icon
< http://sachhiem.net/printemail.php?id=1984 >

Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại - Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế

Subject: ***_Bài_học_VN_ :_Thế_nào_là_lý _nhất_quán_của thuật_giữ_nước_?
From: Dân Việt
Date: Tue, January 03, 2017 8:56 am

Thuật giữ nước là kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại như ta đã từng làm, khi bị Mỹ và phương tây đẩy ta vào chân tường, chặt đứt nước ta, đô hộ một nửa dưới của nước ta, khiến ta phải dựa vào thế lực CS để đuổi giặc và giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước .

Nhưng, sau đó, do sự biến chuyển của thế lực thời đại, phong trào CS suy tàn, ta cũng phải tùy cơ ứng biến, áp dụng kinh tế thị trường, dựa vào thế lực tư bản toàn cầu, tuy vẫn bất biến giữ lợi ích dân tộc trên hết !

Đây là lý nhất quán chiến lược của ta, mà toàn dân cần hiểu rõ và đoàn kết để giữ nước, phát triển hiện tại, tiến tới tương lai ổn định và tốt đẹp hơn.

Những kẻ nông cạn, vong nô, vọng ngoại không nắm vững lý nhất quán này- mà chỉ chống phá vì lợi ích cá nhân, và đặt lợi ích dân tộc dưới gót chân họ !

Những kẻ như vậy, nhà nước cần phải trị thật nghiêm để làm gương trước quốc dân đồng bào !

Việt Dân
__________________
http://kbchn.net/vi-the-cua-viet-nam-tren-truong-quoc-te-chua-bao-gio-cao-nhu-luc-nay-28472.html
Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế chưa bao giờ cao như lúc này (đúng !)

Sau 70 năm (kể từ Cách Mạng tháng Tám 1945) có thể khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế và trong khu vực chưa bao giờ cao như thế, được các nước trên thế giới và trong khu vực đánh giá cao

http://laodong.com.vn/chinh-tri/vi-the-cua-viet-nam-tren-truong-quoc-te-chua-bao-gio-cao-nhu-luc-nay-367250.bld


“Sau 70 năm có thể khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế và trong khu vực chưa bao giờ cao như thế, được các nước trên thế giới và trong khu vực đánh giá cao” – Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nói trong cuộc gặp gỡ báo chí chiều 21.8 nhân kỷ niệm 70 năm thành lập ngành ngoại giao Việt Nam.

* Thưa Phó Thủ tướng, qua 70 năm, vị thế của Việt Nam đang ở đâu, và như thế nào?
- Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế chưa bao giờ cao như thế. Đó là những thành tựu trong phát triển kinh tế, phát triển đất nước, trong các cam kết quốc tế, chẳng hạn dù khó khăn nhưng chúng ta đã hoàn thành các Mục tiêu thiên niên kỷ của LHQ. Chúng ta cũng đóng góp vào công việc chung thế giới, từng bước hội nhập quốc tế, từ ban đầu tham gia đến chủ động hội nhập, có đóng góp cụ thể, giải quyết không chỉ những vấn đề không chỉ liên quan chúng ta mà cả những vấn đề thế giới, chẳng hạn là thành viên HĐBA LHQ với những sáng kiến cụ thể, thành viên Hội đồng nhân quyền, Ủy ban Kinh tế xã hội LHQ. Trong khu vực chúng ta là thành viên ASEAN, tham gia xây dựng hiến chương ASEAN để đến 2015 hình thành cộng đồng ASEAN, thực hiện các cam kết trong ASEAN...

Có thể thấy nước nào có tiềm lực kinh tế, tài chính, quân sự mạnh sẽ có vai trò vị thế, tiếng nói lớn trong diễn đàn đó. Nhưng có những nước tiềm lực quân sự không mạnh, dân số không nhiều, kinh tế có thể (đang) phát triển, nhưng vẫn có tiếng nói. Đó là vì họ có đóng góp cụ thể vào công việc chung của thế giới, được các nước ghi nhận. Đó là trường hợp của Việt Nam. Quá trình hội nhập, tham gia vào các tổ chức thế giới và khu vực đã tạo vị thế của chúng ta. Việc thiết lập quan hệ với các nước, trong đó có những nước quan trọng cũng tạo nên vị thế của Việt Nam.

* Xin Phó Thủ tướng cho biết vai trò của ngoại giao như thế nào trong việc phá thế bao vây cấm vận nhằm vào Việt Nam những năm 1980?

