icon
< http://sachhiem.net/printemail.php?id=1926 >

Alexandre de Rhodes chỉ là một giáo sĩ (gián điệp) Dòng Tên

Subject: Re: Có thật..."NGƯỜI VIỆT CHƯA BAO G IỜ CÓ CHỮ QUỐC NGỮ"???
From: Tran Quang Dieu
Date: Wed, November 30, 2016 6:55 am

Alexandre de Rhodes là một Giáo sĩ (gián điệp) Dòng Tên.

Người Việt Nam hôm nay cần phải biết về bản chất với những "Lời Thề" của các Tu sĩ Dòng Tên là sắt máu đến độ khủng khiếp như thế nào (...)! Bằng chứng là khi vào Việt Nam ông ta đã đòi "chém thằng Thích Ca cho ngã với"; và cũng đã ra lịnh cho những con chiên gốc Việt đạp đổ bàn thờ gia tiên của họ trải dài hàng mấy trăm năm! Tại sao như vậy?...

Cho nên, …vinh danh LM Ðắc Lộ là một sai lầm lớn, vì ông đã vận động Pháp xâm chiếm và đô hộ nước ta qua đoạn văn do chính ông viết trong cuốn “Hành trình và truyền giáo” như sau:
“Tôi tưởng nước Pháp là một nước đạo đức nhất thế giới, nước Pháp có thể cung cấp cho tôi những chiến sĩ (plusieurs soldats) đi chinh phục toàn cõi Đông phương…” - http://sachhiem.net/BUIKHA/BuiKha5.php

Và thực sự Việt Nam (Đông Dương nói chung) đã từng bị diệt vong bởi cũng chính những người Kitô nước ngoài và những giáo sĩ + con chiên bản địa sau thời Đắc Lộ!

Ông cựu Chủng sinh Giáo hoàng Chủng viện Bùi Chu - Phát Diệm, kim Thiếu tá Trưởng ban Quân Pháp Tòa án Quân sự VNCH Charlie Nguyễn Bùi Văn Chấn, sau khi định cư ở Hoa Kỳ qua diện HO, ông đã cương quyết dùng sở trường viết Cáo trạng của mình hạ bút khẳng định như sau trước lịch sử:

"...dù cho chữ quốc ngữ đã được phát minh do Alexandre de Rhôde hay do các tu sĩ dòng Tên Bồ Đào Nha trong thế kỷ 17 thì bản chất của nó vẫn không thay đổi: Chữ Quốc Ngữ không phải là một món quà tặng do ngoại nhân có lòng tốt đem lại cho chúng ta. Nó thực sự chỉ là một thứ vũ khí do địch sáng chế để truyền vào dân tộc ta một thứ tôn giáo phi nhân, nhằm mục đích nô dịch nhân dân ta và đưa tổ quốc ta vào vòng nô lệ của chúng.

Nay chúng ta dung chính vũ khí đó của địch để đánh địch và tay sai. Đó là công việc mà các tác giả Giao Điểm đang làm. Các tác giả Giao Điểm đang noi gương tiền nhân dùng đòn “gậy ông đập lưng ông” trong mục tiêu xây dựng đất nước và bảo vệ văn hóa dân tộc: Noi gương Lý Thường Kiệt xưa kia dùng chữ Hán để viết “Nam Quốc Sơn Hà, Nam Đế Cư” để xác nhận chủ quyền của tổ quốc. Trần Hưng Đạo dùng chữ Hán để viết “Hịch Tướng Sĩ” động viên toàn dân chống quân Nguyên. Nguyễn Trãi dùng chữ Hán viết “Bình Ngô Đại Cáo”. Trong thập niên 1930, các nhà cách mạng yêu nước Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu đã cổ xúy việc học chữ quốc ngữ để mở mang dân trí và phổ biến tư tưởng cách mạng nhằm đánh đuổi thực dân Pháp. Đòn “gây ông đập lưng ông” là một chiến thuật lâu đời trong truyền thống chiến đấu bảo vệ tổ quốc của nhân dân ta.

