icon
< http://sachhiem.net/printemail.php?id=1978 >

Đa Nguyên Có Cần Đa Đảng Không? Tại Sao?

Subject: ***_Tại_sao_đa_nguyên_ lại_phải_cầ n_đa_đảng_?!
From: Dân Việt
Date: Fri, December 30, 2016 8:01 pm

Đa nguyên có thể hiểu từ nhiều góc cạnh:

Theo chiều dọc, đa nguyên là các giai tầng xã hội, tính theo tiêu chí thu nhập, nghề nghiệp, v.v.

Theo chiều ngang, đa nguyên là các hoạt động và lợi ích kinh tế đan xen, có khi bổ túc cho nhau, lắm khi mâu thuẫn cạnh tranh với nhau .

Cũng theo chiều ngang, đa nguyên là các sắc tộc và các tôn giáo trong cùng một nước

Trên tổng thể, liên hệ giữa giới chủ nhân và lực lượng lao động làm công cũng là một thành phần của vấn đề đa nguyên .

Vậy bổn phận của nhà nước là gì ?

Ngoài việc giừ vững độc lập chủ quyền, trị nước an dân, thì cụ thể việc vận hành kinh tế quốc dân và chính trị đối nội phải đạt mục đích đoàn kết nội lực quốc gia và hài hòa lợi ích đa nguyên của mọi thành phần, cấu trúc phân bố tài sản công bằng hợp lý sao cho hiệu năng kinh tế được tối đa
*** và không cho nhóm lợi ích nào, hay giai cấp nào ***
lấn át, thao túng, tiếm quyền nhà nước, đến độ gián tiếp chỉ đạo lập pháp và hành pháp để đạt lợi ích cho riêng mình - như đang xảy ra tại Mỹ !!!

Đó là lối hiểu tổng hợp tổng thể về đa nguyên !

Sẽ là cực sai lầm khi lý luận giản đơn sơ đẳng rằng :
"đa nguyên, do đó phải đa đảng !" như vậy thì "đa nguyên, do đó mỗi nhóm lợi ích phải là một đảng" chăng ?

Theo chiều hướng tư duy sai lầm nông cạn này, đa đảng sẽ là một hệ thống chia rẽ tranh quyền, phân hóa nội bộ, đấu đá triền miên, phân cực chính trị KHÔNG BAO GIỜ NGỪNG - như đang xảy ra bên Mỹ và các nước châu Âu !

Khi chia rẽ tranh quyền liên tục triền miên là phương thức vận hành, modus operandi, của xã hội thì còn đâu là đoàn kết để tập trung nội lực quốc gia, để hài hòa lợi ích đa nguyên, sao cho tối đa hiệu năng kinh tế và ổn định chính trị ?

Chỉ khi nào đảng cầm quyền thoái hóa, hư đốn, mất hết niềm tin của dân thì mới cần phải thay đảng ấy để cứu vãn tình hình quốc gia .

Nhưng việc thay đảng hoặc thay cả cơ chế nhà nước là đại cuộc hệ trọng, liên quan đến vận mệnh quốc gia và đời sống quốc dân - việc thay đổi mà không có kế hoạch và tư duy dẫn lối sẽ mang đến đại họa, như tại Liên Xô !

Trung quốc và Việt Nam, tuy độc đảng nhưng vẫn đổi mới thành công và tránh được thảm họa Liên Xô !

Mọi việc phải cực kỳ thận trọng .

Không thể chia rẽ bằng đa đảng, cũng không thể mắc kế chia để trị hay diễn tiến hòa bình của ngoại xâm !

Việt Dân
________________
Trần Xuân Bách – “Đảng Viên Tự Diễn Biến, Tự Chuyển Hóa”?
Đông La
Link http://sachhiem.net/THOISU_CT/ChuD/DongLa08.php
29-Dec-2016

Trần Xuân Bách - GORBACHOV VIỆT NAM