icon
< http://sachhiem.net/printemail.php?id=2552 >

Bài "Tiếng Gọi Thanh Niên" là của Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước nhắm vào ách thống trị của thực dân Pháp

Subject: Fw: Đến ngày giải phóng hay Đứng lên đáp lời sóng núi ???
From: Tran Quang Dieu
Date: Sun, April 22, 2018 3:24 am

Hành khúc "Tiếng Gọi Thanh Niên" có từ hồi thượng bán thế kỷ 20 là của Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước nhắm vào ách thống trị của thực dân Pháp xâm lăng và thống trị nước ta gần cả 100 năm do bởi "vấn đề là Thiên Chúa giáo" (lời xác quyết của Tiến sĩ Tối Ưu ngay tại Pháp - Nguyễn Xuân Thọ).

Ngoài ra, cho dù chúng ta có ưa VNCS hay không (mà từ năm 1954 cho đến hôm nay họ là kẻ chiến thắng, và đang lãnh đạo quốc gia trước nhãn quan quốc tế qua mối bang giao với trên dưới gần 200 quốc gia, bao gồm hầu hết các nước cựu thù…, kể cả Pháp và Hoa Kỳ) là một chuyện. Thế nhưng, lịch sử thì không thể vặn vẹo, mà, phải nêu cho chuẩn xác, và nói lên cho thực đúng như những gì mà nó đã từng xảy ra sau khi đã sưu tầm, nghiên cứu, đối chiếu, tổng hợp:

- THANH NIÊN HÀNH KHÚC - TIẾNG GỌI THANH NIÊN:

https://www.youtube.com/watch?v=T3Dx1yU9IZ8

- Năm 1930: 13 vị anh hùng Yên Bái(17/6/1930-17/6/2015

- Năm 1954: Chiến Thắng Điện Biên Phủ - 5/1954

- GS Hoàng Xuân Hãn (Paris 26/12/91), Bộ trưởng Giáo dục dưới thời Chính phủ Trần Trọng Kim: “Sự sụp đổ của Điện Biên Phủ, ngày 7 tháng 5 năm 1954, giữa tiếng nổ vang tan tành của các loại vũ khí, loan báo cho thế giới biết rằng xứ sở nhỏ bé này mới vừa tự giải thoát, trong máu đào, khỏi ách thống trị của thực dân, áp đặt trên toàn dân, từ gần một thế kỷ nay (1858-1954).”
[Các Giáo Sĩ (Nguyễn Xuân Thọ) - sachhiem.net

Trần Quang Diệu
_______________________

From: GoiDan@yahoogroups.com on behalf of Tuan Phan ddpghh@gmail.com [GoiDan]
Sent: Wednesday, April 18, 2018 9:18 PM
Subject: [GoiDan] Đến ngày giải phóng hay Đứng lên đáp lời sóng núi ??? Re: [VIDANVIET] Fw: [TRAN GIA PHUNG :Nguồn gốc Bản Quốc Ca Việt Nam Cộng Hòa

Đến ngày giải phóng hay Đứng lên đáp lời sóng núi ???
Câu mở đầu bản Quốc Ca Việt Nam Cộng Hòa, nếu nhớ không lầm là:
Này công dân ơi! Đứng lên đáp lời sông núi!
Nếu "đến ngày giải phóng" thì...giải phóng cái gì?

Đã là CÔNG DÂN VNCH (có ý nghĩa VNCH dưới vĩ tuyến 17 - sông Bến Hải, là một quốc gia ĐỘC LẬP từ sau Hiệp Định Geneve 1954, miền Bắc là VNDCCH) thì còn hô hào.... giải phóng và bảo rằng đến ngày giải phóng ???

Còn "đáp lời sông núi" phải chăng là có thái độ và hành động yêu nước VNCH dưới nhiều hình thức, vì đây là nhiệm vụ trọng yếu của bất cứ ai nhận mình là công dân VNCH.

Tuấn Aet1527 Phan
______________________
On Tue, Apr 17, 2018 at 3:44 PM, Truc Chi trucsonchi@yahoo.com wrote:

Nguồn gốc Bản Quốc Ca Việt Nam Cộng Hòa
Trần Gia Phụng

Chiều Thứ Ba 27-3-2018, tại Hội đồng Thành phố Toronto, 100% nghị viên hiện diện (38/38) đã bỏ phiếu chấp thuận đề nghị thượng kỳ Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ tại Kỳ đài quảng trường Nathan Phillips ở City Hall Toronto ngày Thứ Bảy 28-4-2018 nhân dịp Tưởng niệm Quốc hận 30-04.

Chào quốc kỳ song hành với hát quốc ca. Nhân dịp nầy, chúng tôi xin ôn lại nguồn gốc bản Quốc ca Việt Nam Cộng Hòa từ khi được sáng tác năm 1941 cho đến ngày nay.

*
Một bài hát luôn luôn gồm hai phần là nhạc và lời. Nhạc là nhịp điệu dẫn dắt bài hát. Lời là ca từ diễn ý bài hát. Thông thường trong một bài hát, nhạc là cái sườn, không thay đổi. Lời có thể thay đổi tùy ý tác giả viết ra bài hát, hay có thể thay đổi theo sáng kiến và hoàn cảnh của người sử dụng. (SH- Ẩu! Ai cho người sử dụng có quyền vi phạm tác quyền của tác giả, nhất là người sử dụng không cùng chí hướng?) Bài quốc ca Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) cũng thế, được thay lời nhiều lần.

Theo học giả Nguyễn-Ngu-Í trong bài “Nhớ và nghĩ về bài quốc ca Việt”, đăng trên tạp chí Bách Khoa tại Sài Gòn số 244 ngày 1-3-1967, thì nguồn gốc đầu tiên của bài quốc ca VNCH là bài “Quấc dân hành khúc” do Lưu Hữu Phước, người Cần Thơ (Nam phần), sinh viên Đại học Hà Nội, sáng tác vào giữa năm 1941 tại Hà Nội. (Chữ “Quấc” viết với chữ “â”.)
....

Sau đây là nguyên văn lời bản "Tiếng gọi công dân" thời Việt Nam Cộng Hòa:

Này công dân ơi! Quốc gia đến ngày giải phóng
Đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống...
Vì tương lai quốc dân, cùng xông pha khói tên,
Làm sao cho núi sông, từ nay luôn vững bền.

Dù cho thây phơi trên gươm giáo,
Thù nước, lấy máu đào đem báo.
Nòi giống lúc biến phải cần giải nguy,
Người công dân luôn vững bền tâm trí.
Hùng tráng quyết chiến đấu làm cho khắp nơi
Vang tiếng người nước Nam cho đến muôn đời!

Công dân ơi! Mau hiến thân dưới cờ!
Công dân ơi! Mau làm cho cõi bờ
Thoát cơn tàn phá, vẻ vang nòi giống
Xứng danh nghìn năm giòng giống Lạc Hồng!

.....
(xem tiếp) http://danlambaovn.blogspot.com/2018/04/nguon-goc-ban-quoc-ca-viet-nam-cong-hoa.html