thấy bất lực trong việc ổn định tình thế nên đã từ chức trao quyền điều khiển Quốc gia lại cho Quân Đội.”

Rồi “Biến Động Miền Trung”:
"Suốt tháng 3 năm 1966 Miền Trung thật sôi động không những Phật giáo đồ mà dân chúng và các anh em quân nhân thuộc Quân Đoàn I cũng chống nhóm Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ và Nguyễn Hữu Có (1). Cuộc biến động Miền Trung càng lúc càng trầm trọng. Lúc đó Nguyễn Cao Kỳ đã lôi kéo được Thầy Tâm Châu ủng hộ Chính Phủ, nên khối Phật giáo chia làm hai là khối Ấn Quang và khối Vĩnh Nghiêm. Tháng 5 năm 1966, Thầy Thích Tâm Châu cho người đến chiếm Việt Nam Quốc Tự (nên gọi là Khối Việt Nam Quốc Tự), vì vậy mà hành động tranh đấu của Phật giáo không thống nhứt như lúc năm 1963" (2).
[http://sachhiem.net/TONGIAO/IMG/PHAPNAN/Banthoxuongduong.jpg ]

Quần chúng Phật giáo Miền Trung và Thừa Thiên-Huế xuống đường năm 1966

Có thể nói, tình hình chính trị, nhân sự thì quân phiệt, độc tài, ép Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu và Thủ Tướng Phan Huy Quát chịu đời không thấu để phải từ chức; loại các sĩ quan thâm niên kinh nghiệm; thọc tay gây phân hóa nội bộ Phật giáo v.v… (tôi đang nắm một số văn kiện gốc ngay giai đoạn đương thời lúc bấy giờ 1966, 1967 về việc gây phân hóa nội bộ Phật giáo này ra sao khi người PG lúc đó lên tiếng).

Là một quốc gia VNCH thì phải có nền dân chủ Hiến Định qua trưng cầu dân ý, bầu cử để bầu lên một Tổng Thống và soạn thảo Hiến Pháp chứ không thể chỉ để một Hội Đồng Quân Lực và một Nội Các Chiến Tranh của Nguyễn Cao Kỳ đóng vai Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương mãi mãi được. Đấy là lý do Phật giáo, Thượng tọa Thích Trí Quang, nhân dân, đồng bào Phật tử và anh em quân nhân miền Trung Quân Đoàn I đòi hỏi.

Ông Đôn viết về điều đó:
"Cuộc tranh đấu của Phật giáo và và dân quân miền Trung là đòi hỏi Chính Phủ quân nhân của Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ phải thành lập Quốc Hội Lập Hiến để có Hiến Pháp cho Miền Nam Việt Nam.”
“Kết quả vụ biến động miền Trung là Thiệu, Kỳ đồng ý lập một Quốc Hội Lập Hiến để soạn thảo hiến pháp cho nước nhà. Quốc Hội Lập Hiến ra đời vào tháng 6 năm 1966, tháng 12 năm 1966 thì soạn xong Hiến Pháp.”
(Trần Văn Đôn sđd, tr 372, 373).

Vậy mà, biến động Miền Trung đã phải gây ra những vụ đàn áp khốc liệt, đưa đến có trên “200 người vừa chết vừa bị thương. Khoảng 6,000 sĩ quan, hạ sĩ quan và quân nhân đào ngũ, một số người không lối thoát phải chạy lên chiến khu của Việt Cộng.” (TVĐ, sđd, cũng trang 372).

Đọc tiếp Trần Văn Đôn mô tả:
“Lúc đó Tướng Nguyễn Chánh Thi đang điều khiển Quân Đoàn I cùng một số đông anh em quân nhân công chức yểm trợ cuộc tranh đấu của đồng bào và Phật tử Miền Trung. Thị trưởng Đà Nẵng là Bác sĩ Nguyễn Văn Mẫn, tín đồ Thiên Chúa giáo nhưng thấy nguyện vọng tranh đấu của đồng bào và Phật tử hợp lý nên ủng hộ nhiệt tình. Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ gạt mời Nguyễn Chánh Thi vô họp rồi bắt giam giữ lại ở Sài gòn.” (TVĐ, sđd, tr 371).

