icon
< http://sachhiem.net/printemail.php?id=2181 >

Quốc doanh & Công cụ chính quyền

Subject: Quốc_doanh_&_Công_cụ chính_quyền// Người trí_thức_chân_chính không_kỳ_thị_tôn_giáo
From: Huy Thai
Date: Wed, May 31, 2017 11:58 pm

Quốc doanh & Công cụ chính quyền



Kính thưa quý vị,
Chúng ta có thể tạm hiểu vấn đề “quốc doanh” và “công cụ chính quyền" như sau:

1/. Về “quốc doanh”.

Từ quốc doanh 国营 (*) có nghĩa là nhà nước quản lý về mặt kinh tế. Ví dụ: công ty quốc doanh, xí nghiệp quốc doanh, cửa hàng quốc doanh.
Ngoài ra, các thành phần của xã hội khác không gọi là “quốc doanh”. Người ta không gọi “quân đội quốc doanh, cảnh sát quốc doanh, tòa án quốc doanh, bưu điện quốc doanh, bệnh viện quốc doanh, bác sĩ quốc doanh, y tá quốc doanh, nhân viên quốc doanh, …”.

Do đó, lại càng sai đối với tôn giáo (**) khi gọi Phật giáo quốc doanh, sư quốc doanh, Thiên Chúa giáo quốc doanh, linh mục (giám mục) quốc doanh.

2/. Về “công cụ của chính quyền”.
Có thể xét ở 2 khía cạnh xã hội và tư tưởng như sau:

2.1/. Đối với cấu trúc xã hội.

Trong một quốc gia, các tôn giáo là một bộ phận của quốc gia đó. Các tôn giáo này phải hoạt động tuân theo pháp luật, tức phải chịu sự quản lý của chính quyền: “Tôn giáo phải đứng dưới Chính trị”. Đây là nói về mặt hình thức cơ cấu sinh hoạt trong một xã hội, để xã hội có được sự ổn định, cho dù là nội dung tư tưởng của các tôn giáo có khác với tư tưởng của nhà cầm quyền.

Tôn giáo chịu sự quản lý của chính quyền không có nghĩa tôn giáo là công cụ của chính quyền nếu như tôn giáo đó chỉ làm tròn chức năng dạy dỗ luân lý đạo đức theo quan điểm của tôn giáo mình, góp phần hỗ trợ cho đạo đức xã hội.

Do đó, không có lý do gì gọi là tu sĩ (nhà sư hay linh mục) là “quốc doanh” hay công cụ của chánh quyền, khi những người này nói năng và hành động với oai nghi theo đúng quan điểm của tôn giáo mình. Và tự do tôn giáo chính là tự do nói năng và hành động với oai nghi này, chứ không là tự do nói năng và hành động với tham vọng chính trị.

Nếu như tôn giáo vượt quá chức năng của mình không chịu sự quản lý của chính quyền hay chống lại chính quyền để gọi là “tự do tôn giáo” hoặc làm hại đạo đức xã hội bằng các tệ nạn mê tín và cuồng tín, thì sai lầm này phải thuộc về trách nhiệm của tôn giáo đó.

2.2/. Đối với cấu trúc tư tưởng.
Có thể nói rằng tư tưởng chính trị thuộc loại hướng ngoại thiên về vật chất, còn tư tưởng tôn giáo thuộc loại hướng nội thiên về tinh thần. Cơ Đốc giáo có xu hướng bảo thủ khép kín còn Phật giáo thì cấp tiến cởi mở. Cho nên qua quan sát, chúng ta có thể phân biệt ngay những tu sĩ có lý tưởng thật tu và những tu sĩ công cụ chính quyền.

--------
(*) quốc doanh 国营
- quốc 国: đất nước
- doanh 营: quản lý kinh tế.
Do đó, quốc doanh 国营: Nhà nước quản lý về mặt kinh tế.

(**) tôn giáo尊教
- tôn 尊: phe, dòng, phái.
- giáo 教: dạy dỗ, truyền thụ.
Do đó, tôn giáo 尊教: Tổ chức dựa vào tâm lí kinh lạ và kính sợ của con người đối với vũ trụ, hình thành một thứ giáo nghĩa để giáo hoá người đời, khuyên làm điều lành răn điều ác, khiến cho người ta tín ngưỡng, gọi là "tôn giáo". ◎Như: "Phật giáo" 佛教, "Cơ đốc giáo" 基督教.
HT