Để cụ thể hóa thái độ của chúng ta đối với bọn giáo sĩ đã sáng tạo ra chữ quốc ngữ, chúng ta hãy hình dung một tên cướp đột nhập vào nhà chúng ta với một con dao. Khi bị cảnh sát rượt đuổi, tên cướp đã vứt bỏ lại con dao tang vật. Hành động đúng nhất là chúng ta hãy sử dụng con dao tang vật vào những việc hữu ích, như cắt rau, thái thịt, v.v… Chạy theo tên cướp để cám ơn nó đã để lại con dao rõ ràng là một hành vi ngu xuẩn. Hô hào mọi người phải cám ơn bọn giáo sĩ đã sáng tạo ra chữ quốc ngữ cũng là một hành vi ngu xuẩn tương tự." ...
"III.- Chữ Quốc Ngữ đã được sáng tạo trong khuôn khổ chiến lược xâm lăng Á Châu của Bồ Đào Nha trong thế kỷ 17.

Từ thế kỷ 15, kỹ nghệ đóng tầu của Tây Ba Nha và Bồ Đào Nha đã đạt được nhiều tiến bộ mới. Nhờ có súng hỏa mai và kỹ thuật hàng hải, nhiều nhà thám hiểm Tây Ba Nha và Bồ Đào Nha đã thực hiện được những cuộc viễn du làm thay đổi lịch sử nhân loại:

1.- Christopher Columbus tìm ra Châu Mỹ năm 1492

2.- Vasco de Gama là người đầu tiên vượt mũi Hảo Vọng ở cực Nam châu Phi tới Ấn Độ năm 1497.

3.- Alvarez Cavral vượt qua Đại Tây Dương tìm ra Brazil năm 1500.

4. Alfonso de Albuquerque vượt qua Ấn Độ Dương năm 1503, chiếm tỉnh Goa của Ấn năm 1510, chiếm Malacca năm 1511 để mở đường cho Bồ Đào Nha tiến vào Trung Quốc và Nhật Bản. Chính sự kiện này đã làm nảy sinh tham vọng của Bồ Đào Nha là xâm lăng toàn bộ Á Châu.

Chiến lược của Bồ Đào Nha trong thế kỷ 16 là trước hết phải chiếm Trung Hoa và Nhật Bản làm thuộc địa, đồng thời biến hai nước này thành hai nước Công giáo, để từ đó sẽ chinh phục toàn Á Châu theo thế cờ domino. Do đó, vào cuối năm 1511, hạm đội Bồ Đào Nha đã rời Malacca tiến lên phía Bắc gần Macao để yểm trợ cho các nhà truyền giáo thuộc dòng Tên Bồ Đào Nha đang hoạt động tại Nhật và Trung Quốc. Tuy nhiên, chiến lược xâm lăng và truyền đạo của Bồ Đào Nha tại Á Châu trong thế kỷ 16 và 17 đã không thành công vì không có một ông vua Nhật hay Tàu nào chịu theo đạo cả. Năm 1638, người Nhật đã thẳng tay tàn sát một lúc 37000 giáo dân tại Nagasaki và đánh đuổi người Bồ Đào Nha ra khỏi nước Nhật. Mọi ảnh hưởng của Bồ Đào Nha tại Nhật đến đây là chấm dứt.

Như chúng ta đã biết, từ giữa thế kỷ 15, hai nước Tây Ba Nha và Bồ Đào Nha đã dẫn đầu các cuộc thám hiểm đất mới để xâm chiếm thuộc địa và truyền đạo. Do các tranh chấp về đất đai và quyền lợi, Tây Ba Nha và Bồ Đào Nha có thể trở thành hai quốc gia thù địch. Do đó hai nước đã thỏa thuận với nhau đưa vụ tranh chấp này ra trước toà Thánh Vatican để giáo hoàng Alexander VI phân xử. Do sắc chỉ Inter Coetera năm 1493, giáo hoàng Alexander VI chia thế giới làm hai phần qua đường ranh tưởng tượng chạy từ Bắc cực xuống Nam cực chạy qua quần đảo Acores. Phía Tây của đường ranh này thuộc độc quyền xâm lăng và truyền đạo của Tây Ban Nha. Phía Đông đường ranh này bao gồm toàn vùng Á Châu thuộc độc quyền xâm lăng và truyền đạo của Bồ Đào Nha. Trong thực tế, kể từ năm 1615, mọi công cuộc truyền đạo tại Việt Nam thuộc quyền điều động của dòng Tên Bồ Đào Nha, có trụ sở tại Nhật Bản, với sự phối hợp của tòa Giám Mục Bồ Đào Nha tại Macao.

