icon
< http://sachhiem.net/printemail.php?id=2189 >

Cãi Nhau Khác Với Tranh Luận Rất Xa

Subject: Thế_nào_là_cãi_nhau_?_ Thế_nào_là_tranh_luận_?
From: Phuong Hoang
Date: Tue, June 06, 2017 5:27 pm

Hì Hì...Các chư vị nói sai rồi.

Đừng đem những gì Đức Khổng Tử nói mà nhập vào nơi đây.
Nếu muốn đem lời Đức Khổng Tử nói...thì hãy đem những lời nói mà mọi người đều biết rằng đó là lời nói của Đức Khổng Tử...như vậy mới chứng tỏ mình là kẻ có học + thức giả.
Đừng đem những lời xa lạ mà Đức Khổng Tử không nói , hay mọi người đều biết rằng lời đó không phải là lời của Đức Khổng Tử.

Cãi nhau hay tranh luận khác nhau rất xa.
Sau đây là định nghĩa sự tranh luận và sự cãi nhau:

A.- Tranh Luận ra sao ?
Sự Tranh Luận rất quan trong trong đạo Phật .
Khi Ngài Cô Đàm ( Siddhartha Gautama ) đắc đạo dưới cây cổ thụ Bổ Đề...trước thế kỷ thứ 5 Công Nguyên ( nghĩa là trước thời kỳ Chúa Jesus of Nazareth ra đời trên 500 năm).
Sau khi đi quanh cây Bồ Đề 7 lần , để cám ơn cây giúp mình được bình yên mà suy tư , rồi đắc đạo. Ngài không định đi giảng đạo ,nhưng nếu không có chuyện đi giảng đạo thì Ngài Cồ Đàm sẽ là vị Độc Giác Phật như hàng nghìn vị Độc Giác Phật từ xưa tới nay.

Độc Giác Phật là người chân tu, đã tự mình đạt được đạo, được thành chánh quả đầy đũ của một vị Phật đã thành tựu hạnh chân tu. Nhưng nếu không có lời van xin của chư Thiên tại cung trời Đao Lợi thị hiện xuống cầu xin Ngài vì nhân loại mà đi giảng Pháp để cứu nhân ,độ thế.
Đức Phật đồng ý ...

Nên nhớ vào thời Đức Phật đã có rất nhiều tôn giáo khác nhau đang xưng hùng, xưng bá tại đất Ấn nầy từ lâu.
Có nhiều quốc gia trong xứ Ấn, có quốc gia tôn sùng đạo Bà La Môn, có quốc gia tôn sùng đạo Kỳ Na Giáo, có quốc gia không tôn sùng đạo nào cả, có quốc gia mà dân cư rất hiền, có quốc gia dân cư rất hung dữ...người lạ vào thành nầy, nếu dân cư ấy ghét là bị giết ngay.

Nhiều tôn giáo, nhiều tín lý, nhiều pháp tu khác nhau .
Nhưng nhờ sự tranh luận với các tôn giáo khác, mà Đức Phật đã cãi hóa rất nhiều người, rất nhiều tôn sư khác đạo Phật phải tâm phục và khẩu phục mà quy y theo Ngài.

Chính Đức Phật có nói với Ngài Ma Ha Ca Diếp ( Mahakasyapa ) như sau :
- Nếu Ta không thành Phật, Ta không dám nhận Ông làm đệ tử của Ta được !
Lý do Đức Phật nói như vậy là vì Ngài MaHa Ca Diếp lớn tuồi hơn Đức Phật và tu hành lâu năm hơn Đức Phật, lại có trên 500 đệ tử dưới trướng của Maha Ca Diếp.

Maha Ca Diếp tuy là đệ từ cùa Phật , nhưng Ngài vẩn khổ tu theo phương cách của Ngài. MaHa Ca Diếp ít khi có mặt thường xuyên tại những buổi thuyết Pháp của Đức Phật với môn đệ , chỉ trừ những buổi thuyết pháp quan trọng mà Đức Phật yêu cầu Ngài nên có mặt để cho buổi lễ tăng thêm phần long trọng.
Đạo Phật hơn mọi đạo khác là có phần tranh luận dành cho môn đệ của Đức Phật.