(Sau này ông Nguyễn Cao Kỳ phát biểu trên truyền hình VTV1 30/4/2005:
https://www.youtube.com/watch?v=bpQE1E4mSZs)

Song song, trong lúc quê hương dầu sôi lửa bỏng, thì bọn ma đầu âm binh lại tìm cách trả thù (…) như sau đây mà Trung tướng Tôn Thất Đính đã trao lại cho đời trước khi nhắm mắt:

“VĨ KHÚC CHUNG THANH - HỒI CHUÔNG THỨ HAI
Tiếng chuông thứ nhất, khi hồi tưởng lại, tôi hằng tâm niệm đó là những hồi chuông cấp cứu từ Chùa Xá Lợi – Sài Gòn đêm chiến dịch đánh phá Phật giáo khởi hành, để kết thúc bằng các “thực tại lịch sử” tôi đã ân cần kể ra trong các tiếng “chung thanh” (thanh âm của những tiếng chuông được gióng vang lên? – tqd) đến ngày 1.11.1963.

Tiếng chuông thứ hai này, tôi kết hợp bao nhiêu hồi chuông thảm thiết vọng trong cõi u minh tăm tối của những đêm dày lịch sử từ năm 1966 đến 1975, từ Phố Đà Nẵng, đến Linh Mụ, Diệu Đế, Từ Đàm như Hoàng Đế Thiệu Trị đã nguyện cầu qua hùng tâm Đại Trí, Đại Bi của chư Phật để mong đưa chúng sanh khỏi bao nhiêu tăm tối của thế giới Ta Bà tràn đầy Ngũ Trược Ác Thế mà quê hương chúng tôi đã và đang phải trải qua:
“Nguyện thử chung thanh siêu pháp giới
Thiết vi u ám tất giai văn”

Thiệu Trị Lục Niên (6, Bính Ngọ 1846 - Lời kệ trên chuông chùa Diệu Đế)

Tạm dịch:
Mong sao chuông này vượt qua pháp giới
Để hướng truyền vào mọi nẻo tối tăm!


Tôi phải đợi đến bây giờ mới có cơ duyên làm sáng tỏ mọi việc, vì từ bao nhiêu năm nay chưa có ai dám nói đến các biến chuyển và thực tại lịch sử xảy ra tại Việt Nam từ 2 năm 1965 – 1966 trong tương quan giữa Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất cùng các thể chế quân phiệt, đưa đến các cuộc bầu cử Lập Hiến (1966) và Lập Pháp (1967) mở đầu cho nền Đệ Nhị Cộng Hòa, một chế độ đưa đến sự suy thoái từng kỳ của Việt Nam Cộng Hòa và sự sụp đổ của Miền Nam Việt Nam vào tay Cọng Sản Quốc Tế! Tôi phải Đợi cho đến khi có người dám nói, dám viết, dám nêu tên tuổi tất cả những kẻ chủ mưu, không phải chỉ để phối hợp với các tác giả, mà chỉ có cơ hội họ đã có uy thế can đảm, vừa là chứng nhân, vừa là nạn nhân của các biến cố lịch sử trong tương quan một cách cụ thể xác thực cùng các nhân vật khác, hoàn cảnh khác đã bị vu khống để tạo dư luận oan nghiệt cho cả xứ sở, quê hương từ bấy lâu nay bị các tay phù thủy, ác quỉ, cùng hung cực ác áp đảo để tranh quyền lợi và quyền lực. Bây giờ, quyền lợi chẳng còn, quyền lực cũng đã tiêu tan, thân xác tứ đại cũng đã rã rời trong vũ trụ, nhưng nói ra là để nhận thức được rằng tính khách quan của lịch sử, không một cá nhân hay tập thể nào có thể yếm đối bí mật hoàn toàn mà không có ngày bị tiết lộ!