Cũng do độc quyền truyền giáo mà Tòa Thánh đã dành riêng cho Bồ Đào Nha tại Á Châu, nên suốt trong các thế kỷ 15 và 16, các nhà truyền giáo Pháp hoàn toàn vắng bóng tại Viễn Đông. Năm 1619, Alaxandre De Rhôde lên tàu từ thủ đô Lisbone của Bồ Đào Nha để đến giảng đạo tại Việt Nam, không phải với tư cách là một giáo sĩ Pháp, mà là một giáo sĩ đặt dưới quyền bảo trợ của triều đình Bồ Đào Nha. Trong khuôn khổ chiến lược xâm lăng và truyền giáo tại Á Châu, Bồ Đào Nha chú ý đến việc phiên âm theo mẫu tự la-tinh ưu tiên là tiếng Tàu, tiếng Nhật, và sau đó là tiếng Việt. Cuốn từ vựng Bồ-Hoa được soạn thảo sớm nhất vào năm 1584. Tự điển La-Bồ-Nhật được hoàn thành năm 1595. Cuốn giáo lý tiếng Nhật được la-tinh-hóa năm 1592. Tất cả các kinh nghiệm về việc la-tinh-hóa chữ Nhật và chữ Tàu nói trên đều rất hữu ích cho việc phát minh chữ Quốc Ngữ của Việt Nam sau này.

IV.- Các tu sĩ dòng Tên Bồ Đào Nha ở Đàng Trong (Quảng Nam) là những người đã thật sự sáng tạo chữ Quốc Ngữ trong các năm 1617-1622.

Các tu sĩ dòng Tên Bồ Đào Nha bắt đầu truyền đạo ở Đàng Trong từ 1615. Từ 1617 họ khởi công la-tinh-hóa tiếng Việt. Người có công đầu trong việc này là linh mục Francis de Pina. Ông sinh tại Bồ Đào Nha năm 1585, đến giảng đạo tại Đàng Trong năm 1617 và sinh sống tại Việt Nam liền trong 8 năm. Lúc này, trụ sở của dòng Tên Bồ Đào Nha đặt tại Thanh Chiêm là dinh trấn của Nguyễn Phước Nguyên, nay là huyện Điện Bàn, Quảng Nam. Bề trên của nhà dòng là linh mục Buzomi cũng là một nhà ngôn ngữ học, và chình ông đã sáng tác một hệ thống văn phạm tiếng Việt.

Năm 1618, linh mục Francis de Pina là người đầu tiên dịch các kinh la-tinh sang tiếng Việt. Đó là kinh Lạy Cha (Pater Noster), kinh Kính Mừng (Ave Maria). Kinh Tin Kính (Credo), kinh Sáng Danh (Gloria), ….

Đến năm 1622, linh mục Francis de Pina hoàn thành một hệ thống ghi âm theo mẫu tự la-tinh thích hợp với lối phát âm và thanh điệu tiếng Việt. Năm 1624, linh mục Pina mở trường dạy nói tiếng Việt và dạy viết chữ quốc ngữ tại Thanh Chiêm để dạy các giáo sĩ mới đến giảng đạo tại Việt Nam, trong số đó có Alexandre de Rhôde và Antonio de Fontes.

Alexandre de Rhôde được linh mục Pina dạy tiếng Việt từ 1624 đến cuối năm 1625 thì chẳng may linh mục Pina bị tai nạn chết đuối tại bến cảng Đà Nẵng.