Nhờ tranh luận cho nên Đức Phật mới thắng được mọi cuộc tranh luận có treo giải thưởng của các vị Vua Chúa thời Đức Phật.

Như câu chuyện tranh luận Tôn giáo với một Đại giáo sỉ Bà La Môn.
Giáo sỉ nầy rất giỏi về sự hiểu biết nhiều tôn giáo khác nhau thời Thầy Trần Huyền Trang (Xuán Zàng) (khoảng năm 600 AD) nhà Tùy .

Giáo sĩ Bà La Môn Veranzana nầy đem theo một thanh gươm , để kế bên....với hàng chữ ghi rằng: “Nếu ai mà thắng cuộc tranh luận nầy với Ta...thì Ta nguyện sẽ cắt đầu tạ tội".

Trên sân khấu mà Vua xứ Ca Tỳ La Vệ cho dựng nên , để Vua cùng quần thần và dân chúng trong thành đến nghe sự thuyết pháp tranh luận của sư Bà La Môn Veranzana và các tui sỉ các giáo phái khác.

Đàn tràng bước sang ngày thứ 5 , ngày chót của cuộc tranh luận nầy...tất cả các giáo sỉ các tôn giáo đều chịu thua sự uyên bác về tôn giáo của vị sư Bà La Môn Veranaza nầy , dĩ nhiên sẽ được lảnh thưởng to lớn của Vua xứ Ca Tỳ La Vệ , đồng thời đem vinh hạnh cho Đạo Bà La Môn.

Trường Nalanda thời ấy...rất có danh vông trong việc giàng huấn đạo Phật.
Tên danh xưng Nalanda có nghĩa như sau : Nalan = Knowledge ( Kiến Thức ) + Da = Giving ...Nalanda = Knowledge Giving = Kiến Thức Trao Tặng .
Trường có trên 20 nghìn sinh viên tu sỉ khắp nơi đỗ về xin học, có nhiều vị sư đến học và không muốn về vì thấy mình học chưa đủ.

Trường Nalanda cũng có nhiều vị đại sư đến tranh luận với sư Bà La Môn Veranaza...tất cả đều thua trận hết.

Viện trưởng Giới Hiền (Silabhadra) thấy thế khuyên sư Trần Huyền Trang nên đại diện chính thức của trường mà dự cuộc tranh luận nầy.

Sư Bà La Môn Veranaza dùng lý luận của tín lý Du Già Luận Thuyết thì bị sư Huyền Trang dùng luận thuyết Vô Minh và Tự Kỷ Luận ( ngày nay phần Tự Kỷ Luận được triết gia Neitzsche xem là phần hay nhất của tinh túy đạo Phật mà triết gia người Đức nầy nhấn mạnh trong quyển sách làm rung chuyển tín lý Cơ Đốc Giáo Vatican...đó là quyển: “Beyond Good and Evil “ (xin đừng lầm chữ Good với chữ God..trong suy tư của triết gia Nietzsche thì God không có hiện hữu nơi ông...nghĩa là triết gia lừng lẫy xem God = Jesus Christ là vô nghĩa trong trí tuệ của triết gia nầy...

Trong quyển Ecce Homo, Nietzsche ghi chú rằng , “God Is Dead” , = Thượng Đế Đã Chết = Jesus Đã Chết từ lúc lính La Mã thọt đầu ngọn dáo dài vào lá gan của Chúa Jesus cho chết hẳn...rồi sau đó họ ký giấy khai tử Chúa Jesus cho mẹ và vợ chúa Jesus đem về nhà mà mai táng. ) đánh bại.
Sư Huyền Trang càng nói...thì sư Bà La Môn Veranaza càng đổ mồ hôi hột... Cuối cùng sư Bà La Môn quỳ phục dưới chân ngài Huyền Trang mà chịu thua.
Sau đó, để giữ lời hứa, sư Bà La Môn Veranaza bèn chụp cây gươm định cắt đầu tự vận theo câu ghi trên bảng gổ treo giữa sân khấu cuộc tranh luận nầy.
Thầy Huyền Trang bèn từ tốn nói : , “Ngài có thể nhận lời nói chót nầy của Tôi , rồi sau đó Ngài muốn làm gì thì theo ý của Ngài , Tôi không dám cản hay chăng ? “,