Đầu thập niên 1980, lúc ấy tôi làm việc tại Trung Tâm Vật Liệu của Đại Học Maryland, Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi bị “lưu đày” sang Hoa Kỳ từ 1966, có đến thăm tôi cùng một vài bạn hữu ở tư gia của cựu Đại tá Nguyễn Khương, nguyên tùy viên Quân Sự tại Tòa Đại Sứ Việt Nam Cộng Hòa ở Hoa Thịnh Đốn, bị chế độ quân phiệt giải nhiệm và không cho hồi hương vì có liên quan đến các cuộc binh biến 1960 của Đại Tá Thi và 1963 của Tướng Dương Văn Minh (nói theo chữ nghĩa lúc bấy giờ), trong lúc mạn đàm hai nhân vật này đều có cơ hội nhắc nhở đến các biến cố lịch sử của giai đoạn 1960, 1963 đến 1966! Một ngày tâm sự, Trung Tướng Thi, nghe đâu cũng tùng sự tại một Trung Tâm Học Liệu ở Tiểu bang Pennysilvia, vừa đem biếu chúng tôi mật ong, trứng gà do chính gia đình ông “sản xuất” vừa trao đổi cùng nhau các chuyện ẩn mật của các thời bấy giờ, ra về còn dặn nhau hãy khoan nói ra, chờ có ai “viết ra đã” lúc đó, có cơ hội mình sẽ làm rõ vấn đề thêm cho lịch sử. Còn dặn nhau “chúng nó” có tay chân thủ hạ mọi nơi, tạo thêm hận thù “chúng nó” sẽ tìm cách ám hại. Đại Tá Nguyễn Khương sau đó đã về Pháp (vốn cùng khóa Sĩ Quan Trường Võ Bị Đập Đá (khóa Bảo Đại cùng tôi, và có đi Pháp học Truyền Tin - Viễn Thông ngành Sĩ Quan Pháp), còn Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi, nay đã ra người thiên cổ, nhưng mãi đến năm 2003, mới có một tài liệu ghi nhận sơ khởi của một chứng nhân và nạn nhân của giai đoạn 1965 – 1967: Đó là tập Hồi Ký “Trả Ta Sông Núi” của cựu Đại Tá Phạm Văn Liễu; nay vị cố nhân này của chúng tôi cũng đã rong chơi miền Cực Lạc, còn bản thân tôi, tuy chập chững ngày khoẻ, ngày bệnh, cũng lấy chút tàn hơi, để theo các điểm cơ bản của “Trả Ta Sông Núi” mà trả lại cho lịch sử các điều cần thiết, cơ bản của chính giai đoạn này. Không còn ở trong giả tưởng của tuyên truyền chính trị!

I- “Lời Vàng” của Tướng Thiệu

Cần minh định một điều phán xét, để có thể hiểu hết các biến động, biến cố và hoàn cảnh lịch sử của một giai đoạn trong tương quan với chủ trương của các nhân vật có trách nhiệm lãnh đạo quốc gia. Và trước hết là một “Lời Vàng” của chính Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, đương kim Chủ Tịch của Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia vào cuối tháng 8 – 1967, trước khi có cuộc bầu cử Tổng Thống để khai diễn nền hành pháp của Đệ Nhị Cộng Hòa. Sau đây là ghi nhận “Lời Vàng” ấy của cố Đại Tá Phạm Văn Liễu, nguyên cựu Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia:
“Hôm sau, Tướng Thiệu sai Chánh Văn Phòng qua mời tôi đến gặp. Giống như trường hợp Tướng Kỳ, tôi phải miễn cưỡng lên gặp ông Thiệu. Với một giọng từ tốn, Tướng Thiệu nói qua về tình hình chính trị. Ông ta không đá động gì đến Tướng Kỳ, chỉ phàn nàn về Chuẩn Tướng Loan, cùng quân sư là “Đại Tá” (giả hiệu) Thanh Tùng hay Mai Đen (tên thật là Nguyễn Đức Vân) một mật vụ sót lại từ thời Ngô Đình Diệm. Ông khẳng định:
- Mọi việc lộn xộn thằng Loan làm đều do thằng Mai Đen bày mưu hiến kế hết! Thằng Kỳ đứng đàng sau!

(Phạm Văn Liễu - Trả Ta Sông Núi - Tập 2, trang 412 – 413)

Ngoài ra Đại Tá Liễu còn nhắc lại một lời phán xét của một cố vấn cao cấp của chính Tổng Thống L.Johnson nói về ông Loan: “Ông Loan là một nồi giả cầy ác quỉ (the evil stew) của Việt Nam Cộng Hòa”. -(Trung Tướng Tôn Thất Đính, “Hai Mươi Năm Binh Nghiệp”, Phụ nữ Cali tái bản năm 2013, trang 469, 470, 471, 472).

