icon
< http://sachhiem.net/printemail.php?id=1981 >

Lịch sử VN viết bằng máu của những anh hùng - Kỷ niệm 44 năm ngày Liệt sĩ Vũ Xuân Thiều

Subject: ***_Không_quân_VN_dám_đánh_quyết_tử,_kamikaze,_khi_cần_!
From: Mike Wilson
Date: Sun, January 01, 2017 8:57 am

Nước nhỏ, dân it, thế yếu, hay bị chèn ép, v.v. nên Quân Đội Nhân Dân VN rất quí trọng mạng lính.

Chiến thuật đào hầm bao vây xiết chặt tại Điện Biên Phủ là bằng chứng của tính nhân đạo trong con người VN ta .

Nhưng khi cần, người lính VN vẫn dũng cảm "quyết tử cho tổ quốc quyết sinh" !

... viết đến đây, tôi rớm nước mắt .

Có chiến sĩ pháo binh VN đã lấy thân chặn pháo, cứu pháo tại ĐBP hay lấy thân chặn lỗ châu mai, quyết tử vì lòng yêu nước thương nòi !

... thì cũng có chiến sĩ không quân dám lao vào pháo đài bay "bất khả xâm phạm" của địch !

Lịch sử VN viết bằng máu của những anh hùng !!!

Thời nào cũng vẫn thế !!!

:(
nth-fl

______________________


Kỷ niệm 44 năm ngày Liệt sĩ Vũ Xuân Thiều biến MIG-21 thành quả tên lửa thứ 3 hy sinh trong cảm tử


Không thể tiếp tục trực đánh B-52 ở các sân bay phía Bắc, Bộ Tư lệnh quyết định sử dụng sân bay Cẩm Thủy, Thanh Hóa, cho MIG trực chiến để tạo sự bất ngờ. Ngày 28/12/1972, phi công Vũ Xuân Thiều được lệnh đưa máy bay bí mật cơ động vào sân bay.

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người

Không thể tiếp tục trực đánh B-52 ở các sân bay phía Bắc, Bộ Tư lệnh quyết định sử dụng sân bay Cẩm Thủy, Thanh Hóa, cho MIG trực chiến để tạo sự bất ngờ. Ngày 28/12/1972, phi công Vũ Xuân Thiều được lệnh đưa máy bay bí mật cơ động vào sân bay Cẩm Thủy để sẵn sàng đánh địch.

Đến 21 giờ 41 phút, Sở chỉ huy lệnh cho phi công 26 tuổi, Vũ Xuân Thiều cất cánh, với tên mật: XB-90, lên đánh vào một tốp B-52 bay vào đánh Hà Nội.
Chiếc Mig-21 gầm lên, chạy đà rồi nhanh chóng vút lên không trung... 15 phút sau, Vũ Xuân Thiều được dẫn bay hướng về vùng trời Yên Châu (Sơn La). Nhưng Thiều phát hiện thấy B-52, khi đang ở độ cao 10km, góc vào 90 độ, cự ly chỉ 4km, anh phải nhìn bằng đèn (của B-52), vì không dám bật rađa, để tránh các máy bay F4, F111 bảo vệ B-52.

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, cận cảnh

Không thể bay vượt qua rồi mới vòng lại công kích, bởi như vậy đối phương sẽ phát hiện ra có Mig và kịp thời đối phó. Mặc dù ở cự ly gần, Vũ Xuân Thiều vẫn xin lệnh công kích. Quả tên lửa thứ nhất rồi quả thứ hai phóng về hướng chiếc B-52. B-52 bị trúng đòn, nhưng vẫn ngoan cố lao về phía trước, nhằm thực hiện ý đồ trút bom xuống Hà Nội. Không để những trái bom tội ác địch ném xuống Hà Nội, nhưng đạn đã hết, vũ khí duy nhất của Thiều lúc này là tinh thần cảm tử.

Vũ Xuân Thiều xin lệnh tấn công tiếp. Các sĩ quan ở Sở chỉ huy chưa kịp đưa ra chỉ thị gì, thì trên bầu trời Sơn La, một tiếng nổ long trời lở đất, liền đó một quầng lửa bùng lên sáng rực giữa đêm đen. Tại Sở chỉ huy, các sĩ quan điều khiển cũng nhận thấy tín hiệu của Thiều trên bản đồ bay đã hoàn toàn biến mất.

Ngày 29/12/1972, tỉnh đội Sơn La báo cáo: “Đêm qua, trên cánh đồng xã Tạ Khoa, Yên Châu, Sơn La, có một máy bay B.52 bị cháy rơi, một Mig-21 cũng rơi gần đó”. Một số phi công trong phi đội bay đêm nhận lệnh đến ngay Tạ Khoa, tìm đến khu vực B.52 của Mỹ bị cháy rơi. Chiếc Mig-21 của Vũ Xuân Thiều nằm cách đấy không xa.

Vũ Xuân Thiều đã thực hiện ý chí tiêu diệt địch khi cùng với chiếc Mig-21 biến thành quả tên lửa thứ 3 lao vào kẻ thù, như lời anh từng nói "nếu tôi bắn không rơi B-52, thì tôi sẽ lao thẳng vào nó để diệt !" - VXT nói với đồng đội trước khi ra trận.

Thêm một chiếc B-52 (thứ hai) bị không quân Việt Nam (Mig-21) bắn rơi, chiến công của phi công Vũ Xuân Thiều được ghi nhận. Sau này, vào năm 1994, anh được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

(chiếc B-52 thứ nhất bị bắn rơi bởi phi công Phạm Tuân, lái MiG-21)

Nguồn: KBCHN.NET