Sư Bà La Môn Veranaza nói : , “Vâng ! Thầy hãy nói , Tôi xin nghe“.,
Thầy Huyền Trang nói : “ Người tu hành như chúng ta...giới cấm quan trọng nhất là sự sát sinh...Nếu Ngài giết Ngài...thì đó là sự phạm giới sát rồi hay sao ? “

Sư Bà La Môn Veranaza bật khóc và quỳ lạy Huyền Trang : “Cám ơn Thầy ! Nếu không có lời nầy thì chính tôi sẽ là kẻ phạm giới sát sinh rồi “.
Sau đó theo truyền thuyết thì sư Bà La Môn Veranaza cãi đạo Bà La Môn sang đạo Phật.sau đó thành chánh quả không bao lâu.

Tại đại học Nalanda University ở quận Nalanda, tỉnh Bihar Ấn Độ sinh viên học 7 năm về Phật Giáo... Năm thứ 6 có môn Luận thuyết rất quan trọng...Đến năm chót thi ra trường thì Luận án quan trọng về phần tranh luận mà Giám khảo cho đề thi. Tại Tây Tạng hay tại Dharamsala Tibet University các sinh viên trong mỗi kỳ thi lên lớp đều phải thắng cuộc tranh luận về một đề tài tôn giáo mà giáo sư đưa đề thi. Một bên thuận , một bên chống... Bên nào thắng thì được đậu lên lớp.

Cho nên mỗi sinh viên học Phật giáo tại các đại học nầy phài thông uyên bác khá rành mọi tôn giáo lớn khác., có như vậy mới là người Phật tử tinh túy.

B. Còn cãi nhau ra sao ?:

Tại một cuộc họp đông đủ quan viên của thành làng Cổ Nhuế , buổi trưa nắng nóng. Hai bên đang cãi nhau về câu chuyện có nên giết con bò duy nhất của làng hay không.

Bên nầy đòi phải giết con bò ấy để có thịt mà cúng tế thần làng. Nếu không giết thì làm gì có thịt dâng cúng cho thần làng theo lễ kỳ yên hàng năm.

Bên kia không đồng ý cho giết con bò ấy, vì nó là con bò duy nhất trong làng, dùng để cày bừa cho dân trong làng. Nếu giết thì còn gì con bò để mà đi cày ruộng.

Một bên đòi mổ bò...bên kia không cho mổ bò... Hai bên cãi nhau càng lúc càng nóng không ai can được.

Bỗng từ xa có một cụ già chống gậy đi tới. Cụ hét to : “Cả làng im đi nào." Hai bên phải im , chờ cụ đi tới. Cụ bảo :

- Bò sẽ không được giết . Nhưng thần làng vẩn có thịt để cúng tế. “
Dân làng làm lạ - Bò không được giết mà thịt vẫn có cho thần làng ư ? Vậy thịt ở đâu ư ?

Cụ già nói :
- Ta đã già , không có ích chi cho dân làng. Vậy sau khi Ta chết, thì dân làng hãy xẽ thịt Ta mà cúng thần. Vừa nói thì cụ già chụp con dao dấu sau lưng cụ già. Dân làng lấy làm kinh hãi... hãi hùng... rùng rùng bỏ chạy , càng nhanh càng tốt. Vì họ sợ phải dính vào việc quan xử tội. Tội thấy sự giết người mà không can ngăn.

Thấy không còn một ai đứng đó, cụ già cười, cụ cất con dao sau lưng...rồi lửng thửng về nhà. Trên trời mây xanh vẫn bay, chim trên cây vẫn hát vang khúc nhạc quê hương.

Đó là sự tích cãi nhau như mỗ bò là từ tích nầy mà ra.

Vậy cãi nhau khác xa với tranh luận .

"Ta không sợ kẻ thù ám hại , bêu xấu , chửi rủa Ta vì những lời Ta nói thật. Nhưng Ta sợ người ta khen tặng , hoan hô Ta vì những lời Ta nói không thật. Ta sợ vì lúc đó Ta đánh mất lương tâm của Ta rồi . Nên Ta sợ ."
Tôn Ông Gò Vấp quotation.