Kim Âu:
“Điều đáng nói ngày 30/4/1975 các lãnh tụ Phật giáo công khai lộ diện là "Cộng Sản Chính Hiệu Bà Lang Trọc" "hồ hởi phấn khởi" kéo cả bầy đàn Vạn Hanh đi rước "bộ đội cụ hồ".” ?

-- Trần Quang Diệu:
- Chỉ có “Chiên” thì mới có chuyện “kéo cả bầy đàn” chứ người PGVN đều là con người thì sao có thể gọi là “bầy đàn”?

- “Bầy đàn Vạn Hạnh” là “bầy đàn” gì?

Phải chăng Kim Âu muốn nói là Viện Đại Học Vạn Hạnh?

Viện Đại Học Vạn Hạnh (tọa lạc tại số 222 Trương Minh Giảng - Trương Minh Ký nối dài - nay là Lê Văn Sỹ, Q3, Sài gòn) niên khóa 1974 – 1975 là trên dưới khoảng 8000 sinh viên. Trong tám nghìn sinh viên như vậy (cũng như tất cả các trường đại học khác vào lúc bấy giờ) thì không thể không có ít nhiều những sinh viên mà gia đình, thân nhân của họ nằm ở “phía bên kia” (?) bởi cuộc chiến mà ngoại bang đã nhẫn tâm đẩy người VN vào bối cảnh "nồi da xáo thịt" - "bì oa chử nhục". Do vậy mà sau khi Thiệu, Khiêm, Viên,… bỏ chạy; Tướng Dương Văn Minh khom xuống “nhặt chiếc áo rách” trong tay, nhẫn nại “ép vào tim” để cho Sài gòn khỏi đổ máu cách vô ích, “bộ đội Cụ Hồ” vào tiếp quản Sài gòn - Gia Định thì lạ gì không thể không có “một số” những sinh viên đón “rước bộ đội cụ hồ” ở bối cảnh đó? Còn “lãnh tụ Phật giáo” thì không phải ở VĐH Vạn Hạnh. Ừ, mà giả như người PGVN có đi “đón rước bộ đội cụ hồ” thì một triệu phần triệu nó cũng hoàn toàn khác biệt như “bầy đàn” chiên lẫn kẻ chăn chiên “hồ hởi phấn khởi” háo hức kéo nhau đi đón giặc ngoại bang xâm lăng là liên quân Pháp và Tây Ban Nha khi chúng đổ bộ lên Sơn Trà – Đà Nẵng hồi đầu tháng 9 năm 1858 (...)!?

Tôi là người có mặt tại Sài gòn vào ngày 30.4.1975.

- Buổi chiều ngày 30.4.1975, trên con đường Võ Di Nguy (nay là Nguyễn Kiệm), từ ngả tư Phú Nhuận chạy lên đến An Nhơn thì chao ôi những là giày, mũ sắt, quần áo lính v.v… cởi quăng ngổn ngang đầy đường đầy sá. Cũng chiều hôm đó, nếu ai đang ở trên con đường Võ Di Nguy nầy thì đều biết lúc xe chở những nam nữ “bộ đội cụ hồ” chạy vào trung tâm Sài gòn từ hướng Lái Thiêu, Bình Dương thì những “bộ đội cụ hồ” họ đều vẫy tay chào, và những người dân đứng hai bên lề đường phố cũng vẫy tay chào lại y như vậy chứ riêng gì ai? Nhất là ngày 19.5 năm đó (1975), trước Dinh Độc Lập cũng có hiếm cha gì những chăn chiên lẫn con chiên kéo nhau giương hình ảnh Cụ Hồ trong ngày họ diễu binh chiến thắng?

Nói chung, từ Nam chí Bắc vào ngày 30.4.1975 là có hàng chục triệu đồng bào Việt Nam gồm mọi thành phần dân tộc đã từng đón rước “bộ đội cụ hồ” là chuyện hoàn toàn có thật trước lịch sử. Cả thế giới phần nhiều ai cũng đã biết như vậy kể từ cái ngày chấm dứt chiến tranh Việt Nam đó chứ Kim Âu Hà Văn Sơn khỏi cần phải mỉa mai riêng lẻ vào người PGVN!

Trần Quang Diệu
______________________

Nọc Độc Của Tư Tưởng Nô Lệ Vọng Ngoại Phi Dân Tộc

Kim Âu

http://sachhiem.net/THOISU_CT/ChuK/KimAu.php