Linh mục Pina đóng vai trò quan trọng trong việc sáng tạo chữ quốc ngữ, nhưng ông không phải là người duy nhất, vì có nhiều người khác đã đóng góp những nỗ lực của họ trong việc phân tích văn phạm, phân tích ngữ âm và thanh điệu của tiếng Việt. Do đó, công trình sáng tạo chữ quốc ngữ là một công trình tập thể của các tu sĩ dòng Tên Bồ Đào Nha giảng đạo tại Á Châu trong thế kỷ 17.

Nhiều người thường căn cứ vào việc xuất bản cuốn tự điển Việt-Bồ-La tại Rome năm 1651 để xác quyết Alexandre de Rhôde là tác giả đã phát minh ra chữ quốc ngữ. Sự thật Alexandre de Rhôde không phải là tác giả của cuốn tự điển này. Ông chỉ là người viết thêm vào tự điển phần la-tinh mà thôi. Hai phần quan trọng liên quan đến chữ quốc ngữ là tự điển Việt-Bồ thuộc công lao của linh mục Bồ Đào Nha Gaspar de Amaral và tự điển Bồ-Việt của linh mục Bồ Đào Nha Antonio de Barbose. Alexandre de Rhôde chỉ là một biên tập viên chứ không phải là tác giả của cuốn tự điển quan trọng này, nhất là vể phần Việt ngữ, nên ông ta không thể được coi là cha đẻ của chữ quốc ngữ được

Nhưng dù cho chữ quốc ngữ đã được phát minh do Alexandre de Rhôde hay do các tu sĩ dòng Tên Bồ Đào Nha trong thế kỷ 17 thì bản chất của nó vẫn không thay đổi: Chữ Quốc Ngữ không phải là một món quà tặng do ngoại nhân có lòng tốt đem lại cho chúng ta. Nó thực sự chỉ là một thứ vũ khí do địch sáng chế để truyền vào dân tộc ta một thứ tôn giáo phi nhân, nhằm mục đích nô dịch nhân dân ta và đưa tổ quốc ta vào vòng nô lệ của chúng.

Nay chúng ta dung chính vũ khí đó của địch để đánh địch và tay sai. Đó là công việc mà các tác giả Giao Điểm đang làm. Các tác giả Giao Điểm đang noi gương tiền nhân dùng đòn “gậy ông đập lưng ông” trong mục tiêu xây dựng đất nước và bảo vệ văn hóa dân tộc: Noi gương Lý Thường Kiệt xưa kia dùng chữ Hán để viết “Nam Quốc Sơn Hà, Nam Đế Cư” để xác nhận chủ quyền của tổ quốc. Trần Hưng Đạo dùng chữ Hán để viết “Hịch Tướng Sĩ” động viên toàn dân chống quân Nguyên. Nguyễn Trãi dùng chữ Hán viết “Bình Ngô Đại Cáo”. Trong thập niên 1930, các nhà cách mạng yêu nước Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu đã cổ súy việc học chữ quốc ngữ để mở mang dân trí và phổ biến tư tưởng cách mạng nhằm đánh đuổi thực dân Pháp. Đòn “gây ông đập lưng ông” là một chiến thuật lâu đời trong truyền thống chiến đấu bảo vệ tổ quốc của nhân dân ta.

Để cụ thể hóa thái độ của chúng ta đối với bọn giáo sĩ đã sáng tạo ra chữ quốc ngữ, chúng ta hãy hình dung một tên cướp đột nhập vào nhà chúng ta với một con dao. Khi bị cảnh sát rượt đuổi, tên cướp đã vứt bỏ lại con dao tang vật. Hành động đúng nhất là chúng ta hãy sử dụng con dao tang vật vào những việc hữu ích, như cắt rau, thái thịt, v.v… Chạy theo tên cướp để cám ơn nó đã để lại con dao rõ ràng là một hành vi ngu xuẩn. Hô hào mọi người phải cám ơn bọn giáo sĩ đã sáng tạo ra chữ quốc ngữ cũng là một hành vi ngu xuẩn tương tự.

Charlie Nguyễn"

Alexandre de Rhôdes và Chữ Quốc Ngữ:
http://sachhiem.net/CHARLIE/CN_TTDTG/Alexandre.php