- Sau khi đất nước thống nhất năm 1975, chúng ta tiếp tục bảo vệ lãnh thổ với các cuộc chiến ở biên giới tây nam và biên giới phía bắc. Chúng ta cũng rơi vào thời kỳ bao vây cấm vận của Mỹ và phương Tây (do Mỹ còn hậm hực trả thù ! nth-fl). Mặc dù 1973 ta có thiết lập quan hệ ngoại giao với một số nước Châu Âu, nhưng chỉ tập trung vào các nước XHCN. Quan hệ của ta không được mở rộng, các cuộc tiếp xúc viếng thăm hạn chế, từ đó quan hệ kinh tế thương mại không thuận lợi. Trong khi đó, vừa ra khỏi chiến tranh, chúng ta cần nguồn lực để kiến thiết đất nước. Ta chỉ có nguồn lực của XHCN hỗ trợ nhưng cũng ít dần đi. Cần có nguồn ngoại tệ mạnh để phát triển khoa học kỹ thuật, phát triển đất nước, nhưng do bao vây cấm vận ta không tiếp cận được.
Mục tiêu của ngoại giao lúc đó làm sao phá vỡ bao vây cấm vận, duy trì hòa bình, tạo môi trường bên ngoài cho đất nước phát triển. Với sự lãnh đạo của Đảng, nghị quyết 13 ra đời về đổi mới tư duy đối ngoại, tăng bạn, bớt thù, chuyển từ đối đầu sang hợp tác phát triển. Các quyết sách lúc đó để phá vỡ bao vây cấm vận là giải quyết vấn đề Campuchia, bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, với ASEAN, phương Tây, với Mỹ.
Kết quả là đến năm 1991 đã mở ra thời kỳ mới: Chúng ta giải quyết vấn đề, bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, cải thiện và tiến tới thành viên ASEAN 1995. Năm 1995 ta được kết nạp vào ASEAN, nhưng từ những năm 1980 ta đã đề xuất thành gia nhập. Lúc đó đây là điều không tưởng vì còn sự nghi kỵ rất lớn của các nước, nhưng chúng ta đã đề xuất. Đó là tiền đề để chúng ta thực hiện chính sách đa dạng hóa, đa phương hóa, phát triển quan hệ với các nước.

* Thách thức của ngành ngoại giao hiện nay là gì trong xử lý quan hệ với các nước lớn, thưa Phó Thủ tướng?

- Trong 70 năm qua, chúng ta đã mở rộng quan hệ ngoại giao với 185/193 thành viên LHQ. Điều quan trọng là không chỉ mở rộng, mà quan hệ của chúng ta đi vào các khuôn khổ như đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, đối tác hợp tác. Hiếm có nước nào xây dựng được khuôn khổ quan hệ toàn diện và chiến lược với tất cả các nước thành viên thường trực HĐBA LHQ, tức là những nước có vai trò vị trí quan trọng nhất, hoặc với tất cả các nước Đông Nam Á. Đó là thuận lợi của chúng ta.
Còn thách thức hiện nay, tình hình thế giới phức tạp, biến động, có sự cạnh tranh chiến lược gay gắt, nhất là ở Đông Nam Á, Châu Á – Thái Bình Dương, đòi hỏi các nước có chính sách đối ngoại phù hợp để đảm bảo không bị lôi kéo vào bất cứ cuộc xung đột nào. Chính sách ngoại giao của ta phải làm sao đảm bảo phát triển quan hệ các nước để giữ lợi ích tối đa của chúng ta mà vẫn giữ được quan hệ với tất cả các nước.

* Phó Thủ tướng có thể cho biết, bài học ngoại giao nào trong đấu tranh giải phóng dân tộc có thể áp dụng cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất nước hiện nay?
- Đó là bài học về đường lối độc lập, tự chủ để đảm bảo ta giữ vững được quan hệ với các nước và giải quyết những mâu thuẫn.
Thứ hai, đặt lợi ích dân tộc cao nhất, nhưng trên phương châm dĩ bất biến ứng vạn biến, trong đó cái bất biến là lợi ích dân tộc.
Thứ ba là kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại **, một bài học xuyên suốt từ thành lập nước tới nay, làm sao giành được sự ủng hộ quốc tế, dựa trên lập trường chính nghĩa, sự hòa hiếu, yêu chuộng hòa bình của chúng ta để tập hợp dư luận. Kể cả đấu tranh bảo vệ chủ quyền ngày nay cũng dựa trên lòng yêu chuộng hòa bình và sự chính nghĩa đó.

[** như ta đã từng làm, khi bị Mỹ và phương tây đẩy ta vào chân tường, chặt đứt nước ta, khiến ta phải dựa vào thế lực CS để đuổi giặc và giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước - nhưng, sau đó, do sự biến chuyển của thế lực thời đại, phong trào CS suy tàn, ta cũng phải tùy cơ ứng biến, áp dụng kinh tế thị trường, dựa vào thế lực tư bản toàn cầu, tuy vẫn bất biến giữ lợi ích dân tộc trên hết ! Đây là lý nhất quán chiến lược của ta, mà toàn dân cần hiểu rõ và đoàn kết để giữ nước, phát triển hiện tại, tiến tới tương lai ổn định và tốt đẹp hơn. Những kẻ nông cạn, vong nô, vọng ngoại không nắm vững lý nhất quán này - mà chỉ chống phá vì lợi ích cá nhân, và đặt lợi ích dân tộc dưới gót chân họ ! nth-fl]

Việt Dân

(còn tiếp)
Nguồn: KBCHN.NET